Jump to content

Advertisements




Bàn về một số câu tục ngữ bị cho là dị đoan, phi lý

ca dao tục ngữ từ trường điện trường sinh học giác quan thứ 6 khoa học bức xạ khí âm khí dương

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 ThanhThien

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 351 Bài viết:
  • 511 thanks

Gửi vào 30/12/2013 - 18:04

Nghe có người nhận xét một số câu ca dao, tục ngữ có vẻ dị đoan, phi lý như:
"Thứ nhất đom đóm vô nhà, thứ nhì chuột rúc, thứ ba bông đèn", hoặc "Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". "Đi ra gặp đàn bà thà trở vô nhà mà ngủ".

TT đã muốn bàn, muốn phân tích một chút về những câu tục ngữ này.

Để giải thích chúng, trước hết cần nhắc đến một nguyên lý: Đồng loại thì tụ hợp.


Đồng loại thì tụ hợp, về mặt hình thức có nhiều biểu hiện, ở đây lấy ví dụ 2 biểu hiện chính:
1. Chúng ta vẫn nghe nói động vật có giác quan thứ 6, có thể cảm nhận và trốn chạy một thảm họa đang đến. Đã có rất nhiều câu chuyện thực tế về việc này, như các loài vật trong rừng, chim chóc, rắn rết đột nhiên tìm nơi lẩn trốn (hoặc di cư); chó/mèo cứu chủ nhân thoát chết nhờ kêu gào, kéo chủ nhân đi.v.v. trước khi tai họa ập đến. Hiện nay ở Trung tâm y tế Steere, Providence, bang Rhode Island, Mỹ có chú mèo Oscar, chú thường nhảy lên giường và nằm cạnh những bệnh nhân sắp lìa đời, đến năm 2010 đã dự báo đúng cho 50 trường hợp. Trong dân gian Việt Nam, có một câu hầu như ai cũng biết "chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm".

Loài vật làm sao cảm nhận được thời tiết sắp đến, thiên tai chưa xảy ra và nhất là động đất? Các nhà khoa học hiện nay với các máy đo hiện đại nhất, phát hiện được từng rung chấn nhỏ nhất bên dưới chúng ta hàng km trong lòng đất mà vẫn không thể dự báo chính xác động đất thì loài vật làm sao chỉ dựa giác quan mà biết được sẽ xảy ra chấn động?

1.1 Một động vật sống có thể có đầy đủ 5 giác quan: vị giác (dùng lưỡi cảm nhận vị), thính giác (dùng tai để nghe), thị giác (dùng mắt để nhìn), khứu giác (dùng mũi để ngửi), xúc giác (dùng lông và da để cảm nhận sự va chạm).

Mỗi loài có thể phát triển mạnh hoặc có cấu tạo đặc biệt ở một giác quan nào đó. Mắt người cho phép nhìn rõ nét nhất các màu sắc, nhưng con người có thể nhầm lẫn khi một sinh vật được ngụy trang có màu sắc giống môi trường xung quanh. Mắt rắn không phân biệt được màu sắc như con người vì nó chỉ thấy thân nhiệt, bất kì động vật máu nóng nào cũng không thể ngụy trang trước nó. Loài dơi và cá heo có thính giác cực kì nhạy bén, có thể nghe (và phát) những âm thanh ở tần số rất thấp... Con người định vị chủ yếu nhờ mắt, dơi và cá heo định vị chủ yếu bằng âm thanh, có những loài mà người ta tranh cãi vì không hiểu nó định vị bằng gì như bọ Hung, một số nhà khoa học cho rằng nó định vị nhờ... thiên văn. Các nhà khoa học có thể sai nhưng họ không đùa, nếu một con côn trùng nhỏ bé như bọ Hung có thể định vị bằng thiên văn, bằng sao trên trời... thì thế giới động vật quả kì thú hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng!

1.2 Không chỉ động vật, thực vật cũng có giác quan. Khi các nhà khoa học lắp đặt máy đo trên thực vật và tiến hành thí nghiệm, phát hiện các rung chấn biểu hiện "cảm xúc". Khi một người có ý định chăm sóc cho cây sắp xuất hiện, cây phát ra tín hiệu khác hoàn toàn với việc một người đang có ý định đốt hoặc chặt cây (tín hiệu của cây phát ra khi người đó mới chỉ có ý nghĩ, nghĩa là cây cảm nhận được suy nghĩ của con người), hai tín hiệu khác nhau mà cây phát ra được dùng để phân biệt khi cây "vui, thích" và "sợ, ghét"; cứ như vậy, các nhà khoa học tìm ra các "ngôn ngữ" khác của cây, như buồn, yêu, khỏe, ốm (khô héo vì buồn rầu)...

Cây phát ra tín hiệu đáp lại suy nghĩ của con người, không những vậy còn ở một khoảng cách rất xa. Người ta đo được khi chủ nhân gặp tai nạn ở khoảng cách 200km thì cây vẫn có phản ứng buồn rầu.

Ông Clive Bevan tại Wellingborough, Anh chuyên trồng bí ngô khổng lồ, khi người ta đưa tin về ông năm 2012 thì những quả bí ngô trong vườn của ông có khối lượng từ 140- 150kg mà vẫn chưa phát triển hết cỡ. Ông khẳng định, ngoài chế độ chăm bón thì: "Nói chuyện với chúng sẽ giúp chúng ta tạo ra sự khác biệt rất lớn".

Một nhà nghiên cứu về thực vật (xin lỗi TT không còn nhớ rõ nhưng vẫn muốn đưa ra để tham khảo, ai biết thông tin về nhà nghiên cứu này thì vui lòng cung cấp) đã trồng một cây xương rồng, hàng ngày chăm bón và trò chuyện với nó, nói rằng nó sẽ đẹp hơn khi không có gai, kết quả: khác với họ hàng của mình, cây xương rồng đó đã không mọc gai.

Nghe như truyện cổ tích!
Chúng ta có thể tưởng tượng ra những gì? Rất nhiều thứ, từ siêu phi thuyền vũ trụ, siêu nhân, chiến tranh giữa các vì sao, quái vật ngoài hành tinh, các siêu robot... nhưng trí tưởng tượng dựa vào đâu mà có? Vẫn phải dựa vào thực tế, trong thực tế có những nguyên tố nào để hình thành trí tưởng tượng thì mới có sản phẩm chứa nguyên tố ấy của trí tưởng tượng ra đời. Chúng ta có thể tưởng tượng những điều (trong ví dụ) trên, đó là khi khoa học kĩ thuật và các hiểu biết về vũ trụ cho phép chúng ta tưởng tượng. Cách đây 200 năm, người ta chỉ có thể tưởng tượng về các cỗ máy phục vụ con người, không thể tưởng tượng ra chiến tranh vũ trụ hay quái vật ngoài hành tinh, và kể từ khi chế tạo được một số máy móc tự động thì người ta mới tưởng tượng được về các loại robot.

Thuở xa xưa, khi tư duy của con người còn đơn giản, hiểu biết còn hạn chế và rất kính sợ người mẹ thiên nhiên, kính sợ các đấng vô hình từ trong sâu thẳm của ý thức thì những truyện "cổ tích" với những yếu tố huyền bí mà ngày nay chúng ta cho là sản phẩm của trí tưởng tượng, như việc ai đó đi tìm thuốc để chữa bệnh cho cha mẹ bị ốm, nhưng vào thời điểm cây thuốc đó không mọc ra phần dùng được, người đó khóc lóc một hồi rồi ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy đã thấy cây mọc ra thứ mình cần, những truyện cổ tích đó từ đâu mà có?

Xa quá, TT xin bàn ở chủ đề khác.


1.3 Xin trở lại phần bàn về động vật
Có thể nói rằng, trước khi động đất xảy ra, một số loài vật nhờ vào cấu tạo giác quan đặc biệt của mình mà cảm nhận được sự thay đổi của điện trường, bức xạ, điện tích và sóng... (từ đây xin gọi chung là "các trường") xuất phát từ những thay đổi ở rất sâu trong lòng đất, sự thay đổi này mang tính xáo trộn, báo trước sự yên bình đang có sẽ bị đảo lộn. Loài dơi thì có thể thu nhận (thính giác) những trường ở tần số thấp, một số loài vật có thể dùng râu (xúc giác) để phát hiện sự biến đổi của các trường, có lẽ sẽ có loài vật dùng mắt (thị giác) mà phát hiện (nhìn được bức xạ). Mỗi loài vật sẽ có biểu hiện để đáp ứng với tín hiệu báo trước sự xáo trộn (phản hồi lại kích thích) và tập hợp các biểu hiện của các loài vật trong một quần thể/khu vực sẽ lan truyền tạo nên sự thay đổi trong biểu hiện của tất cả các loài vật trong khu vực ấy. Nghĩa là, có loài có thể không cảm nhận được gì hoặc rất mơ hồ, nhưng dựa vào bản năng khi nhận ra biểu hiện "bất thường" ở các loài khác thì cũng "hiểu" đang sắp có nguy cơ.

Cây cối cũng có khả năng này, khi một cây trong vườn gặp tai nạn thì các cây đồng loạt có phản ứng, khi tai họa sắp ập đến cho cả khu vườn/rừng thì các cây đều có sự rung động rất mạnh, chỉ trong một thời gian rất ngắn toàn thể khu rừng đã "biết chuyện". Các loài luôn vừa cạnh tranh, vừa liên kết để sinh tồn như vậy.

Trước kia, nếu phải giải thích về giác quan của động/thực vật, TT sẽ nói đó là những cảm nhận ở cấp độ tế bào, các tế bào trong sinh thể, nhất là các tế bào đảm nhiệm về giác quan thu nhận được những thông tin đa dạng, rất đặc biệt với tần số rất nhỏ, vấn đề là não bộ có thể giải mã những thông tin ấy hay không?


Khả năng "thần giao cách cảm" của thực vật không phải là siêu nhiên, đơn giản đấy là giác quan duy nhất chúng có, chúng có các "anten" để thu và phát tín hiệu. Các loài động vật có cấu tạo giác quan phức tạp và đa dạng hơn, mỗi giác quan chuyên về một nhiệm vụ cụ thể, chúng cần giác quan mạnh mẽ vì chúng sinh tồn hoàn toàn dựa vào ngoại cảnh, không thể thay đổi ngoại cảnh như con người. Nhưng sự thật giác quan của động vật rất kém so với con người, mà trải qua một quá trình- chính con người tự hạn chế các giác quan của mình bằng việc chấp vào chính chúng. Rồi bản chất của hiện tượng báo mộng, việc nằm mơ được báo về một sự kiện chưa xảy ra hoặc đã xảy ra (thường đối với người thân), cảm giác bồn chồn khi có người thân ở xa gặp nạn, cảm giác "lạnh gáy" hoặc "ngột ngạt" khi bị người khác chú ý... đều có chìa khóa để trả lời trong bài viết này, chỉ có điều sẽ đi quá xa chủ đề chính nên TT xin không bàn thêm.


1.4 Nghiên cứu của hai nhà khoa học Monica Gagliano và Michael Renton tại Đại học Tây Úc được công bố trên tạp chí BMC Ecology năm 2013 nêu khả năng cây sinh sống gần bên nhau có thể “trò chuyện” để thúc đẩy quá trình nảy mầm. Trích lời giải thích của Gagliano: “Cây có khả năng ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của mầm cây bằng một cơ chế chưa được giải thích rõ. Láng giềng không hợp với hạt ớt như cây thì là thường không giúp hạt nảy mầm nhanh như vậy. Chúng tôi tin rằng câu trả lời có thể liên quan tới những tín hiệu âm thanh được tạo ra từ cơ chế dao động nano bên trong tế bào cho phép cây lân cận giao tiếp với nhau”.

Hai nhà khoa học đã giải thích hiện tượng trò chuyện ở thực vật bằng cơ chế dao động trong tế bào, TT cũng hiểu đây là cảm nhận và phản ứng ở cấp độ tế bào, nhưng ở trên lại viết "trước kia", nghĩa là ngày hôm nay nếu cần giải thích thì TT sẽ giải thích khác? Đúng vậy, ngày hôm nay, nếu thực sự phải giải thích thì TT không muốn nói gì, bởi có những việc chỉ có thể hiểu chứ không thể diễn giải, khi đã diễn giải thì nó có thể không còn đúng nữa.

Vậy, biểu hiện trước tiên của "đồng loại thì tụ hợp" là ở chỗ: đồng dạng, đồng ý thức, đồng cảm thụ thì có biểu hiện giống nhau, liên kết, quy tụ với nhau.


2. Mọi việc diễn ra đều là kết quả của một chuỗi phản ứng, kết quả của chuỗi phản ứng này lại là nhân tố của chuỗi phản ứng khác, qua đó dự báo được cho một chuỗi phản ứng khác. Yếu tố "tụ hợp" (hay hội tụ) là ở chỗ, từ nhân tố cho đến diễn biến, kết quả... đều phải có cùng dạng.

2.1 Trong Mai Hoa Dịch số viết, Tiên sinh (Triệu Khang Tiết) vào Ngày Giáp Thân, giờ Mẹo, nghe thấy ở Càn phương (phương Tây Bắc), có một con gà gáy cực kỳ bi ai. Tiên sinh liền bố quẻ. Đoán rằng: Con gà này nội trong 10 ngày nữa, sẽ bị làm thịt. Quả nhiên trong 10 ngày sau, nhà có khách, nên đem giết gà đãi khách.

Ngày Mậu Tý, giờ Thìn, Tiên sinh đương đi giữa đường, găp. một cây lớn tươi tốt ở cạnh đường tự nhiên không có gió mà lại có cành cây khô gãy xuống đất, về phía hướng Đoài (hướng Tây). Nhân đó Tiên sinh bố quẻ. Đoán rằng: trong 10 ngày nữa cây này bị đốn. Quả nhiên trong 10 ngày sau, cây bị thợ mộc đốn để làm nhà cho các quan ở.

Không phải tự nhiên con gà gáy một cách bi ai, có thể bằng giác quan của mình nó đã cảm nhận được mối nguy hiểm nên trong tiếng gáy tỏ ra sợ hãi, hoặc không hoàn toàn cảm nhận được nhưng những kích thích mà cơ thể nó nhận được khiến tiếng gáy của nó bị lạc đi, có tính chất "bi ai".

Một cành cây đột nhiên rơi xuống, phải có những kích thích như thế nào thì nó mới rơi xuống? Do người ta đã tính sẽ chặt nó (nó là cây lớn, tươi tốt nằm cạnh đường) nên nó cảm nhận được? Lực làm cành của nó khô và rơi xuống là lực nào, do nó "bị ốm" vì tin xấu sắp đến? Đó là những cảm ứng ở cấp độ tế bào, giữa các trường... mà chúng ta không thể lập ra một công thức, nhưng chỉ nên lấy ý chứ không nên lấy lời, về ý thì là như vậy.


2.2 Với những sự việc đã có một số lần xảy ra, có tỉ lệ cao sau đó sẽ xảy ra một sự việc khác... thì sự việc diễn ra trước có thể được dùng để dự báo cho sự việc diễn ra sau; với những việc ít xảy ra hơn, đôi khi không bất thường thì cần tài như ngài Triệu Khang Tiết mới dự đoán được.

Người nông dân xưa dựa vào quan sát, về cơ bản không cần biết cái gì là rung động ở cấp độ tế bào, cái gì là tụ hợp và phân tán, khí âm hay dương... việc gì diễn ra nhiều lần thì đúc rút thành kinh nghiệm và kinh nghiệm ấy không chỉ giúp ích cho thế hệ chúng ta ngày nay về mặt kỹ thuật (áp dụng được luôn trong thực tế) mà còn gợi mở chúng ta để xây dựng ngược, tìm lại tận gốc và lý giải.


2.3 Loài chim mà hễ đậu trước cửa nhà kêu mấy tiếng thì một lúc sau hoặc vài ngày sau nhà sẽ có khách từ xa đến chơi được đặt tên là chim khách. Còn chim lợn (cú lợn, có tiếng kêu: éc éc) được cho rằng nếu kêu ở đầu nhà ai thì sắp có người chết, kêu 7 tiếng thì nam chết, kêu 9 tiếng thì nữ chết. Có người giải thích do ở người sắp chết sẽ toát ra mùi đặc biệt, thu hút loài chim này bay đến?

Giải thích về chim lợn như vậy gần đúng, người xưa không phải chỉ vì tiếng kêu khó nghe của loài chim này mà ghét nó, vu oan cho nó, sẽ phải xảy ra những trường hợp sau một thời gian chim lợn kêu ở nhà ai thì tai họa ập đến. Có thể giải thích đơn giản, loài chim này thích hợp với âm khí (gọi chung những trường/sóng bất lợi cho sức khỏe con người hoặc sinh vật khác, hoặc báo hiệu xáo trộn mang tính tiêu cực), khi âm khí tụ lại ở đâu thì thu hút loài chim này đến đó, cũng như chú mèo Oscar ở Mỹ (loài mèo thuộc tính âm nên người ta càng sợ mèo đen).

Về chim khách cũng giải thích như vậy, mỗi loài vật sẽ có phản ứng khác nhau đáp lại các kích thích đến từ bên ngoài (môi trường và sinh thể khác) đồng thời cũng phù hợp với những loại kích thích nhất định, khi phù hợp thì sẽ có hiện tượng tụ hợp.


2.4 Trở lại một số câu tục ngữ đã nêu ở đầu bài viết. Mặc dù đây là chủ đề chính nhưng lại được nêu sau cùng, nội dung cũng không nhiều vì chìa khóa đã được nêu bên trên. Để phân tích tục ngữ, hay danh ngôn của người xưa là việc khó bởi ngoài yếu tố khoa học có thể có trong tục ngữ, nghiên cứu, đúc kết từ những điều đã được kiểm chứng thì có những câu nói được sinh ra chỉ nhờ vào quan niệm, sự suy diễn hoặc lối diễn đạt phù hợp với văn hoá vùng, chỉ người thời đó hiểu còn người ngày nay lại cảm thấy mơ hồ, không rõ ý.

Muốn hiểu thấu đáo một câu nói thì trước hết cần hiểu người phát ngôn ra nó, hiểu hoàn cảnh gia đình, xã hội, văn hóa... của người đó. Trong thời gian mình có và với việc đã đưa chìa khóa bên trên, TT chỉ xin bàn thêm một chút về các câu tục ngữ này.


"Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang"
Trước hết cần xét theo hoàn cảnh, không thể dựa vào hoàn cảnh, tương quan trong xã hội, môi trường ngày nay rồi kết luận người xưa dị đoan, mù quáng.

Thứ nhất, chó/mèo ở đây là để nói chó/mèo lạ, không phải của hàng xóm vì việc chó/mèo chơi với nhau rồi chạy từ nhà này sang nhà kia là bình thường. Thứ hai, ngày nay con người nuôi lắm chó mèo, dân số đông đúc, nhà cửa san sát nhau nên việc chó, mèo chạy đi chơi từ nhà này sang nhà kia cũng... bình thường nốt. Nhưng thuở xưa, khi dân số ít và thưa thớt, đa số là dân nghèo thì việc nuôi chó cũng rất ít, mèo lại càng ít hơn (mèo không có ích như chó, mèo có thể bắt chuột nhưng nhà nghèo đâu sợ chuột?). Thứ ba, chó/mèo ngày nay rất dạn người, còn chó/mèo được nuôi thuở xưa thì rất khó tiếp xúc gần với người lạ, chúng có thể chạy chơi xung quanh vườn, chạy sang nhà hàng xóm mà chủ nhân có quan hệ thân thiết nhưng không đi xa hơn... nên việc có chó, mèo lạ chạy vào nhà là chuyện khác thường.

Nguyên nhân là do chó/mèo thích hợp với những trường nhất định và bị thu hút bởi những trường ấy nên tìm đến, "đồng loại thì tụ hợp".

Ngoài ra, về quan niệm:
a, Chó trung thành với người, sẵn sàng đói rách cùng chủ nhân, chết cùng chủ nhân, biểu tượng cho sự giúp đỡ, canh giữ đất đai, nhà cửa, sự sung túc, no đủ, đánh đuổi kẻ gian... nên chó đá hay được đặt trước cổng nhà, đình chùa, đền, miếu...
b, Mèo không trung thành với người, khi có ăn thì ở, khi không được ăn đầy đủ (chủ nghèo đói) thì bỏ đi... nên mèo thể hiện sự mất mát.


"Đi ra gặp đàn bà thà trở vô nhà mà ngủ"
TT từng chia sẻ với bạn bè rằng, việc này sẽ có 3 khả năng:
1. Thời điểm đó không phải ban trưa, vì người trong câu trên sẽ theo lẽ thường là không ngủ trưa (giàu đâu đến kẻ ngủ trưa)
2. Để nhấn mạnh sự ngán ngẩm đến mức thà quay về ngủ, ngủ = không làm được việc gì nhưng vẫn là nghỉ cho khỏe, còn hơn đi mà vô ích
3. Đó là ban đêm hoặc rạng sáng

Nhưng dù thế nào, việc gặp "đàn bà" phải mang tính bất thường, đó phải là thời điểm mà đàn bà thường không ra đường. Xin nhắc lại thuở xưa dân cư thưa thớt, tuy tình làng nghĩa xóm khiến mọi người "bán anh em xa, mua láng giềng gần" nhưng khoảng cách giữa các gia đình nói chung đều tương đối lớn vì còn sân, vườn nên việc "gặp đàn bà" ở đây khác với việc chúng ta ngày nay ra cửa và gặp bà hàng xóm.

Sự bất thường có thể do điều gì?
Do tính chất và thời gian của chuyến đi. Về tính chất, người này đi trước hết phải có việc cần thiết nhưng không cấp bách (nếu cấu bách thì lòng dạ đâu mà ngủ? Mà không cấp bách thì tất nhiên đã có sự chuẩn bị ít nhiều), sau là có thể đi xa chứ không phải đi làm đồng, buôn chuyện phiếm. Nếu anh ta ra khỏi nhà để làm những việc bình thường thì việc gặp ai trong số hàng xóm của mình đầu tiên đều không thể coi là bất thường. Logic đơn giản là: nếu bình thường thì không bất thường và ngược lại.

Nếu đi xa, người xưa thường xuất hành từ sáng tinh mơ để tranh thủ thời gian trong ngày, nếu là sáng tinh mơ thì hiển nhiên không phải thời điểm dễ gặp đàn bà ra đường.

Nếu đi gần, trong làng xã và vì việc quan trọng, họ thường đi vào ban trưa vì đó là thời điểm các gia đình đều có mặt đông đủ (sáng đi làm đồng, chiều cũng đi làm đồng), buổi trưa nếu không phải có việc bất thường thì đàn bà ở nhà lo cơm nước, quét dọn, vườn tược... chứ không ra đường.

Trên đây chỉ là những phỏng đoán về mặt tình huống dựa trên những hiểu biết hạn hẹp của TT về thói quen sinh hoạt của người xưa, tuy nhiên, dù là tình huống nào thì việc "gặp đàn bà" vẫn phải mang ý nghĩa "bất thường". Người đàn bà thuộc tính "âm", ở thời điểm đáng ra không nên có mặt thì về mặt không gian, bà ta "tụ hợp" đến đây cũng như mèo vào nhà, chắc hẳn đã có sự tụ tập khí âm ở đây, hay người xưa chỉ đơn giản cảm thấy có gì đó "ám muội", sau vài lần đi như vậy thấy không được việc mà sinh ra câu nói trên.

Ngoài ra, về mặt quan niệm thì đàn bà vẫn được coi là không làm được việc lớn, nông cạn...


Nói là bàn một chút, nhìn lại thì bài viết đã dài mà còn rất nhiều điều cần tỏ tường, ý tứ cũng chưa được mạch lạc, thôi thì trong thời gian và hiểu biết hạn hẹp của mình, TT chỉ có thể trình bày đến vậy. Như ở quê vẫn nói, gia đình cơm canh đạm bạc, mong các bác chiếu cố

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không rõ điều gì đã tụ hợp khiến TT viết bài này, phải chăng đơn giản là sắp bị ném đá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




-----------------------------------
"Các trường" hoặc "trường": Để nói chung điện trường sinh học, từ trường, bức xạ, điện tích, sóng...
"Khí" (âm): gọi chung những trường/sóng bất lợi cho sức khỏe của sinh thể, hoặc báo hiệu xáo trộn mang tính tiêu cực trong phạm vi bài viết này.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |