Jump to content

Advertisements




Lửa ấm...!!!


9 replies to this topic

#1 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 17:08

Giáp Tết là những ngày vợ náo nức. Đi chợ về lúc lỉu những túi những bọc, chồng vừa xách đồ vào bếp giúp vợ vừa lo ngay ngáy. Bởi chồng biết rằng, thể nào trước Tết cũng là dịp chồng phải làm chuột bạch, để vợ thí nghiệm những món “đặc sản” thực tập, hòng Tết đến vợ có quyền vênh mặt với khách đến nhà.

1. Món Tây:

Mùa đông đầu tiên sau ngày cưới, mới về làm dâu được hai chục hôm thì Tết, vợ trổ tài khoai tây chiên bơ. Không hiểu sách dạy nấu ăn ghi kiểu gì, mà vợ hoa mắt nhìn nhầm. Một mẩu bơ trên lý thuyết, qua tay vợ, đã biến thành một bát đầy, lượng bơ khổng lồ này tương đương lượng bơ chồng sẽ ăn trong suốt một đời người!

Kết quả, những thanh khoai tây chiên hút no nê bơ nóng, phồng ra, nguội đi, thành những “chiếc túi” chứa bơ xinh xắn mà nếu ai lỡ cắn ngập răng vào, sẽ thấy ngay chân lý, đầu bếp cũng chính là một sát thủ!

Từ đó, tên gọi món ăn “khoai tây chiên bơ” trở thành ám hiệu để chồng báo động cả nhà mỗi khi vợ trổ tài món mới. Tên “khoai tây chiên bơ” lần lượt được dùng để gọi cạnh khóe những mỹ vị “made by bà vợ đảm!” của những mùa đông sau này: Sushi cá hồi không mù tạt – Tại trời lạnh quá, mù tạt cứng lại, đập mãi không ra!; Lẩu đầu cá hồi – vợ nấu làm sao mà nó tanh ngòm, chồng và bố mẹ chồng vội vã kiếm cớ tháo chạy khỏi nhà, cho đến lúc ngay cả xương cá cũng được gói ghém vứt hết khỏi thùng rác, bố mẹ chồng và chồng mới dám bén mảng về nhà!; Súp bí ngô kem tươi kiểu Ý với nguyên một quả bí ngô cho vào nồi, nghiền lấy nghiền để!; Bánh mì nướng cháy tới mức, vứt vào thùng rác vẫn còn giữ nguyên hình dáng, không vỡ mảnh nào!…

Sau một hai năm thử sức cùng món Tây, vợ bắt đầu tự trách mình vớ phải một ông chồng không biết thưởng thức khẩu vị món Tây và Nhật. Nên vợ bèn mua một cuốn dạy nấu ăn đồ Việt, quyết tâm làm chủ nhân của lũ nồi xoong một cách kiêu hãnh.

2. Món Việt:

Vợ là người cần cù ham học, không sợ khổ. Món Việt đầu tiên là món “Ốc hấp lá gừng”, cần có ốc nhồi và lá gừng tươi. Vợ đã phải mất đúng 10 tháng để chuẩn bị xong nguyên liệu của món này!

Thật may, bố mẹ chồng và chồng luôn yêu vợ, nên trong lúc chờ được ăn những món ngon ấy, ông bà và chồng vẫn vào bếp hàng ngày, đi chợ hàng ngày để đảm bảo bữa cơm xoàng, mọi người ăn lấy sức chờ một ngày món cao lương mỹ vị của vợ xuất hiện.

Cần tới mười tháng là bởi, vợ còn phải trồng gừng! Nhà thành phố lấy đâu ra lá gừng? Nên vợ bèn lấy củ gừng trong bếp, mang ra ban công, trồng vào giữa bồn hoa, ngày ngày tưới nước, mong đông qua hè lại, để gừng mọc lên vài lá. Vài tháng sau, qua xuân tới hè, gừng mới lên 4-5 lá, vợ hớn hở vặt vào nhà làm món ốc hấp lá gừng.

Cả nhà im lặng ăn, không thấy ai khen nhưng cũng không thấy ai phải đi viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, vậy là OK rồi! Xong, thu dọn bát đũa, chồng hỏi:

- Hôm nay em nấu món gì ấy nhỉ?

Vợ bảo:

- Em đã nhắc đi nhắc lại từ chiều đến giờ, là em làm món ốc hấp lá gừng rồi mà!

Chồng rửa bát cùng vợ xong, cứ đi ra đi vào, lẩm bẩm, mà sao anh cứ thấy nó thế nào ấy nhỉ! Vợ bảo, em đảm bảo em làm đúng y như sách dạy, và như Internet cũng dạy! Em đã phải trồng gừng suốt gần một năm nay mới có lá mà làm!

Chồng bắt đầu hiểu ra:

- Cái cây ở ngoài ban công kia chứ gì? Ôi giời ơi vợ tôi cho tôi ăn ốc hấp lá nghệ!

Chồng xông ra ban công, nhổ cả “khóm gừng” của vợ vác xuống bếp để chứng minh là cây nghệ! Vợ choáng váng, không nói được câu nào. Vợ mếu máo, thì cả đời em đã bao giờ nhìn thấy cây gừng với cây nghệ đâu, em ở thành phố làm sao biết lá gừng hay lá nghệ hình dáng ra sao? Em cứ tưởng trồng bằng củ gừng là chắc ăn rồi, ai ngờ em trồng nhầm… củ nghệ? Hu hu…

Thật may, chồng là người đàn ông độ lượng và rất yêu vợ, chồng hứa sẽ giữ kín sì căng đan thảm hại này của đầu bếp vợ, không hé ra cho bố mẹ chồng biết!

Chồng bảo, vợ chỉ nên ngồi viết văn và đi tán tỉnh người đời, bếp núc thì chớ mà động đậy vào đây!

3. Thảm họa mắm tép:

Nhưng có những thảm họa bếp núc của nàng dâu thành thị không cách gì giấu được bố mẹ chồng.

Không nấu ăn nữa, vợ lén lút ủ mưu. Nhân dịp mẹ chồng nhờ đi chợ mua hành củ về cho bà muối chuẩn bị ăn Tết, vợ cũng làm riêng một hũ mắm tép đồng. Đây là thứ tép đặc sản đỏ au bé xíu xiu chỉ mùa đông rét cắt da mới thấy bán. Mua về, rửa thật sạch, trộn muối và thính, rượu trắng theo tỉ lệ mà… sách dạy nấu ăn chỉ dẫn! Thật đơn giản dễ làm!

Xong, vợ khẩn trương khoe với cả nhà, sau đó, cho mắm tép vào những cái chai nhựa cocacola cỡ lớn, vặn nắp kín, vợ đặt ngăn nắp trong xó bếp, không quên mang một chai gửi về nhà ngoại cho bà chị dâu thưởng thức. Trước khi đi công tác nước ngoài một tuần, vợ dặn mẹ chồng, mắm tép con làm phải năm sáu ngày mới ăn được, mấy hôm nữa mẹ cất vào tủ góc bếp cho con nhé!

Đi công tác được vài ngày, giữa tuần, vợ gọi điện về nhà, thấy bảo bố chồng đang ốm, vì ba giờ sáng bố chồng đi tắm gội, được nửa chừng thì bình tắm nước nóng bỗng hết nước, thế là cảm lạnh, ốm lăn. Vợ gào lên trong điện thoại, tại sao ba giờ sáng mà bố lại đi tắm hả bố?

Thì ra đêm đông người già không ngủ được, bố chồng nghe tiếng động trong bếp, nghĩ chuột bọ mèo chó làm gì trong bếp, ông xuống nhà thám thính. Nhìn ngó quanh xó xỉnh, không thấy gì, không hiểu ông nghĩ sao lại đi ra chỗ mắm tép mà con dâu mới làm, cầm thử một chai lên ngửi ngửi!

Mắm tép đang lên men, bí hơi, bật nắp phụt lên mạnh như sâm-panh thượng hạng, phủ kín đầu tóc quần áo của ông, thế là ông cụ ba giờ sáng phải đi tắm gội, rồi ốm!

Chưa hết, đêm sau nữa, đến lượt mẹ chồng đi tắm lúc ba giờ sáng. Bà cũng lại mất ngủ, lại nghe tiếng động trong bếp, nghĩ đến tai nạn của ông hôm qua, bà cảnh giác, rồi nghĩ ngay đến việc phải dọn lũ chai này vào gầm bếp gas, để nếu nó phụt lên sẽ có gầm bếp che chắn cho đỡ nguy hiểm. Thế là bà lọ mọ dậy, định dọn chỗ chai gọn vào. Nghĩ thế nào, bà lắc thử một chai!

Một tiếng bùm thật to, mắm tép của con dâu tung tóe lên tận trần nhà, rơi lả tả xuống đầu mẹ chồng. Thế là mẹ chồng phải đi tắm gội triệt để vào lúc ba giờ sáng.

Con dâu kéo va ly từ sân bay Nội Bài về, thấy nhà cửa ngổn ngang, giàn giáo khắp nhà, thợ chạy tấp nập. Chồng mỉm cười hồ hởi bảo, sau cú mắm tép phọt lên tận trần nhà, tóe khắp tường và đồ đạc, nhà ta chỉ còn cách duy nhất là quét vôi lại bếp.

Sực nhớ đến chai mắm gửi sang nhà ngoại, vợ vội vã gọi điện sang cho bà chị dâu:

- Chị ơi, em vừa đi công tác về, cái chai mắm tép tuần trước em gửi biếu nhà mình ấy mà…

Bà chị dâu thầm thì ngắt lời:

- Em, em nói bé thôi nhé, không người ta biết. Cái chai mắm ấy mà, hôm nay nhà chị đang phải quét vôi lại bếp!

Hu hu!

4. Tết ấm áp

Chiều mùa đông, cuối năm heo hắt, vợ chồng mời ông ngoại lên nhà ăn cơm. Hầu như vợ không động tay vào bếp nữa. Chỉ chồng dao thớt băm chặt điệu nghệ, thỉnh thoảng chồng sai đi mua hành tỏi, chanh ớt, sắp bát đũa, việc đó con gái lớn làm. Vợ không phải làm gì nữa. Vèo cái đã mười năm trôi qua, kể từ ngày món “khoai tây chiên bơ” lên đĩa.

Ông ngoại mang tặng nồi lẩu điện Hàn Quốc, có thể nướng không khói. Vợ ngồi không ngứa ngáy, bèn lấy lũ tôm (định hấp) của chồng ra, đổ tương ớt lên trên trộn đều, hòng làm món tôm sú nướng ớt rất tuyệt vời mà vợ đã hàng chục lần được ăn ở… các nhà hàng hải sản! Lúc mọi người ngồi vào mâm, vợ mới mang nồi ra cắm điện, đổ tôm lên nướng. Khói quện ớt cay xè bốc lên ngào ngạt trong gian bếp ấm cúng cuối năm.

Tôm chưa kịp chín, vợ chồng đã thi nhau ho, các con đứa lớn dắt đứa bé bỏ chạy sang nhà hàng xóm tị nạn, ông ngoại vừa ho xé họng vừa trầm ngâm. Sau này ông kể, ông cứ tưởng bệnh lao phổi ngày xưa quay trở lại. Cho đến lúc, ngay cả con mèo ngồi canh bên mâm cũng bật ho khục khục…

Ông chồng ngồi yên, vừa ho vừa lau nước mắt, nén cười bảo vợ:

- Khổ thân con mèo nhà mình nhỉ!

~ ~ ~ ~ ~

Năm nay, Tết đỡ lạnh hơn mọi năm, bố mẹ chồng đã mất, sau nhiều lần nấu nướng thất bại, con dâu cũng đã dắt túi được một vài chục món đặc sản, món nhậu, món ăn tủ làm lũ con nhỏ mê mẩn. Nhưng không biết làm cách nào để trốn thoát được biệt hiệu “khoai tây chiên bơ” bất hủ lừng danh.

Cuối năm bày lên mâm cơm tất niên, chỉ là những món giản dị, giò tự xào, bánh chưng tự gói, xôi tự nấu, con dâu thắp hương lên gian thờ, thành kính, rớt nước mắt nghĩ đến những lúc bố mẹ chồng quanh quẩn trong bếp, chịu đựng sự đảm đang của con dâu.

Nói cho cùng, nấu ăn chính là một cách mà vợ yêu gia đình. Cũng như rửa bát chính là cách mà chồng yêu vợ. Và lũ con, ăn hết những món mẹ nấu và hồn nhiên khen ngon cũng là một cách yêu mẹ. Cái bếp lửa ấm áp trong nhà, đâu phải chỉ vì được làm những món ngon nhất nên mới tuyệt vời ấm áp?

Nhất là khi, những món dở trong quá khứ lại rưng rưng hơn cả những miếng ngon từng ăn khắp thiên hạ? Khi cái bếp chứng kiến vô vàn những vui buồn hạnh phúc của một gia đình?
( Bếp nhà thành phố- Trang Hạ)


Thanked by 3 Members:

#2 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7049 Bài viết:
  • 4578 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 17:25

ừ em cũng ko phân biệt đc lá gừng vs lá nghệ

nhưng em biết phân biệt củ gừng vs củ nghệ

lần đầu tiên em nấu ăn là hấp ngao , em quên ko cho nó ngâm nước nhả cát mà em rửa sách vỏ bề ngoài của nó , rồi em cho hấp gừng sả , Đến lúc bố mẹ em về nhìn cái nồi hấp bảo chứ " nhà mình hnay có ngao hấp à ngon nhỉ " sờ vào thì sạch mà cậy ra thì đầy cát . Chán !!! nhìn mặt bố mẹ em nghệt ra

Lần nữa là lần nấu canh cua vs rau nhớt , hí hửng mẹ em làm hết rồi chỉ cần đun lên thả rau vào là xong
Ai dè về ăn toàn sạn , mẹ em bảo " canh cua mẹ xay rồi con phải cho muối vào quấy quấy , rồi đợi cho nó lắng đổ sang nồi khác còn cái đọng bỏ đi chứ , phải làm 2 3 lượt vào thì nó mới sạch . Thế em chả hiểu sao mẹ em lọc rồi mà nó vẫn bẩn nhỉ ? Từ đấy em cũng ghét ăn rau nhớt

Nói thật ngoài con cá trê có râu ra , em thấy con cá nào cũng giống nhau có khác nhau chắc là khác kích cỡ . À cá biển thì em ko nói

Trước em học dược , mấy bạn ý kể là " sang nhà bạn trai chơi , bố mẹ bạn trai đều bảo đi nấu hộ bác mâm cơm , nó còn dạy nhau là vịt thì phải cắt ở cánh mới nhanh chết , gà thì cắt ở chỗ đầu , còn chỗ nào thì em không biết . Giờ mà bố mẹ chồng bảo em giết gà chắc em chạy luôn . Đến cầm chân gà cho bố em cắt tiết em còn chả dám cầm nữa là giết gà . Mâm cơm ra mắt của chúng nó đủ món , chắc của em chỉ có bát cơm với quả trứng quá .
Chúng nó chặt gà mà chặt đoạn nào đứt đoạn ấy . Mình ko dám cầm dao chặt nhưng cầm kéo cắt với điều kiện kéo phải sắc cơ

Em là em sẽ đổi vị trí cho chồng nấu ăn em xung phong rửa bát . Em không nấu ăn chắc chồng em sẽ rất cảm kích

Sửa bởi DaiKhe: 26/01/2014 - 17:33


Thanked by 2 Members:

#3 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 17:58

Thường thì chị thấy có nhiều cặp, vợ mà hơi đoảng và ngại vào bếp một tí thì thường lấy được ông chồng xuề xoà, khá tâm lý có khi còn giỏi luôn cả việc nấu nướng giống như bài tản văn vui vui trên ý, nghĩ cũng hay!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#4 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7049 Bài viết:
  • 4578 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 18:03

Em thấy chị em đi lấy chồng toàn mẹ chồng dạy lại căn bản ạ

#5 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 18:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DaiKhe, on 26/01/2014 - 18:03, said:

Em thấy chị em đi lấy chồng toàn mẹ chồng dạy lại căn bản ạ
Làm dâu thời nay cũng không chịu áp lực nhiều lắm mà, các mẹ chồng cũng không khắt khe, câu nệ như xưa, vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng không còn bị áp đặt và phụ thuộc quá nhiều, mà giờ dịch vụ ăn uống, thực phẩm sơ chế cũng sẵn nên các cụ cũng phải thông cảm cho con cái thôi, miễn sao cũng phải đảm đương tốt nhưng điều cơ bản, bắt buộc tối thiểu của công việc nội trợ, bếp núc, con cái...vì nói thực thời nào thì thời, đàn ông họ cũng không thể gánh vác thay mình được, có sự hộ trợ, giúp đỡ là tốt lắm rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7049 Bài viết:
  • 4578 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 18:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hongtiem, on 26/01/2014 - 18:15, said:

Làm dâu thời nay cũng không chịu áp lực nhiều lắm mà, các mẹ chồng cũng không khắt khe, câu nệ như xưa, vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng không còn bị áp đặt và phụ thuộc quá nhiều, mà giờ dịch vụ ăn uống, thực phẩm sơ chế cũng sẵn nên các cụ cũng phải thông cảm cho con cái thôi, miễn sao cũng phải đảm đương tốt nhưng điều cơ bản, bắt buộc tối thiểu của công việc nội trợ, bếp núc, con cái...vì nói thực thời nào thì thời, đàn ông họ cũng không thể gánh vác thay mình được, có sự hộ trợ, giúp đỡ là tốt lắm rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



em sợ rằng có những mẹ ko như trên
Bà nội em cũng thế đấy , bà em bảo vs mẹ em là tết phải gói bánh chưng gói giò muối hành , rằm mùng 1 phải cúng mặn . Ko đc đi mua đồ . Mẹ em làm dâu phải theo đấy . Lần đầu ko thích nhưng làm quen dần rồi cũng theo đấy

Đặt bàn thờ cũng phải trước thờ Phật sau thờ Gia tiên , ko treo bàn thờ vì khi mình cúng mặn Phật sẽ nhìn thấy thịt . Phải trước thờ Phật sau gia tiên

Mẹ em bảo lấy ai thì nên theo lệ nhà đấy

nói chung tùy phải do thính trước vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DaiKhe: 26/01/2014 - 19:02


Thanked by 1 Member:

#7 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 26/01/2014 - 20:36

Làm thế nào để trở thành người đảm đang?

Sáng nay tại một khách sạn ở New York, tiếng một người đàn ông:
- Em có thể làm ơn chọn dứt khoát quần áo, mũ, khăn, túi, giày mà em sẽ mặc ra sân bay rồi ngồi một chỗ chơi FB để anh tập trung dọn và đóng đồ được không?
- Tại em thấy anh phải đóng 3 vali và nhiều túi quá, chả nhẽ em không làm gì thì..hơi vô lý...!
- Vô lý gì, chỉ cần em ngồi im và không liên tục hết " Cái áo này có được không? Quần này matched không? Dùng khăn nào nhỉ? Có cần mặc thêm áo nữa không? Đi giày thể thao hay giày cao cổ? Mang túi hay mang balo anh nhỉ?..." thì anh đã thấy may rồi!
- Nhưng em ngồi FB thì anh suốt ngày ca cẩm em còn gì!
-Đúng rồi, nhưng lúc anh làm việc thì tốt hơn là em cứ ngồi FB thì anh lại...yên thân. À, mà từ sáng chưa post cái ảnh nào à, lạ thế!!!
- Hừ !!! ( lẩm bẩm) muốn giúp cũng không được, FB...vậy!
Mấy hôm nữa về Việt Nam là sát Tết rồi, nghĩ đến Tết...hãi quá! Lại phải làm những thứ lễ lạt, thủ tục, phức tạp ghê gớm! Lại nhớ đến hồi con trai 3 tuổi, mình lần đầu tiên được giao cúng Rằm tháng 7. Đang ngồi hì hục cúng bằng cuốn sách các bài cúng do bà bạn mua tặng thì bố con giai từ trong bếp lao ra:
- Em đọc gì thế?? Sao lại hồn vong, ma quỷ??? Giời ơi, ( lật mấy trang) nhầm rồi, đây là bài cúng cô hồn, là cúng ở ngoài ban công. Đây mới là bài cúng gia tiên này!!! Thôi, em vào trông cho anh con gà anh đang luộc, để ý đấy nhé!
Chả biết làm thế nào đành vào trông gà luộc, một lúc sau thấy chồng chạy vào, chắc là cúng xong cả ngoài ban công rồi, hắn la lên:
- Ôi giời ơi, chưa bắc ra à? Tuột hết cả da ra rồi! Thế này thì làm sao mà tiếp khách được?
- Anh bảo em là phải để ý nhé, chứ có bảo phải bắc ra lúc nào đâu!
- Thôi nấu thịt đông vậy. Mà tốt hơn hết em mang con ra sân 34T chơi đi, để anh làm hết không em lại phá hết mọi thứ! Cầm điện thoại để khi nào xong anh gọi về ăn.
Rồi đến năm con 4 tuổi mình chuyển vào Sài Gòn rồi nhưng ra công tác cuối năm ở văn phòng ngoài Hà Nội, mình được giao cúng Tất niên ở ngoài nhà đó vì hai bố con ở Sài Gòn, vừa cúng xong mình gọi điện báo:
- Em cúng xong rồi, bao nhiêu lâu thì hạ xuống? Cái gì đem cho, cái gì để nguyên trên bàn thờ đến hết Tết?
- Xong rồi cơ à, em giỏi thế, em mua đủ và làm theo đúng trình tự anh bảo chưa?
- Rồi chứ! Có gì đâu, em chả viết theo rồi follow đàng hoàng, anh cứ làm như em là người đời ý!
- À, mà em đọc bài cúng nào? trang bao nhiêu? Em đọc tên bài đó lên anh xem!
- Bài cúng hoá vàng...
- Ối giời ơi, đã dặn đi dặn lại là bài cúng Tất niên, đây là Tất niên cơ mà!
- Ô, thế Tất niên không phải Hoá vàng à??? Sao rắc rối thế, tưởng hai loại là 1.
- Trời ơi, chán em quá! ra xin lỗi các cụ đi rồi đọc bài Tất niên nhé! Nốt lần này anh sẽ không cho em cúng nữa, sợ quá!
Thế là từ đó không được cúng giao thừa nữa, nhưng một số nỗ lực khác cũng bị "đì đọt" như chuyện xếp áo lần này!
Biết làm sao bây giờ! Mình có thành ý nhưng...lực bất tòng tâm!
( ST)

Sửa bởi hongtiem: 26/01/2014 - 20:37


Thanked by 2 Members:

#8 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 27/01/2014 - 01:10

Sao phụ nữ VN lấy chồng mà ở nhà chồng mất tự do vậy?. Bên mỹ, vợ chồng ở riêng, đâu có thời giờ đâu mà nấu cho đại gia đình bên chồng.
Hồi xưa ba má tôi, dượng dì tôi lấy nhau là ở riêng.

#9 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 27/01/2014 - 13:06

Ở VN, do đời sống hiện đại, phát triển hơn xưa, thì "cái tôi" cá nhân theo đó cũng được đề cao, đại đa số các thế hệ không cùng sống chung với nhau trong một nhà, nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều gia đình vẫn duy trì mô hình " Tam đại đồng đường", " tứ đại đồng đường" như là một nét văn hoá tinh thần mang đậm tính truyền thống Á Đông, " trẻ cậy cha, già cậy con", thể hiện sự hòa thuận, gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống. Các thành viên trong gia đình đa thế hệ có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ.

Sửa bởi hongtiem: 27/01/2014 - 13:08


#10 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 27/01/2014 - 13:24


Sửa bởi hongtiem: 27/01/2014 - 13:29







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |