Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


444 replies to this topic

#61 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 665 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 20:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 21/02/2014 - 16:51, said:


Hào 6 mới là Vũ vương, hào 5 là tướng ra trận tiền , hào 2 là quân sư Khương tử Nha/ Thượng còn gọi là Lã (công ) Vọng .
Còn hào 3 thực sự tôi không biết chọn giải hoặc là "do dự" đúng hơn hay giảng là " có lẽ " đúng hơn . QNB và các bạn khác nghĩ sao ?
Hào 3 và hào 4 đều là tướng nhưng tài khác nhau, tướng hào 3 thấp hơn, nên 'dư thi', còn hào 4 lại khác. Hào 5 là Chu vương bái Khương thượng hào 2. Hào 6, thiển ý của em, lập quốc Chu xong, muốn chính danh. ( còn có ý: phong thưởng theo công trạng, nhưng phải phân biệt quân tử và tiểu nhân). Có một thắc mắc về nghĩa hào 6, có vẻ sau đời Chu. Vậy Liên Sơn và Quy tàng dịch chắc chưa có lời giảng như vậy?

Thanked by 4 Members:

#62 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 22:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 17/02/2014 - 13:38, said:

5/ QUẺ NHU:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghĩa chính trong Dịch là chờ đợi, biết chờ thời cơ.Ngày xưa người nông dân làm việc cật lực xong thì còn phải chờ mưa , có mưa thì ruộng đồng mới phì nhiêu.Mưa ở Chu Dịch vì vậy luôn là điều tốt lành nhưng là yếu tố không tính trước được.
Lời quẻ : Nhu, hữu phu .Quang hanh, trinh cát.Lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Thời nhu , (phải ) có lòng tin .Rồi cầu nguyện (hanh/ hưởng) sẽ mang lại ánh sáng , đoán tốt .Nên qua sông lớn.

Xem thêm lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập / biểu tượng . Quang hanh cũng có thể nên dịch là : hanh thông mang đến ánh sáng.

hào 1 : Nhu vu giao .lợi dụng hằng, vô cữu.
dịch : Chờ ở ruộng xa .Nên kiên nhẫn , không lỗi.

Giao là nơi xa nhất còn nằm trong phạm vi ấp thành, làng mạc . Vị ở hào đầu , dương lại nằm trong nhóm 3 hào dương nên vị này dễ mất nhẫn nại . Hằng còn bền bĩ hơn cả trinh .Thế ở xa chỉ có thể cần cù, kiên trì thôi.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 21/02/2014 - 11:29, said:

... Bởi vì ở các quẻ kép hầu hết đều dùng các từ Thiên, Địa, Lôi, Phong, Thủy, Hỏa, Sơn, Trạch để gọi.
...


Kính chào anh Nguy và các bạn,

Xin được tham gia suy nghĩ về Quẻ Nhu, tôi thường nghiêng về tìm hiểu Tượng trước khi hiểu Từ, tuy Từ định hướng trước tìm hiểu vậy - thử hình dung ở bên dòng sông yên tĩnh, trăng sao (ban đêm) trời mây (ban ngày) đều in bóng dưới lòng sông, mặt nước "quang hanh"... Mặt sông (hồ) thành nơi giao tiếp, nơi đó mềm mại nhu nhuyễn, nơi giao tiếp giữa cái cứng và cái mềm "nhu vu giao"...cái đối cảnh tôi nghĩ như vậy.

Còn cách nhìn như Javary giống như anh Nguy dẫn rất có ích cho sự phát triển nội tâm tĩnh lặng mỗi người.
Vài dòng chia sẻ !

Trân trọng

Thanked by 5 Members:

#63 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 22/02/2014 - 01:02

Em bổ sung thêm mấy ý:
- Tạm lấy truyện "Phong thần" làm cơ sở (truyện dã sử) thì Tây Chu khi có Khương Tử Nha (hình như Vũ vương cũng phải ba lần vời Tử Nha) qua hai giai đoạn:
+ Bị Ân thảo phạt/tấn công tại đất Chu trước.
+ Khương Thượng hội 800 trấn chư hầu/4 phương tại đất Mạnh(e ko nhớ rõ), các trấn nhất trí bầu Vũ Vương làm minh chủ cầm đầu thảo phạt Ân Trụ, lấy Tử Nha làm Thống soái.
+ Như vậy, có lẽ hào 6=Vũ Vương; hào 5= Thủ lĩnh các trấn chư hầu khác(Bắc bá hầu, Nam bá hầu, Đông bá hầu); hào 2=Tử Nha (nhận định hào 5=Vũ vương của em chắc sai rồi)

- Về hào 3:
+ Đặt giả thiết: nếu tại hào 1, khi xuất quân mà quân kém về kỉ luật, rồi sang hào 2 lại chọn nhầm tướng soái thì khi sang hào 3, "có lẽ" khi Ra quân (thì chỉ ) mang xác chết mà về, là sự chiêm đoán/ hay tất yếu là vậy. Quân kém, tướng tồi, mà ra quân thì bại là có thể/tất yếu. Tuy nhiên, nếu theo tình huống này thì thời hào 4 ắt phải khác.
+ Nên dùng "do dự", vì hàm nghĩa cả "thái độ" của đạo quân (quân được tập hợp bởi 800 trấn chư hầu, chưa thể thuần thục trong phối hợp tác chiến ngay được) và cả "khả năng chiêm đoán" nữa (bao quát cả tình huống "có lẽ") - Ra quân do dự (thì chỉ ) mang xác chết mà về. Mặt khác, hào 3 có hào 2 kế cận, mà hào 2 là tướng soái nên có chịu sự thúc ép của hào 2. Bên cạnh đó, trông lên hào 6 để nhờ trợ giúp lại không được (không thuận âm - dương, và thực tế thì Vũ vương mặc dù thân chinh đi thảo phạt nhưng chỉ làm thủ lĩnh tinh thần, ở hậu quân là chính, mọi việc do hào 2 chủ sự). Nên tình trạng "do dự" của hào 3 này là có thể xảy ra.

-Về con số "ba lần" ?:
+ Nếu hào 6=Vũ vương thì việc Vua ba lần ban quyền mệnh cho hào 2 là phù hợp, vì hào 6 lùi 3 bước là xuống hào 2.
+ Con số 3 : phải chăng là tượng trưng/hay lấy từ Tam tài (thiên-địa-nhân) với hàm nghĩa sự trang trọng, và đồng thời là số nhiều/số lần với ý nghĩa chắc chắn về xác suất. (ông Khổng Tử cũng dùng "trong ba người ắt có ..."; hoặc ngay tại quẻ Nhu cũng có dùng hình ảnh ba người).

- Về Mệnh trời:
+ Theo truyện thì Vũ vương được Mệnh trời, thống nhất thiên hạ, lập ra nhà Chu kéo dài 800 năm. Tử Nha được các tiên sai xuống giúp nhà Chu, đồng thời hoàn thành bảng "Phong thần" cho Ngọc hoàng, nên đương nhiên tiểu nhân không thể làm được/Tiểu nhân đừng làm theo
+ Một ý khác: Mệnh trời = Đạo quân "thế thiên hành đạo".

- Nếu dựa trên quan điểm dụng tượng trước (mà anh Phapvan chia sẻ) thì có thể lấy tích Sơn tinh - Thuỷ tinh mô tả quẻ này cũng được chăng?

Thanked by 2 Members:

#64 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7532 thanks

Gửi vào 22/02/2014 - 01:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

coluong70, on 21/02/2014 - 20:25, said:

Hào 3 và hào 4 đều là tướng nhưng tài khác nhau, tướng hào 3 thấp hơn, nên 'dư thi', còn hào 4 lại khác. Hào 5 là Chu vương bái Khương thượng hào 2. Hào 6, thiển ý của em, lập quốc Chu xong, muốn chính danh. ( còn có ý: phong thưởng theo công trạng, nhưng phải phân biệt quân tử và tiểu nhân). Có một thắc mắc về nghĩa hào 6, có vẻ sau đời Chu. Vậy Liên Sơn và Quy tàng dịch chắc chưa có lời giảng như vậy?
Liên sơn và Quy tàng được nhắc đến khá muộn (Tây hán )nên hiện giờ các nhà khảo cứu khoa học cho là không có cơ sở để bảo có trước Chu Dịch hay không có hiện hữu. Việc lời các hào, quẻ trong Chu dịch đã được thống nhất là có sớm nhất vào thời con Vũ vương nhưng trễ nhất là tây Chu vì người ta không tìm ra chuyện nào ẩn trong về thời Đông Chu .

Thanked by 3 Members:

#65 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7532 thanks

Gửi vào 22/02/2014 - 01:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 22/02/2014 - 01:02, said:

Em bổ sung thêm mấy ý:
- Tạm lấy truyện "Phong thần" làm cơ sở (truyện dã sử) thì Tây Chu khi có Khương Tử Nha (hình như Vũ vương cũng phải ba lần vời Tử Nha) qua hai giai đoạn:
+ Bị Ân thảo phạt/tấn công tại đất Chu trước.
+ Khương Thượng hội 800 trấn chư hầu/4 phương tại đất Mạnh(e ko nhớ rõ), các trấn nhất trí bầu Vũ Vương làm minh chủ cầm đầu thảo phạt Ân Trụ, lấy Tử Nha làm Thống soái.
+ Như vậy, có lẽ hào 6=Vũ Vương; hào 5= Thủ lĩnh các trấn chư hầu khác(Bắc bá hầu, Nam bá hầu, Đông bá hầu); hào 2=Tử Nha (nhận định hào 5=Vũ vương của em chắc sai rồi)

- Về hào 3:
+ Đặt giả thiết: nếu tại hào 1, khi xuất quân mà quân kém về kỉ luật, rồi sang hào 2 lại chọn nhầm tướng soái thì khi sang hào 3, "có lẽ" khi Ra quân (thì chỉ ) mang xác chết mà về, là sự chiêm đoán/ hay tất yếu là vậy. Quân kém, tướng tồi, mà ra quân thì bại là có thể/tất yếu. Tuy nhiên, nếu theo tình huống này thì thời hào 4 ắt phải khác.
+ Nên dùng "do dự", vì hàm nghĩa cả "thái độ" của đạo quân (quân được tập hợp bởi 800 trấn chư hầu, chưa thể thuần thục trong phối hợp tác chiến ngay được) và cả "khả năng chiêm đoán" nữa (bao quát cả tình huống "có lẽ") - Ra quân do dự (thì chỉ ) mang xác chết mà về. Mặt khác, hào 3 có hào 2 kế cận, mà hào 2 là tướng soái nên có chịu sự thúc ép của hào 2. Bên cạnh đó, trông lên hào 6 để nhờ trợ giúp lại không được (không thuận âm - dương, và thực tế thì Vũ vương mặc dù thân chinh đi thảo phạt nhưng chỉ làm thủ lĩnh tinh thần, ở hậu quân là chính, mọi việc do hào 2 chủ sự). Nên tình trạng "do dự" của hào 3 này là có thể xảy ra.

-Về con số "ba lần" ?:
+ Nếu hào 6=Vũ vương thì việc Vua ba lần ban quyền mệnh cho hào 2 là phù hợp, vì hào 6 lùi 3 bước là xuống hào 2.
+ Con số 3 : phải chăng là tượng trưng/hay lấy từ Tam tài (thiên-địa-nhân) với hàm nghĩa sự trang trọng, và đồng thời là số nhiều/số lần với ý nghĩa chắc chắn về xác suất. (ông Khổng Tử cũng dùng "trong ba người ắt có ..."; hoặc ngay tại quẻ Nhu cũng có dùng hình ảnh ba người).

- Về Mệnh trời:
+ Theo truyện thì Vũ vương được Mệnh trời, thống nhất thiên hạ, lập ra nhà Chu kéo dài 800 năm. Tử Nha được các tiên sai xuống giúp nhà Chu, đồng thời hoàn thành bảng "Phong thần" cho Ngọc hoàng, nên đương nhiên tiểu nhân không thể làm được/Tiểu nhân đừng làm theo
+ Một ý khác: Mệnh trời = Đạo quân "thế thiên hành đạo".

- Nếu dựa trên quan điểm dụng tượng trước (mà anh Phapvan chia sẻ) thì có thể lấy tích Sơn tinh - Thuỷ tinh mô tả quẻ này cũng được chăng?

Các bạn thấy Chu Dịch nói rất rõ hào 5 và hào 6 quẻ Sư là tùy theo hành động và thái độ cũng như vị thế, đức độ mà kết quả rất khác nhau .Khi đoán BTHL thì phải nhớ điều này, nó đúng cho tất cả các hào , quẻ, chứ không phải chỉ mệnh hợp cách hay không hợp mà đủ để đoán xấu tốt.

Sửa bởi nguy: 22/02/2014 - 01:37


Thanked by 3 Members:

#66 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29123 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 22/02/2014 - 01:33

Trích dẫn

hào 3 : Sư hoặc dư thi, hung .
dịch : Ra quân do dự (thì chỉ ) mang xác chết mà về, đóng.
Javary hiểu là ra quân thua một trận (chứ chưa thua toàn cuộc) Xấu (nhưng chớ nản vì còn hào 4 đến 6).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 21/02/2014 - 16:51, said:

Còn hào 3 thực sự tôi không biết chọn giải hoặc là "do dự" đúng hơn hay giảng là " có lẽ " đúng hơn . QNB và các bạn khác nghĩ sao ?

QNB cho rằng để chữ "do dự" là hợp lý hơn cả.

Bởi lẽ chữ Sư, ngoài ý nghĩa Quân đội, còn mang ý nghĩa người tướng Soái.
Tướng soái / xuất quân mà do dự chẳng quyết đoán thì sẽ dẫn đến chỗ chết.

Thanked by 4 Members:

#67 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7532 thanks

Gửi vào 22/02/2014 - 14:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 21/02/2014 - 22:49, said:

Kính chào anh Nguy và các bạn,

Xin được tham gia suy nghĩ về Quẻ Nhu, tôi thường nghiêng về tìm hiểu Tượng trước khi hiểu Từ, tuy Từ định hướng trước tìm hiểu vậy - thử hình dung ở bên dòng sông yên tĩnh, trăng sao (ban đêm) trời mây (ban ngày) đều in bóng dưới lòng sông, mặt nước "quang hanh"... Mặt sông (hồ) thành nơi giao tiếp, nơi đó mềm mại nhu nhuyễn, nơi giao tiếp giữa cái cứng và cái mềm "nhu vu giao"...cái đối cảnh tôi nghĩ như vậy.

Còn cách nhìn như Javary giống như anh Nguy dẫn rất có ích cho sự phát triển nội tâm tĩnh lặng mỗi người.
Vài dòng chia sẻ !

Trân trọng
Tôi đề nghị chúng ta mở rộng trao đổi : mọi người cứ mang sở kiến để đối chiếu NHƯNG phải mới , chứ đừng nhai lại. Chứ không cần chỉ để giúp tôi cải thiện công trình diễn dịch mà thôi .Vì cách diễn dịch của tôi có tôn chỉ rõ ràng dưới ánh sáng khoa học và học thuật mới nên có phần gò bó . Dĩ nhiên tôi vẫn cần các bạn chỉ cho sự sai sót hay tóm gọn được ý tôi viết .Như bạn Coluong vừa nhắc tôi các hào 2,4,5 của quẻ Tụng.

Sửa bởi nguy: 22/02/2014 - 20:14


Thanked by 2 Members:

#68 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 22/02/2014 - 23:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 09/02/2014 - 21:57, said:

LỜI NÓI ĐẦU
...
Với lớp phủ thời gian, cách hiểu các lời quẻ, lời hào cũng như ngay cả ý nghĩa của tên quẻ có phần mờ ảo và méo mó. Ta thấy được điều đó rất rõ trong sách kinh Dịch của cụ Ngô Tất Tố vì cụ cho ta đọc được cách hiểu khác nhau của một số tiên nho. Và từ đó cách hiểu lời phê cũng tùy theo trường phái và thời đại. Ngày nay, nhờ khảo cổ học và văn bản học chúng ta hiểu được rõ hơn đôi phần về ý nghĩa các câu văn và trong bối cảnh nào Chu Dịch đã được viết ra. Tôi cho rằng chúng ta nên trở lại cái nguyên thủy đó thì sẽ hiểu các lời phê đúng đắn hơn và theo đó sẽ dự đoán được chính xác hơn.

Viết ở đây chưa phải là viết một cuốn sách nghiêm túc nên không phải ghi lại tất cả các nguồn, nhưng cái gì của Cesar thì phải trả lại cho Cesar, phần giảng nghĩa này ............ Sau đó mới mang đối chiếu với các bản cổ của Trình Di, Chu Hi (qua Ngô Tất Tố ), Nguyễn Hiến Lê và Học Năng và cho thêm ý kiến riêng khi khác với cả hai bên tân, cổ.

Ngu Yên Nguyễn Đại Bằng


Bối cảnh thành hình Chu Dịch

Theo các nhà khảo cứu khoa học ngày nay thì không còn nghi ngờ gì nữa, các quẻ và lời trong kinh Dịch xuất hiện sớm nhất vào đời Thành Vương, vua thứ hai nhà Tây Chu, khoảng 11 thế kỷ trước Công Nguyên, và do người trong hoàng tộc viết ra (truyền thống cho lời Quẻ là của Văn Vương, lời Hào là của Chu Công). Chúng có trước các lời Truyện (lời bàn), được áng chừng xuất hiện thời Xuân Thu, Chiến Quốc và đầu Tây Hán.

Các học giả cho biết rất nhiều lời là kể lại chuyện các nhân vật lúc giao thời giữa 2 nhà Ân và Chu (Văn Vương, Trụ, Chu Công, Tỳ Can, Cơ Tử, v.v...) và tổ tiên của họ (ít khi hơn). Vì vậy thuộc sử thời đó sẽ giúp làm sáng tỏ rất nhiều các khúc mắc, sai lầm của hậu thế (như sửa lời mà không hiểu chuyện). Và hiểu rằng một chữ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy lúc như chữ "Trinh" có nghĩa là chính bền (ngay thẳng bền bỉ) nhưng thường thì có nghĩa đoán, điềm. Ngoài ra một điểm quan trọng cần biết là thời tạo thành đó không có quẻ 3 vạch mà chỉ có quẻ 6 vạch. Điều đó không ngăn chúng ta sử dụng 8 quẻ có 3 vạch để hiểu thêm nhưng cần phải ý thức rằng các quái đơn ấy không thuộc hệ thống nguyên thủy.
........................

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 08/02/2014 - 15:01, said:

Tôi mở chủ đề này để chúng ta cùng nhau đối thoại về cách diễn dịch mới . Dĩ nhiên tôi không trả lời những post nói đùa nhưng cả những comments muốn hiểu các lời trong Chu Dịch theo ý riêng hay theo cổ điển vì đường lối đã ghi rõ là theo các khoa học tân thời như văn bản học và nhất là khảo cổ học . Các cách hiểu khác đều có giá trị nào đó trong môn phái hay thời đại của nó .

Theo lời nói đầu nên tôi mới tham gia suy nghĩ như trên.

Kinh Dịch tuy Cổ nhưng không Cũ. Lịch sử chỉ có thể minh họa một giai đoạn thực tế dụng của dịch ứng cơ tại thời điểm.

Tôi nghĩ : Quẻ NHU hiểu tổng quát là sự hàm dưỡng cho đầy đủ, sự hàm dưỡng ấy thông qua tự thân điều chỉnh, nhẫn nại chờ đợi cho đủ thể lực và trí lực (đức dục và trí dục) phù hợp từng thời vị như thứ tự các hào. Khi đã đủ thì sẽ có chỗ dùng, mặc dù tưởng như " Nhập vu huyệt", nhưng đúng lúc ấy Khách không mời mà đến "Hữu bất tốc chi khách", không những một người mà tới ba người - "tam nhân lai kính chi chung cát", cũng có thể hiểu Tam là Động (đúng thời làm việc). Người đến để làm gì, đến để mời người có Đức Nhu qua sông lớn làm việc có ích- Lợi thiệp đại xuyên.

Chúc anh Nguy và các bạn tiếp tục

p/s nếu nghĩ các quái đơn không thuộc hệ thống nguyên thủy (tôi gọi là tiên thiên) cũng là một khiếm khuyết không nhỏ khi đi vào dịch- nếu nghĩ thế này sẽ xa rời Tượng vì chỉ chú trọng vào mặt chữ, bề ngoài.

Sửa bởi PhapVan: 22/02/2014 - 23:36


Thanked by 5 Members:

#69 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 00:53

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Tỷ:
hào 1 : Hữu phu, tỷ chi, vô cữu.Hữu phu doanh phẫu, chung lai hữu tha, cát .
dịch: Có lòng tin để liên minh, không lỗi.Lòng tin đầy đặn (đầy cả ang) nên cuối cùng ( kéo được) người ngoài theo đến, mở .

Không hiểu tại sao Javary lại hiểu tha là vật hay việc mà không là người ?
Chữ "tha" 他 còn có nghĩa là "thay đổi" (thay lòng đổi dạ) .
Chỗ này, QNB hiểu là cái cảnh liên minh với nhau thì cắt máu ăn thề, nên mới nói: lòng tin đầy cả cái vò (phữu/phẫu), chết mới có thể thay đổi được.

- Hào 1, thời mở đầu cho việc lên minh: trong các bên tham gia ắt có bên khởi xướng (tạm coi vai chủ), bên tham gia/gia nhập(bên khách). Tham gia liên minh thì cơ bản các bên cần Có lòng tin để liên minh, lòng tin phải đầy đặn (đầy cả ang)/đầy cả cái vò (phữu/phẫu). Việc cắt máu ăn thề có thể coi như một nghi lễ có tính tượng trưng, qua đó, các bên thể hiện cam kết/chữ tín chết mới có thể thay đổi được khi tham gia liên minh. (thời nay có thể là nghi lễ kí kết hiệp ước...)

Hào 2 : Tỷ chi tự nội, trinh cát.
dịch : Đoàn kết /
Liên kết từ bên trong, đoán tốt.
- Thêm vậy được không anh? Nhưng nhấn mạnh vào nghĩa đoàn kết( nếu không, hào 3 có thể dịch là "đoàn kết với bọn xấu/cướp")

hào 6 : Tỳ/ Tỷ chi vô thủ, hung

- Quẻ Tỷ nói về việc kết hợp/liên minh với nhau. Quẻ có hào 5 dương duy nhất, lại đắc trung - chính, nên thường coi là hào chủ quẻ. Các hào trong quẻ miêu tả những thời kì khác nhau của quẻ, không mang tính chất tiếp diễn:
+ Hào 1(hào sơ) : thời mở ra liên minh, các bên tham gia cần phải có lòng tin với nhau và với cam kết/thoả thuận của liên minh. Việc này - có lòng tin, có cam kết- mới có thể cuối cùng ( kéo được) người ngoài theo đến, mở .
+ Hào 2, 4 : Là những hào âm, đắc trung hoặc chính, được cát -những hào thể hiện trạng thái tốt của quẻ/cũng như của việc liên minh. Hào 2 thuận thế -ứng âm - dương với hào 5 (hào có thể coi là đứng đầu liên minh, đắc trung - chính), là người dưới thuận theo/giúp người trên. Hào 4 âm, kế cận hào 5, là đồng minh bên ngoài, cũng thuận theo. Hào 2 & 4 cho thấy thế vững chắc của liên minh khi liên minh có được sự "trong ứng, ngoài hợp".
+ Hào 5: Là thời cực thịnh của liên minh, thời kì cần Làm sáng tỏ liên minh/ khuyếch trương liên minh. Người đứng đầu liên minh luôn cần phải duy trì các cam kết/lòng tin (như ban đầu- thời hào sơ) của liên minh, tương tự như Phép vua (khi đi săn) thì chỉ vây 3 mặt, (chịu) để mặt trước chim muông có lối thoát (ai không muốn thì thôi không bắt ép) .( Nhờ đức độ như vậy ) người trong ấp (thuộc quyền cai trị trực tiếp của vua ) không e dè gì nên có thể giúp liên minh duy trì, phát triển / mở.
+ Hào 3, 6: Là những hào thể hiện trạng thái xấu của quẻ, hai hào này đều âm nhu, không đắc trung - chính. Hào 3 mô tả tình huống xấu cho liên minh khi các bên tham gia chỉ là bọn xấu / cướp. Hào 6, thời mạt của quẻ, cũng có thể là thời lên minh suy tàn, không còn duy trì được.(có thể vì nhiều nguyên nhân như:không có người cầm đầu; các bên không đồng thuận; các bên mất lòng tin...)

Thanked by 2 Members:

#70 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7532 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 01:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 22/02/2014 - 23:31, said:

Theo lời nói đầu nên tôi mới tham gia suy nghĩ như trên.

Kinh Dịch tuy Cổ nhưng không Cũ. Lịch sử chỉ có thể minh họa một giai đoạn thực tế dụng của dịch ứng cơ tại thời điểm.

Tôi nghĩ : Quẻ NHU hiểu tổng quát là sự hàm dưỡng cho đầy đủ, sự hàm dưỡng ấy thông qua tự thân điều chỉnh, nhẫn nại chờ đợi cho đủ thể lực và trí lực (đức dục và trí dục) phù hợp từng thời vị như thứ tự các hào. Khi đã đủ thì sẽ có chỗ dùng, mặc dù tưởng như " Nhập vu huyệt", nhưng đúng lúc ấy Khách không mời mà đến "Hữu bất tốc chi khách", không những một người mà tới ba người - "tam nhân lai kính chi chung cát", cũng có thể hiểu Tam là Động (đúng thời làm việc). Người đến để làm gì, đến để mời người có Đức Nhu qua sông lớn làm việc có ích- Lợi thiệp đại xuyên.

Chúc anh Nguy và các bạn tiếp tục

p/s nếu nghĩ các quái đơn không thuộc hệ thống nguyên thủy (tôi gọi là tiên thiên) cũng là một khiếm khuyết không nhỏ khi đi vào dịch- nếu nghĩ thế này sẽ xa rời Tượng vì chỉ chú trọng vào mặt chữ, bề ngoài.

Nếu nghiêng về Đạo thì dĩ nhiên không cần hiểu rõ lời vì cái đó gây khó cho các tượng , có nhiều chỗ cách hiểu của Trình , Chu chẳng hạn thật khiên cưỡng .Còn muốn hiểu rõ tinh hoa tư tưởng một thời thì không thể không đi tìm ý nghĩa thật của người chấp bút.Ở hành lang bàn luận thì việc luận theo cái hiểu của mình về Đạo (nói chung triết học, tư tưởng về vũ trụ , huyền học, không học ...) không phải không có ích nhưng cái đó đã bao đời bàn đến rồi nên tôi không bỏ công sức nếu không nghĩ mình mang cái gì mới cho mọi người. Còn ai thấy quý , thấy cần hay không là tùy nhãn quan của mọi người .Tùy hỉ thôi .Riêng vấn đề quẻ 3 vạch thì khoa học không tìm tòi để làm vừa lòng ai cả mà để tiến tới gần sự thật .Không phải vì Mặt đất tròn chứ không vuông làm giảm giá trị của Thiên chúa giáo mà là Giáo hội thời Galilế , Copernic lầm tưởng như vậy .

TB Tôi ủng hộ việc đề cập đến quẻ 3 vạch trong hành lang đối thoại , tôi chỉ nói là sẽ không dùng nó trong phần diễn dịch Chu Dịch nguyên thủy.

Sửa bởi nguy: 23/02/2014 - 02:01


Thanked by 3 Members:

#71 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7532 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 03:18

@pth77
Cám ơn bạn .Tôi giữ đoàn kết thôi để phân biệt nội ngoại dù Chu Dịch chỉ dùng 1 chữ Tỷ.Đúng rồi hào 5 là chủ quẻ vì nó được tất cả chính, trung, ứng.Tượng vương ở hào 5 càng đắc vị .

Thanked by 2 Members:

#72 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 19:33

- Tinh thần quẻ Tỷ cũng có thể miêu tả qua câu ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao
ps: lại thêm số ba

Thanked by 2 Members:

#73 Minh Huyền

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2344 Bài viết:
  • 3567 thanks
  • LocationĐào Hoa Island

Gửi vào 23/02/2014 - 23:08

hihi .quẻ địa thuỷ sư ,minhhuyen xin có ý kiến :
Hảo 1 : Sư xuất dĩ luật.Phủ tàng hung.
luật ở đây là không chỉ là hình luật ,mà còn xét luật tự nhiên .của tạo hoá .Tại vì khi tập hợp quân đội chiến tranh , ẩn chưa nguy cơ nhiều mặt,nặng nhất là tổn thất về máu.nước mắt,tài lực ,nên phải xét kĩ lưỡng nhiều yếu tố có nên tiến hành chiến tranh không ( vế này ngay chương 1 binh pháp tôn tử đã bàn đến ,tóm gọn : Biết người ,biết ta .Có rất nhiều cuộc chiến tranh sai ngay từ khâu hoạch định ,mục đích,bất chính nghĩa rút cuộc nhận lại kết cục bi thảm ,Chủ Phủ không nghĩa kho tàng ,mà chính là che phủ ( bị bịt mắt ) .Hào 1 âm nhu ,nằm ở vị trí sơ độn .trước mắt là 1 hào dương ,giống như mới bắt đầu việc chưa thể rõ ràng , nên ham hở mà tiến bước ,giống như mấy anh nông dân chỉ biết nghe theo lời cán bộ tổng động viên đi lính ,hăm hở nghĩ lập công về được địa vị nên gap nguy hiểm trước mặt mà ko biết .tức phủ tàng hung đó ,nên lời chú trên chỉ xét ở 1 một phương diện ,Nếu không vì ko kho tàng ,của cái thì phát động chiến tranh làm gì ,mà nuôi quân ko cần tiền .lương thảo cung cấp thì sao mà đánh được ,nên Hào 1 này Dịch kinh đại toàn ( Nguyễn Văn Thọ ) chú :
Sơ Lục. Sư xuất dĩ luật. Phủ tang hung.
Tượng viết:

Sư xuất dĩ luật. Thất luật hung dã.

Dịch. Sơ Lục:
Xuất quân cần có phép.
Nếu không hung họa sẽ tới nơi.



Lời chú này bao quát được mọi khía cạnh của vấn đề ,Trước khi muốn đổi mới bất cứ cái gì ,thì nên tìm hiểu tại sao những người đã đi trước lại chú giải thế ,sao ko giải theo nghĩa đen của tử phủ trên tinh ôn cố trí tân .chứ ko nên rũ bỏ sạch hết,nên dùng câu này thay câu chú giải trên
Minh Huyền chỉ tạm góp ý hào 1 ,để mọi người bàn luận,Hôm nay MH cũng mới đi xa về ,người khá mệt ,nhưng không nhịn được phải nói lên ý kiến của mình .chẳng biết mọi người hiểu sao là kinh dịch nguyên thuỷ ,chứ càng ngày càng thấy nó sa vào chữ mà quên ý ,lời từ ko bám sát tượng ,mà Văn vương viết lời từ là sợ người sau ko rõ tượng mà chú vô
Chúc mọi người vui vẻ

Sửa bởi MinhHuyen: 23/02/2014 - 23:10


Thanked by 3 Members:

#74 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 23:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 23/02/2014 - 01:57, said:

Nếu nghiêng về Đạo thì dĩ nhiên không cần hiểu rõ lời vì cái đó gây khó cho các tượng , có nhiều chỗ cách hiểu của Trình , Chu chẳng hạn thật khiên cưỡng .Còn muốn hiểu rõ tinh hoa tư tưởng một thời thì không thể không đi tìm ý nghĩa thật của người chấp bút.Ở hành lang bàn luận thì việc luận theo cái hiểu của mình về Đạo (nói chung triết học, tư tưởng về vũ trụ , huyền học, không học ...) không phải không có ích nhưng cái đó đã bao đời bàn đến rồi nên tôi không bỏ công sức nếu không nghĩ mình mang cái gì mới cho mọi người. Còn ai thấy quý , thấy cần hay không là tùy nhãn quan của mọi người .Tùy hỉ thôi .Riêng vấn đề quẻ 3 vạch thì khoa học không tìm tòi để làm vừa lòng ai cả mà để tiến tới gần sự thật .Không phải vì Mặt đất tròn chứ không vuông làm giảm giá trị của Thiên chúa giáo mà là Giáo hội thời Galilế , Copernic lầm tưởng như vậy .

TB Tôi ủng hộ việc đề cập đến quẻ 3 vạch trong hành lang đối thoại , tôi chỉ nói là sẽ không dùng nó trong phần diễn dịch Chu Dịch nguyên thủy.

Chúc anh Nguy hoàn thành tâm nguyện và các bạn tiếp tục.

Thanked by 3 Members:

#75 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7532 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 01:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MinhHuyen, on 23/02/2014 - 23:08, said:

hihi .quẻ địa thuỷ sư ,minhhuyen xin có ý kiến :
Hảo 1 : Sư xuất dĩ luật.Phủ tàng hung.
luật ở đây là không chỉ là hình luật ,mà còn xét luật tự nhiên .của tạo hoá .Tại vì khi tập hợp quân đội chiến tranh , ẩn chưa nguy cơ nhiều mặt,nặng nhất là tổn thất về máu.nước mắt,tài lực ,nên phải xét kĩ lưỡng nhiều yếu tố có nên tiến hành chiến tranh không ( vế này ngay chương 1 binh pháp tôn tử đã bàn đến ,tóm gọn : Biết người ,biết ta .Có rất nhiều cuộc chiến tranh sai ngay từ khâu hoạch định ,mục đích,bất chính nghĩa rút cuộc nhận lại kết cục bi thảm ,Chủ Phủ không nghĩa kho tàng ,mà chính là che phủ ( bị bịt mắt ) .Hào 1 âm nhu ,nằm ở vị trí sơ độn .trước mắt là 1 hào dương ,giống như mới bắt đầu việc chưa thể rõ ràng , nên ham hở mà tiến bước ,giống như mấy anh nông dân chỉ biết nghe theo lời cán bộ tổng động viên đi lính ,hăm hở nghĩ lập công về được địa vị nên gap nguy hiểm trước mặt mà ko biết .tức phủ tàng hung đó ,nên lời chú trên chỉ xét ở 1 một phương diện ,Nếu không vì ko kho tàng ,của cái thì phát động chiến tranh làm gì ,mà nuôi quân ko cần tiền .lương thảo cung cấp thì sao mà đánh được ,nên Hào 1 này Dịch kinh đại toàn ( Nguyễn Văn Thọ ) chú :
Sơ Lục. Sư xuất dĩ luật. Phủ tang hung.
Tượng viết:

Sư xuất dĩ luật. Thất luật hung dã.

Dịch. Sơ Lục:
Xuất quân cần có phép.
Nếu không hung họa sẽ tới nơi.



Lời chú này bao quát được mọi khía cạnh của vấn đề ,Trước khi muốn đổi mới bất cứ cái gì ,thì nên tìm hiểu tại sao những người đã đi trước lại chú giải thế ,sao ko giải theo nghĩa đen của tử phủ trên tinh ôn cố trí tân .chứ ko nên rũ bỏ sạch hết,nên dùng câu này thay câu chú giải trên
Minh Huyền chỉ tạm góp ý hào 1 ,để mọi người bàn luận,Hôm nay MH cũng mới đi xa về ,người khá mệt ,nhưng không nhịn được phải nói lên ý kiến của mình .chẳng biết mọi người hiểu sao là kinh dịch nguyên thuỷ ,chứ càng ngày càng thấy nó sa vào chữ mà quên ý ,lời từ ko bám sát tượng ,mà Văn vương viết lời từ là sợ người sau ko rõ tượng mà chú vô
Chúc mọi người vui vẻ


ý kiến của Minhhuyen về hào 1 quẻ sư rất đáng để bàn luận . Thật ra hiểu như cách cổ điển mà Minhuyen đưa ra không hại gì cho toàn quẻ nhưng javary chú như sau về từ nguyên :
1/ luật có nghĩa là luật lệ nhưng nghĩa đầu là nốt nhạc , nên ông ấy dịch là ra quân phải theo điệu nhạc. Ảnh hưởng thay đổi không lớn nhưng nguyên thủy hơn .
2/ phủ : có nghĩa là " có hay không ?", Dịch là chẳng cũng được như tiếng Việt còn những từ như phủ nhận, phủ quyết ...
3/ tàng/ tang : nghĩa là thiện , tốt nhưng nghĩa ban đầu là nô lệ , tù binh từ đó chuyển sang nghĩa món hàng, kho tàng ( viết khác một chút ) rồi sang nghĩa hiện hành đã nói: thiện, tốt. Cho nên dịch theo trung cổ ( Chiến quốc trở đi ) thì như cổ điển nhưng dịch theo thượng cổ thì phải như Javary đã dịch .

Còn về ý kiến lời xa tượng thì minhHuyen không đọc hay có đọc nhưng không phá chấp được là Tượng có trước nhưng mà là tượng lục quái với tên quẻ đi kèm ; lời quẻ, lời hào là có từ thời Tây Chu.
Để tôi viết tóm gọn lịch sử hình thành từ Bốc Phệ của Chu Dịch cho mọi người rõ khi có thì giờ. Còn bây giờ tôi chỉ nhắc sơ lại lịch sử tư tưởng chú giải Chu Dịch mà nay học giả TQ hay QT nào cũng đồng ý để quí bạn đừng chấp vào cái gọi là tượng .
1/ Chu Dịch có từ thời Tây Chu 2/ Âm Dương có từ Trâu Diễn ( Xuân thu, Chiến quốc) và Thái cực có trong Hệ từ (XTCQ) 3/ Hồng Phạm nói về Ngũ hành có từ Chiến quốc hay Tây Hán 3'/ Đổng Trọng Thư tổng hợp Âm dương với ngũ hành 4/ các tam quái xuất hiện vào thời cuối Chiến Quốc đầu Tây Hán (bản Mã vương Đôi ) 5/ Giảng Chu Dịch theo Hoàng Lão (hữu/ vô) là từ Vương Bật ( Tam Quốc) 6/ Thái cực đồ là từ Bắc Tống (Chu Đôn Di rồi sau đó Thiệu Ung (bói toán) 7/ Khí là của Trương Tái, nhân của Trình Hạo (nhân ở đây không còn là nhân của thầy Khổng ), lý là của Chu Hi (khuếch trương) thới Tống do chịu ảnh hưởng của Phật học 8/ tâm là từ Vương Dương Minh (Minh) rồi Vương Phu Chi (đầu Thanh) cũng chịu ảnh hưởng của phật học .
Các bạn nên tìm đọc Cổ sử biện của nhóm Cố Hiệt Cương nếu biết hán ngữ, nếu không thì đi tìm TQ triết học sử của Hồ Thích, của Phùng Hữu Lan (cả 2 từng được dịch ra tiếng Việt) và ở VN thì có Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê cũng dùng được (Nho giáo của Trần Trọng Kim thì không bàn về Dịch chút nào nhưng rất hay về lịch sử tư tưởng nho gia ).các sách này hơi bị cổ nên không đủ cập nhật nhưng sách mới hơn thì tôi chỉ biết bằng Pháp ngữ.

TB1: tôi quên ông Nguyễn văn Thọ thì đề nghị trong tứ tượng thì trong thái dương là thiếu dương và Thái Âm là thiếu âm chứ không như cổ điển trong dương tiềm âm và ngược lại.
TB2 : Tượng là để tóm tắt hay để đưa ra 1 hệ thống tư tưởng nào đó .Nên giảng Dịch theo tam quái là chịu ảnh hưởng của hệ thống Bát quái vì vậy không thể là nguyên thủy được .Với lại tôi đã lập lại nhiều lần dùng tượng quên lời thì sẽ làm mất sự phong phú của Chu Dịch nữa vì Chu Dịch là tinh hoa của tư tưởng thời Tây Chu nên nó bàn về chính trị, sách lược, binh pháp, và nhất là cách tiếp thế , xử thế và sửa mình . Cứ chỉ theo cái vũ trụ quan đóng của hệ thống bát quái thì chỉ được cái phần Hình nhi thượng mà mất phần Hình nhi hạ .Nếu bỏ hết lời thì tôi đố các bạn chỉ dùng bát quái (dù thêm âm dương trung chính ) mà giảng được quẻ Tỷ là đồng minh lập hội thề , quẻ Sư là thời chiến và binh pháp, phép dùng người nằm ở bên trong .

TB3: Nói thêm cho rõ: thái cực được đề cập trong hệ từ nhưng không có nói đến bát quái , cho nên Thái cực đồ với thái cực , lưỡng nghi, tứ tượng , bát quái là phát kiến mới.
Và các Dịch truyện , trong đó có Hệ từ , là những lời bàn về Chu Dịch nguyên thủy là của hậu thế nhưng sau này người ta gộp với lời quẻ, lời hào vào thành Kinh Dịch .

Sửa bởi nguy: 24/02/2014 - 04:02


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |