Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#1981 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 09/09/2014 - 04:54

tin cảm xúc và vô cảm ?

​Dấn thân vào “hang hùm”
>TQ: Tiêu điểm sáng 8-9: Đường dây buôn thận xuyên quốc gia /
08/09/2014 11:12 GMT+7

TT - Sau nhiều tháng thâm nhập thực tế, PV Tuổi Trẻ phát hiện một đường dây buôn thận xuyên quốc gia.
Những người bán thận nằm chờ ở nhà nghỉ Thanh Nga (đường Ngô Quyền, TP Huế) - Ảnh: H.Lộc - Đ.Phú
Những người bán thận nằm chờ ở nhà nghỉ Thanh Nga (đường Ngô Quyền, TP Huế) - Ảnh: H.Lộc - Đ.Phú

Đây là đường dây có “vòi bạch tuộc” khắp cả nước để “săn mồi” là những thanh niên nghèo ở nhiều vùng quê.

Theo số điện thoại và thông tin trên Internet, nhiều lần chúng tôi liên hệ với các đối tượng trong đường dây buôn thận nhưng đều thất bại.

Câu trả lời thường là “nhầm số rồi”, “không phải” hoặc chỉ ngắn gọn “xét nghiệm máu chưa?” và nói chờ... Phải mất nhiều tháng, PV Tuổi Trẻ mới lọt được vào “mắt xanh” của các đối tượng buôn bán thận thông qua một người từng bán thận “gửi gắm”.
Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thậnẢnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra
Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thận - Ảnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra

Lên đường

Người có nhóm máu O luôn được các đối tượng buôn thận săn đón bởi phù hợp với người suy thận ở tất cả nhóm máu, nhưng người vào vai bán thận của nhóm PV Tuổi Trẻ lại “kẹt” thuộc nhóm máu A nên phải đợi rất lâu.

Tới đầu tháng 8 mới được một đối tượng tên Nhật (23 tuổi, ở Đà Nẵng) gọi điện thoại yêu cầu tới một bệnh viện nào đó xét nghiệm nhóm máu, phân tích nước tiểu, đo điện tim, khám tổng quát...

Khi biết kết quả xét nghiệm của chúng tôi, Nhật nói phải chờ để tìm người mua thận có cùng nhóm máu. Qua điện thoại, Nhật cho biết giá bán một quả thận là 150 triệu đồng, toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở sẽ được lo đầy đủ.

Ngày 8-8, Nhật gọi điện thoại hối thúc chúng tôi ra Huế gấp. Nhật giả vờ bảo tự mua vé máy bay hoặc vé xe ra Huế để thăm dò chúng tôi. Khi chúng tôi nói ngay là không có tiền, Nhật mở lời: “Chuẩn bị hồ sơ xét nghiệm, ít hôm nữa ra bến xe miền Đông sẽ có người đón”.

Ba ngày sau, một người phụ nữ xưng tên Hà gọi điện cho chúng tôi hướng dẫn: “Sáng 12-8 ra bến xe miền Đông, vào quầy 51 nhà xe Phi Long nói khách quen chị Hà để lên xe ra Huế”.

9g ngày 13-8 chúng tôi có mặt tại bến xe TP Huế. Nhật chạy xe Air Blade đến chở chúng tôi về điểm “tập kết”. Trên đường đi, Nhật đe: “Hỏi ít thôi, không nên biết nhiều. Cứ nằm chờ trong nhà nghỉ, khi nào chuyển đi đâu phải nghe theo. Không được đi ra ngoài nhiều, tránh tiếp xúc với người lạ”.
Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thậnẢnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra
Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thận - Ảnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra

Vào “ổ”

Nhật chở thẳng chúng tôi về nhà nghỉ Thanh Nga (47/48 Ngô Quyền, P.Vĩnh Ninh, TP Huế), đưa vào một căn phòng ở lầu 3 nằm đợi. Ở chung phòng với chúng tôi có năm thanh niên còn rất trẻ gồm Trung (quê Hà Nội), Nam (ở Đắk Lắk), Thông (ở Đồng Nai), Thảo và Tài (TP.H.C.M).

Thấy chúng tôi là người mới, Tài hỏi: “Mới tới hả, có người nhận chưa?”. Tôi lắc đầu, cả nhóm ồ lên: “Thế còn phải đợi dài cổ”.

Theo nhóm thanh niên này, họ đều đã có người mua thận, đang đợi ngày ra hội đồng nào đó để duyệt. Tài kể từng ở một phòng trọ tại Hà Nội mấy tháng để xét nghiệm, đợi người nhận thận theo yêu cầu của bà Hà. Tài còn khoe thận của mình được một người đàn ông ở Phú Thọ đồng ý mua. Thảo cũng cho biết mình đã có người mua thận. “Em mới ra buổi sáng, buổi trưa có người mua rồi, người ta đưa đi xét nghiệm tùm lum thứ nhưng bây giờ vẫn nằm đây chờ” - Thảo nói.

Trung cũng hoàn tất các thủ tục, giấy tờ và sốt ruột chờ ngày ra hội đồng ghép tạng. Trung cho biết: “Nhiều người ra đây nằm đợi mấy tháng mới có người trùng nhóm máu. Nhanh thì một tháng, lâu phải mất vài ba tháng. Nói chung cứ từ từ, cứ ở rồi tính tiếp”.

Trung còn gọi điện cho bà Hà xin về thăm gia đình mấy ngày. Thấy bà Hà còn nhùng nhằng, Trung giải thích: “Hôm qua em xin chú Dũng rồi.

Khi nào ra hội đồng thì chị gọi em vô. Chị yên tâm, em về không nói cho ai biết đâu, em cũng biết giữ cho mình chứ”. Dù Trung năn nỉ, bà Hà vẫn không đồng ý, lấy lý do là người mua thận không đồng ý, sợ Trung gặp xui xẻo gãy chân, gãy tay, hỏng hết chuyện.

Những ngày ở nhà nghỉ Thanh Nga, chúng tôi phát hiện ngoài Nhật còn có một người tên Công - một người đi bán thận nhưng theo Nhật “học việc” - thường xuyên lui tới nhà nghỉ này để đưa người bán thận qua Bệnh viện Trung ương Huế làm các xét nghiệm.

Nhiều người ở địa điểm “tập kết” khác, sau khi làm xét nghiệm cũng được Nhật đưa về nhà nghỉ Thanh Nga. Hằng ngày, Nhật hoặc bà Hà đến nhà nghỉ trực tiếp phát tiền ăn cho người bán thận. Nếu thận chưa có người mua, mỗi người được phát 50.000 đồng, có người mua thì được phát 100.000 đồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thậnẢnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra
Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thận - Ảnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra

Mạng lưới

Thời điểm đầu tháng 8-2014, đường dây buôn thận tại Huế đã “săn” được khoảng 30 thanh niên trẻ đi bán thận và cho nằm chờ ở các nhà nghỉ.

Đó là chưa kể nhiều người bán thận khác được cho về quê để giảm chi phí. Trung bình mỗi ngày có 2-3 thanh niên trẻ ở các vùng quê nghèo bị “sa bẫy” hoặc tự bán thận được đưa đến các điểm “tập kết” của đường dây này.

Tại Huế, ngoài điểm “tập kết” người bán thận ở nhà nghỉ Thanh Nga, chỉ cách Bệnh viện Trung ương Huế khoảng 150m, mạng lưới buôn thận còn “giăng” ở hai phòng trọ khác tại số 100 Phan Chu Trinh và 83 Nguyễn Sinh Cung.

Phòng trọ ở số 100 Phan Chu Trinh cách bệnh viện này khoảng 1,5km và được thuê với giá 3 triệu đồng/tháng mới “khai trương” ngày 16-8, khi chúng tôi bị đưa tới đây đã có bảy người bán thận ở chung với nhau và họ tự nấu ăn hằng ngày.

Địa điểm 83 Nguyễn Sinh Cung được coi là “văn phòng” hoạt động chính của đường dây buôn thận tại Huế. Đây là nơi đường dây buôn thận bố trí cho những người bán thận nằm chờ hoặc để những người bán thận xong nằm dưỡng sức trước khi về quê.

Trong đó, phòng 303 được coi là nơi “bất khả xâm phạm”, người ngoài không được bén mảng tới ngoại trừ các “ông trùm, bà trùm” của đường dây.

Đường dây buôn thận ở Huế còn vươn “vòi bạch tuộc” ra tận Hà Nội với điểm “tập kết” chính ở địa chỉ 143/39 Nguyễn Chính (Q.Hoàng Mai).

Khi chúng tôi bị các đối tượng trong đường dây buôn thận đưa ra Hà Nội để xạ hình thận, tại đây có tám người bán thận được bố trí cho ở hai phòng gần nhau.

Những ngày ở nhà trọ này, có thời điểm chúng tôi ghi nhận được hai phòng trọ này chứa đến vài chục người bán thận, sinh sống trong điều kiện chật chội, kém vệ sinh, hằng ngày tự nấu ăn với nhau.

Những người bán thận từ Huế ra Hà Nội làm xong các xét nghiệm và xạ hình thận sẽ ở lại đây từ một tuần đến một tháng mới được chuyển vào Huế chờ ngày lên bàn mổ lấy thận.
Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thậnẢnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thận - Ảnh: Đức Phú - Hoàng Lộc cắt từ clip điều tra

Bị dụ dỗ bán thận

Những ngày thâm nhập đường dây buôn thận, chúng tôi chứng kiến nhiều thanh niên từ các vùng quê nghèo bị đường dây buôn thận dụ dỗ bán thận. Hầu hết những người này đều giấu không cho gia đình biết.

Khi bị “sa lưới” đường dây buôn thận, không ít người muốn rút lui nhưng sợ các đối tượng trong đường dây bắt trả lại tiền nên họ tìm cách trốn hoặc phải giả vờ cha mẹ ở nhà đang bệnh, có người thân mất để được cho về quê.

Gặp chúng tôi ở điểm nhà trọ số 100 Phan Chu Trinh, TP Huế, Tuấn (20 tuổi, Đồng Tháp) chất phác kể ở đây gần hai tháng và chỉ mong sớm bán được thận để có tiền chữa bệnh cho mẹ.

Giọng Tuấn chùng xuống: “Cha mẹ em già lắm rồi, mẹ em bị bệnh não, vay mượn tiền bạc chạy chữa nhiều nơi không khỏi. Cha cũng bị bệnh nên không thể xoay xở được. Bác sĩ nói muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải có hơn 100 triệu đồng”.

Thương mẹ, Tuấn đăng số điện thoại lên mạng rao bán thận. Tuấn được người của đường dây buôn thận đưa đi xét nghiệm và đang làm các thủ tục để bán thận cho một người đàn ông tên Hưng. “Không biết lúc nào em mới được mổ lấy thận, mẹ em yếu quá rồi” - Tuấn than thở.

(còn nữa)

Sửa bởi ttL: 09/09/2014 - 04:57


#1982 hiepkhach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 24 Bài viết:
  • 28 thanks
  • Locationthuỷ liên động

Gửi vào 09/09/2014 - 10:37

truyện cổ tích gì mà chẳng có ông tiên,ông bụt gì cả,cũng lại chẳng có cả phép thần thông quảng đại gì,toàn là cuộc sống thực hằng ngày,truyện này không hợp với em rồi,chắc nó chỉ hợp với mấy bạn có cuộc sống như trong mơ thôi,em đang tìm truyện cổ tích thực sự cơ,có bạn nào biết thì chỉ cho mình với

#1983 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 09/09/2014 - 19:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hiepkhach, on 09/09/2014 - 10:37, said:

truyện cổ tích gì mà chẳng có ông tiên,ông bụt gì cả,cũng lại chẳng có cả phép thần thông quảng đại gì,toàn là cuộc sống thực hằng ngày,truyện này không hợp với em rồi,chắc nó chỉ hợp với mấy bạn có cuộc sống như trong mơ thôi,em đang tìm truyện cổ tích thực sự cơ,có bạn nào biết thì chỉ cho mình với
Truyện cổ tích thời đại :hoàng tử nghèo và công chúa xinh đẹp đây

Dại gì mà lấy trai nghèo


Tôi không phải là đứa con gái xốc nổi ham giàu, thế nhưng đời này tôi chẳng dại gì mà lấy trai nghèo.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trước đây tôi đã từng yêu trai nghèo, đã từng nếm trải đủ thứ mùi vị khi hẹn hò một chàng trai nghèo. Thực sự thì một chàng trai nghèo luôn là người bất tài, sĩ diện hão và luôn làm khổ người yêu.
Tôi đã từng nghĩ “không cần đàn ông tốt ví, chỉ cần đàn ông tốt tình”, với suy nghĩ ấy tôi cũng yêu hai chàng trai nghèo. Với tôi khi đó thì tiền tài là vật ngoài thân, tình yêu chân thành mới là cái quan trọng nhất. Và tôi đã sai lầm.
Khi tôi 18, tôi có mối tình đầu đẹp và thơ mộng với chàng sinh viên nghèo. Tôi nghĩ chỉ cần tình yêu của anh, tôi sẽ là nàng công chúa. Quả thực tôi là nàng công chúa trong mối tình ấy, một nàng công chúa Lọ Lem mãi ngồi xó bếp với những bữa tiệc chỉ có trong tưởng tượng. Những buổi hẹn hò của chúng tôi chỉ gói gọn trong quán cóc vỉa hè, hay lang thang ở chợ đêm, đôi khi là ngồi sau chiếc xe wave tàu cũ nát mà đi ngắm “suông” đường phố. Lúc ấy tôi vẫn vui vẻ làm nàng công chúa nghèo, vì tôi nghĩ có tình yêu của anh là có tất cả. Nhưng rồi lâu dần, việc ngắm phố suông làm tôi chán, bạn bè trong nhóm chơi thân của tôi đứa nào đứa ấy đều có người yêu khá giả. Chúng nó chẳng lấy trai nghèo.
Thỉnh thoảng họ được người yêu đưa đi mua cái này, tặng cái kia, hay đưa đi du lịch, đi ăn những nhà hàng sang trọng, còn tôi thì chỉ “ngắm suông” với lê la vài quán vỉa hè. Điều đó làm tôi trở nên tự ti, đôi khi ganh tỵ với chúng bạn. Yêu trai nghèo đã biến tôi thành người phụ nữ dễ tự ái, ích kỷ và đố kỵ từ lúc nào không hay. Tôi rất sợ khi đi chơi chung với bạn, chúng bạn tranh nhau trả tiền ăn, tiền chơi vì họ có người yêu giàu. Tôi giống như một kẻ bu bám ăn theo bạn, dĩ nhiên luôn được bạn miễn cho các khoản đóng góp, điều đó càng làm tôi dễ tự ái, xấu hổ hơn và dần dần tôi xa cách bạn bè.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Anh chàng này không đến nỗi “thảm” như chàng trước, tôi đã nghĩ vậy khi có thời gian đầu yêu đương ngọt ngào. (ảnh minh họa)
Khi yêu trai nghèo, tự bản thân tôi thấy tự ti và mặc cảm, nhất đâu khi đến chốn đông người hay sang trọng. Xã hội quá xô bồ, người ta luôn coi trọng vẻ bề ngoài. Cũng đúng thôi, nhìn một người ăn mặc sang trọng khác hẳn đứa quần áo nhếch nhác. Ngồi sau xe tay ga cũng khác hẳn ngồi sau xe wave tàu cũ. Có lần chàng hoàng tử nghèo của tôi được bạn cho cặp vé nghe hòa nhạc, và tất nhiên chúng tôi vui mừng đi nghe. Với anh, không mất tiền mà đưa được người yêu đi đến nơi nghe hòa nhạc sang trọng như vậy thì đáng tự hào biết mấy.
Nhưng khi đến nơi, thực sự tôi thấy mình lạc lõng. Ngay bãi gửi xe thôi, cũng toàn xe ga đắt tiền, đấy là chưa kể hàng dài ô tô sang trọng. Chiếc xe cũ của anh làm tôi xấu hổ, đến đứa trông xe nó cũng khinh khỉnh. Khi anh bảo nó viết vé xe thì nó chẳng viết, lại còn bảo “xe rách chó nó chẳng thèm lấy”. Anh tím mặt vì giận, định cãi nhau với nó nhưng tôi giật áo anh đi chỗ khác gửi. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác xấu hổ và tủi thân vô cùng. Hóa ra tôi chẳng bằng con chó khi ngồi sau xe anh? Câu nói ấy hành hạ tôi rất lâu, cả buổi xem hòa nhạc mà tôi không có chút tâm trạng nào. Sau đó không lâu thì chúng tôi chia tay, vậy là chấm dứt mối tình đầu mà lòng tôi u oán. Tại sao tôi đâu đến nỗi nào mà phải chịu nhục nhã như vậy?
Khi tôi 22, tôi lại vướng lưới tình một chàng trai nghèo. Tôi tự xỉ vả bản thân mình rất nhiều khi phát hiện ra mình có tình cảm với anh ta. Mấy đứa bạn tôi đều yêu trai giàu, chúng nó mắng tôi ngu. Chúng bảo con gái thời nay ai chẳng cố kiếm cho mình chàng trai tài giỏi khá giả mà yêu mà dựa dẫm. Điều đó là chính đáng chứ không phải thực dụng gì. Tôi thấy bạn mình nói đúng. Trước tôi nhìn cách họ chọn người yêu mà đã từng coi thường vì “yêu đồng tiền người ta như vậy làm sao có hạnh phúc”. Nhưng tôi yêu thật lòng anh chàng nghèo, cuối cùng có hạnh phúc không? Mà bạn tôi, họ vẫn vui vẻ, vẫn hạnh phúc đấy thôi. Trái tim trót lỡ nhịp, tôi đành thử yêu chàng nghèo một lần nữa, biết đâu tôi sẽ hạnh phúc.
Anh chàng này không đến nỗi “thảm” như chàng trước, tôi đã nghĩ vậy khi có thời gian đầu yêu đương ngọt ngào. Chốn hẹn hò của tôi lần này được nâng cấp từ quán vỉa hè lên nhà hàng nhỏ, bình dân. Và tất nhiên, để chứng minh cho bạn bè thấy tôi không “rách” như trước, chúng tôi cũng tụ tập ăn uống hát hò với họ. Những lúc ấy, anh hùng dũng rút ví ra “share tiền” cùng mấy người bạn trai kia, tôi thật hào hứng và mát mặt. Ít nhất tôi không “thảm” và ăn bám bạn như trước nữa. Đôi lần đi chơi như vậy, rồi bạn trai nghèo đột nhiên cả tháng chẳng đi ra ngoài cùng tôi. Dò hỏi mãi hóa ra anh ấy hết tiền.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rồi anh than vãn đấy là anh chưa gặp thời, chứ đến lúc anh có tiền mở công ty riêng thì mấy đồng cỏn con kia có đáng là gì. (ảnh minh họa)
Vậy là tôi lại phải móc ví ra quyên góp cho người yêu. Con gái lúc yêu là lúc được chiều chuộng sung sướng nhất, vậy mà tôi chẳng có được cái quyền ấy, đến là chán nản. Thậm chí có lần, tôi thấy anh ấp úng nói chuyện điện thoại với bạn, hóa ra để chi cho đôi ba lần đi chơi với tôi, anh đã vay tiền bạn. Giờ bạn hỏi lại, anh cũng nhẵn ví nên lần khất. Đến lúc này thì tôi bó tay toàn tập. Nếu anh nói tiền cho những khoản ăn chơi kia là anh đi vay, tôi sẽ chẳng bao giờ thèm đụng đến. Lúc ấy tôi lại rút ví ra để anh trả lại bạn, thật nhục nhã khi phải vay tiền người khác để ăn chơi. Còn anh dường như coi đó là chuyện bình thường, anh mắng bạn là đồ ki bo.
Rồi anh than vãn đấy là anh chưa gặp thời, chứ đến lúc anh có tiền mở công ty riêng thì mấy đồng cỏn con kia có đáng là gì. Mở miệng ra anh nói đến tiền trăm triệu, tiền tỷ, thế nhưng có vài trăm nghìn vay bạn cũng không trả nổi. Tôi thấy mình “thảm” hơn bao giờ hết, thật đúng là gặp phải chàng nghèo tài năng nhưng giàu trí tưởng tượng.
Từ ngày yêu anh ta, tôi thường xuyên phải chia sẻ kinh tế với người yêu khi anh chưa hết tháng mà đã hết lương. Mà tiền của tôi cũng là bố mẹ tôi chu cấp ăn học, chứ có phải tôi làm ra đâu. Tôi thật đã nghèo lại càng nghèo hơn. Trước chưa yêu anh, đôi khi còn đi mua sắm cái áo hay cái quần, giờ yêu anh rồi thì quên luôn định nghĩa mua sắm. Cứ thấy tôi ăn mặc đẹp anh lại cằn nhằn tôi hoang phí, tiền ý để tích cóp sau này cho hai đứa có tốt hơn không.
Thú thực từ ngày yêu nhau, anh chưa từng mua cho tôi một bộ quần áo mới, một món đồ mỹ phẩm, hay chi trả một khoản làm đẹp dù rất nhỏ
. Tôi chẳng phải muốn quà cáp đâu, nhưng những người bạn tôi nay được tặng nước hoa đắt tiền, mai được đi shopping, đi spa xả láng, tôi nhìn họ càng tủi thân. Tôi mất giá đến vậy sao? Chỉ mới yêu thôi mà tôi đầu tóc bù xù vì nấu cơm cho người yêu ăn cùng cho rẻ. Tôi trở nên xấu xí, giống như một người vợ già lam lũng, rất mệt mỏi.
Chúng tôi yêu nhau được hai năm thì tính chuyện về ra mắt gia đình. Bố mẹ tôi không ưng anh lắm, vì lương anh làm sao đủ nuôi vợ con nơi thành phố. Bố mẹ nào chẳng muốn con gái mình sung sướng. Nhưng vì thương tôi, bố mẹ cũng không ngăn cấm, chỉ phân tích cho tôi những khó khăn khi lấy anh. Khi đó tôi đã bị lung lay.
Về nhà anh, tôi lại càng thấy sợ lấy anh hơn. Nhà anh nghèo, lại đông anh em. Thực sự nhìn nhà anh như vậy tôi không dám tính tiếp. Lấy anh, tôi và anh có khi lo thân còn chưa xong, lại cáng đáng thêm nhà chồng, liệu chúng tôi có hạnh phúc không? Khi yêu cũng đã mệt mỏi rồi,cưới thêm người chồng nghèo với gánh nặng gia đình như thế thì tôi xin chào thua. Vậy là tôi chia tay chàng nghèo thứ hai, cũng là chàng nghèo cuối cùng trong đời tôi yêu.
Hai bài học xương máu khi yêu chàng nghèo làm tôi phát ớn mỗi khi có anh chàng nghèo nào đó theo đuổi. Tôi không phải cành cao cành thấp gì đâu, chỉ là tôi muốn cuộc sống sau này của mình hạnh phúc thôi. Hôn nhân ngoài tình yêu thì phải có kinh tế, gánh nặng kinh tế có thể giết chết tình yêu và sự chung thủy. Tôi không muốn đánh cược cuộc đời mình vào một anh chàng nghèo nào đó, để rồi cùng anh ta cứ mong mỏi chờ đợi tương tai tươi sáng. Mà cái tương lai tương sáng ấy liệu có đến không, hay lại cả đời thấp thỏm sống trong sự nghèo đói.
Một chàng trai nghèo tiền sẽ kèm theo rất nhiều thứ nghèo khác nữa, họ nghèo tài năng, nghèo cả tâm hồn, như vậy làm sao có thể hạnh phúc đây? Thế nên là chị em phụ nữ, hãy chọn một chàng trai khá giả mà yêu, chúng ta đâu phải “mất giá” đến nỗi tự chôn vùi hạnh phúc của mình với trai nghèo. Tôi đã rút ra bài học, dại gì mà lấy trai nghèo.(Theo Khám phá)

Sửa bởi ttL: 09/09/2014 - 19:26


#1984 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 09/09/2014 - 20:12

Xưa nay "Trai anh hùng, gái thuyền quyên" mà. Con gái từ thời xưa cũng có quyền chọn cho mình 1 người đàn ông xứng đáng. Việc có tâm, có tài chỉ là điều kiện cơ bản. Điều đó thật chính đáng. Đám trẻ giờ chọn standards khác. Cho 2 điều trên là yêu cầu cao. Giá trị ngày nay đảo lộn, điên đảo cùng xã hội.

#1985 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 09/09/2014 - 22:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 08/09/2014 - 10:47, said:

Thời đại giờ nhiều thông tin nhũng nhiễu ....không chừng bị dắt mũi như chơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ước gì hamzui làm đươc như vầy ....
Tin vỉa hè vẽ tranh phong thuỷ thời đại trấn yểm thầy Ma(theo tương truyền,nhưng tranh xxx có khả năng trị hoả ,đặt ở những nơi có bà hoả hay ghé thăm sẻ chống được hoả tai (hay để ếm những ng bát tự nhiều âm hoả như thầy Ma)


Sửa bởi ttL: 09/09/2014 - 22:58


Thanked by 2 Members:

#1986 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 09/09/2014 - 23:12

Quà Hz tặng giai ttL này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#1987 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 10/09/2014 - 22:05

Nghe chừng ttL trấn yểm thày Mana thành công rồi đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#1988 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 11/09/2014 - 00:28

@hamzui9 Nghe chừng ttL trấn yểm thày Mana thành công rồi đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thui nghe HZ
giải ếm cho thày Ma đây khi nào có nạn nên dùng, (nhớ nuôi để sau nhà)ko tin thì thử..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




tiếp tục vỉa hè tin cho hamzui và các độc giả tvls
Rùng rợn ngôi nhà ma giữa nghĩa địa, 2 gia đình chết bí ẩn
Cập nhật lúc: 20:00 10/09/2014 (GMT+7)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Sống trong ngôi nhà "ma ám" ở giữa khu nghĩa địa, 7 người trong 2 gia đình đã lần lượt chết. Người dân không ai dám đi qua đây.

Dù câu chuyện đã xảy ra được một thời gian, song người dân thôn Xuân Biểu, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa hết bàng hoàng mỗi lần nhớ lại câu chuyện 7 người trong hai gia đình đã đột tử sau khi sống trong ngôi nhà “ma ám”.
Mục sở thị ngôi nhà “ma ám”
Xế trưa, khi chúng tôi hỏi đường vào ngôi nhà “ma ám”, bà bán nước đầu làng nhìn chúng tôi với vẻ ái ngại. Bỏ qua lời can ngăn của người dân, chúng tôi tiến thẳng vào ngôi nhà bỏ hoang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngôi nhà ma ám bị bỏ hoang vì không ai dám đến ở.

Trước mắt chúng tôi là ngôi nhà ngói ba gian, cửa sổ trống hoác do mất cánh, cửa chính đóng chặt. Cách ngôi nhà không xa là một cái am nhỏ, bên trong có một bát hương nhưng đã nguội tàn từ lâu vì không có người chăm nom.
Bà Nguyễn Thị H., người trong thôn Xuân Biểu cho biết: “Từ khi những thành viên trong gia đình ông Minh (chủ ngôi nhà nói trên - PV) lần lượt qua đời, dân trong thôn không một ai dám bén mảng lại gần ngôi nhà “tai ương” đó vì sợ tai họa”. Theo người dân, ngôi nhà này được xây trong khu nghĩa địa cũ của làng. Khi chủ nhà đầu tiên đến đây, họ đã cho lập một cái am nhỏ để thờ cúng.
Ông Nguyễn Thanh H., một cao niên trong thôn cho hay: “Trong ba năm sống, chủ nhà đầu tiên này thường gặp tai họa. Trong một lần say rượu, người chồng vô tình đánh vỡ vụn bát hương trong am, sau đó cả gia đình gặp nhiều chuyện đen đủi, khó lý giải. Vì lo sợ người chồng qua đời, bà vợ phải bán mảnh đất này đi để vào miền Nam sinh sống. Khi vào Nam được mấy tháng thì công việc làm ăn của hai vợ chồng luôn gặp thất bát, sau đó hai mẹ con họ lại qua đời do tai nạn giao thông”.
Tiếp lời, ông H. kể, bẵng đi một thời gian, gia đình ông Nguyễn Văn Minh lại chuyển tới sống trong ngôi nhà đó. Việc ông Minh chuyển đến nhiều người đã khuyên can, tuy nhiên ông vẫn bỏ ngoài tai và giữ vững quyết định của mình. Bởi ông Minh thấy khu đất vuông vắn, có địa thế đẹp để phát triển kinh tế vườn ao chuồng. Đầu tiên ông Minh cho đào một cái ao ngay phía trước nhà để thả cá, nuôi vịt. Ao đào chưa lâu, cá còn chưa kịp lớn, niềm vui chưa trọn vẹn thì vợ ông phát bệnh. Từ một người hoàn toàn bình thường bà trở nên bị thần kinh. Ngày nào bà cũng chạy ra phía ao, la hét ầm ĩ và kêu với trời đất như bị oan ức chuyện gì đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chiếc am nhỏ ngay góc vườn giờ nguội lạnh khói hương.

Căn bệnh của bà cứ thế ròng rã mấy tháng trời, không một loại thuốc nào chữa được. Thấy bệnh tình của vợ ngày một nặng, ông Minh đi xem bói và được thầy phán: “Con đào chạm phải “long mạch” cộng với tuổi của vợ không hợp đất. Nếu không giải hạn thì vận mệnh sẽ luôn ám vào gia đình con”. Không tin lời thầy bói này, ông Minh lại tìm về một thầy bói khác ở Thái Bình. Ông thầy này lại phán: “Vì gia đình con sống trong khu nghĩa địa nên các vong hồn vẫn còn phảng phất xung quanh, cộng với việc thờ cúng không thường xuyên. Nếu con không dọn đi nơi khác sinh sống thì tai họa sẽ ập đến”.
Do tiếc công sức bỏ ra để cải tạo khu đất nên ông Minh vẫn không chịu chuyển. Và từ đây, những người thân trong gia đình lần lượt bỏ ông tìm sang thế giới bên kia.
[b]Những cái chết bí ẩn

Qua những lời thầy bói phán, ông Minh sinh nghi rồi mua đồ lễ để nhờ thầy cúng giải hạn, những mong bệnh tình vợ thuyên giảm. Nhưng sau đó chưa được bao lâu thì vợ ông chạy ra ao nhảy xuống tự tử. Một điều lạ lùng là ao không quá sâu nhưng phải mất một ngày trời mới tìm được xác của bà vợ.
Từ sau khi vợ chết, ông Minh trở nên bất thường, lúc nào cũng vắt tay lên trán để suy nghĩ. Do suy nghĩ nhiều nên ông Minh gầy guộc đi trông thấy.
Sau cái chết của vợ không lâu thì lại đến người con trai út bị tai nạn giao thông. Khi mộ của đứa con út chưa kịp xanh cỏ thì người con trai thứ hai tự nhiên bị điện giật cũng ngã lăn ra chết. Tang thương chồng chất tang thương, lúc này ông không còn nghi ngờ gì về chuyện khu đất có “ma” nữa. Dân làng xung quanh thấy chuyện nên không một ai dám đi qua khu “đất thiêng” đó.
Anh Tạ Duy T., nhà kế bên khu đất cho biết: “Vì ngôi “nhà ma” nằm gần cánh đồng trung tâm của thôn nên ít người ra đồng xem lúa lắm. Ngay như tôi là người bạo gan, đêm nào cũng đi soi ếch, bắt cá nhưng mỗi lần đi qua căn nhà đó cảm giác tóc gáy cứ dựng ngược lên”.
“Vì suy nghĩ nhiều nên ông Minh lâm bệnh rồi ông cũng qua đời không lâu sau đó. Còn người con trai cả phát bệnh tâm thần và bỏ nhà đi từ mấy năm nay không biết bây giờ sống chết ra sao. Cả gia đình nhà ông Minh giờ chỉ còn lại đứa cháu nội và người con dâu nữa thôi cũng đi đâu không rõ”, anh T. chua xót kể.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Giản, Trưởng thôn Xuân Biểu cho biết: “Những cái chết trong gia đình ông Minh là có thật. Cũng vì tin lời thấy bói nên ông Minh sinh nghi chứ làm gì có “ma”. Còn những cái chết bất thường đó tôi cho rằng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Còn chuyện “đất thiêng” hay “long mạch” theo tôi đó chỉ là trò lừa bịp của mấy vị thấy bói để tuyên truyền mê tín dị đoan. Chúng tôi đã nhiều lần nói trên loa phóng thanh cho bà con hiểu để họ không tin vào mấy “ông đồng, bà cốt”, tuy nhiên nhiều người vẫn còn nặng vấn đề mê tín. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục tuyên truyền cho bà con hiểu để họ yên tâm lao động sản xuất”.
Theo ĐSPL

Sửa bởi ttL: 11/09/2014 - 00:32


Thanked by 2 Members:

#1989 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 11/09/2014 - 01:24

xem cho HZ 1 quẻ coi...hà hà dạo này hay đi chơi đêm ..coi chừng gặp ..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ttL: 11/09/2014 - 01:35


#1990 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 11/09/2014 - 10:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttL, on 11/09/2014 - 01:24, said:

xem cho HZ 1 quẻ coi...hà hà dạo này hay đi chơi đêm ..coi chừng gặp ..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dọa ma Hz ko sợ đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#1991 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 11/09/2014 - 22:38

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việt Nam tôi đâu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


09.09.2014


Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.
Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.
Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.
Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.
Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?
Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.
Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.
Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?

tin vỉa hè kinh tê cho những ai biết nắm bắt thời cuộc
Tranh thủ lợi thế TPP, công ty dệt may nước ngoài đổ về Việt Nam


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TPHCM— Khi Trung Quốc và người lao động nước này trở nên giàu có hơn, các nhà sản xuất toàn cầu đang nhìn xuống phía nam để kinh doanh ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, Campuchia thường đối mặt với những cuộc đình công. Chính phủ Thái Lan hứng chịu biểu tình phản đối không ngớt. Miến Điện, còn gọi là Myanmar, lại cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng. Chính vì thế nhiều công ty đang để mắt tới Việt Nam.

Hàng trăm công ty nước ngoài mới đây đã đổ về thành phố H-C-M để tham dự triển lãm hàng dệt may Saigon Tex. Giáp biên giới Trung Quốc, Việt Nam vừa thuận tiện về mặt địa lý lại vừa ổn định về chính trị, cũng như có chi phí kinh doanh thấp. Những yếu tố như vậy thu hút các công ty như Jeanologia của Tây Ban Nha. Công ty này trưng bày công nghệ in laser trên vải jeans tại triển lãm.

"Nơi này đang trở thành một trung tâm quan trọng cho các thương hiệu Mỹ và châu Âu," giám đốc khu vực Jeanologia Borja Trenor Casanova nói về Việt Nam.

Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng giúp thu hút sự chú ý tới Việt Nam. Là một trong 12 quốc gia đàm phán thỏa thuận thương mại này, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ điều khoản giảm thuế quan đối với hàng dệt may, một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Để tận dụng lợi thế từ việc giảm thuế, nhiều công ty nước ngoài đang dời nhà máy sang Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú là tổng giám đốc công ty Thạch Anh Vàng, đại diện các nhà sản xuất từ Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, và những nước khác. Bà cho biết TPP là một phần lý do công ty bà chứng kiến mức tăng 50 phần trăm doanh thu hàng năm vào năm 2013.

"Tôi thấy có rất nhiều khoản đầu tư đang xúc tiến, bởi vì gần đây chúng ta nhận được khá nhiều yêu cầu thông tin," bà Cẩm Tú nói tại cuộc triển lãm.

Sự tăng trưởng được phản ánh khắp cả nước. Xuất khẩu dệt may tăng 20 phần trăm trong quý đầu tiên của năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê.

Trong khi sản lượng và doanh thu vẫn tăng đều, các công ty và quan chức Việt Nam nhận thấy một lỗ hổng lớn trong ngành công nghiệp may mặc của mình: Việt Nam mua hầu hết nguyên vật liệu từ những nước khác. Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nói với khán giả tại hội chợ Việt Nam cần đặt ra mục tiêu sản xuất thêm nhiều mặt hàng vải của riêng mình.

“Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là đến năm 2020, đạt kim ngạch 25 tỷ USD, chỉ tiêu nội địa hóa 60 - 70%, cấp thiết đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý chất lượng, lao động, môi trường, hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế,” Thứ trưởng Kim Thoa nói.

Nếu không tạo dựng thêm những nhà cung cấp địa phương, Việt Nam sẽ không thể khai thác hết tiềm năng của Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Thỏa thuận có thể bao gồm một quy định đòi hỏi Việt Nam sản xuất quần áo với nguyên vật liệu từ các nước thành viên TPP để được miễn thuế nhập khẩu.

Người ta cũng đang tìm cách cải thiện ngành dệt may. Ông Casanova nói công nghệ in laser của Jeanologia có thể giúp Việt Nam gia tăng giá trị trong chuỗi sản xuất. Dù vươn lên nhóm nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, Việt Nam vẫn còn rất phụ thuộc vào lao động giá rẻ; nhưng để tránh bị kẹt trong nhóm thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải tìm cách để tăng thêm giá trị trong những mặt hàng xuất khẩu.

Ông Casanova cho biết dường như Việt Nam muốn có công nghệ để đạt mục đích đó, cũng như thúc đẩy tính bền vững của môi trường trong kinh doanh. "Việt Nam đang muốn có sự thay đổi trong ngành dệt may," ông nói.

Sửa bởi ttL: 11/09/2014 - 22:29


Thanked by 2 Members:

#1992 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 12/09/2014 - 15:48

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm khi để các vật phẩm lạ, sư tử đá trong cơ quan mình...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trào lưu mua sử tử đá về đặt trước đang được nhiều cơ quan, đơn vị "hưởng ứng" đã gây phản cảm với người dân, dư luận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở ngành, quận huyện về việc di dời các hiện vật không phù hợp ra khỏi cơ quan, đơn vị.

Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, hiện trên địa bàn thành phố có một số di tích, cơ quan, đơn vị đang sử dụng các hiện vật như sư tử đá, vật phẩm lạ không đúng quy định, không phù hợp với truyền thống văn hoá của Việt Nam.

Do đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, vận động các đơn vị không sử dụng các vật thể nói trên để trưng bày trong cơ quan của mình.

Trường hợp đã sử dụng thì vận động di dời, hoặc tổ chức di dời theo quy định nếu cơ quan đơn vị đó không tự ý di dời.
Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội và Chủ tịch UBND các quận huyện có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm hoặc cố tình vi phạm.

Kết quả kiểm tra, xử lý báo cáo về UBND thành phố trước 31/12/2014.

Gần đây, không chỉ ở Hà Nội, không ít cơ quan, đơn vị ở nhiều địa phương trên cả nước đang có xu hướng mua “vật phẩm lạ” về trưng bày trong khuôn viên trụ sở với lý giải là để “trừ tà, trấn yểm”. Trong đó đáng chú ý là Tỉnh đoàn Thái Nguyên đã cho dựng một tảng đá to ngay trong khuôn viên cơ quan với nhiều dòng chữ Trung Quốc được khắc lên trên đó.

Trước đó, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng cho dựng một “hòn non bộ” ngay trước cổng chỉnh của cơ quan với mục đích để trấn yểm, tạo phong thuỷ cho trụ sở huyện.

Đặc biệt, hiện nay, tình trạng mua sư tử đá, voi đá, hổ đá…về đặt trong trụ sở các cơ quan dường như đang là “mốt”, được khá nhiều lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phê duyệt mua về từ nguồn kinh phí ngân sách.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#1993 Empyrium

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 63 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 12/09/2014 - 17:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttL, on 08/09/2014 - 00:55, said:

Hôm nay thôi ko copy và paste nữa để thày Ma cười..
viêt bài sáng tạo mới được.

Sự thật về nước Mỹ qua lời kể của một du học sinh Việt Nam



Dưới đây là câu chuyện về một du học sinh VN sau khi sang Mỹ du học, sự thật về nước Mỹ làm cậu bàng hoàng..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng Nữ thần Tự do của ttL – Ảnh: ST

Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.

Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!

1. Công nghiệp

Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!

Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ cờ hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!

Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch, chả tìm đâu ra nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ còn gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hồ Flathead, Mỹ – Ảnh minh họa

2. Kinh tế

Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!

Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương!

Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tẹo nào.

3. Xây dựng

Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu nhẹ khác.

Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của nước ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại chúng ta xưa kia!



4. Văn hóa

Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.

Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó và vì thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không? Thế đấy!

Ở Việt Nam, mấy chuyện này chỉ có vào thời VNCH tức là vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu.

Hồi đó người ta chuộng lối sống ‘đạo đức giả’ nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta!

5. Ẩm thực

Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.

Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!

Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền!

Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai!



6. Phong cách

Người Mỹ làm như không biết tự trọng!

Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư Davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim mới, hay về ca si nhac rock Michael Jackson ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!

Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!

Còn ở VN, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở VN có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của VN có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!

7. Học đường

Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.

Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh VN là khá xa lạ ở Mỹ.

Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!


8. Y tế

Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.

Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng … ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở VN… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!

Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ đã chết rồi!

9. Báo chí

Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!

Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ng* d*t và khờ khạo của người Mỹ.

Chẳng hạn khi họ biết VN có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ng* d*t như thế này: Hóa ra VN cũng có báo chí à? Nghe mà bực cả người!

Chúng ta có những tờ báo tiếng Việt được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!

Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!



10. Tâm linh

Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.

Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ”.

Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ích lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở nước ta!

Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!

11. Lối sống

Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.

Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoản đứng vào hàng chờ đợi…

Còn chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!

Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ!

Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa..

Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!

12. Mua bán

Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!



13. An toàn

Nước Mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không cần tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và điều kỳ lạ nữa là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ? Có nhiều ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người Mỹ không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!

14. Giao thông

Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết! Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! Ở nước ta thì phần lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.

Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá bên Mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở VN cơ chứ!

15. Tình cảm

Người Mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95% nhân viên người Mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp hoặc của con cái sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở VN liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người VN chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!

16. Nhạy bén

Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người Mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau, để giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người VN chúng ta!

Vậy thì còn đi Mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!!!!

NGUỒN: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội facebook của VN, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận.

Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần cốt lõi nhất của bài viết nói trên.

ttL ST
Sai, bài này xuất hiện lần đầu tiên ở trang mạng xã hội của Trung Quốc, tác giả là người TQ

Sửa bởi dreamer: 12/09/2014 - 17:15


Thanked by 1 Member:

#1994 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 12/09/2014 - 22:23

Giai ttL thích thể loại phim này ko?


Thanked by 1 Member:
ttL

#1995 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 13/09/2014 - 03:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 11/09/2014 - 10:08, said:

Dọa ma Hz ko sợ đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vậy seo ? bít chắc HZ sợ ma mà chối,có gan nói ma sợ hZ ko?
Thêm tn bói toán cho HZ sẽ áp dụng cho..
Có thích anh chàng đẹp trai S.S.S trong hình dưới hông?
Bói phân - bộ môn khoa học tiên tri Ấn Độ


Với các tín đồ của bói toán thì chắc hẳn bói bài Tây hay bói trầu cau đã không còn quá xa lạ nhưng với bộ môn bói phân thì có lẽ là lần đầu tiên được nghe tới.

Mặc dù mỗi nghề nghiệp đều có ý nghĩa và đáng trân trọng nhưng công việc mà của một người đàn ông có tên S.S. Singh đang theo đuổi vẫn khiến không ít người phải lắc đầu dù chỉ là nghĩ tới.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Singh là một trong số ít những người theo đuổi môn nghệ thuật tiên tri "bốc mùi" này


S.S. Singh là một chuyên gia về phân. Bằng cách phân tích các mẫu phân người, anh Singh có thể đưa ra các lời tiên đoán về sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.

Trên thực tế, bói phân (Scatomancy) là một nhánh nhỏ của bộ môn khoa học tiên tri. Singh cho biết, bói phân là một nghệ thuật hiện đang bị thất truyền.

Được biết, Singh chỉ là một trong số ít những người quan tâm tới bộ môn bói toán kén người này. Đầu tiên, để nhận diện vấn đề, Singh yêu cầu người cần xem bói vào toilet đi vệ sinh. Sau đó, anh lấy phân để vào một chiếc bát trắng tuyệt đẹp và ngồi xuống sàn tỉ mỉ quan sát.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Không chỉ nhìn, ngửi và anh còn dùng tay để phân tích


Không chỉ phân tích bằng mắt và mũi, Singh còn dùng tay để có được cảm nhận chuẩn xác và đưa ra kết quả chính xác nhất cho người xem.

Sửa bởi ttL: 13/09/2014 - 03:33







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |