Jump to content

Advertisements




Xin các tiền bối chỉ bảo các bước căn bản đầu tiên để học Đông Y


41 replies to this topic

#31 LUCBINHTROI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 67 Bài viết:
  • 60 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 22:12

Chào TK.
Đừng nghĩ tôi trách bạn gì hết, chỉ là nhắc nhau tí thôi.
Diệp Thiên Sĩ là tác giả của thuyết ôn bệnh thời nhà Thanh.Trương Trọng Cảnh là tác giả của Thương Hàn Luận khoảng 200 năm sau Thiên Chúa ( có thể không chính xác ). Nhìn vào thang thuôc ta có thể phân biệt là của ai. Thông thường bệnh được gây ra do môi trường Hàn-Nhiệt, Đương nhiên có những nguyên nhân khác. Nên bắt đầu hoc những thang thuôc ít vị thuốc như Bạch Thược cam thảo thang, Quế chi cam thảo thang, đừng xem thường những thang thuốc ít vị, quan trọng là biết ứng dụng hay không. Tôi đã từng thấy nhiều thầy dùng thang thuôc 36 vị, toàn là hoang đường, hù thôi. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy thang thuốc quá nhỏ tỏ ra không tin tưởng. Tạm dừng. LBT

Sửa bởi LUCBINHTROI: 05/09/2015 - 22:14


Thanked by 1 Member:

#32 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 06/09/2015 - 23:40

THẤT CHẨN PHÁP

Tạm dịch là Bảy bước cơ bản khi xem mạch.

1- NHẤT TỊNH KỲ TÂM TỒN KỲ THẦN.
-Điều thứ nhất là ổn định trạng thái tâm lý và tinh thần.

2-NHÌ VONG NGOẠI Ý VÔ TƯ LỰ.
-Điều thứ hai là quên đi những lo nghĩ khác,tập trung vào việc xem mạch.

3-TAM QUÂN HÔ HẤP ĐỊNH KỲ KHÍ.
-Điều thứ ba là điều hoà hô hấp, ổn định hơi thở.

4-TỨ KHINH CHỈ Ư BÌ PHU CHI GIAN.THÁM KỲ PHỦ MẠCH PHÙ DÃ.
-Điều thứ tư là đặt nhẹ ngón tay vào phần da thứa, thăm dò ở bậc Phù mạch của Lục PHỦ.

5-NGŨ VI TRỌNG CHỈ Ư CƠ NHỤC CHI GIAN.THỦ KỲ VỊ KHÍ TRUNG DÃ.
-Điều thứ năm là hơi nặng ngón tay vào phần cơ nhục, xét ở bậc Trung tình trạng Vị khí của mạch.

6-LỤC TÁI TRỌNG CHỈ VU CỐT CHI THƯỢNG.THỦ KỲ TẠNG MẠCH TRẦM DÃ.
-Điều thứ sáu thêm nặng ngón tay đến trên phần xương cốt, xét ở bậc Trẩm mạch của Ngũ TẠNG.

7-THẤT SÁT BỊNH NHÂN CHI MẠCH. THỦ KỲ TỨC- CHÍ ĐA THIỂU DÃ.
-Điều thứ bảy xem xét mạch của bịnh nhân đập và ngừng bao nhiêu lần trong một hơi hít vào thở ra của Thầy thuốc.


MẠCH SÁT LỤC TỰ

Kinh viết :

THƯỢNG-HẠ-LAI-KHỨ-CHÍ-CHỈ Lục tự vi mạch chi thần cơ dã.Bất minh Lục tự tắc Âm Dương Hư Thực bất biệt dã.

THƯỢNG giả vi Dương.
Hạ giả vi Âm.
LAI giả vi Dương.
KHỨ giả vi Âm.
CHÍ giả vi Dương.
CHỈ giả vi Âm.

THƯỢNG giả. Tự Xích bộ thướng ư Thốn Khẩu.Dương sanh ư Âm dã.
Hạ giả. Tự Thốn Khẩu hạ ư Xích bộ. Âm sanh ư Dương dã.
LAI giả. Tự cốt nhục chi phận, xuất ư bì mao chi tế. Khí chi thăng dã.
KHỨ giả. Tự bì phu chi tế nhi hoàn ư cốt nhục chi phận. Khí chi giáng dã.
Ứng viết CHÍ.
Tức viết CHỈ.

DỊCH NGHĨA :

Nội kinh nói rằng :

THƯỢNG-HẠ-LAI-KHỨ-CHÍ-CHỈ là Sáu chử thần diệu của phép xem mạch vậy. Không hiểu rỏ Sáu chử này thì không phân biệt được Âm Dương;
Hư Thực.

-THƯỢNG là Dương.
-HẠ là Âm.
-LAI là Dương.
-KHỨ là Âm.
-CHÍ là Dương.
_CHỈ là Âm.

THƯỢNG là mạch ứng từ bộ Xích hướng lên Thốn Khẩu, là Dương sanh ở nơi Âm vậy.
HẠ là mạch ứng từ Thốn Khẩu đi xuống bộ Xích, là Âm sanh từ nơi Dương vậy.

LAI là mạch từ phần xương thịt ứng ra phần da thứa bên ngoài, khí mạch Thăng lên.
KHỨ là mạch từ phần da thứa ứng trở vào bên trong phần xương thịt, Khí mạch Giáng xuống.

Mạch đập là CHÍ.
Mạch ngừng là CHỈ.

THÍ DỤ :

"...Thượng bất chí Thốn vi Dương tuyệt. Hạ bất chí Xích vi Âm vong..."

Mạch chỉ đập ở bộ Xích, không ứng lên tới Thốn Khẩu là Dương đã tuyệt.
Mạch chỉ đập ở Thốn Khẩu, không ứng xuống tới bộ Xích là Âm đã vong.
( LƯ SƠN MẠCH CA )

"...mạch LAI Hồng thạnh KHỨ hoàn suy.
Mãn chỉ thao thao ứng Hạ thì... "

Mạch Hồng khi ấn ở bậc Phù rất mạnh mẽ, khi ấn vào đến bậc Trầm thì mạch yếu dần đi.
Mạch đập ào ạt dưới ngón tay, ứng vào mùa Hạ.
( MẠCH HỒNG- TẦN HỒ MẠCH HỌC )

"...Lục mạch án chi CHÍ Sác. Nhứt CHỈ ngưng nãi thị Chân Hàn..."

Sáu bộ mạch ấn vào đập ( CHÍ ) rất nhanh ( Sác ).
Nhưng có lúc ngừng (CHỈ) lại một nhịp rồi đập tiếp là chứng Chân Hàn- Giả Nhiệt.
( LƯ SƠN MẠCH CA )


HÔ HẤP TỨC CHÍ MẠCH


Nhứt tức Tứ chí hiệu bình hoà,

Cánh gia Nhứt chí diệc vô kha.

Tam trì. Nhị tổn lãnh nguy khổn.

Lục Sác. Thất cực nhiệt sanh đa.

Bát thoát. Cữu tử. Thập quy mộ.

Thập Nhứt; Thập Nhị tuyệt hồn hoa.

Nhứt tức Nhứt chí sàng đầu hại,

Nhị tức Nhứt chí tử vô ngoa.

DỊCH NGHĨA :

Tức ở đây ý nói khoảng thời gian từ lúc bắt đầu hít vào cho đến khi thở ra hết.Tính là một Tức.

Một Tức mạch đi Bốn nhịp là bình thường, điều hoà,
Nếu có đi thêm Một nhịp ( Năm nhịp )nữa cũng không sao.
Ba nhịp là Trì. Hai nhịp là chứng Hàn lạnh hư tổn nguy khốn.
Sáu nhịp là Sác. Bảy nhịp là chứng cực Nhiệt.
Tám nhịp là chứng thoát. Chín nhịp là chết. Mười nhịp xuống mồ.
Mười Một- Mười Hai nhịp là hồn đã tuyệt.
Một Tức mạch đi Một nhịp là nguy hại.
Hai Tức mà mạch đi có Một nhịp chết không nói ngoa.


Thanked by 1 Member:

#33 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 23:40

NHÂN CHI BẢN MỆNH MẠCH


NAM TỬ THỐN CƯỜNG; XÍCH MẠCH SUY.
NỮ NHÂN XÍCH THẠNH; THỐN MẠCH VI.
LÃO NHÂN NHU MẠCH NHI HOÃN ỨNG.
TIỂU NHI MẠCH SÁC CẤP NHƯ PHI.
PHÌ NHÂN TẾ THỰC. XẤU TRƯỜNG ĐẠI.
CÁC HỮU DỊ HÌNH HỢP HÀ QUY.


DỊCH NGHĨA :

MẠCH BỔN MẠNG CỦA MỌI NGƯỜI.

Phái Nam mạch ở bộ Thốn đi mạnh, ở bộ Xích đi yếu.
Phái Nữ mạch ở bộ Xích đi mạnh, ở bộ Thốn đi yếu.
Người già mạch đi Nhu Hoãn.
Trẻ em mạch đi Sác.
Người béo mạch đi Tế Thực. Người gầy mạch đi Trường Đại.
Hình trạng mạch có khác nhau, hợp với từng độ tuổi.


MẠCH PHẢN THỜI


TỨ QUÝ MẠCH BẤT TRỊ HỰU KIÊM NHỰT KỴ THI


XUÂN Vi-Trì-Hoãn THỔ mạch TỲ,
Một tại GIÁP-ẤT;DẦN-MẸO tri.

HẠ Phù-Sắc-Nhược KIM Phế mạch,
BÍNH-ĐINH;TỴ-NGỌ thị quy kỳ.

THU Huyền-Khẩn-Phục CAN thuộc MỘC,
CANH-TÂN;THÂN DẬU tử phi nghi.

ĐÔNG Khâu-Thực-Hồng quy Tâm HOẢ,
NHÂM-QUÝ;TÝ HỢI thị nan y.

TỨ QUÝ Hoạt-Trầm-Nhu THUỶ Thận,
Mạch ngộ phi thời bất khả vi,
MẬU-KỸ-THÌN-TUẤT vi TỨ QUÝ,
SỮU-MÙI lục vị thị vô ta.


DỊCH NGHĨA:

Bài thơ về Mạch Bốn mùa không điều trị được cùng những ngày kiêng kỵ.

Mùa XUÂN gặp mạch Vi, Trì, Hoãn thuộc THỔ là mạch bộ Tỳ;
Mất tại các ngày GIÁP-ẤT; DẦN-MẸO.

Mùa HẠ gặp mạch Phù, Sắc, Nhược thuộc KIM là mạch bộ Phế;
Ngày BÍNH-ĐINH; TỴ-NGỌ đã đến hạn kỳ.


Mùa THU gặp mạch Huyền, Khẩn, Phục thuộc MỘC là mạch bộ Can;
Ngày CANH-TÂN; THÂN-DẬU chẳng còn nghi.

Mùa ĐÔNG đi mạch Khâu, Thực, Hồng Thuộc HOẢ là mạch bộ Tâm;
Đến ngày NHÂM-QUÝ; TÝ HỢI là nan y.

Tứ quý đi Hoạt, Trầm, Nhu thuộc THUỶ là mạch bộ Thận;
Mạch chẳng phải thời chẳng được gì,
Các ngày MẬU-KỸ; THÌN-TUẤT-SỮU-MÙI chẳng trị khỏi.


Giải thích thêm về Tứ Quý, có hai cách hiểu như sau;

1- Tứ Quý là Bốn mùa XUÂN-HẠ-THU-ĐÔNG của một năm.Như tên của tiêu đề là TỨ QUÝ MẠCH là mạch của Bốn mùa...

2- Tứ Quý là tháng cuối của Bốn mùa XUÂN-HẠ-THU-ĐÔNG.
Ví dụ:
Tháng Giêng gọi là Mạnh Xuân.Thuộc DẦN.
Tháng Hai gọi là Trọng Xuân.Thuộc MẸO.
Tháng Ba gọi là Quý Xuân.Thuộc THÌN.

Tháng Tư gọi là Mạnh Hạ.Thuộc TỴ.
Tháng Năm gọi là Trọng Hạ.Thuộc NGỌ.
Tháng Sáu gọi là Quý Hạ.Thuộc MÙI.

Tháng Bảy gọi là Mạnh Thu.Thuộc THÂN.
Tháng Tám gọi là Trọng Thu.Thuộc DẬU.
Tháng Chín gọi là Quý Thu.Thuộc TUẤT.

Tháng Mười gọi là Mạnh Đông.Thuộc HỢI.
Tháng Mười Một là Trọng Đông.Thuộc TÝ.
Tháng Mười Hai là Quý Đông.Thuộc SỮU.

Các tháng Quý của Bốn mùa đều nằm ở 4 cung THÌN-TUẤT-SỮU-MÙI thuộc hành THỔ.
Lưu ý là 12 tháng nêu trên được tính theo Âm lịch.


TỨ QUÝ KHÁN BỊNH CA

XUÂN phùng MẬU-KỸ. HẠ CANH-TÂN.
THU lai GIÁP-ẤT. ĐÔNG BÍNH-ĐINH.
TỨ QUÝ nhược phùng NHÂM-QUÝ nhựt.
Định thị Huỳnh Tuyền số mệnh chung.
Nhược lâm trọng bịnh phùng thử nhựt,
Tự nhiên tất tử bất tồn thân.


DỊCH NGHĨA:

Mùa XUÂN gặp ngày MẬU-KỸ.Mùa HẠ gặp ngày CANH-TÂN.
Mùa THU đến ngày GIÁP-ẤT. Mùa ĐÔNG gặp ngày BÍNH-ĐINH

TỨ QUÝ gặp ngày NHÂM-QUÝ.
Là số mệnh đã đến lúc lâm chung , xuống Suối Vàng.
Nếu như đang bịnh nặng mà gặp các ngày này,
Đề phòng biến chứng nguy hiểm đến bản thân.

Đúc kết lại bài thơ trên bằng 2 câu trong Lư Sơn Mạch:
"...Mạch dữ Thời Thuận tắc Sanh. Mạch phản Thời Nghịch tắc Tử..."



Thanked by 2 Members:

#34 dr.ngocquy

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 10 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 08/09/2015 - 00:28

@thancumon: hj, mình nghĩ bạn đang chóng mặt ù tai rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) bác minhminh khuyên bạn đúng đấy. Nếu tâm huyết hãy học hành bài bản, chuẩn mực. Ko thì thôi!


Thanked by 1 Member:

#35 LUCBINHTROI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 67 Bài viết:
  • 60 thanks

Gửi vào 09/09/2015 - 01:39

Chào bạn.
Nếu bạn không phân biệt được Ôn bệnh hay Thương hàn thì không nên dụng dược. 2 bài Ma hoàng thang và Quế chi thang dùng trong Ôn bệnh như bài viết trên là hoàn toàn sai. Phải cẩn thận lắm lắm. Chào, LBT

Sửa bởi LUCBINHTROI: 09/09/2015 - 01:43


Thanked by 1 Member:

#36 misterluu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 625 Bài viết:
  • 698 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 09/09/2015 - 07:01

Y học khó nhất, nó khó hơn môn khoa học vũ trụ.Nếu không học từ căn bản mà chỉ lượm lặt vài ba bài thuốc dù có là các bài thuốc cực kỳ công hiệu, thì cũng không nên đùa chơi với mạng người được. CÒn nếu ở mức nghiệp dư biết y lý để bảo vệ sức khỏe bản thân thì cũng vẫn phải đi từ căn bản và hết sức kiên trì. Vài lời góp ý với bạn thancumon như vậy.

Thanked by 2 Members:

#37 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 11/09/2015 - 12:27

Những điều cần biết trong phương pháp chẩn mạch đông y

Chẩn mạch thường vào lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa tán, chưa ăn uống gì, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều hòa, khí huyết chưa loạn, do đó, có thể tìm thấy mạch bệnh.


1- Thời Gian Xem Mạch
Chẩn mạch thường vào lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa tán, chưa ăn uống gì, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều hòa, khí huyết chưa loạn, do đó, có thể tìm thấy mạch bệnh.Tuy nhiên nếu gặp bệnh thì bất cứ lúc nào cũng có thể chẩn mạch, không cần phảI chẩn mạch vào lúc sáng sớm.
- Trước khi chẩn mạch, nên để cho người bệnh nghĩ 1 lát cho khí huyết được điều hòa.
- Không nên xem mạch khi người bệnh ăn uống qúa no, đói qúa hoặc mới uống rượu, đi xa đến mà mệt mỏi...
- Ngoài ra, ống tay áo người bệnh quá chật, hoàn cảnh chung quanh ồn ào... cũng có thể ảnh hưởng đến việc chẩn mạch.


2- Tư Thế Lúc Xem Mạch.
Người bệnh nên ngồi thẳng thắn, tự nhiên hoặc nằm ngửa, cánh tay nên duỗi ra 2 bên, bàn tay để ngửa cho huyết mạch lưu thông tốt và không ảnh hưởng đến mạch.
Vì nếu người bệnh nằm nghiêng thì cánh tay phía dưới đè lên làm mạch không chạy được. Nếu co tay lại thì bàn tay bị bế tắc, mạch không lưu thông. Nếu để xuôi tay thì máu dồn xuống làm mạch bị ứ trệ, nếu giơ tay lên cao thì khí chạy lên mà mạch nhảy. Nếu co cơ thể lại thì khí bị nén mà mạch bị gò bó. Nếu người cử động thì khí bị nhiễu loạn mà mạch chạy nhanh...”
Thầy thuốc nên ngồi nghiêng đối với người bệnh, dùng tay trái để chẩn mạch ở tay phải người bệnh và ngược lại dùng tay phải chẩn mạch ở tay trái.

3- Định Hơi Thở
Phương pháp chẩn mạch cốt ở tâm hư tĩnh.Thầy thuốc cần ổn định hơi thở, giữ vững tiêu chuẩn: 1 hơi thở ra, hít vào tương ứng với 4 lần mạch đập. Sau đó, căn cứ vào tiêu chuẩn này, tập trung chú ý vào các ngón tay đang đặt trên các bộ vị để thăm dò mạch tượng và số mạch đếm của người bệnh.

4- Cách Đặt Tay Chẩn Mạch
Khi đặt ngón tay xuống, đầu tiên đặt ngón tay giữa vào bộ quan (mé trong chỗ xương cao-ngang với lồi xương quay), rồi đặt luôn 2 ngón tay 2 (trỏ) và 4 (áp út) phía trước và sau thành 3 bộ mạch. Ngón tay trước (trên) là bộ thốn khẩu, ngón tay sau (dưới) là bộ xích. Nếu cẳng tay người bệnh dài thì đặt ngón tay thưa, nếu cẳng tay ngắn thì đặt các ngón tay khít nhau”.
Khi đặt ngón tay (xem mạch) cần phải để đầu ngón tay bằng nhau vì mức độ cảm giác của da ở đầu các ngón tay đang xem mạch không giống (nhạy bén) như nhau... vì vậy, khi cần chẩn mạch, nên dùng chỉ nhĩ (chỗ đầu ngón tay nổi lên như sợi chỉ) để sờ, ấn.
Ba ngón tay của người ta dài ngắn không bằng nhau, vì vậy phải để 3 đầu ngón tay bằng nhau, đốt ngón này ngang đốt ngón kia mới có thể chẩn mạch được. Nhưng da thịt đầu 3 ngón tay thì ngón trỏ nhạy cảm nhất, ngón giữa da dầy, ngón thứ 4 lại dầy và kém nhậy cảm hơn. Vì vậy, phải dùng cạnh của đầu ngón tay như sợi chỉ, gọi là chỉ mục (mắt của ngón tay) ấn lên sống mạch”.
Điều quan trọng hơn nữa là không nên dựa vào mạch đập ở đầu ngón tay của mình mà nhận lầm với mạch đập của người bệnh, vì ở đầu ngón tay của thầy thuốc cũng có động mạch.
Sau khi đặt tay đúng vị trí và đúng phương pháp, thầy thuốc phải biết vận dụng năng lực nặng nhẹ và di chuyển ngón tay để thăm dò mạch tượng.
Chẩn mạch có 3 điều chủ yếu là Cử, Án và Tầm. Nhẹ tay sờ mạch gọi là Cử, nặng tay chẩn mạch gọi là Án, không nặng không nhẹ, uyển chuyển tìm kiếm gọi là Tầm.
Hiện nay các nhà nghiên cứu mạch học nghiêng về cách sau:
+ Sơ (Khinh) Án: Bắt đầu đặt (đụng) ngón tay đến mạch của người bệnh để chẩn bệnh ở phủ.
+ Trung Án: Ấn nhẹ tay xuống 1 chút để biết về Vị khí.
+ Trầm (Trọng) Án: Ấn nặng tay xuống 1 ít để chẩn bệnh ở tạng.
Cách chung, khi chẩn (xem) mạch, nên:
· Xem chung cả 3 bộ (Tổng Khán) để nhận định về tình hình chung (thường được dùng nhất).
· Xem riêng từng bộ phận (Đơn Khán) để đánh gía riêng từng cơ quan, tạng phủ.
Ngoài ra, theo các nhà mạch học thì khi xem mạch còn cần phải chú ý đến 3 yếu tố là Vị Khí, Thần và Căn.

5- Vị Khí:
· Có Vị khí thì sống, không có Vị khí thì chết, vì vậy, mạch lấy Vị khí làm gốc.
· Muốn xét diễn tiến của bệnh tốt hoặc xấu nên lấy Vị khí làm chủ. Cách xét này về vị khí như sau: “Thí dụ, hôm nay mạch còn hòa hoãn mà ngày mai lại Huyền, Cấp thì biết rằng tà khí đang tiến triển, tà khí càng tiến, bệnh càng nặng. Hoặc hôm nay mạch rất Huyền, Cấp nhưng ngày mai lại thấy hòa hoãn thì biết là Vị khí đã đến, Vị khí đến thì bệnh nhẹ dần. Nếu như trong chốc lát mà mới đầu thấy mạch Cấp mà sau đó Hoãn là Vị khí đến, lúc đầu Hoãn mà sau đó Cấp là Vị khí mất”.

6- Thần:
Gọi là thần của mạch tức là mạch đi nhu hòa. Thí dụ như bắt được mạch Vi Nhược thì tuy là Vi Nhược nhưng không đến mức vô lực là có thần, hoặc bắt được mạch Huyền Thực mà trong cái Huyền Thực vẫn thấy nhu hòa, là có thần. Tóm lại, mạch có Vị khí, có Thần đều là có hiện tượng xung hòa. Có Vị khí là có Thần khí, vì vậy, trên lâm sàng, cách chẩn đoán Vị khí và Thần như nhau”.

7- Căn:
- Mười hai kinh mạch trong cơ thể đều nhờ ở chỗ động khí của Thận mà phát sinh. Thận khí còn cũng như cây có gốc (căn) cành lá tuy khô mà gốc chưa khô thì có hy vọng sống được. Thận khí chưa tuyệt thì mạch nhất định có căn. Mạch Trầm để chẩn tạng thận, bộ xích để chẩn về Thận, mạch ở bộ xích mà Trầm, có lực là dấu hiệu mạch có căn.
Khi chẩn mạch phải chú ý đến sáu yếu tố: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, ông viết: “Chẩn mạch nên biết sáu chữ: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, không hiểu sáu chữ đó thì không phân biệt được âm dương hư thực. Thượng, Lai, Chí là dương, Hạ, Chỉ là âm. Thượng là từ bộ xích lên tới thốn khẩu đến bộ xích, âm sinh ở dương, Lai là từ trong thịt xuất ra chỗ trong da ngoài, sự tăng lên của khí. Khứ là từ chỗ trong da ngoài thịt đi vào thịt vào xương, sự giáng xuống của khí. Ứng là Chí, nghỉ là Chỉ. Câu danh ngôn sáu chữ (Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ) của Hoạt Bá Nhân, các y gia của các thời đại đều cho rằng đã tìm được điều cốt yếu của việc chẩn mạch.
· Thượng, Hạ là chỉ mạch chí thông suốt từ bộ xích đến bộ thốn, chỉ chẩn sát 1 bộ mà phải chú ý đến tình hình cả ba bộ thốn, quan, xích “Ở bộ thốn, mạch Hạ không đến bộ quan là dấu hiệu dương tuyệt, ở bộ xích, mạch Thượng không tới bộ quan là âm bị tuyệt”.
· Lai, Khứ là chỉ sự thăng giáng của mạch. Thăng giáng không cấp bách, nhẹ nhàng, điều hòa là mạch tượng của mạch không có bệnh. Mạch Lai mà Tật, mạch Khứ mà Từ là dấu hiệu trên thực dưới hư (hoặc trong hư ngoài thực). Mạch Lai mà Từ, Mạch Khứ mà Tật là dấu hiệu trên hư dưới thực (hoặc ngoài hư trong thực).
· ‘Chí Chỉ’ là chỉ vào chí và trong thời gian ngắn hay dài của các bộ mạch. Chí để chẩn mạch đến, thời gian ngắn hoặc dài của các bộ mạch. Chỉ thời gian ngắn dài ở bộ thượng có thể xét sự thịnh suy của chân dương để biện về yếu mạch của chân âm. Chỉ thời gian dài ngắn ở bộ hạ có thể xét sự thịnh suy của chân âm để biện về sự mạch yếu của chân dương”.

8- Không nên câu nệ về tính chất đặc thù của từng mạch.
Thí dụ: Khi nói đến biểu là phải quy về mạch Phù, nhiệt là Sác, lý là Trầm, hàn là Trì, mạch Huyền, Cường là Thực, Tế, Vi là Hư... tuy nhiên, phải cần lưu ý đến các yếu tố chân, giả.
“Mạch Phù tuy thuộc về biểu nhưng hễ âm hư, huyết thiếu, khí trung tiêu suy tổn sẽ thấy mạch Phù mà vô lực, vì vậy, không thể cho rằng mạch Phù hoàn toàn liên hệ với phần biểu. Mạch Trầm tuy thuộc về phần lý nhưng hễ ngoại tà mới cảm mà đã vào sâu thì hàn tà bó lấy kinh lạc, mạch khí không thông đạt được, sẽ thấy mạch Trầm, vì vậy, không thể cho rằng mạch Trầm hoàn toàn thuộc về phần lý. Mạch Sác là nhiệt, nhưng chân nhiệt chưa hẳn đã là Sác. Chứng hư tổn, âm dương đều bị khốn quẩn, khí huyết hỗn loạn, hư nhiều, mạch Sác cũng nhiều, vì vậy không thể nói là Sác hoàn toàn thuộc nhiệt được. Trì là hàn nhưng bệnh thương hàn, tà khí mới lui, nhiệt chưa hết, mạch phần nhiều là Trì Hoạt, vì vậy đừng cho rằng Trì hoàn toàn là hàn. Huyền, Cường thuộc Thực nhưng chân âm, vị khí hư quá và các chứng âm dương quan cách (bị ngăn trở), mạch sẽ Huyền, Cường, vì vậy Huyền cũng không hẳn là Thực, Mạch Vi, Tế thuộc hư trường hợp bị đau quá, khí bị bế, vinh vệ bị ủng trệ không thông, mạch sẽ phải ẩn nấp (Phục), vì vậy mạch Phục không phải hoàn toàn là Hư... từ đó có thể suy ra... trong các mạch đều có vấn đề”.

9- Sự Khác Nhau Lúc Mới Đặt Tay Vào Mạch Và Lúc Xem Mạch Một Lúc Thật Lâu.
Có khi mạch mới xem và xem một lúc lâu có sự khác biệt. Thí dụ: Lúc mới xem thấy mạch nổi to, xem một lúc thấy mạch chìm lặng. Hoặc mới xem thấy mạch mềm nhũn, xem lâu lại thấy bật dưới tay. Có khi lúc đầu thấy mạch Huyền, một lúc sau lại là Hoãn.“Khi chẩn mạch loại khách tà bạo bệnh mà mạch Phù là đúng. Nếu bệnh đã lâu, sức đã hư tổn, nên chẩn căn khí làm gốc. Nếu thấy Phù, Đại, ấn tay lâu thấy chìm mất, là hiện tượng chính khí quá hư, không cần hỏi là bệnh lâu hoặc mới nhiễm, tuy rằng chứng mà thấy nóng nhiều, phiền nhiễu do chính khí suy không tự chủ được mà hư dương thoát ra ngoài. Khi mới xem mạch thấy Nhu, Nhuyễn, bắt đầu thấy bật dưới tay là dấu hiệu bệnh ở phần lý, phần biểu không bệnh. Không phải tạng khí bị thụ thương thì là kiên tích ẩn phục bên trong, trường hợp này không thể cho đó là mạch Trầm mà lầm là bị hư hàn. Mới xem thấy mạch hơi Huyền, xem lâu lại thấy hòa hoãn, hễ bệnh đã lâu thì sắp khỏi, khí huyết tuy kém nhưng tạng khí chưa bại. Cách chung, mạch của người bệnh lúc mới đặt tay vào tuy thấy vô lực hoặc Huyền Tế, không hòa hoãn, xem lâu trên mười chí lại thấy điều hòa dần, thì bệnh có thể chữa. Nếu mới xem mạch thấy hòa hoãn nhưng xem lâu lại thấy Vi, Sác không ứng tay hoặc dần dần Huyền, cứng (ngạnh) thì bệnh khó chữa”.

10- Bỏ Mạch Theo Chứng-Bỏ Chứng Theo Mạch.
Thông thường thì mạch và chứng tương ứng với nhau, nhưng có nhiều trường hợp mạch và chứng lại không đi đôi với nhau như dương chứng mà lại thấy mạch âm hoặc âm chứng mà thấy mạch dương... Sách ‘Y Biên’ giải thích rõ như sau: “Phàm bệnh mà và chứng không hợp thì một bên thật, một bên giả, cần phân biệt kỹ. Như bên ngoài tuy phiền nhiệt mà thấy mạch Vi, Nhược thì hư hỏa, hư tướng, lại chịu được công phạt sao?. Nên theo mạch mà chữa chứng chân hư chứ không theo chứng là giả tượng. Hoặc trường hợp bệnh vốn không có phiền nhiệt mà thấy mạch Hồng, Sác thì không phải là hỏa tà. Bệnh vốn không có trướng đầy, ứ trệ mà thấy mach Huyến, Cường thì không phải là chứng thực ở bên trong. Không nhiệt, không trướng lại có thể chịu được phép tả hay sao?. Nên theo chứng hư chứ không theo mạch giả thực... Nếu là tà làm thương tổn bên trong hoặc thực trệ, khí trệ mà bụng trên đau thắt đến nỗi mạch Trầm, Phục hoặc Xúc hoặc Kết, đó là tà bế tắc kinh lạc gây ra. Đã có chứng thực làm căn cứ thì mạch hư tức là gỉa, trường hợp này nên theo chứng chứ không theo mạch. Hoặc như bệnh thương hàn, tay chân gía lạnh, rét run mà mạch thấy Hoạt, Sác, đó là do nội nhiệt làm cách âm. Làm sao có thể biết được? Vì bệnh truyền từ kinh này sang kinh khác chứ không phải trực trúng âm kinh, từ chứng nhiệt chuyển sang hàn. Đã có mạch Sác, Hoạt làm căn cứ thì ngoại chứng là giả hư, cũng theo mạch chứ không theo chứng vậy”.
Trường hợp nào nên bỏ mạch mà theo chứng, Lê Đức Thiếp trong sách ‘Định Ninh Tôi Học Mạch’ đã nhận định:
Nên bỏ mạch theo chứng trong các trường hợp sau:
- Những bệnh mà nhận xét về mạch khó chính xác như những người không thể chỉ căn cứ vào mạch hoặc những người không có bộ mạch để xem.
- Những người thanh cao, 2 tay thường không có mạch, nếu có thì mạch đi rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.
- Những người thanh cao, 2 tay thường không có mạch, nếu có thì mạch đi rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.
- Những người mạch tay trái thường rất nhỏ hơn tay phải hoặc ngược lại.
- Những người có mạch Phản Quan.
- Những người không may bị cụt một hoặc cả hai tay.
- Những người bị thương ngay vị trí để xem mạch

11. Mạch phản quan
Có người, không tìm thấy mạch ở bộ vị thốn khẩu như bình thường mà lại thấy mạch ở phần trên đỉnh của bờ sau xương quay (ngang huyệt Liệt Khuyết) đi dọc xuống vùng lõm ở hố lào (huyệt Dương Khê), gọi là mạch PHẢN QUAN. Gặp loại mạch này, khi chẩn mạch, phải đặt bàn tay sấp xuống mới bắt được mạch. Loại mạch này có thể do bẩm sinh hoặc do bị chấn thương gây ra.. .

12. Mạch với kỳ kinh bát mạch
¨ Mạch ở tay trái đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Trầm là mạch ÂM DUY bị bệnh. - Biểu hiện: đau trong tim (mạch Âm Duy đi vào phần âm, chủ về phần vinh, vinh là huyết, huyết thuộc về tâm, vì vậy đau trong tim).
¨ Mạch ở bộ xích thấy lúc thì co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Trầm Tế là ÂM KIỀU MẠCH bị bệnh. Biểu hiện: dương khí không đủ mà âm khí vượng, thường hay buồn ngủ, phía ngoài bắp chân dễ chịu mà phía trong căng thẳng (theo Nan thứ 29: dương hoãn mà âm cấp).
¨ Mạch ở tay bên phải đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Phù là mạch DƯƠNG DUY bị bệnh. - Biểu hiện: thấy nóng, rét (lạnh), (mạch Dương Duy đi vào phần dương, chủ về phần vệ, vệ là khí, khí ở biểu vì vậy thấy nóng lạnh).
¨ Mạch ở 2 bộ thốn thấy lúc thì co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Khẩn Tế là mạch DƯƠNG KIỀU bị bệnh. - Biểu hiện: âm khí suy mà dương khí thịnh sinh ra không ngủ được, phía trong bắp chân thì dễ chịu nhưng bên ngoài thì lại căng thẳng (Nan thứ 29 (N. Kinh): âm hoãn mà dương cấp).
¨ Mạch ở 2 bộ quan thấy lúc thì co vào lúc duỗi ra mà có vẻ Hoạt Khẩn là Mạch ĐỚI bị bệnh. Biểu hiện: bụng đầy trướng, eo lưng đau tê, ớn lạnh như ngồi trong nước, phụ nữ thì bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều, xích bạch đái.
¨ 6 bộ mạch ở 2 tay để nhẹ mà đều đi Huyền Trường là mạch ĐỐC bị bệnh. Biểu hiện: Sống lưng cứng, không thể cúi ngưả được, uốn ván.
¨ 6 bộ mạch ở 2 tay đi Khẩn Tế mà Trường, ấn kỹ lại thấy đi như hạt châu chạy liên tiếp là mạch NHÂM bị bệnh. Biểu hiện: đàn ông thì bị chứng sán khí, đàn bà thì bị xích bạch đái hoặc tích tụ ở bụng dưới (trưng hà).
¨ 6 bộ mạch ở 2 tay phải ấn thật mạnh mới thấy đi Huyền Trường là mạch XUNG bị bệnh. Biểu hiện: khí từ bụng dưới xông lên, bụng trướng, đau.

13- Quan Hệ Giữa Mạch Và Ngũ Hành
Dùng ngũ hành áp dụng vào mạch ta thấy:
Tay Bên TRÁI: Thận thủy (bộ xích) sinh Can mộc (quan), can mộc sinh Tâm hỏa (thốn).
Tay Bên PHẢI: Mệnh môn hỏa (bộ xích) sinh Tỳ thổ (quan), tỳ thổ sinh Phế kim (thốn).

14- Mạch Và Khí Huyết
Xét về khí huyết với mạch ta có:
+ Bên trái thuộc Huyết: Thận, Can và Tâm. Thận (tàng tinh, tinh sinh huyết ) - Can tàng huyết - Tâm chủ huyết.
+ Bên phải thuộc Khí: Mệnh môn (Tam tiêu) Tỳ và Phế. Tỳ là trung khí - Mệnh môn là nơi chứa nguyên khí - Tam tiêu là đường dẫn khí - Phế chủ khí. Vì vậy, mạch ở bên phải liên hệ với khí.

15- Quan Hệ Giữa Mạch Và Mùa
Mỗi mùa ứng với một tạng nhất định, dù mùa đó cũng chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt thời gian đó.
+ Mùa Xuân: Mạch Huyền
· Cây cối xanh tốt vào mùa này, màu xanh ứng với màu của Can, do đó có mạch Huyền (mạch của Can).
· Mùa xuân dương khí bắt đầu phát (thiếu dương) nhưng khí lạnh vẫn chưa hết, khí cơ còn có hiện tượng ước thúc, vì vậy mạch tượng thấy đầu thẳng mà dài, giống như giây đàn (Huyền).
+ Mùa Hè: Mạch Hồng
· Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên (Hồng).
· Vào mùa này, vạn vật tươi tốt, thịnh vượng, mạch đến thì thịnh mà đi thì suy, vì vậy sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Câu.
+ Mùa Thu: Mạch Mao
· Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rụng giống như lông, do đó mạch của mùa thu là mạch Mao.
· Thời điểm này, dương khí bắt đầu suy, thế mạch đã giảm chỉ thấy Phù. Sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Mao là hình dung thể mạch đến ứng dưới tay thấy nhẹ như lông (Mao).
+ Mùa Đông: Mạch Thạch
· Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả khả năng mạnh mẽ của mình để sống qua cái lạnh giá, vì vậy, mạch của mùa đông là mạch Thạch.
· Mùa đông vạn vật bế tàng, thế đến của mạch khí trầm mà có sức bật vào ngón tay, sách ‘Nội Kinh’ gọi là mạch Thạch là hình dung mạch đến ứng vào tay có lực cứng như cục đá (Thạch).
+ Tứ Quý: Tứ Quý là chuyển tiếp giữa các mùa, vì vậy thường mang đặc tính ôn hòa, do đó mạch của Tứ Quý là mạch Hoãn.

16- Quan Hệ Giữa Mạch Và Lục Dâm. (Ngoại Tà)
· Hàn làm hại (thương) Thận vì vậy có mạch Khẩn.
· Thử làm hại (thương) Tâm vì vậy có mạch Hư.
· Táo làm hại (thương) Phế vì vậy có mạch Sáp.
· Thấp làm hại (thương) Tỳ vì vậy có mạch Nhu.
· Phong làm hại (thương) Can vì vậy có mạch Phù.
· Nhiệt làm hại (thương) Tâm bào vì vậy có mạch Nhược.

17- Mạch Và Thất Tình (Nội Nhân)
· Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư.
· Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết.
· Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp.
· Nộ thương Can gây nên mạch Nhu.
· Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm.
· Kinh thương Đởm gây nên mạch Động.
· Bi thương Tâm bào gây nên mạch Khẩn.

18. Mạch Và Nam Nữ
“Mạch của phụ nữ thường nhu nhược (yếu) hơn mạch của nam giới”.Khi Xem mạch ‘Nam Tả Nữ Hữu’. Xem mạch, phái nam xem bên tay trái (làm chính), phái nữ xem bên tay phải (làm chính). “Xem mạch phái nam, mạch tay trái (dương) mạnh hơn tay phải (âm) là dương nhiều hơn âm là thuận. Ngược lại, mạch tay phải mà mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương không thuận, tức là người nam đó bị âm thịnh dương suy. Xem mạch người nữ mạch tay phải (âm) mạnh hơn tay trái (dương) là âm nhiều hơn dương là thuận. Ngược lại, nếu mạch tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm không thuận, tức là người nữ đó bị dương thịnh âm suy. Như vậy, việc xem ‘Nam Tả Nữ Hữu’ chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hoặc nghịch đối với người đó chứ không nhất thiết phải theo đúng quy cách trên.
Điều chủ yếu trong câu ‘Nam Tả Nữ Hữu’ là chú ý vào hai bộ xích của cả nam lẫn nữ.
+ ‘Nam dĩ tả xích nhi tàng tinh’ hoặc ‘Nam dĩ tả xích vi tinh phủ’ (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ xích bên tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết rằng người đó tinh khí sung mãn, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi vô lực thì không khỏe...
+ ‘Nữ dĩ hữu xích nhi bào hộ’ hoặc ‘Nữ dĩ hữu xích vi huyết hải’ (Nữ liên hệ với bào thai và chứa huyết ở bộ xích). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết rằng tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi vô lực thì không khỏe.

Nguồn tin: www.nguyenkynam.com



Thanked by 2 Members:

#38 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 18/09/2015 - 21:20

CỔ MẠCH QUỐC ÂM Diễn Ca.

Hôm nay KT gởi đến các bạn bài Cổ mạch quốc âm diễn ca mà KT sưu tầm đã đăng trên trang mạng diendanykhoa.com, với mong muốn được góp chút ít kiến thức về Mạch học Đông Y cho diễn đàn.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Bài 1:

Ba Xuân gió mát hoa hiền,
Vui nghề nhân-thuật say miền Nho-Y
Trải xem Cang mục chữ thi,
Dịch làm Quốc ngữ vân vi kể bày:
Trước là dễ nhớ, dễ hay,
Sau thêm nhủ bảo những bầy trẻ em,
Khuyên ai có chí thì xem.
Hai mươi bảy mạch mới bèn kể ra:
PHÙ thì nổi ở ngoài da,
Dường như gió thổi lông nga(ngỗng) nhẹ nhàng.
TRẦM thì trong thịt thâm tàng,
Nặng tay mới thấy rõ ràng chẳng sai.
TRÌ thì đổng đảnh khoan thai,
Một hơi ba chí chẳng sai đâu là.
SÁC thì hô hấp đều ba,
Một hơi sáu chí hẳn là đinh ninh.
HOẠT thì lưu lợi phân minh,
Dưới tay lúc nhúc tượng hình như châu.
SẮC thì rít rống khá âu,
Hoặc tán(tan) hoặc chỉ(ngưng) chẩn hầu gian nan.
HƯ thì lực nhược(sức yếu), hình tàng(ẩn,mất),
Phù Đại mà yếu,chỉ an(chỉ án:đè ngón tay xuống) mơ màng.
THIỆT(THỰC) thì mạch Đại thả(lại) Trường,
Phù-Trung-Trầm hậu(hình trạng) ứng cường(mạnh) như nhau.
TRƯỜNG thì bổn vị quá thao( vượt khỏi vị trí đã ấn định: Thốn-Quan-Xích),
Như đào gốc, ngọn tề(bằng) nhau một loài.
ĐOẢN thì bộ vị chẳng dài,
Hai đầu lúc nhúc khác loài mạch Vi.
HỒNG thì lai thịnh, khứ suy,
Thao thao(cuồn cuộn)mãn chỉ(đầy ngón tay)khác gì nước sôi.
VI thì lãng đãng, thóp thoi,
Nhẹ thời dường thấy, nặng thời dường không.
KHẨN thì mau gấp, chập chồng,
Như giăng dây thẳng mới dùng dục qua.
HOÃN thời ứng chỉ khoan hòa,
Một hơi bốn chí thiệt là thung dung.
KHÂU thì ngoài có, trong không,
Dường như hành lá không trong, có ngoài.
HUYỀN như giăng thẳng dây dài,
Như dây cung thẳng, như dây sắc cầm(dây đàn).
CÁCH đi dưới tay rầm rầm,
Như đè mặt trống ầm ầm khác chi.
LAO thì Trường Đại không bì,
Cũng loài Trầm Phục Thiệt(Thực) thì tới nơi.
NHU thời phơi phới như hơi,
Phù mà lại Tế(nhỏ) khác loài mạch Vi.
NHƯỢC thì trọng án(đè nặng tay) đắc chi(mới được),
Xem chiều vô lực ắt thì là danh.
TÁN thì tán loạn tan tành,
Dưới tay tan tác tượng hình hoa rơi.
TẾ thì ti tí nhỏ thay,
Trầm hậu( Trầm án ) bất tuyệt xưa nay đã truyền.
PHỤC thì lại bảo cho yên,
Thôi cân(đẩy gân) trước cốt( sát phần xương), tìm miền trong xa.
ĐỘNG thì dỏng bôn khởi ba(chạy nhảy lưng tưng),
Hình như đậu lớn, chẩn hòa ở Quan.
SÚC(THÚC) thì nhặt rồi lại khoan,
Sác nhi nhứt chỉ(nhảy 6 cái ngừng 1 cái), hiệp tan khôn lường.
KIẾT(KẾT) thì lai khứ khôn thường,
Hưởn nhi nhứt chỉ(nhảy 4 cái ngừng 1 cái) tỏ tường đinh ninh.
ĐẠI(ĐỢI) thì chỉ số phận mình,
Trước sau, sao vậy thật tình chẳng sai.

Sưu tầm

Thanked by 1 Member:

#39 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 19/09/2015 - 21:38

Bài 2:

Mỗ(ta)đây khá khuyên ai ai;
Hai mươi bảy mạch khác loài nhau xa,
Ấy là thể trạng kể qua,
Lại đem chủ bịnh lược ra mọi đường.
Mạch PHÙ ngoài thạnh chủ Dương,
Cùng loài Khí thoát Huyết vong Phong Hàn.
Mạch TRẦM đích thị Âm Hàn,
Khí ngưng thủy súc(ứ nước),luận bàn cho xong.
Mạch TRÌ đích thị Hàn trong,
Chẳng lưng thì bụng tâm hung(hông) đau thường.
SÁC thì nóng lắm Dương cang(lấn át),
Sác mà đi yếu tỏ tường Dương hư.
HOẠT thì đàm ẩm có dư,
Cùng là thực tích kiêm chư Nhâm thần(mang thai).
SẮC thì tinh huyết bịnh nhơn,
Hư hao ủng bế, thân hình khô khan.
Mạch HƯ chánh khí hư hao,
Một về Thương thử, một vào loại hư.
THIỆT(THỰC)thì tà nóng có dư,
Nói xàm, bí tiện(bón) Âm hư rỏ ràng.
Mạch TRƯỜNG là bịnh khác thường,
Vị thiệt(thực) can cường, bịnh thế nhựt tăng(ngày một tăng).
ĐOẢN thì chánh khí bất hằng(không bình thường),
Phù là Huyết sắc, Trầm bằng trướng đông(đầy đau).
HỒNG thì Dương thạnh Âm vong,
Tư Âm giáng hỏa hoặc dùng phát Dương.
VI thì Huyết-Khí đều thương,
Trai thường lao bịnh; Gái thường đới(bạch đới)băng(băng huyết).
KHẨN thì lạnh đau trằn trằn,
Phù thì phát tán,Trầm rằng ôn kinh.
HƯỞN(HOÃN) thì thịnh Vệ suy Vinh,
Lâu bịnh đặng lành, bịnh mới ắt hư.
KHÂU thì huyết thoát, huyết hư,
Trên thì thổ(nôn ra máu),nục(chảy máu cam)huyết như băng hồng.
Mạch HUYỀN đàm ẩm chứa trong,
Thổ suy,Mộc vượng,Sán(khí)đông(đau buốt)tức thì.
CÁCH thì Tinh tẩu-Huyết suy,
Gái thì băng đới;Trai thì mộng-di(tinh).
Mạch LAO Lý Thiệt(Thực) hữu dư,
Khí ngưng,hỏa uất tán trừ mới yên.
Mạch NHU bởi tại thấp truyền,
Tủy hải-Đơn(Đan)điền lần thấy suy vi.
Mạch NHƯỢC Âm-Dương lưỡng khuy(cùng vơi kém),
Điều Vinh-Dưỡng Vệ tráng kỳ chơn(chân) nguyên.
Mạch TÁN căn bổn hầu tàn,
Thấy trong Xích mạch nguy nan xiết gì.
Mạch TẾ lão nhược(già yếu)tương nghi(mới nên),
Thổ huyết,Nục huyết mạch thì mới nên.
Mạch PHỤC thực uất thấp hàn,
Phàm các bịnh dữ khốn nàn chớ lo.
Mạch ĐỘNG huyết khí bất châu,
Chủ kinh, chủ thống luận cho tỏ tàng(tường).
Mạch SÚC đa Nhiệt thiểu Hàn,
Bịnh thì Suyễn Khái, cường Ban đã đành.
Mạch KIẾT(KẾT)Khí uất- Huyết ngưng,
Tích tụ-Hà Trừng(Trưng Hà) trên dưới chẳng thông.
Mạch ĐẠI(ĐỢI) một tạng đã vong,
Mặc dầu Thương(công)Biển(Thước) khôn hòng cứu cho.

Sưu tầm

Thanked by 1 Member:

#40 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 24/09/2015 - 23:43

NỘI NHÂN MẠCH

NỘI NHÂN MẠCH chủ Thất Tình (Hỷ-Nộ-Ưu-Tư-Bi-Khủng-Kinh).

Nội ứng Khí Khẩu( Tay Phải)

HỶ KHÍ THƯƠNG TÂM MẠCH TẤT HƯ.
(Mừng vui quá độ tổn thương TÂM, mạch đi HƯ).

TƯ THƯƠNG TỲ BỘ KẾT TRUNG CƯ.
(Suy nghĩ nhiều thương tổn TỲ, mạch đi KẾT bên trong).

NHÂN ƯU THƯƠNG PHẾ MẠCH TẤT SẮC.
(Nguyên nhân do lo lắng tổn thương PHẾ, mạch đi SẮC).

NỘ KHÍ THƯƠNG CAN MẠCH TIỆN NHU.
(Tức giận tổn thương CAN, mạch bèn đi NHU).

KHỦNG THƯƠNG Ư THẬN MẠCH TRẦM THỊ.
(Sợ sệt tổn thương THẬN, mạch đi TRẦM).

DUYÊN KINH THƯƠNG ĐỞM ĐỘNG TƯƠNG TU.
(Duyên cớ do kinh hãi tổn thương ĐỞM, đi mạch ĐỘNG).

MẠCH KHẨN NHÂN BI THƯƠNG BÀO LẠC.
(Mạch KHẨN do nguyên nhân buồn rầu, tổn thương TÂM BÀO LẠC).

THẤT TÌNH KHÍ KHẨU NỘI NHÂN CHI.
(Mạch do nguyên nhân bên trong thuộc về tình chí (tâm lý), ứng ở Khí Khẩu).

NGOẠI NHÂN MẠCH

NGOẠI NHÂN MẠCH chủ Lục Dâm {Lục Khí} ( PHONG-HÀN-THỬ-THẤP-TÁO-HỎA )

Ngoại ứng Nhân Nghinh (Tay Trái).

KHẨN TẮC THƯƠNG HÀN THẬN BẤT DI.
(Mạch KHẨN là do Thương Hàn,ảnh hưởng đến tạng THẬN).

HƯ NHÂN THƯƠNG THỬ HƯỚNG BÀO SUY.
(Mạch HƯ là do Thương Thử, ảnh hưởng TÂM BÀO LẠC).

SÁP DUYÊN THƯƠNG TÁO TU QUAN PHẾ.
(Mạch SÁP là do Thương Táo, nên xét tạng PHẾ).

TẾ HOÃN THƯƠNG THẤP YẾU QUAN TỲ.
(Mạch TẾ HOÃN là do Thương Thấp, phải xem tạng TỲ).

PHÙ TẮC THƯƠNG PHONG CAN BỘ ỨNG.
(Mạch PHÙ là chứng Thương Phong, ứng ở tạng CAN).

NHƯỢC VI THƯƠNG HỎA SÁT TÂM TRI.
(Mạch NHƯỢC là Thương Hỏa, xét ở tạng TÂM thì biết).

LỤC BỘ CÁC MẠCH TU ĐƯƠNG THẨM.
(Các mạch ứng ở Lục bộ nên xem xét).

MIỄN SỬ TƯƠNG HÀN TÁC NHIỆT Y.
(Tránh trường hợp gặp chứng Hàn mà lại cho thuốc Nhiệt).

#41 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 02/10/2015 - 23:38

LƯ SƠN MẠCH CA

卢 山 脉 赋
Lư san mạch phú

总 万 病 八 要 脉 玄 基 赋
(tổng vạn bệnh bát yếu mạch huyền cơ phú.)
(tất cả bệnh tật luận qua bài phú bát yếu tổng mạch)


常 闻 病 基 恽 奥 脉 理 妙 玄 虽 万 像 分 云
Thường văn bệnh cơ uẩn áo mạch lý diệu huyền tuy vạn tượng phân vân.
Từng nghe : Mạch lý nhiệm mầu Bệnh cơ kỳ thú dù muôn hình biểu hiện rối ren,

须 八 要 以 庸 会
Tu bát yếu dĩ dung hội.
Đem bát yếu tóm thâu đầy đủ.

浮 沉 以 辨 其 表 里, 有 力 为 实 无 力 为 虚
Phù trầm dĩ biện kỳ biểu lý, hữu lực vi thực vô lực vi hư,
Xem mạch Phù trầm để phân biệt bệnh bên trong hay bên ngoài; có lực là thực, không lực là hư;

迟 数 以 定 其 热 寒, 阳 则 大 兮 而 阴 则 小
Trì sác dĩ định kỳ nhiệt hàn , dương tắc đại hề nhi âm tắc tiểu.
Đếm nhịp đi chậm nhanh để biết lạnh nóng; dương chứng thì mạch to, âm chứng thì mạch nhỏ.
.
濇 来 乩 滞 精 伤 血 少 之 源
Sắc lai kê trệ tinh thương huyết thiểu chi nguyên,
Mạch sắc dạng đi ngưng trệ, hẳn là cái gốc tinh thương huyết kém .

滑 至 流 通 气 动 痰 涎 之 本
Hoạt chí lưu thông khí động đàm diên chi bổn,
Mạch hoạt nhịp chạy trơn tru, thì chủ yếu khí động sinh đàm .

浮 大 滑 数 阳 脉 须 抑 阳 以 扶 阴
Phù đại hoạt sác dương mạch, tu ức dương dĩ phù âm,
Loại mạch dương như : phù ,đại ,hoạt ,sác, phải nén dương để bảo trợ cho âm;

沉 小 迟 濇 阴 经 可 制 寒 而 益 火
Trầm tiểu trì sắc âm kinh, khả chế hàn nhi ích hỏa.
Loại mạch âm như : tiểu, trầm ,trì,,sắc, nên chế hàn để bổ ích cho hỏa.

三 部 见 浮 大 而 数 重 阳 病 则 望 狂
Tam bộ kiến phù đại, nhi sác trùng dương bệnh tắc vọng cuồng.
Mạch ba bộ đều thấy phù đại mà kiêm sác: là mạch trùng dương sinh ra chứng loạn cuồng;

六 脉 来 沉 小 而 迟 重 阴 症 当 决 逆
Lục mạch lai trầm tiểu nhi trì trùng âm chứng đương quyết nghịch
Mạch sáu bộ thấy đều trầm tiểu lại kiêm trì : chứng trùng âm làm chân tay lạnh giá.

阳 部 见 阴 脉 至 阴 承 阳 位 须 知
Dương bộ kiến âm mạch chí âm thừa dương vị tu tri.
Ngôi dương thấy âm mạch biểu lộ, đó là âm lấn tới dương phải biết;

阴 部 见 阳 脉 来 阳 夺 阴 经 可 识
Âm bộ kiến dương mạch lai dương đoạt âm kinh khả thức.
Ngôi âm mà dương mạch hiện hình, chính là dương tràn vào chỗ âm phải tường.

沉 小 伤 湿 数 是 热 而 迟 是 寒
Trầm tiểu thương thấp, sác thị nhiệt nhi trì thị hàn,
Mạch trầm tiểu : tổn thương vì thấp; sác chủ chứng nhiệt, trì chủ chứng hàn

浮 大 感 风 滑 乃 痰 而 啬 乃 血
phù đại cảm phong, hoạt nải đàm ,nhi sắc nãi huyết.
Mạch phù đại : chủ cảm mạo vì phong ; hoạt : chủ đàm, sắc : chủ huyết
右 手 气 口 脉 大 内 伤 真 是 根 源
Hữu thủ khí khẩu mạch đại, nội thương chân thị căn nguyên.
Bên tay phải nơi khí khẩu mạch đi to : là căn nguyên của chứng nội thương .

左 手 人 迎 脉 强 外 感 本 其 身 戚
Tả thủ nhân nghênh mạch cường ngoại cảm bổn kỳ thân thích.
Bên tay trái tại nhân nghênh mạch đi mạnh mẻ : là do bị chứng ngoại cảm

虚 则 补 而 实 则 泻 寒 可 温 而 热 可 凉
Hư tắc bổ nhi thực tắc tả, hàn khả ôn nhi nhiệt khả lương.
Hư thì phải bổ.Thực thì phải tả, Hàn thì phải ôn, nhiệt phải dùng lương ;

欲 知 病 体 死 生 当 看 脉 形 虚 实
Dục tri bệnh thể tử sinh, đương khán mạch hình hư thực.
Muốn biết rõ sống chết ra sao, Phải biết mạch thực, mạch hư cho rỏ ;

热 病 见 沉 小 则 死 发 狂 疮 毒 亦 非 宜
Nhiệt bệnh kiến trầm tiểu tắc tử, phát cuồng sang độc diệc phi nghi.
Nếu bệnh nhiệt mà mạch trì kiêm tiểu, thì khó bảo toàn tính mạng
cả chứng phát cuồng, ung độc cũng đáng lo ngại.

寒 证 来 迟 濇 则 生 泻 痢 漏 崩 無 不 愈
Hàn chứng lai trì sắc tắc sinh ,tả lỵ lậu băng vô bất dủ.
Các chứng hàn mà mạch trì kiêm sắc : bệnh chẳng hề lo; các chứng bị tả, lỵ ,lậu, băng đều không sao.

久 病 浮 大 最 忌, 新 病 沉 小 难 良
Cửu bệnh phù đại tối kỵ, tân bệnh trầm tiểu nan lương
Bệnh đã lâu, thấy mạch phù đại đáng ngại ; Bệnh mới mắc, thấy mạch tiểu trầm nên sợ.

未 产 之 前 宜 滑 大 不 宜 啬 小
Vị sản chi tiền nghi hoạt đại, bất nghi sắc tiểu,
Trước khi sinh mạch hoạt đại thì tốt; còn đi sắc tiểu không thuận.

已 产 之 后 合 沉 小 最 忌 大 浮
Dĩ sản chi hậu hiệp trầm tiểu tối kỵ đại phù.
Sau khi sinh mạch thuận là tiểu trầm ; nếu thấy phù dại là mạch kỵ

壮年 滑 大 为 良, 若 啬 小 命 终 不 久
Tráng niên hoạt đại vi lương nhược sắc tiểu mạng chung bất cửu.
Người trai tráng mạch hoạt đại thì tốt nếu sắc tiểu mạng sống chẳng lâu dài,

老 弱 沉 小 为 吉, 若 浮 大 数 理 难 长
Lão nhược Trầm tiều vi kiết nhược phù đại số lý nan trường.
Khi tuổi già mạch thuận là tiểu trầm, nếu phù đại tuổi thọ khó dài.

春 夏 阳 强 浮 洪 吉 沉 小 非 吉
Xuân hạ dương cường phù hồng kiết trầm tiểu phi kiết,
Tiết xuân hạ khí dương đương thịnh, mạch nên hồng đại, nếu đi tiểu trầm thì không tốt

秋 冬阴 盛 沉 小 昌 滑 大 不 昌
Thu đông âm thịnh trầm tiểu xương hoạt đại bất xương.
Mùa thu đông khí âm đang sinh, mạch phải tiểu trầm thấy hoạt đại là mạch không thuận

脉与 时 顺 者 生 脉 与 时 逆 者 死
Mạch dữ thời thuận giả sinh. mạch dữ thời nghịch giả tử.
Mạch với thời thuận nhau thì sống , mạch với thời nghịch nhau thì chết

三关 虽 绝 不 见 脉 郁 痰 暴 病易 救 生
Tam quan tuy tuyệt bất kiến mạch, uất đàm bạo bệnh dị cứu sinh,
mạch ba bộ tuy không thấy đập nữa, Nếu là chứng ngất bởi do đàm uất,có thể cứu sống được

六 脉 具 调 形 肉 脱 死 无 愁 绝 必 不 生
Lục mạch câu điều hình nhục thoát, tử vô sầu tuyệt tất bất sinh.
Mạch sáu bộ dù có điều hoà, Người gầy da thịt róc khô, cũng khó lòng cứu chữa

脉 大 则 邪 盛 病 进 积 聚 宜 虚 损 不 宜
Mạch đại tắc tà thịnh bệnh tấn, tích tụ nghi hư tổn bất nghi,
Mạch to là tà khí thịnh bệnh đang tiến triển: nhưng chứng tích tụ chẳng ngại, hư lao thì lo ngại.

脉 小 则 气 弱 阳 衰虚 损 利 积 聚 不 利
Mạch tiểu tắc khí nhược dương suy, hư tổn lợi tích tụ bất lợi.
Mạch đập nhỏ là dương khí suy kém ; chứng hư tổn mạch đó thì lành, chứng tích tụ thì dữ.

脉 病 相 顺 相生则 吉
Mạch bệnh tương thuận tương sinh tắc kiết,
Bệnh với mạch thuận chiều, là điềm tốt

脉 病 相 反 相 克 则 凶
Mạch bệnh tương phản tương khắc tắc hung.
Bệnh với mạch trái nhau,đó là điềm xấu.

浮 数甚 外 有 内 无 阳 独 阴 亡恶 候
Phù sác thậm ngoại hữu nội vô dương độc âm vong ác hậu,
Ngoài mạch phù sác mà trong rỗng tuếch : là chứng âm lìa dương thoát phải cẩn thận

沉 迟 极 尺 存 寸 绝, 阴 孤 阳 脱 死 形
Trầm trì cực, xích tồn thốn tuyệt, âm cô dương thoát tử hình.
Mạch trầm trì, bộ xích còn mà thốn tuyệt là chứng âm còn dương thoát phải đề phòng ,

春 木 肝 强 宜 长 滑 不 宜 短 啬
Xuân mộc can cường nghi trường hoạt bất nghi đoãn sắc,
Tiết xuân, mộc khí can đương thịnh, mạch hồng hoạt thì tốt, mạch đoản sắc không hay.

秋 金 肺 盛 合 小 毛 不 合 大 洪
Thu kim phế thịnh, hợp tiểu mao bất hợp đại hồng,
Mùa thu kim, khí phế hợp thời, mạch nhỏ nhẹ thì hay , mạch đại hồng chẳng khá.

夏 火 应 心 浮 洪 吉 沉 小 非吉
Hạ hỏa ứng tâm, phù hồng kiết trầm tiểu phi kiết,
Mùa hạ thuộc hỏa ứng vào tâm, mạch không thuận nhỏ chìm mà thích hợp đại phù.

冬 水 属 肾 沉 小 昌 缓 大不 昌
Đông thủy thuộc Thận, trầm tiểu xương hoãn đại bất xương,
Đông thuộc hành thuỷ hợp với thận,thuận với mạch trầm tiểu, không thuận mạch hoãn đại

四 季 宜 缓 大 而 怕 滑 长
Tứ quí nghi hoãn đại nhi phách hoạt trường,
Mạch hoãn đại hợp vào mùa tứ quý, chỉ lo sợ mạch hoạt trường là mạch trái mùa;

五 行 喜 生 旺 而 忧 克 害
Ngũ hành hỉ sinh vượng nhi ưu khắc hại.
Mạch tương sinh ứng với ngũ hành thị tốt , chỉ lo thừa khắc là điều chẳng tốt
乍 长乍 短 真 为 邪 庇 脉 形
Sạ trường sạ đoãn chân vi tà tý mạch hình.
Mạch lúc ngắn lúc dài là dạng mạch tà quái

惚 数 惚 迟 总 是 鬼 媚 之 脉
Hốt sác hốt trì tổng thị quỷ mị chi mạch.
Mạch khi nhanh khi chậm là mạch qủy mị;

上 不 至 寸 为 阳 绝 下 不 至尺 为 阴 亡
Thượng bất chí thốn vi dương tuyệt, hạ bất chí xích vi âm vong,
Mạch đi trên không tới bộ thốn là khí dương đã thoát, dưới không đến bộ xích là phần âm đã mất.

屋 漏 虾 游 死 脉若 过 迟 过 数 之 宗
Ốc lậu, hà du, tử mạch, nhược quá trì quá sác chi tông.
Mạch hà du, ốc lậu, hay mạch đi quá trì quá sác : đều thuộc chứng nguy.

雀 啄 涌 泉 恶 厚 本甚滑 甚浮之类
Tước trác, dũng tuyền, ác hậu, bổn thậm hoạt thậm phù chi loại
Mạch tước trác, dũng tuyền hoặc mạch đi quá hoạt quá phù : cũng thuộc loại bệnh khó.

无 太 过 无 不 及 不 迟 不数 是 存 胃 气 之名
Vô thái quá, vô bất cập, bất trì, bất sác, thị tồn vị khí chi danh,
Mạch đi không thái quá không bất cập. không nhanh không chậm thì gọi là vị khí còn tốt

没 同 等 没 缓 和 莫 浮 莫 沉 真 得 平 人 之 脉
Một đồng đẳng một hoãn hòa mạc phù mạc trầm, chân đắc bình nhân chi mạch.
Mach tượng đi chậm rải lại đều đều, không nổi, không chìm là mạch người không bệnh.

须 辨 有 力 无 力,但 看 存 神 失 神
Tu biện hữu lực vô lực, đản khán tồn thần thất thần,
Phải xem có lực hay không ? Nên xét còn thần hay mất .

脉 病 相 同 证 虽 危 而 易 治
Mạch bệnh tương đồng chứng tuy nguy nhi dị trị,
Mạch và bệnh hợp tình, bệnh dù nguy nhưng chữa dễ dàng.

脉 病 相 反 证 虽 易 而 难 医
Mạch bệnh tương phản chứng tuy dị nhi nan y,
Bệnh với mạch không thuận nhau, chứng chẳng thấy gì nhưng khó bề chữa khỏi.

南 北 不 应 之 年 存 乎 可 察
Nam bắc bất ứng chi niên tồn hồ khả sát
Xem theo vận khí Nam chánh hay Bắc chánh năm nào không ứng, nên xét cho tường.

肥 瘦 浮 沉 之脉 参 以 同 看
Khả liệu phì sấu, phù trầm chi mạch tham dĩ đồng khán
Người béo hay gầy mạch hợp phù hay trầm, phải cùng xem cho rỏ ràng.

八 要 明 焉 万 病 障 矣
Bát yếu minh yên vạn bệnh chướng hỉ
Bát yếu được rành rẻ ,Muôn bệnh sẽ rỏ ràng.

阳 绝 死 於 春 夏, 阴 绝 没 在 秋 冬
Dương tuyệt tử ư xuân hạ, âm tuyệt một tại thu đông.
Chứng dương tuyệt chết ở mùa xuân hạ. Chứng âm tuyệt chết vào thời thu đông,
阳 绝 昼 死 阴 绝 夜 亡
Dương tuyệt trú tử, âm tuyệt dạ vong.
Dương tuyệt thì ban ngày dể chết, Âm tuyệt thì ban đêm dể chết.

脉 虽 息 至 调 和 不 立 根 原 真 乃 折
mạch tuy tức chí điều hòa bất lập căn nguyên chân nãi chiết
Mạch tuy đi theo nhịp thở điều hòa nhưng không có gốc thì cũng phải gảy .

诊 见 去 来 促 急 坚 强 本 柱 亦无 忧
chẩn kiến khứ lai xúc cấp kiên cường bổn trụ diệc vô ưu
Mạch đi lao xao gấp rút nhưng có gốc vững vàng thì khỏi phải lo âu.

六 脉 分 明 双 状 两日 还 亡
lục mạch phân minh song trạng lưỡng nhật hoàn vong
Sáu mạch hai trạng thái âm dương cách biệt rỏ ràng, hai ngày là vong mạng.

尺 部 升 降 不 同 阴 阳 相 脱
xích bộ thăng giáng bất đồng âm dương tương thoát
Bộ xích mạch lên xuống chẳng đều, âm dương lìa thoát là chứng chết

浮 大 过 数 独 阳 之 班
phù đại quá sác độc dương chi ban
Đã phù dại lại còn quá sác là chứng độc dương phải đề phòng;

沉 小 过 迟 孤 阴 变
trầm tiểu quá trì cô âm chi biến
Đã tiểu trầm mà lại quá trì là chứng cô âm liệu mà lo giữ.

应 而不 应 是 委 真 原
ứng nhi bất ứng thị ủy chân nguyên
Năm đáp ứng, mạch không tương ứng : đều là chứng nguyên khí hư tổn

止 下 缠 绵 逼 寒 气 滞
chỉ hạ triền miên bức hàn khí trệ
Dưới ngón tay nhịp chẳng rành, mạch chạy lăng nhăn là huyết bị hàn nên dương khí ngưng tụ,

要 法 由 来 从 本 主 客 通 知
yếu pháp du lai tùng bổn chủ khách thông tri
Phương pháp xem mạch do lòng mình lĩnh hội. mà phân định chủ khí khách khí

妙 然 得 此 基 关 正 邪 判 矣
diệu nhiên đắc thử cơ quan chánh tà phán hỉ
Phải biết soi xét phân tích tổng hợp tìm mấu chốt để phân định chánh khí tà khí.

六 部 按 至 数 止 凝 乃 是 真 寒
lục bộ án chí sác chỉ ngưng nãi thị chân hàn
Sáu bộ mạch thảy đều đi rất sác( nhiệt chứng ), nhưng có nhịp ngừng thì lại là chứng hàn trệ

三 关 若 诊 虽 迟 一 作 动 中 真 逼 热
tam quan nhược chẩn tuy trì nhất tác động trung chân bức nhiệt
Ba bộ tuy thấy mạch trì (hàn chứng )nhưng có một nhịp động thì lại là chứng bên trong quá nhiệt.

圣 贤 八 要 总 在 一 端
thánh hiền bát yếu tổng tại nhất đoan
Thánh hiền đã gom tất cả mạch vào bát yếu chung một mối
虚 实 通 之 死 生 观 矣
hư thực thông chi tử sinh chi quán hỉ.
Chuyện hư thực, sinh tử, luận giải quyết đoán không nghi ngờ chi nữa.

Người sưu tầm nguyên bản bằng chữ Hán :
Nguyễn Trung Hòa
Người dịch : LY. Nguyễn Văn Bách

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#42 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 09/10/2015 - 23:40

lư sơn mạch phú

Xưa từng nói bệnh cơ mầu nhiệm,
Sách có câu mạch lý diệu huyền,
Học đạo y thì phải tinh chuyên,
Thông mạch chứng mới phân Hàn- Nhiệt,
Dầu bá bệnh phân vân nhiều việc,
Đều gồm thâu Bát yếu rõ thông,
Phù bệnh ngoài, Trầm bệnh nơi trong,
Hư vô lực, Thực đi hữu lực.
Sác cấp bách tâm trung thiệt nhiệt,
Trì chậm thay quả thị chơn hàn.
Mạch Tiểu là phần Âm chứng hư hàn,
Còn mạch Đại là toàn Dương thạnh.
Sáp đình trệ tinh thương huyết lãnh,
Hoạt lưu thông khí động đàm sanh.
Phù, Đại, Hoạt, Sác là Dương,
Thì ta phải tư âm, giáng hỏa.
Trầm, Tiểu, Sáp, Trì- Âm bốn mạch,
Thì phải nên ích hỏa, chế hàn.
Tam bộ thấy Phù Đại nhi sác,
Chứng trùng dương cuồng vọng kinh kỳ.
Sáu mạch đều Trầm Tiểu nhi Trì,
Trùng âm chứng chơn hàn quyết nghịch.
Dương bộ thiệt thấy hình Âm mạch,
Thời Âm thừa Dương vị đâu sai.
Dương bộ mà Âm mạch hựu lai,
Dương bạt Âm cung nguy cấp.
Trầm Tiểu mạch này là thương thấp,
Sác nóng hung, Trì nải thị hàn.
Phù Đại là ngoại cảm phong hàn,
Hoạt là đàm, Sáp là huyết bại.
Bộ Hữu Thốn- Khí khẩu mạch Đại,
Mạch này đây là chứng Nội thương.
Bộ Nhân nghinh tay tả mạch cường,
Mạch này quả thật là Ngoại cảm.
Hư phải Bổ,Thực thì nên Tả,
Hàn phải Ôn,mà Nhiệt phải Lương.
Việc tử sanh trước phải cho tường,
Tua chẩn mạch rõ hình hư thiệt.
Bệnh Nhiệt thấy Trầm Tiểu ắt chết,
Chứng phát cuồng, thương độc không lành.
Bệnh Hàn đi Trầm Tiểu phục sanh,
Chứng tả lợi, lậu băng chẳng hại.
Đau lâu ngày kỵ đi Phù Đại,
Bệnh mới đau Trầm Tiểu hiểm nghèo.
Chưa sinh Hoạt Đại thì mừng,
Chớ nên Đoản Sắc xem chừng khó khăn.
Đã sinh Trầm Tế an lành,
Nếu đi Phù Đại- Huyết Băng thảm sầu.
Kẻ tráng thạnh vô ưu Hoạt Đại,
Sáp Tiểu kia mạng lại không lâu.
Yếu già Trầm Tiểu chẳng âu,
Nếu như Phù Đại sớm chầu diêm la.
Xuân Hạ kia Dương khí thịnh hành,
Hoạt Đại kiết, Sáp Tiểu phi kiết.
Thu Đông là tháng thạnh Âm,
Trầm Tiểu lương. Bất lương Hoạt Đại.
Mạch với Mùa- thuận,tắc sanh,
Mạch phản Mùa- nghịch, tắc tử.
Tam quan tuy mạch tuyệt,
Chứng uất đàm ,bạo bệnh lại không sao.
Sáu bộ vẫn điều hòa,
Mà thịt da teo róc là số tận.
Mạch Đại là Tà thịnh, bệnh tấn,
Tích tụ nghi- Hư tổn bất nghi.
Mạch Tiểu ắt Khí nhược- Dương suy,
Hư tổn lợi- Tích tụ bất lợi.
Sắc với Mạch tương thuận -tương sanh, kiết lợi.
Sắc với Mạch tương phản-tương khắc đại hung.
Phù Sác quá ngoài có trong không,
Dương độc, Âm vong ác chứng.
Trầm Trì tột Xích còn- Thốn tuyệt,
Âm cô- Dương thoát tử chi hình.
Xuân Mộc- Can cường,
Nghi Trường Hoạt, mạt nghi Đoản Sáp.
Thu Kim- Phế thạnh,
Hợp Tiểu mao- bất hợp Đại Hồng.
Hạ Hỏa ứng Tâm Phù Hồng kiết, Sáp Tiểu phi kiết.
Đông Thủy thuộc Thận,
Trầm Tiểu lương- Hoạt Đại bất lương.
Tứ quý mạch nên Hoãn Đại,nhưng sợ Hoạt Trường.
Ngũ hành ưa sanh vượng,thường lo khắc hại.
Khi Trường, khi Đoản đúng là Tà quái chi giao,
Lúc Sác,lúc Trì ấy là Quỷ mị chi Mạch.
Thượng bất chí Thốn là Dương tuyệt,
Hạ bất chí Xích là Âm vong.
Phù,Sác,Đại,Tiểu không thái quá- bất cập,
Miễn còn Vị khí không sao.
Đồng bậc Hoãn hòa không quá Phù-quá Trầm,
Thật đúng là bình nhân chi mạch.
Ốc lậu- Hà du tử mạch,
Cũng một dòng quá Sác, quá Trì.
Tước trác- Dõng tuyền tử hình,
Vốn thậm Hoạt,thậm Sác chi loại.
Phải tua biện hữu lực, hay vô lực,
Nên xét Tồn Thần hay Thất Thần.
Mạch với Bệnh tương đồng, chứng tuy nguy mà dễ trị.
Mạch với Bệnh tương phản, chứng tuy nhẹ nhưng nan y.
Nam, Bắc chính năm nào bất ứng,
thì phải tua xem xét cho tường.
Người mập gầy hai nẻo Phù Trầm,
Cũng phải nên xét phân cho kỹ.
Bệnh Dương tuyệt, chết nơi Xuân- Hạ,
Chứng Âm vong, mất tại Thu-Đông.
Tuyệt Dương thì chết ban ngày,
Vong Âm thì xuống Tuyền đài ban đêm.
Mạch xem Thăng-Giáng chẳng đồng đều, Âm Dương cùng thoát.
Mạch Phù Đại lại đi quá Sác,
Chứng thuộc về Dương Độc là đây.
Nếu mạch đi Trầm Tiểu quá Trì,
Thì bệnh thuộc Cô Âm đã rõ.
Năm tương ứng Mạch đi bất ứng,
Là chân nguyên hao tổn bên trong.
Mạch rối bời như mớ bòng bong,
Đấy là chứng Huyết Hàn- Khí Trệ.
Phép trọng yếu do Tâm lãnh hội,
Lại phân chia Chủ-Khách tỏ tường.
Quán thông then chốt Âm Dương,
Chánh-Tà suy xét đôi đường Thực-Hư.
Mạch Lục bộ ấn vào rất Sác,
Nhưng một ngưng vốn thiệt là Hàn.
Mạch đi Trì suốt Tam Quan,
Bổng động mạnh rõ ràng là Nhiệt.
Mạch Bát yếu Thánh Hiền ưu việt,
Khuyến hậu sanh phải thiệt tinh tường.
Thực Hư biện chứng-luận phương,
Rừng Y-Bể Thánh hoằng dương Tiền đồ.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |