Jump to content

Advertisements




332.-Thử tìm xem thánh Gandhi sinh vào giờ nào?-KHHB Số 45


  • Chủ Đề Đã Khóa Chủ đề này đã được khóa
No replies to this topic

#1 vitran

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 235 Bài viết:
  • 713 thanks

Gửi vào 02/03/2012 - 04:49

[TẠP CHÍ KHHB SỐ 45 RA NGÀY 31/8/1973]

THỬ TÌM XEM THÁNH GANDHI SINH VÀO GIỜ NÀO?

• Qua cuộc đời, nét tướng mặt, và nét tướng tay, “truy tầm” giờ sanh.

(Quản Văn Chính)


Trước hết, tôi xin mời Quý vị độc giả xa gần hãy cùng tôi nhắc lại những điểm đặc biệt trong cuộc đời của nhà lãnh tụ tài cao, đức trọng mà dân chúng Ấn Độ thường nói là “Hiện thân của Đức Phật”, và đã được tôn sùng như là một “Cha Già của Dân tộc”.
Sau, tôi xin Quý vị hãy nghiên cứu kỹ nét tướng, và những đường bàn tay theo hai tài liệu in ở đây để xem chúng ta có thể đến mức độ nào tìm hiểu một cuộc đời đầy sôi động hào hùng được giảng giải qua hình tướng là biểu hiện của tâm hồn của khối óc, cũng như qua những chỉ tay, mà nhân loại, tự 4000 năm trước đây, đã xem như là những dấu hiệu thầm kín và màu nhiệm có thể cho chúng ta biết trước được những vinh nhục, thăng trầm của cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin mời quý vị cùng tôi thử lập lá số Tử Vi của Thánh Gandhi. Lẽ tất nhiên là công việc của chúng ta không được chính xác lắm, vì khi biên lá số mà không biết rõ giờ sinh, chúng ta phải lần mò từ giờ Tý đến giờ Hợi, tức là phải xét cả 12 lá số khác nhau. Song le, điều cốt yếu nhất theo thiển ý của tôi là một sự lập luận vững chắc, dựa trên một tin tưởng mạnh mẽ rằng một tâm hồn cao thượng phải là nguyên nhân cấu tạo ra một hình dáng tốt đẹp (Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sinh, tức là một người hoặc từ lúc bé nhỏ đã có sẵn một tâm hồn tốt đẹp hoặc do tự rèn luyện đã có được một tấm lòng từ thiện và đã làm nhiều việc thiện thì hình tướng cũng do đó mà trở thành nhân đức, tốt đẹp).
Và, suy rộng ra, một khi cuộc đời đã phù hợp với nét tướng, chỉ tay thì cũng phải được phù hợp với lá số Tử Vi vốn đã là một phương tiện rất có giá trị thường được dùng để luận về tính tình của một người cũng như về lẽ Thịnh, Suy, Thọ, Yểu của một cuộc đời.
Sau hết, một khi đã lần lượt bấm lá số từ giờ Tí đến giờ Hợi, và đã tin tưởng rằng Thánh Gandhi “chắc” sinh vào giờ Mùi, quý vị độc giả ắt thấy ngay là lá số của Thánh Gandhi từa tựa như lá số của cụ Phan Bội Châu mà tôi đã có dịp trình bày trên giai phẩm KHHB. Đã nói đến hai chữ “tương tự” là đã ý “so sánh” mà việc so sánh giữa hai danh nhân hoạt động cùng trong một thời gian tại hai Quốc gia khác nhau ắt sẽ phải là một công việc đầy phấn khởi và hữu ích!


Cuộc đời
Thánh Gandhi là một người Ấn Độ, sanh vào ngày Mùng 2 tháng 10 năm 1869 tức là ngày 27 tháng 8 năm Kỷ Tỵ, thua cụ Phan Bội Châu có 2 tuổi. Ngài đã từng theo học Luật tại thủ đô Anh Quốc và làm luật sư. Nhưng cũng như cụ Phan Bội Châu bỏ không dự kỳ thi lấy bằng Tiến sĩ để vinh thân phì gia trong khi đất nước bị nô lệ ngoại bang. Thánh Gandhi đã bỏ giầu sang, phú quý để tranh đấu cho Tự do và Nhân quyền.
Khi mới bắt đầu hành nghề Luật sư ở Nam Phi, Thánh Gandhi có việc phải di chuyển bằng xe lửa. Ngài mua một tấm vé hạng nhất. Nhưng theo thường lệ, toa xe lửa hạng nhất chỉ dành cho người Tây Âu da trắng, còn người bản xứ hoặc bất cứ ai da vàng và đen, đều chỉ được phép ngồi toa hạng 3 chung với đồ đạc và các thứ hàng hóa. Bởi vậy, ngài bị hành khách da trắng cùng với nhân viên hãng xe lửa đuổi ra khỏi toa hạng nhất.
Là một người can đảm không chấp nhận một sự phân biệt chủng tộc bất công và vô lý như thế, thánh Gandhi đã quyết tâm nguyện phấn đấu đến cùng tuy phải nếm đủ mùi tân khổ, như bị đánh đập đến thịt nát máu rơi, phải vào tù, ra tội như bọn ăn trộm, ăn cướp.
Rốt cuộc, Ngài đã thắng sau hơn 20 năm đấu tranh cam go. Vì thành tích cao đẹp như vậy, người dân Ấn Độ đã tiếp rước Ngài một cách vô cùng trọng hậu vào năm 1914 (năm Giáp Dần) khi Ngài từ Nam Phi trở về quê nhà là nước Ấn Độ, nơi mà dân chúng đương bị điêu linh, khốn khổ, vì cảnh lệ thuộc ngoại bang. Vì vậy, thay vì được nghỉ ngơi sau 20 năm tranh đấu nguy hiểm cho lợi quyền của người khác, Thánh Gandhi lại phải dấn thân vào một cuộc đấu tranh hết sức gay go. Đó là vào năm 1920 sau khi Thế chiến thứ nhất chấm dứt với sự thắng trận của Đồng Minh. Dân chúng Ấn Độ trở nên căm thù sôi động vì họ không thấy thực hiện những hứa hẹn bình quyền và Tự Trị như người Anh đã cam kết trước đây khi cần đến sự cộng tác của dân Ấn.
Để bắt đầu cuộc đấu tranh, Thành Gandhi hô hào đồng bào của Ngài “không hợp tác, không đóng thuế”… cùng phá đổ những độc quyền, như độc quyền sản xuất và bán muối cho dân chúng chẳng hạn. Ngài hướng dẫn một nhóm đồng chí rất quyết tâm, sẵn sàng chịu sự đánh đập cho đến chết, đi bộ hàng chục cây số ra đến bờ biển nơi Chính phủ dành độc quyền làm muối, để dũng cảm tự làm lấy muối mà dùng. Nhờ thành tích vẻ vang tại Nam Phi, và nhờ sự chịu đau khổ vì người khác, cũng như nhờ sự từ bỏ nghề Luật sư danh giá kiếm được nhiều tiền và nhờ sự “đồng hóa” với đồng bào nghèo đó bằng cách trút bỏ những bộ quần áo tây sang trọng rồi ở trần chỉ mặc mỗi cái quần cụt như hàng chục triệu người Ấn Độ khác, Thánh Gandhi đã được tôn sùng như “Hậu thân” của Đức Phật. Vì vậy đến bờ biển Ngài đã chỉ huy được một đoàn quân quyết từ đông đảo như một sư đoàn trên dưới 10 ngàn người tay không cầm súng và không bạo động.
Trong suốt bốn tuần lấy muối, hàng trăm người này đến hàng trăm người khác đã bị lính bản xứ cùng các sĩ quan người Anh đánh đập đến chết đi, sống lại, máu chảy, thịt tan. Song le, không một ai giơ tay đỡ dùi cui, báng súng, và cũng không một ai ngần ngại dừng bước tuy biết một cách chắc chắn rằng tiến lên là bị đánh, bị giết!
Sự việc này đã dẫn dắt đến một kết quả hết sức nhiệm mầu, người Anh sẽ không đô hộ được nước Ấn Độ nữa từ năm 1930 (Canh Ngọ), mặc dầu Thánh Gandhi cùng các đồng chí của Ngài đã bị xử án, cầm tù.
Ngoài ra, cũng như Đức Phật đã xả thân cứu thế, Thánh Gandhi ngay cả trong khi đang bị cầm tù cũng đã nhiều lần nhịn ăn cho đến suýt chết để tranh đấu cho sự bình đẳng của con người, cho sự hòa hợp yêu thương.
Và cũng vì thế mà Ngài đã bị một kẻ quá khích bắn chết vào ngày 30 tháng Giêng năm 1948, khi ngài đang sắp sửa thuyết pháp, Ngài thọ được 78 tuổi. Ngài ra đi để lại một mối tiếc thương cho toàn thể Thế giới Tự do, tức là tất cả những ai tin tưởng vào Tâm linh và sức mạnh của Tinh thần có khả năng làm thay đổi được cuộc sống.


Nét tướng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đến đây, tôi xin mời quý vị độc giả hãy chiêm ngưỡng bức ảnh của Thánh Gandhi:
Nhìn cái vầng trán rộng rãi và tròn trịa của Ngài, chắc quý vị cũng đồng ý với tôi mà cho rằng đầu của Thánh Gandhi phải rất tròn và hậu trẩm phải dày. Như thế là hợp cách; đầu tượng trưng cho bầu trời, phải tròn, tức là trán phải nở, phải cao. “Vấn quý tại Ngạch”. Trán rộng và cao chỉ một thời kỳ thơ ấu tốt đẹp được hưởng một nền giáo dục gia đình đầy đủ. (Cụ Thân phụ của Ngài được tiếng là ngay thẳng, thanh liêm và Cụ Thân mẫu rất mộ đạo, thường cách nhật ăn chay và suốt ngày niệm Phật). Gia dĩ trán đẹp còn là biểu tượng một tâm hồn cao thượng, vị tha.
Nói đến sống mũi của Ngài, tôi thấy cần phải để ý đến vấn đề chủng tộc, vì người Ấn Độ thường có sống mũi rất cao. Song le, với đầu mũi tròn dẹp, cánh mũi nở cùng sống mũi đi thẳng lên ấn đường, Ngài quả là một người “Tứ hải trì danh” bốn bể đều biết tên. Bằng chứng là khi tôi còn bé (từ năm 1920 đến 1930) tôi và các bạn đồng thời đã từng đọc, mặc dầu rất vắn tắt trên các nhật báo về các cuộc tranh đấu “bất bạo động” cũng như về những ngày tháng tuyệt thực của Ngài. Hơn nữa, khi Ngài bị ám sát vào năm 1948, mặc dầu mọi phương tiện giao thông và thông tin rất khó khăn do cuộc chiến tranh Việt, Pháp gây ra tại một nơi hẻo lánh miền Bắc, chúng tôi cũng được nghe tả đám tang một triệu người tham dự của Thánh Gandhi và được biết có hầu hết các vị Quốc Trưởng đã gửi điện văn chia buồn thương tiếc.
Mà, theo kinh nghiệm của riêng tôi, sở dĩ Ngài đã ngộ nạn là vì cái tai mọc quá ngang, gọi là tai phản “Kiến diện bất kiến nhĩ” mới là tốt tướng, chứ tai đưa ra như thế là một dấu hiệu của một cuộc đời vất vả và chịu nhiều đau khổ. Nhưng nhờ có cái trán cao quý nhờ cái đầu tròn, Thánh Gandhi nếu có đau khổ là đau khổ vì mọi người và cho mọi người mà thôi.

Chỉ tay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bây giờ, xin quý vị hãy nghiên cứu đến chỉ tay của Thánh Gandhi (tôi lấy tài liệu trong quyển sách về chỉ tay của BS. Ranald cũng như những điều nói về cuộc đời của Thánh Gandhi, tôi đã căn cứ vào quyển sách nhan đề “Mahatma Gandhi” do Ô. Louis Fiocher, một ký giả người Mỹ đã được giải thưởng Nobel viết ra, và do nhà xuất bản “The New American Library” bên Mỹ quốc in kỳ thứ hai vào năm 1960).

Những đặc điểm của bàn tay Thánh Gandhi là:
1) Đường Trí đạo cách xa đường đời: theo tác giả Anh quốc là Cheiro thì đó là dấu hiệu của một sự thông minh, mau lẹ, dám nghĩ và dám làm những chuyện lớn, lại có tài lãnh đạo.
Tôi xin nhắc lại là đường Trí đạo và đường Mạng đạo càng dính vào nhau nhiều thì người càng nhút nhát, e dè và kém thông minh. Nhưng tôi cũng xin thú thật rằng trước năm 1940 vì chưa được đọc sách tiếng Anh chỉ học khoa chỉ tay qua tiếng Pháp, tôi vẫn cho là hai đường Trí và Đời phải được dính vào nhau dưới ngón trỏ mới là điều tốt, và người có hai đường ấy quá xa cách thì có thể quá táo bạo, có thể nguy hiểm cho mình. (đường số 1).
2) Điểm thứ hai là đường Trí đạo có đến 3 nhánh con ở đoạn cuối tức là trên gò Thái Âm: đó là dấu hiệu của sự quyền biến. Những chính trị gia có tài cần có dấu hiệu tốt này (đường số 2).
3) Thêm vào đó, bàn tay của Thánh Gandhi có cả đường Trực giác. Các Thánh Nhân “sinh nhi tri chi” (không cần học mà đã biết, hay học một biết mười) cần có đường Trực giác (đường số 3).
4) Ngoài ra trên bàn tay của Thánh Gandhi, lại còn có đến 2 hay 3 đường Định Mệnh (đường số 4). Người có dấu hiệu như thế thường là những người rất được cảm tình của dân chúng dễ trở nên lãnh tụ lắm. Chúng ta cũng có thể giảng giải cuộc đời cực kỳ sôi động cực kỳ vất vả của Thánh Gandhi với hơn 20 năm tù đày tất cả với rất nhiều tháng ngày tuyệt thực cũng như khi đã 76, 77 tuổi mà còn phải lội bộ hàng chục cây số mỗi ngày để mong đem lại hòa khí giữa những người cùng một nguồn gốc nhưng đã trở nên thù nghịch nhau vì Tôn giáo, Tín ngưỡng.
Nhiều đường Định Mệnh ở trên một bàn tay nhất là cũng có đường lại bị đường Trí đạo cắt đứt lại cũng có thể được coi là dấu hiệu của sự “bất đắc kỳ tử”.
Nhưng sự ra đi đột ngột của Thánh Gandhi cũng lại làm cho công đức của Ngài trở nên sáng chói trong lương tri của loài người. Chẳng lẽ chúng ta cứ cạnh tranh làm khổ nhau hoài khi “hiện thân của Đức Phật” đã vì Tự Do, vì Hòa Bình và Tín Ngưỡng mà chết??

Lá số Tử Vi
Viết đến đây, tôi thấy cũng khá đầy đủ để có thể dựa vào nét tướng và chỉ tay chúng ta lập ra được một lá số Tử Vi của Thánh Gandhi cho dẫu không biết rõ giờ sanh của Ngài.
Trong quyển “Mahatma Gandhi”, tác giả Louis Fischer chỉ có ghi Ngài sanh ở Ấn Độ, tại một miền bể xa xôi mà ảnh hưởng của nền Văn minh Âu tây rất yếu ớt và vào ngày mồng 2 tháng 10 năm 1869, tức là ngày 27 tháng 8 năm Kỷ Tỵ. Cho nên, muốn lập lá sốcủa Ngài, chúng ta cần kiên nhẫn lần từ giờ Tí lần đến giờ Hợi, tức là phải lập đủ 12 lá số rồi xét kỹ xem giờ nào có thể cho chúng ta thấy được sự phù hợp giữa cuộc đời, nét tướng, chỉ tay và lá số Tử Vi.


Theo thiển ý của tôi thì:
1) Giờ Tý
Giờ này không phù hợp (Âm Nam, Mộc Mệnh, Lâm tứ Cục: Mệnh đóng ở cung Dần có Thiên Phủ tọa thủ ngộ Triệt, cung Phúc Đức có Liêm, Tham, Tỵ, Hợi ngộ Không Kiếp và Tuần thì thoạt trông có thể cho rằng khoa Tử Vi rất tài tình khi thấy gần ¼ đời sống của ngài là nơi giam cầm, tù tội.
Nhưng với người thường như chúng ta, “nhất nhật tại tù” quả thật bết như “thiên thu tại ngoại”. Thánh Gandhi rất can đảm, không e sợ gian khổ: tuy thể chất bị giam hãm, bó buộc, Ngài thấy Ngài được nghỉ ngơi, tạm nhàn rỗi, lấy lại sức khỏe để hoạt động mạnh mẽ hơn, hăng say hơn, sau khi ra khỏi khám đường.
Do đó, giờ Tý thật không hợp!


2) Giờ Sửu
Mệnh đóng tại cung Thân, Vô Chính Diệu, được cách đẹp là giáp Tử Vi và Thiên Phủ. Nhưng theo kinh nghiệm của riêng tôi, những lá số với Mệnh như thế cho dầu có nhiều trung tinh đắc cách cũng chỉ là “kha khá” mà thôi, bằng cớ là một ông Bác sỹ, sanh năm Quý Mùi tháng 5 ngày 18 giờ Tuất, đã gặp một người đoán số Tử Vi bảo “chỉ đỗ bằng Trung học và sẽ chỉ hưởng trung phú mà thôi. Song le gần đây, tôi có dịp xem số cho một ông khác cũng tuổi Quý Mùi cũng có Mệnh Vô Chính Diệu như thế, mà được một vị Thầy lâu năm trong nghề phê: “Quốc Gia chi trụ” (cột trụ của Quốc Gia, tức là Thủ Tướng…). Bởi vậy giờ Sửu cũng có thể là giờ sanh của Thánh Gandhi, nhất là với giờ Sửu, ngoài cách “Tọa Việt hướng Khôi”, lại còn cả Thiên Đức, Nguyệt Đức tọa Thân (cung Phúc Đức) như lá số của Cụ Phan Bội Châu.
Song le vì cho rằng cung Thê có Thiên Không, lại có Không, Kiếp xung chiếu vì cung Mệnh có Thiên Diêu là không hợp khi dưới ngọn bút của Ô. Louis Fischer, Thánh Gandhi và Phu nhân là một đôi vợ, chồng rất có hạnh phúc. Hai Ông Bà lấy nhau từ năm 13 tuổi, và bà luôn luôn ở bên cạnh ông để giúp đỡ ông trong mọi việc, và Bà đã thở hơi cuối cùng trong lao tù, bên cạnh Ông khi Bà đã trên 70 tuổi!


3) Giờ Dần
Với giờ này, Mệnh đóng tại cung Mùi Vô Chính Diệu, có “Nhật Nguyệt đồng lâm Sửu, Mùi, Quan Phong Hầu, Bá”. Câu phú này có thể dùng được, bởi lẽ lá số có nhiều trung tinh đắc cách như:
- Giáp Xương Khúc
- Có Tả Phụ (cung Hợi) và Hữu Bật ở cung Mão chiếu
- Lại nữa, cung Thiên Di rất tốt, làm cho cung Mệnh Vô Chính Diệu trở nên tốt đẹp hơn, với Thai Tọa đồng cung (tính tình thanh cao), và giáp Lộc Quyền.
Thêm vào đó, sự hiện diện của sao Kình, Tang ở Mệnh, cùng lá số giờ Dần có vẻ tương tự như lá số của cụ Phan Thanh Giản là một vị quan đỗ Tiến Sĩ tài cao, đức trọng, cũng xả thân vì Nước vì Nòi khi ngoại 70 tuổi đã khiến tôi nghĩ rằng giờ Dần này cũng hợp với cuộc đời và nét tướng của Thánh Gandhi: (Cụ Phan Thanh Giản sanh năm Bính Thìn 1796, tháng 10 ngày 12 giờ Thìn).
Nhưng dầu sao chúng ta cũng không nên dừng nơi đây, và nên lần thêm để cùng khám phá những điều đặc biệt hơn nữa.


4) Giờ Mão
Mệnh đóng ở cung Ngọ có Thất Sát ngưỡng Đẩu “Tước Lộc Vinh Xương” mà Tước, Lộc đây lại còn được tăng thêm với cách “Hợp Lộc củng Lộc chung thân phú quý” (Mệnh có Lộc tồn, Thân có Hóa Lộc). Song le, nói đến “Tước” thì cả thế giới đều biết rằng Thánh Gandhi không có tước vị chính thức nào tuy ngài thường “chỉ định” ông Nehru mà ngài thương yêu như con ruột là người “kế vị” ngài, và bây giờ, con gái của Cố Thủ tướng cũng đã được làm Thủ tướng Ấn Độ với tên của Thánh Gandhi. Đó là bà Thủ tướng Indira Gandhi! Vẻ vang thay!
Nói đến “Lộc” thì quả Thánh Gandhi không đểlại cho con cháu Ngài một chút tiền bạc, ruộng đất gì vì suốt đời Ngài có làm gì sanh lợi lộc đâu! Không những không giàu có, Thánh Gandhi lại đã từng “quyên” xin của các bạn hữu đại phú những món tiền khổng lồ để dựng nên trường học, nhà thương, hoặc để họ giúp người túng thiếu. Một môn đệ của Ngài từng nói sau khi Ngài ngộ nạn rằng: “Vì lòng thương người rất cao cả, Thánh Gandhi không hề nghĩ đến bản thân và gia đình. Nhưng cũng do đó, cuộc đời Ngài và sách báo Ngài đã viết là những bài học rất quý giá cho nhân loại mãi mãi về sau”.
Xem thế, tuy không có Tước Lộc, Thánh Gandhi lại là một người đã lập được công đức đối với đời nên Ngài ắt phải có một lá số Tử Vi tốt đẹp, giờ Mão có thể là giờ sanh của Ngài!


5) Giờ Thìn
Song le, một cuộc sống đầy sôi động, một tinh thần cực kỳ mạnh mẽ và sáng suốt không thể nào trọn vẹn được gói ghém trên một lá số Tử Vi nhỏ bé gồm có trên 100 sao chuyển vận trong 12 cung số. Cho nên, chúng ta cần xét cả giờ Thìn này nữa.
Mệnh có Thiên Đồng ở Tỵ là đắc địa chịu ảnh hưởng của một Phúc tinh, Thánh Gandhi đấu trinh bằng đường lỗi ôn hòa, bằng cách cải thiện đối phương. Mà cải thiện đối phương không gì mầu nhiệm hơn là lòng dung thứ, lấy “nhân nghĩa để thắng hung tàn” (Bình Ngô Đại Cáo). Vì thế, Thánh Gandhi đã từ chối không tố cáo những kẻ đã đánh đập Ngài và định đốt cháy Ngài nữa, khi Ngài đấu tranh cho sự bình đẳng ở Nam Phi. Theo thiển ý của tôi, biết đâu không phải vì tin ở sự “dung thứ” của Ngài mà người Anh chịu chuyển giao quyền hành cho một chính phủ người Ấn mà Thủ tướng lại là một môn đệ được Thánh Gandhi yêu mến nhất, ông Nehru.
Làm như thế, người Anh mới hy vọng được rằng quyền lợi của Anh quốc sẽ được gìn giữ một cách tối đa ở Ấn Độ!
Do đó, lá số giờ Thìn có thể được chấp nhận…


6) Giờ Tỵ, Ngọ, Hợi và Tuất
Bốn giờ này hoàn toàn không thích hợp, bởi lẽ:
- Với giờ Tỵ, Mệnh của Thánh Gandhi đóng ở cung Thìn, Phá Quân. Mặc dầu kinh nghiệm đã cho tôi thấy câu phú “Nam bất nhân Phá Quân Thìn Tuất” hầu như không đúng, tôi vẫn cho rằng một người được hàng trăm triệu dân tôn thờ như là “hiện thân của Đức Phật” phải có một lá số Tử Vi thật rõ ràng, dễ giải đoán. Hơn nữa một nhân cách quá siêu phàm như Thánh Gandhi cần được xem như là một ý niệm toàn thiện, toàn mỹ. Như vậy, việc lập lá số cho Thánh Gandhi quả là một việc không cần thiết mấy!
- Với giờ Ngọ: Song le đã chót bắt đầu, tôi phải tiếp tục lần cho đến hết 12 giờ. Nếu Thánh Gandhi sanh vào giờ Ngọ, Mệnh có Tử Vi ngộ Tham Lang ở cung Mão, tức là “Đào hoa phạm chủ vi chí dâm”. Thật không hợp.
- Với giờ Hợi, Mệnh đóng tại cung Tuất có Tử Vi, Thiên Tướng tọa thủ. Với hai sao này, thân người thường phải to lớn (An Lộc Sơn sanh năm Kỷ Mùi, tháng 7, ngày 7, giờ Tuất). Nhưng Thánh Gandhi người tầm thước và cử chỉ đôi khi lại khiêm tốn đến mức độ Ngài đã làm nản lòng những người đã từng ngưỡng mộ Ngài, tưởng chừng người “anh hùng Nam Phi” phải là người “hùng dũng, hiên ngang” có đủ tài sức lãnh đạo dân chúng đấu tranh thoát khỏi vòng kiểm tỏa của Ngoại bang!
Do đó, công đức của ngài đối với đại đa số quần chúng Ấn Độ thật là rộng lớn và tất cả chúng ta đều có thể trông tấm gương từ bi, hỷ xả ở nơi Ngài mà ăn ở cho có nhân đức!
Thật ra, sức mạnh của Thánh Gandhi là một sức mạnh tinh thần có thể bé nhỏ vô hình nhưng rất mầu nhiệm! Chỉ cần nhịn ăn có 6 ngày Ngài phá vỡ được cái tục lệ phân chia giai cấp đã làm cho hàng vạn triệu người “cùng đinh” Ấn Độ phải sống kiếp đọa đầy tủi nhục trong biết bao nhiêu thế kỷ đằng đẵng.
Nhưng vì với giờ Hợi lá số hao hao như lá số An Lộc Sơn, “thần bất trung” ắt cũng không hợp với một nhân cách siêu phàm như thế!
- Với giờ Tuất, Mệnh có Thiên Lương ngộ Mã ở cung Hợi “Phiêu đãng vô nghi” ắt cũng không phải là giờ sanh của Thánh Gandhi. Sự hiện diện của Ngài ở bất cứ nơi nào thường luôn luôn được coi như là một thứ “ánh sáng ân nghĩa” người dân miền núi Hy Mã cũng như người trí thức giầu có nơi thành thị đều mong được gần gũi Ngài, nhìn thấy Ngài để Ngài dạy bảo, chữa bệnh cho, và ban phước lành cho. Có lần, một đám đông quần chúng còn “đe dọa” nếu đoàn xe lửa của Ngài không ngừng lại nơi địa phương của họ thì họ sẽ nằm lì trên đường ray cho đoàn xe nghiến nát!
- Một người được tôn sùng như thế ắt không có bản Mệnh với Thiên Lương ngộ Mã hãm ở cung Hợi, nhất là Thiên Mã đó lại bị Tuần án ngữ và Tuế, Tang, Kình, Đà xung chiếu!


7) Giờ Thân và giờ Dậu
- Với giờ Thân: Mệnh của Thánh Gandhi đóng tại cung Sửu có Thiên Cơ tọa thủ, nếu dùng giờ Dậu thì Mệnh đóng ở cung Tí, có Phá Quân đóng.
Tới đây tôi thấy cần phải nêu lên một vấn đề căn bản trong khoa Tử Vi Đẩu Số. Tôi có nhiều lá số tương tự hai lá số giờ Thân và Dậu trên. Cho dẫu có hầu hết các trung tinh, tinh đắc cách và các hung sát tinh đều đóng ở các cung ít quan trọng (nhược cung) tôi thấy những người có lá số như thế cũng chỉ giầu có sang trọng vừa vừa thôi, vì Thiên Cơ Sửu, Mùi không được đắc địa và Phá Quân Tí Ngọ thường là “hoạnh phát hoạnh phá”.
- Sở dĩ tôi đã căn cứ vào những lá số sẵn có, những kinh nghiệm, để tìm giờ sinh của Thánh Gandhi, vì tôi tin rằng, bất cứ một môn nào đã được gọi là “khoa học” đều có một hệ thống, đều phải dựa trên những nguyên tắc căn bản, có một giá trị vĩnh cửu. Nới như vậy tức là nói rằng, về đại cương hai người có cùng một lá số Tử Vi phải có một số sự việc giống nhau, và chúng ta sẽ giảng giải các điểm dị biệt bằng những yếu tố khác như hoàn cảnh, như sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân.


8) Giờ Mùi
Do đó tôi nghĩ rằng giờ Mùi rất có thể là giờ sinh của Thánh Gandhi vì giờ ấy Mệnh đóng ở cung Dần cũng có Thiên Cơ và Thiếu Âm tọa thủ như lá số của cụ Phan Bội Châu.
Hai nhà đại Ái quốc đều là Âm Nam, đều có (ngoài điểm giống nhau ở trên) Lộc Tồn ở cung Quan Lộc, và Thân đều đóng ở cung Phúc Đức.
- Về cuộc đời hai vị đều sanh sống trong một thời gian, cùng thọ trên 70 tuổi, cùng đỗ đại cao nhưng cũng không ham danh lợi, và cũng vì đại nghĩa mà chịu tù đày, và nhấtl à cùng trong ngục tù Đế quốc viết sách báo dạy dỗ quốc dân!
Đặc biệt hơn nữa là hai vị ra hầu tòa chỉ cách nhau có ba năm (1922 và 1925)và cũng có những lời hùng biện tương tự, tuy Thánh Gandhi chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Âu Tây hơn cụ Phan Bội Châu, một nhà Nho học thuần túy uyên thâm.
Song le, nếu hai vị danh nhân có ít nhiều điểm dị biệt, tôi thấy chúng ta nếu chỉ căn cứ vào hai lá số hơi khác nhau (về vị trí của hai sao Thiên Khôi, Thiên Việt, về Tang Hổ và Tứ Hóa) mà giảng thì không được chu đáo lắm. Cũng như Cụ Ân Quang ở Nha Trang từng viết, chúng ta cần phải để ý đến cả tâm lý người dân hai nước Ấn Độ và Việt Nam cũng như tình hình và đường lối cai trị của hai nước Anh, Pháp mà nhận định ảnh hưởng công việc cùng sự đấu tranh của hai bậc lão thành Cách Mạng.
Sau hết để soi sáng thêm, tôi thấy chúng ta có thể “xác định” giờ sinh của Thánh Gandhi bằng cách liệt kê những năm tháng nào đã có những việc đặc biệt xảy ra trong đời Thánh Gandhi rồi đối chiếu với đại, tiểu hạn trên mỗi lá số, từ giờ Tí đến giờ Hợi.
Tôi xin mời quý vị độc giả thử làm để định xem giờ nào hợp. Quý vị sẽ không ân hận về việc phí thì giờ vô ích, vì có chịu khó như thế, quý vị mới có thể trở nên thật giỏi về khoa Tử Vi vốn rất rắc rối bởi lẽ có trên một nửa triệu lá số khác nhau!
Thêm vào đó, nếu bài báo này của tôi được một vị đồng bào hiện đương sanh sống ở bên Ấn Độ đọc, và vị ấy để công phu tìm kiếm giờ sanh của Thánh Gandhi và công bố cho mọi người được biết, mà giờ sanh này lại đúng như sự giải đoán của quý vị thì quý vị ắt thấy thích thú biết bao!


Để giúp quý vị trong sự giải đoán tôi xin ghi lại ra đây những năm quan trọng trong cuộc đời đầy sôi động của Thánh Gandhi
1- Năm 1896, Bính Thân, Ngài bị một nhóm người da trắng hành hung định giết chết tại Nam Phi.
2- Năm 1914, Giáp Dần, ngài tranh đấu thắng lợi ở Nam Phi, trở về Ấn Độ được tiếp đón như một “người hùng”.
- Được tôn là “Thánh” sau đó vài năm.
3- Năm 1920, Canh Thân, Thánh Gandhi đề xướng phong trào bất hợp tác với người Anh.
4- Năm 1922, Nhâm Tuất, Ngài bị bắt ra Tòa, tuy lời biện hộ rất hùng hồn, Ngài bị 6 năm tù.
5- Năm 1924, Giáp Tí, Ngài tuyệt thực 21 ngày với hy vọng gây được sự “Nhất trí” giữa người Ấn và người Hồi vì Ngài cho rằng đó là một yếu tố rất cần thiết cho nền Độc lập của Ấn Độ (tức là cho cả người Ấn và người Hồi).
6- Năm 1930, Canh Ngọ, Ngài “đả phá” độc quyền bán muối của chính quyền cai trị bằng một phương pháp ôn hòa “bất bạo động”.
- Phó Vương Ấn Độ chịu tiếp Ngài để thảo luận…
7- Năm 1931, Tân Mùi, Ngài sang Luân Đôn dự Hội Nghị Bàn Tròn, được Anh Hoàng George Đệ V tiếp và đãi tiệc trà, Ngài vẫn chỉ mặc có quần cụt và đi dép đến cung điện.
8- Ngày 30 tháng Giêng năm 1948, tức ngày 20 tháng 12 năm Đinh Hợi, Ngài mất, thọ 78 tuổi.
Năm Ngài mất này, nếu tìm trên lá số giờ Mùi thì quý vị sẽ thấy năm Định Hợi (tháng giêng 1948 còn là Đinh Hợi Dương lịch) là năm đối xung với năm có in Đại hạn 76, 85. Nếu tính cả ngày 20 tháng Chạp chúng ta sẽ thấy ngày ấy lại đi đúng vào cung Mùi, cung an đại hạn 76, 85 và Ngài bị trúng 3 viên đạn rồi lịm đi vào lúc gần 5 giờ chiều, giờ Ngài mất đi đúng vào cung Phúc đức (giờ Thân).


Lá số giờ Mùi:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |