Jump to content

Advertisements




Xem quẻ "Nợ Công"

lục nhâm

166 replies to this topic

#121 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1407 Bài viết:
  • 1905 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 23/10/2016 - 21:49

Cho phá sản toàn bộ các ngân hàng làm ăn yếu kém...mà không phải là sân sau kiếm cơm của bọn mình,..., mà không chịu tự giao nộp cho bọn mình,..., mà của các đối thủ trong lần chạy đua sắp tới. Phá sản hết.

Nói chuyện kinh tế, nhớ Habubank, Maritime, ACB, Sacombank....rồi cười khà khà...Phải để cho áp xe nó to lên, mưng mủ, gây sốt, gây đau đớn thì người ta mới chịu thọc kim vào và bóp mủ máu văng tung tóe ra.

Thanked by 1 Member:

#122 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/10/2016 - 00:45



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Khối nợ khổng lồ 1,5 triệu tỷ của doanh nghiệp nhà nước


Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


---------
kết quả của đỉnh cao...

Thanked by 1 Member:

#123 hoangdinhdao88

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 263 Bài viết:
  • 138 thanks

Gửi vào 24/10/2016 - 18:21

Trước đây ta đã tiêu diệt 3 thứ giặc đó là : giặc đói,giặc dốt,và giặc ngoại xâm.Thì bây giờ ta phải tiêu diệt cái anh thứ 4 là bạn của anh giặc đói là anh giặc nợ.Ông VNconcrete dùng từ " Nộp" là không đúng,phải là "góp" mới quán triệt chủ trương tư tưởng cộng khổ,phù hợp xu thế ố mỹ,ố phú của dân đen dân đỏ.Ai có nhiều góp nhiều,ai có ít góp ít.

Thanked by 1 Member:

#124 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/10/2016 - 19:27

VNTB- Nợ xấu Việt Nam: 550 ngàn tỷ đồng và “vô phương cứu chữa”

Với nhận định “cần 25 tỷ USD để xử lý nợ xấu”, ông Trương Văn Phước – Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã trở thành nhân vật thứ hai sau cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-------------

Mọi người đừng lo, nếu đời chúng ta không trả được nợ, nhất định nhiều đời sau của chúng ta sẽ làm đc!

Thanked by 2 Members:

#125 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 27/10/2016 - 21:42

Phó chủ tịch Quốc hội lo con cháu oán giận nếu phát hành trái phiếu quốc tế

Kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu của Chính phủ là nội dung được quan tâm khi Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội sáng nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


---------------
Mong ông Phó CT QH không nên lo lắng, vì rất nhiều hậu duệ mặt trời đã có thẻ xanh, đã thâm nhập sâu vào lòng đế quốc để một ngày chúng ta sẽ tiến hành đồng hóa bọn chúng.

Thanked by 2 Members:

#126 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 28/10/2016 - 02:16

Nợ công đã "vọt" lên 98,2%GDP?

Nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh và nợ đọng trong xây dựng cơ bản vào con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam hiện nay sẽ lên tới xấp xỉ 98,2% GDP.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


--------------
Chỉ có trời mới hiểu tiền đi đâu, về đâu...

Thanked by 3 Members:

#127 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1407 Bài viết:
  • 1905 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 28/10/2016 - 14:42

Mạn phép anh VNConcrete

Chỉ có tiền mới hiểu
Quan thanh liêm nhường nào
Chỉ có quan mới biết
Tiền đi đâu, về đâu

Thanked by 4 Members:

#128 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 18/11/2016 - 09:25

Tỷ giá tăng "nóng", Ngân hàng Nhà nước cho rằng hết sức bình thường

Trong những ngày qua, tỷ giá có xu hướng tăng (đến chiều ngày 17/11, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ở mức khoảng 22.450 VND/USD), mức tỷ giá này vẫn thấp hơn khoảng 50 đồng so với mức tỷ giá vào cuối năm 2015.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


--------------
Thường thì ngoại tê tăng giá để xuất khẩu, giờ xuất khẩu trì trệ mà ngoại tệ tăng giá là sao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:
HTV

#129 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 17:17

Chính phủ đã vay hơn 17 tỷ USD trong 11 tháng

Cùng với gần 274.600 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành trong 11 tháng (tương đương với khoảng 12 tỷ USD) thì đồng thời cũng có 34 hiệp định vay nước ngoài được ký kết với tổng số vốn vay trên 5,1 tỷ USD.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, trong 11 tháng đầu năm 2016, ước tính, Việt Nam đã dành 145.000 tỷ đồng để chi trả nợ và viện trợ, bằng 93,5% dự toán năm, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2015.
Với tiến độ chi trả nợ, viện trợ như trên, Bộ Tài chính đánh giá sẽ "đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết".
Con số chi trả nợ, viện trợ đã góp phần đẩy số chi ngân sách nhà nước trong 11 tháng chính thức vượt 1 triệu tỷ đồng (1.078,5 nghìn tỷ đồng), bằng 84,7% dự toán năm, tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, trong tháng 11/2016, Việt Nam đã thực hiện ký kết 2 hiệp định vay với tổng trị giá là 244,42 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2016, đã có 34 hiệp định vay nước ngoài được ký kết với tổng số vốn vay trên 5,1 tỷ USD (5.138,95 triệu USD).
Tổng trị giá trả nợ trong tháng 11/2016 là 50,4 triệu USD tương đương với 1.109,1 tỷ đồng, trong đó nợ cho vay lại là 9,6 triệu USD tương đương với 211,7 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết tháng 11/2016 tổng trị giá trả nợ đạt gần 1,5 tỷ USD tương đương với 32.093 tỷ đồng, trong đó nợ cho vay lại là 560,8 triệu USD tương đương với 12.274,4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho biết, khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) của Kho bạc Nhà nước tính đến ngày 23/11 đạt 274.594 tỷ đồng (tương đương với khoảng 12 tỷ USD) bằng 97,7% kế hoạch điều chỉnh năm 2016, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến ngày 23/11/2016, kỳ hạn vay bình quân cả năm là 8,72 năm; kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục TPCP là 5,61 năm.
Như vậy, tổng cộng giá trị các khoản vay của Chính phủ (bao gồm TPCP) là hơn 17,1 tỷ USD.
Trị giá giải ngân vốn vay nước ngoài tháng 11/2016 đạt khoảng 162,4 triệu USD (khoảng 3.573 tỷ đồng), lũy kế đến 18/11/2016, tổng lượng giải ngân đạt 3.079 triệu USD (đạt 66% so với kế hoạch cả năm là 4.700 triệu USD).
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 12, cơ quan này sẽ tiếp thu, giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định về cơ chế cho vay lại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Đồng thời, báo cáo Thường trực Chính phủ về hướng dẫn chung về vay vốn JICA đối với tài khóa 2016.
-----------------
tình hình là mình dùng toàn tiền lời
Vờ lờ, hồi này Vờ Nờ mình toàn sài tiền

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#130 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1407 Bài viết:
  • 1905 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 04/12/2016 - 20:00

Quan sát cá nhân cho hay nếu con số có ý nghĩa xấu (nợ, thâm hụt, thất thoát, v.v.) thì nhân hệ số 1.5 để biết giá trị thực tế.
Nếu con số có ý nghĩa tốt thì nhân hệ số 0.75.

Thanked by 1 Member:

#131 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 23:14

Vừa rồi nghe dân mạng nói Việt Nam có nhờ Trung Quốc in một số tiền mới làm lưu niệm, đẹp quá các thím ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ai biết ở đâu mua được, mua giúp VN vài tờ được không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#132 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 09:17


Lâu rồi mới đọc 1 bài mang tính an ủi thế này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



----------------------

Những điều ít biết khi một quốc gia vỡ nợ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trước khi nói về một quốc gia vỡ nợ, hãy thử hình dung sự việc phổ biến hơn trong đời sống, đó là sự vỡ nợ của một người bình thường. Khi một người không thể thanh toán một khoản nợ đúng hạn, các chủ nợ sẽ bắt đầu gửi thư hay nhấc máy gọi những cuộc điện thoại. Nếu các chủ nợ vẫn chưa nhận được tiền, tài sản thế chấp sẽ bị thu hồi.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia rơi vào tình trạng vỡ nợ? Trên thực tế, hầu hết các quốc gia đều đã vỡ nợ ít nhất (ý là vỡ nợ rất thông dụng, không có gì lạ) một lần nhưng những hiểu biết về nó vẫn chưa phải là điều mà mọi công dân trong những quốc gia đó đều biết.

Từ Pháp năm 1558 đến Argentina năm 2001, đã có hàng trăm quốc gia vỡ nợ (ý là người ta vỡ nợ được, tôi cũng vỡ nợ đc) hoặc tái cấu trúc nợ. Hậu quả cũng rất đa dạng, từ không mấy nghiêm trọng (do vỡ nợ chỉ mang tính kỹ thuật) đến suy thoái nặng nề trong nền kinh tế với tác động dài hạn sâu sắc, tiếp tục hiện diện cho đến ngày hôm nay.

Lịch sử những vụ vỡ nợ nổi tiếng

Vụ vỡ nợ lớn đầu tiên xảy ra tại Tây Ban Nha vào năm 1557, dưới thời vua Philip II sau khi quốc gia này đã trải qua không dưới 4 lần vỡ nợ trước đó do chi phí quân sự tăng cao và sự giảm giá của vàng. Sau đó, Tây Ban Nha tiếp tục vỡ nợ 15 lần nữa trong khoảng thời gian 1557-1939.

Một ví dụ gần gây là Argentina - quốc gia vỡ nợ vào cuối năm 2001 đối với khoản nợ lên đến 132 tỷ USD. Số tiền tương đương 1/7 tổng số tiền mà thế giới thứ ba (các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới) vay mượn trong thời gian đó. Sau thời kỳ không ổn định, Argentina đã lựa chọn giảm giá đồng nội tệ và có thể phục hồi tăng trưởng GDP trong suốt 9 năm sau đó.

Mới đây nhất, vẫn là Argentina khi quốc gia Nam Mỹ đã lâm vào vỡ nợ do không thanh toán khoản nợ 1,33 tỷ USD cho 2 quỹ đầu tư của Mỹ khi hạn chót 30/7 đã trôi qua. Đây là lần vỡ nợ lần thứ 2 của Argentina trong vòng 13 năm.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi một quốc gia vỡ nợ?

Khác với doanh nghiệp hoặc cá nhân khi vỡ nợ, thay vì rời khỏi ngành kinh doanh, quốc gia vỡ nợ phải đối mặt với nhiều lựa chọn và lựa chọn thường xuyên nhất là tái cấu trúc các khoản nợ. Thông thường trong khoảng thời gian này, hạ giá đồng nội tệ là giải pháp phổ biến để giảm bớt áp lực nợ.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia còn thực hiện biện pháp "thắt lưng buộc bụng" sau khi tăng trưởng hồi phục. Trong trường hợp một quốc gia hạ giá đồng nội tệ (đoạn này là chủ đề chính) để trả nợ dễ dàng hơn, việc định giá tiền tệ thấp hơn cũng sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu và ngành sản xuất trong nước, qua đó giúp tái phục hồi nền kinh tế.

Người cho vay cuối cùng đôi khi cũng phải tiếp tục vay mượn thêm một lần nữa. Khác với sự phá sản của một doanh nghiệp hay một cá nhân vỡ nợ, một quốc gia vỡ nợ không đồng nghĩa với việc đã mất đi tất cả. Ít nhất, họ vẫn sở hữu những tài sản quốc gia có giá trị lớn để gán nợ hoặc bán lấy tiền trả nợ. Vì thế, xu hướng tái cấu trúc nợ trở nên phổ biến: quốc gia vỡ nợ sẽ đổi những khoản nợ cũ không trả được bằng những khoản nợ mới, nhằm giảm giá trị các khoản nợ và có thêm thời hạn để chi trả. Rốt cuộc, một quốc gia không thể đóng cửa mãi mãi.

Dự báo một quốc gia vỡ nợ

Dự đoán khả năng vỡ nợ là điều khó khăn, ngay cả khi mọi thứ dường như rất ảm đạm đối với một quốc gia. Ví dụ như, các chuyên gia phân tích đã cảnh báo về nợ công của Nhật Bản trong vòng ít nhất 12 năm, nhưng nền kinh tế này vẫn đứng vững với nợ công tương đương 230% GDP, bất chấp giảm phát kéo dài hơn 1 thập kỷ. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã vỡ nợ khi tỷ lệ nợ công chưa tới 60% GDP.

Chính phủ các quốc gia có xu hướng lâm vào vỡ nợ vì nhiều lý do khác nhau. Có thể từ một sự đảo ngược đơn thuần của dòng vốn toàn cầu từ nơi mang lại lợi nhuận thấp đến nơi lợi nhuận cao. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc khủng hoảng là kết quả của khủng hoảng ngành ngân hàng.

Vì vậy, việc dự báo vỡ nợ thường không dễ dàng. Nghiên cứu vừa mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do Andrea Pescatori, Damiano Sandri và John Simon thực hiện với tiêu đề: "Debt and Growth: Is There a Magic Threshold?" đã chỉ ra rằng: không tồn tại ngưỡng an toàn của nợ công.

"Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào về một ngưỡng nợ công đặc biệt mà vượt qua ngưỡng đó, triển vọng tăng trưởng trong trung hạn bị tổn hại một cách đáng kể", 3 nhà nghiên cứu của IMF khẳng định.

Nghiên cứu này đã bác bỏ kết luận trước đó về ngưỡng nợ công 90% GDP của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff khi cho rằng, tỷ lệ nợ công/GDP của một quốc gia vượt quá 90%, GDP của quốc gia đó sẽ giảm 0,1% và ngược lại, nếu tỉ lệ này dưới 90% thì tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 3%-4%.

Hầu hết các quốc gia đều đã vỡ nợ một lần trong lịch sử tồn tại, thậm chí có quốc gia từng vỡ nợ trên 10 lần trong những năm 1500 như Tây Ban Nha.

Thay vì từ bỏ ngành kinh doanh như các công ty khi phá sản, các quốc gia phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn và thường phải tái cấu trúc các khoản nợ thay vì "xù nợ" (không trả bất cứ khoản nợ nào).

Các quốc gia thường vỡ nợ vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chỉ đơn giản là sự đảo ngược của dòng vốn quốc tế.

--------------

lâu rồi mới hiểu được đọc báo và hiểu thông điệp ẩn trong bài báo cũng là cả 1 nghệ thuật.


Thanked by 2 Members:

#133 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 12/12/2016 - 08:45

Tại sao nguyên tổng giám đốc DongA Bank bị bắt?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi điều tra xác định quỹ của DongA Bank không chỉ bị thiếu hụt hơn 2.000 tỉ đồng mà hơn 62.000 lượng vàng cũng “không cánh mà bay”, lý do nguyên Tổng giám đốc DongA Bank bị bắt dần sáng tỏ.
--------------------

#134 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 13/12/2016 - 14:40

Nhà đầu tư nước ngoài lặng lẽ rút gần 6600 tỷ đồng khỏi thị trường chứng khoán năm 2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ đầu năm 2016, dòng vốn ngoại của thị trường chứng khoán đang dần dần đảo chiều. Đặc biệt trong những ngày cuối năm, tốc độ rút vốn ngoại càng có xu hướng tăng nhanh.
Trong những tháng gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục chứng kiến những đợt bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài. Tính chung 11 tháng đầu năm 2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6.593 tỷ đồng, trong khi năm 2014, 2015, họ mua ròng tương ứng với 2.886 tỷ đồng và 2.041 tỷ đồng. Xu hướng bán ròng tiếp tục gia tăng trong những ngày đầu tháng 12.2016. Chỉ riêng 2 ngày đầu tháng, nhà đầu tư ngoại đã bán ròng 179 tỷ đồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tình trạng bán ròng được các nhà đầu tư tiến hành âm thầm từ đầu năm 2016, với khối lượng rút vốn gần như đều đặn qua các tháng. Cá biệt gần đây, sự kiện ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với nhiều tham vọng đưa nước Mỹ trở lại vị trí siêu cường cũng đã kích hoạt các thị trường thế giới. Chỉ số Down Jones đã tăng 932 điểm, chạm mức 19.191 chỉ trong vòng 3 tuần sau khi ông Trump đắc cử. Đồng USD cũng tăng mạnh sau thời điểm bầu cử. Trong khi đó, diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam có phần ảm đảm. Trong khi đó, chỉ số VN Index chùng chình giảm nhẹ trong khoảng 660-670.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán có lẽ vẫn được bổ sung khi Sabeco lên sàn vào ngày 6/12/2016.

Nguyên Hương


#135 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 29/12/2016 - 19:56



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |