Jump to content




Advertisements




THẬP BÁT LA HÁN


2 replies to this topic

#1

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 14/11/2014 - 10:49

Lời Nói Đầu

Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.

Tranh tượng Bồ Tát trình bày một thế giới trang nghiêm hương hoa nhã nhạc. Tranh tượng La Hán trình bày những nét sống động của các bậc Thánh hết sức hồn nhiên, phụng hiến năng lực của mình.

Tập tiểu truyện về muời tám vị La Hán được thực hiện nhân dịp thiền viện Thường Chiếu khánh thành La Hán Đường vào tháng chạp năm Ất Dậu 2006, để giúp các huynh đệ hiểu thêm về các vị La Hán, tăng trưởng niềm tin của mình đối với Phật pháp. Đó là ước vọng của chúng tôi.

TV. Viên Chiếu cuối năm Ất Dậu

Như Đức

Thanked by 3 Members:

#2

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 14/11/2014 - 11:06

1. La Hán Thác Tháp



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tên của Ngài là Tô-tần-đà (Subinda). Thường ngày, Ngài tu tập rất tinh nghiêm, giúp người nhiệt tình nhưng ít thích nói chuyện. Tôn giả ít khi đi theo đức Phật ra ngoài, Ngài chỉ ở yên nơi tịnh xá đọc sách hoặc quét sân. Có người phê bình cách nói chuyện của Ngài không hay, đức Phật biết được an ủi:

- Này Tô-tần-đà! Nói chuyện hay hoặc dở không liên quan gì đến vấn đề giác ngộ. Mọi người chỉ cần y theo lời ta dạy mà thực hành, dù không nói câu nào cũng thành tựu sự giải thoát.

Đúng thật là Tôn giả hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, chỉ dành trọn thời gian tọa thiền nên chứng quả A-la-hán rất sớm.

Đương thời vua nước Án-đạt-la muốn xây dựng một tịnh xá u tịch tại núi Hắc Phong, nhưng tìm không ra những tảng đá lớn. Tôn giả chỉ cần vận thần thông trong một đêm, mang đến vô số đá rất lớn từ bên kia sông Hằng.

Quốc vương lại muốn tạo một pho tượng thật lớn bằng vàng tôn trí trong tịnh xá, nhưng kho lẫm quốc gia không đủ cung ứng. Tôn giả chỉ cần nhỏ vài giọt nước xuống mấy phiến đá, chúng đều biến thành vàng. Quốc vương vui mừng gọi thợ giỏi nhất, đến lấy vàng đúc tượng để nhân dân chiêm lễ.

Năm trăm năm sau Phật diệt độ, Tôn giả nhiều lần hiện thân tại nước Kiện-đà-la để giáo hóa. Hình tượng Ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp là nơi thờ xá-lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ mạng mạch Phật pháp, vì thế Ngài được gọi là La-hán Nâng Tháp.

Theo Pháp Trụ Ký, ngài Tô-tần-đà là vị La-hán thứ tư, thường cùng 700 vị A-la-hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô châu.

Thanked by 2 Members:

#3

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 17/11/2014 - 01:53

2. Thập bát La Hán



Khi còn tại thế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường giảng là Ngài có 84 ngàn pháp môn để dạy cho chúng sanh tu tập. Đến lúc Đức Phật nhập niết bàn, sau khi hỏa táng, có một điều lạ là người ta thu được đúng 84 ngàn viên Xá Lợi !

Trong năm 240 trước Công nguyên, theo tinh thần chia sẻ Xá Lợi của Phật cho các Nước khác, nên từ Vương Quốc của Vua A Dục, đã có 18 Vị La Hán nhận 19 phần Xá Lợi của Phật để đem sang Trung Quốc.

Trong cuộc hành trình của 18 Vị La Hán, các Ngài đã được Đức Kim Cương Hộ Pháp hiển thần thông nói với các Vị La Hán rằng họ phải giữ bí mật các phần Xá Lợi, và chỉ để lộ chúng ra sau khi người Trung Quốc đã chấp nhận Phật giáo. Các nhà sư làm theo hướng dẫn và 19 phần Xá Lợi của Phật đã được họ chôn giấu trong một nơi được gọi là "ngôi mộ bí mật thiêng liêng".

Khi 18 Vị La Hán đến Trường An Trung Quốc, là triều-đại của Bạo Chúa Tần Thủy Hoàng (秦始皇). Một Ông Vua Trung Quốc có cách cai trị độc tài dã man: Đối Nội thì hà khắc với Dân: ra lệnh đốt Sách trong toàn quốc nhằm làm ngu dân để dễ bề cai trị. Đối Ngoại thì hèn nhát nên đã khiến dân lao dịch khổ sai trong chiến dịch xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn Quân Hung-Nô xâm chiếm lãnh thổ.

Vạn Lý Trường Thành 萬里長城 đã xây dựng suốt 20 năm và cả triệu người dân lao công đã chết vì nó. Nhiều người Trung Quốc thường ... tự hào lầm về công trình này, mà không hiểu thấu đó là 1 dấu tích nói lên sự dã man và hèn mạt một thời của Tổ tiên họ !

Do đó, khi 18 Vị La Hán truyền Đạo Từ Bi, vì Đạo Phật chủ trương bình đằng, không phân biệt giai cấp, nên bị Tần Thủy Hoàng buộc tội gây hoang mang trong quần chúng và âm mưu bạo loạn, họ bị giam giữ vào trong một ngục thất kiên cố nhất của Nhà Tần.

Nhưng , một đêm, trong ngục thất bỗng xuất hiện 1 vùng hào quang sáng lòa, và hiện ra 1 Vị Thần tay cầm bảo kiếm, những lính coi ngục vừa nhìn vào thì đều bị ngã lăn quay bất tỉnh !

Đồng thời tất cả các cánh cửa trong ngục thất đều tự động mở tung ra, cũng như gông cùm xiềng xích trên tất cả các tù nhân trong ngục thất đó đều rơi xuống. Mọi người tù vội quỳ sụp xuống và vái lạy, bỗng có tiếng cười rền vang sang sảng, khi nhìn lên thì vị Thần dấy đã biến mất, chỉ còn 1 dãy hào quang sáng rực trong ngục tối.

Chỉ có 18 Vị La Hán biết đó là Kim-Cương Hộ Pháp hiển thần thông vào nhà tù và giải cứu họ ra. Nên các Vị La Hán liền dẫn đầu cho tất cả các tù nhân đi theo làn hào quang đó để thoát khỏi căn ngục thất tối đen !

Khi ra khỏi tù, các Vị La Hán chia thành 4 nhóm và đi ra 4 Hướng để rao giảng Phật pháp một cách bí mật dưới sự đàn áp Phật Giáo, truy lùng gắt gao của Quan Quân nhà Tần. Lúc đó sự truyền giảng Đạo Phật của 18 Vị La-Hán không có Kinh điển mà chỉ là "Khẩu truyền" mà thôi!

Các Ngài đã ước hẹn với nhau là mỗi năm vào ngày 08 tháng 4, tức là ngày sinh nhật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. họ sẽ cùng tụ họp lại tại "Ngôi Mộ thiêng liêng" nơi chôn dấu Xá-Lợi để báo cáo, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc rao giảng.

Tất cả những sự việc xảy ra với 18 Vị La Hán, kể từ khi bắt đầu đến Trung Quốc, các Ngài đã ghi chép lại bằng cách khắc trên ngói, trên đá và chôn trong "Ngôi Mộ thiêng liêng". Mà 300 năm sau mới được phơi bày ra ánh sáng. Sự giảng dạy Phật Giáo của 18 Vị La Hán đã đặt một nền tảng giáo lý vững chắc cho sự phát huy Phật Giáo sau này của Trung Quốc

300 năm sau, năm 64 công nguyên, hoàng đế nhà Minh của nhà Hán là Hán Minh Đế 漢明帝 là vị hoàng đế thứ hai nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 57 đến năm 75. Minh Đế được coi là một hoàng đế anh minh.

Khi ông chấp chính, tuy không theo chủ trương dựa vào "nhu" để trị nước như phụ thân Hán Quang Vũ Đế mà thi hành sự thống trị hà khắc nhưng vẫn có những công lao với đất nước. Ông củng cố chính quyền, thu phục được Hung Nô và Tây Vực, đặc-biệt nhất là mở đường cho Phật giáo phát triển, và hình thành sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Tây Á.

Vua Hán Minh Đế, vào măm thứ 3 niên hiệu Vĩnh-bình (tức năm 60 TL), một đêm kia nằm mộng thấy một người vàng, đầu có ánh sáng như mặt trời, bay đến trước điện. Sáng dậy, Vua đem việc ấy hỏi quần thần.

Quan thái sử Phó Nghị tâu:

- Thần nghe nói ở Tây Vực có vị thần, gọi là Phật. Toàn thân màu Vàng, Người vàng mà bệ hạ thấy trong mộng, chắc là vị thần ấy.

Niên hiệu Vĩnh-bình thứ 7, tức năm 64 TL, vua Minh Đế bèn sai lang trung Thái Âm, trung lang tướng Tần Cảnh, bác sĩ Vương Tuân...cả thảy 18 người, đi về hướng Tây tìm cầu Phật pháp.

Tới Ấn-độ, họ thỉnh được Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapamatanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa), dùng ngựa trắng chở kinh, đem cả xá lợi và họa tượng Phật. Phái đoàn về đến Lạc-dương vào năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh-bình (năm 67 TL). Vua rất mừng, xây chùa Bạch-mã, dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương. Kinh-điển Phật pháp khởi thỉ được truyền vào Trung quốc từ thuở đó...

Đến năm 148 AD, tu sĩ khác là An Shih-kao An Thế Cao (安世高) từ Nước Parthia cổ thuộc Đông Bắc Ấn-Độ. Ông là một hoàng tử của Parthia đã theo gương của Phật là từ bỏ ngai vàng của mình để trở thành tu sĩ truyền giáo Phật giáo.

Khi Sư An Shih-kao An Thế Cao ( 安 世 高)đến Trung Quốc. Ông thấy nhấp nháy nhiều màu sắc của ánh sáng trong một nghĩa địa bỏ hoang trên đường, bằng Pháp Nhãn, Ông nhận biết đó là nơi chôn báu-vật của Phật, nên ngay lập tức báo cáo với Hoàng Đế. Hán Hoàn Đế ( 漢 桓 帝) đã ra lệnh đào khắp nghĩa địa. Trong vòng nửa ngày, họ đã tìm thấy tám miếng gạch với kinh điển tiếng Phạn được viết bởi 18 Vị La hán từ 300 năm trước !

Đặc biệt là trên các bia-văn đó đã chi cho thấy 19 phần Xá Lợi quý báu của Phật bị chôn vùi gần 1 mét ở bên dưới các bia gạch đó. Nhà Vua định xây 1 Bảo Tháp để thờ Xá-Lợi, nhưng Sư An Thế Cao nhắc đến ý muốn của Vua A-Dục từ bao trăm năm trước là: Phân chia Xá Lợi ra nhiều nơi để đem đến ích lợi cho chúng sinh !

Hán Hoàng đế, cho xây dựng một bảo tháp bốn tầng, tại chỗ di tích ban đầu được tìm thấy. Các ngón tay của Đức Phật, những mảnh lớn nhất của các di tích, đã được giữ trong một chiếc bình bằng vàng ở cung điện dưới lòng đất trong bảo tháp.

Sau khi bảo tháp được xây dựng, một ngôi đền lớn được gọi là Đền Vua Asoka, và Chùa Pháp-Môn được xây dựng bên cạnh đó. Vua cũng xây thêm 18 bảo tháp cho phần còn lại của xá-lợi tại các khu vực khác ở Trung Quốc.

Sau đó, Sư An Thế Cao ( 安 世 高) thành lập một Trung Tâm dịch Kinh Sách Phật giáo, đã dịch ba mươi lăm văn bản các Kinh Phật từ các trường học của Phật giáo Nguyên Thủy sang chữ Tàu tại thủ đô Lạc Dương.

Một nhà sư ở Parthia (An Tức) tên là An Tuyên Huyên cũng được cho là đã tham gia An Shih-Kao tại Lạc Dương khoảng 181 CE.

Theo ghi nhận rõ ràng trong lịch sử, Xá Lợi Ngón Tay của Phật rất hiếm hoi, nên bảy vị Vua trong triều đại nhà Đường, và các Hoàng Đế khác trong triều đại sau này, cho đến tận bây giờ đã được chào đón và tôn thờ một cách tôn quý trang nghiêm. Như là kho tàng thiêng liêng được tôn trọng nhất và quý giá của Phật giáo, đại diện cho cơ thể của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Những năm gần đây, Xá Lợi Ngón Tay của Phật cũng như nhiều viên xá lợi khác của Phật đã được luân lưu đến các nước cho mọi người chiêm bái.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi hiendde: 17/11/2014 - 02:45


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |