Jump to content

Advertisements




Ghi chép Dịch


33 replies to this topic

#1 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 14/01/2015 - 16:34

Thỉnh thoảng gặp những trải nghiệm mới mẻ về Dịch, chia sẻ cùng mọi người.

Hôm nay bàn về Tiên thiên bát quái đồ.

Càn Đoài Ly Chấn nằm phần dương
Tốn Khảm Cấn Khôn nằm phần âm.

Hai phần Âm Dương 4 quái này thực ra là do Một tách thành Hai, một thêm một bớt.

Sự cân bằng của Thái cực bắt đầu từ sự cân bằng của Càn-Tốn, Đoài- Khảm, Ly- Cấn, Chấn- Khôn.

4 cặp này đôi một thư hùng, phối ngẫu, thêm bớt. Càn Đoài Ly Chấn lần lượt động hào sơ sẽ được mặt âm Tốn Khảm Cấn Khôn.

Hào sơ dương biến âm là thừa biến thiếu,thêm thành bớt, hết tăng rồi thành giảm.
Càn chủ cực động,đậm đặc vật chất động hào sơ hóa Tốn là cứng hoá mềm mỏng,đậm đặc hóa trống rỗng, nóng hóa lạnh, vv...

Như quẻ Thiên phong cấu ứng với tiết tháng 6 cực nóng bắt đầu chớm mát, tăng mãi cũng phải giảm, thừa mãi cũng phải thiếu.

Hay như vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng lập được quẻ Trạch Thiên quải biến Trạch phong đại quá. Hào sơ động Càn hóa Tốn, cứng hóa mềm,hào một dương hóa âm: cứng -mềm, đậm đặc- phân tán. Đại quá là nhà yếu cột mục không chống nổi. Tý hợp hóa sửu là đất bùn mềm yếu.

Trong bát trạch, hào một là Hoạ hại chủ về cái "Bớt" của trời đất, thì hào 3 chủ sinh khí là cái Thêm" của trời đất.

4 quẻ Càn Đoài Ly Chấn thực ra lại quy về hai cặp Càn- Đoài Thái Dương ( hào sơ, nhị dương) và Ly-Chấn Thiếu dương ( sơ dương nhị âm). Càn Đoài là một cặp sinh khí, Ly Chấn là một cặp sinh khí.

Nên bát quái Tiên thiên là Tứ tượng chia đều cho 8 quẻ, mỗi Tượng là một cặp sinh khí.
Sinh khí tạo nên chỗ "Thừa", thì Hoạ hại làm chủ "Thiếu".

Đạo của trời lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu.

Thanked by 6 Members:

#2 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 16/01/2015 - 14:45

Hôm nay viết về Một quẻ sự cố công trình xảy ra hôm qua cũng khá thú vị:
Lôi phong hằng biến Trạch phong đại quá.

Hằng vốn chủ lâu dài, bền vững, hào 1 chấn dương bù hào 1 tốn âm. Chấn hóa đoài, vì chấn động như phép cộng đè lên tốn mộc, Đoài càng ngày càng nặng, nhà to mà cột yếu nên gãy cột mục.

Một trong các nguyên nhân bên ngoài là tải trọng động cộng dồn, nguyên nhân bên trong là ván khuôn, giàn giáo yếu nên sập giàn giáo bục ván khuôn.

Nạp chi 3 hào thượng quẻ đoài là Dậu- Hợi- Mùi, Dậu kim đóng hào 5 là gốc rễ quyết định tính nặng nhẹ, thừa thiếu của tam hợp Kim khi cân phân với Mộc.

Thanked by 3 Members:

#3 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 25/01/2015 - 16:45

Hôm nay ngẫm một chút về 2 từ "Sinh khí" trong Phong thủy bát trạch phối Lạc thư.

Hợp số sinh thành là sinh khí ( Đoài- Càn, Ly Chấn,etc). Và đặc biệt là Âm hóa Dương là Sinh hóa Thành. 4 hóa 9, 1 hóa 6, 2 hóa 7, 3 hóa 8 là sinh hóa thành.


[Đoài 4 ][Càn 9 ---][Tốn 2 ---]
[Ly 3 --][---------][Khãm 7 --]
[Chấn 8 ][Khôn 1(5)][Cấn 6(10)]


Nên Đoài động hóa Càn là dấu + ( âm hóa dương, chủ về sự sinh ra, cương kiện, bền vững) . Trong khi Càn hóa Đoài là dấu - ( dương hóa âm), chủ về đổ vỡ các kết cấu, kết cấu kiến trúc vật chất lớn, bền vững.

Tương tự cho các cặp Sinh-Thành diễn ý Sinh Khí khác của Bát quái.


Từ bát quái quy về Tứ tượng thì Càn Đoài là Thành của Ly Chấn ( Sinh) . Càn- Đoài là sinh khí của Ly-Chấn ( Thái dương- Thiếu dương)

----- và -- --
----- và ------


Tốn-Khảm là Thành của Cấn-Khôn ( Sinh). Tốn- Khảm là sinh khí của Cấn-Khôn ( Thiếu âm và Thái âm)

----- và -- --
-- -- và -- --


Tứ tượng tiếp tục dùng hào sơ để quy về Lưỡng nghi định Âm- Dương.

Sửa bởi ThienA: 25/01/2015 - 16:47


#4 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 26/01/2015 - 16:56

Ý của ThienA về Sinh Khí, tức là do Động/Biến/Hoá mà hình thành Sinh Khí.

Tựa như, nguồn Năng lượng của mặt trời là do phản ứng của các Nguyên tử Hydrogen.

Như vậy, bản chất Sinh Khí nằm ở chỗ Biến Hóa. Điều này, lại liên tưởng tới Tứ Hóa.

Thanked by 2 Members:

#5 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 05/02/2015 - 08:31

Lập xuân mới, đất trời mưa xuân. Gọi là Hóa lộc, ất là Thiên Cơ hóa lộc, cây cỏ xanh tươi. Khôn nạp Ất Quý, Ất Cơ Lộc phối Quý Phá quân lộc thành một cặp trong ngoài phối ngẫu vận hành kích hoạt xuân sang.

Xét dưới góc độ Dịch lý, khai bút đầu xuân, dụng Cơ Lộc, bàn về cái vi diệu của phép động hào khi đã động tới hào 5- hào quân vương chủ quẻ, nhân một ngày đất trời nở hoa lập được quẻ Thiên Trạch Lý.

Quẻ Lý vốn thuộc Cấn cung. Cấn chủ nặng, lớn, tích trữ, lưu lại, chậm, bền vững, xưa cũ.
Nhớ có lần vạn dặm xa nhà nhìn bức ảnh giàn Thiên Lý mọc trên chiếc tường rêu phong trước cổng nhà, cũng gặp quẻ Lý. Lý theo từ nguyên là Đôi giày, là bước, là đi, là vạn dặm đường xa. Giàn thiên lý từ một gốc cấn cung nào đó, thân cành lan toả khắp nơi, leo mọc sang cả tường rào nhà hàng xóm, đi đến những chân trời xa lạ, và nhiều khi không nhận thấy gốc rễ cấn cung nặng nề, thấp, xưa cũ của mình nữa.

Thật ngạc nhiên là cái Lý của Động lại nằm ở chỗ động đến tận cùng của tĩnh ( trùng cấn).Lý là đứng trên đỉnh núi quan sát non sông, vạn vật. Cái Động phát xuất từ nền tảng Tĩnh tại. Khi đứng trên cao thì quan sát tất cả, hiểu quy luật, nên Lý là lý lẽ, nắm bắt quy luật. Lý là khởi nguồn của Lễ, thấy Lý thì phục Lễ. Nên quẻ Lý đứng đầu trong 9 quẻ bàn về tu nhân, tích đức tròn Hệ từ, phải chăng nằm ở ý này.

Phép động hào tạo nên những trải nghiệm vi diệu về biến hóa Động Tĩnh.

Bát thuần Càn động đến hào 5 thành Bóc, tận tĩnh, tận diệt trong cái động.

Bát thuần Đoài động tới cửu ngũ thành Địa sơn Khiêm, Núi nằm trong đất, cái lớn nằm chìm trong hư vô, là cái dụng của sự khuyết thiếu khi đến cùng cực.

Thuỷ phong tỉnh là cái Động ở chỗ cùng cực của Tĩnh, động ở đáy giếng thăm thẳm, chiêm nghiệm, chắt lọc tinh tuý, cái vi diệu của bát thuần Chấn khi đã động vào sâu thẳm. Động mà như Tĩnh, Tĩnh thực ra là Động.

Thanked by 2 Members:

#6 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 09:13

Người Việt vô tình hay hữu ý có những tín ngưỡng, tập tục đậm tính dịch lý, âm dương.

Ông Công ông táo cưỡi con cá chép là một cặp Thuỷ Hỏa. Con cá tượng quẻ khảm, chủ vất vả, nặng nhọc, công việc, mưu sinh, tiền bạc. Ông vua bếp tượng quẻ Ly, ánh sáng, thông suốt, Đạo,tế lễ. Thuỷ hỏa Ký tế là mọi việc đã qua, đã vượt sông lớn, quẻ duy nhất trong 64 quẻ âm dương đúng vị.
Thuỷ hỏa ký tế gốc cung Khảm, khi 3 hào sơ đã động biến. Ký tế là thời khắc kết thúc để bắt đầu những Vị tế mới.

Khảm điền Ly, cái Thừa của hào 5 điền vào cái Thiếu của hào 2 chủ quẻ Ly, được quẻ Địa Thiên Thái.
Thái là trời tròn ( càn) phối đất vuông ( khôn). Lại liên tưởng đến Lang Liêu với cặp bánh Chưng bánh Giầy tế lễ trời đất. Khôn tính bao bọc, che chở. Càn nguyên hanh lợi trinh thuần khiết.

Thời nay thường chỉ có bánh chưng, quên mất bánh Giầy, nó như xã hội hiện đại bỏ dương trọng âm, bỏ khí trọng hình, người vật cảm ứng, lỗi thường bắt đầu từ hào 5 chủ vua chúa, tư tưởng, Đạo, niềm tin.


Thanked by 2 Members:

#7 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6914 Bài viết:
  • 5588 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 07:31

Táo (Ly - Hoả) cưởi cá chép (Khảm - Thuỷ) thì phải là Hoả Thuỷ Vị Tế chớ sao lại là Thuỷ Hoả Ký Tế?
Thuỷ Hoả Ký Tế là cá sắp hoá rồng bay lên trời, ông Táo vội rượt theo để mong bắt lại con cá cho chủ nhà.

#8 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 08:33

Ông táo là gốc của bức tranh táo cưỡi cá hay con cá là chủ của ông táo ?

Quẻ Ký Tế gốc khảm cung, 3 hào nội khảm đã hóa Ly, Ly là động lực vận động cân bằng của Ký Tế, sao lấy con cá làm chủ được?

Có lẽ nhiều người hiểu ngược, nên sinh ra cảnh thả cá lại thành thảm hoạ môi trường, rác thải chăng hj

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đơn giản là con người cầu tài, cầu lợi, cầu cái riêng của quẻ khảm, quên mất cái đại đồng của quẻ Ly

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thế nên ngày trước có một admin box dịch lý còn quả quyết: vì trời ( càn ) ở trên đất nằm dưới ( khôn), nên phải là Thiên Địa Thái. Không thể là Thiên Địa Bĩ được

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#9 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6914 Bài viết:
  • 5588 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 12:26

Táo (Ly - Hoả) cưởi cá chép (Khảm - Thuỷ). Vậy có phải quẻ Ly ở trên quẻ Khảm không?

#10 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 13:27

Nếu tư duy trên dưới kiểu của bạn, Trời ở trên đất, theo lý thường mới là thiên địa Thái, tại sao gọi lad Bĩ ( bế tắc) ?

Bây giờ tôi không lấy trên dưới, mà dùng trong ngoài, Táo ở trong, gần, cái chính. Cá ở ngoài, xa, ngoại cảnh. Vậy phải là thuỷ (cá) hỏa( táo) ký tế chứ?

Thanked by 1 Member:

#11 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6914 Bài viết:
  • 5588 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 13:52

Trích dẫn

Người Việt vô tình hay hữu ý có những tín ngưỡng, tập tục đậm tính dịch lý, âm dương.

Ông Công ông táo cưỡi con cá chép là một cặp Thuỷ Hỏa. Con cá tượng quẻ khảm, chủ vất vả, nặng nhọc, công việc, mưu sinh, tiền bạc. Ông vua bếp tượng quẻ Ly, ánh sáng, thông suốt, Đạo,tế lễ. Thuỷ hỏa Ký tế là mọi việc đã qua, đã vượt sông lớn, quẻ duy nhất trong 64 quẻ âm dương đúng vị.



Rõ ràng từ cưỡi cho thấy vị trí ông Táo ở trên con cá mà. tức là quẻ Ly ở trên quẻ Khảm, người mới tìm hiểu dở đến trang có 64 quẻ Dịch sẽ tìm thấy đó là quẻ Hoả Thuỷ Vị Tế.



Trích dẫn

Bây giờ tôi không lấy trên dưới, mà dùng trong ngoài, Táo ở trong, gần, cái chính. Cá ở ngoài, xa, ngoại cảnh. Vậy phải là thuỷ (cá) hỏa( táo) ký tế chứ?


Đây không phải hình ông Tào cưởi cá rồi.
hình tượng này là món cá nướng.

#12 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 14:38

Vấn đề là cái trên dưới của 2 quẻ đơn trong 1 quẻ kép, khác với cái trên dưới về không gian của việc ông táo cưỡi con cá.

Giống như việc quẻ Địa thiên thái, theo lối suy diễn của bạn, thì làm gì có đất ( địa) ở dưới trời ( thiên), chứ chưa nói tới chữ Thái đặt trong hoàn cảnh này chắc cười ra nước mắt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 14:54

Quẻ Vị Tế, con cáo định vượt sông, mà đuôi lớn bị ướt nên không thành.
Hỏa trên thăng lên, thuỷ khảm chìm dưới, âm dương xa cách không tương thông nên là Vị tế, như chỗ thiếu càng thiếu thêm, chỗ thừa càng thừa.

Vị tế là cảnh ông táo hỏa nhẹ bay lên giời, còn con cá nặng chìm xuống dưới, hay cảnh té xe, mất xe, ngã xe, xe hỏng, cá vô dụng, vị tế, chưa qua

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#14 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 16/02/2015 - 08:41

Những ngày cuối năm, Giờ Thìn ngày 28/12 AL, nghĩ về một vài người đã mất, thân thể tan dần trong cát bụi, lại được quẻ Phong trạch trung phù. Bàn sâu thêm một chút về quẻ này.

Trung phù gốc cung Cấn, khi bát thuần cấn đã động tới hào 5 và lộn lại động hào 4. Hay là Cấn nội quái hóa Đoài, và Cấn ngoại quái hóa Tốn.

Cấn hoá đoài, là núi cao đã hóa ao đầm, Thừa đã hóa Thiếu, Cao xanh đã hóa chia lìa, tích tụ lớn đã thành tiêu tan.

Cấn ngoại quái động hào 5 đã hóa Tốn.Tốn- Cấn thành một cặp tuyệt mệnh ( động hào 2). Cấn nặng nề, chứa chấp hóa Tốn mềm mại, hư vô. Tốn là chỗ khuyết của trời đất, cấn là chỗ nhân sinh, gò cao của 12 địa chi (nhân sinh ư dần).

Trung phù là gió lộng mặt hồ, phù vân, tốn mộc thanh nhẹ bay lên cao, đoài trầm hồ nước chứa được mấy. Chứa mà gần như không chứa chấp, nhẹ trong những căn nguyên cuối cùng của nặng ( cấn- tốn, cấn - đoài).

#15 khoaikhinkhin

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 6 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 19/02/2015 - 19:32

Chấp Danh, chấp Tượng sẽ hạn chế cách nhìn rộng hơn ngoài Vị Tế hay Kí Tế…






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |