Jump to content

Advertisements




DỊCH LÝ VIỆT NAM


272 replies to this topic

#1 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 12/03/2015 - 14:36

Tư duy, Tư tưởng , Suy tư, Trầm tư, Quán tưởng …tất cả chỉ là hoạt động cuả Trí tuệ Con người với mục đích tự tìm cho mình cái Lý lẽ nào đó đã và đang cảm nhận từ trong chính nó phát sinh hay do tha nhân giới thiệu , truyền đạt ngõ hầu chọn lọc điều mà tự nó sẽ cho là Chính lý , là đúng nhất là thích hợp với tư năng và kỹ năng của chính nó . Trong diễn trình tư duy này Con người gặp phải rất nhiều chướng ngại từ nội thân lẫn ngoại cảnh tương tác hay áp chế làm ảnh hướng rất lớn đến chính đời sống con người của nó. Phản ảnh tai hại của nó là những thái trạng hoang tưởng, cuồng tín, tự tôn tự đại hay tự ti mặc cảm hoặc lãnh cảm . Vậy phải tư duy thế nào để Trí tuệ có được sự Vô Tư thanh thản độc lập chính lý chính xác và sáng tạo . SUY LUẬN VÔ TƯ LÀ GÌ ? Nghĩa là chấp nhận Vạn Hữu có Trí-Tri-Ý riêng biệt của nó. Vạn vật có Tri giác của chúng, chẳng qua con người hiểu lầm chúng Vô Tri giác, Tri giác con người khác Tri giác loài vật nên khó thông cảm mặc dù hàng ngày chung đụng mật thiết với nhau . Cho nên, Vô tư là Tư lự mà Bất Thiên Bất Nhiễm, là cố gắng triệt tiêu Thiên kiến, Định kiến . Có vô số Tri giác giống mà hơi khác nhau, vì mỗi giống loài đã Biến hoá đều có ôm ấp Tiên Thiên tính giống mà hơi khác nhau trong Chuỗi lý Biến Hoá của mình và tất cả đã và đang chịu đựng, phối hợp, giao cảm với nhau, hữu dụng lẫn cho nhau, gần gũi nhau . Sự chung đụng giữa Vạn Hữu, quả thật thường là ngoài ý muốn, vì nếu ta hỏi: Không Khí , Đất đá, Cây cối, Vi khuẩn và muôn giống loài khác, lấy Lý lẽ gì mà ở gần chúng ta, chung đụng với ta và chúng ta có trốn thoát khỏi cảnh tình tự giữa mình với chúng không? Chúng ta thường đều thiếu Đức Vô Tư ; Ví dụ Ta cầm một miếng gỗ. Tri giác của con người cho đó là Gỗ, đặt tên là “Gỗ” và coi nó là Vô tri dùng đóng bàn ghế . Nhưng nếu ta lại đả phá tư tưởng của chính ta : Có chắc đó là Gỗ không ? Nếu ta không phải loài người, nếu ta là con Mối, là Lửa, là Cây; ta sẽ lập luận ra sao? Có lẽ ta sẽ đặt tên cho Gỗ là Thức ăn, Đồ bổ dưỡng, là Da thịt của ta. Trí Tri của loài người là Gỗ. Trí Tri của Mối, Lửa là thức ăn, Trí tri của Cây là Da thịt và rồi nó thể hiện Ý của nó ; Mối, Lửa thì ăn gậm nhấm Gỗ ;Cây thì đau đớn bị cắt xẻ…Vậy là Ý có Danh ý là do Trí Tri phối hợp để có Danh Được Lý và chỉ đúng trong Phạm vi của nó. Cho nên dùng một lý lẽ ngoài ý muốn của một người hoặc một vật nào đó để bắt buộc tha nhân tha vật ấy phải theo Ý mình là thiếu Vô Tư . Và nếu còn có ý muốn can dự, can thiệp vào các Khách thể khác thì chỉ là muốn có sở đắc trong một phạm vi hạn hẹp nào đó để cưỡng bách tha nhân tha vật phục vụ cho mình mà thôi … Ngoài ra còn như những sự chung đụng hết sức hữu tình như: Sanh, Bịnh, Lão, Tử chắc không ai dám quyết đoán là mình có ý muốn tham dự, hay phản bác được rằng mình sẽ bất tử….bởi vì chúng tha hồ đến rồi đi bất chấp Ý muốn của ta , ngoài ý muốn của ta . TƯ DUY LÝ DỊCH Vạn Hữu vốn muôn hình vạn trạng, trùng trùng sắc thái, tính chất, tính lý khác nhau. Nó được Dịch Lý qui về NHẤT LÝ, thể hiện ra bằng hai hình bóng, hai Ký hiệu Âm Dương được và bị dùng làm bờ neo suy lý, lý luận luận lý . Suy tư rồi lập luận, ắt là có lý luận, có bàn luận cho vỡ lẽ cho ra lẽ . Hoạt động tự đả phá thanh lọc kiến thức, tri thức, lý tuởng, lý lẽ của chính mình, luôn luôn và liên lỉ trong nhiều ngày nghiã là tự mình thành khẩn cầu mong truy tìm sự Hữu Lý, tự mình đả phá cho đến tận cùng kỳ lý của Lý Trí, của Trí tuệ và khi không còn đả phá được cái mà Lý Trí vừa nêu ra, ắt sẽ đạt được Lý; tức là Trí tuệ đã Sở đắc về Thần Hoạt Biến (Hoạt bát Biến thông). Tuy nhiên sẽ xẩy ra trường hợp ta còn kém Lý lẽ , kiến thức ta còn giới hạn ; nghĩa là Lý lẽ vừa nêu ra còn sai lầm mà ta vẫn không đả phá nổi, để rồi hoang tưởng là ta đã đạt được Lý đã về đến tận cùng cuả mọi câu hỏi tại sao ? Tại sao của tại sao ? . Điều này vượt qua không khó, nếu ta quyết tâm , kiên trì truy tầm CHÂN LÝ. KẾT LUẬN Vậy suy luận Vô tư Lý Dịch là làm sao hiểu rõ được Vạn Vật Qui Nhất Lý : Âm Dương Biến Hoá Nhất Luật .

KẾT LUẬN Vậy suy luận Vô tư Lý Dịch là làm sao hiểu rõ được Vạn Vật Qui Nhất Lý : Âm Dương Biến Hoá Nhất Luật . Suy luận Vô Tư là để đạt đến Tận cùng kỳ Lý của Lý Trí, đạt Chân Lý, đạt cái Nhất Lý Thường hằng chi phối Vũ trụ muôn đời, muôn nơi . Lý luận Vô Tư quả thật vượt qua khỏi lối suy luận hạn hẹp của loài người. Con người chúng ta cứ mãi lẩn quẩn, cứ mãi mò mẫm hạn hẹp phạm vi mà hóa ra xa rời Chân Lý. Không nên chỉ lý luận riêng ở phạm vi con người trong chúng ta để rồi lại tồi tệ nằng nặc ý riêng ta là tuyệt đối đúng, là Chân lý để áp đặt cho muôn loài trong Vũ Trụ , vì làm như vậy là tự phủ nhận Lý Trí mà hóa ra khó tiến tới công cuộc truy tầm Chân Lý, là đánh Mất Vô Tư . Tóm lại, Chân Lý của mỗi trình độ có hơi khác nhau, hà cớ bắt buộc Chân Lý của mình phải là Chân Lý của người khác mà nên cùng nhau GMHK nhận ra Chân Lý Vũ Trụ với Nhất Lý Biến Hoá


#2 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 13/03/2015 - 17:19

Còn nữa không ?
Nếu đã kết thì xin trả lời : tại sao lại gọi là Dịch lý Việt nam ?

Thanked by 4 Members:

#3 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3814 Bài viết:
  • 24207 thanks

Gửi vào 13/03/2015 - 18:17

Học Dich ..hay các môn lý số khác thì cứ hoc , không nên vơ hai chữ VN vào
VN đến cái chữ viết còn không có , chữ nôm thì cũng biến thể tù chữ Hán , tức muốn học chữ Nôm thì phai biết chữ Hán , mới nhen nhúm từ đời nhà Hồ , rồi bị dập tắt , tới triều Nguyễn cũng được khởi xướng nhưng chưa kịp phát triển thì cũng đã bị chữ quóc ngữ xoá sổ . Mà chữ gọi là quốc ngữ ngày nay cũng do các giáo sĩ phương Tây lập ra sau được hoàn thiện dần cho tới bây giơ.
MM tôi có quen một anh Chinese già , có lần anh phọt ra : tuy rằng chơi với cậu nhưng tôi ghét người VN
Mình cười hỏi tai sao , ông ta trả lời : VN hay nhận những cái rành rành của China làm của họ .
Mình không biết trả lời sao.

#4 name

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 13/03/2015 - 18:43

*bác minhminh trả lời ông chinese già: ông kêu ông ghét người VN vì lý do người VN hay nhận những cái rành rành của China làm của họ vậy VN mà nhận Bắc Kinh là thủ đô của mình thì ông còn ghét không

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


*mà bác nói Việt Nam đến cái chữ ko có, trước có chữ Hán chắc từ lúc bị đô hộ, sau Nôm, rồi quốc ngữ vậy thời văn lang âu lạc người Việt dùng chữ gì, rồi trước đó nữa thì sao. ko lẽ lúc ấy cũng đã dùng chữ Hán rồi sao.

Thanked by 2 Members:

#5 ewombat

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 15/03/2015 - 02:04

VN từ xưa tới nay đều chính thức nhận Kinh đô của Tàu là Kinh đô cấp trên kinh đô của VN. Bất cứ vua nào lên ngôi cũng cho sứ giả sang báo cáo với vua Tàu và chờ vua Tàu sai sứ sang phong vương. Bây giờ cũng vậy không khác gì lắm. Vậy nơi vua Tàu chỉ huy không phải kinh đô thì là cái gì! Dương Thanh học sử mà không biết Sĩ Nhiếp là quan Tàu đô hộ VN được VN lập đền thờ vì là quan cai trị đầu tiên mang cho VN chữ viết, dậy cho dân ta lễ nghĩa, văn hóa hay sao!

Thanked by 2 Members:

#6 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 18/03/2015 - 13:59

Quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam thuộc một trong nhiều tài liệu của Việt Nam Dịch Lý Hội, nhưng nó là nồng cốt của kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý.

Vì muốn kịp thời đáp ứng nhu cầu Nhân loại thời đại, nên các tài liệu của Việt Nam Dịch Lý Hội với bộ mặt có vẻ gấp rút, tuy gấp nhưng cũng phải mất ba năm theo sự đã an bài.

Sở dĩ kỷ nguyên phải khai mở, Văn Minh Dịch Lý Việt Nam phải góp mặt với thời đại là vì sau Đệ II Thế Chiến, nối tiếp theo đó, Trí Tri, Ý Nhân loại vần vũ, quần tụ ở nền Văn Minh giết người thật nhanh, thật nhiều.

Người ta trở lại tôn sùng sự giết nhanh, giết nhiều bằng cách đề cao nguyên tử, khinh khí, ánh sáng tử thần không hề ngượng miệng.

Đa số vì vô tình mê say với mọi cái lạ tai, lạ mắt, vì tính hiếu kỳ, kịp đến khi nó trở thành trào lưu tiến hóa trong Nhân loại, một thời trục nguy hiểm, một thiên hạ sự bắt đầu đe dọa hạnh phúc Nhân loại. Đến nỗi chính những con người tự trong lòng đất sản xuất cơ khí giết người đã phải hoảng hốt kêu la:

- Nếu Văn Minh vật chất chẳng tìm thấy nền Văn Minh Tinh Thần tương xứng làm sự quân bình. Ôi! đường trường của khoa học cơ khí sẽ gặp sự phản chủ, tức cơ khí sẽ trở thành chủ nhân ông, biến con người trở thành nô lệ, tôn thờ cơ khí, và phục vụ cơ khí giết người.


- Để tránh sự phản bội với chủ, vì chủ muốn nhờ nó mà được danh dự, con nhà khoa học, dĩ nhiên, phải tìm cho nó một hướng đi bằng cách trút xối xả vào đầu các dân tộc thiểu số.


- Số người bình tĩnh nhất là số người trong các Đạo giáo xét thấy sự xoay vần của Trời Đất, nhận thấy hậu quả sâu xa tai hại đó, sẽ không thể nào mãi mãi riêng cho các dân tộc thiểu số được, nó sẽ chằng chịt, níu kéo cả đa số Nhân loại.


Thế rồi, các giáo lý, giáo điều được canh tân phát động, các vị giáo lãnh đã làm tất cả mọi công việc với khả năng có thể được của mình.

Riêng trên lãnh thổ Việt Nam, chưa bao giờ người Việt Nam thấy các Đạo giáo mới mọc lên nhiều như lúc này. Ắt vì tình Nhân loại nên các Đạo giáo đã ra sức đóng góp cho cán cân Đạo Lý và Khoa học khỏi chênh lệch chăng?

Nhờ các tinh thần đó, khiến chúng tôi, rốt cuộc không thể qui trách nhiệm cho ai, ai cũng mang cả thiện chí làm việc, thế là, một nhóm Dịch học sĩ Việt Nam được triệu tập, tuy xét thấy tài sơ, đức mỏng, nhưng tự nghĩ dù sao cũng phải cố gắng riêng sức mọn của mình trước đã, thế là Việt Nam Dịch Lý Hội được chào đời.

Trải qua ba năm, đến bây giờ chúng tôi đã hoàn tất các tài liệu sơ, trung, thượng và thái thượng đẳng làm nền tảng cho triết thuyết Trí Tri, Ý Tiên Hậu Thiên.

Hoàn thành chúng trong môi trường nheo nhóc những tiếng nấc nghẹn ngào, những oan hồn, xương máu … đang vây phủ …

Giai đoạn này, hầu hết các trí thức Việt Nam và chúng tôi đã phải trở thành như đui mù, câm, điếc, điên khùng, khờ dại, … cố gắng tận tụy mang tài sơ Đức mỏng của mình, để kết tinh từng giọt máu, thu nhặt chí khí tràn đầy của dân tộc, tạo thành nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam, trong lãnh vực Dịch Lý.

Trong các tài liệu của Hội Việt Nam Dịch Lý đã giải thích khá đầy đủ mọi khả năng biến hóa linh động, huyền nhiệm trong chính Lý Trí, giải thích lý do tại sao có Lý Trí … và muôn loài vạn vật tại sao đang có Trí Tri, Ý Thức, đang dùng xài trong mọi ngày giờ động tĩnh. Vấn đề Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý đi trong qui luật nào?

Bạn nào có óc tò mò, muốn tìm hiểu ai cầm cân bỉnh cán trong Vũ Trụ, muốn truy tầm ánh sáng muôn thuở, muốn rõ mọi cái tại sao, nếu bạn có tinh thần Lý học, thì các quyển sách của Việt Nam Dịch Lý Hội sẽ rất trung thành, không có chuyện thất vọng hay phản bội.

Tất nhiên, chúng tôi phải gặp vấn đề Văn, Ngôn bất tận Ý, Ý bất tận cùng kỳ Lý.

Còn phần các bạn lại phải sẵn sàng chịu gia công thắc mắc. Quyết tâm, tôi tin rằng, sau hai năm giồi mài, bạn sẽ có được một bảo vật vô giá, bạn sẽ bắt gặp Luật Tạo Lập Vũ Trụ cao sâu, huyền nhiệm, …

Kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý, như các bạn đã rõ, chúng tôi vì tự tin tràn đầy ở dân tộc Việt Nam, nên chúng tôi cương quyết khai mở triết thuyết Trí Tri, đóng góp vào cán cân Văn Minh tinh thần và Văn Minh cơ khí được quân bình trong Nhân loại.

Công bố các tài liệu của kỷ nguyên đã hoàn tất để trình bày một sự hiển nhiên, cũng để cho biết, tất cả các vấn đề tinh thần dân tộc Việt Nam không còn ngờ vực. Bởi trước kia, chính cá nhân tôi đây cũng đã từng hoài nghi dân tộc Việt Nam, thứ dân ấy mà biết gì.

Giá trị của nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam, thiết lập một hệ thống suy luận vô tư, khúc chiết về Luật Tạo Lập Vũ Trụ.

Trong đó, ngôn ngữ Việt, tức như văn hóa Việt là khí cụ đầu tiên dùng xài để suy diễn, giải lý cách thành lập Dịch Lý, do dân tộc Việt Nam phát minh trong phạm vi Tạo Lập Vũ Trụ. Đương nhiên, Việt ngữ trở thành giá trị Vũ Trụ ngữ.

Người đời có thể nhơn có Vũ Trụ ngữ mà hiểu được đại ý phát âm ngầm của muôn loài vạn vật, vệ tinh, cung trăng, mặt trời, …

Tài liệu Vũ Trụ ngữ, Văn Minh Dịch Lý Việt Nam sẽ giúp mỗi bạn có được rất nhiều điệp viên vô tư xa lạ (điệp viên Trời thượng thặng). Chúng sẽ là bạn trung kiên, trung thành suốt dọc đời bạn, bất cứ lúc nào và ở đâu.

Cuối cùng, riêng cá nhân bạn, ngày ngày trao giồi, lẽ nào không có một triết lý sống và lẽ sống phải sống.

Mới hay rằng: hoàn thành nền tảng kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý, không phải do tài đức của riêng ai cả, mà chính vì tại có ý Trời ở trong ý nhiều nhiều người Việt Nam, nên mới kết tinh lại được, sức một người có là bao?

Nay, hoàn toàn tin tưởng vào chí khí dân tộc Việt sẽ cố gắng về kỷ nguyên đó, nối tiếp làm sáng tỏ cái chí khí Nhân loại sáng tỏ Văn Minh Dịch Lý Việt Nam và Vũ Trụ ngữ trên đà tiến hóa vậy.

Dịch Lý Sỹ : Xuân Phong - Biên Soạn Cao Thanh.

#7 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 18/03/2015 - 14:07

CON NGƯỜI

(theo quan điểm Dịch Lý)


1. CON NGƯỜI LÀ GÌ?

Xã hội loài người liên lạc mật thiết với con người tôi. Tôi bị và được gán một tên chung: CON NGƯỜI! Tôi muốn thật sự biết tôi là gì, những con người đồng loại với tôi là sao?

Chúng ta từ đâu đến, để làm gì và đi đâu? Chúng ta khởi điểm từ cụ thể con người để tìm hiểu rốt ráo về “hắn”. Đó là lý do chính đáng mà tôi đề cập con người.


Lẽ dĩ nhiên là con người rất gần gũi với con người. Nhưng khi chịu khó khảo sát rốt ráo về con người, mới hay rằng: con người rất xa lạ với con người. Con người vừa là một cụ thể vậy đó, mà đồng thời con người là một thế giới huyền vi, bí mật đối với con người, nghĩa là con người tha hồ khảo sát mãi mãi, hoài hoài về con người.


Trong cuộc sống, ắt có ngày vui sướng hay đau khổ sao đó, mà tận trong cái tôi sâu kín và lặng lẽ, những dòng tư tưởng kỳ hoặc hé chớm nở … đó là lúc con người tôi biết thắc mắc … Thắc mắc con người là gì? Vậy, hiển nhiên con người là: cái thứ có biết thắc mắc cho chính NÓ, và mọi vật liên hệ xa gần quanh NÓ, mà nó có ý muốn biết đến.


Kể từ lúc con người tôi chịu thắc mắc liên tiếp, theo đường lối truy nguyên thẳng, tức là đi dần vào thế giới Lý học, hầu giải đáp cho được mọi cái tại sao. Học hỏi như vậy, có ý nghĩa là học sự lý cho đến rốt ráo tận cùng kỳ lý của Lý Trí.


Chúng ta đều biết thắc mắc và cố giải đáp cho được mọi thắc mắc, chính là nguồn gốc của hiểu biết thêm cho Trí Tri, Ý, nhờ đó mà con người ngày càng được tinh tấn thêm mãi.


Thế rồi, mỗi khi tôi thắc mắc: tại sao có tôi? tại sao có vũ trụ? Tại sao lại có chúng?

Phải thú nhận rằng: chúng ta thường bối rối trước những câu thắc mắc ấy, vì hình như những gì mà con người thắc mắc, há được đáp ứng thỏa mãn ngay? Rõ ràng: thắc mắc thường vượt quá sức hiểu biết của con người, nhưng, NÓ (nó là tánh biết thắc mắc) lại đích thực là con người.


Bởi vì, trong khi tôi thắc mắc, hoặc con người khác thắc mắc hỏi tôi, giả sử như tôi bí tịt, xét lại chính tôi, sẽ thấy tôi đang là trầm tư mặc tưởng! À, thì ra tôi đang dùng chính Lý Trí của tôi sẵn có, để giải đáp mọi thắc mắc, cho dù có giải đáp được hay không. Rõ ràng, tôi đang dùng chính Lý Trí của tôi để suy tư. Nếu như tôi không muốn công nhận có Lý Trí, thì chính tôi cũng phải dùng Lý Trí của tôi để mà biết không công nhận Lý Trí, để phủ nhận Lý Trí của tôi[1] .Vậy thì tôi thật là ngoan cố rất đáng buồn cười!


Con người có tánh biết thắc mắc[2], rồi phải giải đáp mọi thắc mắc sao cho thỏa đáng, con người lại phải dùng xài chính ngay Lý Trí sẵn có. Lý Trí được xem như một khí cụ siêu tuyệt cực kỳ linh động, linh diệu, sắc bén sẵn có ở con người.


Một khi con người chấp nhận Lý Trí, là con người bắt đầu lăn xả vào con đường Truy nguyên Lý học, để tìm hiểu mọi bí mật mà con người đã thắc mắc. Sự biến hóa kinh khủng của Lý Trí, chúng ta không rờ rẫm được, không nghe thấy nó, nhưng, phải công nhận là ta đã, đang và sẽ mãi mãi khu xử nó hàng ngày, giờ, phút, giây tĩnh động, chúng ta luôn luôn phải vận dụng nó.


2. CON NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM DỊCH LÝ

Theo quan điểm Dịch Lý, thân xác có Đức Thần Minh Thần Thức của con người đang sống động[3], tiến triển, tiến thoái hóa y như muôn ngàn sự vật khác cũng đang sống động. Tất thảy đều bình đẳng, giống nhau cùng là sống động.


Tai, mắt, mũi, tế bào thần kinh nói chung, chúng là giác quan, là cái hiểu biết của lỗ tai thịt, mắt thịt, trí thịt (neuron), chúng là phần hạ, phần hình của Lý Trí, trí thịt là phần Hiển siêu của Lý TríLý Trí là phần Siêu hiển. Lý Trí hiển siêu, siêu hiển là khí cụ duy nhất để con người nhìn biết thế giới Vô Hữu hình, Hữu Vô hình đang sống động … tức chính Lý Trí là cái thứ Siêu Linh động. Đã hẳn, khí cụ Lý Trí hoặc giác quan cũng lầm lẫn, nhưng bó buộc chúng ta phải dùng xài cái đã, phải có vận dụng đến nó luôn.


Đến lúc nhìn biết, nhận thức được, có sự sống động trong thế giới huyền vi, lúc ấy là lúc

Thần ThứcĐức Thần Minh chợt lóe sáng lên. Thật ra, Thần Thức trực ngự ở Trí Tri, Ý của con người, còn Đức Thần Minh là phần Âm, so với Thần Thức (xem bài Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý Thức).


Tôi chưa cần tìm hiểu sự sống của con người có cao cả hơn loài vật không, bởi e rằng phán xét “linh ư vạn vật” (con người Linh hơn muôn loài) may ra chỉ đúng hạn hẹp, chỉ đúng ở trong một phạm vi chật hẹp giữa chúng ta con người mà thôi. Chắc con người phải biết rõ: Vũ Trụ Vô Hữu cực kỳ linh thiêng mầu nhiệm chứ?


Con người theo quan điểm Dịch Lý là: con người có Thần Trí sống động cực kỳ linh động trong qui luật Sống Động. Cũng như vạn hữu đang sống động trong và ngoài nó. Đây là câu nói, câu định nghĩa hết sức vô tư, hết sức hữu lý. Tôi đang sống động, tuy là của riêng tư, tôi tự do nhưng suy cho cùng, xét cho cạn thì tôi đang đứng giữa muôn ngàn sự sống động của loài người và vạn hữu đang vây kín trong và ngoài tôi. Vạn hữu mà tôi muốn nói, bất kể không gian, thời gian, hễ có Lý Trí của con người mon men tới đâu, là nơi đó lập tức được và bị liệt vào Vạn Hữu.


3. CON NGƯỜI SỐNG ĐỘNG TỰ DO TRONG LUẬT TẠO LẬP VŨ TRỤ

Tôi nghĩ rằng Vạn Hữu dù muốn, dù không, cũng đã trở thành hiện hữu. Ít nữa là giác quan tôi có tiếp nhận, tiếp cảm, và cái trở thành này ít nữa cũng phải nằm trong cái Lý thành Biến hóa4, tức mọi cái trở thành hiện nay đang nhảy múa theo Biến Hóa Luật và trong Biến Hóa Luật, khởi từ Nguyên Lý Biến Hóa, tôi gọi là Luật Tạo Lập Vũ Trụ, dựa trên Yếu Lý Âm Dương Đồng Nhi Dị (xem bài Yếu Lý Âm Dương Đồng Nhi Dị).


Nếu chúng ta không tin, cũng như phủ nhận sự hiểu biết của loài người về Luật Tạo Lập Vũ Trụ, nghĩa là: làm gì có chuyện loài người truy ra được Luật Tạo Lập Vũ Trụ? Lại là con người Việt nam tìm ra được Luật Tạo Lập Vũ Trụ? Chuyện rất ngộ và rất khó tin!?

Không tin thời tối thiểu, chúng ta cũng biểu đồng tình: Vũ Trụ Thành phải có căn cứ và đi với Qui Luật sao đó chứ?


Và con người tự do sống động trong Luật Tạo Lập Vũ Trụ, Luật Biến Hóa có tuần tự và trật tự, đã chứng minh điều đó khá rõ ràng, nếu chịu khó theo dõi đường đi dĩ nhiên của muôn loại vạn vật một cách vô tư …


4. KẾT LUẬN

Con người theo quan điểm Dịch Lý:

Là chính con người đặt tên cho con người, tên CON NGƯỜI để neo ý, để phân biệt với những sinh động hơi hơi khác , hoặc quá khác Nó.


Là một cái Thành: CON NGƯỜI, đi trong Luật Biến Hóa Hóa Thành rồi hóa thành ra CON NGƯỜI BIẾN HÓA.


Con người, cũng như muôn loài từ trong Luật Biến Hóa Hóa Thành mà ra, mà có (xem bài Lý Thành). Điều này hiểu được rất dễ dàng bởi Lý trí của tôi, cũng như ở Lý trí mọi người, một khi tôi chấp nhận Lý trí đã có, đã thành, thì chính lúc con người tôi thắc mắc, cũng chính là lúc Lý trí biến hóa đang phối hợp Trí Tri … để mà hóa ra có cái Ý thắc mắc rồi liền lập tức biết thắc mắc … và sau đó, thì có nếp nhăn suy tư ở trán, có sự trầm tư mặc tưởng ở điệu bộ, ở nét mặt …


Rốt lại, nếu tôi, con người Hậu Thiên hóa thành, sinh thành sau Trời Đất, đứng trong quan điểm Vũ Trụ Dịch mà suy luận, thời nhân loại đang có mặt trong thời đại hiện nay, chỉ là sự kết tinh của muôn thuở nhân loại, đã và đang đi trong Luật Tiến Thoái hóa (Biến hóa Luật) mà về đến đây. Con người chui từ Luật Cấu tạo Hóa thành mà ra, mà có và muôn loài vạn hữu cũng vậy (xem giải lý về Manh Nha Không Hoàn Toàn Không), … và con người cũng như muôn loài tiếp tục đi trong Đạo Lý Biến Hóa (xem bài Ý Niệm về Dịch Lý)


Tất cả nhân loại đều được và bị kết tinh, gồm có đầy đủ các sự Chí Thiện Chí Ác của muôn thuở nhân loại đã trải qua đó (Hậu Thiên ôm ấp, ấp ủ Tiên Thiên) đang thể hiện ở trong những con người thời nay.


Nói rõ hơn, dù không có tôi, không có con người tôi sinh ra trên đời này, thì Lý Biến

Hóa vẫn biến hóa, đi trong Luật Cấu Tạo Hóa Thành, nó cấu tạo hóa thành ra: “tôi – con người” hôm nay, cũng như nó đã cấu tạo hóa thành ra muôn vô hữu vật (tức Vạn hữu) và muôn đời, theo trong qui luật Biến hóa Hóa thành nhất định, không còn có cách gì để ngờ vực chi được nữa.


Rõ ràng: con người là một hóa thành có sự nội hợp, hòa hợp không chia cách giữa SIÊU THỂ TINH THẦN và HỮU THỂ VẬT CHẤT, không chia cách được giữa Lý trí SIÊU HÌNH với thân xác HỮU HÌNH, và đồng thời, CÙNG LÚC CHUNG CÙNG hóa thành ra một lượt: Vô Hữu hình, Hữu Vô hình con người. Danh từ chuyên môn trong khoa Dịch Lý là ÂM DƯƠNG.


Âm Dương hóa thành là một đơn vị Thành Âm Dương cùng lúc chung cùng, bất khả phân ly, không chia cách được.


Con người là một Hóa thành Biến hóa


Con người là một Biến hóa Hóa thành


Con người là một đơn vị, một Âm Dương hóa thành


Con người là một Tĩnh Động, Động Tĩnh tự do trong qui luật Tĩnh Động, qui luậtSống Động


Dù muốn dù không, con người đã tựu thành và đang thật sự sốn động hết sức linh động, hòa nhịp cùng Luật Thiên Địa Tuần Hoàn đó vậy.



Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG

Biên soạn CAO THANH

Viết xong giờ: Cấu - Thuần Kiền


Sửa bởi TRANBINH: 18/03/2015 - 14:08


#8 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 19/03/2015 - 09:13

SỰ ĐẶT TÊN - SỰ ĐỊNH DANH TRÍ TRI CƠ CẤU: TƯỢNG HÌNH HÀI THANH



1. ĐẶT TÊN LÀ GÌ?

Đi tìm một Danh từ để gán cho sự vật này là bàn, là núi, là rừng, là sông, là con người, là thú vật, là cỏ cây, … hầu để ý thức sự cá biệt giữa Vạn Hữu. Việc làm đó được xem như bước Tiến Hóa của con người trong luật Tiến Hóa chung.


Vậy, Đặt Tên là gán ý nghĩa cho một sự vật, sự lý, neo một ý tưởng, một ý niệm sống động. Do đó, một vật được mang Tên (Hữu Danh) chỉ có giá trị giữa con người trong chúng ta, nó là một cuộc Tiến Hóa của con người về phương diện truyền thông tư tưởng, theo lối vẽ vời trong một dân tộc hoặc nhân loại (trường hợp qui ước Quốc tế).


Tóm lại, một danh từ hàm chứa một ngôn từ tương xứng. Tất nhiên, tùy sự Tiến Hóa chung mà Ngôn từ cùng danh từ cũng có phạm vi và đời sống của nó, ngoài ra, giá trị của nó lại còn tùy theo con người, bởi mỗi con người hiểu danh từ khác nhau ở sự lý, nghĩa là một danh từ được nêu ra (bày ra), rồi lớn lên (được thường dùng); rồi lỗi thời (trở thành danh từ cổ); hoặc cùng một danh từ mà hai người hiểu khác nhau.


Khảo sát quá trình Tiến Hóa của Ngôn từ, thời danh từ chỉ là sự phối hợp Biến Hóa trong Ngôn ngữ (vẫn biến theo qui luật).


Tên, thật ra chỉ là sự phát âm cách - vật cải cách của âm thanh, âm thanh Tiến Hóa đến độ ghi dấu (ký hiệu), từ đó, phát ra chữ, ra văn, để làm qui ước cho mỗi Vận Hội. Cũng từ đó, con người bèn có sự học hỏi và viết lách (viết và đọc).


Dịch Lý học không khảo sát quá trình tiến hóa của danh từ, nhưng thắc mắc: Tại sao đã Đặt Tên cho vạn vật?


2. TẠI SAO PHẢI ĐẶT TÊN?

Danh từ hay sự Đặt Tên do con người bày đặt ra. Để giải quyết vấn đề: “tại sao đã Đặt Tên cho mọi vật”. Ta cần nhớ rằng: sự Đặt Tên gồm có Ý thức, Ý tưởng, Ý định của con người, tất thảy bị mang danh, mang tánh và chỉ có ý nghĩa sao đó, riêng cho phạm vi con người. Nhưng tự chúng, tánh thật của chúng, cái tánh có mãi đang đi trong vòng tiến hóa muôn đời của chúng không thuộc ở danh tánh.


Tiến trình của ngôn từ, âm thanh, màu sắc, hình bóng sẽ chung hợp biến hóa một cách nội tại để trở thành “danh từ”. Còn tiến trình của chiều kích, số lượng, thời biến hóa thành ra số ký tự hay ký hiệu.


Từ căn cớ sinh động trên, ta tự hỏi: tại sao có sự Đặt Tên? tại sao đã Đặt Tên cho mọi vật?


Xin đáp: tại nhu cầu của con người thuộc về phát âm và vẽ vời mà con người bày đặt Tên Chữ viết, để cảm thông giữa con người chúng ta và cả nhu cầu sinh động.


Thật vậy, với ý thức rõ rệt là muốn tránh sự nhầm lẫn của nhu cầu, chẳng hạn nhu cầu của lửa khác nhu cầu của ăn uống.


Tất nhiên, nhu cầu tiến hóa thời danh từ tiến hóa theo. Nhu cầu uống nước tiến hóa thời danh từ nước sẽ mang tên: nước cam, nước chanh, rượu, …


Nhưng chỉ có nhu cầu không chưa đủ. Người ta sẽ thắc mắc : tại sao cùng nằm nghỉ ngơi mà vật dung dưỡng có tên là giường, là bộ ván, là ghế bố, … (thật ra, đối với Dịch lý chỉ có một lý về dung dưỡng). Vậy, cùng một nhu cầu, người ta lại bèn theo phép phân biệt để định danh khác nhau. Rốt lại, tại sự nhu cầu, tại sự phân biệt mà một vật đã được đặt một Tên để truyền thông tư tưởng. Dầu vậy, già lắm của sự trở thành Danh từ cũng chỉ có giá trị đến mức độ qui ước thôi. Danh từ được xem như bờ mốc, như chiếc neo ý tưởng, tư tưởng, thuộc về văn vẻ.


Danh từ gợi truyền tư tưởng, chớ nó không phải là chính thực tư tưởng. Danh từ đáng là dụng cụ truyền thông tư tưởng trong vận hội hiện nay cũng như đã qua.


Không có danh từ, con người vẫn suy tư, vẫn hiểu biết nhưng rất khó khăn trong việc truyền thông ý tưởng giữa chúng ta vậy.


3. ĐẶT TÊN THEO MỘT LÝ NÀO?

Tại sao gọi tên là cây viết, cây thước, cây ổi, cây mít, tại sao?

Câu hỏi này tỏ ra ngớ ngẩn đối với những người mặc nhiên chấp nhận qui ước của tiền nhân hoặc đang bị ghì chặt, bị chết ngộp trong danh từ.


Đối với họ, mỗi danh từ có một ý nghĩa vĩnh viễn, họ luôn luôn có quan niệm thuộc về thiên kiến và chỉ có họ là đúng lý. Đối với họ, tiền nhân gọi vật này là cái bàn, ai gọi mặt gỗ có bốn chân ghép lại với nhau ở bên dưới thì không đúng đối với họ và lập tức cho kẻ ấy là người điên, nói khác đi, cái bàn mà gọi là gỗ, họ không muốn hiểu theo lối truy nguyên, vì chính họ không muốn biết, muốn hiểu.


Chúng ta đồng ý về sự Đặt Tên của tiền nhân với tánh cách một qui ước tiện lợi. Song đối với con nhà Dịch Lý con nhà truy nguyên sự thật, đi tìm Chân lý muôn đời thời cái gì cũng phải đạt sự hữu lý một cách tận cùng ký lý và vô tư. Phải biết lý do Vô lý, Hữu lý của sự Đặt Tên, dù là lý do của qui ước.


Vậy, tiền nhân đã định danh theo một nguyên lý nào? Cái của sự định danh là đã có Ý thức, Ý định, trước rồi mới định Danh trong phạm vi có so sánh, khi thành một danh từ là có Ý tưởng trong đó vậy.


Trước kia, lúc chưa đặt tên, cây ổi hay cây mận có đó và con người thời trước hiểu nó nhưng chưa gọi nó là gì cả. Ban ngày, ban đêm, nhìn biết có nó, con người có hiểu nó làm sao đó, nhưng vẫn không biết phải gọi nó ra sao cho hợp lý. Nó chẳng là Tên gì. Con người có Ý thức, hoặc quan sát, hoặc nhìn biết và nhận rằng:


Ví dụ: có một sự biến chuyển trôi qua, Trí Tri nhái lại sự kiện ấy, nghĩa là hiểu biết nó có đó và vậy đó, giống hệt tương đồng cho cả ngày và đêm.


Ghép cả NgàyĐêm lại thành một phạm vi rồi so sánh chúng, so sánh giữa NgàyĐêm. Con người bèn khám phá ra một cái gì hơi khác trong cái tương đồng về sự biến chuyển trôi qua giữa Ngày với Đêm. Cái hơi khác ấy là cường độ ánh sáng khác nhau. Ý thức cái hơi khác nhau về cường độ của ánh sáng mà hóa ra muốn Định Ý, Định Danh là SÁNG, là TỐI.


8]SÁNG là sáng có so sánh với TỐI

8]TỐI là tối có so sánh với SÁNG


Nếu không so sánh trong một vòng biến chuyển, thì chính trong một vòng biến chuyển trôi qua đó, chúng ta cũng chẳng làm sao mà neo cho được ý tưởng MỘT mà HAI.


Một là cái tương đồng, là một vòng biến chuyển trôi qua, chung cho cả Ngày với Đêm.

Hai là hai cái giống mà hơi khác nhau, là cường độ sáng, tối khác nhau.


Một Hai là phạm vi hữu lý. Khi chưa biết phạm vi mà dám chấp nhận Tên, thật là mù quáng, là sai lầm, sai lầm ở chỗ chưa biết có lý hay không mà lại dám chấp nhận.


Một là tương đồng, là nhất lý. Hai là dị biệt, là khác nhau. Một mình sáng là vô lý, là không có ý nghĩa gì. Một mình tối là vô lý, là không có ý nghĩa gì. Vì lẽ người ta sẽ hỏi rằng : lấy gì mà cho thế đó là Tối, thế đó là Sáng? Tôi gọi là mờ, là tỏ, được không? Tôi gọi là âm, là dương được không? Ắt bạn chỉ còn trả lời bằng một lời than : Khổ quá! chấp nên làm chi cái thứ danh từ, cái danh này ban nghĩa cho cái danh kia, thành ra cả hai đều có lý, đều có ý nghĩa lẫn cho nhau. Vậy chúng tự làm căn bản cho nhau theo qui ước của con người, chớ thật ra tự chúng không có Tên đó.


Vậy, gọi là Sáng là cường độ sáng đang trưởng, đang lớn, đang nổi bật mà ẩn hiện bên trong cái sáng là Tối, đang tiêu, đang mờ nhạt ở trong. Còn gọi là Tối là bóng tối đang trưởng, đang lớn, đang nổi bật mà ánh sáng đang ẩn, đang tiêu, đang mờ nhạt ở trong.


Rốt lại, sẽ có ý nghĩa và được gọi là ban ngày khi có so sánh với ban đêm, và ngược lại đêm có so với ngày, cả hai chỉ là trong một vòng biến chuyển. Nhưng đôi khi so sánh quá nhanh do Thần Thức điều khiển đến nỗi ta không dè chính ta đã so sánh rồi.


Ví dụ: bảo rằng lửa nóng là đã ý thức phạm vi giữa nước và lửa mà da thịt ta bẩm thụ hoặc va chạm, so sánh rồi cho là nóng. Sự chấp nhận này quá nhanh, quá tinh vi của Thần Thức, tuy vậy vẫn hằng sai lầm.


Cái lý của sự Đặt Tên tỏ rõ tính chất LÝ SỰ của sự vật và nó hòa hợp đồng điều với sự định ý của ta, con người.


Cái định danh diễn tiến như sau :


(1) Trước khi một vật có Tên, thời có việc ý thức, định ý của ta đối với vật gì đó, rồi bỗng nhiên vật gì đó bị con người gán lên trên đó một danh tánh (danh từ), phủ lên nó một âm thanh (ngôn từ).


(2) Đặt một phạm vi cho sự của một vật nào đó rồi so sánh


(3) So sánh cái hơi khác nhau trong một sự của một vật nào đó


(4) của sự vật đủ sức làm bờ neo tạm, đối với việc ý thức, ý định của ta, để truyền thông tư tưởng, giữa chúng ta, con người


(5) Theo Lý học, định danh là để cho rõ trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Như Đức ở trong Tính, Tính ở trong Tình .


Một ví dụ về sự Đặt Tên:

Lúc con tôi mới có hình dáng trong bụng mẹ nó (tức là cái bào thai), tôi bèn:

(1) Ý thức man mán về con tôi là trái hay gái, nghĩa là tôi hiểu tôi có con, nhưng chưa hiểu rõ rệt là trai hay gái. biết: có con Tôi:

chưa biết: trai hay gái


(2) Khi mẹ nó thọ thai, tôi có phạm vi: con tôi là con người (đồng là con người)

25]Trai hay gái đều có chung một phạm vi con người


(3) So sánh cái hơi khác nhau trong một phạm vi đồng là con người : trai hay gái

TRAI …………………… so lại ……………………GÁI


(4) Sau khi so sánh trai hay gái, và đã phù hợp với Định Ý trước kia, con trai sẽ mang Danh có tánh là trai. Hoặc con gái sẽ mang Danh có tánh là gái với hình thể sau đó.


8]Chỉ có một bào thai, lúc nó có danh tánh trai, lúc lại có danh tánh gái. Vậy, TÊN là sao? Có nghĩa lý gì đối với con nhà học LÝ.


4. GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐẶT TÊN

Hết thảy Vạn Hữu hiện có trong Vũ Trụ này, xưa kia vốn có KHÔNG TÊN. Không là Tên gì cả, không có giàu Ý nghĩa như hiện nay.


Về sau, sự vật bị gán Tên, bị tra cứu tùy thuộc nhu cầu nhân loại đang tiến hóa trong vận hội, nghĩa là TênTính tùy thuộc vào Ý thức thời đại của con người. Ngoài ra, con người còn phân loại, định danh li ti để phân biệt, để ít lẫn lộn.


Rồi con người lại gán cho vật mang Tên này có lợi ích, còn vật mang Tên kia gây tai hại, thật ra Một nó là lợi hại (âm dương).


Một vật nối kết theo chuổi Lý Một Hai và liên hệ chằng chịt với nhau. Sự Đặt

Tên cũng là sự tiến hóa từ HƯ đến NHƯ, từ Vô tư đến hóa Tư lự, xem ra như cũng có công dẫn dắt con người nắm được, hoặc nhìn rõ được sự phức tạp liên hệ của Vạn hữu. Sự Đặt Tên trở thành một nhu cầu và càng lúc càng phong phú. Một qui ước được mặc nhiên chấp nhận.


Giá trị của sự Đặt Tên tương tự giá trị của một Định đề trong toán học. Chấp nhận không gian 3 chiều mặc nhiên chấp nhận định đề Euclide, chấp nhận một danh từ là mặc nhiên chấp nhận một qui ước của tiền nhân hoặc của chúng ta con người.


Tuy nhiên, gò bó trong ý nghĩa hạn hẹp của một danh từ là điều tai hại cho chính bản thân mình trước tiên, vì sự thật trong muôn đời, muôn kiếp luôn có giá trị vượt khỏi ngôn từ, danh từ. Bám lấy danh từ như một phép màu, như một cái gì đúng là tự dấn mình vào con đường mê lầm, nghĩa là bắt đầu xa rời CHÂN LÝ, xa rời SỰ THẬT. Một khi danh từ được con người hiểu chết nghĩa thời nó đủ sức làm thoái hóa con người và khó tiến đến Đạo Cảm Thông Thiên Địa.


Người học Dịch Lý chỉ nhận những gì có LÝ muôn đời và mọi nơi.


Câu chuyện được gọi là chí lý, tối thiểu phải có hai: là cái giống mà hơi khác nhau. Ví dụ: ĐỨC TÍNH, Tính hiện mà Đức ẩn (Âm Dương). Chúng tự lại làm căn bản lẫn cho nhau trong cái NHẤT LÝ. Nói khác đi, chỉ có Một là vô lý ngay tức khắc. Vậy, phải có Hai: giống mà hơi khác nhau, để chúng tự ban cho nhau nghĩa , có , chính muôn đời.


Hiểu được nguyên lý định danh mới sử dụng danh từ có lợi và ít khi ngộ nhận một cách sơ đẳng như ta hằng thấy.




Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG

Biên soạn CAO THANH

Viết xong giờ: Hàm - Tụy


Sửa bởi TRANBINH: 19/03/2015 - 09:18


#9 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 16:00

TẠI VÌ SAO TA TÌM HỌC DỊCH LÝ?

Xin phúc đáp:

Tại vì nghe nói Mục đích của Khoa Dịch lý học là để tìm biết về:
a- Nguồn gốc của Lý trí Tánh-Đức Tánh Biết Biến Hóa Hóa Thành…

ă- Học về Vạn Vật Quy Nhất Lý-Nhất Lý là Âm-Dương lý… Nó chính thị là Khoa học Tổng tập của Nhân thế .

â- Học về Chân lý Tuyệt đối…tức Chân Lý Mãi mãi Chân lý Tuyệt đối là Yếu lý Âm –Dương Đồng Nhi .Dị Nó là Nguồn gốc Sinh ra Lò Tạo Hóa đó vậy.

b- Học về Thiên Địa Chí Công Vô Tư, tức học về Biến Hoá Luật Biến động , Biếnđổi , Biến Hoá , .Hóa Thành.

c- Học về Vũ- Trụ- Ngữ để thông dịch đại ý tiếng nói của thượng cầm hạ thú và của con Người.

d- Học về Vũ Trụ Đạo để Thuận thiên Hành Đạo và để khai vật thành vụ .

e- Dịch không là gì cả. Dịch là cái gì đó. Dịch là tất cả Nghe nói hấp dẫn quá, nên bèn tìm học dịch lý .


TẠI VÌ SAO CHÚNG TA ĐỀ CẬP ĐẾN CON NGƯỜI ?


Xin phúc đáp:

a- Vì chúng ta mang DANH TÁNH CON NGƯỜI.Cho nên, trước tiên chúng ta phải bị và được đề cập ...đến con Người cái đã .

ă- Con Người tìm hiểu về Con Người, đề cập đến con Người - đó là VIỆC LÀM vô cùng THIẾT THỰC.

â- Con Người “TÔI” lẽ dĩ nhiên, đương nhiên rất GẦN GŨI với chính Bản Thân Con Người “ TÔI ” có gì, có chi để đề cập? không đâu …Tôi chẳng biết TÔI là ai đâu? Từ đâu “ TÔI ” đến đây? Đến đây để làm gì ? Và rồi" “ TÔI ” sẽ đi về đâu ??? Cái “ TÔI “ đáng ghét, cho nên Tôi không hiểu “ TÔI “ ; Thật sự “ TÔI ” là ai ? Tôi cũng chẳng biết… cho nên , rất cần đề cập đến CON NGƯỜI để mang cái “TÔI ” XA LẠ về GẦN với.--- với Cái Tôi CON NGƯỜI.


CON NGƯỜI LÀ GÌ?

Xin phúc đáp:

a- Khi tôi tự hỏi- Con Người là gì? Có nghĩa là tôi tự thắc mắc muốn biết: Tôi là gì? Tôi là ai?..Tôi tìm đọc hết mọi sách triết học luận bàn về Con Người. Tôi tìm đọc các sách y học về cơ thể con Người … Các sách văn chương tiểu-thuyết nói về siêu nhân, anh hùng cái thế… tôi đọc hết. Than ôi! Con Người vẫn dẫy đầy Huyền Vi, huyền bí vẫn bao phủ , bao quanh cái tôi Con Người.

ă- Con Người Tôi- đáng Yêu biết bao…đáng bị và được Bảo vệ…Tự sát là …phạm tội rất nặng. Cái Tôi-lại đáng ghét biết bao - cái Tôi cưu mang trùng trùng tội lỗi - Đó chính là Âm-Dương lý trong một cái Tôi Con Người.

â- Con Người theo quan điểm Văn-Minh Dịch Lý Việt Nam:- Con Người là một vật NĂNG THẮC MẮC…Thắc mắc hoài ,Thắc mắc mãi, Thắc mắc tại sao? Rồi tận dụng Lý trí sẵn có để giải đáp mọi cái tại sao…Hóa ra Chính Con Người dùng Lý trí thắc mắc về nguồn gốc của Lý trí … Lý trí giải đáp cho được tại vì sao có Lý trí ; Đó là con Người theo quan điểm Văn- Minh Dịch lý Việt-Nam.


LÝ TRÍ LÀ GÌ?


Xin phúc đáp:

a- Lúc Trí óc chúng ta Chợt loé sáng lên, nó giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề gì đó…Chúng ta gọi nó là Lý Trí

ă- Khi chúng ta suy nghĩ tới một ngôi sao xa xăm, xa tít nào…Lý trí liền tới ngôi sao đó và trở vể ngay LẬP TỨC…xem như Vô giây phút về sức phóng ra và thu về của Lý Trí…Đặc Tánh của Lý trí là Liền tức khắc , lập tức..Nó mang Tính bất chấp không thời gian , Nó độc lập với không thời gian.
â- Tiền nhân nói: Nhanh như THẦN.Sức thu phóng của Lý trí quả thật Nhanh như Thần…Vậy, ta gọi là Lý Trí hay Thần trí thì cũng vậy.Thần trí trụ về đúng hướng , đúng chỗ, ta gọi nó là Đức Thần Minh Chí công vô tư.
b- Lý trí khi ứng xử , nó bị và được đặt tên là Lý lẽ.

Ví dụ : Anh nói trái banh nầy TO quá, tôi xác định nó NHỎ . Anh dùng lý lẽ nào để xác định Trái banh nầy TO quá có được không? Vậy, chỉ có 01 trái banh và chỉ có 01 mà thôi…thì chúng ta không làm sao xác định trái banh ấy To hay Nhỏ cho được .

c- Nhưng trong một phạm vi có hai trái banh ,trái banh A và trái banh B ; Khi chúng ta so sánh xong; chúng ta kết luận trái banh A ĐƯỢC LÝ To hơn trái banh B ( hình hai trái banh A và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Vấn đề ĐƯỢC LÝ là tối thiểu phải có hai trong 01 phạm vi nào đó.Vấn đề Được Lý tạm thời chấm dứt sự tranh cãi về Lý lẽ….Vậy Lý là có 02 trong 01…có nghĩa là Lý Trí luôn luôn ôm ấp Yếu lý Âm Dương Đồng nhi Dị đó vậy.


Biên Soạn Cao Thanh



#10 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 18:35

Dịch lý Việt Nam của ông Nguyễn Văn Mỳ quả là khác!!! Khác hẳn với Dịch lý Trung Hoa, khác là vì khi coi không trọng dụng thần, không trọng hào từ mà đi vào cái thần trí vô tư.Tôi tuy không đi theo con đường này nhưng cũng có nghiên cứu một thời gian
Đặc điểm thứ nhất:
- Âm dương trong lý Dịch của ông là Đồng nhi Dị, giống mà khác, chính đó là lẽ âm dương mà có thể bao quat được bao la vạn vật.Tỷ như trong cái búa, cái đinh, cái kéo cùng có chất sắt, mà khác nhau ở hình dáng công dụng.
Cái ứng của quẻ Dịch chính là ứng của thần trí vô tư, không câu nệ không gian thời gian, đoán chính xác thì phải hiểu được cái Đồng và cái Dị của quẻ Dịch và sự việc.
Nói cách khác, trọng cái vô tư thần linh trí của người học Dịch, chứ không trọng qui tắc phán đoán hay công thức
Về nhận xét: con đường này chỉ khi đã đạt kiến thức bao la, và tĩnh tâm tới mức vô tư vô lự thì mới hội nhập được.Gần như là dùng linh cảm , luyện tới mức cảm ứng , còn sơ cơ mà chọn đi theo đường này thì chỉ có sai.Đoán chơi thì còn được, chứ lúc vào việc mà động tâm thì đoán sai là chắc chắn.Nên những người theo con đường này thường là ẩn sĩ.
Dịch lý TQ thì dựa theo: Vô sự bất cầu chiêm, động tâm tất có linh ứng
Con này dễ theo dễ học, có qui tắc
Có thể hiểu câu: "Muôn thứ qui một " là Dịch lý TQ
Còn Dịch lý VN thì : " Một đi về đâu", khó, khó vô cùng.Tưởng là đơn giản mà không đơn giản, tưởng là dễ mà cực khó.Tiếc là gặp nhiều người theo mà chưa thấy ai có gì nổi trội trong hệ phái này.

#11 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 10:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTung, on 31/03/2015 - 18:35, said:

Dịch lý Việt Nam của ông Nguyễn Văn Mỳ quả là khác!!! Khác hẳn với Dịch lý Trung Hoa, khác là vì khi coi không trọng dụng thần, không trọng hào từ mà đi vào cái thần trí vô tư.Tôi tuy không đi theo con đường này nhưng cũng có nghiên cứu một thời gian
Đặc điểm thứ nhất:
- Âm dương trong lý Dịch của ông là Đồng nhi Dị, giống mà khác, chính đó là lẽ âm dương mà có thể bao quat được bao la vạn vật.Tỷ như trong cái búa, cái đinh, cái kéo cùng có chất sắt, mà khác nhau ở hình dáng công dụng.
Cái ứng của quẻ Dịch chính là ứng của thần trí vô tư, không câu nệ không gian thời gian, đoán chính xác thì phải hiểu được cái Đồng và cái Dị của quẻ Dịch và sự việc.
Nói cách khác, trọng cái vô tư thần linh trí của người học Dịch, chứ không trọng qui tắc phán đoán hay công thức
Về nhận xét: con đường này chỉ khi đã đạt kiến thức bao la, và tĩnh tâm tới mức vô tư vô lự thì mới hội nhập được.Gần như là dùng linh cảm , luyện tới mức cảm ứng , còn sơ cơ mà chọn đi theo đường này thì chỉ có sai.Đoán chơi thì còn được, chứ lúc vào việc mà động tâm thì đoán sai là chắc chắn.Nên những người theo con đường này thường là ẩn sĩ.
Dịch lý TQ thì dựa theo: Vô sự bất cầu chiêm, động tâm tất có linh ứng
Con này dễ theo dễ học, có qui tắc
Có thể hiểu câu: "Muôn thứ qui một " là Dịch lý TQ
Còn Dịch lý VN thì : " Một đi về đâu", khó, khó vô cùng.Tưởng là đơn giản mà không đơn giản, tưởng là dễ mà cực khó.Tiếc là gặp nhiều người theo mà chưa thấy ai có gì nổi trội trong hệ phái này.

Bạn chỉ mới nghiên cứu sơ mà nói là chưa có ai nổi trội trong môn DLVN thì hơi bị lầm. Thật ra bạn nói đúng là '' DLVN '' sử dụng 2 nguyên lý cơ bản nhất là '' Đồng Nhi Dị - Dị Nhi Đồng " & " Danh Lý & Danh Được Lý "".

Trong tất cả sự biến đổi của vạn hữu vật, nếu không có '' Dị "" tất không co biến đổi, mà đã biến đổi tất có '' Dị ". Nếu chỉ có "" Đồng "" mà không có "" Dị "" thì sẽ không có vạn vật như ngày nay.

Cái Hậu Thiên luôn ôm áp chứa đựng bên trong nó cái Tiên Thiên nhiệm nhặt chi ly. Bên trong mọi vạn vật luôn có "" Âm & Dương "" cùng lúc chung cùng, nếu như ngày nay chúng ta nói Nam là Dương & Nữ là Âm thì chẳng qua cũng đó là sự "" Liều Mạng "" của cha ông trước đó Neo ý vào sự vật hiện tưởng mà đặt danh. Vậy ngày nay hàng hậu bối chúng ta đã hiểu gì về "" danh lý & danh được lý chưa "" nếu đã hiểu Nam là Dương ( Âm - Dương ) & Nữ là Âm ( Dương - Âm ) thì sẽ quy nó về phạm vi tình lý nhiệm nhặt để tạm định danh cho nó có lý bằng cái Trí Tri Ý thức của chính mình, hay còn gọi là Đức Thần Minh Vô Tư.

Bạn nào thắc mắc muốn tìm hiểu thêm về Triết Dịch hay Ưng đoán chiêm nghiệm của DLVN mời các bạn tham gia Group .......mod xoá quảng cáo...... Để trao đổi rõ hơn về nó.

Xin cám ơn.

#12 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 10:08

Tôi có coi facebook của bạn rồi, thấy đoán sai cũng nhiều
Bạn mới coi tới tầm chấp danh lý thôi, chứ biến ảo thì chưa.Tôi gặp người trong hội này bậc tiền bối có thâm niên nghiên cứu chắc lâu hơn bạn.vẫn chưa ăn thua đâu, dù ông ấy đã mở lòng đưa cả lời từ Dịch vào
Bạn hiểu ; trinh, cát, hối , lận, vô cữu các khái niệm cơ bản là như thế nào chưa???

#13 misterluu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 625 Bài viết:
  • 698 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 01/04/2015 - 10:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 13/03/2015 - 18:17, said:

Học Dich ..hay các môn lý số khác thì cứ hoc , không nên vơ hai chữ VN vào
VN đến cái chữ viết còn không có , chữ nôm thì cũng biến thể tù chữ Hán , tức muốn học chữ Nôm thì phai biết chữ Hán , mới nhen nhúm từ đời nhà Hồ , rồi bị dập tắt , tới triều Nguyễn cũng được khởi xướng nhưng chưa kịp phát triển thì cũng đã bị chữ quóc ngữ xoá sổ . Mà chữ gọi là quốc ngữ ngày nay cũng do các giáo sĩ phương Tây lập ra sau được hoàn thiện dần cho tới bây giơ.
MM tôi có quen một anh Chinese già , có lần anh phọt ra : tuy rằng chơi với cậu nhưng tôi ghét người VN
Mình cười hỏi tai sao , ông ta trả lời : VN hay nhận những cái rành rành của China làm của họ .
Mình không biết trả lời sao.
đầu óc nhược tiểu và nô lệ toàn tập.

Thanked by 3 Members:

#14 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 16:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTung, on 01/04/2015 - 10:08, said:

Tôi có coi facebook của bạn rồi, thấy đoán sai cũng nhiều
Bạn mới coi tới tầm chấp danh lý thôi, chứ biến ảo thì chưa.Tôi gặp người trong hội này bậc tiền bối có thâm niên nghiên cứu chắc lâu hơn bạn.vẫn chưa ăn thua đâu, dù ông ấy đã mở lòng đưa cả lời từ Dịch vào
Bạn hiểu ; trinh, cát, hối , lận, vô cữu các khái niệm cơ bản là như thế nào chưa???

Đoán sai nhiều ? bạn có bị nhầm không vậy ? Đúng là thời gian để nghiên cứu thâm niên cũng có ảnh hưởng 1 phần về các lý chiêm nghiệm...nhưng không phải tất cả. Bạn nói đoán sai nhiều chứng tỏ bạn chưa biết & chưa vô...

Nhưng cái bạn hỏi Tôi có thể ngồi 01 ngày để nói cho bạn hiểu.

#15 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 18:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TRANBINH, on 01/04/2015 - 16:19, said:

Đoán sai nhiều ? bạn có bị nhầm không vậy ? Đúng là thời gian để nghiên cứu thâm niên cũng có ảnh hưởng 1 phần về các lý chiêm nghiệm...nhưng không phải tất cả. Bạn nói đoán sai nhiều chứng tỏ bạn chưa biết & chưa vô...

Nhưng cái bạn hỏi Tôi có thể ngồi 01 ngày để nói cho bạn hiểu.
Cái tâm khoe khoang hiếu thắng có phải là thần chí tịnh vô tư không???
Tôi có tên trong cái hội mà bạn lập ấy, tôi không viết mà chỉ đọc bài thôi.
Cái kiêu và hiếu thắng đã là không vô tư rồi.Cứ đi đi, con đường này còn dài
Vị tôi quen là tiền bối, ngoài Việt dịch ông còn học thêm Hoàng Cực Kinh Thế và chư thư về Kinh Dịch, vậy mà lâu lắm tôi không thấy ông.Hình như hồi trước ông có lấy cái tên là Dịch Minh
Người vào tâm linh mới một ngày thì nghĩ mình là voi, 2 ngày thì nghĩ mình là hổ, 3 ngày là thỏ, tới ngày thứ tư thì là chuột...
Còn cái tâm kiêu ngạo tức là lính mới, cứ từ từ trải nghiệm.Hi vọng vài năm nữa trao đổi sẽ vui hơn
Càng học thì càng thấy mình dốt, chỉ có không cần học nữa mới cảm thấy mình giỏi nhất.
Chúc buổi tối vui vẻ.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |