Jump to content

Advertisements




Tự học phong thủy 1

fengshui for dummies

39 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/03/2015 - 18:32

VN đang tự mày' mò học phong thủy, nay lập topic này mong được các thày và các bậc tiền bối chỉ dạy và sửa sai cho. Nội dung post bài được rút tỉa từ các sách phong thủy mà VN gặp được, thôi thì gặp gì học đó, biết gì quý đó.

Các vấn đề cần trao đổi, vui lòng thảo luận tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trân trọng!
=======================


Trước xin bắt đầu với sách "HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG" của thày Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi.

CHUYÊN MỤC VỀ CÁC PHÁP QUYẾT NGŨ HÀNH
  • HAI MƯƠI BỐN SƠN
  • CHÍNH NGŨ HÀNH 24 SƠN
  • TRUNG CHÂM SONG SƠN NGŨ HÀNH
  • TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH
  • ĐẠI HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH
  • HỖN THIÊN NGŨ HÀNH
  • TINH ĐỘ NGŨ HÀNH
  • PHÙNG CHÂM TAM HỢP NGŨ HÀNH
  • HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH
  • NẠP ÂM NGŨ HÀNH
I. Luận Ngũ Hành:
Ngũ hành là 1 cương lĩnh lớn trong phong thuỷ, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về việc xác định ngũ hành của Nhị thập tứ sơn, ví dụ sơn Đinh vì sao lúc lại thuộc Hoả, lúc lại thuộc Mộc, lúc lại thuộc Kim? lý do là Nhị thập tứ sơn được dùng với mục đích khác nhau thì ngũ hành cũng khác nhau:

1. Bát quái ngũ hành:
Chấn Canh Hợi Mùi Tốn Tân thuộc Mộc
Đoài Đinh Tỵ Sửu Kiền Giáp thuộc Kim
Khảm Thìn Thân Quý thuộc Thuỷ
Ly Nhâm Dần Tuất thuộc Hoả
Khôn Ất Cấn Bính thuộc Thổ
Bát quái ngũ hành phối hợp với thiên can, địa chi mà luận thuật ngũ hành quy thuộc. Bát quái ngũ hành có thể đem vận dụng vào việc bố cục, tiêu sa, nạp thuỷ(âm trạch)

2. Chính ngũ hành:
Khôn Cấn thuộc Thổ, vị trí trung ương
Thìn Tuất Sửu Mùi, thuộc Thổ cùng ở trung ương
Hợi Nhâm Tý Quý, thuộc Thuỷ ở phương Bắc
Dần Giáp Mão Ất Tốn, thuộc Mộc ở phương Đông
Tỵ Bính Ngọ Đinh, thuộc Hoả ở phương Nam
Thân Canh Dậu Tân Kiền, thuộc Kim ở phương Tây
Chính ngũ hành căn cứ Lạc Thư để thiên 1 cư ở phương Bắc, đem Hợi Nhâm Tý Quý quy về thuỷ; thiên 9 cư ở phương Nam, đem Tỵ Bính Ngọ Đinh quy về hoả; thiên 3 cư ở phương Đông, đem Giáp Dần Ất Mão quy về mộc; thiên 7 cư ở phương Tây, đem Thân Canh Dậu Tân quy về kim; địa 2 cư ở Tây Nam, đem Khôn quy về Thổ; địa 4 cư ở Đông Nam, đem Tốn quy về Mộc; địa 6 cư ở Tây Bắc, đem Kiền quy về Kim; địa 8 ở Đông Bắc, đem Cấn quy về Thổ. Thiên 5 cư ở chính trung, nhờ vượng 4 mùa, Thìn Tuất Sửu Mùi vì vậy quy về Thổ.
Đây cũng là Hậu thiên ngũ hành, chuyên dùng để luận xét phương vị, luận xét sinh khí long mạch và âm dương thuận nghịch.

3. Huyền không ngũ hành:
Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hoả
Kiền Khôn Mão Ngọ thuộc Kim
Quý Hợi Giáp Cấn thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân
Tỵ Thâm Nhâm thuộc Thuỷ
Huyền không ngũ hành dùng kiểm chứng vấn đề sinh khắc trong khai môn phóng thuỷ(cả âm trạch và dương trạch). Kỵ phạm vào sinh xuất, khắc xuất.

4. Song sơn ngũ hành:
Kiền Hợi, GIáp Mão, Đinh Mùi thuộc Mộc
Khôn Thân, Nhâm Tý, Ất Thìn thuộc Thuỷ
Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất thuộc Hoả
Tốn Tỵ, Canh Dậu, Quý Sửu thuộc Kim
Song sơn ngũ hành cũng gọi là Tam hợp ngũ hành. Hai sơn hợp lại thiên can địa chi để lấy vượng thế long mạch. Dùng vòng trường sinh để định long, huyệt, hướng(cho cả âm trạch và dương trạch)

5. Hỗn thiên ngũ hành:
cung Kiền, nội quái Giáp Tý, ngoại quái Nhâm Ngọ
cung Khảm, nội quái Mậu Dần, ngoại quái Mậu Thân
cung Cấn, nội quái Bính Thìn, ngoại quái Bính Tuất
cung Chấn, nội quái Canh Tý, ngoại quái Canh Ngọ
cung Tốn, nội quái Tân Sửu, ngoại quái Tân Mùi
cung Ly, nội quái Kỷ Mão, ngoại quái Kỷ Dậu
cung Khôn, nội quái Kỷ Mùi, ngoại quái Quý Sửu
cung Đoài, nội quái Đinh Tỵ, ngoại quái Đinh Hợi
Hỗn thiên ngũ hành chuyên dùng cho quy tắc bát quái, để khảo sát Tứ cát, Ngũ thân.

Trong môn địa lý, có rất nhiều phép tính toán liên quan tới phương vị và ngũ hành, nên cần phải nắm rõ các quy tắc. Phần này sẽ giới thiệu tổng quát về các pháp quyết ngũ hành.
  • HAI MƯƠI BỐN SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong môn địa lý người ta đem một vòng tròn chia ra 24 phần, đem 12 địa chi, mười thiên can bỏ đi hai can Mậu Kỷ không dùng (vì Mậu Kỷ đóng ở trung tâm) chỉ còn lại 8 can, 4 quẻ là Càn Khôn Cấn Tốn đem bỏ vào 24 phương vị này:
  • lấy Giáp Ất đóng ở phía Đông
  • lấy Bính Đinh đóng ở phía Nam
  • lấy Canh Tân đóng ở phía Tây
  • lấy Nhâm Quý đóng ở phía Bắc
  • Bốn quẻ đóng vào bốn góc gọi là Tứ duy: Càn đóng Tây Bắc, Cấn đóng Đông Bắc, Tốn đóng Đông Nam, Khôn đóng Tây Nam.
“tiên thiên la kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy, bát can tứ duy phụ chi vị, tử mẫu công tôn đồng thử suy”

Tưởng công: La kinh 24 sơn người người đều biết, đoạn này không phải giảng về cách làm la kinh mà từ La kinh nói thư hùng giao cầu, chỉ rõ tác dụng suy vượng sinh tử. 12 chi an lần lượt trên vòng chu thiên là tiên thiên, đạo là địa mà pháp lại là thiên, tuy có 12 cung mà phân ra 8 quái, mỗi quái 3 hào, tức 12 cung không thể tận hết địa số . Nên gia thêm 10 can, mậu kỉ là hoàng cực không phương vị nên quy về trung cung, 8 can còn lại phân vào phụ hai bên tứ chính. So với số hào (không phải nạp hào) còn thiếu 4 nên gia thêm 4 ngung quái mà thành 24.
Như vậy nhị thập tứ lộ đã an đầy đủ, hiểu được mẹ con ông cháu trong đó tức biết thư hùng giao cấu, huyết mạch của kim long, tận nghĩa long thần sinh vượng suy tử. Thế tục chú: Tý Dần Thìn Càn Bính Ất nhất long là công, Ngọ Thân Tuất Khôn Tân Nhâm nhị long là mẫu, Mão Tị Sửu Cấn Canh Đinh tam long là tử, Dậu Hợi Mùi Tốn Quý Giáp tứ long là tôn, đều là không phải vậy.

Phần Tưởng công chưa nói ra chính là mối liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/03/2015 - 18:41

2. CHÍNH NGŨ HÀNH 24 SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hai mươi bốn sơn bao hàm tám quẻ, chính ngũ hành cho 24 sơn như sau:
  • Hợi Nhâm Tý Quý: hành thủy
  • Dần Giáp Mão Ất: hành mộc
  • Tị Bính Ngọ Đinh: hành hỏa
  • Thân Canh Dậu Tân Càn: hành kim
  • Thìn Mùi Tuất Sửu Khôn Cấn: hành thổ
Chính ngũ hành như trên được định danh do các nhà "Hồng phạm" để phân biệt với "song sơn ngũ hành".

CÔNG DỤNG
dùng luận xét phương vị, biết hành của "Long nhập thủ" để phối hướng và dùng tam hợp cục để bổ long. Ngoài ra còn nhiều cách dùng khác. Ví dụ: gặp thế đất Cấn long, vậy biết hành của nó là hành thổ. Khi xác lập hướng phải dùng các hướng hỏa như Bính, Đinh...vv để hỗ trợ cho long, khi chọn thời gian (năm tháng ngày giờ) cho Cấn long phải dùng "ấn cục" hỏa tam hợp Dần - Ngọ - Tuất; hay dùng "tài cục" thủy tam hợp Thân - Tý - Thìn để bổ long. Nói rõ hơn là dùng năm tháng ngày giờ đều có 3 chi của cục muốn bổ. Ví dụ: dùng cục ấn thì chọn năm Dần Ngọ Tuất, tháng Dần Ngọ Tuất, ngày Dần Ngọ Tuất, giờ Dần Ngọ Tuất. Công thức dùng cục nhất khí để bổ long không dính dáng gì tới nạp âm ngũ hành. Đây là nói về cách dùng địa chi. Dùng thiên can: ta thấy Cấn long có nạp giáp là Bính, vậy khi dùng năm tháng ngày giờ phải tận dụng thêm can Bính. Ấn cục hỏa phải tận dụng Bính Dần, Bính Ngọ, Bính Tuất, còn ấn tài cục phải tận dụng Bính Thân, Bính Tý, Bính Thìn.
Khi muốn bổ long người ta dùng 3 cục:
  • Ấn cục: là tam hợp cục sinh ra hành của Long
  • Vượng cục: là tam hợp cục đồng hành với Long
  • Tài cục: là tam hợp cục có ngũ hành bị Long khắc chế
Tuy nhiên, trong ví dụ Cấn long thuộc thổ, mà hành thổ không có riêng tam hợp cục nên không bàn tới Vượng cục.

NGUYÊN TẮC DỤNG CHÍNH NGŨ HÀNH ĐỂ NẠP THỦY, KHỨ THỦY
Khi nạp thủy, phải dùng hướng của Mộ để xét nạp theo công thức: "lai thủy đến hành của hướng mộ phải sinh ra hành của sơn thủy lai". Ví dụ:
  • Ngôi mộ tọa Càn hướng Tốn, vậy hướng Tốn có chính ngũ hành thuộc Mộc. Vậy phải nhận thủy lai tại các sơn có hành hỏa như Tỵ Bính Ngọ Đinh.
  • Ngôi mộ tọa Ngọ hướng Tý, hướng Tý có chính ngũ hành là Thủy. Vậy phải nạp thủy tại các sơn có hành mộc như Dần Mão Ất Tốn.
Khi khứ thủy, phải dùng hành của sơn sinh ra hành của bổn hướng. Ví dụ:
  • Ngôi mộ tọa Giáp hướng Canh, hướng Canh có chính ngũ hành thuộc kim, vậy phải khứ thủy tại các sơn hành thổ như: Thìn Tuất Sửu Mùi Khôn Cấn.
  • Ngôi mộ tọa Tý hướng Ngọ, hướng Ngọ có chính ngũ hành thuộc hỏa, vậy phải khứ thủy tại các sơn có hành mộc như: Dần Giáp Mão Ất Tốn.

Sửa bởi vietnamconcrete: 23/03/2015 - 18:45


#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 01:36

3. TRUNG CHÂM SONG SƠN NGŨ HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong 24 sơn chính của la kinh được phân ra làm 12 cặp "song sơn", tức là lấy sơn địa chi kết hợp với sơn thiên can/tứ duy đi trước nó để tạo thành từng cặp như:
  • Càn - Hợi
  • Giáp - Mão
  • Đinh Mùi
  • Khôn - Thân
  • Nhâm - Tý
  • Ất - Thìn...vv
Hành của cặp song sơn này chính là hành của tam hợp cục ngũ hành. Pháp thức song sơn được áp dụng rất rộng rãi hầu hết trong thuật "thu sa, nạp thủy" để xác định phương hướng, cùng đồng dùng cục khí để bổ "long hướng" và bổ "mệnh". Khi phân cung trong pháp thức "thập nhị thần" cũng sử dụng cách song sơn này. Dùng la kinh để xác định nơi thủy đến/thủy đi cũng được gộp ở thế song sơn. Nói tới tam hợp cục chính là địa chi tam hợp: 12 chi phân thành 4 cục, và các can/duy đứng trước mỗi một địa chi trong tam hợp cũng mang hành giống nó.
  • (Càn - Hợi), (Giáp - Mão), (Đinh - Mùi): thuộc mộc cục
  • (Khôn - Thân), (Nhâm - Tý), (Ất - Thìn): thuộc thủy cục
  • (Cấn - Dần), (Bính - Ngọ), (Tân - Tuất): thuộc hỏa cục
Trong ngũ hành Đại/Tiểu Huyền Không dùng để nạp thủy phối hướng, ta căn cứ vào hành của "sơn thủy lai đáo" là hành gì thì nạp nó vào cục đó để phối hướng, không nhất thiết phải theo đúng ngũ hành chính của Đại/Tiểu huyền không. Ví dụ:
  • Thế đất có thủy lưu đáo sơn Nhâm:
    * theo Đại huyền không thì sơn nhâm thuộc nhị long hành mộc, do đó phải dùng các sơn hướng trong nhị long mộc, hoặc tứ long hỏa để lập hướng.
    * theo Tiểu huyền không thì sơn Nhâm thuộc thủy, phiả dùng các sơn hướng hành thủy và hành mộc để phối hướng.
    * còn công thức song sơn này ta chỉ dụng cục tam hợp để phối sơn hướng như sau: Nhâm thuộc cục thủy vậy phải phối hướng là Thân - Tý - Thìn.
  • Thế đất có thủy lưu đáo sơn Tân: sơn Tân thuộc cục Hỏa nhưng lại nằm vào thế mộ khố Tân - Tuất (song sơn ngũ hành). Dụng song sơn tam hợp cục để phối hướng, ta dùng:
    * cục mộc: để tiếp nhận thủy lai phối hướng ở các sơn: Càn - Hợi, Giáp - Mão. Dùng cục thủy để khứ thủy phối hướng tại hai sơn Đinh - Mùi.
    * cục thủy: để tiếp nhận thủy lai phối hướng các sơn: Khôn - Thân, Nhâm - Tý. Tiếp nhận thủy khứ tại hai sơn: Ất - Thìn.
    * cục hỏa: tiếp nhận thủy lai phối hướng ở các sơn: Cấn - Dần, Bính Ngọ. Tiếp nhận thủy khứ phối hướng tại hai sơn: Tân - Tuất.
    cục kim: tiếp nhận thủy lai đáo phối hướng tại các sơn: Tốn - Tị, Canh - Dậu. Tiếp nhận thủy khứ phối hướng tại hai sơn: Quý - Sửu.
Theo công thức như vậy, ta hình thành các phối hướng tam hợp cục như sau:</p>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




(phần thuật trạch cát này lẽ ra phải để tại phần "Chính ngũ hành", nếu được Ad vui lòng sửa giúp)

DÙNG THUẬT TRẠCH CÁT ĐỂ BỔ LONG TRONG VIỆC ĐỂ MỘ
Công thức dụng trạch cát tam hợp cục theo tứ trụ năm tháng ngày giờ, người ta chọn tứ trụ để bổ long là chính.

Ví dụ: gặp phải khu đất là "Khôn long", ta biết Khôn trong chính ngũ hành 24 sơn thuộc hành thổ, ta không cần biết ngôi mộ đó có hướng thế nào, ta cứ dựa vào đốt "Long nhập thủ" là Khôn long có hành thổ để bổ long:
  • dụng cục Ấn: sử dụng năm/tháng/ngày/giờ Dần/Ngọ/Tuất
  • dụng cục Tài: sử dụng năm/tháng/ngày/giờ Thân/Tý/Thìn
  • dụng cục vượng: hành thổ không có cục vượng.
Ví dụ: gặp phải thế đất có long nhập thủ là Mão long thuộc mộc, ta tiến hành bổ long như sau:
  • dụng cục Ấn: dụng năm/tháng/ngày/giờ Thân/Tý/Thìn
  • dụng cục Tài: hành mộc không có tài cục, bởi vì hành thổ không có tam hợp cục.
  • dụng cục Vượng: dùng năm/tháng/ngày/giờ Hợi/Mão/Mùi.
Ví dụ: gặp thế đất có long nhập thủ là Càn long hành kim, ta tiến hành bổ long như sau:
  • dụng cục Ấn: hành kim không có ấn cục, bởi không có tam hợp hành thổ
  • dụng cục Tài: sử dụng năm tháng ngày giờ Hợi/Mão/Mùi.
  • dụng cục Vượng: sử dụng năm tháng ngày giờ Tị/Dậu/Sửu
Ví dụ: gặp thế đất có long nhập thủ là Nhâm long hành thủy:
  • dụng cục Ấn: sử dụng năm tháng ngày giờ tạo thành tam hợp cục Thân/Tý/Thìn
  • dụng cục Tài: sử dụng năm tháng ngày giờ Dần/Ngọ/Tuất
  • dụng cục Vượng: sử dụng năm tháng ngày giờ Thân/Tý/Thìn
Ví dụ: gặp thế đất có long nhập thủ là Bính long hành hỏa:
  • dụng cục Ấn: sử dụng năm tháng ngày giờ tạo thành tam hợp cục Hợi/Mão/Mùi
  • dụng cục Tài: sử dụng năm tháng ngày giờ tam hợp cục Tị/Dậu/Sửu
  • dụng cục Vượng: sử dụng năm tháng ngày giờ tam hợp cục Dần/Ngọ/Tuất

Sửa bởi vietnamconcrete: 24/03/2015 - 01:46


Thanked by 6 Members:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 06:55

4. TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH

Tiểu huyền không ngũ hành chi tiết như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thuyết này do Dương Quân Tùng lập ra để đo lường sa, thủy mà đoán định hung, cát. Nguyên tắc chính là dùng sơn để xét sa, dùng hướng để xét thủy:
  • Thủy lai phải từ sơn hành vượng tướng cho hướng ngôi mộ: tức là khi tiếp nhận thủy lai, phải ở các sơn có ngũ hành đồng hành với ngũ hành của hướng (mộ); hoặc phải ở các sơn có ngũ hành sinh ra hành của hướng (mộ).
  • Thủy khứ phải từ sơn hành hưu tù của hướng ngôi mộ: khi thủy khứ, phải khứ từ các sơn có ngũ hành sinh xuất cho ngũ hành của hướng mộ; hoặc sơn có thủy khứ phải khắc nhập với ngũ hành của hướng mộ.
Lưu ý: tính toán thủy lai hay thủy khứ đều dùng "hướng". Khi dùng Tiểu huyền không để tính sa, thủy thì hoàn toàn dụng ngũ hành theo Tiểu huyền không chứ đừng bao giờ xen lẫn các dạng ngũ hành khác. Ngoài ra, tính sinh - vượng - mộ cho tiểu huyền không ngũ hành thì phải theo tam hợp chính ngũ hành:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Dùng tiểu huyền không để nạp thủy thì phải nạp thủy từ sơn Sinh, Vượng và khứ thủy tại sơn Mộ:
  • Hỏa (Bính Đinh Dậu Ất): nạp thủy tại Dần, Ngọ và khứ thủy tại Tuất
  • Kim (Càn Khôn Mão Ngọ): nạp thủy tại Tị, Dậu và khứ thủy tại Sửu
  • Mộc (Hợi Giáp Cấn Quý): nạp thủy tại Hợi, Mão và khứ thủy tại Mùi
  • Thổ và Thủy: nạp thủy tại Thân, Tý và khứ thủy tại Thìn.

Công thức Sinh - Vượng - Mộ của tam hợp cục nằm ở pháp thức "Thập nhị thần".

Ví dụ 1: Ngôi mộ tọa Nhâm hướng Bính, hướng Bính theo Tiểu huyền không thuộc hành hỏa, nên khi tiếp nhận thủy lai phải ở các sơn Hỏa, Mộc:
  • Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (chọn vượng khí: vì thủy lai hành hỏa đồng hành với hướng mộ)
  • Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (chọn tướng khí: vì thủy lai hành mộc sinh xuất cho hướng mộ hành hỏa)
</p>
Khứ thủy phải từ các sơn có hành sinh xuất: hành thổ, hoặc hành khắc nhập: hành thủy:
  • Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (hưu khí)
  • Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tử khí)

Ví dụ 2: Ngôi mộ tọa Tý hướng Ngọ, theo Tiểu huyền không thì Ngọ hành kim, nên khi tiếp nhận thủy lai phải ở các sơn vượng (hành kim) tướng (hành thổ):
  • Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (vượng khí)
  • Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy phải từ các sơn có hành sinh xuất (thủy) hoặc khắc nhập (hỏa):
  • Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (hưu khí)
  • Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (tử khí)

Ví dụ 3: Ngôi mộ tọa Khôn hướng Cấn, theo Tiểu huyền không thì thuộc mộc, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng (mộc), tướng (thủy):
  • Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (vượng khí)
  • Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (hỏa), tử khí (kim):
  • Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (hưu khí)
  • Kim: CÀn Khôn Mão Ngọ (tử khí)

Ví dụ 4: Ngôi mộ tọa Giáp hướng Canh, theo tiểu huyền không thì Canh hành thổ, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng (hỏa), tướng (thổ):
  • Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (vượng khí)
  • Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (kim), tử khí (mộc)
  • Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (hưu khí)
  • Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (tử khí)

Ví dụ 5: Ngôi mộ tọa Càn hướng Tốn, theo tiểu huyền không thì sơn Tốn hành thủy, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng khí (kim), tướng khí (thủy)
  • Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (tướng khí)
  • Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (vượng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (mộc), tử khí (thổ):
  • Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (hưu khí)
  • Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tử khí)

Ví dụ 6: Ngôi mộ tọa Mão hướng Dậu, theo tiểu huyền không thì Dậu hành hỏa, nên tiếp nhận thủy lai từ các sơn vượng khí (hỏa), tướng khí (mộc):
  • Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (vượng khí)
  • Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (tướng khí
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (thổ), tử khí (thủy):
  • Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (hưu khí)
  • Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tử khí)

Ví dụ 7: Ngôi mộ tọa Cấn hướng Khôn, theo tiểu huyền không thì Khôn hành kim, nên tiếp nhận thủy lai từ các sơn vượng khí (kim), tướng khí (thổ):
  • Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (vượng khí)
  • Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (thủy), tử khí (hỏa)
  • Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (hưu khí)
  • Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (tử khí)


Thanked by 4 Members:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 07:56

5. ĐẠI HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Pháp thức này được hình thành và ghi lại từ "tứ kinh" thuộc "Thiên ngọc kinh":
  • Thiên bảo kinh: thuộc công vị thứ nhất, hành kim
  • Long tử kinh: thuộc công vị thứ hai, hành mộc
  • Huyền nữ kinh: thuộc công vị thứ ba, hành Thủy - Thổ
  • Bảo chiếu kinh: thuộc công vị thứ tư, hành hỏa

Nguyên tắc của nó là khởi từ tứ hành gia nhập, khi xác nhập các sơn Can và Chi, nó trở thành tứ hành liên châu. Xét 6 sơn trong mỗi công vị, ta thấy có 3 sơn thuộc địa chi và 3 sơn thuộc Can/Duy. Ta thấy rằng cứ 3 sơn thuộc địa chi đều cách nhau 4 vị, và 3 can/duy đều cách nhau 4 vị, gọi là "tứ hành". Lấy 3 sơn/duy và 3 chi kết hợp với nhau trong một công vị đại diện cho ngũ hành gọi là "Tứ hành liên châu".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CÔNG THỨC VẬN DỤNG
Người ta dùng Đại huyền không ngũ hành để nạp thủy và phóng thủy, tất yếu phải dùng sơn và hướng của ngôi mộ để xét theo các nguyên tắc sau đây:
  • Dùng Chi thần làm "chính", Can thần làm "Linh": tức là tọa/hướng phải dụng địa chi của sơn.
  • Thủy lai phải đáo sơn thiên can/tứ duy
  • HướngThủy phải đồng một công vị (gọi là "đồng hành") hoặc tương sinh.
Ví dụ: lập một ngôi mộ phải chọn tọa Mão hướng Dậu; tọa Thìn hướng Tuất; tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân...vv; Tức là lập tọa hướng cho một ngôi mộ chỉ được phép lập vào những sơn địa chi. Khi tiếp nhận thủy lai (tới) đáo phải là các sơn thuộc Can/Duy như: Càn khôn cấn tốn giáp ất bính đinh tân nhâm quý.

Sau đó, dựa vào ngũ hành Đại huyền không để xem xét chọn ba quan hệ:
  • a) đồng hành (vượng khí),
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    tương sinh (tướng khí);
  • c) trường sinh cục, tức là dựa vào tam hợp cục để tiếp nhận thủy lai

QUAN HỆ ĐỒNG HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



QUAN HỆ TƯƠNG SINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




TRƯỜNG SINH CỤC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyên tắc dùng trường sinh cục là phải nạp thủy tại Sinh, Vượng và khứ thủy tại Mộ:
  • Kim cục tràng sinh tại Tốn - Tị, vượng tại Canh - Dậu, mộ tại Quý - Sửu
  • Mộc cục tràng sinh tại Càn - Hợi, vượng tại Giáp - Mão, mộ tại Đinh - Mùi
  • Thủy/thổ cục tràng sinh tại Khôn - Thân, vượng tại Nhâm - Tý, mộ tại Ất - Thìn
  • Hỏa cục tràng sinh tại Cấn - Dần, vượng tại Bính - Ngọ, mộ tại Tân - Tuất
----------------------------------------------



ỨNG DỤNG: SỬ DỤNG KẾT HỢP TIỂU HUYỀN KHÔNG VÀ ĐẠI HUYỀN KHÔNG
Khi muốn lập hướng mộ phần ở các nơi có thủy lai tùy theo địa thế của cuộc đất, ta có thể kết hợp hai pháp Tiểu/Đại huyền không hợp nhất như các ví dụ sau:



Ví dụ 1: khi đứng trên thế đất dự định xây mộ phần, nhìn thấy có thủy lưu (đến) đáo sơn Càn. Ta sẽ có hai cách lập hướng theo huyền không như sau:
  • Tiểu huyền không: thủy lai đáo sơn Càn, mà Càn theo tiểu huyền không là thuộc kim nên ta chọn hướng của mộ phần theo vượng khí (kim) hoặc tướng khí (thủy):
    * Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (hướng thủy lai hành kim gặp hướng mộ hành kim nên tướng khí)
    * Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (thủy lai hành kim sinh cho hướng mộ hành thủy nên tướng khí).
  • Đại huyền không: thủy lai sơn Càn thuộc tam long hành Thủy/thổ, xét theo:
    * đồng hành: Mão - Tị - Sửu (hành thủy/thổ)
    * tương sinh: Tý - Dần - Thìn - Cấn - Bính - Ất (hành kim)

Kết hợp cả hai pháp thức lại, ta có kết quả như sau: Tọa Ngọ hướng Tý; Tọa Thân hướng Dần; Tọa Tuất hướng Thìn; Tọa Hợi hướng Tị


Ví dụ 2: thế đất có thủy lai đáo sơn Giáp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



qua phân tích tiểu/đại huyền không, ta thấy có hưởng Hợi, Dậu cả hai pháp thức tương đồng, vì vậy ta lập mộ tọa Tị hướng Hợi và tọa Mão hướng Dậu là đại cát. Tọa Canh hướng Giáp, tọa Đinh hướng Quý là thứ cát.

Ví dụ 3: Thế đất có thủy lai đáo sơn Dậu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


qua phân tích và so sánh hai pháp thức đại/tiểu huyền không, ta có thể lập mộ: tọa Mão hướng Dậu, tọa Sửu hướng Mùi.




Ví dụ 4: thế đất có thủy đáo sơn Ngọ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ta có thể thấy sự tương đồng giữa hai pháp quyết: tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân; là đại cát; tọa Cấn hướng Khôn, tọa Bính hướng Nhâm, tọa Ất hướng Tân là thứ cát.

Thanked by 5 Members:

#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 08:04

LẬP HƯỚNG KHAI MÔN CHO DƯƠNG TRẠCH
Phần này dùng để minh họa cho việc ứng dụng cho 2 pháp quyết Đại, tiểu huyền không ngũ hành. Chúng ta sẽ gặp lại các khái niệm về khai sơn, phóng thủy, khai môn trong một phần chuyên biệt khác. Đối với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu phong thủy (cũng như tui), có lẽ đọc tới các pháp quyết này sẽ cảm thấy khó hiểu - tuy nhiên chúng ta cứ bảo lưu đấy đã, từ từ các phần khác sẽ làm sáng tỏ từng điểm.

Trong pháp dương trạch, ta dùng ngã ba/tư/năm..vv đường gần nhà nhất làm sơn lai thủy: dùng la kinh đặt giữa trọng tâm miếng đất hay căn nhà muốn xây dựng để xem giao điểm của các ngã đường (ngã ba, ngã tư, ngã năm...vv) gần nhà nhất nằm thuộc sơn nào, từ đó dựa vào pháp quyết đại/tiểu huyền không (giống y hệt như cách dùng trong âm trạch) để lập hướng và khai môn cho căn nhà/miếng đất:

Ví dụ 1: căn nhà trong thành phố cố định một hướng, đó là tọa Cấn hướng Khôn, nhà này có ngã tư gần nhà nhất nằm ở sơn Tị:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Khi đã chọn được 5 sơn khai môn này rồi, ta sẽ kết hợp dùng thêm pháp thức "Đại du niên" hoặc pháp thức phụ mẫu tử tức huyền không. Định theo công vị mà chọn sơn chính để khai môn (hai pháp thức này sẽ nói rõ phần sau).

Kết Hợp Pháp thức Đại Du Niên: căn nhà tọa Cấn có các cung cát là:
  • Khôn (Mùi - Khôn - Thân) được sinh khí
  • Đoài (Canh - Dậu - Tân) được thiên y

So sánh với 5 sơn khai môn trên, ta không thấy có trùng hợp vì vậy không dùng pháp thức đại du niên được. Ta chuyển qua pháp thức "Phụ mẫu tử tức huyền không".

Kết Hợp Pháp Thức "Phụ mẫu tử tức huyền không"
Ngã tư nằm thuộc sơn Tị, thuộc công vị "nhân" là thuận tử. Trong 5 sơn đã chọn ra thì:
  • Tý, Cấn thuộc "Thiên" không hợp công vị của thủy lai
  • Dần, Tị thuộc "Nhân" hợp với công vị của thủy lai
  • Thìn thuộc "Địa" không hợp công vị của thủy lai
Vậy tổng kết lại chỉ có hai sơn Dần, Tị phù hợp với công vị của thủy lai. Nhưng sơn Dần lại trực thuộc cung Phục vị phía sau nhà, thành ra chỉ có thể thông cửa hậu. Sơn Tị nằm bên hông trái nhà, cố gắng chừa khoảng cách để mở cửa tại sơn tốt này. Giả sử không thể mở cửa tại cung Tị, ta có thể dùng cung Thân của tiểu huyền không để khai môn (vì được cung Sinh khí).

Ví dụ 2: căn nhà tọa Càn hướng Tốn, có ngã 5 gần nhà nhất tại sơn Cấn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta được bốn sơn: Cấn Bính Ất Đinh. Nạp đại du niên: tọa Càn có Đoài (sơn Canh Dậu Tân) thuộc sinh khí, Khôn (sơn Mùi Khôn Thân) thuộc Diên niên; Cấn (Sửu Cấn Dần) thuộc Thiên y. Rút lại ta được sơn Cấn - nằm bên hông trái nhà. Cố gắng thiết kế thông cửa ở sơn này, 3 sơn còn lại không nằm ngay cung hướng nên bỏ. Còn hai sơn Thìn và Tị nằm ngay mặt tiền nhà, theo Đại huyền không cũng dùng để cửa được.

Ví dụ 3: nhà tọa Bính hướng Nhâm, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Giáp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta có 5 sơn dùng được: Hợi Giáp Quý Đinh Dậu. Nạp đại du niên: nhà tọa Bính thuộc cung Ly: có quẻ Chấn (sơn Giáp Mão Ất) được sinh khí; quẻ Khảm (sơn Nhâm Tý Quý) thuộc diên niên; quẻ Tốn (Thìn Tốn Tị) được Thiên y. Kết hợp cả 3 pháp quyết ta lựa được sơn Quý, Giáp để làm cửa: sơn Quý ngay mặt tiền, sơn Giáp nằm bên hông nhà.

Ví dụ 4: nhà tọa Khôn hướng Cấn, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Tị:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Nạp đại du niên: nhà tọa Khôn được cung Cấn (sơn Sửu Cấn Dần) được sinh khí; cung Càn (sơn Tuất Càn Hợi) được diên niên. Lựa ra được 2 sơn Cấn Dần phù hợp cả 3 pháp thức, mà cả hai sơn đều ở mặt tiền của nhà nên mở cửa rất tốt.

Thanked by 5 Members:

#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 09:18

6. HỖN THIÊN NGŨ HÀNH


Bài ca về hỗn thiên ngũ hành:

Kiền Kim, Giáp Tý, ngoại Nhâm Ngọ

Khảm Thuỷ, Mậu Dần, ngoại Mậu Thân

Cấn Thổ, Bính Thìn, ngoại Bính Tuất

Chấn Mộc, Canh Tý, Canh Ngọ lân

Tốn Mộc, Tân Sửu ngoại Tân vị

Ly Hoả, Kỷ Mão, Kỷ Dậu tầm

Khôn Thổ, Ất Mùi gia Quý Sửu

Đoài Kim, Đinh Tỵ, Đinh Hợi bình


Hỗn thiên ngũ hành chính là dùng pháp quyết Bát quái nạp giáp:
  • Càn quái nạp can Giáp - Nhâm
  • Khảm quái nạp can Mậu
  • Cấn quái nạp can Bính
  • Chấn quái nạp can Canh
  • Tốn quái nạp can Tân
  • Ly quái nạp can Kỷ
  • Khôn quái nạp can Ất - Quý
  • Đoài quái nạp can Đinh
Ngoài 2 cung Càn - Khôn là trời đất phụ mẫu, còn các cung khác theo pháp hỗn thiên ngũ hành chỉ sử dụng hành thổ (theo ngũ hành nạp âm) để xét sa sơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



7. TINH ĐỘ NGŨ HÀNH
Tinh độ ngũ hành cũng chính là nạp âm ngũ hành xếp theo thứ tự của 10 can: Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quý. Do khi 10 can đi với 12 chi thì can dương sẽ đi với chi dương và can âm sẽ đi với chi âm. Từ đó ta sẽ có mỗi chi sẽ đi với 5 can, hình thành cái gọi là:
  • ngũ Tý
  • ngũ Sửu
  • ngũ Dần
  • ngũ Mão...
Pháp thức "Tinh độ ngũ hành" này dùng khi lập hướng, khi đó phải tính xem khí vượng hay yếu thế nào mà biết đường tiết chế/gia giảm (tiết khí quá vượng và bổ xung cho khí quá yếu). Ví dụ: trong mỗi sơn của la kinh được phân làm 5 ô ở tầng thứ mười hai trong la kinh (trong la kinh gọi là "phân kim/phân châm 120"), mỗi ô sẽ có ngũ hành tuần tự như bảo tinh độ ngũ hành trên. Ví dụ: sơn Mão bao gồm năm ô:
  • Ất Mão: nạp âm thủy
  • Đinh Mão: nạp âm hỏa
  • Kỷ Mão: nạp âm thổ
  • Tân Mão: nạp âm mộc
  • Quý Mão: nạp âm kim
VÍ DỤ 1:
Sơn Mão là hành mộc, nếu ta xây dựng trong mùa Xuân thì mộc khí sẽ rất vượng, vì thế ta không được chọn/gióng hướng Tân Mão (89, 90, 91 độ) là hành mộc (nếu dùng sẽ quá vượng thành ra có hại), mà ta phải chọn hướng Đinh Mão (83, 84, 85 độ) để tiết bớt mộc khí quá vượng, bổ xung cho khí khác.

VÍ DỤ 2:
Sơn Khôn (được tính là Mùi, theo tầng 12 của la kinh) gồm 5 ô:
  • Ất Mùi: kim
  • Đinh Mùi: thủy
  • Kỷ Mùi: hỏa
  • Tân Mùi: thổ
  • Quý Mùi: mộc
Nếu xây dựng trong hai tiết Lập thu và Xử thử thì thổ khí vượng, nên né tránh tuyến Tân Mùi và xử dụng tuyến Đinh Mùi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



8. PHÙNG CHÂM TAM HỢP NGŨ HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các nhà địa lý dùng ba loại châm:
  • Chính châm: là chính vị của 24 sơn, dùng để định hướng
  • Trung châm: ngôi vị của Tý ở chính châm chẳng hạn, nó nằm ở giữa hai ngôi vị Nhâm và Tý gọi là "trung châm". Trung châm dùng để định cách long.
  • Phùng châm: sau chính châm nửa ngôi vị, dùng để tiêu sa nạp thủy.
Trung châm so với phùng châm chênh lệch nhau một ngôi vị, tại trung châm thì gọi là "song sơn ngũ hành", tại phùng châm thì gọi là "tam hợp ngũ hành". Kỳ thực đều là phép song sơn cả.

CÁCH DÙNG
Dùng cả hai tam hợp làm tam hợp ngũ hành, cùng với song sơn ngũ hành giống nhau, riêng so với trung châm sai đúng một nửa ngôi vị mà thôi. Địa lý gia dùng để tiêu sa, nạp thủy. Đại để sa và thủy là đường đi, vì vậy dùng đến sau để thu tóm cả vào, mới có thể không để sót. Sách địa lý nói: "Chính ngũ hành là chất của ngũ hành, song sơn ngũ hành là khí của ngũ hành, vì vậy suy ra sinh vượng của long khí thì phải dùng song sơn ngũ hành chứ không dùng mà không dùng chính ngũ hành"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Xét song sơn ngũ hành chính là tam hợp ngũ hành, nghĩa là hợp cục của sinh - vượng - mộ hợp hóa thành một cục ngũ hành. Bởi vì bốn quẻ tám can đều tại trước địa chi một vị, hợp với chi cùng gộp lại mà sơn đó dùng ngũ hành của địa chi gộp với Can/duy đó cho nên gọi là "song sơn ngũ hành". Ví dụ:
  • Khôn - Thân, Nhâm - Tý, Ất - Thìn: sáu sơn này cùng hợp thành thủy cục, cùng dùng ngũ hành Thân Tý Thìn để hợp hóa thành thủy cục.
Cho nên, các nhà địa lý dùng chính châm tức chính vị dùng để xác định hướng, dùng trung châm để xác định cách long, dùng phùng châm để định ngũ hành phục vụ mục đích tiêu sa/nạp thủy.

Thanked by 5 Members:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 09:27

9. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hồng phạm ngũ hành lấy:
  • Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân: bao gồm 8 sơn thuộc thủy
  • Ly, Nhâm, Bính, Ất: bao gồm 4 sơn thuộc hỏa
  • Chấn, Cấn, Tị: bao gồm 3 sơn thuộc mộc
  • Càn, Hợi, Đoài, Đinh: bao gồm 4 sơn thuộc kim
  • Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi: bao gồm 5 sơn thuộc thổ
Hồng phạm ngũ hành còn được gọi là "Đại ngũ hành", bởi nó chỉ ra nguyên lý giao hợp của bát quái, hóa khí của 10 can, 12 chi nạp âm, rất là to lớn. Nguyên tắc của nó là "trong tự nhiên, không giao hợp/giao dịch thì không thành tạo hóa", thật vậy, trong thiên địa tự nhiên cho đến nam nữ gặp nhau có giao phối mới tạo ra cái mới - vì vậy gọi là đại ngũ hành.

GIẢI THÍCH VỚI TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ PHÉP NẠP GIÁP
ngày xưa họ Bao Hy làm vua đã làm ra bát quái, lấy gốc từ hà đồ. Tiên thiên bát quái này thứ tự là: Càn (1), Đoài (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Cấn (7), Khôn (8).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Hệ từ truyện nói rằng: "Trời đất định vị, núi đầm thông khí, sấm gió quện vào nhau, thủy hỏa không bắn nhau", đây là miêu tả quá trình bát quái sinh hóa:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Giáp vốn thuộc mộc, nạp quái ở Càn, Càn thiên nhất sinh thủy - Khôn địa lục thành chi (trời 1 sinh thủy, đất 6 làm cho thành), vậy là can Giáp theo Càn hóa thành Khảm. Đây là khi Càn Khôn hai quẻ phụ mẫu giao cấu, Càn lấy hai nét gạch trên/dưới của Khôn để biến thành khảm. Vì vậy Giáp mang hành thủy.
  • Ất thuộc mộc, nạp giáp ở Khôn, Khôn địa nhị sinh hỏa - Càn thiên thất thành chi (đất lấy số 2 sinh hỏa, trời lấy số 7 làm cho thành). Đây là khi Khôn lấy hai nét gạch trên và dưới của Càn để làm thành quẻ Ly. Vì vậy Ất mang hành hỏa. Đây chính là "trời đất định vị".
  • Bính thuộc hỏa, nạp giáp ở Cấn, Cấn đối nhau với Đoài, Cấn lấy hào dưới của Đoài biến thành quẻ Ly. Đây là tượng của Bính thụ nhận hành hỏa từ Ly (mặt trời, thái dương hỏa). Vì vậy Bính mang hành hỏa.
  • Đinh thuộc hỏa, nạp giáp tại Đoài, Đoài đối nhau với Cấn, lấy hào trên của Cấn mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Đinh thụ nhận Càn hóa. Vì vậy can Đinh mang hành Kim. Đây chính là "núi đầm thông khí".
  • Canh thuộc kim, nạp giáp tại Chấn, Chấn đối nhau với Tốn, lấy hào trên của Tốn mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Canh thụ nhận Khôn hóa. Vì vậy can Canh mang hành thổ.
  • Tân thuộc kim, nạp giáp tại Tốn, Tốn đối nhau với Chấn, lấy hào trên của Chấn mà biến thành quẻ Khảm, tượng cho can Tân thụ nhận Khảm hóa. Vì vậy can Tân mang hành kim. Đây gọi là "Sấm gió quện vào nhau".
  • Nhâm vốn hành thủy, nạp giáp tại Ly, Ly đối nhau với Khảm, lấy hào giữa của Khảm mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Nhâm thụ nhận Càn hóa, can Nhâm vốn thuộc kim. Tuy nhiên, Nhâm nạp khí Ly hỏa tuy bị Càn hóa nhưng do định luật hỏa khắc kim nên hành hỏa không thể thoái vị, vì vậy can Nhâm mang hành hỏa.
  • Quý vốn hành thủy, nạp giáp tại Khảm, Khảm đối nhau với Ly, lấy hào giữa của Ly mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Quý bị Khôn hóa. Vì vậy Quý thuộc thổ. Đây là mối quan hệ giữa hai quẻ Khảm Ly, gọi là "nước lửa không bắn nhau".


Ta thấy rằng: hai quẻ Càn và Khôn (thoái thân vào Thân, Hợi trong hậu thiên) là tổ tông nên ngũ hành của chúng không thay đổi, Đoài Chấn Khảm Ly ở vị trí tứ chính Tý Ngọ Mão Dậu là nơi kim mộc thủy hỏa chính vị/đất tứ vượng, có công năng tuyên bố thời lệnh của bốn mùa nơi khí hóa hành ở đó nên không thể biến đổi. Còn lại: Cấn, Tốn dùng biến:
  • Cấn thổ thay đổi ngôi vị ở giới hạn Khảm Chấn phương Đông Bắc, đặt chân ở chỗ khoảng Sửu suy, Dần bệnh (vì hành thổ trường sinh ở Thân, tới Sửu là suy, tới Dần là bệnh) nên thổ khí suy yếu. Vì vậy Cấn mang hành mộc.
  • Tốn mộc thay đổi vào vị trí của Chấn Ly trong giới hạn Đông nam, đặt chân ở chỗ Thìn suy, Tị bệnh (vì mộc trường sinh ở Hợi, suy ở Thìn, bệnh ở Tị), vì vậy hành mộc suy yếu mà mang hành thủy của Thìn mộ.
Tị vốn thuộc hỏa nên theo mộc mà sinh, nhân từ chấn, thay chấn mà đứng nên mang hành mộc. Hợi vốn thuộc thủy, theo kim mà sinh, tạm ở ngôi vị kim, vì vậy Hợi thuộc hành kim.
Thân vốn thuộc kim, thủy có thể sinh Thân, kim trợ thế cho thủy, vì vậy Thân thuộc thủy. Dần vốn thuộc mộc, theo thủy mà sinh, tạm ở ngôi vị thủy, vì vậy Dần thuộc thủy.
Thìn Tuất Sửu Mùi vốn thuộc thổ (thổ thủy dung nhau), nhưng Sửu Mùi âm tĩnh vì vậy thuộc thổ, còn Thìn Tuất dương động, vì vậy thuộc thủy.


ỨNG DỤNG
Hồng phạm ngũ hành được ứng dụng trong pháp quyết "Mộ long biến vận" của thuật trạch cát. Pháp thức này rất quan trọng cho việc xem ngày, đoán giờ để né tránh được sự xung khắc của năm tháng ngày giờ đối với mộ long của căn nhà hay ngôi mộ trong năm muốn xây dựng. Nó còn gọi là "Niên khắc sơn gia".

10. NẠP ÂM NGŨ HÀNH

Nạp âm ngũ hành còn được gọi là "nạp âm cách bát tương sinh", tức là cứ cách nhau tám vị thì hợp nhau. Nạp âm ngũ hành được sử dụng rất rộng rãi:
  • Trong ngũ quyết phong thủy đều xử dụng nó để biết đích xác long chân, giả, quý, tiện, cát, hung. Huyệt dựa vào long nên giáp tiếp sử dụng sa, thủy, hướng có phân sơn, phân kim. Rõ ràng đều sử dụng nạp âm ngũ hành để đoán định.
  • Trong thuật trạch cát phong thủy, theo nguyên tắc phải dùng hành của chính thể: nếu chính thể dùng nạp âm thì phải sử dụng nạp âm mà đoán định, nếu chính thể dùng chính ngũ hành thì dùng chính ngũ hành mà đoán định. Ví dụ: trong pháp "mộ long hoán tuế" chỉ sử dụng nạp âm ngũ hành cho mộ vận của sơn, nên phải dụng nạp âm ngũ hành của tứ trụ mà tránh khắc tìm sinh. Còn dùng tứ trụ thành khóa "cổ khóa nhất khí" để bổ cho ngôi nhà tọa Giáp hướng Canh chẳng hạn, ta dùng năm Dần tháng Dần ngày Dần giờ Dần để khới công căn nhà - đây là dùng chính ngũ hành.
  • Cung mạng bát quái của năm sinh ra một người, ví dụ nam giới sinh năm 1975 thuộc cung Đoài.
  • Mạng của 1 người: chính là dùng nạp âm ngũ hành của năm sinh của một người.

Người ta dùng ngũ hành nạp âm của mạng (năm sinh) của một người để đoán định hung cát trong quan hệ, trong hôn nhân. Ví dụ như:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 16:38

Các nội dung trong topic này được rút tỉa từ sách của thầy Nguyễn Ngọc Vinh, thuộc tông phái "Huyền môn đạo gia Việt Nam" và tham khảo thêm "Hiệp kỷ biện phương thư"

CHUYÊN MỤC VỀ CÁC PHÁP QUYẾT THỰC DỤNG

1. LA KINH
2. PHƯƠNG VỊ 24 TIẾT KHÍ
3. NGŨ HÀNH
4. ÂM DƯƠNG
5. HÀ ĐỒ - LẠC THƯ
  • GIỚI THIỆU VỀ HÀ ĐỒ
  • GIỚI THIỆU VỀ LẠC THƯ
  • THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO HÀ ĐỒ
  • THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO LẠC THƯ
6. BÁT QUÁI
7. THIÊN CAN, ĐỊA CHI
8. PHÁP NGŨ HỔ ĐỘN
9. PHÁP NGŨ THỬ ĐỘN
10. ĐẠI PHÁP "THẬP NHỊ THẦN" (dùng để nạp sa, nạp thủy)
11. BÁT QUÁI THU MẦM NẠP GIÁP
  • CÁCH ỨNG DỤNG BÁT QUÁI NẠP CAN CHI TRONG PHONG THỦY
  • NẠP GIÁP 8 ĐẠI CỤC MẪU TỬ NẠP THỦY
  • NẠP GIÁP 8 ĐẠI CỤC QUY NGUYÊN THỦY
12. PHÁP THỨC CỬU TINH
  • CÔNG THỨC PHI ĐỘN CỬU TINH
  • CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NIÊN
  • CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NGUYỆT
  • CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NHẬT
  • CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI THỜI
  • BIỂU NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ CỬU TINH TRỰC NHẬT
  • CÁCH THỨC SỬ DỤNG CỬU TINH TỬ BẠCH TRONG PHONG THỦY
13. PHÁP THỨC LẬP TRẠCH MỆNH (CỬU CUNG AI TINH ĐẠI QUÁI HUYỀN KHÔNG)
  • VÀI KHÁI NIỆM CĂN BẢN
  • BẢNG ÂM DƯƠNG TAM NGUYÊN LONG
  • CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN
  • CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN THEO CỤC KIÊM HƯỚNG
  • CÁC TRƯỜNG HỢP KỴ KHÔNG DÙNG
  • CÁT HUNG KHI 9 SAO NHẬP CUNG
  • CỬU TINH NẠP QUÁI DỊCH
13. LẬP QUẺ KINH DỊCH THEO PHONG THỦY
  • CÁT HUNG CỦA 64 QUẺ DỊCH
  • CÁCH XỬ DỤNG DỊCH TRONG PHONG THỦY
  • CÔNG THỨC TÍNH SỐ MỆNH CỦA NGƯỜI & DƯƠNG TRẠCH
14. PHIÊN QUÁI HAY BIẾN QUÁI
14.1 PHÁP THỨC TIỂU DU NIÊN
  • CÀN SƠN
  • ĐOÀI SƠN
  • LY SƠN
  • CHẤN SƠN
  • TỐN SƠN
  • KHẢM SƠN
  • CẤN SƠN
  • KHÔN SƠN
14.2. PHÁP THỨC ĐẠI DU NIÊN
15. PHÁP THỨC BÁT MÔN
16. THÀNH MÔN NHỊ CUNG DƯƠNG TRẠCH
17. LẬP HƯỚNG, KHAI MÔN CHO DƯƠNG TRẠCH
18. PHÁP THỨC KHAI MÔN DƯƠNG CƠ
19. PHÁP THỨC PHÓNG THỦY DƯƠNG CƠ
20. PHÁP THỰC TỌA BẾP DƯƠNG CƠ
21. PHÁP XUYÊN TỈNH (ĐÀO GIẾNG) DƯƠNG TRẠCH
22. PHÁP LẬP PHÒNG NGỦ, PHÒNG VỆ SINH DƯƠNG TRẠCH
23. CÁT HUNG PHÂN PHÒNG, LẦU TRẠCH
24. THÔI THIÊN QUAN HUYỆT PHÁP

Thanked by 7 Members:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 22:02

1. LA KINH
La kinh là vật bất ly thân của người dụng thuật phong thủy, là dụng cụ cơ bản dùng để xác định sơn, hướng, tính tinh độ, tầm long mạch, xét sa thủy, định thành cục vvv...
Nguồn gốc của La kinh xuất phát từ "Huyền quy thập lục cung", tức 16 cung huyền quy, được xếp theo phương vị của hậu thiên bát quái bao gồm 12 địa chi và tứ duy (Càn khôn cấn tốn). Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau. Lần lượt được xếp như sau: Tý - Sửu - Cấn - Dần - Mão - Thìn - Tốn - Tị - Ngọ - Mùi - Khôn - Thân - Dậu - Tuất - Càn - Hợi (công thức phi số cũng khác hôm nay):
  • Bắt đầu khởi từ cung Càn số 1,
  • bay sang cung Ly số 2,
  • quay về cung Cấn số 3,
  • lên cung Chấn số 4,
  • xuyên qua Trung Cung số 5,
  • tới cung Đoài số 6,
  • lên cung Khôn số 7,
  • quay về cung Khảm số 8,
  • lên cung Tốn số 9

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau này đến thế kỷ thứ năm, Tổ Xung Chi phát minh ra được phương hướng cố định của Kim chỉ nam. Kể từ đó các nhà kham dư mới ghép thêm bát can (trừ 2 can Mậu Kỷ trong thập can). Do đó hình thành nên la kinh như bây giờ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



VỊ TRÍ ĐẶT LA KINH
Vị trí đặt la kinh phải tìm tâm điểm của khu đất xây dựng (mộ phần, nhà). Đối với khu đất rộng xây cất được nhiều gian nhà, thì trước tiên phải tìm trọng tâm khu đất. Dùng cho dương cơ thì dựa vào các cung cát theo pháp quyết "Đại du niên" mà tùy nghi xây dựng những căn nhà, gian nhà quan trọng trước, tiếp đến từng căn/gian một, dựa ngay tâm điểm của mỗi căn/gian nhà mà phân bố thiết kế/định liệu về cửa, phòng hoặc các vị trí quan trọng trong căn/gian nhà đó.
Về âm huyệt gặp khu đất rộng để có thể tạo dựng nhiều ngôi mộ, ta phải quan sát địa thế cao để đặt sơn, địa thế thấp để đặt hướng, rồi định ngay giữa cuộc đất, phân bố nam bên tả, nữ bên hữu mà sắp đặt mộ phần. Khi tạo dựng từng ngôi mộ phải đặt la kinh ngay tâm điểm miếng đất muốn xây dựng ngôi mộ đó, gióng căng dây để định sơn hướng. Còn muốn dụng cung cát thì dùng pháp quyết "tiểu du niên" mà chọn cung.
----------------------------
RIÊNG VỀ LA KINH - CHÚNG TA SẼ QUAY LẠI MỘT PHẦN CHI TIẾT HƠN.

Thanked by 4 Members:

#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 22:18

2. PHƯƠNG VỊ 24 TIẾT KHÍ
24 tiết khí phù hợp với 24 sơn, tức là khi xây dựng mồ mả hay nhà cửa, có sơn phù hợp với tiết khí sẽ nhận được vượng khí tốt lành. Ví dụ: dựng mồ mả hay nhà cửa thuộc sơn Cấn cần phải lựa thời gian vào tiết Lập Xuân thì sẽ được thêm cát khí. Tứ lập, nhị phân, nhị chí chính ứng với bát quái, đúng là bát tiết. Kỳ môn cửu cục đều khởi ở đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'

Như vậy, phần này giải thích một chút tại sao lại phải sử dụng thuật trạch cát trong phong thủy.

Thanked by 4 Members:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 22:31

3. NGŨ HÀNH

LỊCH SỬ THUYẾT NGŨ HÀNH
Ngũ hành là một học thuyết rất đa dạng và phức tạp. Theo vũ trụ quan cổ đại Trung Quốc, ngũ hành là 5 thành tố chính để tạo nên vạn vật. Đây là học thuyết được xếp hàng đầu trong danh sách các học thuyết cổ của Trung Hoa. Bất cứ học thuyết nào cũng dựa trên nguyên lý sinh khắc của ngũ hành để phô diễn. Xuất xứ của thuyết ngũ hành từ rất xa xưa, khó lòng biết chính xác gốc xuất xứ. Kể từ vưa nhà Hạ trong "Cửu trù" đã có dùng ngũ hành rồi. Nó được ghi chép rất sớm trong thiên "Hồng phạm" ở sách Kinh thư là rõ ràng nhất, và gần nhất với thuyết ngũ hành ngày nay. Đến đời Chiến Quốc thì học thuyết ngũ hành được phát triển thịnh vượng, người ta đã tổng kết được nguyên lý tương sinh, tương khắc của nó. Mãi tới đời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã hoàn chỉnh luật ngũ hành, đưa nó vào tư tưởng và soạn sách phân rộng trong quần chúng

CÁC LOẠI THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Tùy theo kiến thức của từng loại học thuật mà có cách vận dụng thuyết ngũ hành riêng. Trong học thuật phong thủy, thuyết ngũ hành được bố trí và phân thành nhiều phần khác nhau, mỗi phần có công thức xử dụng riêng biệt khác nhau (xem thêm phần "Các pháp quyết ngũ hành"). Ngũ hành của Thiên can có phân biệt anh/em tức là dương và âm (ví dụ can Giáp là dương mộc, can Ất là âm mộc). Ngũ hành của địa chi có sự phân biệt giữa "bổn khí" và "tàng khí" (ví dụ: chi Dần là dương thuộc Giáp mộc là bổn khí, lấy mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ cho nên Dần tàng khí Bính hỏa và Mậu thổ; chi Mùi là âm thuộc Kỷ thổ là bổn khí, lấy thổ sinh kim, kim sinh thủy nên Mùi có tàng Tân kim và Quý thủy). Tương tự như vậy, ta có thể suy luận tàng khí của 12 địa chi.

CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THUYẾT NGŨ HÀNH
Ngũ hành bao gồm Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Tượng của kim là tròn, tượng của thủy là ngoằn ngoèo; tượng của mộc là thẳng và phân nhánh, tượng của hỏa là hình nhọn; tượng của thổ là hình vuông. Trong từng hành cũng phân biệt âm dương (âm có thiếu âm, thái âm; dương có thiếu dương, thái dương). Ngũ hành có luật sinh khắc:
  • Tương sinh: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim
  • Tương khắc: kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim
sinh có sinh xuất (hành ta sinh ra) và sinh nhập (hành sinh ra ta), khắc cũng có khắc xuất (hành bị ta khắc) và khắc nhập (hành khắc ta). Ngoài ra, ngũ hành cũng có 5 trạng thái là: vượng - tướng - hưu - tù - tử:
  • vượng: trạng thái thịnh vượng, đương lệnh, đương thể
  • tướng: trạng thái thứ vượng, được sinh nhập
  • hưu: trạng thái vô sự
  • tù: trạng thái bị sa sát (khắc xuất)
  • tử: trạng thái bị khắc chế, không có sinh khí (khắc nhập).

Trong học thuật phong thủy có 5 vị trí sinh khắc như sau:
  • ta gặp ta là vượng (đồng hành)
  • ta được sinh là tướng (sinh nhập)
  • ta khắc chế (khắc xuất) là tài
  • ta phải sinh là hưu (sinh xuất)
  • ta bị khắc là tử (khắc nhập)

Người ta dùng vượng tướng để bổ cho: 1) sơn, 2) hướng, 3) mệnh; và dùng hưu tù để khắc chế sát tinh.

Thanked by 3 Members:

#13 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/03/2015 - 05:58

4. ÂM DƯƠNG
GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương là một học thuyết tối cổ, đa dạng phức tạp và la một trong cửu lưu (Nho gia, Đạo gia, âm Dương gia, Phật gia, Danh gia và Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia) của xã hội Trung Hoa cổ.
Âm dương còn gọi là "lưỡng nghi", "thư hùng", "kỳ ngẫu"..vv. Hình tượng của âm dương được biểu thị trong hình tròn "Thái cực" chia ra làm hai phần đen trắng: trắng là dương, đen là âm. Trong phần đen có 1 chấm trắng và trong phần trắng có 1 chấm đen (biểu thị trong dương có âm, trong âm có dương. có sách cho rằng âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu, âm dương hòa hợp phối nên vạn vật. Thuần âm hay thuần dương gọi là cô âm và cô dương, không thể tạo nên sự vật).
Theo sử sách, học thuyết âm dương xuất hiện rất xa xưa - từ thời vua Phục Hy thấy con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà. Nhìn vào chấm đen chấm trắng trên lưng con vật này mà phân biệt âm dương. Đến đời vua Hạ, âm dương được chép lại bằng vạch liền/vạch đứt: vạch liền là dương, vạch đứt là âm. Và cũng từ hai vạch liền/đứt này phối hình thành tứ tượng, thành bát quái, rồi bát quái hình thành lên bộ dịch - một đạo rất lớn đối với các học thuật cổ Trung Hoa.

NỘI DUNG CỦA ÂM DƯƠNG
Âm dương có thể chuyển hóa lẫn nhau, đồng thời lại dựa vào nhau mà tồn tại phát sinh (theo Lão tử thì âm dương chỉ là trạng thái khác nhau khi 1 khí vận hành, thăng lên là dương, hạ xuống là âm). Quy luật của âm dương là:
  • Tiêu, trưởng: âm trưởng thì dương tiêu, dương trưởng thì âm tiêu
  • Chuyển hóa: âm chuyển hóa (hay biến) ra dương, dương chuyển hóa (biến) ra âm.
  • Biến thông: âm dương khi chuyển hóa thì vận hành, vận hành thì thông (nên gọi là biến thông). Âm dương không thông thì trời đất không tồn tại. Sự biến hóa của âm dương xét về lý thì gọi là "đạo", xét về hình thì gọi là "khí".
VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG MÔN PHONG THỦY
24 sơn phân biệt âm dương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

</p>
Áp dụng học thuật âm dương vào môn phong thủy, trong 24 sơn của la kinh người ta phân biệt ra âm sơn và dương sơn, căn cứ vào "long nhập thủ" mà phối hợp hướng: âm long dùng âm hướng, dương long dùng dương hướng.


24 sơn trong tam nguyên long huyền không lập mệnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Khi lập trạch mệnh bàn "cửu cung ai tinh huyền không", theo âm hay dương của sơn như trên, khi tinh nhập trung cung biết phi thuận hay phi nghịch.

Thế đất, thế thủy âm hay dương
Khi ra thực địa thực hành phong thủy, phong thủy gia phải phân biệt được âm dương của thế đất/thế thủy:
  • Âm là gò cao, khí trầm sâu;
  • Dương là bình địa, lõm trũng khí phù cạn.
  • Âm long là thế đất từ hữu (phải) chạy sang tả (trái). Gọi là "hữu hành".
  • Dương long là thế đất từ tả (trái) chạy sang hữu (phải). Gọi là "tả hành"
Áp dụng: trong pháp thức "Thập nhị thần", khi áp dụng khởi chia ra ra làm hai phần: dương thuận (1), âm nghịch (2), chính là dựa vào quan sát thế đất trên thực tế mà phân biệt ra dương long hay âm long, từ đó mới biết khởi thuận hay khởi ghịch theo pháp quyết trên (dương long khởi thuận, âm long khởi nghịch). Do đó, đối với người chưa nắm bắt được yếu quyết này thì "đất sinh thành tử, đất tử thành sinh là vậy. Đó là về sơn, còn về thủy:
  • Thủy lưu âm: là dòng chảy từ phía hữu (phải) qua phía tả (trái)
  • Thủy lưu dương: là dòng chảy từ phía tả (trái) qua phía hữu (phải)
Long cục và thủy hướng phải nghịch hành phối nhau mới cát tường, tức là long cục âm hành thì phải kết hợp với thủy cục dương hành; long cục dương hành thì phải kết hợp với thủy cục âm hành. Đó là nguyên tắc âm dương hòa hợp của thế đất thế thủy, còn nếu long và thủy đồng hành với nhau thì dù có hợp mạch với nhau cũng ít cát tường.

Thập can, 12 chi, bát quái phân âm dương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Khi sử dụng phi độn các tinh trực ngày và giờ lần lượt nhập trung cung (cửu cung), để biết độn thuận hay độn nghịch phải biết thời gian lúc bấy giờ là âm độn hay dương độn.
Nhà cửa thì gọi là dương trạch hay dương cơ, phần mộ thì gọi là âm trạch hay âm phần. Khi làm nhà, xây dựng phòng ốc đều phải lấy số dương/lẻ để thiết kế: cột, kèo, cấp cầu thang, gian phòng, gian nhà..vv.
Mưa là âm, gió là dương; lạnh là âm, nóng là dương. Bên ngoài là âm, bên trong là dương. Bên tay phải là âm, bên tay trái là dương nên gọi là nam tả nữ hữu. Hướng Tây là âm, hướng Đông là dương. Sườn núi phía Bắc là âm, sườn núi phía Nam là dương; bờ sông tính từ trên thượng nguồn xuống thì bờ Nam là âm, bờ Bắc là dương.
Về y học thì hàn là âm, nhiệt là dương. Hư là âm, thực là dương. Huyết là âm, khí là dương. Tạng là âm, phủ là dương. Bụng là âm, lưng là dương. Ức chế là âm, hưng phấn là dương.

Phi độn
Dương thì phi độn thuận cung ->từ nhỏ tới lớn. Khởi dương thì tính thuận từ trái qua phải, tuần tự theo thứ tự của Can Chi trong la kinh.
Âm thì phi độn nghịch cung -> từ lớn tới nhỏ. Khởi âm thì tính nghịch từ phải qua trái, ngược với thứ tự của Can Chi trong la kinh.

Kết luận
Âm hay dương rất quan trọng, chỉ cần lẫn lộn âm dương thì việc thành hóa bại, việc đúng hóa sai. Nhất thiết khi dùng phải thật rành rẽ âm dương. Trong phong thủy có hai nguyên tắc: âm lai, dương thụ; dương lai, âm thụ rất quan trọng trong việc xác định huyệt vị:
  • Nơi đất bằng phải tìm huyệt nơi gò cao, thế đất cao để táng mộ
  • Nơi đất gò đồi phài tìm huyệt tại chỗ đất bình hay lõm để táng mộ
  • Nơi khí gấp gáp, cương mãnh phải tìm nơi hòa hoãn mà táng
  • Nơi khí hòa hoãn phải tìm nơi khí gấp gáp mà táng
  • Nơi âm thịnh phải tìm được chỗ dương suy
  • Nơi dương thịnh phải tìm được chỗ âm suy
Đó là quy tắc "thư hùng giao hội", ngưỡng phục sắp bày.

Sửa bởi vietnamconcrete: 25/03/2015 - 06:11


Thanked by 6 Members:

#14 ewombat

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 26/03/2015 - 00:18

Tôi cũng có cuốn sách của Nguyễn Ngọc Vinh, nhưng đọc quên hoài, Cảm ơn vietnamconcrete viết lại sáng sủa dễ nhớ và còn bổ sung các điểm cần thiết.

Thanked by 2 Members:

#15 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/03/2015 - 18:50

5. HÀ ĐỒ - LẠC THƯ

Hà đồ tương truyền do vua Phục Hy thời thượng cổ, do thấy con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà rồi căn cứ các nét chấm đen trắng trên lưng nó mà tạo ra. Nhưng mãi tới đời sơ Tống, Trần Đoàn là đạo sỹ núi Hoa Sơn mới đem ra truyền cho đệ tử là Chủng Phóng. Từ đó công bố rộng rãi trong nhân gian.
Lạc Thư tương truyền khi vua Đại Vũ trị thủy, nhìn thấy một con rùa thần xuất hiện trên sông Lạc, trên lưng nó có những nét chấm màu, nhân theo đó vẽ nên Lạc Thư. Cùng thời gian truyền ra Hà Đồ, Trần Đoàn cũng truyền ra Lạc Thư.

5.1 GIỚI THIỆU VỀ HÀ ĐỒ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



NGŨ HÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Hà đồ có 55 điểm, phân bổ lần lượt Bắc - Đông - Nam - Trung Ương - Tây như sau:
  • 1 dương, 6 âm tại phương Bắc thuộc hành thủy
  • 3 dương, 8 âm tại phương Đông thuộc hành mộc
  • 2 âm, 7 dương tại phương Nam thuộc hành hỏa
  • 10 âm, 5 dương tại Trung Ương thuộc hành hỏa
  • 4 âm, 9 dương tại phương Tây thuộc hành kim.
Ta có thể thấy sự vận hành khí của Hà Đồ xoay thuận từ phải qua trái: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy. Cứ như thế sinh sinh không ngừng.


CÁC SỐ SINH THÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Kinh thư nói "trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10. Số của trời có 5 và số của đất cũng có 5. Năm số của trời tương đẳng với năm số của đất mà mỗi ngôi lại có sự tương hợp với nhau. Tổng cộng trời có 25 số, đất có 30 số. Như thế mới tạo thành sự biến hóa mà thông hành với quỷ thần".
  • trời 1 hợp đất 5 thành 6: thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Số 1 là số sinh còn số 6 là số thành.
  • đất 2 hợp trời 5 thành 7: địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi. Số 2 là số sinh còn số 7 là số thành.
  • trời 3 hợp đất 5 thành 8: thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi. Số 3 là số sinh mà số 8 là số thành.
  • đất 4 hợp trời 5 thành 9: địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi. Số 4 là số sinh mà số 9 là số thành.
  • thiên 5 hợp địa 5 mà thành 5: thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi. Số 5 là số sinh còn số 10 là số thành.
Như vậy, với 5 cặp số tại bốn phương và trung tâm, Hà đồ miêu tả quy luật sinh trưởng, vận hành của âm dương/trời đất.


5.2 GIỚI THIỆU VỀ LẠC THƯ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình tượng của lạc thư như sau:
  • một hình màu trắng cư tại Chính Bắc, gọi là "Nhất bạch" - hành thủy.
  • hai hình màu đen cư tại Tây Nam, gọi là "Nhị hắc" - hành thổ
  • ba hình màu trắng cư tại Chính Đông, gọi là "Tam bích" - hành mộc
  • bốn hình màu đen cư tại Đông Nam, gọi là "Tứ lục" - hành mộc
  • năm hình màu trắng nằm giữa Trung Cung, gọi là "Ngũ hoàng" - hành thổ
  • sáu hình màu đen nằm tại Tây Bắc, gọi là "Lục bạch" - hành kim
  • bảy hình màu trắng nằm tại Chính Tây, gọi là "Thất xích" - hành kim
  • tám hình màu đen nằm tại Đông Bắc, gọi là "Bát bạch" - hành thổ
  • chín hình màu trắng nằm tại Chính Nam gọi là - "Cửu tử" - hành hỏa
Ta xét tại tứ chính (phương Tý Ngọ Mão Dậu) thì hình tượng và khí vận hành của Lạc thư giống hệt Hà đồ, cũng thuận hành từ trái qua phải: Nhất bạch thủy (phương bắc) sinh Tam bích mộc (phương đông), Tam bích mộc sinh cửu tử hỏa (phương nam), cửu tử hỏa sinh ngũ hoàng thổ (trung cung), ngũ hoàng thổ sinh Thất xích kim (phương tây), Thất xích kim lại sinh Nhất bạch thủy. Xét toàn cục 8 phương lạc thư, ta có nguyên tắc hai cung từ hai phương đối nhau sẽ bằng mười (hợp thập):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo thứ tự sắp xếp các số như trên, và vận hành theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ, người xưa đã lập nên công thức "phi độn cửu cung" hay "81 bước lường thiên xích" (sẽ nói rõ ở phần sau).


5.3 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO HÀ ĐỒ

Theo thứ tự sắp xếp các số như trên, và vận hành theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ, người xưa đã lập nên công thức "phi độn cửu cung" hay "81 bước lường thiên xích" (sẽ nói rõ ở phần sau).

Hà đồ, Lạc thư cùng phối hợp tiên thiên, hậu thiên là nguyên tắc căn bản khá cao trong hệ pháp "thu sa - nạp thủy phối hướng" của học thuật phong thủy.

ÁP DỤNG HÀ ĐỒ TRONG PHONG THỦY
Hà đồ có 4 đại cục chính là Mộc - Hỏa - Kim - Thủy tên gọi là "Hà đồ đại tứ cục", không có cục thổ bởi vì thổ đóng tại trung ương, nên không phối được với bát quái. Trong tiên thiên bát quái, các cung bát quái đối nhau/phối nhau là đại cát, có 4 cặp như sau:
  • Thiên địa định vị
  • Sơn trạch thông khí
  • Lôi phong tương bác
  • Thủy hỏa bất tương xạ
Phép áp dụng Hà đồ là sử dụng hai sơn trong la kinh ứng với một cục nào đó (kim mộc thủy hỏa) của hà đồ, sau đó dùng phép nạp giáp cho hai sơn đó ứng với 2 quái trong hậu thiên bát quái luôn đối nhau. Theo ý nghĩa của hai quái phối can đó trong tiên thiên thì được cách cát tường, bởi hai cặp số của một cục khi gặp nhau là đủ số sinh và số thành, vì vậy đại cát.

Mộc cục thủy pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Giáp hay Ất, thì nên xác lập hướng theo mộc cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo sơn Giáp, thì phải xác lập mộ phần tọa Tân hướng Ất; như thủy lai đáo sơn Ất, thì phải xác lập mộ phần tọa Canh hướng Giáp.

Hỏa cục thủy pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo Bính hay Đinh, thì nên xác lập hướng theo hỏa cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Đinh thì phải xác lập mộ phần tọa Nhâm hướng Bính; như thủy lai đáo hướng Bính thì phải xác lập mộ phần tọa Quý hướng Đinh. Như vậy được cách "núi đầm thông khí".


Kim cục thủy pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Canh, sơn Tân thì nên xác lập hướng theo kim cục của hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Canh thì nên lập phần mộ tọa Ất hướng Tân; như thủy lai đáo Tân thì lập phần mộ tọa Giáp hướng Canh. Như vậy là được cách "Lôi phong tương hòa".


Thủy cục thủy pháp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Nhâm, sơn Quý thì nên xác lập hướng theo thủy cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Nhâm thì nên lập phần mộ tọa Đinh hướng Quý; như thủy lai đáo sơn Quý thì nên lập phần mộ tọa Bính hướng Nhâm. Như vậy là được cách "Thủy hỏa tương tề".

Nhà phong thủy xưa Trần Tử Kỳ nói rằng "Bốn cục của Hà Đồ đã hợp với đại số thiên địa sinh thành, lại hòa hợp với tiên thiên phu phụ. Phàm gặp thế đất này thì không có gì cát lợi hơn nó được".
Đại tứ cục hà đồ thủy pháp là sự phối hợp tuyệt vời giữa đồ thư và thiên thiên/hậu thiên bát quái, do đó giá trị của nó rất lớn.


5.4 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO LẠC THƯ
Nạp thủy, phối hướng theo Lạc thư chính là sử dụng công thức "Bát quái nạp giáp tam hợp" được nói rõ trong phần sau.

Thủy cục thủy pháp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo sơn Càn hoặc sơn Giáp thì nên lập mộ hướng theo thủy cục tam hợp (theo công thức bát quái nạp giáp tam hợp): Tý - Quý - Thân - Thìn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo một trong các sơn: Tý, Quý, Thân, Thìn thì nên xác lập hướng của phần mộ là Giáp hay Càn (tọa Canh hướng Giáp, tọa Tốn hướng Càn).

Hỏa cục pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo các sơn: Dậu, Đinh, Tị, Sửu thì nên xác lập hướng của mộ phần là Khôn (tọa Càn hướng Khôn) hay Ất (tọa Tân hướng Ất: vì quái khôn nạp can Ất).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Khôn/Ất thì nên xác lập hướng của mộ phần là Đoài (tức tọa Hợi hướng Tị, tọa Mão hướng Dậu, tọa Mùi hướng Sửu, tọa Quý hướng Đinh).

Kim cục thủy pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Dần, Ngọ, Tuất, Nhâm thì nên xác lập hướng của mộ phần là tọa Càn hướng Tốn, hoặc tọa Ất hướng Tân (bởi quái Tốn nạp can Tân). Nhâm - Dần - Tuất chính là bát quái nạp giáp tam hợp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cách dùng: thế đất có thủy lai từ sơn Tốn hoặc sơn Tân thì nên sắp đặt phần mộ theo hướng:
  • Tọa Thân hướng Dần
  • tọa Tý hướng Ngọ
  • tọa Thìn hướng Tuất
  • tọa Bính hướng Nhâm.

Mộc cục thủy pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Cấn, Bính thì nên xác lập phần mộ theo các hướng:
  • tọa Tị hướng Hợi
  • tọa Dậu hướng Mão
  • tọa Sửu hướng Mùi
  • tọa Giáp hướng Canh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn: Hợi, Mão, Mùi và sơn Canh (vì Chấn nạp can Canh, đây là bát quái nạp giáp tam hợp) thì nên sắp đặt phần mộ:
  • tọa Khôn hướng Cấn
  • tọa Nhâm hướng Bính
Mộc cục này thuần chất tiên thiên Hà đồ, Chấn và Cấn phối nhau thành hợp cung tiên hậu. Bởi vì cung Chấn trong tiên thiên bát quái nằm ngay vị trí cung Cấn của hậu thiên bát quái - gọi là "Tiên hậu phối" tương tự như thủy cục nên rất cát tường. Còn hỏa cục và kim cục hơi bị tạp loạn nên ít tốt hơn.

Thanked by 6 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |