Jump to content

Advertisements




Đường về Vô Cực


31 replies to this topic

#31 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 17:09

Mỗ chỉ muốn gợi ý cho 1 số ng có hướng đi và cái nhìn đúng đắn về cội nguồn thế nhưng mỗ phát hiện ra có rất nhiều cách lý giải hihi

Như vậy cũng hay !!!

Thời xa xưa, phương đông ng dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp cho nên họ phải năm bắt dc quy luật thời tiết khí hậu. Họ bắt đầu quan sát thiên văn và địa lý. Phát hiện trái đất bị tác động bởi các vì sao, ảnh hưởng, chi phối đến vận động của trái đất.

Nên từ đó có ngũ hành, thiên can,địa chi


Chỉ là gợi ý!!! Ai thích thì theo..

Thanked by 1 Member:

#32 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 15/10/2011 - 23:18

ẢO VÔ CỰC
Bản nhạc nghe kèm siêu phẩm ẢO VÔ CỰC:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


1. Bất khả định nghĩa:
Nghe âm dương quen quen, nhiều sách vở nhắc đến, nay định nghĩa xem âm là cái gì, dương là gì mà được nhắc đến nhiều như vậy, là gì mà được coi là thành tố cơ bản của vạn vật. Loay hoay một lúc mới thấy không định nghĩa được, vì sao ? Vì không rõ âm là gì dương là gì mà định nghĩa. Hơn nữa, muốn định nghĩa phải dùng các khái niệm khác như: số chẵn là số chia hết cho 2. Muốn định nghĩa “số chẵn” phải viện đến các khái niệm : “chia hết” và “2”. Nhưng âm dương đã là khởi thủy của muôn vật thì làm gì còn cái gì có trước nó để định nghĩa nó. Nên âm dương là bất khả định nghĩa và được dùng như một tiên đề.
2. Gán tên âm dương:
Nếu gọi đây là bánh mỳ, ta hiểu ngay vì bánh mỳ là tên gọi tuyệt đối. Bánh mỳ không vì bánh bao mà xuất hiện, bánh mỳ không vì bánh chưng mà biến mất. Nhưng âm vì dương mà tồn tại, âm vì dương mà biến mất. Âm vì giấc mơ A me di ca mà ra đi bỏ dương tại ga Tokyo trong mưa tuyết lạnh lùng. Nếu gọi bất cứ sự vật nào là âm hay dương, ta thấy ngay sự vô nghĩa của cách gọi này. Ví dụ: A là âm. ok man, A là âm thì sao ? thì A phải mang các thuộc tính âm như mềm lạnh ngắn v.v... ok, vậy sao anh biết A là âm ? vì tôi thấy A mềm mà mềm là âm nên tôi gọi A là âm. Vậy sao anh không gọi A là mềm cho nhanh ? tôi chịu thôi, hỏi gì mà ghê. Cho dù có thêm B. A nóng B lạnh. Nói A dương còn B âm. Vậy sao không nói ngược lại ? A âm còn B dương, đơn giản là quy ước bất khả chứng minh. Đến đây thì thấy ngay sự vô nghĩa khi gọi Mệnh là âm còn Thân là dương và ngược lại. Âm thì sao Dương thì sao ? Là động tĩnh thì gọi là động tĩnh cho nhanh còn hiểu được. Là trước sau thì gọi trước sau cho nhanh còn hiểu được. Nhưng tôi gọi âm dương để bao hàm mọi thuộc tính của âm dương cho mệnh thân. Có chắc mệnh thân bao hàm mọi thuộc tính của âm dương không ? vì sao ? Có biểu hiện thì mới có ứng dụng còn gọi chung chung chỉ vô nghĩa.
3. Sự tương đối của âm dương:
a/ Vì sao trong âm có dương trong dương có âm:
Vì hai chiều không gian và thời gian là tương hỗ. Ví dụ âm dương của thời gian có 4 mùa, ví dụ âm dương về không gian có trong ngoài trên dưới.
Giả sử trong âm không có dương và ngược lại. Áp dụng luật dương cực sinh âm và âm cực dương sinh sẽ thấy. Nếu coi hai con cá âm dương trong đĩa có thể phình to về thể tích. Cái con cá cùng phình to phình to cuối cùng đến cực điểm thì bụp một cái cá đen chuyển thành cá trắng và cá trắng chuyển thành cá đen. Điều này thứ nhất phá vỡ tổng thể âm dương vì cùng phình to, thứ hai phá vỡ tính liên tục của âm dương vì các bước chuyển âm dương xảy ra tức thì.
Nếu hai con cá âm dương trong đĩa không phình to mà lặng lẽ chuyển hóa tức biến đổi theo thời gian. Vì trong âm không có dương và trong dương không có âm nên chuyển hóa chỉ xảy ra ở khu vực biên giới âm dương. Khi dương chuyển hóa thành âm thì âm cũng phải chuyển hóa thành dương dẫn đến việc biên giới bắt đầu xoay, vùng đen dần dần thành vùng trắng và vùng trắng dần dần thành vùng đen. Cách chuyển biến này đảm bảo tính liên tục nhưng thực ra âm dương không biến hóa về bản thể mà xoay tít thay đổi như chong chóng. Nói cách âm không chuyển hóa thành dương mà thay đổi vị trí tương ứng với dương.
Cho nên trong âm cần có dương và ngược lại vì khi chấp nhận trong dương có âm trong âm có dương thì diễn hóa âm dương có thể diễn ra tại bất cứ nơi đâu trong âm và dương chứ không còn giới hạn ở đường biện.
b/ Vì sao âm dương không thể phân biệt rạch ròi:
Âm dương không thể phân biệt rạch ròi vì phải biến hóa, đơn cử một ví dụ của không gian vật chất:
Giả sử âm và dương là hai phần tử rời rạc tuyệt đối như hạt vật chất hoặc nóng và lạnh. Khảo sát tính chất trong âm có dương và trong dương có âm, không gian thời gian tương đương nhưng để dễ hình dung tôi chọn không gian để biểu diễn. Bất cứ hạt vật chất nào cũng có thể phân chia thành các hạt vật chất nhỏ hơn. Điều này phá vỡ tính nguyên thủy của âm dương, tức là không có nguyên thủy. Nếu chấp nhận thế giới vật chất là hữu hạn không thể chia nhỏ vô tận thì âm và dương không thể phân biệt rành mạch như hai hòn bi mà phải chấp nhận âm không hoàn toàn âm và dương không hoàn toàn dương tức là chẳng có âm rõ rệt mà cũng không có dương rõ rệt. Chính tính chất trong âm có dương trong dương có âm này của âm dương xóa sổ sự tuyệt đối rạch ròi của âm và dương.
Có cách hiểu khác với từ “trong”: “trong” không được hiểu là “hàm chứa”, “cấu tạo nên” hay bất cứ ngôn từ nào có ý nghĩa chứa đựng của không gian vật chất. Vậy cũng ok, vì nếu “trong” không được hiểu bằng ngôn từ của không gian vật chất rạch ròi như: hòn bi, cát, vàng, gạch, ngói, v.v... thì “trong” không thể biểu diễn cho không gian vật chất rạch ròi. Nói cách khác: khi nói trong âm có dương thì lập tức âm và dương không còn là vật chất rạch ròi.
4. Sự tương đối của vô cực:
Từ vô cực thành phân cực mà có âm dương, theo thuyết âm dương thì có đi cũng phải có lại ngay lập tức có bước chuyển từ âm dương về vô cực. Hai bước chuyển ngược chiều này lập thành một cặp âm dương. Như trên ta đã nói âm không hoàn toàn âm và dương không hoàn toàn dương hay nói cách khác hai bước chuyển này không thể phân biệt rõ ràng. Cho nên trạng thái vô cực là một trạng thái tương đối.
Giả sử hai bước chuyển được phân tách rõ ràng. Và trạng thái vô cực tồn tại một cách trọn vẹn và độc lập với trạng thái âm dương. Xét trạng thái vô cực, khi đó không có âm dương, không có không gian cũng chẳng có thời gian. Nhưng nói vậy rất khó tưởng tượng nên tôi sẽ thiết lập lại trạng thái vô cực.
Trạng thái vô cực không có nghĩa là không có gì, ngược lại trạng thái vô cực là trạng thái đồng nhất, không có sự phân biệt. Toàn bộ không gian tại mọi vị trí là như nhau về vật chất. Hai điểm bất kì trong trong gian là giống nhau. Khi không gian giống nhau thì thời gian cũng không thể phân biệt nên cũng không có thời gian, vì thời khắc này và thời khắc khác đâu có gì khác nhau mà phân biệt. Không gian này dẫn đến một hệ quả là không có giới hạn. Vì giả sử không gian này có giới hạn thì giới hạn sẽ trở thành tiêu chuẩn để phân biệt các điểm trong không gian mà có xa gần.
Từ không gian này xét bước chuyển ngược lại trạng thái phân cực tức là có âm dương. Nếu không có một xung lực tạo ra sự khác biệt ban đầu thì không gian vô tận đó mãi mãi không thay đổi nên không thể trở thành trạng thái phân cực. Còn nếu có xung lực thì xung lực đó ở đâu mà ra trong không gian đồng nhất như vậy.
Để giải quyết vấn đề này có hai cách: một là không tồn tại trạng thái vô cực một cách rõ rệt so với trạng thái âm dương, hai là vũ trụ cực kì rộng lớn nhưng có giới hạn, vùng trung tâm vũ trụ có thể coi là vô cực vì quá xa vùng biên, nếu trường hợp này tồn tại thì trạng thái vô cực cũng chỉ tồn tại ở trung tâm của vũ trụ tức là vô cực tương đối. Cả hai trường hợp đều dẫn đến vô cực tương đối.
5. Sự tương đối về quá khứ và tương lai:
Có một điểm cực kì thú vị là chúng ta đang đứng ở hiện tại về mặt thời gian, trước chúng ta là quá khứ và sau chúng ta là tương lai. Mới nhìn, chúng ta không thể quay về quá khứ nhưng có vẻ như chúng ta đang tiến về tương lai một cách tự do như chúng ta trèo cầu thang để lên tầng 2. Nghĩ lại mới thấy, kinh dị hơn cả phim kinh dị là chúng ta không hề được bước về tương lai một cách tự do như di chuyển không gian. Không thể nhẩy cóc sang ngày mai ngày kia hay năm tới. Kì thực chúng ta đang đứng yên về mặt thời gian. Thuyết không gian bốn chiều tưởng chừng bế tắc vì không thể ngược chiều thời gian nhưng đến đây chúng ta thấy rằng không có gì xuôi mà cũng chẳng có gì ngược. Đơn giản là chúng ta đang đứng im. Áp thuyết âm dương vào đây còn thấy kinh dị hơn. Coi quá khứ là âm thì tương lai là dương không cần bàn cãi nhưng chúng ta đang đứng ở đâu. Chúng ta ở hiện tại tức là chúng ta đứng giữa âm và dương. Thật kì lạ, ngoài âm và dương lại còn có một trạng thái là giữa âm và dương. Điều đó lần nữa khẳng định âm và dương không hề tuyệt đối.
6. Giới hạn ngôn từ:
Khi đặt ra hai từ “âm” và “dương” để gọi âm dương. Về mặt ngôn từ, từ “âm” hoàn toàn khác từ “dương” nhưng như trên ta thấy âm và dương là hai trạng thái không thể phân biệt rạch ròi. Điều đó cho thấy hai từ “âm” và “dương” không mô tả chính xác cái mà nó cần mô tả. Hay nói cách khác, khi gọi tên thì âm dương đã không còn là âm dương nữa rồi. Giới hạn về ngôn từ là một ví dụ cho thấy giới hạn khi muốn cụ thể hóa hay muốn tính toán âm dương. Biểu thức hóa hay tính toán âm dương đều mang đến kết quả không chính xác như đời thực nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Nói cách khác, về lý thuyết có thể biểu diễn trạng thái vô cực bằng phương trình nhưng phương trình đó chỉ chính xác tương đối trong thực tế.
Thêm một ví dụ về giới hạn của ngôn từ: Con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng lại nở ra con gà. Vậy con gà hay quả trứng có trước ? Có người hỏi ngược lại: từ khi nào con gà được gọi là con gà ? từ khi nào quả trứng được gọi là quả trứng ? Người hỏi trước ngơ ngác: từ khi nào nhỉ ? từ khi nào con gà được gọi là con gà vì nó vốn từ trứng ra thời điểm chính xác nào nó thành gà mà không còn là trứng ? từ khi nào quả trứng được gọi là quả trứng ? Oh come on man. Từ khi nào âm được gọi là âm, từ thuở nào dương được gọi là dương ? Từ khi nào tôi được gọi là tôi ? Từ khi nào được gọi là khi nào ?

Sửa bởi thatsat: 15/10/2011 - 23:24


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |