Jump to content

Advertisements




Trả lời câu hỏi của cháu BB.


6 replies to this topic

#1 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 21/05/2015 - 00:20

Trả lời ngắn gọn và hơi lộn xộn. Giới trẻ muốn biết cách giải quyết thì cứ việc nhìn cách nước ngoài họ điều hành.1. Vấn đề phụ nữ bị sàm sỡ chon đông người. Thông thường những chuyện này xảy ra ở những nước có dân trí thấp, phụ nữ bị coi thường như Việt Nam , Ấn độ, mấy nước hồi giáo...Cách giải quyết gồm nâng cao dân trí, phụ nữ tự đề phòng và an ninh xã hội + công an chìm. Những chỗ đông người cần có máy quay phim, công an chìm để khi xảy ra thì phụ nữ có thể la lên, chụp tay kẻ sàm sỡ, công an chìm lảng vảng gần đó chứng kiến áp giải. Vụ đặt bom tại Bo s ton bắt được kẻ khủng bố là nhờ máy quay phim. Nếu tương lai nước VN có xe b u s hay xe điện cần ngăn ra 3 toa, toa cho trẻ em, phụ nữ và đàn ông. Nước VN đã nghèo sẵn sau 1954, đang xây dưng thì bị chiến tranh liên tiếp nên nghèo lai nghèo them, làm sao xây nổi, xây một phá mười. Vượt biên trong cảnh nghèo đói, tả tơi, chứ đâu phải là đi va ca tion đâu mà dòi hỏi một đám người lịch sự. Sở dĩ dân VN hỗn độn chen lấn...nơi phi trường, nhà hang.. đơn giản là vì không có bảng chỉ dẫn, dây văng thành lối cho người chờ đợi và bảo vệ. Đơn giản vậy mà đối với dân VN là một điều xa xỉ!!!. Thí dụ nhà hang buffet chỗ chứa 100 người mà khách hàng đông 300 người. Cách giải quyết :Cho sắp hàng bên ngoài, nhân viên nhà hang cho từng nhóm khoảng 10 người vào, lấy đồ ăn , khi gần xong, cho tiếp 10 người vào nữa...Bất cứ chỗ nào đông thí dụ như chợ, bank cứ việc cho lấy số thứ tự, gọi số. Tiệc cưới ở hội trường bên đây trên 25 người thông thường có bảo vễ.

#2 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2509 thanks

Gửi vào 21/05/2015 - 08:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hoahongchin, on 21/05/2015 - 00:20, said:

Trả lời ngắn gọn và hơi lộn xộn. Giới trẻ muốn biết cách giải quyết thì cứ việc nhìn cách nước ngoài họ điều hành.1. Vấn đề phụ nữ bị sàm sỡ chon đông người. Thông thường những chuyện này xảy ra ở những nước có dân trí thấp, phụ nữ bị coi thường như Việt Nam , Ấn độ, mấy nước hồi giáo...Cách giải quyết gồm nâng cao dân trí, phụ nữ tự đề phòng và an ninh xã hội + công an chìm. Những chỗ đông người cần có máy quay phim, công an chìm để khi xảy ra thì phụ nữ có thể la lên, chụp tay kẻ sàm sỡ, công an chìm lảng vảng gần đó chứng kiến áp giải. Vụ đặt bom tại Bo s ton bắt được kẻ khủng bố là nhờ máy quay phim. Nếu tương lai nước VN có xe b u s hay xe điện cần ngăn ra 3 toa, toa cho trẻ em, phụ nữ và đàn ông. Nước VN đã nghèo sẵn sau 1954, đang xây dưng thì bị chiến tranh liên tiếp nên nghèo lai nghèo them, làm sao xây nổi, xây một phá mười. Vượt biên trong cảnh nghèo đói, tả tơi, chứ đâu phải là đi va ca tion đâu mà dòi hỏi một đám người lịch sự. Sở dĩ dân VN hỗn độn chen lấn...nơi phi trường, nhà hang.. đơn giản là vì không có bảng chỉ dẫn, dây văng thành lối cho người chờ đợi và bảo vệ. Đơn giản vậy mà đối với dân VN là một điều xa xỉ!!!. Thí dụ nhà hang buffet chỗ chứa 100 người mà khách hàng đông 300 người. Cách giải quyết :Cho sắp hàng bên ngoài, nhân viên nhà hang cho từng nhóm khoảng 10 người vào, lấy đồ ăn , khi gần xong, cho tiếp 10 người vào nữa...Bất cứ chỗ nào đông thí dụ như chợ, bank cứ việc cho lấy số thứ tự, gọi số. Tiệc cưới ở hội trường bên đây trên 25 người thông thường có bảo vễ.

Em biết mọi chuyện đó điều có cách giải quyết, nhưng đó là ở những người tổ chức và trình độ tổ chức. Còn người thường bịt kẹt trong các tình huống đó thì phải bon chen vì ko còn lựa chọn nào khác. Nên chị vạch cái bon chen đó cho những người đang phải bon chen cũng ko giải quyết được vấn đề, mà làm họ cáu hơn vì xấu hổ, hoặc vì họ ko như vậy. Nói 1 cách chính trị thì là do .... cơ chế. "Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao."
Ở VN nói thẳng những gì mình nghĩ là xa xỉ, là khẩu nghiệp và chẳng có ích gì. Còn tranh công chối tội đổ lỗi thanh minh , tuyên truyền bảo vệ Đ , định hướng hay im lặng cúi đầu... thì lại là tích phước và có ích cho xã hội, góp phần làm xã hội ổn định. Mình thì công ty sập thì còn đi làm công ty khác chứ họ mà quản lý tốt tham nhũng thì lấy gì ăn. Bất cứ lời góp ý nào trong mắt họ là giành chén cơm với họ nên chẳng lọt tai đâu.

Em ko bàn vấn đề chính trị nửa vì nói đi nói lại cũng chừng đó vấn đề, khẩu nghiệp lắm. Ném chuột sợ vỡ đồ quý, tương lai VN bị bắt làm con tin mất rồi. Nên em đành tự an ủi ai thoát cứ thoát, ai tu cứ tu, thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ , phúc ai nấy hưởng.

Sửa bởi bluebird2304: 21/05/2015 - 08:51


#3 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 21/05/2015 - 09:38

Con trai của HC nói với tôi như thế này "Nobody cares about anybody" (Không ai lo cho ai cả !).

Giờ đây BB lại tóm tắt cùng 1 ý . Tình trạng này cũng xãy ra ở nước Mỹ nhưng vì nước này giàu có với trình độ dân trí cao nên sự tác hại tương tự do vô cảm / tự sướng tại VN sẽ bớt nhiều .

Sửa bởi Hoa Cái: 21/05/2015 - 09:39


#4 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7533 thanks

Gửi vào 21/05/2015 - 12:38

Chu kỳ của chủ nghĩa Ích kỷ và chủ nghĩa Phúc lợi chung cứ thay phiên nhau thôi, hiện giờ là đỉnh cao của vị kỷ đến mức thối nát toàn cầu và khủng hoảng toàn diện (Đạo đức như các bạn đã chứng nhưng hãy xem các Đại công ty trốn thuế và thu tóm tất cả ích lợi kinh tế thế giới / mua bán chỉ còn dần dần trên các tiệm ảo Ông Lớn như Google, Amazon, Ali Baba giết sạch những nơi buôn bán khác , diệt trừ công ăn việc làm / cướp quyền điều chỉnh của các Nhà Nước ...) cho nên đang quay lại chủ nghĩa Đồng khởi (Hồi giáo cực đoan , Quốc gia = sô vanh như ở Nga, TQ ...) làm loạn Thiên hạ . Đừng quên rằng chủ nghĩa CS hay Nazi đã ra đời ở những thời điểm nào và vì sao nhiều người đi theo họ thế lúc khởi đầu ấy và vì sao sau 1945 Tây phương đã theo con đường tổ chức xã hội Phúc lợi chung để mang lại hòa bình .Có thể nói Reagan và Thatcher đã đi theo con đường mang lại cho cá nhân tự do làm giàu hơn là đúng đắn khi mô hình PLC đã đi quá đà , nhưng trường phái Neo LIB sau đó lại cũng quá đà đẩy kinh tế thị trường có điều chỉnh vĩ mô thành về lại kttt hoang dã (điều chỉnh bị lách, bị vô hiệu hóa, giả cầy ...).Chúng ta đang sống trong thời đâị thối nát và Đại khủng hoảng kinh tế đang trước mắt và tương lai gần chứ không phải là đã vượt qua (2008/9) như người ta rêu rao .Còn vấn đề chính trị thế giới thì mới vào đầu 1 thời Chiến quốc mới, phải vài thế kỷ nữa mới phân tranh xong .

Sửa bởi Ngu Yên: 21/05/2015 - 12:39


#5 A92

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 149 Bài viết:
  • 74 thanks

Gửi vào 21/05/2015 - 22:57

Thời đại ngày nay thối nát à?? Thối so với thời nào vậy? Tôi vẫn chưa hình dung ra có thời nào trong quá khứ mà thế giới tuyệt vời như ngày hôm nay.


Chưa có thời nào mà cơ hội có được tri thức nhân loại dễ dàng như ngày nay, chỉ cần có laptop+internet thì có thể học mọi ngoại ngữ, tiếp cận đủ thể loại kiến thức. Chưa có thời nào mà các chủng tộc được đối xử bình đẳng như thời nay (dù vẫn tồn tại phân biệt ở đâu đó, nhưng tóm lại được như hiện tại là đáng kể rồi)
Chưa có thời nào chiến tranh ít như thời nay, dù có xung đột.


#6 A92

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 149 Bài viết:
  • 74 thanks

Gửi vào 21/05/2015 - 23:22

Đạo đức suy đồi? Ở quốc gia nào vậy? Ở Mỹ có suy đồi hơn lost generation không? Ở VN có suy đồi hơn thời Nguyễn không (đọc Lệ làng của cụ Ngô là rõ)

Rõ ràng cái ác luôn tồn tại, nhưng đó là phần tất yếu, phần thúc đẩy xã hội tiến lên, xã hội không có cái ác là xã hội của người chết.
Xét riêng Việt Nam, đây là thời đại duy nhất, tính đến hiện tại, mà một người mang dòng máu Việt Nam, nếu đủ thông minh, may mắn, nỗ lực thì hoàn toàn có thể đứng vào hàng ngũ Elite của thế giới, trước đây thì dù có gắng sức và tư chất cao đến đâu cũng chỉ đủ vùng vẫy ở cái ao làng.


Thời này thật đáng để sống. Hay là mọi người, muốn sống ở VN thời trước, thi thố lấy chút công danh, cưới mấy bà vợ, tậu trâu mua nhà, thời gian rảnh rỗi thì ăn nhậu, làm mấy bài thơ, đọc sách tử vi, uống trà tàu bình văn cổ, quá tầm thường. Dẫu cho sống thời nay ở nhà trọ, làm ngày 8 tiếng, ăn cơm bình dân cũng còn hơn.

Mấy người gìa hay cổ vũ cái thói lánh đời thế nhỉ, ai cũng tu thì lấy đâu ra bóng đèn, ai tìm ra châu Mỹ, ai làm ra Internet cho mấy vị chém gío. Ngẫm lại thì dân mình toàn hưởng sái tri thức của nhân loại, đã làm ra được gì đâu mà đòi giàu có, văn minh.

Mời các vị đọc lại lịch sử trung cổ châu Âu, đánh giết liên miên, khí hậu không thuận lợi, dịch bệnh có khi giết chến nửa dân châu Âu nhưng cuối thế kỉ 15, họ vẫn có trào lưu ánh sáng, thuyền buôn họ vẫn tung hoành khắp nơi. Đó là do họ vươn lên từ xung đột, đau khổ, băng trí tuệ và lòng dũng cảm. Những bộ óc vĩ đại nhất của họ chết vì đấu tranh cho quyền tự do, chết vì hành trình trên biển, chết vì làm khoa học, chứ không chết gìa vì lên núi ở ẩn lánh đời làm thơ xem bói.

Thanked by 1 Member:

#7 mothaiba

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 2389 thanks

Gửi vào 22/05/2015 - 00:58

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO:

Nghiên cứu sâu các Pháp môn tu của Đạo phật, có 84.000 pháp mộn tương ứng 84.000 tâm thức chúng sinh, dù là Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông... , ta nhận thấy Đức Phật đã vận dụng phương pháp mà khoa học hiện nay gọi là tối ưu hóa, vận trù học.. trong các pháp môn của mình, ứng dụng được cho bất cứ hoàn cảnh nào, và bất cứ cá nhân, hoặc tập thể nào khác.

Chúng ta có thể xem lại đoạn văn trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đức Phổ Hiền Bồ tát đã tuyên thuyết:


"Chư Phật tử! Nên biết rằng Thế giới hải có Thế giới hải vi trần số kiếp trụ, hoặc có A- tăng-kỳ kiếp trụ, hoặc có vô lượng kiếp trụ, hoặc có vô biên kiếp trụ, hoặc có vô đẳng kiếp trụ, hoặc có bất khả sổ kiếp trụ, hoặc có bất khả xưng kiếp trụ, hoặc có bất khả tư kiếp trụ, hoặc có bất khả lượng kiếp trụ, hoặc có bất thuyết kiếp trụ ..., có vi trần số kiếp trụ như vậy".(Trang 323,PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI KHOA HỌC, Trần Chung Ngọc, PHẬT HỌC CƠ BẢN -Nhà xuất bản Tôn Giáo-

Với cách trình bày trên ngài đã cho ta thấy sự vô tận của vũ trụ,
vi trần theo một số Kinh văn đã trình bày là lấy một hột cát sông Hằng chia nhỏ như toàn bộ số cát sông Hằng hiện có , và lấy hột cát đã được chia lại chia nhỏ như toàn bộ số cát sông Hằng lần hai , cứ thế tiếp tục gọi là "vi trần", với phương pháp sư phạm trực quan sinh động như vậy Đức Phật quả là nhà sư phạm tiêu biểu, và nếu chia như vậy vi trần có thể đã tiến đến đơn vị theo cách diễn đạt ngày nay là nguyên tử thậm chí là điện tử hoặc các hạt đã được phát hiện, Thế giới hải chúng ta có thể hiểu là mô hình vũ trụ quan đã nêu trên,Trụ là giai đoạn kế sau giai đoạn hình thành của quy luật Thành, Tựu(Trụ), Hoại, Không của vạn sự vạn vật, Kiếp khoảng thời gian của giai đoạn thành, trụ, hoại, không, A-Tăng-kỳ là con số vô cùng lớn, vô lượng không hạn về số lượng, vô biên là không hạn chế về không gian, vô đẳng là không bằng hoặc không giống nhau, bất khả số là không thể đếm hết được, bất khả xưng là không thể nêu hết được, bất khả tư là không thể nghĩ nhớ hết được dĩ nhiên bằng trí óc thông thường của chúng ta, bất khả lượng không thể tính toán được, bất khả thuyết là không thể nói ra hết được.


Theo Kinh Phật :


- Lạc xoa = 100.000 = 105
- Câu chi = 10.000.000 = 107
- A-Giu-Da = 100.000.000.000.000. =1014
- Na-do-tha = 10 tỷ tỷ tỷ = 1028
- Tần-Bà-La = 1056


Và cứ tiếp tục như vậy là 123 lần, theo cách tính của các nhà khoa học, nếu chỉ
lấy 9 con số lẻ ,
A-Tăng-Kỳ khoảng = 107.098843361x10 lũy thừa 3, nghĩa là con số 1 tiếp theo bởi hơn 7.000 tỷ tỷ tỷ con số 0 ở sau !!!, trong khi con số các nhà khoa học hiện đại có lẽ chỉ dùng khoảng 40 số lẻ ở sau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Và Ngài đã giải thích: "Hoặc chỉ một kiếp hoặc vô số, bởi những tâm nguyện đều chẳng đồng", Rõ ràng "...bởi những tâm nguyện chẳng đồng" đã có nhiều "Thế giới hải" tương thích với nó xuất hiện, với vũ trụ quan đã trình bày, con người có nhiều lộ trình để tiếp tục đi sau khi thác, là con người dù tâm thức cực ác, ai cũng mong muốn điều tốt đẹp đến với mình, căn cứ bản đồ vũ trụ quan ta nhận ra rằng nhân loại nằm trong cõi Dục giới (Thiên, A-tu-la, Nhân, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục),

Theo Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã chỉ khái quát quá trình phát triển tâm thức chúng sinh như sau: ( Tưởng có thể hiểu là lý tưởng và quá trình vô ngã là mục tiêu cao nhất của lý tưởng con người, Tình có thể hiểu là chấp ngã hay ái dục mỗi cá nhân ).

"1/- Thuần là Tưởng bay lên sinh cõi trời, nếu tâm gồm có phúc đức trí tuệ cùng với tịnh nguyện, tư nhiên tâm khai ngộ thấy tất cả tịnh độ thập phương chư Phật, theo nguyện vãng sinh.(Chư Thiên, Cõi Tịnh độ...)

2/- Tình ít, Tưởng nhiều, cất lên không xa làm phi Tiên, đại lực Quỷ Vương, phi hành Dạ xoa, địa hành La-sát, đi khắp bốn cõi trời, không bị ngăn ngại. Nếu nguyện, tâm tốt theo hộ trì Phật pháp, hộ trì cấm giới, theo người trì giới, hộ trì thần chú, hộ trì thiền định, giữ yên Pháp nhẫn, thì những hạng đó, chính mình được ở dưới pháp tọa Như lai.(Atula)

3/- Tình và Tưởng cân nhau, không bay lên, không đọa xuống, thì sinh nơi nhân gian; tưởng sáng suốt nên thông minh, tình u ám nên ngu độn.

4/- Tình nhiều, Tưởng ít, đi vào các loại hoành sinh, nặng làm giống có lông, nhẹ làm giống có cánh ( Súc sinh ).

5/- Bảy phần Tình, ba phần Tưởng, chìm xuống dưới thủy luân, sinh nơi mê hỏa luân chịu khí phần của lửa hồng, thân làm Ngạ quỷ, thường bị đốt cháy, vì nước có thể hại mình, nên trải trăm nghìn kiếp không ăn, không uống(Ngạ Quỷ).

6/- Chín phần tình, một phần tưởng, xuống thấu qua hỏa luân, và giữa giao giới phong luân và hỏa luân, nhẹ thì sinh vào hữu gián, nặng thì sinh vào vô gián (Địa ngục).

7/- Thuần là tình, chìm sâu vào ngục A-tỳ; nếu trong tâm chìm sâu đó, lại có hủy báng Đại thừa, phá cấm giới của Phật, lừa dối nói Pháp để tham cầu tín thí, lạm nhận cung kính hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng thì lại còn sinh vào địa ngục A-tỳ thập phương. (ở ngục A- tỳ này nếu thiên hà sụp đổ, lại có thiên hà khác thành lập và một A-tỳ khác dành chỗ cho các chúng sinh này cho đến khi hết nghiệp tái sinh lại cõi giới khác)". (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Để đạt các cõi giới tốt đẹp mà theo cấu trúc vũ trụ đã trình bày, thông thường nhà Phật có các Đạo lộ sau:

I/- Cõi Nhân:

Những chúng sinh thọ Tam quy(Phật,Pháp,Tăng); trì ngũ giới(sát, đạo,vọng, dâm, nghiện ngập) sẽ tái sinh cõi người, dĩ nhiên còn nhiều nhân khác quyết định từ hình dạng(thân, khẩu, ý hoặc tốt hoặc xấu) bao gồm Thân: đẹp, xấu; Khẩu: tiếng nói dịu dàng, thanh t*o, sư tử hống hoặc Phạm âm; Ý có thể thông minh hoặc ng* d*t, và còn những nhân quả khác quyết định nơi chốn sinh ra từ gia đình (giàu,nghèo), đô thị hay thôn quê, rừng núi, từ dân tộc cho đến quốc gia, và từ trái đất thậm chí ngân hà hoặc thiên hà nếu hiểu theo nghĩa bao quát.

II/- Cõi A-Tu-La:


Những chúng sinh đã tạo ít nhiều công đức (bố thí, cứu người, chẩn tế ...), nhưng vẫn còn ít nhiều sân hận thì sau khi thác sẽ tái sinh cõi này, có lẽ các vị thần
thuộc cõi này.

III/- Cõi Thiên: (Mười điều Thiện)


Những chúng sinh tu Thập Thiện sẽ tái sinh cõi này, cần nhấn mạnh các vị Thánh, Bồ tát cũng lấy Thập thiện làm căn bản tu tập của mình. Theo Kinh Thập Thiện gồm có các đề mục sau: "Những gì là mười? -Là hằng lìa sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ. tham dục, sân khuể và tà kiến"(Trang 48, KINH THẬP THIỆN trong PHẬT TỔ NGŨ KINH- HT Thích Hoàn Quan-Nhà xuất bản Tp H.C.M).


VDCX ! – (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có một cách trình bày Thiện - Ác khác:

1/- Thân: có ba không sát (giết hại chúng sinh), đạo (trộm cắp), dâm (tà dâm) là thiện, ngược lại là ác.

2/- Khẩu có bốn không vọng ngữ (nói dối...), hai lưỡi (đâm thọc ...), ác khẩu (nói với ý định não hại chúng sinh...), ỷ ngữ (nói thêu dệt, nhằm mục đích hại người lợi mình...)

3/- Ý : cũng có ba không tham (ái dục), sân (nóng giận) và si là thiện, ngược là ác. ( Tà kiến: chết là hết, không lo tu mong có vị thần toàn năng cứu rỗi...) (Trang 164,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong PHẬT TỔ NGŨ KINH- HT Thích Hoàn Quan-Nhà xuất bản Tp H.C.M).


IV/- Cõi Thánh (A-La-Hán):(Thanh văn thừa trước đây còn gọi là Tiểu thừa nghĩa là cổ xe nhỏ)

Những chúng sinh đi theo lộ trình này lấy mục tiêu giác ngộ bản thân là chủ yếu, có bốn quả vị là: Nhập lưu ( Dự lưu, Nghịch lưu ) hay còn gọi thất lai nghĩa là tái sinh bảy lần nữa Tu đà hoàn ), Nhất lai tái sinh một lần nữa( Tư đà hàm ), Bất hoàn ( A na hàm ) không tái sinh thiết lập chỗ ở cõi trời cao nhất (cõi 19) của sắc giới để tu luyện, A la Hán ( Vô sanh, Sát tặc, Ứng cúng ) là "những vị có thể phi hành biến hóa, mạng sống lâu dài, an trụ ở đời động cả trời đất" (Trang 143, TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH trong PHẬT TỔ NGŨ KINH- HT Thích Hoàn Quan-Nhà xuất bản Tp H.C.M)

Nền tảng căn bản đạo lộ này lấy Tứ Diệu Đế ( Khổ, Tập, Diệt, Đạo ) mà các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi là Tứ Thánh Đế làm đề mục căn bản, pháp môn tu tổng quát gồm 37 được gọi là ba mươi bảy phẩm trợ Đạo Bồ đề, trong đó Bát chánh ĐạoNgũ lực.chiếm vị trí quan trọng, theo Đức Đạt-lai Lạt-ma trong buổi thuyết giảng tại trường Đại Học Havard tháng 8 năm 1981, có khoảng 17 đến 18 cõi dành cho Đạo lộ này.

Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo Bồ Đề chia bảy nhóm:

1/- Tứ niệm xứ: nghĩ bốn đối tượng quan trọng thân, thọ, tâm và pháp.
- Quán Thân bất tịnh.
- Quán Thọ thị khổ.


- Quán Tâm vô thường.
- Quán Pháp vô ngã.




2/- Tứ chánh cần:
- Điều Ác đã sanh cần trừ dứt.
- Điều Ác chưa sanh đừng cho sanh.


- Điều Thiện chưa sanh cho sanh ra.
- Điều Thiện đã sanh rồi làm cho lớn lên.




3/- Tứ như ý túc:
Gồm bốn phép thần thông do đại định sinh ra:
- Niệm: Nghĩ nhớ.
- Dục: Ưa muốn.


- Tấn: Tinh tấn.
- Huệ: Trí huệ.




4/- Thất giác chi:

Bảy món giác ngộ
a/- Trạch pháp: Lựa chọn pháp.
b/- Tinh tấn: siêng năng.
c/- Hỷ: Vui mừng.
d/- Khinh an: nhẹ nhàng, an tĩnh.


e/- Niệm: Nhớ, nghĩ.
f/- Định: Thiền định.
g/- Hành xả: Lòng tu hành bình đẳng, không vướng mắc.


5/- Ngũ căn: Gồm có Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ.

6/- Ngũ Lực: Tức là Ngũ căn, nhưng đứng về phương diện tu hành đối trị

7/- Bát chánh Đạo:

Tám con đường chân chánh, cũng gọi là Bát thánh đạo.
a/- Chánh kiến: Cái thấy chân chánh
b/- Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chánh.
c/- Chánh ngữ: Lời nói chân chánh.
d/- Chánh nghiệp: Hành vi chân chánh e/- Chánh mệnh: Sinh hoạt chân chánh.
f/- Chánh tinh tấn: Siêng năng việc tốt.
g/- Chánh niệm: Nghĩ nhớ chân chánh.
h/- Chánh định: Thiền định chân chánh.


V/-Cõi Bồ Tát, Độc giác:( Duyên giác, Bích chi Phật )

- Duyên giác: Ra đời gặp Phật dạy, quán 12 nhân duyên mà được ngộ đạo.

Những chúng sinh tu theo Đạo lộ này, lấy mục đích "Tự giác, Giác tha" nghĩa là tu tập đạt giác ngộ và phát đại nguyện cứu giúp chúng sinh, pháp môn tu thường được gọi là Thập nhị nhân duyên gốm có:

1/- Vô minh
2/- Hành
3/- Thức
4/- Danh sắc
5/- Lục nhập
6/- Xúc
7/- Thọ
8/- Ái
9/- Thủ
10/- Hữu
11/ Sanh
12/- Lão tử


Nghiên cứu sâu xa hơn, những chúng sinh tu hành Bồ Tát đạo còn lấy sáu pháp Ba la mật đa làm tôn chỉ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, theo Kinh Lăng nghiêm các vị này lần lượt tu đạt 55 quả vị sau:

1/- Càn tuệ địa:
Không quán thành tựu(A la hán), căn bản trí xuất hiện nhưng chưa viên mãn


2/- Thập tín:
- Tín tâm trụ.
- Niệm tâm trụ.
- Tinh tiến tâm.
- Tuệ tâm trụ.
- Định tâm trụ.


- Bất thối tâm.
- Hộ pháp tâm.
- Hồi hướng tâm.
- Giới tâm trụ.
- Nguyện tâm trụ.


3/- Thập trụ:
- Phát tâm trụ.
- Trị địa trụ.
- Tu hành trụ.
- Sinh quý trụ.
- Cụ túc trụ. - Chính tâm trụ.
- Bất thối trụ.
- Đồng chân trụ.
- Pháp vương tử trụ.
- Quán đỉnh trụ.


4/- Thập hạnh:
- Hoan hỉ hạnh.
- Nhiêu ích hạnh.
- Vô sân hận hạnh.
- Vô tận hạnh.
- Ly si loạn hạnh. - Thiện hiện hạnh.
- Vô trước hạnh.
- Tôn trọng hạnh.
- Thiện pháp hạnh.
- Chân thật hạnh.


5/- Thập hồi hướng:
- Cứu hộ nhất thiết chúng sinh, Ly chúng sinh tướng hồi hướng.
- Bất hoại hồi hướng.
- Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng.
- Chí nhất thiết xứ hồi hướng.
- Vô tận công đức tạng hồi hướng.
- Tùy thuận thiện căn hồi hướng.
- Tùy thuận đẳng quán nhất chúng sinh hồi hướng.
- Chân như tướng hồi hướng.
- Vô phược giải thoát hồi hướng.
- Pháp giới vô lượng hồi hướng.


6/- Tứ gia hạnh:
- Noãn địa.
- Đỉnh địa. - Nhẫn địa
- Thế hệ đệ nhất địa


10/- Thập địa:
- Sơ địa, hoan hỷ địa.
- Ly cấu địa.
- Phát quang địa.
- Diệm tuệ địa.
- Nan thắng địa. - Hiện tiền địa.
- Viễn hành địa.
- Bất động địa.
- Thiện tuệ địa.
- Pháp vân địa.


11/- Đẳng giác: Đồng giác tính bình đẳng với Như lai.
12/- Diệu giác:
Thành đạo vô thượng.




Những bức ảnh cho thấy Trái đất thật nhỏ bé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




- Độc giác: ra đời không gặp Phật, hoặc quán 12 nhân duyên, hoặc quán hoa rơi, lá rụng mà tự ngộ đạo.

Các Đạo lộ trên đây cũng được gọi là ngũ thừa Phật giáo: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Bồ tát thừa và Độc giác.

Với người xuất gia chỉ có tam thừa: Thanh văn, Độc giác và Bồ tát.

Tại sao cùng với một tâm đó mà chúng sinh có quá nhiều hình trạng và thế giới khác nhau như vậy?, theo quan điểm nhà Phật, Điểm Linh quang(theo cách nói của Mật Tông) hay Phật tánh hoặc Tâm thức bắt đầu chấp ngã, mà Kinh Viên Giác gọi là Vô minh, thì với Tâm thức đó không gian được thành lập và Tâm hay thức phàm tình xuất hiện, một khi đã chấp ngã thì theo Kinh Kim Cang sẽ chấp Nhân, chấp Chúng sinh và chấp Thọ mạng, từ đó "thế giới hải" cũng thành lập.

Kinh Viên giác xác định rất rõ chấp ngã chính là vô minh, và chấp ngã nghĩa là nhận thân tứ đại và tâm đang suy nghĩ(tâm phàm tình) chính là mình(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) , từ chấp Ngã thì tất nhiên đối cảnh sinh tình, cái gì hợp thì yêu thích..., ngược lại thì ghét bỏ..., và đối tượng của chấp ngã chính là người(nhân) và mọi người(chúng sinh), và còn chấp thọ mạng(thời gian) nghĩa là phải có khởi đầu và có kết thúc. Từ đó con người đến một lúc nào đó tuyệt vọng như trong tác phẩm Hiệp khách hành: "Ta là ai, ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu?" của Kim dung Tiên sinh, cũng là câu hỏi trăn trở ngàn đời của nhân loại.


"Tâm viên, ý mã", điều này khoa học và Đạo Phật đồng qui tại một điểm, tư tưởng chúng ta luôn biến động liên tục, nó làm chúng ta tiêu ma hết năng lương, có thể nói kết cấu suy tư chúng ta là âm thanh và hình tượng, ai sử dụng ngôn ngữ nào thì cũng suy nghĩ theo âm thanh ngôn ngữ đó, các hình ảnh của quá khứ, hiện tại và vị lai liên tục xuất hiện trong bộ óc chúng ta, ai chấp ngã càng nặng thì khi lục căn(nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý) tiếp xúc sáu trần(sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) thì hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai, sầu, cụ; thể hiện tình cảm con người cũng xuất hiện, từ đó thông qua khẩu và thân chúng ta tạo nghiệp(tiếng Phạn gọi là Kama). Nó là nguyên nhân lôi kéo chúng sinh vào sinh tử, luân hồi.

Ngành Tâm lý học chúng ta thường phân ra: lý trí, tình cảm và ý chí, và Phân tâm học còn nghiên cứu thêm về Tiềm thức, Vô thức. Trong Đạo Phật có ngành Duy Thức học, tương truyền Đức Phật vị lai là Đức Di lặc và Duy Thức học sẽ là pháp môn chủ yếu của ngài, như tên gọi pháp môn này chú trọng về tâm, theo Duy thức tam thập tụng của ngài Thế thân thì tâm có Thức A-lại-da(Tàng thức) tương đương Tiềm thức hay Vô thức, theo nhà Phật thức này chứa đủ các việc thiện, ác và vô ký(không thiện, không ác) của chúng sinh từ vô thủy; Mạt-na thức tương đương tình cảm, ý chí; ý thức tương đương lý trí ngoài ra còn có các thức khác là Nhãn thức(do mắt tiếp xúc đối tượng sinh ý thức), Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức và Thân thức, tổng cộng là bát thức. Nhà Phật xác định tuy nhiều Thức như vậy nhưng cùng một Tâm sinh ra, chia ra như vậy tùy vào công năng của chúng.

Theo nhà Phật khi Tâm càng lúc càng định thì Trí huệ, Từ bi và năng lực(thần thông) càng phát triển để đạt điều đó, nghiên cứu sâu vào các pháp môn chủ yếu hiện nay: Tịnh độ tông(Trì Kinh là chủ yếu, Thiền tông (Thiền định là chủ yếu) và Mật tông (Thiền, trì chú ...) ta nhận thấy các Bậc thầy đã áp dụng quy luật phản xạ có điều kiện cho chúng sinh tu tập: Tịnh thì miệng tụng kinh, tai nghe thân thúc liễm. Thiền thì Chỉ(cột tư tưởng vào đề tài) và Quán (luôn quán sát đối tượng, chẳng hạn quán thân bất tịnh...). Mật tông (Thiền, tay bắt ấn, miệng trì chú...), cho đến khi Tâm đã trở thành phản xạ vô điều kiện hay nói cách khác Tâm tự nhiên và trải qua các trạng thái tâm của Sắc giới(Ly sinh hỷ lạc, Định sinh hỷ lạc, Ly hỷ sinh diệu lạc và Xả niệm thanh tịnh địa), từ đó tiến tiếp trạng thái tâm của bốn quả vị Thánh, 55 quả vị Bồ tát hướng đến tâm Viên giác và quả vị Phật. Có người ví von người tu phải luyện tâm như luyện thân thể hàng ngày để sức khỏe của Thân, Tâm ngày càng tráng kiện.

Trong nhà Phật còn quan điểm có 3 lực : Tự lực( Tự thân tu luyện), Tha lực(Sự trơ lực các vị Phật, Bồt tát, Thánh) và Phương tiện lực(năng lực vũ trụ thông qua âm thanh, ấn quyết, các Mạn đà la...), và chúng ta thấy rằng trong Tịnh vẫn có Mật, Thiền và các Pháp môn khác cũng tương tự, nghĩa là tổng hợp và trong đó chú trọng Tự lực, "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi"."Chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình là chiến công oanh liệt nhất". Và dĩ nhiện Phật tổ là con người đã chiến thắng chính mình oanh liệt nhất!.

Cần nói rõ hơn về Chú trong nhà Phật, những ai có kinh nghiệm cuộc đời đều công nhận bùa phép là có thật, dĩ nhiên chúng ta chỉ chứng kiến dạng bùa phép nhảm nhí, Đạo Phật cấm tu luyện thần thông, mà chú trọng tu đạt Trí huệ Vô ngã(Bát nhã), phát triển Bồ đề tâm(Bodhi Citta) còn các năng lực khác sẽ tự nhiện đạt đươc theo mỗi cảnh giới thực chứng. Quả thật một người chấp ngã nặng nề mà nắm quyền lực thì khác gì con nít cầm súng đạn.

Là Phật tử ai cũng biết thần chú Đại Bi của ngài Quán Thế Âm: Án Ma Ni Bát Di Hồng được phiên âm từ Hán tự Trung quốc, mà âm Trung quốc này lại được phiên âm từ tiếng Phạn: OM MANI PADME HUM do đó phát qua âm tiếng Việt hơi sai lệch, "sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, khẩu và ý tạo ra luân hồi, sinh tử trong đó: Kiêu mạn, ganh tị, dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú này mà được chuyển hóa về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ" . Tương tự

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

:


"Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm, Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ... Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng nhiệm mầu ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả chúng hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của Niết bàn". (Trang 444,445,446 TỬ THƯ TÂY TẠNG,quyển 2, Sogyal Riponche, Trí Hải dịch)

Tại sao Chú lại có hiệu lực như vậy, theo các Đại sư Ấn độ, tiếng Phạn(Sancrit) được các vị có công phu tu tập tạo ra theo hình tượng các Luân xa và âm thanh rung động của nó, do đó khi trì Chú âm thanh từ miệng và tâm thức sẽ rung theo khiến các Luân xa khai mở tiếp nhận những năng lực mà âm Chú đó đem lại nhằm kết nối Tiểu ngã với Đại ngã của vũ trụ. Chúng ta cũng nhận thấy tiếng và chữ Trung quốc chỉ tượng hình và tượng thanh trong bộ óc chúng ta và tiếng La tinh chỉ tượng thanh kèm theo ý nghĩa, rõ ràng chữ Phạn căn cứ trên kết cấu vi tế nhất của con người nên công năng đặc biệt khi sử dụng và làm chủ nó sẽ là điều tất nhiên.

Có một qui trình nghiêm ngặt mà người Phật tử khi tu tập dù bất cứ pháp môn nào phải thực hiện qua Ba giai đoạn chủ yếu: Tu tập(hoặc làm phước), hồi hướng và quán Không, điều này trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) ngài Longchenpa Riponche mô tả là: "trái tim, con mắt và sức sống của sự thực hành chân chính" và Nyoshul Khenpo: "Muốn đạt toàn giác, nhiều hơn thế thì dư, mà ít hơn thì thiếu", Phật giáo Việt Nam còn bổ xung thêm phần Chú Đại Bi của ngài Quán Âm trước thời kỳ tu tập nhằm phát triển Tâm bi, càng làm phong phú quá trình tu tập trên. trên bước đường tiến hóa Tâm linh mỗi người phải tự lựa chọn các pháp môn phù hợp căn cơ của mình.


Để hiểu điều này chúng ta sẽ tìm hiểu về hồi hướng, theo Kinh Kim cương đại thừa khởi tín luận và bài giảng của Đức Đạt lai lạt ma tại Havard, khi hồi hướng thì 6 đến 7/10 công đức thực hiện được sẽ chuyển hóa đến chúng sinh, có lẽ đây cũng là quy luật vũ trụ, nếu không có quy luật này chúng sinh sẽ mãi ân ân, oán oán không thể giải nghiệp thoát vòng luân hồi sinh tử. Nhà Phật còn phân biệt công đức do tu tập mà có(hướng nội), còn phước đức do : bố thí, tế bần, ....mà có(hướng ngoại) trong đó chú trọng phần tu tập, phần này Lục tổ Huệ Năng đã giải thích rõ trong tác phẩm Kinh điển --Pháp Đàn Bảo Kinh.- , nổi tiếng với pháp môn Thiền Đông Sơn, chú trọng Đốn ngộ với câu nói nổi tiếng: "Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" .

Tại sao phải quán Không? rõ ràng; ai hồi hướng? Ta . Ai nhận hồi hướng? Chúng sinh. còn chấp ngã là còn luân hồi, do đó Kinh Lăng Nghiêm vẫn liệt kê Bồ tát vào ngũ ấm dù đại nguyện các ngài vô cùng to lớn. Ai độ ai! Ta ! rõ ràng chấp ngã dù vi tế vẫn chưa đạt chân lý rốt ráo. Không ở đây không phải là không có gì mà là Tánh Không theo tinh thần Kinh Bát nhã, thậm chí những ai tu theo pháp môn: Cho và Nhận (Tonglen), nghĩa là nhận tất cả đau khổ của chúng sinh và cho đi tất cả công và phước đức của mình, có người còn gọi pháp môn này là pháp môn của Chúa, Ai cho; ai nhận? Ta và chúng sinh ! vẫn là chấp ngã do đó sau khi tu tập các pháp môn đó, phải hướng tiến trình tâm đến giai đoạn quán Không nhằm phát huy Trí tuệ vô ngã.

Tạm chấm dứt phần nhân sinh quan tại đây để chúng ta có thể đi tự định hướng cho mình và cho các ngành khoa học, dĩ nhiện có ngành Sinh học, nếu không có người quá sốt ruột!!!!!!!

C/- ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGÀNH SINH HỌC HIỆN ĐẠI:


Bồ tát Phổ Hiền: "Hoặc chỉ một kiếp hoặc vô số, bởi những tâm nguyện đều chẳng đồng", Einstein : E = mc2 , quan hệ năng lượng, khối lượng và thời gian trong thể thống nhất; David Bohm cho rằng vũ trụ biểu hiện ba phương diện liên kết nhau Vật chất, Năng lượng và Ý nghĩa: "...Như vậy, một điều khá thông thường là năng lượng bao gồm vật chất và ý nghĩa, trong khi vật chất cũng bao gồm năng lượng, ý nghĩa ..., nhưng ý nghĩa cũng phải bao gồm vật chất, năng lượng...Vậy mỗi khái niệm căn bản ấy bao hàm luôn cả hai cái kia." (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà Phật có mô hình Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Cùng với cấu trúc của Einstein Năng lượng, vật chất và thời gian có mối quan hệ chặt chẽ, xin nhắc lại nhà Phật xem thời gian là sát-na(tiểu niệm) của tâm thức thì ta có mối quan hệ mới: Năng lương, vật chất và tâm thức, có thể thấy sự tương đương Pháp thân chính là Tâm thức, Ý nghĩa hay nói theo cách khác chính là Phật tánh, Viên giác, Như lai tạng tiềm ẩn của Vũ trụ và trong mỗi chúng ta, Báo thân chính là Tánh Không trong Kinh Bát Nhã (năng lượng chỉ là một thuộc tính của Báo thân), và Hóa thân chính là vật chất thì điều này sẽ làm đảo lộn các quan điểm vẫn tồn tại của các ngành khoa học trong đó có ngành Sinh học.

Nếu chúng sinh cùng một Thể tánh hay Ý nghĩa, quan niệm chỉ có con người "là động vật biết suy nghĩ" và loài vật chỉ hoạt động theo bản năng sụp đổ hoàn toàn, câu nói cửa miệng "Tôi tư duy , tôi tồn tại" mất ý nghĩa, đã đến lúc có cái nhìn toàn thể. Chỉ riêng hệ thống kinh mạch và huyệt đạo theo y lý Trung hoa đến nay ta vẫn trong dạng chấp nhận ứng dụng mà không giải thích được bản chất của hệ thống đó và hệ thống Luân xa và luồng kundalini (Hỏa xà) của các nhà yoga tu luyện vẫn còn là một bí ẩn, thì Hệ thống kinh mạch và khí mô tả của Mật Tông Tây Tạng còn xa tầm với của chúng ta như thế nào: "Tâm là người cưỡi ngựa, kinh mạch như đường giao thông thành phố...mai tiếp...!!!buồn ngủ rồi!!!) thì khoa học phải bó tay!!!!!!!!!!!

Cần nói thêm về Kinh mạch của Trung quốc gồm hai hệ thống chính: Kỳ kinh bát mạch và Thập nhị kinh mạch, trong đó cả hai hệ thông đều coi mạch Nhâm, Đốc là quan trọng, mạch Đốc bắt đầu từ Đan điền(Huyệt dưới rốn khoảng 3 phân) chạy vòng theo cột sống sau lưng lên huyệt Đốc (Một trong hai huyệt quan trọng để thông sinh tử huyền quan của các nhà luyện võ công), vòng qua huyệt bách hợp(đỉnh đầu) đến huyệt Nhâm (sinh tử huyền quan) trước ngực để vòng về đan điền cứ thế tiếp tục. (Hệ thống này là nguồn cảm hứng cho Kim Dung tiên sinh trong tác phẩm hư cấu Lục Mạch Thần Kiếm khi ông tách 6 kinh của tay liên quan đến tâm, can, tỳ, phế, thận,..để cấu tạo nên bộ võ công tuyệt đỉnh trong trước tác của mình), và trước đây các nhà Y lý của Trung quốc chỉ biết hơn 3000 huyệt đạo thì nay với sự trợ giúp của khoa học số huyệt đạo được phát hiện đã tăng lên rất nhiều lần, hiệu quả của nó đã được phát huy tối đa khi các nhà khoa học Trung quốc mổ sọ người, không cần gây tê và người bệnh vẫn nói chuyện được với bác sĩ, và điều này lý giải trường hợp Quan Thánh bị trúng tên độc vẫn tỉnh bơ đánh cờ để Hoa Đà nạo xương cho mình, trong tác phẩm Tam quốc chí. Nói đến hệ thống này là phải nói đến Kinh Dịch một trong tứ Thư và ngũ Kinh của Trung quốc: "Dịch quán quần Kinh chi thủ" nghĩa là Kinh Dịch đứng đầu trong các Kinh, dĩ nhiên là Kinh của Trung quốc, Kinh Dịch là cơ sở để các bộ môn Y lý, Phong thủy, Võ công, Thiên văn, Quân sự, Khí tượng, Hôn nhân, Triết học ... phát triển.

Hệ thống Kinh mạch theo các nhà Yoga gồm 3 kinh chính chạy theo cột sống, những nút thắt tạo thành thường là 7 Luân xa(Chakras) chính, khi tu luyện luồng Kundalini tức là hỏa hầu tiến lên mở khóa các luân xa sẽ đạt những khả năng thần thông như: Thiên nhãn thông, túc mạng thông ..., Dĩ nhiên các cách tu luyện vừa nêu đều phải có Sư phụ.

Hệ thống Khí theo mật tông Tây Tạng còn vi tế hơn nhiều, đã được mô tả trong tác phẩm Tử thư Tây Tạng của sogyal Riponche (Trí hải dịch, trang161, tập 2) như sau: "Thân người được các bậc Thầy ví như một đô thị, các kinh mạch giống như đường xá, gió(khí) như ngựa, tâm như người cỡi. Có 72.000 kinh mạch vi tế trong thân thể, nhưng có ba kinh mạch chính: Trung ương, chạy dọc cột sống , và trái phải có hai kinh chạy hai bên kinh trung ương. Hai kinh mạch phải, trái cuộn quanh kinh mạch giữa tại một số điểm để làm thành một dãy "gút". Dọc theo kinh mạch chính có một số "luân xa", trung tâm năng lượng, từ đây những kinh mạch phân ra như những cọng dù. Qua những kinh mạch ấy "khí" tuôn chảy, còn gọi là nội khí. Có năm khí gốc và năm khí ngành ngọn. Mỗi khí gốc nâng đỡ một đại chủng và chịu trách nhiệm về một vận hành của cơ thể con người. Những khí ngành ngọn giúp cho các giác quan hoạt động. Những khí nào chạy qua tất cả các kinh mạch ngoại trừ kinh mạch giữa, thì được gọi là bất tịnh, vì gợi lên những mẫu tư duy nhị nguyên, tiêu cực. Những khí ở huyệt đạo trung ương gọi là "khí của trí tuệ. Tinh chất chứa đựng trong các huyệt đạo. Có tinh đỏ và tinh trắng. Chỗ chứa chính thức của tinh trắng là cái đỉnh đầu, và tinh đỏ ở nơi lỗ rốn". (Trang 161,162

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, quyển 2, Sogyal Riponche, Trí Hải dịch) . Ngành Sinh học chúng ta có thể nghiên cứu vẽ bản đồ các kinh mạch đô thị như lập bản đồ gien được không?.


Theo Kinh Bát Nhã, có ngũ Ấm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chia làm hai nhóm:

1/ Sắc: 2/- Thọ, tưởng, hành, thức
Tứ đại: đất, nước, gió, lửa
- Thọ: Ngũ quan tiếp ngũ trần có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức
- Tưởng: lý trí,ý thức.
- Hành: Tình cảm, ý chí.
- Thức: A-lại-da thức, tiềm thức, vô thức.

Theo khoa học hệ thống con người chúng ta kết cấu bởi một hệ thống tâm-vật lý phức tạp, nhưng rõ ràng ngành sinh học mới chỉ nghiên cứu về sắc, hay vật lý nghĩa là thiếu một định hướng tổng thể trong nghiên cứu, thậm chí chúng ta ngày càng phân chia sắc ra nhiều ngành nhỏ hơn: sinh học phân tử, nguyên tử, sinh học cha,con,ông,bà,vợ,cháu,chắt gì đó cái này bố không rành nhưng chắc chắn là như vậy nhớ bổ xung............buồn ngủ thật rồi ,bai!!!!!!!3.30g sáng nguy thật? và các ngành khoa học khác cũng tương tự.

Cuối thế kỷ 20 ngành Sinh học đã có những bước tiến vượt bậc, đã có những công trình nghiên cứu về chu kỳ sinh học về sự tương tác giữa con người với mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác. Ảnh hưởng của các tia vũ trụ với con người , phát hiện ra Trường sinh học của không những động vật mà cả thực vật, ảnh hưởng của màu sắc, âm thanh, nhiệt độ, hương vị, đến sức khỏe của con người và động vật, một trong những phát minh quan trọng đó chúng ta đã nghiên cứu được cấu trúc và sự vận hành của gien di truyền và từng bước tiến hành lập bản đồ gien cho con người cũng như động vật, sự lai tạo vô tính đã đặt con người trước những thử thách về mặt đạo đức cũng như những ứng dụng thực tiễn của nó, Nhiên liệu Sinh học góp phần làm giảm áp lực năng lượng toàn cầu..., đã đến lúc nhân loại không thể coi thường những phát hiện trong kiến thức nhân loại cổ xưa của các bậc Thánh nhân bằng trí tuệ vô ngã đã lưu truyền đến ngày nay, nếu không muốn là "người mù sờ voi" và hiện rất nhiều nhà khoa học lớn đang tiến hành từng bước nối liền các tri thức đó với khoa học hiện đại.

Một trong những tác phẩm quan trọng là KINH DỊCH VÀ MÃ DI TRUYỀN được Bs Đỗ sơn và Đức minh biên dịch từ tác phẩm: "The I Ching & the Genetic code " của Dr .Martin Schoenberger" đã làm cầu nối đó, Kinh Dịch tương truyền của vua Phục hy sáng tạo, được xây dựng trên ký hiệu Dương và biểu diễn bằng một vạch liền(—) và Âm biểu diễn bằng vạch đứt (– –) gồm tượng và số, các chú thích của quẻ và hào tương truyền do Văn vương và Khổng tử san định. Hệ lưỡng cực Âm, Dương được thống nhất trong đồ hình tròn gọi là Thái cực và trong Thái Âm Có Thiếu dương, và trong Thái Âm có Thiếu Dương tạo ra Tứ tượng, chồng Tứ tượng lên nhau ta được bát quái, và chồng bát quái lên nhau theo qui luật thống kê ta được 64 quẻ biểu diễn mọi sự, mọi việc trên cõi đời này. Các nhà khoa học đã thấy cơ cấu trên tương ứng với cơ cấu nhị phân nếu coi số không là Âm và Dương là số 1, hệ nhị phân đọc từ trái qua, hệ quẻ đọc từ dưới lên, ví dụ quẻ khôn được biểu tượng sáu vạch đứt , nếu đọc từ dưới lên ta có hệ nhị phân 000000 tương đương số 0 hệ thập phân, quẻ Càn sáu vạch liền, nhị phân là 111111, tương đương số 63 thập phân. Sự tương thích Kinh dịch với Đại số làm kinh ngạc các nhà khoa học. Nếu âm là a, Dương là b ta có nhị thức Newton như sau:


- Thái cực (Âm,Dương): (a + b)0 = 1
- Lưỡng nghi (Âm + Dương): (a + b)1 = a+b
- Tứ tượng: (a + b)2 = a2 + ab + ba + b2
- Bát quái: (a + b)3 = a3 + a2b + aba + ba2 + bab + b2a + b3
- 64 quẻ : (a + b)4 = a6 + 6a5b + 15a4b2 + 20a3b3 + 15a2b4 + 6ab5 + b6

Thay a và b bằng vạch liền và đứt ta sẽ có mô hình Kinh Dịch từ Thái cực đến 64 quẻ.

Và quan trọng nhất tác phẩm này đã so sánh mô hình Kinh Dịch với Mã di truyền có những sự tương đồng đáng kinh ngạc, Ký hiệu Kinh Dịch đồng thời cũng là hình ảnh cụ thể của vòng xoắn ADN, 32 từ mật mã của nửa vòng xoắn ốc đi xuống và 32 nữa bổ xung vòng xoắn kia có 12 tầng để chứa 32 codon và 32 anticodon tổng cộng 64 tương đương 64 quẻ của kinh dịch mỗi quẻ 3 tượng tương đương bộ ba codon trong trong 4 base căn bản U(T), C, G, A. rõ ràng Kinh Dịch có tính tổng quát hơn, sẽ khảo cứu sâu hơn sau này.

Tuy nhiên, chính mô hình Pháp thân, Báo thân và Hóa thân của Đạo Phật hay nói cách khác Năng lượng, khối lượng và tâm thức hoặc mô hình Ý nghĩa, Vật chất và năng lượng của Bohm mới là định hướng cho ngành Sinh học hiện đại, mối quan hệ tác động qua lại giữa tâm thức và vật chất có những biến đổi như thế nào?, sẽ là mục tiêu nghiên cứu cho ngành sinh học tương lai, trong đó ta không thể bỏ qua các phương pháp Thiền và sự cộng tác giữa các Thiền sư với các nhà Khoa học nhằm tiến hành các thí nghiệm thuyết phục nhất trên cơ sở các chúng sinh cùng một Thể tánh

Các nhà nghiên cứu khoa học Nhật bản đã cộng tác với các Thiền sư tiến hành nghiên cứu các trạng thái Thiền định, các kết quả thu được từ biểu đồ sóng của a,b,d thu đượclàm kinh ngạc mọi người, làn sóng đó được đánh giá là "dịu hơn" so với người không tu tập, vậy ta có thể tiến hành xa hơn khi dùng các thiết bị hiện đại nghiên cứu các trạng thái tâm của các tầng tâm thức từ Sắc giới: Sơ Thiền (Ly sinh hỷ lạc), Nhị Thiền (Định sinh hỷ lạc) ... và cao hơn nữa, và có các nghiên cứu tổng hợp ảnh hưởng tốt đẹp từ các tu tập này đối với thể chất con người, thậm chí các biến đổi về gien cùng các diễn biến Tâm sinh lý, các biến chuyển tốt hơn khi ứng dụng chữa bệnh, điều này sẽ thuyết phục hơn với mọi người khi ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.

Đã có các thí nghiệm ảnh hưởng người tu Thiền đến mội trường vật chất thậm chí động vật, thảo mộc ...của Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc ...


Còn nhiều ỳ tưởng hay nhưng ép quá đành chấm dứt....!!!!!!!!

Các sách tham khảo:

-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Phật tổ Ngũ Kinh, HT Thích Hoàn Quan, Nhà XB Tp H.C.M.

-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Tiền kiếp và luân hồi, Du hành qua các vùng Tâm thức, Bs Brain L. Weiss, Thích Tâm Quang Dịch. Nhà XB Tôn Giáo.

-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Kinh Dịch và Mã Di truyền, dịch Đỗ văn Sơn và Đức Minh theo tác phẩm "I Ching& Geneticcode" của Dr Martin Schoeberger, Nhà XB Tp H.C.M.
- Einstein & Đức Phật gặp gỡ tư tưởng, Huy thông, Nguyên hạ, Nhà XB Văn nghệ H.C.M.

-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-The key to Buddhism, HT Thích Thanh Từ, Phúc anh & Hiển Mật dịch,Free distributrion.


*********************

( Trích dẫn ).

(Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).


**********************






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |