Jump to content

Advertisements




Thiên Văn và Lịch Pháp

Đoan Hùng

1 reply to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 14:48

Các bài viết về Thiên Văn và Lịch Pháp của tác giả Đoan Hùng.


Bầu trời đầy sao là một chiếc đồng hồ!

Ta hãy đi ngược vài chục ngàn năm trước khi người ta chưa có cái đồng hồ.. điện tử, ta tự hỏi: con người sống “đo” thời gian cách nào?
Ban đêm ta ngửa mặt lên trời ngắm sao, có kẻ thì làm thơ ngợi ca đôi mắt người đẹp lấp lánh như sao, có kẻ mơ đến chị Hằng trên cung trăng, và có kẻ.. dở hơi thì quan sát.
Và khi ngắm bầu trời ban đêm, hắn thấy các ngôi sao từ từ di chuyển.

Quan sát kỹ hơn nữa hắn thấy có một chùm sao đứng yên và nếu hắn là người phương tây hắn gọi đó là chòm sao “con gấu bé” (ursa minor), còn nếu hắn là người Á Đông thì gọi đó là chòm “bắc đẩu”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các sao khác xoay vòng quanh chòm Bắc Đẩu.
Hắn chỉ thấy thế thôi, chứ chưa biết như chúng ta ngày nay là trái đất quay, và sao Bắc Đẩu nằm trên cái trục quay của trái đất.
Tay dở hơi này lại là người khá kiên nhẫn, ngày nào như ngày nấy, cứ mỗi buổi hòang hôn hắn ra ngắm sao. Hắn tò mò muốn biết mặt trời nằm cạnh ngôi sao nào trên trời và vì ban ngày không thể thấy sao, hắn chờ lúc mặt trời vừa lặn thì tìm ngôi sao gần đó.
Và hắn ngạc nhiên rằng tùy theo mùa mặt trời gần một ngôi sao khác!
Không cần biết như chúng ta ngày nay là trái đất quay “nghiêng góc” mặt trời, hắn kết luận là mặt trời chạy trên bầu trời mỗi ngày một tý, trên một vòng tròn lớn mà hắn gọi là “Hòang Đạo”.

Mặt trời lang thang đi như thế hết một “NĂM” rồi trở lại chỗ cũ.
Hắn lấy những ngôi sao trên trời làm mốc đánh dấu chỗ mặt trời đi.
Nếu hắn là người Tây Phương hắn gọi những sao đó là “người ngựa” , “cái cân”, “bọ cạp” vv ..
Nếu hắn là người Đông phương hắn gọi là sao “khuê”, sao “mão”, “ngưu lang”, “chức nữ” vv .
Và hắn làm thơ..
“Sao Khuê chín cái .. Ối a nằm kề.. Thương em từ thủa mẹ về là về với cha”.
Và thi vị thay, hắn.. bịa ra chuyện chàng Ngưu gặp Chức Nữ .. vv.
Tay dở hơi này còn là một tay đa tình!
Hắn thường chỉ trăng mà thề với người yêu.
Và do thề hơi bị nhiều trong năm nên hắn phát hiện ra rằng đôi khi hắn chỉ.. trật và bị bợp tai!
Rút kinh nghiệm hắn hiểu rằng mặt trăng cũng chạy trên bầu trời như mặt trời, mỗi đêm mỗi khác, và hắn gọi vòng đó là “bạch đạo”.
Chu kỳ trăng chạy một vòng hắn gọi là “THÁNG”.

Tóm lại, người xưa chưa hiểu cái gì xoay quanh cái gì, người ta mường tượng đang sống trong một cái nhà có một cái vòm hình cầu bao bọc.
Trên cái vòm ấy các ngôi sao, mặt trời, mặt trăng đính trên đó như những chiếc đèn. Cái vòm đó xoay quanh sao Bắc Đẩu mang những ngọn đèn cùng xoay.
Thời gian để cái vòm xoay một vòng là một NGÀY.
Mặt trời đính trên cái vòm, lúc nó trên đầu ta thì là NGÀY, nó theo vòm xuống thấp, xuống quá chân ta thì là ĐÊM, cái vòm xoay tiếp rồi lại mang mặt trời trồi lên và ngày lại bắt đầu.
Nếu những “đèn” sao dính cứng trên vòm, thì cái đèn mặt trời, mặt trăng như được máng trên những “đường rầy” trên vòm và chạy quanh nó.
Người ta dùng sao như những “khấc” trên đồng hồ, xem Bắc Đẩu như “tâm” đồng hồ, và mặt trăng, mặt trời như những chiếc “kim” chỉ mùa, tháng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình trên diễn tả cái “vòm sao” mà ta gọi là “thiên cầu”.
Thiên cầu xoay với chu kỳ 1 ngày quanh “thiên trục” (Nam cực->Bắc Đẩu)
Khoảng xám là mặt đất nơi người ta đứng quan sát bầu trời.
Đường tròn mầu nâu trên thiên cầu là đường Hoàng Đạo với 4 điểm Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí.
Đường tròn màu đỏ là đường mặt trời đi (mọc lặn) trong ngày Hạ chí. Ta thấy mặt trời ở trên đất nhiều hơn dưới. Bởi thế ngày dài , trời nóng.
Đường tròn màu xanh là đường mặt trời đi trong ngày Đông Chí. Ta thấy mặt trời ở dưới đất nhiều hơn trên. Bởi thế đêm dài , trời lạnh.

Mặt trăng đi trên đường “bạch đạo” (không vẽ trong hình) , nó gần như trùng với đường Hoàng Đạo, mặt phẳng Bạch Đạo chỉ chệch mặt phẳng Hoàng Đạo chừng 5 độ. Bởi thế ta có thể xem như hai vầng Trời/Trăng “đuổi” nhau trên một vòng “sân vận động”. Trăng chạy nhanh hơn, chỉ mất chừng hơn 29 ngày, mặt trời mất hơn 365 ngày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình trên: Đường xanh lá cây là đường “Hoàng Đạo”, mặt trời đi từ tháng 2 đến tháng 5. Điểm sáng là điểm Xuân Phân (Vernal Equinox).

Trở lại ví dụ về chàng dở hơi của chúng ta, sau khi ngắm trăng sao, tán.. gái, rút cục hắn đạt được mục đích và đời hắn .. hết thơ! Hắn phải làm ruộng nuôi vợ con. Và may thay nhờ kiến thức có được nhờ quan sát khi hẹn hò, hắn biết khi mặt trời đi đến gần một ngôi sao nào đó thì đã đến mùa xuân, hắn nên cày cuốc là vừa. Trăng tròn là lúc nhiều cá, là lúc hắn phải .. đi mò cua bắt ốc.. vv.
Nhờ biết đọc cái đồng hồ trên trời, hắn cũng đủ ăn.

Thế nhưng cũng có lúc trời xấu, hắn chẳng thấy sao, hắn chẳng biết mùa, thế là hắn đói. Hắn rút ra kết luận là: Không thể sống chỉ bằng quan sát, hắn phải biết TÍNH TRƯỚC xem mặt trời, mặt trăng SẼ ở đâu?
Và đó là lý do người ta cần LỊCH, cần Thiên Văn Học.

Trước Newton con người chưa đủ kiến thức để biết tại sao thiên thể xoay. Thế nhưng, cũng như ta nhìn một chiếc đồng hồ, chưa cần biết máy móc ở trong chạy ra sao, ta chỉ cần đo vận tốc của các kim đồng hồ, thì vẫn có thể suy ra “nó sẽ chạy ra sao”?

Và đó chính là “Lịch Pháp”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



thiên văn đồ:
Hai vòng là Hoàng đạo, Bạch Đạo.
Bầu trời chia thành nhiều cung,
được đánh dấu bằng những chòm sao.

Sửa bởi maphuong: 30/05/2015 - 14:49


Thanked by 3 Members:

#2 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 15:09

Lịch pháp

Như ta thấy trong phần trên, bầu trời là cái “đồng hồ”.

Thế nhưng giá như tạo hóa dựng nên trời đất với bàn tay chính xác của.. một người thợ đồng hồ Thụy Sĩ để cho một tháng chẵn chòi 28 ngày, một năm chẵn 12 tháng thì hẳn "tiện" cho loài người biết bao!

Đằng này mặt trăng quay quanh trái đất theo chu kỳ 29.530588 ngày, trái đất chu du quanh mặt trời mất 365.2422 ngày.
Thật là phiền! Chúng ta không thể làm lịch kiểu “năm x bắt đầu vào lúc 20 giờ 22 phút ngày 17 tháng.. năm được.

Chúng ta muốn: Năm bắt đầu bằng tháng 1, tháng bắt đầu bằng ngày mồng 1 và ngày bắt đầu lúc 0 giờ! Làm sao đây!
Tóm lại ta phải "làm chẵn" các chu kỳ tự nhiên. Khi làm chẵn tất sinh ra sai lệch, và muốn lịch không sai với tự nhiên thì phải chỉnh lại sau một thời gian và ấy là phép "nhuận".

Dương lịch bỏ qua số lẻ của trăng mà chỉ giải quyết phần "dương". Một năm có 365 ngày, ngắn hơn năm thời tiết 0.2422 ngày. Cứ 4 năm thì bù thêm một ngày vào năm nhuận để chỉnh lại cho hợp thời tiết. Như thế thì lại hơi dài nên cứ 300 năm lại bỏ đi ba năm đáng nhuận trở thành năm thường. Tháng dương lịch hoàn toàn không còn dính líu gì đến trăng nữa.

"Thuần" âm lịch ,như lịch Á Rập, bỏ phần "dương" và chỉ làm chẵn phần lẻ của tuần trăng với quy định tháng đủ, tháng thiếu lần lượt bù trừ cho nhau. Một năm có 12 tháng và ngắn hơn năm thời tiết. Vì không được chỉnh lại, nên năm âm lịch không còn dính dáng đến thời tiết.

Âm lịch dùng ở Đông Á thực ra là âm-dương lịch. Bởi nó bao gồm cả hai yếu tố âm và dương. Người xưa gọi nó là Nông-Lịch (農曆). Các lịch gia trải qua bao đời đã tìm cách "khớp" cả hai số lẻ (số ngày trong tháng, số tháng trong năm). Và vì phải tìm ra phương cách để làm chẵn cả hai số lẻ (thay vì một như dương lịch) nên phép nhuận của âm-dương lịch phức tạp và khó nhớ hơn dương lịch. Năm âm lịch với 12 tháng ngắn hơn năm thời tiết khoảng 11 ngày, sau khoảng 2-3 năm thì phải chỉnh lại bằng cách thêm một tháng nhuận. Như thế năm ấy có 13 tháng.

Khi ta làm chẵn số lẻ, tức nhiên là đã chấp nhận một sai số tối đa là vào hàng đơn vị tính toán.
Đơn vị nhuận của dương lịch là ngày, nên năm dương lịch chính là năm thời tiết với sai số một ngày.

Âm-dương lịch làm chẵn tháng với đơn vị ngày và năm với đơn vị tháng nên: Sai số tối đa của tháng đối với tuần trăng là một ngày và của năm đối với năm thời tiết là một tháng.

Như thế phải chăng âm-dương lịch thiếu chính xác so với dương lịch?

Nếu chỉ căn cứ vào tháng theo kiểu "tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.." thì hẳn cả thế giới Đông Á phải.. tiệt chủng vì đói do mất mùa liên tục!

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |