Jump to content

Advertisements




Khái quát về Lịch Pháp Nông Lịch

Đoan Hùng

3 replies to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 14:51

Khái quát về Lịch Pháp Nông Lịch

Thực ra nông-lịch rất chính xác và chi ly!
Nói về tháng là chỉ nói chừng chừng, đại khái mà thôi.
Còn chính xác hơn về thời tiết thì đó là các thời điểm KHÍ (氣) trong âm lịch mà người nông dân dùng nó làm mốc mà gieo, cấy, gặt... Chẳng hạn như giở âm-dương-lịch (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) ra thì ta thấy:
- Ngày 4/2/2007 (DL) là ngày 17 tháng 12 năm Bính Tuất, khí Lập Xuân.
- Ngày 19/2/2007(DL) là ngày 3 tháng giêng năm Đinh Hợi, khí Vũ Thủy.
Một điều cần nhấn mạnh là cách gọi “âm lịch” là SAI và gây hiểu nhầm ở nhiều người.
Trong Nông Lịch có HAI hệ thống. Dương Lịch Âm Lịch. Hai hệ thống này đi “song hành” với nhau.
Các “Khí” là các thời điểm “Dương” được tính toán theo mặt trời . Đứng về mặt này thì Nông Lịch KHÔNG KHÁC gì với dương lịch!
Các “Ngày”, “tháng” là các thời điểm “Âm” được tính toán theo mặt trăng.
Tìm hiểu kỹ hơn ta sẽ thấy trong âm dương lịch có hai hệ thống tháng: tháng tuần trăng và "tháng" thời tiết (giữa các điểm khí). Muốn hiểu rõ hơn về hai hệ thống này cũng như cách sắp xếp ngày, tháng, năm, nhuận của âm-dương-lịch thiết tưởng chúng ta nên đi sâu vào định nghĩa của các khái niệm này cũng như mối liên hệ của nó với sự vận chuyển của "trời đất".
Ngày được định nghĩa là: Bắt đầu từ điểm nửa-đêm này sang nủa đêm tới. Ngày chia làm 12 giờ (Tý-Hợi) . Một giờ lại được chia thành hai khoảng: Sơ và Chính. Một ngày không bắt đầu bằng giờ đầu tiên là giờ tý mà ở điểm bắt đầu của chính tý. Giờ tý như thế có hai phần, nửa đầu thuộc ngày hôm trước. Nhìn kỹ lại ta thấy thực ra xưa cũng như nay ngày dều chia thành 24 khoảng. Chính Tý tương đương với 0 giờ, Sơ Sửu là 1 giờ sáng.
Tháng thể hiện sự vận chuyển của mặt trăng. Khi mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất và xoay nửa tối về phía ta thì gọi là thời điểm SÓC (nghĩa là trăng sống lại, new moon). Khi nó ở hướng ngược lại và xoay nửa sáng về phía ta thì gọi là thời điểm VỌNG (nghĩa là trông). Khi người ta quan sát chuyển động biểu kiến trên tinh cầu thì thấy nó chạy trên quỹ đạo gọi là BẠCH ĐẠO. Chu kỳ của trăng để đi hết một vòng bạch đạo, từ điểm sóc này đến điểm sóc tới gọi là SÓC-SÁCH.
Tháng được định nghĩa: Ngày chứa điểm SÓC là ngày mồng một, là điểm gốc để bắt đầu một tháng. Số ngày trong tháng được làm chẵn thành tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm thể hiện sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời, hay về mặt thiên văn biểu kiến mà nói, thì mặt trời chạy vòng trên tinh cầu theo quỹ đạo gọi là HOÀNG-ĐẠO. Trên hoàng đạo có bốn điểm chính là xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí là các điểm mốc để phân định thời tiết.

Ở điểm "phân" (Equinox) cuả xuân và thu ngày và đêm dài bằng nhau.
Ở điểm "chí" (Solstice) của hạ thì (đối với bắc bán cầu) ngày dài (nhất) so với đêm còn ở điểm đông chí thì ngược lại.
Đứng về mặt vị trí trái đất mà nói thì ở điểm hạ chí trái đất nghiêng bắc bán cầu vào phía mặt trời và điểm đông chí thì ngược lại.
Các điểm “phân” và “chí” trong Nông Lịch HOÀN TOÀN TƯƠNG ỨNG với các điểm nyà trong Dương Lịch Tây Phương (Equinox,Solstice).
Từ bốn điểm mốc đó người ta phân nhỏ hơn thành 24 thời điểm gọi là KHÍ là các điểm mốc về thời tiết.
Mỗi “Khí” cách nhau khoảng 15 ngày.

Khí được phân làm hai loại: TIẾT (節) là ngăn chia, và TRUNG (中) là giữa. Như vậy ta có 12 trung khí và tiết khí xen kẽ nhau. Tên gọi các khí mang ý nghĩa về thời tiết hay muà màng.
Sau đây là một vài điểm khí trong năm với ý nghĩa, tính chất và điểm tương ứng của nó trong dương lịch (với sai số 1 ngày):
Đông Chí (trung,giữa đông, 22/12)
Tiểu Hàn (tiết, rét vừa, 6/1) ;
Đại Hàn (trung, rét gắt, 21/1).
Lập Xuân (tiết,đầu xuân,5/2) ;
Vũ Thuỷ (trung,mưa nước,19/2) ;
Kinh Trập (tiết,sâu bọ tỉnh dậy,5/3) ;
Xuân Phân (trung,giữa xuân,20/3) ;
Thanh Minh (tiết,trời trong,5/4) ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 15:11

Phép Nhuận

Ở phần trên ta thấy nông lịch có cả Dương lẫn Âm trong nó. Làm thế nào để cho nó khỏi “lệch” nhau.
Người ta muốn tháng 11 phải ở mùa đông, tháng 1 phải vào mùa xuân vv.
Trăng chạy theo trăng, trời chạy theo trời! Đôi vừng nhật nguyệt chẳng.. thèm đợi nhau!
Và người ta phải dùng “tháng nhuận” để “chữa” cho hai vừng “chạy song song”.
Vậy làm thì chọn lúc nào để thêm “tháng nhuận”?
Và các Lịch Gia đã kiếm ra một cách khá tài tình như sau:
Nếu xem 12 khoảng giữa các "tiết" hoặc "trung" như một hệ thống "tháng thời tiết" thì ta thấy âm-dương-lịch không khác gì với dương lịch.
Ta có thể nói một cách khác là: trong âm-dương-lịch có hai hệ thống "tháng" : tháng tuần trăng và "tháng thời tiết" với độ dài hơi chênh nhau:
-Tuần trăng có 29.53 ngày và
- Tháng thời tiết là 30.41 ngày (đây là số trung bình bởi vì mặt trăng và trái đất xoay có khoảng nhanh khoảng chậm, theo định luật thứ hai của Kepler).
Vấn đề là đặt ra quy tắc để hai hệ thống tuần-trăng và thời-tiết song hành với nhau với độ chênh ít nhất như có thể. Quy tắc đó là phép NHUẬN.
Muốn hình dung ra phép nhuận chúng ta hãy tưởng tượng ra hai xâu chuỗi thời gian: chuỗi tháng tuần trăng với các hạt là điểm sóc màu xanh, chuỗi “tháng” thời tiết với các hạt là điểm trung-khí màu đỏ. Cầm hai chuỗi chập lên nhau ta sẽ thấy: mới đầu giữa hai hạt xanh thế nào cũng có một hạt đỏ, sau đó các hạt xanh do khoảng cách ngắn hơn dần dà di động thụt lui so với hạt đỏ, và đến một lúc nào đó sẽ có hai hạt xanh nằm lọt gọn trong khoảng hai hạt đỏ.
Khác với các khoảng khác, lúc này giữa hai hạt xanh không có một hạt đỏ nào.
Nếu ta giả vờ "quên" không đếm khoảng ấy thì sự phân bổ các hạt cuả hai chuỗi bớt lệch đi và lại trở lại "song hành" như trước. Khoảng ấy gọi là "nhuận". Với nguyên tắc đó các lịch gia đặt ra quy tắc:
Tháng không có trung khí là tháng nhuận.
Tháng nhuận đó không tên gọi cũng như can chi riêng (nói cách khác: không được "đếm") mà mang tên của tháng trước với từ Nhuận ở kế bên. Thời xưa, ngày sóc tháng nhuận, vua không làm lễ cốc-sóc như mọi đầu tháng mà chỉ đứng ở cửa nhà cáo-miếu chứ không vào, vì thế chữ "nhuận" (閏) được viết là chữ "vương" là vua ở giữa chữ "môn" là cửa.

Thanked by 3 Members:

#3 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 15:27

Vấn đề khác biệt giữa lịch tính ở hai nơi khác nhau

Phần trên cho ta thấy cách sắp xếp lịch dựa trên thời điểm của các "biến cố" về thiên văn. Các biến cố này tuy xảy ra cùng một lúc (thời gian tuyệt đối) nhưng lại được ghi lại bằng ngày, giờ là thời gian "tương đối", thay đổi theo vị trí (kinh độ) của điểm quan sát trên trái đất. Điều này dẫn đến tới vấn đề có tính nguyên tắc là:
Cách ghi chép âm-dương lịch (sự phân bố ngày tháng năm) chịu ảnh hưởng bởi vị trí quan sát!
Lịch cho điểm A có thể khác biệt ( khác chứ không phải sai-biệt) với lịch cho điểm B nếu hai điểm không cùng kinh độ.
Sở dĩ ở trên tôi dùng chữ "ghi" là cốt nhấn mạnh rằng cả hai tuy khác nhau nhưng không cái nào sai đối với thiên nhiên cả. "Khác" là khác cách ghi chép mà thôi!
Nếu tôi nói nhật thực xảy ra lúc 15.20 phút (giờ California) thì người khác nói là nói xảy ra lúc 18.20 ở New York, thì không có ai sai ở đây cả. Tính chất này rất quan trọng mà ta cần biết khi muốn tìm hiểu âm-dương-lịch.
Ở đây ta lại có vấn đề "sai số ở hàng đơn vị" khi "làm chẵn". Điều này dẫn tới:
Sự khác biệt của lịch ở hai nơi có thể lên đến một ngày hoặc thậm chí một tháng!
Thí dụ như thời điểm xảy ra SÓC được ghi nhận ở một điểm A vào lúc 15 giờ thì đối với điểm B cách đó 5 múi giờ về phía tây nó được ghi nhận là lúc 10 giờ. Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Nhưng nếu nó xảy ra tại A vào lúc 2 giờ sáng thì đối với B lại là 9 giờ đêm ngày hôm trước. Điều này dẫn tới: Tháng này đối với B hụt mất trọn một ngày và trở nên tháng "thiếu" trong khi đó tháng lại "đủ" đối với B.
Nếu điểm "trung khí" cũng xảy ra ở ranh giới này thì sự khác biệt có thể là một tháng vì tại A là "nhuận" mà tại B thì không!
Do sự khác biệt này xảy ra khi có sự trùng hợp khá đặc biệt của các biến cố thiên văn ở những điểm chuyển ngày, chuyển tháng. Vì thế về đại thể thì lịch tại hai nơi khác nhau phần lớn vẫn trùng hợp với nhau mà sự dị biệt chỉ là ngoại lệ.
Chính vì lý do này mà Nông Lịch các nước Á Đông đôi khi chệch nhau mà một ví dụ là tết năm Đinh Hợi của “ta” chênh “tàu” một ngày ( 17 và 18 tháng 2).
Điểm Sóc xảy ra ở Việt Nam vào lúc 23:14 ngày 16/2 và ở Tàu lúc 0:14 ngày 17/2.
Điều này dẫn đến: ở Việt Nam tháng chạp năm Tuất là tháng “thiếu” 29 ngày, trong khi đó ở TQ thì lại là tháng “đủ” 30 ngày. Ngày 1 tháng giêng vì thế chệch nhau một ngày.

Điều này thật ra không có gì là “lạ”!

Việt Nam lấy múi giờ thứ 7 làm gốc, Trung Quốc múi giờ 8.
Ở các nước khác cũng thế. Đại Hàn lấy múi giờ 9, lịch Đại Hàn đôi khi cũng khác lịch Trung Quốc.
Nhật Bản trước thời Minh Trị cũng dùng giờ Kyoto làm gốc.
Và bản thân Trung Quốc cũng chỉ dùng múi giờ thứ 8 từ năm 1929.
Trước đó họ dùng kinh tuyến Bắc Kinh làm mốc.
Sự sai biệt giữa Bắc Kinh và múi giờ 8 là 14 phút 26 giây, tuy nhỏ nhưng vẫn dẫn đến chuyện là: năm 1978 người Hongkong do vẫn giữ lịch lấy Bắc Kinh làm chuẩn ăn tết trung thu sớm hơn người ở Lục Địa và Đài Loan một ngày!

Thanked by 3 Members:

#4 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 15:37

Khái quát về sự phát triển của Nông Lịch qua Lịch Sử

Đọc câu chuyện về anh chàng.. dở hơi ngắm sao, bạn đọc có thể cho rằng.. rõ dở hơi!
Thực ra cần biết bao nhiêu anh chàng dở hơi như thế, đời này qua đời này qua đời kia, có lẽ phải cả chục ngàn năm tích lũy kiến thức để đến cách đây chừng 5000 năm các nhà thiên văn học ở Babylon (nền văn minh mesopotamia) và cách đây chừng 4000 năm ở Trung Hoa đã có một kiến thức thiên văn một cách đáng kinh ngạc.

Riêng tại Trung Hoa kiến thức về một năm có 365 ngày lẻ một ít, và dùng 4 ngôi sao phân định mùa màng (sao Mão,Điểu,Hỏa,Hư làm mốc xuân phân,thu phân đông chí, hạ chí) đã cổ 4000 ngàn năm và được ghi lại trong “Thư Kinh”.
Đời Ân (1700 BC) người ta biết tháng có 29.53 ngày.
Về Nhuận Pháp, đến thời Hán (106BC) người ta đã dùng quy luật “tháng không có trung khí là tháng nhuận”. Trước đó người ta đặt tháng nhuận đơn giản vào cuối năm.

Đo và tính cái “đồng hồ bầu trời” chẳng phải là đơn giản!
Bởi ta có cái đồng hồ mà kim lúc chạy nhanh lúc chạy chậm!
Ngày nay ta biết theo định luật Kepler mặt trăng quay quanh trái đất trên quỹ đạo hình bầu dục, lúc đến gần trái đất nó chạy nhanh, xa thì nó chậm lại. Trái đất xoay xung quanh mặt trời cũng nhanh chậm như thế!
Cuối đời Hán, Lịch gia Lưu Hồng đã nhận ra điều đó và đo đạc được một cách khá chính xác.
Riêng chuyện đo, và tính thời gian giữa hai Sóc (1 tháng) hoàn toàn không đơn giản!

Mặt trăng, mặt trời “đuổi” nhau trên bầu trời, mỗi “vận động viên” chạy lúc nhanh lúc chậm, tuỳ vị trí. Nên thời gian giữa hai lần hai “anh” này gặp nhau không cố định. Ở phần trên ta biết độ dài tháng là 29.530588 ngày. Thực ra đó là trị số trung bình mà thôi!

Kim đồng hồ đã chạy không đều, mà “mặt” đồng hồ lại cũng không chịu đứng yên, nó cũng .. xoay! Tuy là rất từ từ.
Phần đầu ta nói là hễ mặt trời đến một ngôi sao nào đó trên đường Hoàng Đạo thì ta ở mùa xuân. Thực ra không hoàn toàn như thế!
Giả định rằng năm nay mặt trời đến sao x thì tới điểm “xuân phân”, nó chạy tiếp và sang năm nó đến gần sao x “một tí” thì trái đất thực ra đã đi giáp một vòng rồi, và ta đã có “xuân phân”!
Người ta hiểu ra rằng các “khấc” của cái “đồng hồ” cũng xoay! Tuy xoay khá chậm, một năm chỉ 0.013 độ.
Hiện tượng đó người ta gọi là “tuế sai”.
Nguyên do của “Tuế sai” là do cái trục quay của trái đất không chịu đứng yên, Nó cũng xoay từ từ như một cái “bông vụ”.
Lịch gia Ngu Hỉ, đời Tấn (thế kỷ thứ 3) đã phát hiện ra hiện tượng đó để sửa lịch cho chính xác hơn.


Để đạt sự chính xác về đo đạc thời gian, người ta không thể.. bấm đốt ngón tay đếm “tý sửu dần” như các ông thày bói! Thiên văn gia làm những cái đồng hồ, dùng nhiều cái bồn nước chuyển sang nhau để giữ mặt nước cố định. Chiếc hồ cuối cùng có một lỗ rò bé để nước chảy đều đặn sang một bình chứa khác. Thời gian được đo bằng một cái phao nổi chỉ vào một cái thước có “khắc” mốc thời gian. Bởi thế ngày nay ta có danh từ “khắc” như một đơn vị thời gian.
Hình dưới là hình một cái đồng hồ ở thế kỷ thứ 11.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong hình ta thấy trên nóc có người đứng cạnh một khí cụ hình cầu. Đó là cái “hỗn thiên nghi” gồm những vòng cung, có ghi độ để đo vị trí các thiên thể.

- tác giả Đoan Hùng -

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |