Jump to content

Advertisements




Âm - Dương tác Đế vị.


8 replies to this topic

#1 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9300 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 11/06/2015 - 11:14

Trước tiên tôi xin được viết diễn giải về Âm - Dương (vị - địa bàn) cho bạn đọc dễ hiểu:

12 địa chi đi từ Tý đến Hợi, cứ liên tiếp một cung âm, một cung dương bám nhau hòa quyện.
Ví dụ: Tý Dương thì Sửu Âm đến Dần dương thì Mão âm sang Thìn dương thì Tỵ âm.

Đế vị là thế đứng của ngôi sao Tử vi qua 12 địa bàn.

Tử Tướng (Thiên Tướng) tọa Thìn/Tuất
Tử Tham (Tham Lang) tọa Mão/Dậu
Tử Phủ (Thiên Phủ) tọa Dần/Thân
Tử Phá (Phá Quân) tọa Sửu/Mùi
Tử vi độc tọa Tý/Ngọ
Tử Sát (Thất Sát) tọa Tỵ/Hợi.
Vậy sẽ xét Đế vị qua sự giao thoa giữa Tử Vũ Liêm/Sát Phá Tham/ Phủ Tướng. (Tại sao lại chỉ xét 3 bộ này?)

Bộ Tử (Mệnh) Vũ (Tài) Liêm (Quan) vĩnh viễn tam hợp trên mọi đồ hình
Bộ Sát (Mệnh) Phá (Quan) Tham (Tài) vĩnh viễn tam hợp trên mọi đồ hình.
Phủ (Mệnh) Tướng (Quan) vĩnh viễn tam hợp trên mọi đồ hình.

A-Khi Tử vi đi đến Dương vị (Tý/Dần/Thìn/Ngọ/Thân/Tuất)

Tử Vũ Liêm sẽ giao thoa với Phủ Tướng trong tam hợp tạo lên bộ huyền sờ thoại: Tử Phủ Vũ Tướng (Liêm). Lúc này Sát Phá Tham đứng tách biệt độc lập ra tam hợp riêng với nhau trong trục Phúc Di Phối của Đế tinh tạo ra bộ Sát Phá Tham cũng rất huyền thoại.
Các cụ xưa có người bàn rằng: Lý Tưởng nhất là Mệnh Tử Phủ Vũ Tướng Thân Sát Phá Tham (Hoặc ngược lại) vì sao thế?
Đó chính là sự giao thoa của cần thiết để hài hòa giữa Nam Bắc đẩu khi Đế tọa dương vị. Tất cả 6 dương huyệt trên lá số đều được kích hoạt một cách trọn vẹn (Khi Tử vi tọa cung dương mà Mệnh/Thân có TPVT và SPT). Đó là cách Thuần Dương chi khí. (Cả 6 dương huyệt lúc này đều có chính tinh độc thủ)

B-Khi Tử vi đi đến Âm vị (Sửu/Mão/Tỵ/Mùi/Dậu/Hợi)

Tử Vũ Liêm sẽ giao thoa với Sát Phá Tham tạo thành bộ Sát Phá Liêm Tham. Phủ Tướng lúc này sẽ đóng vào tam hợp Phúc Di Phôi của Đế Tinh.
Nhóm Âm vị có một lợi thế rất lớn so với Dương vị đó chính là: Ngay trong tam hợp mệnh tài quan của Đế Tinh đã có sự giao thoa giữa Nam Bắc đẩu. Chính điều này đã khiến cho những cách khi Đế tọa Âm vị mang nét hài hoài dễ dụng được Sát tinh, Cát tinh (Cả 2 nhóm đền ghét ám tinh, bại tinh) hơn nhóm dương vị. (Như vậy Âm vị ổn quá ha? Ngon quá ha? Hơn hẳn dương vị còn gì, vì Dương vị cần phải Mệnh TPVT Thân SPT mới đủ Nam-Bắc khí).
Vâng, cuộc đời vốn rất công bằng, khi mệnh có bộ đế Tọa âm vị thì yếu điểm lớn nhất chính là cung vị VCD của trục Phủ Tưởng (Nơi hối khí của 6 cung âm). Trong tam hợp Phúc Di Phối khi cách mệnh hưởng Đế âm vị nhất định có cung Vô Chính Diệu tọa lạc. Đó là điểm yếu khi kích cung vị hoàn toàn của 6 cung âm trong lá số. Và còn điều gì buồn hơn khi bản cung VCD đó hội lục sát, cách vận chạy qua bại ám...
Ôi người vì ta qua phong ba, có còn gì trong tâm tư? Mắt lệ mờ hoen dư âm xưa.
Âm vị cũng vì có bản cung VCD này, mà dễ dụng các trường hợp Phản Cách do không vong hơn hẳn Dương vị.

C - Diễn giải chung và bộ Phủ Tướng:

Khi Đế tinh đến dương vị, rõ là đồ hình có nhiều nét thiên lệch hơn. Chính vì thế, nó rất thuần và khó chịu khi bị pha tạp. Cát Tinh, Sát tinh, Ám bại tinh cần đứng đúng chỗ. Không vong cũng thế, cần phải cư đúng chỗ, đúng vị. (Dương cực tất sinh kháng - hối)
Khi Đế tinh đến âm vị, đồ hình hài hòa hơn nhưng tạp cách hơn. Có thể Sát tinh và Cát tinh cùng táng vào một vị trí. Cũng vì thế nó cân bằng hơn. Cân bằng hơn nhưng tàng hung hơn. (Âm cực tất sinh ngưng -hung)
Và kỳ thực, điều quan trọng vô cùng khi xét cho thế Đế cư âm vị đó chính là bộ Cơ cấu - Phủ Tướng (Bộ này vì sao lại gọi thế? Sư khuyên các bạn nên xem khoảng hơn 1000 lá số và âm thầm quan sát nó). Nó quyết định có phải là lá số đặt đến năng lực cân bằng hoàn hảo hay không.
Nên khi Đế cư Dương vị rõ ràng bạn dễ đẩy mọi thứ lên đỉnh cao hơn Âm vi (Dễ thôi nhé, vì hãy coi chừng phản cách của Âm vị). Còn Đế cư Âm vị thì bạn dễ hoàn hảo, thập toàn, thập mĩ hơn Dương vi, nhưng nó cũng chính là điểm chết do lưng lửng không bao giờ đầy vì tạp giao, tạp cách của Âm vị. (Cái gì cũng biết thì thật khó mà thành đỉnh cao)

Trân trọng

P/s: Ngoài Âm/Dương của địa vị, khi tiến hành xem xét lá số và luận hạn theo quan điểm âm dương của Đế vị đã nêu tôi thấy còn cần xem thêm 3 yếu tố nữa để hoàn thiện:
1. Thiên Can
2. abc...
3. Xyz..
Tặng Ceinavigator và ThiênA, chúc 2 cụ thân tâm an lạc.

Vô Thường

#2 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 11/06/2015 - 11:52

@Vô Thường tặng quà thì ceinavigator vào nhận thôi.

Cảm ơn nhé. Mấy hôm nay lọ mọ tuvilyso, đi họp bị phê bình, nên không dám lông bông lâu trên mạng nữa.

Trân trọng.

Thanked by 1 Member:

#3 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 11/06/2015 - 12:00

Vẫn thấy a bờ cờ cụ ah, dù sao cũng cảm ơn cụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9300 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 11/06/2015 - 16:07

Xin được sửa lỗi chính tả: (Cả 6 dương huyệt lúc này đều có chính tinh độc thủ) thành Cả 6 dương huyệt lúc này đều có chính tinh tọa thủ. Nếu Admin có quyền lực vạn năng thì làm ơn sửa giúp câu này. Tôi không có quyền chỉnh sửa nữa.

#5 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1942 Bài viết:
  • 5361 thanks

Gửi vào 11/06/2015 - 17:25

xin chia sẻ với anh Vô Thường là theo quan điểm lý luận của khâm thiên thì chia tử vi theo 6 đại cục chính ( từ 6 địa cục chính này mà thể hiện tại 144 thế cục khác nhau của tử vi)!
_ tử vi độc tọa tý ngọ
_ tử vi tham lang mão dậu
_ tử vi thiên tướng thìn tuất
_ tử vi thất sát tị hợi
_ tử vi thiên phủ dần thân
_ tử vi phá quân sửu mùi

cái này gọi là " ngũ vận lục khí" tức ngũ vận = 5 loại ngũ hành sinh khắc mà thực chất tại "âm dương chi lý" thăng giảm, tiêu trưởng, vãng lai mà thành. lục khí là 6 loại hình khí thiên địa nhân tương tác biến hóa ( y như lục phủ ngũ tạng của ta vậy) mà bản chất lại là " tam tài chi sổ" mà thành cát hung bĩ thái qua đó dự đoán thiên nhân địa mệnh vận xoay vậy!
đây gọi là : 3+ 2 = 5, 3 x 2 =6 ( theo thuyết thiêm tam địa nhị)

anh Vô Thường có thể tìm hiểu thêm xem sao!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#6 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9300 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 11/06/2015 - 18:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bàn vui với Minh Giác tý thôi. Anh không thích đâm đầu vào thuyết tượng số. Hơn nữa là" Tham Thiên Lưỡng Địa" chứ không phải là "Tam thiên, Lưỡng Địa"

A thích dùng hành khí và kiếm chiêu hơn là khán theo tượng số. Phương pháp tượng số không thích hợp với cá tính anh.

Sở dĩ nói 12 địa bàn vì Tử vi cư Tý khác hoàn toàn với Tử vi cư Ngọ. Khi trăng soi đáy nước khác với khi mặt trời giữa sa mạc. Nên nếu chỉ tổ hợp thành 6 đại cục đã là điều khiên cường rồi.

Thanks Minh Giác.

Hoan Hỉ,

Thường

Thanked by 1 Member:

#7 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1942 Bài viết:
  • 5361 thanks

Gửi vào 11/06/2015 - 19:48

cái trên anh viết hình như trong blog của ông HaUyen thì phải viết về tượng số! còn " thiên tam địa nhị" là lý luận trong thiết bản thần số của ông Thiệu trong quẻ dịch để tính thiên địa chi dụng! còn những cái khác ngoài sự hiểu biết của em, nên em không giám lạm bàn! hihi

em thì chỉ nghĩ như thế này dù tử vi cư ngọ hay cư tý hay cư cứ bất đâu đều phải dựa vào 4 tinh đẩu mà định thịnh suy cát hung của 144 thế cục đó là thiên cơ, cự môn, thái dương, thái âm mà thôi!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



và dĩ nhiên ai cũng có tư duy, sở học riêng! đương nhiên là em tôn trọng tư duy và lối duyên cơ của bác! mong được đọc nhiều chia sẻ mới lạ, hay nữa của bác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



thanks bác!

không cắt ngang mạch viết của bác nữa! xin mời bác tiếp tục ạ!

Thanked by 1 Member:

#8 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9300 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 12/06/2015 - 09:19

Đúng rồi giác ơi, vì em nhắc đến Khâm Thiên, nên anh post đoạn tiếp theo của lý luận Đẩu và số để mọi người cùng đọc.

Your opinion: "em thì chỉ nghĩ như thế này dù tử vi cư ngọ hay cư tý hay cư cứ bất đâu đều phải dựa vào 4 tinh đẩu mà định thịnh suy cát hung của 144 thế cục đó là thiên cơ, cự môn, thái dương, thái âm mà thôi!"

Cái này thì anh hơi choáng đó Giác. Đồng ý là Cự Cơ nó rất quan trọng. Nhưng anh dùng Tử vi Thiên Phủ/ Thái Dương, Thái âm để định đại cục chứ không dụng Cự Cơ như em.

Bài viết trên của anh cũng đi trọn vẹn ý nghĩa đã nêu ra rồi. Khi Tử vi đi vào cung

Dương: Đủ bộ Tử Phủ Vũ Tướng Liêm tương tác với Sát Phá Tham

Âm: Tử Vũ Liêm - Sát Phá Tham tương tác với Phủ Tướng

Bàn thêm về Cự Cơ: Trục của Cự Cơ là Mão Dậu. Phùng Cự khán Nhật phùng Cơ khán Nguyệt. Cái này anh đã viết khá rõ về loạt bài Cự Cơ (Có post 1 ít trên diễn đàn này)

Link:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tuy nhiên nếu bỏ Phủ Tử ta bỏ đi 2 thứ quan trọng vô cùng trong Tử vi: Cơ Cấu và...xxx

Thanks MG.

Thường

Thanked by 1 Member:

#9 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1942 Bài viết:
  • 5361 thanks

Gửi vào 12/06/2015 - 10:51

cũng không có mà phải choáng bác à

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



xét đến tử vi hay thiên phủ thực chất là 2 vòng định lệ cho dễ dàng và quy chiếu. còn việc 4 dại danh chính tinh phủ tử âm dương thì vẫn thế thôi chứ không mất đi ảnh hưởng 4 đại đế tinh! nhưng mọi thế cục cát hung đều do sự vận động của cơ cự âm dương!
cự môn chính danh cực bắc tại tiên thiên chi là can kỷ thổ ( chính vì vậy nhiều sách, hay trong phong thủy cho cự môn là hành thổ) tại hậu thiên can quý âm thủy. thiên cơ chính danh cự nam mang can ất mộc.

khi thiên cơ tại ngọ, cự môn tại tý đây gọi là trời đất định vị, khi này thái dương tại thìn, thái âm tại tuất tạo thành trục biến hóa. khi cực nam thiên cơ và cực bắc gặp nhau tạo mão dậu thì thái âm cũng gặp thái dương tại sửu mùi thì vật đổi sao rời vậy!

còn cái gọi là "kháng hối" gì đó mà bác đề cập trong kinh dịch tại chủ đề "thời" với Duong Tung tức cu LTN. chẳng qua là nói về "bác phục" trong kinh dịch mà thôi!

mọi cái tùy bác hiểu và suy lý thôi. mong đọc nhiều bài viết lạ, hay của bác nữa! chúc bác vui vẻ, trẻ khỏe, yêu đời!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hehe

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |