Jump to content

Advertisements




Lục Mạch Thần Kiếm


155 replies to this topic

#31 Anvui

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 911 Bài viết:
  • 909 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 10:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTung, on 14/06/2015 - 09:50, said:

Sát tinh dương liệu có tốt hơn sát tinh âm ? Câu trả lời là tốt hơn. Trong hầu hết các cách cục tuyệt sát thì sự có mặt của âm sát tinh là phần lớn. Hầu như không có dương sát tinh đơn lẻ trong sát cục. Âm sát tinh là Kiếp, Đà, Linh. Theo cảm quan của người xem tử vi có kinh nghiệm thì thấy (giả sử họ chẳng biết gì về lý âm dương) giữa Không và Kiếp thì Kiếp là ác nạn là chết người thấy máu là cái gì đó hữu hình dễ thấy rất trần trụi và khó thay đổi. Còn với Địa Không vẫn có một cái gì đó có thể dừng lại được có thể cải hóa. Giữa trộm và cướp thì Kiếp ứng với cướp còn Không có vẻ ứng với trộm hơn. Bị trộm nghe chừng vẫn tốt hơn bị cướp. Nếu bạn cảm nhận thế thì chúc mừng bạn, vì bạn đang đúng. Địa Không nó là sao dương đối với Địa Kiếp là sao âm trong cặp Không Kiếp. Sao dương chủ tinh thần, thì âm chủ vật chất. Dương vô hình thì âm hữu hình. Dương là tính từ thì âm là danh từ. Âm sờ được, thấy được. Dương không sờ được thấy được. Cho nên họa của âm gây ra là họa chích kim thấy máu, là rõ ràng là cụ thể. Vì cụ thể nên âm khó biến hóa. Vì cụ thể nên âm khó thay đổi như dương. Trích Thiên Tủy nói: ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa. Nôm na, bạn hiểu dương có thể biến hóa, còn âm chỉ theo đuôi dương mà ấn định. Cho nên họa của dương sát tinh có thể chặn được, có thể chuyển hóa được, thậm chí có thể tạo thành phản cách được. Người ta sợ Linh Đà Vũ bộ sao thuần âm. Người ta sợ Tham Kỵ Diêu cũng thuần âm. người ta sợ Cự Đà Kỵ cũng thuần âm, sợ Diêu Đà Kỵ cũng thuần âm. "Đà La Địa Kiếp chiếu phương, gặp Linh Tinh hạn bất tường chẳng sai". Đà Kiếp Linh thuần âm. Tất cả những chức năng khủng khiếp nhất đều so sao âm thủ diễn.



Chào cả nhà,
Chào tiền bối DuongTung,
Tiền bối cho cháu hỏi là Cách cục Âm sát tinh là Kiếp, Đà, Linh thủ mệnh liệu có yểu thật không ạ? Nếu thêm hai sao âm nữa là Cự kỵ thì sao ạ?
Cháu xin cảm ơn!

#32 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 11:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Daymadi, on 14/06/2015 - 10:00, said:

Chào cả nhà,
Chào tiền bối DuongTung,
Tiền bối cho cháu hỏi là Cách cục Âm sát tinh là Kiếp, Đà, Linh thủ mệnh liệu có yểu thật không ạ? Nếu thêm hai sao âm nữa là Cự kỵ thì sao ạ?
Cháu xin cảm ơn!
mùa đông ăn trái mùa hè thì yểu
mùa nào thức ấy thì thọ

Sửa bởi DuongTung: 14/06/2015 - 11:12


Thanked by 1 Member:

#33 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 14/06/2015 - 11:39

Thế thì giải thích thế nào cho tuyệt chiêu Đại đương kiếm huyền thoại: Kiếp Kình đây hả các đại hiệp?

Vũ Phủ kiếp kình ác nhân quý hiển chẳng hạn.

Tại sao không phải là Kình Không. Kình Hỏa (Cùng dương)...etc mà lại là Kình Kiếp? (Dương - Âm)

Cũng đừng nói Kiếp Kình không mạnh nhé. Có lẽ chỉ sau mỗi Nhất tướng công thành vạn cốt khô của Phi Thiên Tam Sát thôi.

Sửa bởi Vô Thường: 14/06/2015 - 11:51


Thanked by 2 Members:

#34 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 11:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 14/06/2015 - 11:39, said:

Thế thì giải thích thế nào cho tuyệt chiêu Đại đương kiếm huyền thoại: Kiếp Kình đây hả các đại hiệp?

Vũ Phủ kiếp kình ác nhân quý hiển chẳng hạn.

Tại sao không phải là Kình Không. Kình Hỏa (Cùng dương)...etc mà lại là Kình Kiếp? (Dương - Âm)
ai nói Địa Kiếp là sao âm?
sách nói:
Kình Hỏa đồng cung uy quyền xuất chúng
sao không nói Kình Linh
tại sao Đà+ linh+ sao....tác đống lương chi khách
có biết lá số các cụ ngày xưa phê: tạp cách là thế nào chưa?
cho đến Địa không là sao, Địa kiếp là gì còn chưa rõ, lớp 1 chưa xong nhưng đã vội bàn tới đại học.
Phủ: đường hoàng
Địa kiếp: kiếp tức là cướp,ác tính, gian tính, đi vào dương; thực thể hành động cướp đoạt
Phũ+ Vũ+kình = Tử Phủ kình dương tác cự thương
Phủ+ Vũ+ kình+ kiếp: buôn to bán lớn không từ thủ đoạn.
Hơn 3000 câu Phú, an thông tử vi trên tay, không trên 10 năm thì chẳng có cái gì gọi là công phu
Không đi tắt nổi đâu.

Thanked by 3 Members:

#35 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 12:09

Mấy cái tên kiếm chiêu nghe thì hay, xin thưa đi học mót của mấy nhà gia truyền, xin thưa, nó giấu nửa chiêu là chết;
- Đã là kì cách, một là chết thảm, 2 là vang danh, sai 1 li đi 1 dặm
- Đã là chính cách thì ít có sai lầm
Kì cách phải là các bậc lão thành nhiều năm chiêm nghiệm mới dám dùng, khơi khơi phát đâu không thấy chỉ thấy toàn thấy chết thảm
Muốn thành vĩ nhân, phải làm thường nhân, nghe nói đọc viết cư xủ nó xong cái đạo người bình thường đã,cơ bản Tử Vi chưa ai chịu học, toàn thấy chiêu nọ chiêu kia.
Dao sắc không bằng chắc kê...bò cho tốt thì chạy mới nhanh.

Chẳng có cái người nào, cơ bản không chắc , xây ngay nhà 10 tầng, thì tới khi xây tới tầng 10 cái nhà đo nó sẽ tự đổ, vì cái gốc nó đã bị rỗng.
"khôn ngoan từ thủa nên 3, nếu mà có dại tới già vẫn nguyên"

Sửa bởi DuongTung: 14/06/2015 - 12:06


#36 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 14/06/2015 - 12:18

Anh không nói với chú Tung Dường. Anh đang đưa chiêu:

Kình - Kiếp dựa trên nguyên lý phân âm - dương của Topic này. Để xem các thầy nuốt cục xương gà này ntn.

Chú muốn bàn với người ta, chú phải dựa trên quan điểm của người ta làm 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình để tranh luận. Chú cứ ốp cái thế giới quan của chú vào người khác vậy, rất khó tranh luận. Kiểu gì chả đến lúc cãi nhau vì 2 cả đều có hệ tư tưởng riêng.

Dĩ nhiên là anh nuốt trôi hết cả cái lục sát này mới dám ra đây bàn với Thất Sát. Nhưng luôn luôn dựa trên quan điểm là tôn trọng và cố gắng nhìn từ phía đối phương. Biết đâu mình sai.

Chú thích bàn cùng anh thì chú giải chiêu Âm - Kiếp - Kình giúp anh đi?

Hân hạnh

Đương nhiên là trong nhiều hoàn cảnh, ví dụ như chặt thịt lơn thịt bò, chém xương gà thì đao sắc không bằng chắc kê.

Chú ra chiến trường thì chém nhau thì kê cc gì? Hay bảo thằng quân sĩ của mình nó mang cái kê, kê vào người đối phương chém cho dễ?

Mọi thứ đều có dung sai trong những hoàn cảnh nhất định. Đi chém bướm cũng Kình Dương/ Đi chém người cũng Kình Dương. Cách mệnh chú có chiêu này, a tin chú phải hiểu hơn anh.

Thanked by 4 Members:

#37 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 12:19

Tức là đầu tiên đã đặt ngay mặc định cái tiên đề âm dương này là đúng
mọi sự tranh luận dựa trên cái tiên đề bất dịch này?
Nhỡ nó là tiên đề nhảm nhí của một tay nhảm nhí phịa ra thì sao?
Thưa anh, nếu anh đã nuốt trôi cục xương gà lục sát tinh thì anh không còn thắc mắc âm dương làm gì nữa anh ạ.
Khoan bàn tới kiếm chiêu, e rằng 108 sao trong Tử Vi, số người hiểu cũng không bằng số đầu ngón tay.


Thanked by 1 Member:

#38 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 12:22

hết cả hứng viết, thôi next

#39 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 14/06/2015 - 12:23

Thì chú muốn phản biện người ta, cho người ta nhận ra cái sai, chú phải có minh chứng. Dùng cái quan điểm của người ta, và đưa ra chiêu mà người ta ko dùng đc điều đó. Người ta mới công nhận cái khuyết điểm (có thể sai bỏ, hoặc có thể phát triển để hoàn thiện chứ?).

Vậy mới là tranh luận !

Thanked by 1 Member:

#40 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 12:34

Tử Vi có câu Âm dương thuận lí
Dịch lại viết: nhất âm nhất dương chi vi đạo
Dịch trọng dương , coi thường âm
Ai đời lại dám đem một môn thuộc tinh tú để đưa luật coi Dịch vào, sau đo mặc định bẻ cong thực tế cho vừa lí thuyết
Xin lỗi chỉ có sát pha tham+ xương khúc hỏa linh mới dám làm vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 14/06/2015 - 12:23, said:

Thì chú muốn phản biện người ta, cho người ta nhận ra cái sai, chú phải có minh chứng. Dùng cái quan điểm của người ta, và đưa ra chiêu mà người ta ko dùng đc điều đó. Người ta mới công nhận cái khuyết điểm (có thể sai bỏ, hoặc có thể phát triển để hoàn thiện chứ?).

Vậy mới là tranh luận !
Nếu mà tranh luận với loại vô học, không biết cái gì thì nói làm gì cho mệt
Ít nhất anh cũng có học, hình như là thế
thay vì đi chứng minh cái tiên đề kia là đúng hay sai, mặc định nó đúng hay sai cũng là dỏ hơi.
vậy xem cách viết của Thất Sát, có bao giờ hắn chứng minh hay thông kê cái gì, cú quăng bừa lên.
vậy mà lại cả tin đi theo cái mà thằng viết ra nó còn chả biết nó đang viết cái gì, vậy thì đi học làm gì cho mệt.
Anh có thể thay hắn chứng minh nó đúng ko, còn tôi trên những tiên đề Tử vi có tới cả trăm ví dụ chứng minh nó là nhảm.

Quay lại âm + kiếp + kình:
KHÔNG LẼ ANH LẤY VÍ DỤ NÀY VÌ CHO THÁI ÂM = CỰC ÂM ????
Vậy có nghĩa âm dương trong Tử Vi = thái dương và thái âm
Có đúng anh cho là thế không đã?

#41 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 12:46

Tôi sẽ viết ra cách nghiên cứu của tôi, yên tâm, chỉ có IQ cao kiểu Gấu nó đọc mới hiểu, còn bọn ít chữ nhìn như nhìn bức vách ngay, tôi cũng nói luôn:
1, Qui luật đối trọng: nếu bên này quả đất là ngày,bên kia sẽ là đêm
nếu bên này trái đất có học thuyết gì, hãy tìm một học thuyết đối trọng với nó bên phương Tây, hãy nghiên cứu và quay lại nghiên cứu học thuyết bên Đông.
2,Phân tích điều kiện , nguyên nhân hình thành, xã hội, tầng lớp xử dụng bộ môn mình đang nghiên cứu.
3, Dự đoán tính phát triển hay đào thải của nó trong thời hiện tại

Sửa bởi DuongTung: 14/06/2015 - 12:47


#42 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 12:56

Mấy cái Bửu Đình, kiếm chiêu , bí truyền, nếu bị đem mổ xẻ kiểu này thì có nên cho vào thùng rác không hả Gấu?
Phát biểu ý kiến xem nào:))
Tôi chả tin mấy cái bí truyền nhảm nhí ****...


Thanked by 1 Member:

#43 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 12:57

rất ủng hộ DuongTung viết nhiều cho anh em mở mang tầm mắt, học hỏi. Nghiên cứu thực tiễn lâu năm như DuongTung thì còn gì bằng.

Thanked by 2 Members:

#44 asahar

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 239 Bài viết:
  • 203 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 16:21

Cổ nhân nói: cát tinh không phải là tốt hết,sát tinh cũng không xấu hết.Vạn vật đều có âm dương,dương cùng cực thì biến ra âm,âm vô cực thì biến ra dương.
Vấn đề dương là biến hay không biến,âm là không biến hay biến, không nên phân định rạch ròi quá.Đối với người này thì dương biến nhưng đối với người kia thì dương cũng không biến,chẳng phải nó biến hay không biến mà vì ta nhìn thấy nó biến hay không mà thôi.
Người tỉnh thì nghĩ là thực,người ngủ say cũng nghĩ là thực,mà chắc gì tỉnh đã là thực.Có khí tỉnh nó còn ảo hơn ngủ say.
Nếu khăng khăng nghĩ dương biến ,còn âm khó biến,dương phản cách còn âm không phản cách thì làm sao vũ trụ vận hành,âm dương biến chuyển cân bằng,nhân quả công bằng được.Chính vì vậy,dù là âm thì cũng phải biến,phải có phản cách.
Đây là suy nghĩ riêng của em,chưa có kinh nghiệm,nên có gì sai mong các bác góp ý,chỉnh sửa dùm ạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#45 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 14/06/2015 - 16:58

Một cách tổng quát, tất cả các chính tinh đều thích cát tinh Tả Hữu Khôi Việt Xương Khúc Long Phượng Hổ Cái Đào Hồng Hỷ Lộc Quyền Khoa hơn Không Kiếp Kình Đà Linh Hỏa Hình Diêu Kỵ. Tuy nhiên, cân phân chi tiết thì có khác biệt. Giữa Lộc Tồn và cát hóa Lộc Quyền Khoa thì nhóm sao dương TPVT SPT thích Lộc Tồn hơn Hóa Lộc. Điều này thể hiện qua dấu vết các câu phú như “Tử Vi cư ngọ vô Hình Kỵ, Giáp Đinh Kỷ vị chí công khanh”. Tại ngọ chính vị đế tinh với can Giáp Đinh Kỷ có Lộc Tồn. “Tử Vi nam Hợi, nữ Dần cung, Nhâm Giáp sinh nhân phú quý đồng”. Giáp Lộc Tồn tại dần Nhâm Lộc Tồn tại hợi. “Tử Phủ đồng cung vô sát, Giáp nhân hưởng phúc chung thân”. Tất nhiên có thêm Lộc Quyền Khoa thì Tử Vi không chê, nhưng tiên quyết là Lộc Tồn, so cả Lộc Quyền Khoa thì Giáp ở dần ưu hơn Canh ở thân vì tuổi Giáp Liêm Lộc Vũ Khoa còn tuổi Canh chỉ có Vũ Quyền. “Tử Vi Quyền Lộc ngộ Dương Đà tuy mỹ cát nhi vô đạo, vi nhân tâm thuật bất chính” cho thấy rõ nhất khi so sánh với Lộc Tồn. Ngộ Dương Đà có nghĩa là không có Lộc Tồn, thì dù có Lộc Quyền đẹp đấy giàu sang phú quý đấy nhưng là người tâm thuật bất chính. Tử Vi cần Lộc Tồn, cần chính vị hơn cả quyền lộc. Đức vua cần được ở đúng vị, tiền quyền tự đến. Điều này tương đồng với Tuế Hổ Phù. Vũ Khúc Liêm Trinh sách không nhấn mạnh đến vị trí Lộc Tồn tùy thiên can như Tử Vi, chúng ta thấy người xưa đâu có quên, hay chỉ quên khi cần quên. Tất nhiên cần nhắc lại, gặp được Lộc Tồn và Khoa Quyền Lộc không sao nào chê, nhưng tùy sao mà cái gì là tiên quyết.
Đến Thiên Phủ Thiên Tướng. Ta biết hai sao này không có tứ hóa. Phú có viết: “Thiên Phủ tuất nhân vô sát tấu. Giáp Kỷ nhân hoạnh phát danh tài” hàm ý Thiên Phủ thích Lộc Tồn, thêm tuổi Giáp Liêm Lộc Vũ Khoa, tuổi Kỷ Vũ Lộc như vậy Thiên Phủ ở tuất có song Lộc. Tuổi Đinh tuy có Lộc Tồn nhưng bị loại vì không có cát hóa, khác với Tử Vi ở ngọ, tuổi Đinh cũng được kể. “Thiên Phủ cư ngọ tuất Thiên Tướng lai triều. Giáp nhân nhất phẩm chi quý”. “Phủ Vũ tý cung, Giáp Đinh nhân tọa, phúc vượng danh ba. Hung lai Tuần Triệt, danh xú nhân khi ư Canh Nhâm tuế, tài phúc trường thành.” thể hiện rõ ảnh hưởng của Lộc Tồn cùng cát hóa.
Cho thấy, với Tử Phủ, rất cần Lộc Tồn và rất sợ Tuần Triệt Không Kiếp. Điều này tương ứng với việc Lộc Tồn cũng không ưa gì Không Kiếp Tuần Triệt. Thiên Tướng không sợ Không Kiếp nhưng rất kỵ Triệt Tuần và Kình Dương. Điều này gián tiếp nói lên Tướng cũng ưa Lộc Tồn. Qua đây có thể thấy thêm tính chính nhân quân tử của Lộc Tồn, và tính bất chính của Kình Đà. Và chúng ta thấy bóng dáng Hóa Kỵ rất mờ nhạt ở đây. Phải chăng TPVT không hề ngại Hóa Kỵ. Tất nhiên, không có vẫn tốt hơn nhất là không có bộ Hình Kỵ. Nhưng nếu có thì TPVT không hề sợ Hóa Kỵ như các sao khác, đơn giản vì Hóa Lộc đối với TPVT cũng không hề thiết yếu như đối với Lộc Tồn. Đã không cần Hóa Lộc thì cũng chẳng sợ Hóa Kỵ. Với Sát Phá, sách vở cũng nhắc đi nhắc lại sự ưu việt của Thất Sát và Phá Quân khi đồng cung hoặc xung chiếu với Lộc Tồn như: “Sát Liêm sửu mùi Ất Kỷ âm nam anh hùng trí dũng” . “Sát Kình ngọ Bính Mậu nhân mệnh nan toàn nhưng tuổi Giáp Kỷ lại là cái thế anh hùng”. “Sát hãm mão dậu tuy mờ ám xấu xa nhưng hợp với tuổi Ất Tân”. “Sát miếu địa dần thân dĩ nhiên quý hiển, nhưng tuổi Giáp Canh Đinh Kỷ mà cung mệnh có cách này thật là tài quan song mỹ”. Phá Quân cũng được cho rằng khi hãm ở tỵ hợi mão dậu mà có Lộc Tồn thì không xấu, tất nhiên phải xa lánh Hóa Kỵ vì Phá hóa được Lộc đương nhiên không thích Kỵ. Tuy nhiên, cần lưu ý Phá Quân khá hợp Không Kiếp, Thiên Tướng không ngại Không Kiếp thì Phá và Tướng tuy có Lộc Tồn tốt hơn nhưng cũng không đến nỗi thiết yếu như Tử Phủ. Thậm chí có người cực đoan cho rằng Phá Quân phá cả Lộc Tồn chứ không cần Lộc Tồn như sách cổ nói. Ngòai ra đến đây sẽ có độc giả thắc mắc sao nói Thất Sát hợp Kình Đà mà ở đây nói hợp Lộc Tồn. Thực ra là ngược lại, chẳng Sát nào muốn gặp Kình Đà, chỉ là Kình Đà chẳng theo được sao nào phù hợp hơn Thất Sát. Nôm na, Kình Đà theo Sát tuy có xấu nhưng cái xấu đó đỡ tệ hơn trường hợp Kình Đà đi theo sao khác rất nhiều. Cho nên, sách vở xưa nay cũng chưa từng đề cao cách cục Thất Sát Kình Đà.
Sang đến bộ sao âm đứng đầu là hai sao Nhật Nguyệt. Do Nhật Nguyệt cùng Tử Phủ tạo thành tứ tượng của môn tử vi nên Nhật Nguyệt giống như Tử Phủ rất nhạy cảm với Tuần Triệt. Tuy nhiên, Tử Phủ không có hãm địa (mặc dù ai cũng hiểu mão dậu là đất hãm của Tử Phủ nhưng với đế tinh chỉ nói bình hòa) và tất cả các vị trí đều ngại Tuần Triệt. Nhật Nguyệt thì không như vậy mà chỉ ngại Tuần Triệt khi miếu vượng, còn nếu hãm địa Tuần Triệt coi như giúp được Nhật Nguyệt đỡ tối hơn. Đối với Lộc Tồn, Nhật Nguyệt đương nhiên thích, điều này không nói rõ qua các vị trí thiên can như Tử Phủ nhưng lại nói gián tiếp trong sách vở khi cho rằng Nhật Nguyệt tối kỵ Kình Đà nhất là khi Nhật Nguyệt hãm địa. Nhưng Nhật Nguyệt còn cần Quyền Lộc, rất cần chứ không hời hợt như Tử Phủ Sát Phá. Và Nhật Nguyệt đều hóa được Lộc thì đương nhiên không thích Hóa Kỵ trừ trường hợp đắc địa sửu mùi. Do không tối cần Lộc Tồn, nên các nhóm sao âm cũng không ngại Không Kiếp Tuần Triệt như Tử Phủ Tướng. Do không tối cần Lộc Tồn, nên nhóm sao âm thích Lộc Quyền Khoa hơn và sợ Hóa Kỵ hơn Tử Phủ Vũ Tướng và Sát Phá.Phải chăng điều tiếng chẳng là gì, điều tiếng là vốn có đối với kẻ có địa vị và sức mạnh ?
Hai nhóm sao âm dương luôn có tính chất riêng biệt. Đơn cử như Đào Hồng. Hồng Loan có thể đi cùng Tử Phủ Vũ Tướng và Sát Phá Tham trong cách cục Hồng Khôi thể hiện sự uy nghi hoành tráng. Nhưng khi Đào Hoa đi kèm Tử Phủ Vũ Tướng trong cách Tử Vi Đào Hồng Không Kiếp thì giảm thọ, đi với Sát Phá Tham trong cách Mộc Suy Tuyệt Vô Chính Diệu thành tử hạn trúc la. Đơn giản vì khi đi với Sát Phá Tham tính Kiếp Sát trong tam hợp Đào Hoa trỗi dậy thành lưỡng sát. Có thể nói Đào hợp cho nhóm sao âm, Hồng hợp cho nhóm sao dương ?






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |