Jump to content

Advertisements




Viêm thủy lạc kim âu


9 replies to this topic

#1 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 11/08/2012 - 07:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản tổng hợp TP.H-C-M

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)
Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc)
Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy)

Viết gọn lại là:

Ngân đăng giá bích câu.
Yên mãn tự chung lâu
Hán địa siêu sài thấp

Sự đồng âm khác nghĩa của âm Hán Việt trong bài thơ trên có thể dịch ra theo một nghĩa khác của bài thơ trên:

# Ngân đăng giá bích câu
Ngọn đèn bạc làm lạnh bức tường vàng.

Có thể hiểu nội dung của nó là giá trị giả, thấp kém đã thay thế cho giá trị thật, cao quí.

# Yên mãn tự chung lâu
Lửa đã cháy ngập trong toà lâu đài.

Có thể hiểu là sự nguy nan của quốc gia Văn Lang có nguyên nhân từ bên trong không thể cứu vãn.

# Hán địa siêu sài thấp
Đất nhà Hán đã nghiêng tràn đến chỗ thấp nhất.

Sự đô hộ của nhà Hán đã hoàn tất trên lãnh thổ Văn Lang xưa.

Bạn đọc nếu biết về luật thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thì sẽ nhận thấy rằng nó thiếu một câu cuối. Người viết tôi mạo muội thêm vào một câu cuối cho đủ khổ thơ là:

Viêm (Hỏa) Thủy (Thủy) Lạc (Mộc) Kim (Kim) Âu (Thổ).

Bởi những lý do trên mà: Hành Thủy và Hỏa đã sai lạc với nguồn gốc của nó.

Và như vậy, bài thơ tứ tuyệt đủ sẽ là:

Ngân đăng giá bích câu.
Yên mãn tự chung lâu
Hán địa siêu sài thấp
Viêm Thủy lạc kim âu.

Câu thứ tư này không lạc vận với 3 câu trên và trùng với nội dung ban đầu của nó với đủ Ngũ hành. Điều này được diễn tả như sau:

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim).
Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc).
Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy).
Viêm (Hỏa) Thủy (Thủy) Lạc (Mộc) Kim (Kim) Âu (Thổ).

Nội dung của toàn bộ bài thơ được giải mã có thể hiểu rằng: Những giá trị giả đã thay cho những giá trị thật - Khi mà nước Văn Lang đã suy sụp từ bên trong và bị nhà Hán chinh phục. Nhưng giá trị tri thức vĩ đại của đất nước này - mà một trong những nền tảng căn bản của nó là bảng nạp âm 60 hoa giáp - đã phải thay đổi ở hai hành Thủy Hỏa.

Nhiều khi tôi tự hỏi, có phải vì để đạt mục đích mà con người thường hay bất chấp thủ đoạn?

Sau khi đọc bài viết trên, tôi thấy tác giả không có được sự thật, cái chân thật cần có đôi khi ở con người. Tác giả bóp méo vô tội vạ và thêm thắt tất cả những gì ông ta có thể hầu để nêu cao giả thuyết của ông. Đã là giả thuyết, thì cứ việc chứng minh một cách minh bạch, mạch lạc chứ có đâu chỉ vài ba câu suy diễn cá nhân vớ vẫn rồi xác định như chẳng thể nào khác hơn được.

Chúng ta sẽ phân tích những điều tác giả viết và có phải người ta không thể “tìm ra một cái đúng từ một cái sai”?

Trích dẫn

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)
Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc)
Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy)

Viết gọn lại là:

Ngân đăng giá bích câu.
Yên mãn tự chung lâu
Hán địa siêu sài thấp

Đây là một bài ca quyết chữ Hán để dễ ghi nhớ ngũ hành nạp âm của lục thập hoa giáp mà phần nhiều những người nghiên cứu Tử Vi hay lý học Đông Phương đều có thể biết; do đó, nó mới có những hành như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như trên mà những chữ đó được viết bằng những bộ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thuộc 214 bộ thủ chữ Hán để mà viết rồi nhớ.

銀燈架壁鈎 - Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)
煙滿寺鍾樓 - Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc)
漢地燒柴濕 - Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy)

Như đã có nói qua, bài ca quyết này để ghi nhớ thứ tự ngũ hành nạp âm của lục thập hoa giáp và nó là như vầy:



Giáp Tí – Ất Sửu (Kim) Giáp Ngọ – Ất Mùi
Bính Dần – Đinh Mão (Hỏa) Bính Thân – Đinh Dậu
Mậu Thìn – Kỷ Tỵ (Mộc) Mậu Tuất – Kỷ Hợi
Canh Ngọ – Tân Mùi (Thổ) Canh Tí – Tân Sửu
Nhâm Thân – Quý Dậu (Kim) Nhâm Dần – Quý Mão

Giáp Tuất – Ất Hợi (Hỏa) Giáp Thìn – Ất Tỵ
Bính Tí – Đinh Sửu (Thủy) Bính Ngọ – Đinh Mùi
Mậu Dần – Kỷ Mão (Thổ) Mậu Thân – Kỷ Dậu
Canh Thìn – Tân Tỵ (Kim) Canh Tuất – Tân Hợi
Nhâm Ngọ – Quý Mùi (Mộc) Nhâm Tí – Quý Sửu

Giáp Thân – Ất Dậu (Thủy) Giáp Dần – Ất Mão
Bính Tuất – Đinh Hợi (Thổ) Bính Thìn – Đinh Tỵ
Mậu Tí – Kỷ Sửu (Hỏa) Mậu Ngọ – Kỷ Mùi
Canh Dần – Tân Mão (Mộc) Canh Thân – Tân Dậu
Nhâm Thìn – Quý Tỵ (Thủy) Nhâm Tuất – Quý Hợi


Thế nên, thực chất trong bài ca quyết chữ Hán là bài thơ tứ tuyệt (4 câu 7 chữ) chứ không phải chỉ có (5 chữ) như sau:

子午銀燈架壁鈎,  
 
辰戌烟滿寺鍾樓。  
 
申寅漢地燥柴濕,  
 
六甲輪流不外求。

Tí Ngọ : Ngân Đăng Giá Bích Câu
Tuất Thìn: Yên Mãn Tự Chung Lâu
Dần Thân: Hán Địa Thiêu Sài Thấp
Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu.


Có chỗ ghi câu cuối là: Lục giáp chi trung bất ngoại cầuNạp âm ngũ hành thử trung cầu.

Nay xét:

Ngân 銀 bộ 金
Đăng 灯 bộ 火
Giá 架 bộ 木
Bích 壁 bộ 土
Câu 鉤 bộ 金

Yên 煙 bộ 火
Mãn 滿 bộ 水(氵)
Tự 寺 bộ 土
Chung 鍾 bộ 金
Lâu 樓 bộ 木

Hán 漢 bộ 水(氵)
Địa 地 bộ 土
Thiêu 燒 bộ 火
Sài 柴 bộ 木
Thấp 溼 bộ 水(氵)

Nghĩa là có lý do hợp lý để hình thành lên bài thơ với những bộ thủ ở trên. Thế mà, tác giả Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại dùng "sự đồng âm khác nghĩa của âm Hán Việt" mà nghĩa Nôm chẳng ra Nôm, nghĩa Việt chẳng ra Việt và Hán thì không biết có biết cái chi chi ... để rồi đòi hạ bút "mạo muội thêm vào một câu cuối cho đủ khổ thơ" như vầy:

Viêm (Hỏa) Thủy (Thủy) Lạc (Mộc) Kim (Kim) Âu (Thổ)

Nếu dùng từ Hán cho những chữ trên thì có như sau:

Viêm 炎 bộ (Hỏa)
Thủy 水 bộ (Thủy)
Lạc 樂 bộ (Mộc)
Kim 金 bộ (Kim)
Âu (Thổ) - không có chữ Hán hay chữ Nôm đọc là "Âu" nào lại viết bằng bộ Thổ ...

Như vậy, tác giả “tìm ra một cái đúng từ một cái sai” ư? Không thể, và vì vậy tác giả cứ vô tư gọt chân cho vừa giày và cho chữ Âu là viết với bộ (Thổ).

Nói đúng ra, tác giả có biết là bài thơ đó là "thất ngôn tứ tuyệt" chứ không phải chỉ có là "ngũ ngôn tứu tuyệt" đâu và người ta có cả câu cuối; vậy mà, tác giả cứ cho là "Bạn đọc nếu biết về luật thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thì sẽ nhận thấy rằng nó thiếu một câu cuối."


Buồn cười, tác giả coi thường bạn đọc quá!

#2 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12929 Bài viết:
  • 25379 thanks

Gửi vào 11/08/2012 - 07:51

à ông thiên sứ đuổi mưa, chơi sang chữ nôm chữ hán rồi, chữ hán viết không nổi chữ nôm thì thầy khóc thét lên, kể cả tiếng Giao chỉ ngày xưa bây giờ mà ông ấy nghe được thì còn khó hơn nghe tiếng Ả Rập, không biết ông ấy học rộng đi nhiều đã gặp người Giao Chỉ chưa????

Thanked by 2 Members:

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 11/08/2012 - 14:48

Nếu hiểu lý nạp âm thì chỉ cần 15 chữ của 3 câu thơ là đủ, lười nhớ 15 chữ Tàu thì nhìn Lạc Thư cũng nhớ thứ tự của ngũ hành nạp âm .

#4 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12929 Bài viết:
  • 25379 thanks

Gửi vào 12/08/2012 - 00:17

cách nhớ nạp âm này xưa rồi

Thanked by 1 Member:

#5 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 14/08/2012 - 05:23

Trích dẫn







Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản tổng hợp TP.H-C-M

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)
Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc)
Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy)

Viết gọn lại là:

Ngân đăng giá bích câu.
Yên mãn tự chung lâu
Hán địa siêu sài thấp

Sự đồng âm khác nghĩa của âm Hán Việt trong bài thơ trên có thể dịch ra theo một nghĩa khác của bài thơ trên:

# Ngân đăng giá bích câu
Ngọn đèn bạc làm lạnh bức tường vàng.

Có thể hiểu nội dung của nó là giá trị giả, thấp kém đã thay thế cho giá trị thật, cao quí.


Nếu muốn nói đến sự đồng âm khác nghĩa của âm Hán Việt thì ví dụ, chữ:

Ngân (銀)- nghĩa là "tiền bạc" (money, silver) trong nghĩa Hán Việt và tiếng Việt còn có nghĩa là "(âm thanh) kéo dài và vang xa ..."

Đăng (燈) - nghĩa là "bó đuốc" (light) trong nghĩa Hán Việt và tiếng Việt còn có nghĩa là "đồ đan bằng tre, hình phên, dùng để chắn ngang dòng nước để bắt cá" ...

Giá (架)- nghĩa là "cái kệ, khung" (frame) trong nghĩa Hán Việt và tiếng Việt còn có nghĩa là "(giá đỗ) mầm đậu xanh, giơ cao dứ dứ rồi đánh, lạnh buốt v.v.."

Bích (壁) - nghĩa là "bức vách, sườn núi dốc" (wall) trong nghĩa Hán Việt và tiếng Việt còn có nghĩa là "chi tiết máy có dạng vành, có mặt phẳng để ghép với mặt phẳng của vật khác cho kín khít bằng đinh ốc, bằng chốt hoặc bằng cách hàn" ...

Câu (鈎)- nghĩa là "cái móc, binh khí" (hook) trong nghĩa Hán Việt và tiếng Việt còn có nghĩa là "bắt cá bắt tôm" ...

Như vậy, tác giả Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh dùng nghĩa thuần Việt hay dùng Việt dùng Hán ba rọi để gọt dũa theo sự suy diễn cá nhân là: "Ngọn đèn bạc làm lạnh bức tường vàng"?

Trong những ngữ nghĩa trên, có chữ nào có ý nghĩa là "vàng" theo nghĩa Hán hay Việt?

Thế, tác giả cứ vô tư bóp méo và diễn giải rộng ra thêm là: "Có thể hiểu nội dung của nó là giá trị giả, thấp kém đã thay thế cho giá trị thật, cao quí."

Rõ ràng ở trên, tác giả định nghĩa "giá" theo cái nghĩa "rét buốt, lạnh" rồi thì cứ diễn ra khác đi đánh đồng với "giá trị" để mà xọ này xịa kia v.v...

Chuyện rất đơn giản, vì muốn mua chuộc lòng người Việt để nâng cao văn hiến Lạc Việt và có lợi cho sự nghiệp thày bói của mình mà tác giả Thiên Sứ chà đạp văn hóa người khác, cổ thư - cổ nhân bằng ấy sự suy diễn của tác giả (chứ có phải thực thụ là văn hiến Lạc Việt gì đâu) mới là điều đáng buồn và đáng trách ...

Quý vị có thể tự mình phân tích những đồng âm khác nghĩa bịa đặt của tác giả dưới đây:







Trích dẫn

# Yên mãn tự chung lâu
Lửa đã cháy ngập trong toà lâu đài.

Có thể hiểu là sự nguy nan của quốc gia Văn Lang có nguyên nhân từ bên trong không thể cứu vãn.

# Hán địa siêu sài thấp
Đất nhà Hán đã nghiêng tràn đến chỗ thấp nhất.

Sự đô hộ của nhà Hán đã hoàn tất trên lãnh thổ Văn Lang xưa.



Ấy, tuy nhiên có những người vì sự mua chuộc lòng tôn vinh quốc gia - niềm tự hào dân tộc nên dễ dàng mù quáng nghe theo và tán thán:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn

"Viêm Thủy lạc kim âu.":
Câu thơ thiếu trên là chính xác
tuyệt đối - đây mới chính là bí ẩn.

và tác giả nhân đó mà lâng lâng theo:

Trích dẫn

Đúng như vậy! Tuy nhiên tôi cũng cần lưu ý thêm là : Trong sách Hán thì còn một bài thơ nữa tương tự và 7 chữ cho mỗi câu , như bài của quanghung14 - lâu ngày tôi không nhớ - Nhưng tôi loại bài đó và chỉ giữ bản lưu truyền phổ biến là "Ngân đăng giá bích câu....".

chỉ vì tác giả không hiểu vì sao có bài thơ thất tuyệt đó với những chữ Tí - Ngọ, Thìn - Tuất, Dần - Thân là ý gì, như thế nào?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ vì vậy, rồi tôi loại bài đó cho xong việc!


Phải chi tác giả được có sự hiểu biết như vầy:




Giáp – Ất Sửu (Kim) Giáp Ngọ – Ất Mùi
Bính Dần – Đinh Mão (Hỏa) Bính Thân – Đinh Dậu
Mậu Thìn – Kỷ Tỵ (Mộc) Mậu Tuất – Kỷ Hợi
Canh Ngọ – Tân Mùi (Thổ) Canh Tí – Tân Sửu
Nhâm Thân – Quý Dậu (Kim) Nhâm Dần – Quý Mão

Giáp Tuất – Ất Hợi (Hỏa) Giáp Thìn – Ất Tỵ
Bính Tí – Đinh Sửu (Thủy) Bính Ngọ – Đinh Mùi
Mậu Dần – Kỷ Mão (Thổ) Mậu Thân – Kỷ Dậu
Canh Thìn – Tân Tỵ (Kim) Canh Tuất – Tân Hợi
Nhâm Ngọ – Quý Mùi (Mộc) Nhâm Tí – Quý Sửu

Giáp Thân – Ất Dậu (Thủy) Giáp Dần – Ất Mão
Bính Tuất – Đinh Hợi (Thổ) Bính Thìn – Đinh Tỵ
Mậu Tí – Kỷ Sửu (Hỏa) Mậu Ngọ – Kỷ Mùi
Canh Dần – Tân Mão (Mộc) Canh Thân – Tân Dậu
Nhâm Thìn – Quý Tỵ (Thủy) Nhâm Tuất – Quý Hợi


子午銀燈架壁鈎,  
 
辰戌烟滿寺鍾樓。  
 
申寅漢地燥柴濕,  
 
六甲輪流不外求。


Tí Ngọ : Ngân Đăng Giá Bích Câu

Thìn Tuất: Yên Mãn Tự Chung Lâu

Thân Dần: Hán Địa Thiêu Sài Thấp

Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu.


Sửa bởi TuBinhTuTru: 14/08/2012 - 05:31


Thanked by 2 Members:

#6 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2982 Bài viết:
  • 26921 thanks

Gửi vào 16/08/2012 - 15:52

Có những người sáng tác sai lạc không phải vì họ hiểu nhầm mà đúng ra là cố ý sáng tác nhầm để hướng dẫn đám trẻ đi theo con đường tạm gọi là phi Chính thống , con đường này dẫn đến đâu thì không ai lưu tâm vì đối với họ những gì phi vật chất ( như môn Tử vi ,,) sẽ chỉ là ,,phi vật thể !! Trung quốc cách nay vài chục năm đã từng cho in ra 1 số sách Huyền học trong đó sai cố ý đến hàng trăm chỗ , các nước anh em thì cũng vậy thôi , họ có rất nhiều chiêu ( như in lịch sai/ khác ngày , sửa đổi Càn Khảm , nhét nhiều yếu tố ngoại lai của các môn học khác vào để làm trệch hướng đi Chính thống ,,v,v ) để hướng dẫn ,, người đi đường tự đi đến ,, hố thẳm của tư tưởng , tức là vẫn tồn tại 1 mặt trận tranh hùng ác liệt giữa vật thể và phi vật thể ( trước kia gọi là Tâm linh ) dù rằng tôi và Bạn vẫn không thấy gì cả ,,bàng quang mà nhìn thì thấy vui ra phết ,,he he ,,

#7 ewombat

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 24/01/2013 - 23:11

Bài thơ 4 câu có câu cuối "Viêm thủy lạc Kim âu" với tôi, không nhờ Thiên sứ mới biết.
Số là vào năm 1976 tôi được xem một số sách phong thủy từ miền Nam gửi ra, trong số đó có một cuốn loại rẻ tiền chỉ khoảng trăm trang giấy.
Trong cuốn sách này bài thơ có đủ 4 câu và vì riêng câu Viêm thủy lạc Kim âu, hình ảnh rất thơ nên tôi nhớ ngay không thể quên. Tất nhiên trong cuốn sách cũng có phần thuyết trình về ý nghĩa câu này nhưng không có gì mới lạ.
Sau này khi Thiên sứ phát kiến câu thơ này, tôi có nói cho Thiên sứ biết là câu ấy không mới, nhưng bác ấy không chịu tin tôi! Bác ấy không biết rằng, tôi có quyền lợi gì khi nói dối hay bịa đặt.
Tôi nghĩ, không phải Thiên sứ định bịp ai với câu này, nhưng đôi khi có những thông tin đến với ta bằng những con đường nào đó khi ta không tự giác, tuy tiềm thức ta vẫn tiếp thu để tung thông tin đó ra vào một thời điểm nào đó mà tưởng mình là xuất sứ.

Thanked by 1 Member:

#8 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3812 Bài viết:
  • 24199 thanks

Gửi vào 25/01/2013 - 06:12

nghe VIÊM THUỶ LẠC KIM ÂU , tưởng gì kinh khiếp ghê gớm lắm

thì ra nội dung chả có gì mới cũ rích . MM biết và thuộc cái này từ 1966

Thanked by 3 Members:

#9 ewombat

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 14/06/2015 - 16:44

Lâu lắm mới lại vào trang web này. Rất cảm ơn bạn minhminh đã cho tôi biết rằng mình không bịa đặt và không nói bậy. Miền Bắc thời ấy không có sách về các môn huyền học nên mãi sau ngày chiếm Sài Gòn tôi mới được xem các sách về phong thủy tử vi. Chính vì thế, bốn câu thơ trong cuốn sách mỏng tầm thường làm tôi ngạc nhiên vì các sách lớn không có câu thứ tư! Do đó tôi đã tin rằng trí nhớ của mình không thể lầm lẫn. Tuy vậy đôi khi người ta ghi nhớ thoáng qua trong đầu và sau thời gian dài có thể nhầm lẫn điều ghi nhớ đó với suy diễn của riêng mình. Tôi nghĩ rằng bác Thiên sứ cũng có lầm lẫn như vậy.
Quỷ Mephisti triết lý rằng: Con người còn lầm lẫn khi còn cố gắng vươn lên (Es irrt der Mensch, so lang er strebt).

Thanked by 1 Member:

#10 uminh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 38 Bài viết:
  • 12 thanks
  • LocationHo chi Minh

Gửi vào 16/06/2015 - 17:53

Hán Địa Siêu Sài Thấp, Ngân Đăng Giá Bích Câu, Yên Mãn Tự Chung Lâu.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |