Jump to content

Advertisements




Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi

Nguyễn Ngọc Chính Hồi Ức Một Đời Người

4 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 20:46

Sài Gòn xưa nổi đình nổi đám nhất trong thế giới của người chết là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nghĩa trang rộng khoảng 7,5 hecta và được coi là nơi an nghỉ của giới ‘quý tộc’ Sài Gòn trước khi thành phố đổi tên. Nơi đây nhiều nhân vật nổi tiếng một thời như Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại tướng Lê Văn Tỵ "đã từng" yên nghỉ.


Tôi dùng chữ "đã từng" vì tưởng như thế là yên thân với ‘mồ yên mả đẹp’ nhưng có ai ngờ lại phải bốc mộ đi dời để biến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi thành công viên Lê Văn Tám ngày nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghĩa trang MĐC và bức tường rào phía đường Hiền Vương

(nay là Võ Thị Sáu)


Nhân đây cũng nên nói qua về nhân vật được ca tụng là ‘tuổi trẻ anh hùng’, ‘ngọn đuốc sống’ Lê Văn Tám theo sách giáo khoa hiện đang sử dụng trong hệ thống giáo dục ngày nay.

Ngày 19/10/1945 (?), cậu bé Lê Văn Tám (16 tuổi) đã tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng Thị Nghè Simon Piétri (?) của thực dân Pháp cách đấy mấy chục mét.

Về câu chuyện anh hùng này, Phan Huy Lê, giáo sư sử học Đại học Quốc gia Hà Nội, trong bài viếtTrả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám đã kể lại theo lời dặn của Giáo sư Trần Huy Liệu khi đó đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời:

Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10/1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi [tức GS Trần Huy Liệu – chú thích của NNC] đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét”.

(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Đài BBC đưa tin và hôm sau bình luận: “Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng”. Ông Liệu chắc đã phải tự trách mình vì thiếu cân nhắc về logic nên có chỗ chưa hợp lý.

Thời Nam Bộ kháng chiến, có rất nhiều tấm gương hy sinh vì Tổ quốc cho nên ‘dựng’ chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám có lẽ vì họ Lê Văn rất phổ biến và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám (?).

Ông Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28/8/1945 đến ngày 1/1/1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1/1/1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2/3/1946. Ông Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến.

Theo GS Lê, ông Liệu đã căn dặn: “Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi [tức GS Lê – chú thích của NNC] coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử”.

Nói đi thì cũng phải nói lại. Trong loạt bài viết trên báo Sài Gòn Giải phóng có nêu một số nguồn tham khảo cho biết Lê Văn Tám là một nhân vật có thật. Theo nhà văn Trần Trọng Tân, với tư liệu Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975) của Nhà xuất bản thành phố H-C-M (1994) thì có thể khẳng định kho đạn Thị Nghè đã bị nổ hai lần vào ngày 17-10-1945 và ngày 8-4-1946. Vụ nổ ngày 17-10-1945 gắn liền với Cây đuốc sống Lê Văn Tám là có thực.

Kho đạn hay kho xăng gần cầu Thị Nghè trong thời gian 1945-1946 đã từng bị cháy đến hai lần? Lần đầu xảy ra vào ngày 17-10-1945, khi đó thiếu niên Lê Văn Tám, dưới sự chỉ đạo của Lê Văn Châu, đã đột nhập vào kho đạn, mang theo diêm và xăng. Khi rút lui, Lê Văn Tám bị dính xăng và bốc cháy như một cây đuốc sống.

Biểu tượng ‘ngọn đuốc sống Lê Văn Tám’ đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của mọi người, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân trong buổi đầu của Nam kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám nhưng tiếc thay vẫn còn nhiều nghi vấn, không biết đó là hư cấu vì mục đích tuyên truyền hay chuyện có thật.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức tượng về ‘ngọn đuốc sống’ trong công viên Lê Văn Tám,

nơi trước đây là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi


Cũng tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, tiền thân của công viên Lê Văn Tám ngày nay, vốn được coi dành riêng cho quân đội Sài Gòn, có đến hàng trăm ngôi mộ chiến sĩ tình báo ‘cách mạng’, ‘binh vận’ từng đóng vai quan chức, quân nhân tư bản của chế độ Sài Gòn. Khi nằm xuống, họ vẫn mang cái ‘vỏ’ cũ... Thế là dù cách mạng hay phản cách mạng, những người đã nằm xuống đều có chung ‘thân phận’. Đó là thân phận của người chết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thống Ngô Đình Diệm chết trong thiết vận xa M113


Sau khi bị lực lượng đảo chính giết vào tháng 11/1963, hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của ông Diệm hình hộp, áo quan của ông Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích, người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu.

Mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khá đặc biệt, chỉ có tấm đan bê tông đặt bên trên cao hơn mặt đất vài chục phân. Suốt từng ấy năm cho đến 1975, hai ngôi mộ nằm lọt thỏm, đìu hiu giữa nghĩa trang bộn bề những ngôi mộ kiên cố.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quan tài của ông Diệm nằm bên phải,

của ông Nhu bên trái trước khi được chôn


Những kẻ cơ hội quay lưng với gia đình họ Ngô đã đành, những người thân cũng ngại đến thăm viếng vì sợ chính quyền thời đó dòm ngó. Năm 1964, bà Phạm Thị Thân, thân mẫu của hai ông mất, đám tang thậm chí còn không người đưa tiễn!

Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chôn trong kim tĩnh (hộp bê tông dày và kín) rất khô ráo. Khi cải lên, thi thể của cả hai chỉ khô lại chứ không tan rữa, vẫn có thể nhận ra từng người. Đầu hai người đều quấn băng trắng in dấu máu đen từ những vết thương trước khi chết. Khi băng được mở, vết máu vẫn còn cứng. Sau gáy ông Nhu có một vết thương khá lớn, có thể do va đập.

Trong thời gian di dời, có một người phụ nữ tên là Hạnh từ Huế vào, xưng là cháu, nhận thi hài hai ông Diệm-Nhu và được đem đi cải táng tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương). Mộ ông Ngô Đình Cẩn (được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bị xử bắn vào năm 1965), và mộ bà thân mẫu Phạm Thị Thân cũng được quy tụ về Lái thiêu.

Trong khu đất rộng hàng nghìn hecta với những rặng cây lớn xanh và mát, mộ gia đình họ Ngô nằm cùng một dãy. Mộ bà Luxia Phạm Thị Thân nằm ở giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên nhưng trên bia chỉ khắc Gioan Baotixita Huynh (ông anh) và Giacobe Đệ (ông em). Cách mộ ông Nhu một quãng là mộ ông Cẩn, trên bia có khắc Jean Baptiste Cẩn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mộ ông Ngô Đình Diệm

(trên bia khắc tên ‘Gioan Baotixita Huynh’)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mộ ông Ngô Đình Nhu

(trên bia khắc tên ‘Giacobe Đệ’)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mộ bà Luxia Phạm Thị Thân

(nằm giữa mộ hai người con, Huynh và Đệ)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mộ ông Ngô Đình Cẩn

(trên bia chỉ đề Jean Baptiste Cẩn)


Tại Mạc Đĩnh Chi, ngoài mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu còn có mộ thân phụ của các ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, một số tướng lĩnh cao nhất, dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, cùng hàng nghìn nhân vật tên tuổi trong chính quyền. Trước năm 1975, một số người vì muốn thân nhân đã khuất được danh giá, bản thân được chút tiếng tăm, phải cố chạy chọt giành lấy một khoảnh đất trong Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

Một người từng cải táng mộ thân nhân tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vào năm 1983 là bà Thanh Triều. Bà có chồng là sĩ quan VNCH và cháu là Hồng Ngọc (vợ của ca sĩ Elvis Phương) chôn tại đây. Chồng bà bị tử nạn khi máy bay rơi trên đường từ Đà Nẵng về Đà Lạt năm 1973. Còn cô cháu Hồng Ngọc mất năm 1970 do tai nạn giao thông.

Bà Triều nhớ lại: "Tôi nhận được thông báo di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vào đầu tháng 5/1983. Thời gian di dời là 3 tháng. Nói thật, tôi thấy bàng hoàng, vì khi chôn thì xác định rằng chôn vĩnh viễn. Nhưng sau, suy nghĩ cạn lý, tôi thấy việc này không đừng được. Nghe đâu mấy ổng trước [chính phủ Sài Gòn – chú thích của NNC] đã nhiều lần định làm rồi, nhưng cứ nán lại vì sợ đụng ông nọ, ông kia".

Bà Triều thuê đội bốc mộ cải táng. Khi cải lên, do chôn trong kim tĩnh, lại chôn trong vùng đất cao và khô, nên cả hai thi hài vẫn giữ nguyên hình dạng. Bà cho đem đi thiêu cả hai. Từ đó đến giờ, bà gửi tro cốt chồng tại chùa Phổ Quang. Bà vẫn thường xuyên lên chùa, hương hỏa cho chồng.

Còn phần tro cốt của Hồng Ngọc đã được ca sĩ Elvis Phương mang ra nước ngoài để tiện việc thờ cúng. Không biết có chính xác hay không, theo nhiều người kể lại, trên mộ của Hồng Ngọc tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi hồi đó, Elvis Phương có khắc dòng chữ “Ngọc chết rồi Phương chơi với ai?”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Elvis Phương trước năm 1975


Trước 75, Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, còn được gọi qua tên Đất thánh Tây, là một khu đất bao bọc bởi bức tường vôi màu vàng cũ kỹ nằm ngay giữa trung tâm sầm uất của Sài Gòn xưa. Vì là nghĩa trang của giới quý tộc nên một khoảnh đất nhỏ trong Mạc Đĩnh Chi có giá bằng cả một gia tài của một người sống giữa đất Sài Gòn.

Mộ bia tại đây thường là những tấm đá cẩm thạch, đá hoa cương bóng lộn với dòng chữ R.I.P (rest in peace), có những câu đậm mùi triết lý “Hãy nhớ mình là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi” hoặc “Người sẽ chết tưởng nhớ người đã chết”... Nghĩa tử là nghĩa tận, ‘người sẽ chết’ đã lo cho ‘người đã chết’ bằng những mộ phần hào nhoáng trị giá gấp trăm, thậm chí gấp nghìn lần, những căn nhà ọp ẹp dựng trên bờ kinh nước đen Nhiêu Lộc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Truy lùng VC tại nghĩa trang MĐC vào Tết Mậu Thân 1968


Công bằng mà nói, việc biến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi thành công viên Lê Văn Tám - dù có đụng chạm đến quyền lợi của một số người có thân nhân nằm trong đó - vẫn là một việc phải làm khi đất đai tại trung tâm thành phố ngày càng thu hẹp, dân số ngày càng gia tăng.

Chắc hẳn những người đã an nghỉ tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi cũng rộng lòng thông cảm cho lớp hậu duệ ngày nay!

Thanked by 1 Member:

#2 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7368 Bài viết:
  • 16951 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 22:34

Bài cùa NNC mà lucylady sao lại .
Có đoạn nầy không đúng .

Trích dẫn

Trong thời gian di dời, có một người phụ nữ tên là Hạnh từ Huế vào, xưng là cháu, nhận thi hài hai ông Diệm-Nhu và được đem đi cải táng tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương).
Tôi có biết tường tận diễn tiến như sau .
Năm 1983, CA TP/H.C.M có đến Tòa Tổng Giám Mục Saigon báo là chuẩn bị dời mộ, nhưng không nói là Mô ai . TGM chỉ định một Bà Phước lo chuyện dời Mộ . Dời Mộ mà không biết ai và không có tiền . Bà Phước phải đi xin tiền trong mấy gia đình thân, quen trong họ đạo . Người giúp cũng là một Bà Phước nữa. Đến ngày (tức đêm hôm đó) , CA đến chở đến Nghĩa trang MDC nói bốc 2 ngôi mộ nầy, khi đo mới biết bốc mộ Ông NDD và Ông NDN . Đập phá bê tông thì đã có người sẳn ở đó . Làm xong thì họ chở đi đến một nơi xa và chỉ chổ chôn (có sẳn rồi) . Khi đó mới biết là Bình dương , Chôn xong 2 cái tiểu, phải đi kiếm cây gổ cắm xuống để làm dấu . Bà Phước cũng không biết gia đình ở đâu mà liên lạc .
Sau nầy gia đình Ông Trần trung Dung gởi tiền về mới xây mộ như hiện nay .

Thanked by 3 Members:

#3 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 22:52

Con nghĩ là người trong gia đình đã nói khác đi, hoặc một người nào biết sự việc, đồng thời rất quí hai vị quá cố nên họ đã kể một câu chuyện khác. Ghi một sự thật đau lòng là hai vị từng đứng đầu một thể chế, mà mất xong đến dọn qua một chỗ khác mà còn quyên góp thì rớt nước mắt...

#4 quanphuc2015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 255 thanks

Gửi vào 14/07/2015 - 04:21

Bạn nào có quan tâm tôi xin recommend đọc cuốn sách "Chính Đề Việt Nam" của tác giả Tùng Phong.



Thanked by 2 Members:

#5 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1550 thanks
  • Location0

Gửi vào 14/07/2015 - 04:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphuc2015, on 14/07/2015 - 04:21, said:

Bạn nào có quan tâm tôi xin recommend đọc cuốn sách "Chính Đề Việt Nam" của tác giả Tùng Phong.

Cuốn này đáng đọc, của ông Ngô Đình Nhu. Được tái bản tại Mỹ đã lâu.

Sửa bởi secretsoflife: 14/07/2015 - 04:43


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |