Jump to content

Advertisements




Hạnh nguyện Quan Âm


8 replies to this topic

#1 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 22:29

(Bài giảng khóa tu Một ngày an lạc lần thứ 58 tại chùa Phổ Quang ngày 15-3-2009)

Đặc biệt một năm có đến ba ngày vía Bồ tát Quan Âm là ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6 và 19 tháng 9. Nói về Quan Âm, Đức Phật dạy rằng Bồ tát này có 33 thân hay 33 loại ứng hiện thân ở Ta bà. Nói như vậy, không có nghĩa là Đức Quan Âm chỉ có 33 thân như nhiều Phật tử hiểu lầm.


Bồ tát Quan Âm có trăm ngàn muôn ức hiện thân; cho nên Đức Phật đã nói về thần lực của Quan Âm trong kinh Phổ Môn rằng “Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng”, nghĩa là nếu một ngàn chỗ có tâm thành cầu nguyện Đức Quan Âm thì đồng một lúc đó có một ngàn Bồ tát Quan Âm liền ứng hiện; nói chính xác hơn, trong khắp Pháp giới không chỗ nào mà Quan Âm không ứng hiện để cứu độ, nếu có chúng sinh kêu cứu Ngài. Ngài sẽ hiện thân hình tương ưng với nhu cầu của con người như hiện thân Tỳ kheo, hiện thân cư sĩ, hiện thân ngoại đạo, thậm chí hiện thân trẻ con.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quán Thế Âm Bồ Tát


Riêng tôi, chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa, nên trông thấy ai cũng nghĩ họ là Quan Âm, cho đến tiếp xúc với các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, tôi cũng nghĩ đó là hiện thân của Quan Âm. Và với độ cảm tâm mãnh liệt về Đức Quan Âm như vậy thì khi tôi nói chuyện với người nào, họ liền có thiện cảm với tôi. Theo tôi, khi chúng ta nghĩ đến Quan Âm, thì Ngài có thể hiện vào thân của đối tác, nghĩa là tác động họ, khiến họ xử sự với ta như Bồ tát. Ngược lại, dù là Bồ tát, nhưng ta nghĩ họ xấu thì ác ma liền hiện vào thân, gọi là ma giả Phật.

Nếu chúng ta niệm Quan Âm và nhìn đời theo Quan Âm, sẽ có được kết quả tốt như Phật dạy. Tại sao Quan Âm có quyền năng như thế và chúng ta có được kết quả như Phật dạy hay không là vấn đề đặt ra để chúng ta ứng dụng trong cuộc sống, tu hành như thế nào mới đạt được kết quả cao như Quan Âm, hay kết quả nhỏ thì cũng thoát được nạn tai.

Trong các kinh điển Đại thừa, phần lớn Đức Phật dành một phẩm nói về Quan Âm, cho nên chúng ta biết công hạnh của Ngài rất lớn. Điển hình là kinh Bát Nhã, mà trong phần trọng tâm, Đức Phật cũng đưa ra năng lực siêu xuất của Đức Quan Âm làm mô hình kiểu mẫu. Đức Phật phá các chấp tướng và Ngài giới thiệu Bồ tát Quan Âm mang tên khác là Quán Tự Tại như sau: “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách…”. Đó là phần mở đầu của Bát Nhã tâm kinh, Đức Phật đã mượn hình ảnh Quan Âm để chứng minh vị Bồ tát này là người tu chứng Bát nhã và sử dụng được Bát nhã.

Bát nhã là gì? Bát nhã là trí tuệ cao nhất có thể đưa con người vượt qua tất cả khổ ách, gọi là trí Bát nhã, cho đến đạt được cứu cánh Niết bàn. Đức Phật Thích Ca cho biết ba đời chư Phật đều nương trí Bát nhã để vượt qua tất cả chướng duyên, phá được tất cả khổ ách và đạt đỉnh cao Niết bàn. Và Đức Phật cũng nói rằng Quan Âm đã đạt cứu cánh Niết bàn này; vì vậy chúng ta ngầm hiểu rằng Đức Quan Âm là vị Phật đã thành, tức Ngài đã thành Phật rồi, nhưng hiện thân Bồ tát để trợ hóa cho Đức Phật Thích Ca hành đạo ở cõi Ta bà.

Theo kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói có hai hạng Bồ tát là Bồ tát từ nhân hướng quả và Bồ tát từ quả hướng nhân. Bồ tát từ nhân hướng quả là tất cả những người như chúng ta phát tâm Bồ đề, tu hành theo nhiều pháp môn khác nhau, nhưng đều cầu mong chứng được Phật quả. Bồ tát từ quả hướng nhân là những vị Bồ tát đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác vì thương nhân gian mà sinh lại cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Bồ tát Quan Âm cũng vậy, Ngài đã thành Phật ở thế giới Phật, nhưng vì luôn sống với tâm đại bi nên Ngài thường quán sát khổ đau của chúng sinh và muốn giải phóng nỗi khổ niềm đau cho họ, Ngài mới hiện thân lại cõi Ta bà này. Vì vậy, kinh Pháp Hoa gọi Ngài là Quán Thế Âm, kinh Bát Nha gọi là Quán Tự Tại. Hai danh xưng này khác nhau điểm gì.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quán Thế Âm là thành Phật rồi hiện thân lại làm Bồ tát. Vì vậy người ta tạc tượng Quan Âm kiểu nào thì trên đầu Ngài cũng có tượng Phật, tiêu biểu cho Ngài thành Phật nhưng thương chúng sinh khổ mà Ngài hiện thân lại. Nếu thương chúng sinh khổ trong loài A tu la, hay trong loài rồng, hoặc trong loài người, Quan Âm sẽ hiện thân vô loài đó. Nhưng Bồ tát hiện thân vào các loài chúng sinh, Ngài khác với chúng sinh ở điểm trên đầu Ngài lúc nào cũng có Phật. Vì vậy, trên bước đường tu của chúng ta, việc quan trọng là phải có Phật trong tim mình, hay trên đỉnh đầu mình; vì không có Phật, chúng ta dễ rớt vào tà ma ngoại đạo. Nếu mang hình thức thầy tu, nhưng trong tim không có Phật là không có tâm đại bi, sẽ dễ làm việc ác; trên đầu không có Phật, tức không có trí Bát Nhã thì luôn phạm lỗi lầm, dù mang hình thức nào cũng là ác ma, ngoại đạo. Tuy nhiên, nếu mang hình thức A tu la, hay cư sĩ, nhưng trên đầu có Phật, trong tim có Phật, thì họ là Phật. Phật này là Phật tâm, Phật huệ. Vì vậy mà người thế gian thường nói khẩu Phật tâm xà, nghĩa là miệng nói lời thiện của Phật, nhưng tâm ác thì không thể là Phật. Còn mặt dữ như ông Tiêu, nhưng tâm là Phật thì vẫn tiêu biểu cho Phật.

Bồ tát Quan Âm kết hợp được đại bi của kinh Pháp Hoa và đại trí của kinh Bát Nha. Kinh Hoa Nghiêmcũng có một phẩm nói về Đức Quan Âm và nhiều kinh Đại thừa đề cập đến Ngài. Điều này cho thấy đối với Phật pháp, Bồ tát Quan Âm đóng vai trò rất quan trọng. Ngày nay, chúng ta hành đạo theo tinh thần Đại thừa, nhưng không áp dụng kinh Bát Nha để quét sạch nghiệp chướng trần lao và phát sinh trí tuệ mà nói tu Đại thừa là sai lầm lớn.

Phải có đại trí mới tu Đại thừa được. Tuy nhiên, không có đại trí mà tu Đại thừa được là theo kinh Pháp Hoa dạy hành giả phải nương theo đại trí của Phật, Bồ tát mà tu. Nếu không có đại trí và cũng không nương được đại trí của Phật, Bồ tát mà tự hành Bồ tát đạo, sẽ chuốc họa vào thân. Thật vậy, trên bước đường tầm sư học đạo, Phật và thầy rất quan trọng; vì không có thầy chỉ dạy và không có Phật ấn chứng, không thể nào hành Bồ tát đạo. Khi nương được trí tuệ Phật, chúng ta có thể hóa giải tất cả mọi việc của trần gian. Riêng tôi, trên 60 năm hành đạo được an ổn, chính yếu là nhờ đặt trọn niềm tin tuyệt đối ở Phật, nên được Phật lực gia bị, quyết đoán ít bị sai lầm. Có sai lầm nhỏ, hay ít sai lầm, chúng ta cũng thoát được, nếu không sai lầm là tốt nhất.

Trên bước đường tu, chưa có trí Bát nhã, chúng ta có thể nương theo trí Bát nhã của Phật. Nhưng trên thực tế cuộc sống, có lúc nương được Phật lực, có lúc không được Phật lực gia bị. Khi nào không nhận được Phật lực là điều quan trọng ta phải biết rõ. Nhận được Phật lực gia bị với điều kiện tâm chúng ta phải hoàn toàn thanh tịnh. Một vị tu hành giỏi dở chưa nói, nhưng nói đến tâm thanh tịnh là chính. Giỏi mà tâm không thanh tịnh thì dễ trở thành ác ma. Dở nhưng thanh tịnh thì Phật lực gia bị được. Vì vậy, chúng ta thấy trong cuộc sống có người ít học, nhưng làm được Phật sự lớn mà người khác không làm nổi, vì nhờ tâm thanh tịnh và được Phật lực gia bị, cho nên họ thấy điều cần làm. Các vị cao tăng khi gặp việc khó, không giải quyết được, các Ngài thường nhập thất, hoặc nhập định để giữ cho tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh, Phật huệ mới rọi vào được và mới thấy khác với cái thấy phát xuất từ Thức. Cái thấy theo Thức là do suy nghĩ mà biết thì chỉ đúng được 50% là tốt rồi. Trong khi trí Bát nhã do Phật huệ rọi vào, vượt hơn hiểu biết của Thức, thì không cần suy nghĩ, tự động bừng sáng trong lòng. Như tôi thường nhắc 40 năm trước, Hòa thượng Trí Tịnh đã dạy rằng khi ngài không suy nghĩ thì biết chính xác. Muốn được như vậy, đòi hỏi chúng ta phải trải qua quá trình tham thiền nhập định để dứt bặt Thức, bấy giờ tâm chơn như mới bừng sáng. Tôi thường thực tập pháp này để thấy và hành động theo tâm chơn như, nên thoát được những hiểm nạn.

Nếu có tâm thanh tịnh, Phật lực sẽ gia bị, ví như mặt nước phẳng lặng và trong suốt thì ánh trăng hiện rõ. Thật vậy, Phật chỉ hiện vô tâm, chúng ta khi không có dao động trong lòng, tức vọng thức không khởi lên. Ta không nghĩ việc nào là tâm trong sạch, là gạn lọc được tham sân si, mạn, nghi, ác kiến. Vì vậy, tu hành cần gạn lọc tâm mình cho trong sạch bằng cách lấy pháp Phật rửa tâm. Học Phật pháp, chúng ta biết rằng tất cả mọi vật trên thế gian này đều không bền chắc, thân ngũ uẩn cũng không bền chắc. Thấy rõ pháp như vậy và chúng ta tập làm theo Phật dạy. Chính cuộc đời của Đức Phật cũng thể hiện rõ ý này. Ngài từ bỏ tất cả tài sản vật chất mà người thế gian coi là cao quý nhất để dấn thân trên con đường cát bụi, đó là Ngài đang gạn lọc tâm cho trong sạch. Đối với phàm phu, không có thì tham muốn cho có, dẫn đến việc làm sai trái, bị tù đày, đau khổ; nhưng người đời có rồi thì muốn giữ lại mãi cũng là tham thì cũng khổ và giữ không được, lại càng khổ nữa. Đức Phật hoàn toàn khác hẳn, Ngài vứt bỏ cung vàng điện ngọc, quyền thế, sống khổ hạnh một mình để kiểm tra xem lòng Ngài có còn ham muốn hay không.

Thuở nhỏ, tôi mới đi tu, vô chùa sống cơ cực quá, khiến tôi nhớ nhà, nhớ bà ngoại lúc nào cũng thương chìu mình. Hễ đi học về, không có thức ăn ngon thì khóc, bà ngoại lật đật tìm mua cho tôi ăn. Nhưng vô chùa, thức ăn dở cũng không có, khóc cũng không ai thương, không ai dỗ, không ai năn nỉ mình ăn, tủi thân lắm, muốn trở về với cái được nhỏ xíu của đứa trẻ thơ. May nhờ thầy khai ngộ. Đức Phật xưa kia cao sang quyền quý mà còn vứt bỏ, đi khất thực bữa đói bữa no. Nghĩ cuộc sống Phật cao thượng như thế, thì mình là đệ tử Ngài phải phát tâm buông bỏ tất cả. Khi buông bỏ được phần nào, tự động tâm thức ta được lắng yên phần đó. Nhờ vậy, Phật hiện vào tâm ta một phần, giúp chúng ta thấy lờ mờ trước chân lý và theo đó, chúng ta tăng trưởng niềm tin nơi Phật và tiến tu được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khi tôi sang Nhật tu học, tâm trạng này được giáo sư khai ngộ, tôi rất thấm thía. Vào khoảng thập niên 60, Nhật Bản có TV, giáo sư giảng rằng tâm con người ví như cái TV có lớn có nhỏ khác nhau và tần số cũng khác. Lúc đó, TV Nhật chỉ có ba tần số. Màn hình TV lớn nhỏ rộng hẹp tiêu biểu cho người đời có phước báu nhiều ít khác nhau. TV chỉ có một tần số tiêu biểu cho người tu theo hạnh Thanh văn, mở TV ra là họ bắt thẳng vô đài, tức thấy Phật liền, không thấy gì khác; còn đóng TV là chúng sinh. Nhưng người tu giả, mở hay đóng TV cũng thấy chúng sinh, thì tu muôn kiếp cũng không thành Phật. Đóng TV, thấy tối đen là vô minh; nhưng mở TV thấy ánh sáng Phật, nên người tu thích sống nội tâm, ví như TV chỉ có một đài thôi. Còn có hai, ba đài tiêu biểu cho người hành Bồ tát đạo khác với Thanh văn. Tu Thanh văn ví như có một tần số, mở ra là có Niết bàn; nhưng tu Bồ tát đạo, mở tần số này thì thấy thế giới Cực lạc của Phật Di Đà, mở tần số khác thấy thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, hoặc mở tần số khác nữa, thấy Phật Đa Bảo. Có nhiều tần số, hay có nhân duyên căn lành của chúng ta gieo trồng từ đời trước nên đời này mới kết nối được với chư Phật, chư Bồ tát. Có nhân duyên với vị Phật hay vị Bồ tát nào thì thấy vị đó; không có nhân duyên thì dù có mở ra cũng không thấy được. Hoặc mở TV nhưng hình ảnh mờ không thấy rõ vì TV bị nhiễu sóng; thấy Phật không rõ là tâm chúng ta bị loạn động, chưa thanh tịnh. Cũng như trong đại dương có những đợt sóng ngầm, tâm thức chúng ta cũng có những nghiệp sóng ngầm khởi lên làm chúng ta không thấy được Phật. Nhận thức yếu nghĩa này, tôi luôn để tượng Phật trên bàn viết trước mặt mình. Khi tập trung mà không thấy được Phật, thì phải nhìn vào tượng Phật, để tâm vào tượng Phật để thấy Phật. Còn đi ra ngoài, làm sao ôm tượng Phật theo, cho nên trước kia tôi đeo tượng Phật để khi đợt sóng ngầm trong tâm mình nổi dậy, có thể cầm tượng Phật lên nhìn. Có thầy nói rằng tôi là thầy tu mà còn đeo tượng Phật. Đeo tượng Phật cốt để trấn tâm, không phải để trang sức. Đặc biệt tôi thích tượng Quan Âm vì tôi sanh trong thời kỳ chiến tranh đầy nguy hiểm, nên luôn hướng tâm về vị Bồ tát này mà được an lành.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khi tâm ta hoàn toàn thanh tịnh, Bồ tát Quan Âm, hay cảnh Tây phương hiện rõ; nhưng tâm mình bị những đợt sóng ngầm là tham sân si nổi dậy thì cảnh Cực lạc liền biến mất, Quan Âm cũng không còn. Trên bước đường tu, ai cũng còn trạng thái này. Ngồi yên, vụt nhớ việc nào ác, hay nhớ người nào xử sự tệ với ta thì ta phát giận liền người đó, hoặc nhớ đến những cơ hội tốt mình lỡ bỏ qua thì liền cảm thấy tiếc nuối, v.v… Tất cả những sự kiện xảy ra trong cuộc sống chúng ta đều được lưu giữ đầy đủ trong lòng mình và nó có thể nổi dậy bất cứ lúc nào, khi đó hình ảnh Phật bị nhòe đi, giống như TV bị nhiễu sóng. Nếu biết khắc phục, lắng nghiệp thì hình ảnh Phật sẽ từ từ hiện rõ trở lại. Vì vậy, do chúng ta điều chỉnh TV mà hình ảnh rõ màu đẹp, người tu cũng điều chỉnh tâm mình cho thanh tịnh để thấy thế giới Phật rõ hơn, nghe âm thanh Phật rõ hơn. Và người điều chỉnh được tâm thanh tịnh đến mức độ cao nhất là Đức Quan Âm mà Tâm kinh diễn tả là ngài hành thâm Bát nhã Ba la mật đa. Cho nên đối với Bồ tát Quan Âm, âm thanh của tất cả chúng sinh và ánh sáng của thế giới chúng sinh đều hiện rõ nét, vì Ngài đã chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Đó chính là pháp quan trọng nhất trong đạo Phật. Chúng ta nhìn tất cả mọi thứ ở khắp mọi nơi đều bị vướng mắc trong ngũ uẩn, tức kẹt vào sắc, thanh, hương, vị, xúc. Trong khi chiếu kiến ngũ uẩn giai không thì không vướng mắc gì cả, tất cả những gì do mắt thấy tai nghe, do cảm thọ, do tưởng tượng, nói chung do sự tác động của Thức uẩn, đều biến mất trong tâm thức, không có một niệm nào khởi lên gọi là tâm Không. Còn nhớ quá khứ, suy tính tương lai, thấy đối tượng buồn vui, là tâm thức còn khởi động. Nhưng chiếu kiến ngũ uẩn giai không là tất cả mọi việc trước mắt biến mất; nói cách khác, tuy có, nhưng coi như không, gọi là quán Không, hay vào cửa Không. Còn việc có mà chúng ta nói không là sai; Bồ tát Quan Âm không phải như thế, vì Ngài thấy thật tướng Không.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ví dụ mọi người trong đạo tràng này hiện diện trước mặt tôi là có, không phải không; nhưng tôi biết rằng trước kia và sau này, quý vị đều không có ở đây, nên không thật. Ý này được Bồ tát Long Thọ dạy rằng quán Không, quán giả và quán trung. Đầu tiên, tu theo Quan Âm, quán Không để rời bỏ tâm chấp trước. Mọi việc, mọi người có hay không có, chúng ta cũng không quan tâm đến để được giải thoát. Vì chúng ta coi mọi vật không cần thiết, nên bỏ. Bỏ vật bên ngoài cho đến bỏ vật trong tâm và thậm chí sắc uẩn này cũng không cần. Như vậy, chúng ta bỏ tâm chấp trước, không phải bỏ vật; hiểu bỏ vật là sai. Và bỏ tâm chấp trước rồi, sự vật vẫn là sự vật, thì Phật dạy rằng sự vật thế nào, chúng ta nói đúng như vậy; không phải có mà nói không. Có nói có, không nói không; nhưng sự vật này không thực tồn tại mãi. Trước 6g sáng, ở giảng đường này trống không và sau 6g chiều, quý vị về hết thì ở đây cũng trống không. Hoặc xa hơn, trước khi sinh ra, chúng ta không có mặt trên cuộc đời này, là không và sau khi chúng ta từ giã cuộc đời thì cũng không, là tất cánh Không. Ta có mặt trên cuộc đời là sự hiện hữu giả tạm; vì thân vật chất này thay đổi theo từng sát na, không đứng yên và kế đến là sự thay đổi về tâm, tâm lý chúng ta cũng luôn biến dạng. Nhờ quán sát đúng đắn như vậy, chúng ta không cố chấp vào thân tâm, không cố chấp vào sự vật và mọi người bên ngoài; cho nên vượt được tất cả nỗi khổ trong lòng chúng ta, gọi là khổ tâm. Những việc không đáng khổ cũng tưởng tượng ra để khổ, đó là cái khổ lớn nhất của phàm phu. Còn thân vật chất có khổ, nhưng nếu chúng ta không màng đến thì cũng chẳng thấy khổ. Khi còn có sự kết hợp của thân ngũ uẩn và thân tứ đại thì gọi là còn sống; nhưng nếu thân vật chất này chết rồi thì có còn khổ vui hay không. Quán sâu lý Không, đạt được “Hành thâm Bát nhã” như Đức Quan Âm, nên vượt được tất cả khổ vui của thế nhân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chúng ta chưa vượt được tất cả khổ vui, vinh nhục, tình ái của trần gian này mà cứu đời là tự chuốc lấy tai họa cho mình. Dù cuộc đời như thế nào, tâm của hành giả vẫn như như bất động, là độ nhứt thiết khổ ách. Nhận ra yếu nghĩa này, phải độ mình giải thoát mới nghĩ đến độ người. Bồ tát Quan Âm là hành giả kiểu mẫu thể hiện cốt tủy của pháp này. Ngài đạt được trí Bát nhã cao tột, phiền não không còn, mới phát đại bi tâm, tức từ chơn như tâm là đỉnh cao nhất của trí tuệ mà phát tâm vào đời cứu độ chúng sinh. Việc làm của Đức Quan Âm nhắc nhở chúng ta làm đạo, thương người nhưng phải có trí tuệ chỉ đạo. Còn không phát được từ tâm chơn như hay trí Bát nhã, chúng ta dễ bị ma quái mê hoặc. Nó thấy ta thương người nên nó giả dạng làm người để dụ dỗ và ta làm theo nó là bị lệ thuộc chặt chẽ vào quỹ đạo của ma, khó thoát ra được. Ví dụ ta muốn phóng sanh thì họ đem lồng chim đến xúi mình mua thả. Nghe nói phóng sanh có phước, ta dặn họ bắt giùm bao nhiêu con chim, bao nhiêu ký cá để thả. Đó là hành Bồ tát đạo không có trí Bát nhã. Có trí Bát nhã thấy người đáng cứu, chúng ta cứu, không bị nó mê hoặc hay lợi dụng. Thấy người bắt cá ăn thịt, chúng ta mua thả nó và biết thả ra sông nó sống được.

Làm việc bằng tâm đại bi được phát khởi từ tâm chơn như, hay trí Bát nhã, mới có kết quả tốt đẹp. Với trí Bát nhã chỉ đạo, Đức Quan Âm khi hiện thân làm tiểu vương, khi hiện thân Bà la môn, hoặc hiện thân phụ nữ mà cứu được người. Nhờ trí Bát nhã soi sáng, Ngài biết rõ tới đâu cần mang hình tướng gì để cứu giúp chúng sinh, ngài liền có thân hình tương ưng nên cứu được. Thử nghĩ xem đến nước mà họ chỉ tin theo ngoại đạo nào đó, chắc chắn mang hình thức tu sĩ Phật giáo chẳng những không được tiếp đón, có khi còn bị mất mạng.

Tóm lại, áp dụng lời Phật dạy, chúng ta niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm, đồng thời thể hiện Chánh pháp trong cuộc sống của chính mình thì hành đạo ở nơi nào, sống ở chỗ nào, cũng được Đức Quan Âm gia hộ, thoát được khổ nạn và mang lại an vui, lợi ích cho nhiều người giống như Bồ tát Quan Âm.

HT.Thích Trí Quảng



#2 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 07/04/2014 - 03:08

Lợi ích của pháp môn Niệm Phật



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Niệm Phật là một phương pháp tu tập rất quen thuộc với người học Phật ở Việt Nam chúng ta. Pháp môn Niệm Phật còn được gọi là pháp môn Tịnh độ. Nó quen thuộc đến độ hễ nghe nhắc đến pháp môn Niệm Phật là người ta nghĩ ngay đến phương pháp trì niệm Hồng danh Đức Phật A Di Đà.

Trong nhiều pháp môn tu thì đây có thể nói là một pháp môn dễ hành trì và hành giả có thể cảm nhận được sự lợi ích từ pháp tu của mình ngay trong hiện tại cũng như trong tương lai. Trong kinh Niệm Phật Ba-la-mật, Bồ tát Quán Thế Âm đã xác quyết rằng: “Pháp Niệm Phật tam muội là pháp thành Phật, là pháp chứng Vô thượng giác, là pháp thâm nhập cảnh giới bất tư nghì của chư Phật, là pháp mở bày tỏ ngộ tri kiến Như Lai, là pháp cứu độ tất cả mọi chúng sanh, là pháp siêu việt trên hết thảy hý luận cùng thiên kiến của nhị thừa”.

Trong xã hội hiện tại, theo như trong kinh điển gọi là thời mạt pháp, có rất nhiều chướng duyên, con người phần nhiều thường hay giãi đãi, hay thối thất chí nguyện hướng thiện và hướng thượng của mình, cho nên có thể nói rằng tu tập pháp môn Niệm Phật là phù hợp hơn cả. Như Thiền sư Thiên Như đã dạy: “Ðời mạt pháp về sau, các kinh sách đều bị tiêu mất hết, chỉ còn lưu lại bốn chữ A Di Ðà Phật để cứu độ chúng sinh mà thôi”. Qua đó cho chúng ta thấy pháp môn Niệm Phật có vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng sâu rộng đến mức nào. Sở dĩ pháp môn Niệm Phật có được sức ảnh hưởng lớn như vậy là vì nó đem lại nhiều lợi ích cho hành giả ngay trong giờ phút hiện tại và cả trong tương lai.

Trước hết, người niệm Phật sẽ có được sự an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Ngay trong lúc chúng ta chuyên tâm trì niệm Hồng danh Đức Phật Di Đà, tâm không còn chạy theo những ý niệm bất thiện, những tư tưởng loạn động, không còn bị những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê quấy nhiễu. Tâm của chúng ta ví như một căn phòng, và trì niệm Hồng danh Đức Phật là thắp lên trong căn phòng tâm thức của chúng ta một ngọn đèn, khi ánh đèn sáng tỏ đã được thắp lên thì bóng tối trong gian phòng ấy sẽ tự nhiên bị đẩy lùi, bị tiêu mất. Hơn nữa, khi ta niệm Phật thì tâm trí không còn nhớ nghĩ đến những điều xấu xa, miệng và thân không tạo ra nghiệp ác. Một giờ niệm Phật, là một giờ không tạo nghiệp bất thiện; một ngày chuyên niệm Phật, thì trong ngày đó chúng ta tránh được các nghiệp ác. Không tạo các nghiệp ác cũng đồng nghĩa là tâm không bị giày vò bởi những lo âu, phiền muộn, do vậy mà chúng ta cảm thấy hạnh phúc, an vui.

Hơn nữa, khi lòng của chúng ta được an tĩnh thì tâm trí thường sáng suốt, minh mẫn. Nhờ vậy mà chúng ta phát huy được khả năng sáng tạo của mình đồng thời có thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn, phù hợp để giải quyết những vấn đề khó khăn trong đời thường cũng như trong công việc. Vả lại, khi tu tập pháp môn Niệm Phật, chúng ta tưởng nhớ đến Đức Phật, đến những công hạnh của Ngài, quán chiếu về những phẩm tính cao quý của Ngài, những thứ đó sẽ dần dần thẩm thấu vào trong tâm thức, từ từ chuyển hóa những ý nghĩ, hành động và lời nói của chúng ta theo chiều hướng thiện lành. Nhờ vậy mà thân tâm được thanh lọc dần dần, và những phẩm hạnh cao quý được trưởng dưỡng ở trong ta. Hay nói cách khác, tu tập pháp môn Niệm Phật sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình, xây dựng cho mình một nhân cách đạo đức tốt, có được một cuộc sống hiền lương, thánh thiện.

Bên cạnh đó, tu tập pháp môn Niệm Phật sẽ làm vơi đi tâm sầu muộn. Trong những lúc buồn phiền, đau khổ, trong khi gặp nghịch cảnh như: lúc tử biệt sinh ly, lúc con cái hư hỏng, nhà cửa tiêu tan, kinh tế suy thoái, vợ chồng bất hòa, bạn bè phụ bạc, v.v... nếu chúng ta niệm Phật thì những điều buồn phiền, đau khổ ấy sẽ dần dần vơi đi. Vì khi niệm Phật, chúng ta không còn nhớ nghĩ đến những điều đau buồn ấy nữa. Hơn nữa, khi niệm Phật như thế, chúng ta tưởng nhớ đến đức hạnh của Ngài, những giáo lý Ngài đã dạy như là Vô thường, Tứ đế, Nhân quả,… thì sẽ có một cách nhìn nhận mới đối với những khổ đau, phiền muộn của chúng ta. Nhờ vậy mà ta không còn bị chi phối nhiều bởi những khổ đau, phiền muộn ấy nữa.

Không những thế, niệm Phật còn là một phương pháp an tâm rất hiệu quả. Những lúc bị lo âu, hồi hộp và bất an, để trấn an bản thân thì chúng ta nên niệm Phật, đưa tâm của mình về với câu Phật hiệu, nhờ vào sự nhất tâm trì niệm của bản thân cộng với sự gia trì của chư Phật, chúng ta dễ dàng tìm lại được sự an tĩnh. Đây là một điều lợi ích rất thiết thực của pháp môn Niệm Phật. Dù là ai đi nữa, nếu biết dùng câu Phật hiệu để tìm lại sự an tĩnh của tâm hồn thì đều dễ dàng đạt được kết quả như ý muốn. Cũng chính vì lợi ích này mà đôi khi có những em nhỏ đã đến với đạo Phật, biết đến câu Phật hiệu một cách rất dễ thương, rất hồn nhiên. Các em nhỏ thường hay sợ ma, nhất là đi vào những đoạn đường tối tăm một mình vào ban đêm. Thế nhưng vì hoàn cảnh, vì công việc mà buộc các em phải đi qua con đường đó chứ không còn con đường nào khác. Trong trường hợp như thế, có những ông bà, cha mẹ đã chỉ dạy các em niệm Phật. Họ bảo rằng, những lúc sợ ma, những lúc cảm thấy lo âu thì con nên niệm Phật, Đức Phật sẽ che chở cho con, gia hộ cho con thoát khỏi mọi hiểm nguy. Hoặc là lúc các em đi thi, các em cũng thường bị hồi hộp, bất an, để giúp con mình giữ được bình tĩnh, có những bậc phụ huynh đã dạy cho các em niệm Phật để lấy lại bình tĩnh, để được chư Phật gia hộ. Với niềm tin rất mộc mạc, dễ thương như thế, các em đó đã niệm Phật, để tìm lại sự an ổn cho tâm hồn. Như vậy, câu Phật hiệu đã trở thành một phương tiện hữu hiệu dẫn dắt các em vào đạo, hướng các em đến với con đường chân thiện mỹ.

Cùng với những ích lợi trên, tu tập pháp môn Tịnh độ còn giúp cho hành giả có được sự bình tĩnh trước những chướng duyên trong cuộc sống, và nhất là có được sự an định trong giờ phút lâm chung. Cận tử nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự tái sinh, sau khi kết thúc sinh mạng trong hiện tại. Người thiếu tu tập thì tâm thường rất hoảng loạn trong giờ hấp hối, khi đối mặt với tử thần, vì họ không biết mình sẽ đi đâu, về đâu, họ không nỡ dứt bỏ trần duyên, không đành từ bỏ những người thân yêu của mình, lại bị sự đau đớn, dày vò của thể xác nữa. Sự hoảng loạn và bám víu ấy sẽ khiến cho họ phải bị thác sinh vào những cảnh giới không mấy tốt đẹp. Nếu là người đã từng chuyên tâm tu tập pháp môn Niệm Phật, đã từng niệm Phật với niềm tin sâu sắc, với tâm nguyện chí thành, và với sự thực tập chuyên nhất thì trong giờ hấp hối lòng họ không hề nao núng, không chút hoảng loạn, vì họ hiểu rõ tính giả tạm của cuộc sống và tin chắc rằng họ sẽ được Đức Phật Di Đà phóng quang tiếp dẫn về thế giới Cực lạc.

Câu Phật hiệu còn là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho những người có niềm tin vào Tam bảo, niềm tin vào tha lực gia hộ và che chở của Đức Phật A Di Đà khi họ rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng, không còn biết trông cậy, tin tưởng vào ai, không còn làm chủ được tình huống khi lực bất tòng tâm. Chẳng hạn như khi người thân của mình đang lâm trọng bệnh, chưa biết sống chết thế nào, khi họ phải đối mặt với tử thần. Trong những lúc ấy thì câu Phật hiệu là một liều thuốc vô giá đối với họ. Đặc biệt vào những lúc như thế thì mọi người thường niệm Phật vô cùng tha thiết và chí thành. Chính vì vậy mà chẳng những bản thân người niệm Phật được an tâm mà người thân của họ cũng được Phật lực gia hộ.

Còn có một điều lợi ích nữa của sự tu tập pháp môn Niệm Phật, đây cũng là mục đích chính yếu và lợi ích cao quý nhất của pháp môn này, đó là người tu pháp môn Niệm Phật đúng cách sau khi kết thúc đời sống hiện tại sẽ được vãng sanh về cõi Cực lạc. Vãng sanh Cực lạc thì chúng ta không còn phiền não, không bị bệnh tật, già yếu, lại còn được hưởng những niềm phúc lạc vô biên, và còn có điều kiện tốt, môi trường và hoàn cảnh tốt, bạn tốt để tu hành, chứng đạt quả vị giải thoát, giác ngộ, để rồi từ đó có đủ năng lực giáo hóa chúng sanh trong khắp mười phương.

Pháp môn Niệm Phật có những lợi ích thiết thực và cao đẹp như thế, cho nên Đại sư Ưu Đàm đã viết bài thơ để khuyến tấn mọi người rằng:

Đống xương sanh tử dường non cả,
Giọt lệ chia ly nước biển đầy!
Thế giới ngày kia rồi cũng hoại,
Đời người khoảnh khắc chớ mê say.
Cái thân nam nữ ngàn phen đổi,
Mà kiếp sừng lông vạn lúc thay.
Muốn khỏi luân hồi nhiều khổ hận,
Phải tu Tịnh độ gấp khi này.

Thanked by 5 Members:

#3 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 14:03

Quả Của Nghiệp

Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn: nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.

Nghiệp có nghĩa là hành động. Về phương cách hành động thì hành động có thể thuộc về thân, ngữ hay ý. Về mặt hậu quả thì hành động có thể có đạo đức, thất đức hoặc trung hòa. Về mặt thời gian, có hai loại hành động – hành động còn trong ý định, khi ta nghĩ đến điều sắp làm, và hành động đã xảy ra, tức là biểu hiện của tâm lực qua hành động cụ thể hay lời nói.

Thí dụ, tôi đang nói chuyện với một chủ ý và vì vậy tôi đang tạo ra hành động thuộc về lời nói, hay gọi là khẩu nghiệp. Với sự khoa tay, tôi cũng đang tạo ra những thân nghiệp. Những hành động này tốt hay xấu, phần lớn là do chủ ý của tôi. Nếu tôi nói với chủ ý tốt, với sự chân thành, tôn trọng và thương mến mọi người, thì hành động của tôi tốt và có đạo đức. Nếu tôi hành động với chủ ý từ sự kiêu mạn, oán ghét, chỉ trích và vân vân, thì thân và khẩu nghiệp của tôi thiếu đạo đức.

Vì vậy, nghiệp được tạo ra trong mọi lúc. Khi một người nói với chủ ý tốt thì người ấy sẽ tạo ra một bầu không khí thân thiện ngay lập tức; đồng thời, hành động này tạo ra một ấn tượng trong tâm người đó, mang đến sự sung sướng trong tương lai. Với một chủ ý xấu, một bầu không khí bất hòa sẽ xảy ra ngay lập tức và sự đau khổ sẽ đến với người nói điều này trong tương lai.

Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ bắt nguồn từ những hành động đạo đức hay thất đức, chúng không đến từ bên ngoài mà đến từ nội tâm của ta. Lý thuyết này rất hữu ích trong đời sống hằng ngày, bởi vì khi ta tin tưởng vào sự tương quan giữa hành động và kết quả, thì dù có một người cảnh sát ở bên ngoài hay không, ta cũng sẽ luôn luôn tự cảnh giác và kiểm điểm chính mình. Thí dụ, nếu có một món tiền hay một viên ngọc quý ở đây và không có ai ở chung quanh, ta có thể chiếm nó một cách dễ dàng; tuy nhiên, nếu ta tin vào nghiệp quả, thì chính ta có trách nhiệm về tương lai của mình, nên ta sẽ không lấy món tiền hay viên ngọc quý ấy.

Trong xã hội tân tiến, dù cho có những hệ thống an ninh tinh vi đầy đủ kỹ thuật tân tiến, người ta vẫn thành công trong việc khủng bố. Cho dù một bên có nhiều kỹ thuật tinh vi để theo dõi phía bên kia, thì phía bên kia lại càng trở nên tinh vi hơn để tạo khó khăn cho đối thủ. Sự chế ngự thật sự duy nhất phải đến từ nội tâm – đó là sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm cho chính tương lai của mình và lòng vị tha, quan tâm đến sự an vui của tha nhân.

Về phương diện thực hành thì phương pháp chế ngự sự phạm pháp hữu hiệu nhất là sự tự chủ. Với sự thay đổi nội tâm, tội ác có thể được chấm dứt và xã hội sẽ có hòa bình. Tự kiểm điểm là điều tối quan trọng, vì vậy, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân trong Phật pháp rất hữu ích, vì nó bao gồm sự tự vấn và tự chủ, cho lợi ích của chính mình và tha nhân.

Về phương diện hậu quả của nghiệp thì ta có thể giải thích bằng nhiều dạng khác nhau. Dạng thứ nhất được gọi là “quả của sự kết trái”. Thí dụ, nếu một người tái sinh thành một con thú vì một hành động thất đức, thì sự tái sinh này là hậu quả của sự kết trái của nghiệp từ một kiếp sống khác. Một loại hậu quả khác được gọi là “kinh nghiệm tương đương với nhân”; thí dụ như ta bị tái sinh vào một cõi giới xấu vì đã giết người, sau đó lại tái sinh làm người, nhưng bị giảm thọ – như vậy, hậu quả (giảm thọ) tương xứng với nhân đã tạo là giết người. Một dạng hậu quả khác nữa được gọi là “hành động tương đương với nhân”; thí dụ như người này sẽ có khuynh hướng tạo thêm hành vi bất hảo sau này, chẳng hạn như tiếp tục giết người.

Những thí dụ tương tự cũng có thể được áp dụng cho những hành vi đạo đức. Cũng như thế, có những hành động mà kết quả của nó được cộng hưởng - nhiều chúng sinh đã tạo nghiệp giống nhau thì sẽ cùng hưởng những hậu quả tương tự, thí dụ như họ sẽ hưởng cảnh sống trong cùng một môi trường nào đó.

Điểm quan trọng là sự trình bày của Phật pháp về nghiệp có thể cống hiến sự hữu ích cho xã hội loài người. Tôi hy vọng rằng cho dù chúng ta có tín ngưỡng hay không, chúng ta cũng sẽ học hỏi lẫn nhau để thu thập những tư tưởng và phương pháp hữu ích, hầu mang lại sự tiến triển tốt đẹp cho nhân loại.

[Ghi chú: Trên đây là bài dịch từ trang 26-28 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications, www.snowlionpub.com. Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ và cùng hiệu đính với Elizabeth Napper. Nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers Private Limited ấn hành tại Delhi năm 1997, và Snow Lion Publications ấn hành tại New York năm 1996, ấn bản thứ 12.]

MƯỜI THIỆN NGHIỆP VÀ NGHIỆP QUẢ


THIỆN NGHIỆP - NGHIỆP QUẢ gồm có:

Từ bỏ Sát nghiệp

Quả chín: Nếu có tâm mạnh: tái sanh vào những cõi Trời cao.
Nếu có tâm trung bình: tái sanh vào những cõi Trời thấp hơn.
Nếu có tâm yếu hơn, tái sanh vào cõi người.
Quả tương đương nhân: Trường thọ và không đau yếu, bệnh tật v.v…
Quả về thói quen: Tái sanh với trực giác từ bi và biết tôn quý sự sống từ khi còn nhỏ tuổi.
Quả trong môi trường: Thực phẩm, nước, dược phẩm và mùa màng sung túc, cao dinh dưỡng và hiệu năng, đa số chúng sinh quanh bạn đều sống lâu.


Từ bỏ Trộm cắp

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Sự giàu có về vật chất đến rất dễ dàng.
Quả về thói quen: Tái sanh với lòng thành thật và tôn trọng tài sản của người khác từ tuổi nhỏ.
Quả trong môi trường: Mùa màng sung túc, kinh doanh thành công.


Từ bỏ Tà dâm

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Quan hệ hòa thuận và lâu dài với người bạn đời, quan hệ hòa thuận với người thân và bạn bè chung quanh.
Quả về thói quen: Trung thành trong những quan hệ với người bạn đời.
Quả trong môi trường: Bạn sống trong môi trường sạch sẽ và thoải mái.


Từ bỏ Lời dối trá

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Người khác tin tưởng bạn một cách đương nhiên.
Quả về thói quen: Lời nói thẳng thắn và thành thật từ tuổi nhỏ.
Quả qua môi trường: Sự hợp tác với người khác sẽ thành công, đúng đắn, thành thật và hòa thuận, bạn được an tâm


Từ bỏ Lời chia rẽ

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Không bao giờ thiếu bạn. Tính tình dễ mến, dễ lôi cuốn mọi người.
Quả về thói quen: Lời nói hòa hoãn, từ bi và thành thật từ tuổi nhỏ.
Quả trong môi trường: Vùng đất bạn sống bằng phẳng, đi lại được dễ dàng, bạn được an tâm.


Từ bỏ Lời nói nặng

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Người khác luôn nói tốt về bạn và bạn có uy tín cao.
Quả về thói quen: Lời nói nhẹ nhàng, ân cần từ tuổi nhỏ.
Quả trong môi trường: Vùng đất bạn sống không có những chướng ngại, cây cỏ xanh tươi, có giòng nước, hồ và suối nước.


Từ bỏ Lời phù phiếm

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Bạn phát triển lời nói hùng mạnh, người khác sẽ nghe lời bạn nói và tôn trọng lời bạn.
Quả về thói quen: Lời nói có chủ đích từ tuổi nhỏ.
Quả trong môi trường: Mùa màng mọc đúng lúc, có những nơi giải trí như công viên, hồ nước mát, bạn cảm thấy an toàn.


Từ bỏ Tâm ham muốn

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Bạn sẽ dễ dàng đạt được những gì mong muốn.
Quả về thói quen: Hoan hỷ về thành quả của người khác từ tuổi nhỏ.
Quả trong môi trường: Mùa màng tốt, tài nguyên vật chất phong phú, bạn đạt được mục tiêu của mình dễ dàng.


Từ bỏ Ác tâm

Quả chín: Tái sanh vào cõi giới cao hơn.
Quả tương đương nhân: Bạn sẽ tái sinh với lòng can đảm và nhiều tự tin.
Quả về thói quen: Có lòng từ bi từ tuổi nhỏ.
Quả trong môi trường: Bạn sống trong môi trường hòa bình và an lành.


MƯỜI NGHIỆP BẤT THIỆN VÀ NGHIỆP QUẢ

Nghiệp quả: Quả chín (trên năm uẩn), * Quả tương đương với nhân, + Nghiệp quả qua hoàn cảnh

NHỮNG NGHIỆP CỦA THÂN

1. Giết hại:

* Kiếp sống của bạn ngắn ngủi.
* Bạn dễ bị bệnh và có ít sinh lực.
+ Thực phẩm, nước, dược phẩm và mùa màng khan hiếm, lúc nào cũng kém phẩm chất, ít dinh dưỡng và hiệu năng; khó tiêu hóa và gây bệnh tật; số đông những người chung quanh bạn chết trước tuổi thọ bình thường.


2. Trộm cắp:

* Bạn không đủ sống, hay phải vất vả kiếm sống.
* Những gì bạn có chỉ là tài sản chung với những người khác.
+ Mùa màng ít và thưa thớt, không đủ để cứu đói, bị hư hại hay không mọc lên; hạn hán kéo dài quá lâu; mưa quá nhiều: cây trồng héo khô hoặc chết.


3. Tà dâm:

* Những người làm việc với bạn hay đổi ý (không đáng tin cậy).
* Bạn phải cạnh tranh nhiều với người khác về người bạn đời.
+ Bạn sống gần nơi có phân và nước tiểu, bùn, đất, dơ bẩn, mọi thứ đều tanh hôi, mọi nơi đều khó ở và không vừa ý.


NHỮNG NGHIỆP CỦA NGỮ

4. Nói dối:

* Không ai tin lời bạn, ngay cả khi bạn nói sự thật.
* Người khác lúc nào cũng lừa gạt bạn.
+ Những việc bạn hợp tác với những người khác không phát đạt và mọi người không làm việc hòa hợp với nhau; mọi người đang lừa đảo nhau và sợ hãi, có nhiều điều để lo lắng.


5. Nói lời chia rẽ:

* Bạn dễ mất bạn.
* Những người chung quanh bạn lúc nào cũng gây với nhau.
* Những người chung quanh bạn có tính tình bất lương.
+ Vùng đất bạn sống bị nứt nẻ, không bằng phẳng, đầy ghềnh đá và thung lũng, chỗ cao chỗ thấp, vì vậy đi lại khó khăn và bạn luôn sợ hãi và có nhiều điều lo lắng.


6. Nói nặng lời:

* Bạn nghe những điều khó chịu; bạn nghe mọi việc như những tiếng động không tốt.
* Khi người ta nói chuyện với bạn, lúc nào họ cũng có vẻ như sắp gây chuyện với bạn.
+ Vùng đất bạn sống có nhiều trở ngại như thân cây ngã trên đường, gai, đá, miểng chai; đường gập ghềnh, tiêu điều, không có dòng nước, hồ hay suối nước, đất khô cằn và bị ô nhiễm, cháy nóng, vô dụng, đe dọa; một nơi đầy sự sợ hãi.


7. Nói chuyện phù phiếm:

* Không ai nghe bạn nói.
* Không ai tôn trọng điều bạn nói, không ai nghĩ lời bạn nói có giá trị.
+ Cây trái không mọc, không đúng mùa, có vẻ chín nhưng vẫn còn sống, có gốc rễ yếu; không có những nơi giải trí như công viên, rừng thưa, hồ nước mát, nhiều thứ chung quanh làm bạn sợ hãi.


NHỮNG NGHIỆP CỦA Ý

8. Ham muốn/tham lam:

* Sự ham muốn chế ngự nhân cách của bạn.
* Bạn không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có.
+ Những gì tốt đẹp bạn có sẽ bắt đầu xấu đi, giảm thiểu khi những mùa, tháng, ngày trôi qua.


9. Ác tâm:

* Sự giận dữ chế ngự nhân cách của bạn.
* Bạn luôn luôn thiếu sự giúp đỡ, hay không có sự trợ giúp khi cần thiết.
* Bạn luôn luôn làm hại người khác, hay bị kẻ khác hại.
+ Bạn sống trong một thế giới hỗn loạn, bệnh tật lan rộng, tội ác ở khắp mọi nơi, bệnh dịch, xung đột, sợ hãi vì quân đội trong hay ngoài nước, thú dữ, bị vây quanh bởi những vong hồn ám hại, trộm hay cướp…v.v.


10. Tà kiến:

* Sự ngu muội chế ngự cá tính của bạn.
* Bạn trở thành người có ác kiến (như lấy mắt trả mắt).
* Bạn trở thành người gian trá.

+ Bạn sống trong một thế giới mà nguồn phúc lợi cao nhất đang dần dần biến mất trên trái đất; nơi mà người ta nghĩ rằng những điều ô uế và đau khổ là những điều tốt đẹp và hạnh phúc; nơi không có lối thoát, không ai giúp đỡ, không có sự bảo vệ cho mình.

[Ghi chú: Xin hồi hướng công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Quan Âm Thiền Phật Học Viện, Lozang Ngodrub, Lozang Pema dịch và hiệu đính tại Brisbane, Queensland, tài liệu phân phát nhân dịp Ani Tencho hướng dẫn bàn luận và thiền luận về đề tài trên tại Chùa Linh Sơn, 89 Rowe Terrace, Darra Queensland, vào ngày 12 tháng 5 năm 2007.]


Nguồn: tinhdo.net

Sửa bởi bupsen: 10/04/2014 - 14:04


Thanked by 3 Members:

#4 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 17/04/2014 - 20:00

Đối Trị Phiền Não Khi Niệm Phật


Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay. Nói khác là phiền não đã hằn sâu, gắn chặt trong tâm của chúng ta và chúng ta đã nguyện chung sống với chúng như một người bạn. Cũng vì lẽ đó mà chúng ta mới có mặt trong cõi Ta-Bà này.

Khi chúng ta hiểu rõ được căn nguyên, nguồn gốc của phiền não tất chúng ta sẽ dần dần, dễ dàng tìm ra phương cách để đối trị và hoá giải. Tâm lý thông thường chúng ta hay nghĩ: Khi chúng ta vui, sung sướng, hạnh phúc… chúng ta sẽ không có (hoặc ít) phiền não. Hiểu theo lẽ đời thường và đơn giản có lẽ là vậy. Nhưng nếu dùng giáo lý của Phật để lý giải thì cái mà chúng ta gọi là vui, sung sướng, hay hạnh phúc đó cũng chính là phiền não (vạn vật không bất biến, không trường tồn). Tại sao? Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Tổ Huệ Năng nói: “Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề”. Phàm phu là ý chỉ người chưa giác ngộ. Không lẽ người chưa giác ngộ mà Tổ lại ví như Phật? Hoàn toàn không phải vậy, mà phàm phu tổ nói ở đây không dùng để đánh giá học vấn (trí thức) hay cả một quá trình phấn đấu của một con người. Trái lại tổ chỉ thẳng vào sự nhận diện sự việc (giác ngộ hay trí tuệ) của người đó trong từng niệm.

Tổ cắt nghĩa về Phàm phu và Phật như sau: Một niệm ngu tức phàm phu, một niệm trí tức Phật. Thế nào là một niệm ngu? Ví thử ta ngồi niệm Phật, người nhà cứ đi qua, đi lại, rồi có người lại buông một câu: “Dào ôi! Sống còn chẳng ăn ai, giờ còn ngồi lầm rầm như ma ám.” Hay: “Thích niệm Phật sao không lên chùa, hay kiếm nơi khỉ ho, cò gáy nào đó mà niệm có tốt không? Ngày nào cũng làm một đống chềnh ềnh giữa phòng, làm ảnh hưởng, mất hết tự do của người khác .v.v.” Gặp trường hợp như thế chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ nổi sân? Sẽ quát mắng người chê bai, dè bỉu hay đàm tiếu chúng ta khi chúng ta đang công phu? Hay chúng ta sẽ ráng… im lặng, nhưng rồi ngồi để hậm hực niệm Phật? Khi cả hai trạng huống đó xuất hiện thì chúng ta đều là phàm phu mất rồi. Nghĩa là chúng ta chấp chặt những lời đàm tiếu của người xung quanh và cho đó là thật, làm ảnh hưởng tới mình hay hạ thấp đạo cách của mình. Khi niệm chấp đó nổi lên tổ gọi đó chính là niệm ngu (niệm của phàm phu chưa giác ngộ). Nhưng nếu trường hợp nói trên xảy ra, chúng ta không khởi tâm phân biệt, không khởi niệm chấp (chấp chặt, chấp có, chấp chết) mà chúng ta chỉ cần nhận biết: À, lại có người trêu chọc, quấy phá, hay muốn “nắn gân” mình rồi. Chỉ cần khởi niệm biết có người quấy phá là đủ. Niệm biết khởi lên với cái tâm hoan hỉ (không có tâm chống đối, giải thích, hay sân hận) rồi quên ngay những lời quấy phá trên để những lời đó thoảng qua tai hay tự lặng trong tự tánh. Ngay lúc ấy niệm biết chính là niệm trí.

Như vậy từ phàm phu tới Phật khoảng cách chỉ trong vòng một niệm. Nếu như trong suốt buổi niệm Phật ta giữ được niệm trí như vậy thì những niệm đó tổ gọi là niệm của Phật (niệm của ta và Phật tương đồng). Như vậy ta là phàm phu hay ta là Phật vốn không bị phụ thuộc vào hoàn cảnh xung quanh (đối cảnh nhưng không nhiễm cảnh), trái lại phụ thuộc vào sự quán chiếu (Trí-Giác) trong từng niệm của chính mình.

Vậy phiền não tức Bồ-đề là gì? Bồ-đề hiểu giản nghĩa là: giác ngộ, tự tại, hỉ lạc hay còn gọi là minh tâm kiến tánh và thanh tịnh bình đẳng giác. Trở lại ví dụ trên: nếu chúng ta đem tất cả những chấp kiến vào trong tâm, rồi vừa ngồi niệm Phật vừa “nhâm nhi”, nghiền ngẫm chúng, rồi để chúng chế ngự tâm của chúng ta khiến tâm chúng ta rối lên như mớ bòng bong, người chúng ta căng cứng, đầu óc quay cuồng, hoặc thân rũ ra như tầu chuối héo thì đó là chúng ta đã tự chuốc phiền não cho chính mình, tự nhận khổ làm vui, nhận giặc làm bạn. Nhưng nếu chúng ta nhận ra ta trót nhận phiền não làm bạn để chúng khuấy đảo khiến chúng ta thân, tâm cũng điên đảo theo mất, ngay khi chúng ta nhận biết đó là phiền não, và kiên quyết cự tuyệt những phiền não đó, không nuôi dưỡng, không để chúng chế ngự trong tâm (tâm không chấp) thì cũng chính ngay lúc ấy chúng ta đã tìm lại được tự tánh thanh tịnh của chính mình, đã giác ngộ. Nhưng sự thanh tịnh và giác ngộ lúc này mới chỉ là nhất thời (trong vòng một niệm). Do vậy để cho tự tánh của chúng ta được thanh tịnh trong suốt buổi niệm Phật đòi hỏi chúng ta phải mỗi niệm đều phải niệm trí và niệm giác. Có được như vậy phiền não lúc này sẽ chính là Bồ-đề.

Trở lại với chuyện niềm vui, sung sướng, hạnh phúc cũng chính là phiền não. Đức Phật đã từng nói: “Hãy nhìn vào tất cả các vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nào không phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã và phân tán.” (Lời dặn dò cuối cùng của Phật). Nếu ta quán chiếu lời Phật dạy, ta thấy: Phiền não và Bồ-đề là duyên sanh, thì tương tự, Bồ-đề-Phiền não cũng chính là duyên sanh. Có sanh, tất có diệt. Có diệt tất có sanh. Làm thế nào để đoạn diệt Phiền não và Bồ-đề luôn phát khởi trong tâm, điều này phụ thuộc vào sự quán chiếu và giác ngộ tâm của mỗi chúng ta.

Hãy lấy một ví dụ nhỏ để chúng ta cùng suy ngẫm. Ví thử có ai đó tặng chúng ta một món quà rất quý và mắc tiền, điều mà nhiều khi chúng ta còn đang phải mơ ước để có được. Nếu đơn giản người tặng hoan hỉ tặng, người nhận cũng hoan hỉ nhận. Xong rồi thì thôi, hẳn đôi bên lúc ấy đều cảm thấy rất vui, sung sướng, và tự hào khi làm được một việc hữu ích cho nhau khi nhận được món quà đó. Nhưng người tặng quà chúng ta lại không làm điều đó, mà khi trao món quà cho chúng ta họ kèm thêm một lời đề nghị: Cô, bác, anh, chị… nhớ nhé! Món quà này quý và mắc tiền lắm đấy! Tôi phải thế này, tôi phải thế nọ mới có, mới mua được. Vì thế cô, bác, anh, chị… phải ráng giữ gìn cho cẩn thận nghe. Đừng có bán, cũng đừng cho ai mượn hay làm hỏng hóc nó. Để thỉnh thoảng gặp lại, tôi còn được nhìn thấy nó. Khi tâm chúng ta đối với cảnh huống đó, chắc chắn niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào sẽ vội qua mau. Thế vào đó là cảm giác nhột nhạt (vui-buồn) lẫn lộn diễn ra trong tâm. Không lấy thì sợ người tặng mình phật lòng, rồi bảo mình nghèo, không có còn sĩ diện. Nhưng lấy rồi cũng giống như người bị mắc nợ, và cũng bị cái điều kiện nêu trên ràng buộc, rồi nhiều khi cũng chẳng còn đủ tự tin để xử dụng món quà quý hiếm đó nữa. Còn người tặng chúng ta với tâm trạng muốn người khác phải làm theo ý mình, lo sợ món quà mình tặng sẽ không được gìn giữ như ý, tất nhiên trong lòng không thể nói sung hỉ được. Vậy là ý niệm vui (hỉ lạc trong tâm) giữa người Cho và Nhận mới chỉ kịp nhen nhóm, mới chỉ kịp khởi lên thôi, chưa kịp định hình thì ngay lập tức niềm hỉ lạc đó đã bị chính mình dập tắt. Nói khác đi là khoảng cách giữa vui (hỉ lạc) và buồn (phiền não) vốn chỉ trong một niệm, gang tấc. Do vậy người Trí-Giác là luôn biết quán chiếu vạn vật trong từng niệm. Một niệm ngu khởi lên là niệm phàm phu. Ta nhận biết đó là niệm phàm phu và chỉ cần buông xả ngay cái niệm đó, không chạy theo, nắm giữ, truy cầu, hay suy diễn tất tâm chúng ta sẽ tịnh lặng. Niệm niệm quán chiếu được như vậy, tất niệm niệm ấy là Trí-Giác, là niệm niệm tương ưng với Phật và lúc ấy Phật tánh sẽ hiện tiền (cảm giác thân nhẹ, an nhiên, tự tại, cảnh vật xung quanh hoàn toàn tịch lặng). Khi cảnh giới này xuất hiện là lúc chúng ta đã tìm lại được tự tánh của chính mình.

Câu hỏi được đặt ra: Ai cướp, đánh mất tự tánh của chúng ta? Câu trả lời: Chính chúng ta chứ không ngoài ai khác. Điều này chúng ta nhận ra được và nhận ra một cách rõ nét nhất là khi chúng ta ngồi xuống để niệm Phật. Nếu niệm Phật mà đầu đau như búa bổ, cổ họng bỏng rát, môi khô, thân đau nhức… thì lúc ấy tự tánh (tánh Phật) trong chúng ta đã bị vô minh (tham-sân-si-chấp trước, ngã mạn) che lấp. Ngược lại chúng ta có được cảm giác an lạc, nhiều khi ngỡ mình đang lạc vào thế giới khác để rồi hoặc là giật mình hoảng sợ, hoặc là tham đắm, đeo đuổi cảnh giới đó đến độ cảnh giới đó vụt tan biến mất. Do vậy người niệm Phật khi gặp được cảnh giới đó cũng không cần phải quá hoan hỉ hay lo âu. Trái lại chỉ cần quán khởi một niệm biết: À ta đã tìm lại được tự tánh của chính mình rồi. Hay: À, ta đã xua tan vô minh, giúp cho tự tánh của ta hiện tiền lại rồi. Vậy là đủ! Và tiếp tục nhiếp tâm để niệm Phật. Nếu như chúng ta có thể giữ được sự Trí-Giác như vậy trong suốt buổi niệm Phật, niệm niệm nối tiếp, ngày ngày nối tiếp tất những phiền não trong tâm chúng ta sẽ dần dần biến mất. Những phiền não trong tâm của chúng ta đã được chính chúng ta dùng Trí-Giác để hoá giải, thế vào đó là tự tánh của chúng ta đã hiện tiền.

Chúng ta tu hành theo pháp của Phật không ngoài một chân nghĩa nào khác đó là thắp sáng lại tự tánh – tìm lại Phật tánh bị vô minh che lấp trong mỗi chúng ta. Do vậy việc chúng ta tìm lại được tự tánh của chính mình không phải là một phát minh, hay chứng đắc gì cả mà nó chỉ mang một ý nghĩa vô cùng giản đơn: Ta Đã Tìm Lại Được Chính Mình.

Dĩ nhiên để làm được việc đó không chỉ ngày một, ngày hai là chúng ta đã đạt được, trái lại nó là cả một quá trình tu-hành không mỏi mệt mà chúng ta phải dũng mãnh vượt qua. Người tu sau chưa chắc đã là người đến chậm. Người niệm Phật là người biết tìm cách để hoá giải những phiền não – những Người Bạn Không Hiền – đã gắn chặt với chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay chứ không phải tìm cách để trốn chạy những người bạn này.

Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn
Tự tánh pháp môn vô tận thệ nguyện học
Tự tánh vô thượng Phật Đạo thệ nguyện thành
(Tứ Hoằng Thệ Nguyện – Tổ Huệ Năng)


Chúng sanh là ai? Là chính chúng ta, là một niệm vô minh Tham-Sân-Si-Chấp trước-Ngã mạn trong mỗi chúng ta mà chúng ta phải tự độ, nguyện độ và nguyện đoạn cho chính mình.

Thiện Lợi
08.2013


Thanked by 1 Member:

#5 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 23/04/2014 - 23:16

Rộng Mở Tâm Lượng


Trong việc tu hoc Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. Mở rộng tâm lượng là một trong các phương pháp, trong đại thừa Kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ, tức là những người đã minh tâm kiến tánh tâm lượng của các ngài rộng lớn như hư không bao trùm khắp pháp giới, chính vì thế cái nhìn của các ngài đối với tất cả chúng sanh trong hư không và các pháp giới đều bình đẳng.

Thế nào là bình đẳng? Vô niệm là bình đẳng còn có niệm là không bình đẳng. Phật trụ vô niệm, trong kinh Kim Cang có câu” Ưng vô sở trụ, sở trụ vô trụ” vô trụ tức là Phật trụ mà vô trụ là vô niệm.

Chúng sanh trong chín pháp giới còn chổ để trụ. Ví như Bồ Tát trụ ở cảnh giới lục độ. Duyên giác trụ ở nhân duyên, Thanh văn trụ ở Tứ đế, Ngạ quỷ ở cảnh giới tham, địa ngục trụ nơi sân, súc sanh trụ ở cảnh si mê. Tâm của tất cả các chúng sanh này đều còn chổ để trụ để dính mắc. Nói cách khác, tâm của chúng ta như thế nào thì cảnh giới của chúng ta như thế đó. Phàm phu chúng ta muốn trụ nơi cảnh giới vô trụ của Phật là điều không thể đạt được. Tuy nhiên Phật có truyền dạy cho chúng ta một phương pháp vô cùng thù thắng và tiện lợi để có thể dự vào cảnh giới vô trụ của các ngài, đó là pháp môn niệm Phật. Bồ tát trụ ở lục độ, quí vị đã được nâng cao hơn đẳng cấp của Bồ tát. Thế nhưng tiếng niệm Phật của quý vị phải tương ưng. Thế nào gọi là tương ưng? Mỗi một tiếng niệm Phật, quý vị phải trải lòng từ bi của mình đến với tất cả chúng sanh trong hư không và lan rộng đến khắp pháp giới. Mỗi tiếng niệm Phật đều vì lợi ích cho chúng sanh, đều mang lòng muốn ban vui cứu khổ đến mọi loại. Có người hỏi: tiếng niệm Phật của chúng ta, thực tế có lan rộng đến hư không các pháp giới không? Khẳng định là được.

Trong Kinh Phật thường nói “tướng không rời tâm, tâm không rời tướng” cái chân tâm của chúng ta nguyên gốc của nó rộng khắp hư không, trùm khắp pháp giới. Sở dĩ tiếng niệm Phật của chúng ta không hòa nhập vào với hư không, vì chúng ta còn nhiều vọng tưởng, phân biệt và chấp trước làm chướng ngại bản năng tự nhiên của mình. Nếu âm ba của tiếng niệm hòa nhập với âm ba của tâm (chơn tâm) lan rộng vào hư không, tiến sâu vào khắp pháp giới, cho dù chư Phật thuyết pháp ở xa xôi bất luận nơi nào, một khi tâm đã lắng đọng không còn chướng ngại, chúng ta vẫn có thể nghe được âm thanh lời pháp của các Ngài rất rõ ràng. Vì tâm từ bi của các ngài luôn trải rộng đến cõi ta bà này của chúng ta cũng như chúng sanh ở các pháp giới khác. Đây là sự thật, không hề hư dối. Vậy thì âm ba của Phật có thể rộng khắp, âm ba của phàm phu chúng ta cũng có thể rộng khắp. Cho nên mở rộng tâm lượng trong pháp môn niệm Phật là một phương pháp rất vi diệu, rất đặc biệt, thù thắng có thể khiến phàm phu trong một kiếp được bình đẳng thành Phật.
Người thật sự biết niệm Phật, sự lợi ích, niềm an lạc mà họ đạt được, phàm phu chúng ta không thể nào hiểu thấu, họ cũng không thể giải thích rõ cho chúng ta, vì có giải thích chúng ta cũng không hiểu (giống như ai uống nước, tự người đó biết nóng hay lạnh, mùi vị ngọt đắng ra sao).

Nguyên tắc thuyết pháp của chư Phật cũng thế, những điều chúng sanh có thể hiểu được các Ngài mới nói, nếu không hiểu, tuyệt đối không nói. Tóm lại công phu niệm Phật có đắc lực hay không, chúng ta có thể thấy, biết qua cảnh giới của tâm lượng và sắc tướng của người đó. Một khi công phu niệm Phật đắc lực rồi, chắc chắn trên gương mặt của quý vị luôn tỏa ra niềm vui an lạc, tự tại, trong đạo Phật gọi là pháp hỷ sung mãn.

Pháp sư Tịnh Không khai thị

Thanked by 1 Member:

#6 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 10/05/2014 - 10:46

CHÚ ĐẠI BI - Great compassionate Dharani of Bodhisattva Avalokiteshwara

In Sanskrit: Mahakaruna Dharani


Introduction:

Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I quickly know all Dharmas;
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I soon obtain the Wisdom Eye;
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I quickly ferry all living beings
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I soon obtain virtuous skillful means
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I quickly board the Prajna Boat;
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I soon transcend the ocean of suffering;
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I quickly achieve precepts, Samadhi and the Way;
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I soon ascend the mountain of Nirvana;
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I quickly dwell in the house of non-action;
Namo Mahakaruna Avalokitesvara, May I soon unite with the Dharma-Nature Body.

If I go towards the mountain of knives, the mountain of knives of itself breaks up;
If I go towards the boiling oil, the boiling oil of itself dries up;
If I go towards the hells, the hells of themselves disappear;
If I go towards the hungry ghosts, the hungry ghosts of themselves become full.
If I go towards the Asuras, their evil thoughts of themselves are tamed.
If I go towards the animals, they themselves attain great wisdom.


Dharani:

Tiếng Phạn
  • Namo ratna-trayāya
  • Namo āriyā-valokite-śvarāya
  • Bodhi-sattvāya Maha-sattvāya Mahā-kārunikāya
  • Om sarva rabhaye sudhanadasya
  • Namo skritva imam
  • āryā-valokite-śvara ramdhava
  • Namo narakindi hrih Mahā-vadha-svā-me
  • Sarva-arthato-śubham ajeyam
  • Sarva-sata Namo-vasat Namo-vāka mavitāto
  • Tadyathā
  • Om avaloki-lokate-karate-e-hrih Mahā-bodhisattva
  • Sarva sarva
  • Mala mala
  • Mahi Mahi ridayam
  • Kuru kuru karmam
  • Dhuru dhuru
  • vijayate Mahā-vijayati
  • Dhara dhara dhrini
  • śvarāya cala cala
  • Mama vimala muktele
  • Ehi ehi śina śina
  • ārsam prasari
  • viśva viśvam prasaya
  • Hulu hulu mara
  • Hulu hulu hrih
  • Sara sara Siri siri Suru suru
  • Bodhiya Bodhiya Bodhaya Bodhaya
  • Maitreya narakindi dhrish-nina bhayamana svāhā
  • Siddhāya svāhā
  • Maha siddhāya svāhā
  • Siddha-yoge-śvaraya svāhā
  • Narakindi svāhā
  • Māranara svāhā
  • śira simha-mukhāya svāhā
  • Sarva mahā-asiddhaya svāhā
  • Cakra-asiddhāya svāhā
  • Padma-kastāya svāhā
  • Narakindi-vagalāya svaha
  • Mavari-śankharāya svāhā
  • Namo ratna-trāyāya
  • Namo āryā-valokite-śvaraya svāhā
  • Om Sidhyantu mantra padāya svāhā

Phiên âm:
  • Nam-mô rát-nha trà-dá-dà
  • Nam-mô A-ri-dà va-lô-ki-tê sờva-ra-dà
  • Bô-đi sattơ-va-dà Ma-ha-sattơ-va-dà Ma-ha khà-rún-ni-khá-dà
  • Ôm Sarơ-va ráp-bơ-dê su-đa-na-đa-si-à
  • Nam-mô sơkit-va i-mầm
  • a-ri-da va-lô-ki-tê sờva-ra ram-đa-và
  • Nam-mô na-ra-khín-đì hờri-hờ Ma-ha va-đa-sờva-mề
  • Sarơ-va a-rờ-thá-tô su-bờham à-chế-dàm
  • Sarơ-va sa-tha Nam-mô va-sat Nam-mô-vá-khà ma-vi-thá-tồ
  • Tha-đì-da-thà
  • Ôm a-va-lô-ki lô-khá-tê kha-rá-tê ê hờri-hờ Ma-ha bồ-đi-sattơ-và
  • Sarơ-va sarơ-va
  • Má-là Má-là
  • Mà-hi Mà-hi ri-đa-dàm
  • Ku-ru ku-ru karờ-mầm
  • Đu-ru Đu-ru
  • vi-chày-dá-tề Ma-ha vi-chày-dá-tì
  • Đa-rà đa-rà đờ-ri-ni
  • sơvá-ra-dà chá-là chá-là
  • Ma-mà vi-má-là mựckhờ-tê-lề
  • Ê-hi ê-hi si-na si-na
  • a-rờ-sàm pờra-sá-rì
  • vi-sờva vi-sơvàm pờra-sá-dà
  • Hu-lu hu-lu má-rà
  • Hu-lu hu-lu hờri-hờ
  • Sa-rà sa-rà Si-rì si-rì Su-rù su-rù
  • Bô-đi-da Bô-đi-dà Bô-đá-da Bô-đá-dà
  • Mai-tờ-ray-dà na-ra-khín-đì đờ-ri-sơ-ni-nà bờha-dá-ma-nà sờva-ha
  • Sích-đa-dà sờva-ha
  • Ma-ha sích-đa-dà sờva-ha
  • Sích-đa dô-chề sờva-ra-dà sờva-ha
  • Na-ra-khín-đì sờva-ha
  • Ma-ra-ná-rà sờva-ha
  • si-ra sim-hà mựckha-dà sờva-ha
  • Sarờ-và ma-ha a-sích-đa-da sờva-ha
  • Chá-khờra a-sích-đa-dà sờva-ha
  • Pác-ma kasờ-thá-dà sờva-ha
  • Na-ra-khín-đì va-gà-lay-dà sờva-ha
  • Má-va-rì san-kha-ra-dà sờva-ha
  • Nam-mô rát-nha chà-dá-dà
  • Nam-mô a-rờ-dà va-lô-ki-tê sơva-ra-dà sờva-ha
  • Ôm Sí-đờ-dán-thù mán-tờra pách-đa-dà sờva-ha
Dịch nghĩa tiếng Anh
  • Embrace the three Precious Ones, the Buddha, the Dharma and the Sangha;
  • Pay Homage to the Sacredness; The Avaloketesvara;
  • The Sentiently Awakened One; The Great Sentient One; An Infinitely Merciful and Great Compassionate Heart of the Sacred;
  • Let Me, (Reverence) be Distant from All of Fears, Threats and Sufferings; I, thence, Feel Blissfully, All (Dharma Realm) Are Immaculate;
  • Reverence the Sacred, Avalokitesvara Bodhisattva;
  • Whose Mana Mightiness Makes Me Feel Footloose without Any Obstruction
  • Pay Homage to the Sacred, (Avaloketesvara); By means of the Vajra (Vajra-Mallet), A Symbol of Wondrous Using of Transcendental Wisdom - the Bodhicitta (Awakened Mind);
  • To Eliminate All Vexations and Lead Me to the Subtle Purity and Auspiciousness; Possess Infinitely Meritorious Virtues;
  • Pay Homage to All of the Buddha, Bodhisattva and the Vajra;
  • Pay Homage to All of the Buddha, Bodhisattva and the Vajra; Make My Mind Undefiled and Free from Captivity of Afflictions;
  • Say thus, the Mantra:-
  • Adoration to Avalokitesvara Bodhisattva; Who Appears Transformably in the Vanity Fair of Worlds to Save All of the Sentient Beings; Subsist the Sacred, Avalokitesvara; Lotus Reflects Subtle Purity and Outstanding Sublimity; The Great Bodhisattva;
  • All Are,
  • Pure, and Free from Evil and Defilement;
  • Free Spirit of Mind;
  • Practice Dharma;
  • Perfect Rest in the Bodhisattva Nature (Set at Ease); The Great Victory Reverence;
  • Meditation, SAMAPATTI, with the Mind Being Held in Equilibrium; Abiding Observance of Sage Paths;
  • Splendor and Free Spirit; Transformably
  • Make Me Free from Mirage and Attachment; Lead to the Nirvana Accordingly;
  • Conjure the Virtues; Relieve the Distress;
  • The Protector, Vajradevas;
  • Accord with (Avalokitesvara's Mercy and Wisdom); Overcome,
  • The Afflictive Hindrance of Karma;
  • The Subtle Purity of Lotus Spreads All over the Dharma Realm.
  • A Reality; Darshan; Sweet Dew;
  • Awareness; Superlatively True and Perfect Enlightenment (Anuttara-Bodhi);
  • Great Mercy and Compassion; (Avalokitesvara); A Valorous Reverend; Awesome; Auspiciously Perfect;
  • The Absolute Truth of Achievement; Auspiciously Perfect;
  • The Great Achievement; Auspiciously Perfect;
  • The Void Significance of the Prajna (Highest Wisdom); Unconditioned interrelationship; The Unimpeded Mind; Auspiciously Perfect;
  • (Avalokitesvara); Auspiciously Perfect;
  • Neither Arising Nor Ceasing; Auspiciously Perfect;
  • Three Karmas, the Body, Month and Mind Are All Purified and Turned into Immaculacy, the Calm Abiding Simultaneously Brings forth; Auspiciously Perfect;
  • The Supreme Reality; The Truly Void Is Transcendentally Abstruse Existing. Auspiciously Perfect;
  • Magni-turning the Wheel of Dharma; Auspiciously Perfect;
  • The Lotus, Wondrous Truth Body; Auspiciously Perfect;
  • The Great Sacred, (Avalokitesvara); Auspiciously Perfect;
  • Possess Great Virtue and Supernatural Power; Auspiciously Perfect;
  • Embrace the three Precious Ones, the Buddha, the Dharma and the Sangha;
  • Pay Homage to the Sacredness; The Avaloketesvara; Bodhisattva (The Sentiently Awakened One); Auspiciously Perfect;
  • By the Aid of Avaloketesvara's Power to Fulfill my Expectation; Make My Chanted Mantra; The True Word that Responds Everywhere, Auspiciously Come to Perfection and Achievement

Link tham khảo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(Có 1 số chỗ chữ hơi khác nên chưa biết chính xác bản gốc thực sự là bản nào, bài mang tính chất sưu tầm)

Sửa bởi bupsen: 10/05/2014 - 10:47


Thanked by 1 Member:

#7 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 15:48

Người Niệm Phật Chớ Nên Tụng Nhiều Kinh Đọc Nhiều Chú


Có nhiều vị đồng tu trong nhà chất cả một kho băng giảng kinh thuyết pháp và kinh sách, thế mà họ vẫn cứ thường xuyên săn tìm pháp mới. Tôi không biết là làm sao họ có đủ thời giờ để nghe cho hết đây? Trong khi đó, chính tôi, nhiều khi chỉ một bộ pháp mà tôi nghe đi nghe lại hoài vẫn chưa hiểu thấu, còn cần phải nghe thêm. Thật sự tôi không có giờ để nghe nhiều pháp như họ!

Ở đây có một cô đạo hữu còn rất trẻ, chưa tới 30 tuổi, có gia đình, vừa mới phát tâm ăn chay trường niệm Phật cỡ hơn một năm. Chồng của cô cũng phát tâm tu hành khá tốt. Trước đây anh ta rất thích đi câu cá để giải trí. Một cần câu trị giá cả ngàn đô la, nhưng khi biết tu, anh đã bẻ liệng rồi. Bây giờ thì anh lại thích cúng dường, bố thí, phóng sanh. Cô đạo hữu này nhiều lần tới gặp tôi, rồi nhờ tôi “Độ” giùm cha của cô. Cô nói, hầu hết cả nhà của cô đã chuyển hướng tu hành, niệm Phật. Chỉ riêng cha cô thì nhất định không theo. Tôi ở Úc, cha cô ở VN, hai nơi xa cách, thế mà cô cứ tới nhờ tôi “Độ!” giùm. Làm sao “Độ” đây? Có lẽ cô thấy tôi viết được vài lá thư khuyên người niệm Phật, thì tưởng rằng tôi là Bồ-tát chăng? Xin thành thật thưa rằng, cô ta đã lầm rồi, vì tôi dù sao cũng chỉ là thứ Bồ-tát bằng đất, qua sông tự mình giữ mạng không xong, làm sao có khả năng độ người!

Cô thật là một người đáng mến, đáng thương, có tâm hồn hiền lành, hiếu thảo. Nhiều lần cô nói chuyện với tôi mà nước mắt lưng tròng. Cô nghĩ tới cái cảnh người cha khó tránh khỏi khổ nạn trong tương lai mà nhiều lần cô nghẹn ngào rơi lệ. Cô nói với tôi:

- Cứ mỗi lần em khuyên cha em niệm Phật thì bị cha chửi mắng. Cha em nói, cha em biết Phật pháp từ lúc em chưa sanh ra kìa. Nếu muốn thì cha giảng cho nghe, chứ đâu cần gì em phải khuyên cha! Em sợ cha em cứ cống cao ngã mạn như vậy mà sau này bị đọa lạc!

Nói đến đó thì cô bậc khóc! Tấm lòng hiếu thảo, tâm địa thiện lương, tha thiết thương cha kính mẹ, có nghĩa với anh chị em, cô đã làm tôi nhiều lần phải cảm động!

Những người trong gia đình cô, mẹ, anh chị em, chồng con… hầu hết cô khuyên được. Họ là những người trước giờ chưa biết pháp, chưa biết tu hành, thế mà lại dễ chuyển. Còn người cha thì đã nghiên cứu quá nhiều kinh pháp, sách vở, nhưng lại không chịu tu!

Có một chị đạo hữu khác cũng thường tới đạo tràng niệm Phật. Có lần, chị cảm thấy quá buồn tức, mới đến tâm sự với tôi như vầy:

- Anh nghĩ coi, ảnh thì hiểu nhiều Phật pháp, nhiều lúc giảng Phậ pháp cho tôi nghe. Thế mà bây giờ thấy tôi đi chùa, làm Phật sự thì ảnh lại la, không muốn cho tôi đi. Thật sự Phật nói không sai mà, khi phát Bồ-đề tâm thì liền bị ma chướng. Nhưng tức một nỗi, con ma này lại là người trong nhà của mình!

Nhiều chuyện kể ra giống như chuyện tiếu lâm, nhưng lại là sự thật! Những người nghe nhiều pháp lại tu không được, đây đúng là điều buồn cười! Hay nói rõ hơn một chút nữa là, đời mạt pháp này nếu ham thích nhiều pháp thì thường bỏ tu. Đây thật là những chuyện lắt léo, tiếu lâm! Vì sao vậy? Vì tâm mất thanh tịnh. Căn cơ của chúng sanh trong thời này không đủ sâu để tiếp nhận giáo lý của Phật, không đủ năng lực để đi theo đường giáo hạ. Nếu không phải là hàng thượng căn mà ham nghiên cứu nhiều pháp môn, nhiều kinh điển, sẽ dễ bị mắc kẹt trong rừng thuật ngữ, mông lung trong biển pháp. Pháp giới mông huân, người căn tánh yếu, chính họ đã không biết đường đi, nếu không gặp được thiện tri thức hướng dẫn chuyên nhất, thì nay người chỉ hướng này, mai người khác dẫn hướng kia, mới đầu thì hay nhưng sau cùng thì mù mịt! Nghe một pháp thấy một đường, hai pháp thấy hai đường, nghe nhiều pháp thì trở thành mông lung ngỡ ngàng ở giữa vạn nẻo đường!

Đây chính là người kém phước vậy. Cuộc đời vô thường, số mệnh ngắn ngủi mà cứ chập chờn phân vân vô định, cứ chạy cà rông để thỏa tánh hiếu kỳ, một mai tử ma gõ cửa thì ô-hô! Cơ hội nào nữa để hồi đầu!

Ngài Ấn Quang dạy, chí thành chí kính thật là pháp nhiệm mầu để thành đạo nghiệp. Chí thành nghe theo lời Phật, hành theo lời Phật thì làm sao không đắc? Có thiện tri thức nào đáng tin hơn Phật. Phật dạy thời mạt pháp phải tu Tịnh độ, thế mà con người còn cứ chạy lung tung!

Trong hàng chư Phật có Phật nào cao hơn Phật A Di Đà? Đức A Di Đà phát thệ: 10 niệm tất sanh. Thế mà chúng sanh không niệm, lại chạy khắp đó đây để cầu kiếm thêm chút ít kiến thức. Vì mê kiến thức thế gian nên đường công phu mới hững hờ, dang dỡ! Người chưa có tâm thành kính mà hiểu biết nhiều pháp thường tự kiêu, cống cao ngã mạn, kém đức khiêm nhường. Những khuyết điểm này nó phá hỏng tâm thanh tịnh, che lấp cái chơn như bản tánh. Ngài Tịnh Không nói, người nghiên cứu nhiều, biết quá nhiều pháp môn không tin Tịnh độ, họ không chịu niệm Phật. Đây chính là hạng người thiếu thiện căn. Những lời này mới nghe qua giống như chuyện tiếu lâm, nhưng quả thực như vậy. Quý vị cứ thử đi tìm hiểu sẽ rõ.

Người đam mê đọc nhiều sách, muốn nghe nhiều pháp, muốn hiểu nhiều chuyện là vì chính tâm họ chưa có một chỗ nhất định để an trụ, thành ra tâm hồn cứ chơi vơi, lạc loài. Không có định tâm, thì tâm đang ở trong cảnh giới loạn động, hồ nghi, mập mờ, bất định. Họ thích sưu tầm những kiến thức thế gian bên ngoài để thỏa mãn sự đói khát của tình thức mà cứ lầm tưởng là chân lý. Họ đâu biết rằng Phật gọi kiến thức thế gian là thế trí biện thông – một loại sở tri chướng – cản trở sự thành tựu chân chính của người học Phật. Trong kinh Duy Ma nói, thế trí biện thông là một trong “bát nạn” của người tu hành!

Trong kinh Kim Cang, Phật dạy “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Nhiều người nói “Vô sở trụ” là không trụ ở đâu hết, tâm để trống không. Nhưng tôi thì không đủ khả năng nghĩ vậy, vì nếu để tâm trống không thì quá nguy hiểm, chẳng khác gì ngủ mê mà quên đóng cửa, lỡ kẻ xấu xâm chiếm vào thì tiêu mạng! Thành ra, “Vô sở trụ” chính là trụ vào cái chơn tâm, trụ nơi tâm thanh tịnh của mình, đừng buông lung ra ngoài nữa. Tập buông xả, đừng tham quá nhiều pháp, đừng cầu hiểu nhiều lý. Nên nhớ, tất cả đã có sẵn trong tâm rồi vậy.

Làm sao trụ vào chơn tâm? Cứ thành tâm niệm Phật, chí thành chí thiết cầu về Tây Phương. Một lòng niệm Phật, tưởng Phật, đem tâm trụ vào câu danh hiệu Phật, trụ vào Tây Phương Cực Lạc, thì chơn tâm sẽ có ngày hiển lộ. Đây gọi là “nhi sanh kỳ tâm” vậy.

Cũng xin đính chính rõ điều này, là chúng ta không nên “nghe nhiều pháp”, chứ không phải nói: không “nghe pháp nhiều”. “Nghe nhiều pháp” là nay nghe pháp này, mai nghe pháp nọ, cái gì cũng muốn thâu lượm cả. Người tu hành trong thời đại mạt pháp mà không chú ý đến điều này, thì như trong kinh Đại-Tập Phật nói, “…ức ức người tu hành không có một người chứng đắc”. Đây gọi là tạp tu, tạp niệm, xen tạp, một trong ba thứ kỵ cho người niệm Phật. Niệm Phật phải không hồ nghi, không xen tạp, không gián đoạn, trong đó xen tạp là tối kỵ trong tối kỵ, dễ đánh lạc tâm người niệm Phật mà mất phần vãng sanh. Còn “nghe pháp nhiều” là cách chuyên tu, nhất hướng chuyên niệm, một pháp thực hành cho tinh thuần, nghe đi nghe lại cho thật nhuyễn, càng nghe lý đạo càng thâm nhập vào tâm. Một pháp nhập tâm, thì tự tâm ta sẽ có tất cả pháp. Lục Tổ Huệ Năng nói, “Hà kỳ tự tánh năng sanh vạn pháp”, thật sự tất cả pháp ở trong chân tâm của chính chúng ta, chứ không phải ở ngoài. Cứ đi thẳng một đường để khai tâm, khi tâm được khai sẽ tự nhiên thấy tất cả.

Cố gắng xa lìa thế sự thường tình, ngày ngày cầm chuỗi niệm Phật. Tin Phật, tưởng Phật, niệm Phật, cầu sớm về Tây Phương thì thành đạo dễ dàng vậy.

Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)

Nguồn: duongvecoitinh.com

Thanked by 1 Member:

#8 anhthu88

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 15:56

A Di Đà Phật. _()_

#9 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 30/09/2015 - 12:18

I. Chánh Văn

Ðức Phật dạy: "Làm người có 20 điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó, Giàu sang học đạo là khó, Bỏ thân mạng quyết chết là khó, Thấy được kinh Phật là khó, Sinh vào thời có Phật là khó, Nhẫn sắc nhẫn dục là khó, Thấy tốt không cầu là khó, Bị nhục không tức là khó, Có thế lực không dựa là khó, Gặp việc vô tâm là khó, Học rộng nghiên cứu sâu là khó, Diệt trừ ngã mạn là khó, Không khinh người chưa học là khó, Thực hành tâm bình đẳng là khó, Không nói chuyện phải trái là khó, Gặp được thiện tri thức là khó, Thấy tánh học Ðạo là khó, Tùy duyên hóa độ người là khó, Thấy cảnh tâm bất động là khó, Khéo biết phương tiện là khó".

II. Ðại Ý
Phật dạy 20 điều khó làm đối với một con người.

III. Giảng Nghĩa

1. Chú thích từ ngữ, thuật ngữ:

Vô tâm: không để tâm, không chấp trước vào công việc, không dính mắc và bị lôi kéo bởi công việc.

Ngã mạn: ỷ tài mình, khinh khi lấn át kẻ khác.

Tâm bình đẳng: bình đẳng, tiếng Phạn là Sama, nghĩa là không phân biệt, không thiên vị. Tâm bình đẳng là tâm không phân biệt, không thiên vị, coi tất cả mọi người như nhau.

Thiện tri thức: tri thức là sự hiểu biết, người hiểu biết. Thiện tri thức là người bạn tốt, giúp đỡ ta trên đường đời cũng như trên đường Ðạo.

Có 3 hạng Thiện tri thức:
- Ngoại hộ Thiện tri thức: giúp đỡ các nhu cầu vật chất.
- Ðồng hạnh Thiện tri thức: đồng tu, đồng học, khuyến khích sách tấn ta tu học.
- Giáo thọ Thiện tri thức: người dạy dỗ ta, cho ta kiến thức, sự hiểu biết để tu tập.
[/indent]

Kiến tánh: là thấy tánh, là một từ ngữ của Thiền Tông
Trong bài kệ của Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma nói: "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật". Thấy rõ bản chất của tâm, của vật là không sinh, không diệt, không thiện, không ác, vượt ngoài đối đãi... gọi là kiến tánh.

Tùy duyên: thuận theo hoàn cảnh, điều kiện, nhân duyên mà xử sự. Trong kinh nói: "Tùy duyên bất biến". Thuận theo hoàn cảnh mà xử sự, nhưng không đánh mất bản tính của mình.

Phương tiện: tiếng Phạn là Upàya, cách xử trí khôn khéo để dẫn dắt chúng sinh vào con đường Ðạo. Thường gọi là phương tiện pháp môn, là phương pháp tu tập theo căn cơ trình độ của chúng sinh, làm cho được giải thoát.

2. Giải thích nội dung:
20 điều khó làm là:

1) Nghèo nàn bố thí là khó: người nghèo, đời sống thiếu thốn, bức bách , luôn mong cầu có cái để ăn, để mặc, đã có rồi thì phải lo giữ phòng khi bất trắc, nên tâm lý luôn co cụm, không muốn xả ly, nên khó mà phát tâm bố thí. Nếu họ phát tâm bố thí, thì công đức rất lớn vì phải có tâm địa hoan hỷ đến mức cao mới bố thí. Kẻ giàu cũng có tâm lý bảo thủ nên họ cũng khó mà bố thí.

Người Phật tử cần phải hiểu rằng, bố thí trước hết là mở rộng lòng mình (Tâm). Tâm đã phát thì có cái để cho. Bố thí như đã nói ở chương trước chính là cái Tâm, chứ chưa hẳn là vật chất, nên không ai nghèo cả. Nghèo ở đây là nghèo về mặt tinh thần. Kinh Tăng Chi nói nghèo là không có lòng tin, không có sợ hãi những điều tội lỗi, không có tinh thần đoạn trừ điều ác, và không có trí tuệ. Như vậy, có những kẻ giàu có về mặt vật chất nhưng vẫn cứ "nghèo" như thường. Khi đã không có lòng tin vào Tam bảo và Thiện pháp thì làm sao mà bố thí được. Nghèo nhưng có đời sống tinh thần cao thì nghèo mà "Giàu".

Truyện Phật giáo có ghi chép hàng loạt những người nghèo mà phát tâm bố thí đem lại công đức lớn cho mình, như chuyện bà già cúng dầu, chuyện bán nghèo, chuyện hai vợ chồng nghèo cúng chiếc áo duy nhất... chứng tỏ sự nghèo mà không nghèo, và cái khó ấy cũng đã có nhiều người vượt qua.

2) Giàu sang học Ðạo là khó: người giàu có thường dựa vào của cải, và yên tâm trên của cải, họ không có gì phải lo sợ nên họ không cần phải học Ðạo làm gì. Mặt khác, công việc doanh thương đòi hỏi họ phải mưu toan, phải tranh đấu, phải lạnh lùng, ác nhiều hơn thiện, nên càng ngày càng xa với Ðạo. Hình như trong kinh Thánh có nói: "Người giàu lên Thiên đường khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim". Và nhà Nho cũng nói:"Vi phú bất nhơn". Hơn nữa, người giàu thường thích hưởng thụ các lạc thú, tìm cầu lạc thú, nên khó mà học Ðạo. Bởi vì học Ðạo là học con đường xả ly, xả tham sân, si, là con đường tâm linh thanh thoát, từ, bi, hỷ, xả, là con đường đi ngược dòng đời.

Tuy nhiên, không phải ai giàu cũng khó học Ðạo. Người giàu mà có trí tuệ, có sự tỉnh thức, họ có thể thấy cái mong manh của tài sản, có thể thấy con đường hạnh phúc thực sự là con đường tu tập Thánh đạo. Trong sử truyện Phật giáo cũng có hàng loạt những triệu phú biết tu học và đắc đạo như Cấp Cô Ðộc, Vi Sa Kha ...

3) Bỏ thân mạng quyết chết là khó: Người hay sinh vật nói chung đều tham sống sợ chết. Bản năng sinh tồn luôn chi phối con người bảo thủ cái thân mạng, cái ta ; cho nên nó xoay sở tìm cách để tồn tại, có khi phải làm điều ác như giết người để người khỏi giết mình. Ít khi vì lý tưởng nào đó mà hy sinh thân mạng, nên gọi là bỏ thân mạng quyết chết là khó.

Quyết chết có nghĩa là giữ vững khí tiết, giữ vững điều thiện hay lý tưởng cao cả như hy sinh cho mọi người ... Có những người không muốn sống, họ đi tìm cái chết bằng cách tự tử ; đây cũng là quyết chết nhưng không phải vì lý do cao cả cho nhân quần xã hội, mà đó là cái chết vị kỷ, cái chết do bản năng hưởng thụ hơn bản năng sinh tồn, họ chết vì nghĩ rằng chết sướng hơn. Trong lịch sử Phật giáo có khá nhiều Thánh Tử Ðạo, vì Ðạo mà hy sinh, như Bồ Tát Thích Quảng Ðức là gương sáng cho mọi thế hệ Phật tử Việt Nam. Có người vì giữ giới mà quyết chết, thà chết còn hơn sống mà phạm giới, đó cũng là những cái chết kiên cường. Chỉ có những con người đạt đến chỗ vô ngã mới có thể hy sinh bản thân cho lợi ích của số đông. Vì vậy, nói rằng bỏ thân mạng quyết chết là khó.

4) Ðược thấy kinh Phật là khó: trong kinh, Phật dạy: "Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn" nghĩa là thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Thấy hay nghe là một. Khó mà thấy nghe và hiểu biết kinh Phật, không phải vì nghèo không có kinh, hay ở chỗ biên địa không có kinh, trong thời đại tiến bộ như hiện nay chỗ nào cũng có kinh sách, thậm chí nhiều là đằng khác. Khó thấy đây là khó thấy chân lý. Con đường đó đi ngược với sở thích của con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, miệng... của mình, nên nghe mà không nghe, thấy mà không thấy, thậm chí không muốn thấy. Khổng Tử nói: "Sáng nghe Ðạo, chiều chết cũng đành". Ðấy là bậc Thánh nhân khát khao đạo lý. Phần nhiều con người đều khát khao tiền tài, tình ái, danh vọng, cho nên nói thấy được kinh Phật là khó.

5) Sinh vào thời có Phật là khó: Ðức Phật như đóa hoa ưu đàm, ngàn năm mới nở một lần, thật hiếm hoi, thấy khó gặp. Theo kinh tạng nguyên thủy, trong một kiếp chỉ có một Ðức Phật xuất hiện giáo hóa. Những người sinh vào thời có Phật, được Phật trực tiếp dạy dỗ, dễ dàng đắc Ðạo. Phần lớn đệ tử của Ðức Phật đều đắc Ðạo, đó là sự thật. Tuy nhiên, có rất nhiều người sinh vào thời đó có Phật xuất hiện mà họ chẳng được ích lợi gì. Con số này là con số đông. Vậy thì ta hiểu thế nào về ý nghĩa sinh vào thời có Phật là khó? Phật nói theo tiếng Phạn là Buddha, nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức, có thầy, có bạn, cùng nhau sách tấn tu học, phát triển sự tỉnh thức để thực nghiệm chân lý. Với đời sống hằng ngày chung quanh chúng ta, biết bao cám dỗ, cạm bẫy, dối trá là môi trường của ma giới , cạnh tranh chà đạp lên nhau mà sống, làm sao mà gặp Phật được.

Từ môi trường giác ngộ tỉnh thức, chúng ta luôn sống trong ý thức giác tỉnh, nhìn cuộc đời một cách thanh thản, vô ưu, thay đổi cái nhìn từ chỗ u minh thành giác tỉnh, thì môi trường ma quái sẽ thành môi trường giác ngộ. Và như vậy gọi là gặp thời có Phật.

Tóm lại, luôn luôn sống trong tỉnh thức và giác ngộ thì "Sinh vào thời có Phật" là không khó. Ngược lại, dù Phật có ở trước mặt cũng khó mà gặp được.

6) Nhẫn được sắc dục là khó: Người đời gặp chuyện bất bình chịu nhẫn, không nổi nóng, gặp nghịch cảnh trái ý chịu nhẫn không phản ứng. Nhẫn được như vậy được coi là có trình độ cao về nhẫn rồi, nhưng chưa phải là nhẫn cao thượng. Ðược gọi là nhẫn xuất thế là kham nhẫn đối với sắc dục. Mắt thấy sắc không bị sắc lôi cuốn làm cho dao động và nô lệ cho sắc. Lòng ham muốn sắc dục rất mạnh, vì đó là bản năng của các loài sinh vật. Bản năng hưởng thụ luôn thúc bách con người tìm kiếm lạc thú ; lạc thú cao nhất là sắc dục. Phật dạy: "Nếu có thêm một pháp nào hấp dẫn như sắc dục, thì ta khó hóa độ chúng sanh". Thói quen hưởng thụ sắc dục làm cho người luôn khao khát, luôn thiếu thốn, và điều quan trọng là sắc dục trở thành nhu cầu cao, rất khó nhẫn nhịn. Sự trói buộc của sắc dục rất đa dạng như vòi của bạch tuột. Kinh Tăng Chi đề cập đến sự trói buộc giữa người nam giới với người nữ giới hay nữ với nam là sự trói buộc qua nhan sắc, qua tiếng cười, qua lời nói, qua lời ca hát, qua nước mắt, qua áo quần, qua vật tặng, qua sự xúc chạm. Có nơi, Ðức Phật dạy: "Ngay cả khi chết, người nữ vẫn còn hấp dẫn nam nhân". Vì vậy mà gọi là nhẫn sắc dục là khó. Nhẫn được sắc dục thì con đường Thánh đạo mở ra, nên gọi đó là nhẫn xuất thế.

7) Thấy tốt không ham cầu là khó: Thấy tốt tức là thấy người đẹp, vật tốt, công việc tốt đẹp, nói chung tất cả những đối tượng hợp ý, thích ý phù hợp với sở cầu của mình. Ai thấy tốt cũng mong ước cái tốt ấy sẽ là của mình, và ai cũng mong chiếm hữu nó. Chính vì ai cũng ham thứ tốt, nên thứ tốt là đối tượng tranh chấp, tranh đấu, chém giết lẫn nhau. Do mong cầu thứ tốt, nên khi gặp thứ xấu sinh ra bất mãn, bực tức, và đấu tranh để loại bỏ nó... cuộc sống trở nên rối rắm, bất an.

Người thấy tốt mà không ham cầu là người thấy rõ sự nguy hiểm của cái tốt, thấy được cái xấu của cái tốt và cái vô thường tạm bợ của cái tốt, nên họ không cầu cái tốt. Nhờ có trí tuệ thấy sâu sắc về sự vật nên họ mới làm chủ được tâm lý mong cầu của mình. Nhưng mấy ai có được trí tuệ để vượt thắng những cám dỗ thông thường. Thế nên gọi là thấy tốt không ham cầu là khó.

8) Bị nhục không tức giận tức là khó: Khá nhiều chương trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương đề cập đến sự nhẫn nhục, không phản ứng đối với người sỉ nhục mình, bởi vì nhẫn nhục là công hạnh tu tập quan trọng của người xuất gia hay người Phật tử. Làm chủ được tâm lý, tư tưởng của mình là đời sống tỉnh giác của đệ tử Phật. Sức mạnh của người tu hành không phải ở danh vọng, tiền tài hay vũ khí mà chính là tâm nhẫn nhục.

Có người bị người khác nhục mạ, sắc mặt vẫn điềm tỉnh bình thường, nhưng chưa hẳn là họ đang thực hành nhẫn nhục, mà có thể họ đang trù tính phải trả thù như thế nào cho có hiệu quả. Thánh nhân nói: "Kẻ mà ta nói cho họ tức giận mà họ không tức giận, nếu chẳng phải là người đại lượng thì chính là kẻ nham hiểm".

Bị nhục là đụng đến lòng tự ái, lòng tự ái là tên gọi khác của tự ngã, nên không ai chịu nỗi nếu bị nhục. Chỉ có Thánh nhân mới đạt đến vô ngã, chịu được sự nhục mạ nên nói rằng bị nhục mà không giận tức là khó.

9) Có thế lực không sử dụng thế lực tức là khó: Con người luôn luôn có chỗ dựa thì họ mới an tâm, cho nên họ tìm kiếm chỗ dựa. Chỗ dựa đó có thể là tiền tài, là những kẻ quyền thế, là danh vọng, là uy tín, là quần chúng. Khi có chỗ dựa an ổn rồi, họ thường ỷ lại vào thế lực của mình để cầu lợi cho mình, làm thiệt hại cho kẻ khác, họ trở thành tự cao tự đại. Tục ngữ Việt Nam nói: " Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn". Ðó là thói thường của chúng sinh. Cuộc đời trở nên khốn đốn, bất an, vì tất cả chỗ dựa đó đều mong manh, không bền vững. Chỗ dựa lớn và vững chắc nhất mà họ ít quan tâm đó là chính mình

Người có trí tuệ, có thế lực mà không sử dụng thế lực, nên khi thế lực mất đi, họ vẫn bình thường. Hơn nữa, có thế lực mà không sử dụng thế lực thì không ai phá thế lực của mình làm gì, nhờ đó mà thế lực của mình tồn tại lâu dài. Khổng Tử dạy Tăng Tử: " Thông minh, tài giỏi nên bớt đi bằng cách ngu độn. Công nghiệp to lớn thì bớt đi bằng cách khiêm cung. Sức khỏe hơn người thì bớt đi bằng cách nhút nhát. Giàu có thiên tải thì bớt đi bằng cách nhún nhường. Ðó là những cái bớt đi cho khỏi đầy quá. Không quá đầy thì khỏi đổ ".

Biết bao danh nhân thế giới đã chết vì quá chủ quan dựa vào thế lực mà mình có, chính nó làm cho mình tồn tại thì nó cũng làm cho mình sụp đổ. Thấy được điều đó rất khó, nên gọi là có thế lực mà không sử dụng thế lực là khó.

10) Gặp việc vô tâm là khó: Tâm phân biệt của con người rất rõ, phân biệt đâu là khổ, đâu là sướng, cái đáng ghét, cái đáng thương, tướng đối đãi ở đời được con người rạch ròi đôi ngả. Khi sướng thì vui mừng, khi khổ thì đau buồn, gặp phúc thì hớn hở, gặp họa thì héo tàn. Do đó, cuộc đời luôn luôn dao động, bất an và phiền muộn. Cái tâm: "Hữu phân biệt" làm cho con người khổ.

Nếu dùng trí tuệ quán xét cuộc đời là tương đối thôi, có và không, được và mất, hơn và thua chỉ là 2 mặt của một đồng tiền. Chuyện Tái Ông thất mã là một ví dụ. Người xưa thường nói: "Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn". Cái khổ của "Hữu tâm" là vậy.

Nếu được "Vô tâm" thì sướng. Vô tâm là vô phân biệt; vô phân biệt là thấy được tính tương đối của vạn vật vũ trụ nên không chấp vào tướng cố định nào, nên công việc của họ an bình hơn và thành công nhiều hơn. Ðối với hạnh giải thoát thì vô phân biệt là điều kiện để tiếp cận chân lý. Vượt qua được tầm nhìn hạn hẹp của hữu tâm không dễ, nên gặp việc vô tâm là khó.

11) Học rộng nghiên cứu sâu là khó: Ở đây đặt nặng vai trò và giá trị của học rộng nghiên cứu sâu. Ở chương 9 nói học rộng khó đạt đạo, so với phần này không có mâu thuẫn gì, chương này nói những cái khó chứ không phải nói về cứu cánh của Ðạo.

Xưa nay, người trí thức bao giờ cũng là thành phần thiểu số trong xã hội. Sự đóng góp của người trí thức vào công việc xây dựng xã hội phát triển rất lớn. Cái khó của sự học rộng nghiên cứu sâu là ở chỗ:

- Khó do hoàn cảnh không cho phép, như môi trường xã hội, tài chánh ...
- Khó do điều kiện khả năng của bản thân như trí não hạn chế, bệnh hoạn ...
- Khó do lười biếng , ham hưởng thụ, không có lý tưởng ...
[/indent]

Học rộng nghiên cứu là để thấy rõ hơn, sâu hơn và đúng hơn về bản chất của sự vật. Ở đời thì nhờ nhớ sâu và rộng con người có thể giúp ích cho xã hội phát triển kinh tế, học thuật, chính trị... đối với người tu hành thì học rộng nghiên cứu để phát huy chánh pháp, để nhận diện chân lý của cuộc sống và đạt được sự giải thoát tối thiện.

ng* d*t có 3:

- Không biết những gì cần phải biết.
- Biết không rõ những gì đã biết.
- Biết những điều không nên biết.


Như vậy, những người có kiến thức sâu rộng đôi khi vẫn bị coi là ng* d*t như thường.

Học rộng, nghiên cứu sâu là điều kiện để vươn tới chân lý và đó là điều khó khăn thực sự.

12) Diệt trừ ngã mạn là khó: ngã mạn là một phiền não căn bản, ai ai cũng có phiền não ngã mạn này. Theo kinh A hàm, thì bậc Thánh A La Hán mới đoạn trừ dứt ngã mạn, có nguồn gốc là chấp ngã; biến tướng của nó rất phức tạp. Duy thức học chia ra 7 hình thức mạn:

- Mạn: mình bằng người hay hơn người, sinh lòng kiêu căng, khoái thích về sự bằng hơn đó.
- Quá mạn: mình bằng người cho là hơn, mình thua cho là bằng người.
- Mạn quá mạn: tranh phần hơn người, người ta hơn mình mà mình cho là mình hơn.
- Ngã mạn: ỷ vào mình, khinh chê người khác tự cao tự đại.
- Tăng thượng mạn: chưa được nói đã được, như mình chưa chứng Thánh quả nói rằng mình đã chứng Thánh quả.
- Ty liệt mạn: có đôi chút tài năng khoe khoang khoác lác là nhiều tài năng.
- Tà mạn: kiêu mạn vớ vẩn không có căn cứ, như mình chẳng có đủ đức hạnh mà xưng là có đức hạnh, coi thường Thánh hiền, khinh chê kinh sách...


Người có nhiều ngã mạn, giàu lòng tự ái, luôn làm khổ cho mình và người khác. Ý niệm về cái tôi quá lớn, cản trở con đường Thánh đạo, cuộc đời trở nên nặng nề, có những biểu hiện rõ rệt về mạn, và cũng có những biểu hiện vi tế rất khó diệt trừ. Cho nên, kinh nói là A La Hán mới đoạn trừ được hoàn toàn ngã mạn. Tục ngữ Ấn Ðộ nói: "Tỏ ra mình hơn người khác chưa phải là hay, cái chân giá trị là có thể nhận ra rằng: "Hôm nay mình đã hơn chính mình ngày hôm qua". Vậy nên gọi diệt trừ ngã mạn là khó.

13) Không coi thường người chưa học là khó: cái bệnh của người có học là coi thường người chưa học hay người ít học. Có học là có tri thức, có địa vị trong xã hội, hay ít nhất cũng được mọi người kính nể, nên thông thường người có học thì có tâm cao ngạo là lẽ thường. Tuy nhiên nếu không nhận ra sai lầm của mình, khinh khi kẻ chưa học thì tai hại lớn lao vô cùng. Một là chấp thủ vào tri thức học vấn của mình, cho đó là cao rồi, thỏa mãn rồi thì tức khắc kiến thức của mình sẽ dừng lại, vì không có tâm cầu học tiếp tục. "Sự học như thuyền chèo ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi". Hai là mình không tiếp nhận được những cái hay, những cái đẹp, cái mới ; những điều hay đó ở chung quanh ta, chỉ cần ta tỉnh táo, mở rộng lòng thì sẽ tiếp nhận được. Người xưa thường nói: "Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư", 3 người cùng đi, chắc hẳn có người là Thầy mình, nghĩa là có cái hay cho mình học. Sự học là vô tận, học hoài vẫn chưa thấy đủ, càng học càng thấy mình dốt, có như vậy mới cầu tiến được. Nhưng do bản ngã luôn cho mình là trung tâm vũ trụ, ta đúng mọi người sai, đưa đến tâm lý coi thường người chưa học. Cái khó là ở chỗ đó.

14) Thực hành tâm bình đẳng là khó: tâm bình đẳng là tâm không thiên vị trong đối xử, coi trọng người này, coi khinh kẻ kia, thương người này hơn người kia... Người thân của ta, ta thương hơn, dành ưu tiên cho họ hơn. Người không thân với ta, ta không có gì phải thương, đối xử bình thường. Người thù của ta, ta phải cảnh giác đề phòng, nếu được thì cho nó "một bài học"... Ðó là lẽ thường tình của đời sống con người. Người thực hành tâm bình đẳng là người có trí tuệ, thấy được cái tánh bình đẳng của mọi người như: "Ai ai cũng có Phật tánh, ai ai cũng có khả năng thành Phật", cũng thấy cái tướng bình đẳng của mọi người là: "Ai ai cũng có đau khổ, cũng mang nặng nỗi sầu bi" (Cuộc đời là khổ mà !).

Người thực hành tâm bình đẳng phải thấy tự tánh của vạn pháp là vô ngã, an trú tam giãi thoát môn Không, Vô tướng, Vô tác, cho nên tự tại trên con đường cứu độ chúng sinh. Tâm không bình đẳng thì khóù mà cứu độ được chúng sinh nào ; ngược lại, họ bị chúng sinh lôi kéo phân thây ra trăm ngàn mảnh và đau khổ vô cùng. Thấy có chúng sinh để hóa độ thì họ chỉ độ một mình họ còn chưa xong.

Về mặt xã hội, nếu ở địa vị cao, chức quyền lớn mà không bình đẳng thì họ sẽ thất bại chua cay. Trong phạm vi gia đình, bạn bè mà không bình đẳng thì gia đình xáo trộn, bạn bè phản bội. Nhưng, mấy ai thấy rõ điều này, lúc nào cũng bị cái ta, cái của ta, cái đẹp, cái xấu ... chi phối làm cho tâm trí mê mờ, không thấy được chân lý. Thật khó vô cùng.

15) Không nói chuyện phải trái là khó: bao nhiêu điều xảy ra xung quanh ta, chuyện này phải, người này hay, chuyện kia sai, người nọ dở... cuộc đời rối ren như cuộn chỉ.

Người hay quan tâm đến chuyện người khác, tìm cho được cái hay cái dở của người, họ chẳng được lợi ích gì. Phải là gì? Trái là thế nào? Tề vật luận của Trang tử chép: "Người ta ở dưới bùn thì đau ốm, cá trạch có vậy không?... Cho nên, phải cũng là một lẽ vô cùng, quấy cũng là một lẽ vô cùng. Vậy thì phải quấy không thể tranh biện được. Ta với người tranh luận có sự thắng bại sao? Ta cùng người có người phải, có người quấy, hay là cả hai cùng phải, cả hai cùng quấy? Ta với người không hiểu biết được nhau thì người ngoài cuộc làm sao biết được? Ta mượn ai làm chứng việc này? Mượn người cùng đồng với ta làm sao chứng được, mượn người cùng đồng với người làm sao chứng được? Mượn người khác người với ta, đã khác làm sao chứng được? Vậy ta với người là người ngoại cuộc đều không biết nhau làm sao phân định phải trái?".

Chấp thủ phải trái, luôn nói chuyện phải trái làm cho mình bị đóng khung trong lồng kính ngột ngạt và làm cho cuộc đời thêm rối. Không nói chuyện phải trái là điều khó.

16) Gặp được Thiện tri thức là khó: trong Cảnh sách, ngài Quy Sơn có dạy: "Sinh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả bằng hữu". Nghĩa là sinh ta ra là cha mẹ, tác thành ta là bạn bè. Con người nên hay hư, phần lớn do bạn bè. Thiện tri thức là bạn lành, bạn tốt, những người bạn giúp đỡ ta làm điều lành tránh điều dữ, chỉ cho ta con đường đạo đức và hạnh phúc. Có những người bạn như vậy, cuộc đời ta sẽ ổn định, tương lai sẽ rạng rỡ. Không may gặp phải bạn bè xấu thì gọi là ác tri thức. Phần nhiều bạn bè đến với ta thường muốn thuận theo lòng ta, chiều chuộng ta khi ta ước muốn những thú vui thấp kém; hoặc họ thường xúi giục khích lệ ta vào con đường thấp kém đó. Nếu ta là người giàu có, đủ phương tiện để thực hiện cái thú vui đó thì bạn bè càng đông càng chí thiết, cuộc đời ta lún sâu vào tội lỗi mà không hay. Người bạn Thiện tri thức thì ngược lại, họ mong cho ta được hạnh phúc và giúp ta thành công ở đời.

Người Thiện tri thức còn có nghĩa là vị thầy dẫn dắt ta trên con đường giác ngộ. Gặp được minh sư thì con đường ta đi mới sáng sủa, mục đích dễ thành đạt. Gặp người dẫn dắt ta là người mù thì chắc chắn là đi con đường tối tăm nguy hiểm. Ở đời, thầy hay bạn tốt dễ gì gặp, và gặp làm sao phân biệt được. Một hôm, vua Pasenadi hỏi Ðức Phật khi thấy 7 vị du sĩ đi ngang qua, rằng trong 7 vị đó, ai là người đã đắc đạo. Ðức Phật dạy: "Phải thân cận lâu ngày với 1 người, sống với người ấy trong những hoàn cảnh khó khăn, nghe người ấy đàm luận, ta mới thấy được trí tuệ, đức hạnh và sự chứng đắc của người ấy". Vì vậy, chúng ta phải sáng suốt chọn thầy lành bạn tốt thì công trình tu tập của ta mới thành tựu được, cuộc đời tu hành mới vững chắc.

17) Kiến tánh học Ðạo là khó: người học Ðạo thường giữ gìn hình thức, chiếc áo hoặc thời khóa kinh kệ hoặc học tập kinh điển, hoặc tu tập niệm Phật, ngồi thiền ... Gọi chung là học đạo, mục đích là đạt được cứu cánh của Ðạo. Nhưng chỉ câu nệ vào hình thức, chú trọng thời khóa, nghi thức thì khó mà đắc Ðạo. Mục đích không đạt thì chỉ mệt công phí sức mà thôi. Như đã giải thích ở phần chú thích, kiến tánh là từ ngữ của Thiền, bắt nguồn từ Bồ Ðề Ðạt Ma. Ám chỉ cho trí tuệ soi thấu bản chất của sự vật, là không sinh, không diệt, không sạch, không dơ, không thiện, không ác, vượt ra ngoài mọi đối đãi, mọi hình thức. Khi tâm đã thể nghiệm thực tánh của vạn pháp thì vạn pháp tự thông, mọi tướng trạng đều rõ ràng không cần phải cố công vất vả nữa. Kiến tánh mà học đạo thì đạo đó là đạo cao tột. Cao tột mà như thấp vì ở đâu cũng là đạo, tâm đạo, vật đạo. Học đạo như vậy là khó.

18) Tùy duyên hóa độ người là khó: tùy theo điều kiện nhân duyên, căn cơ trình độ của mỗi người mà giúp đỡ để họ cải hóa tự tâm, thực hành đạo lý giác ngộ. Ðiều này không phải dễ, thường thì bản thân của vị thầy được giáo dục ở chừng mực nhất định, Kiến giải hạn chế, hoặc có thành kiến, thói quen nếp nghĩ của mình, bị chấp thủ hay dính mắc vào đó, yên trí rằng những kiến thức hiện có là chân lý, nên áp đặt lên quan điểm và trình độ của kẻ khác, trở thành không phù hợp, quên đi mục đích chính là độ người chứ không phải phổ biến quan niệm hay truyền đạt lối tu của mình. Có đủ trí tuệ và khả năng để tùy duyên là rất khó. Bồ Tát Quan Thế Âm có 32 tướng hóa thân để độ chúng sinh, có thể hóa độ cho mọi chúng sinh, sử dụng Tứ nhiếp pháp: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Ðồng sự làm phương tiện hướng chúng sinh vào nghiệp thiện.

Tùy duyên mà không bị duyên làm thay đổi bản chất và chí nguyện của mình, thường gọi là tùy duyên bất biến. Có người nội lực non kém tùy duyên để rồi bị duyên trần lôi cuốn đánh mất bản thân của mình, không trở lại được. Cho nên, tùy duyên hóa độ là khó.

19) Thấy cảnh không động tâm là khó: Hư Vân Thiền Sư nói: "Kiến vật tiện kiến tâm, vô vật tâm bất hiện" nghĩa là thấy vật liền thấy tâm, không có vật thì tâm không xuất hiện Ðiều này xác định tâm và vật là một. Cảnh bên ngoài và tâm nhận thức bên trong là một, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Do đó, đừng nghĩ rằng khi gặp cảnh đừng khởi tâm thấy cảnh, vì nghĩa của động tâm là khởi tâm phân biệt tâm – vật chủ thể – đối tượng để rồi tham ái chấp thủ đối tượng và bị nô lệ trói buộc bởi chúng. Ngài Huệ Năng khi đến chùa Pháp Tánh, lúc ấy Ấn Tôn Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, có 2 vị Tăng đang bàn với nhau về sự lay động của cái phướn. Một người nói gió động, một người nói phướn động; không ai chịu nhường ai. Huệ Năng nói: "Không phải gió động, cũng không phải phướn động mà do tâm các ngài động".

Kinh căn tu tập ở Trung Bộ Kinh, Bà la môn Pàsàriya chủ trương tu tập các giác quan rằng, muốn cho các giác quan được tu tập thanh tịnh thì mắt không nên thấy sắc, tai không nên nghe tiếng... Ðức Phật cho rằng như vậy thì người mù, người điếc lại đắc Ðạo hay sao? Chủ trương của Phật về tu tập giác quan là: "Mắt thấy sắc đẹp dễ thương hay không đẹp không dễ thương, người ấy biết rõ điều ấy. Biết rõ đối tượng ấy là vô thường biến hoại, không thật nên người ấy xả bỏ mau chóng tâm lý chấp thủ đẹp, xấu, dễ thương hay không dễ thương". Thấy cảnh mà không động tâm là như vậy.

20) Khéo biết phương tiện là khó: phương tiện là phương cách tốt đẹp để thực hiện mục đích. Phương tiện là tương đối. Cứu cánh là tuyệt đối. Như vậy, biết phương tiện có hai mặt: một là biết phương tiện để sử dụng cho bản thân của mình, hai là biết phương tiện để hóa độ cho mọi người. Cứu cánh chỉ có một, phuơng tiện thì có nhiều (phương tiện hữu đa môn). Như người phương Tây thường nói: "Con đường nào cũng về La Mã". Nhưng biết chọn con đường dễ đi mau đến, đòi hỏi phải có trí tuệ cao. Ðối với bản thân, thái độ chủ quan, thành kiến, tự mãn thì rất khó mà có trí tuệ, có điều kiện đủ để tìm cho mình một con đường sáng suốt chỉ tìm kiếm theo những dấu mòn xưa cũ. Ðối với tha nhân không thấy được nhu cầu của con người, của thời đại. Nhìn tha nhân qua lăng kính của bản thân mình nên luôn áp đặt quan điểm, nhận thức của mình lên tâm tư của thiên hạ, làm sao có thể thành công được. Phương tiện thì nhiều, nhưng nhận ra được phương tiện nào có thể sử dụng được cho mình và cho tha nhân rất là khó. Phải cần có nhãn quan toàn diện và khách quan thấy được quá trình vận động của cá nhân hay xã hội thì mới tìm ra được phương tiện phù hợp.

Giữa tùy duyên và phương tiện có khác nhau ở chỗ là tùy duyên là thuận theo hoàn cảnh mà chuyển hóa mê thành ngộ, xấu thành tốt. Phương tiện là phương pháp để đạt được cứu cánh của sự giác ngộ chân lý.

Tùy duyên mà bất biến. Phương tiện mà không rời mục đích. Có người cứ vận dụng phương tiện, nhưng không biết rằng phương tiện là tương đối, không phải là biện pháp muôn đời. Nó có tính cách giai đoạn. Vận dụng phương tiện mà quên mục đích thì phương tiện ấy không thể gọi là phương tiện đúng nghĩa.

IV. Nhận Xét Và Kết Luận

1) Chương 12 nói về 20 điều khó được, khó làm. Những điều khó này có lẽ đúc kết qua lời dạy của Ðức Phật trong kinh tạng, chưa hẳn là lời Phật dạy trong một kinh. Xét các điều khó xuyên suốt tư tưởng nguyên thủy cho đến Ðại thừa, có tư tưởng thiền tông. Ta có thể xác định rằng những điều khó này được tập hợp từ các kinh và kinh nghiệm của những Tổ sư.

2) 20 điều khó được sắp xếp thứ tự từ thấp cho đến cao, từ quan điểm Nguyên thuỷ cho đến Ðại thừa (theo quan điểm của tác giả).

3) Nói lên 20 điều khó là nói đến hướng đi của một người tu tập, cần phải vươn tới và vượt qua. Hai mươi điều khó này cũng là phương thức xử thế, là nguyên tắc đạo đức, người tu tập có thể lấy đó soi mình, như những cách ngôn mà ta thường gặp.


CHƯƠNG 12 - KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |