Jump to content

Advertisements




Giải Mã Tứ Trụ


68 replies to this topic

#46 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 06/10/2015 - 04:54

Chương 18

Các cách giải cứu cơ bản

I – Đặt tên (điều quan trọng nhất)
Khi trẻ mới được sinh ra chúng ta phải xác định ngay tứ trụ của nó, sau đó xác định điểm vượng vùng tâm của các hành và dụng thần chính của tứ trụ. Qua sự mạnh hay yếu của các hành với dụng thần chúng ta sẽ biết được dụng thần có lực hay không có lực để đặt tên mang hành của dụng thần nhiều hay ít cho phù hợp.

Ví dụ : Nếu dụng thần của tứ trụ là Thủy mà hành Hỏa hay Thổ quá vượng thì phải đặt tên có hành Thủy nhiều như Biển, Sông, Hồ, mưa,….. , còn nếu Thủy không quá yếu, Hỏa và Thổ không quá mạnh thì chỉ cần đặt tên có hành Thủy yếu như Hơi Nước, Sương Mù, …… . Nếu Thổ quá vượng mà Mộc là hỷ thần thì có thể đặt tên mang hành Mộc có lợi hơn tên mang hành Thủy cho dù dụng thần vẫn là Thủy, nhất là khi Thủy không quá nhược trong tứ trụ,…….Hoặc nếu Kim là hỷ thần thì cũng có thể đặt tên mang hành Kim, vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy. Dụng thần của các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy để đặt tên.

II – Phương hướng cần sinh sống (quan trọng thứ 2)

Sau cách đặt tên thì đến phương để sinh sống cũng rất quan trọng trong việc giải hạn, vì nếu dụng thần mang hành nào thì người này nên sống ở phương mang hành đó là tốt nhất. Theo môn Tứ Trụ thì phương ở đây được so với nơi người này được sinh ra (hiện giờ tôi vẫn chưa biết chính xác là phải cách vị trí được sinh ít nhất là 10km; 20km hay 30km ?).

1 - Thủy là dụng thần bị Thổ khắc
Nếu Thủy là dụng thần thì người này nên sống về phương bắc so với nơi người này được sinh ra, vì phương bắc là phương của Thủy vượng nó sẽ hỗ trợ một phần Thủy cho dụng thần Thủy và làm Thổ bị suy yếu đi một phần. Tại một năm đã được dự đoán có hạn rắt nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thổ và Hỏa thì nó cần rất nhiều Thủy để giải cứu, người này ở phương bắc chưa đủ mà phải xuống sống ở dưới thuyền như dân chài lưới ở sông hay biển. Nếu như làm được một căn nhà bằng thủy tinh và nó được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra là lý tưởng nhất (?).

Bởi vì thủy tinh mang hành Kim, nó có khả năng sinh cho dụng thần Thủy, nhưng điều quan trọng hơn là sống trong ngôi nhà thủy tinh, người đó luôn luôn nhìn thấy các phía đều là nước bao bọc, đó chính là con đường mà Thủy có thể vào được tứ trụ của người này để phù trợ cho dụng thần Thủy mạnh hơn cũng như nó có thể ngăn cản được phần lớn các tác dụng xấu từ bên ngoài của các hành Hỏa và Thổ tới dụng thần Thủy trong tứ trụ của người này (?).

Ví dụ : Giả sử qua tứ trụ của một người, chúng ta xác định được người này sẽ có hạn nặng vào năm X. Tai họa này sẽ được gây ra bởi các tác động xấu từ vũ trụ tới tứ trụ của người này tại năm đó. Các tác động xấu này bắt buộc phải xuyên qua lớp nước dầy này mới đến được tứ trụ của người này, cho dù chúng đi từ trong lòng của trái đất lên. Cho nên lớp nước dầy này có thể sẽ ngăn cản được phần lớn các tác động xấu này, vì vậy tai họa tại năm đó có thể sẽ không còn nặng như vậy.
Ngoài ra có thể dùng Mộc (nếu Mộc là hỷ thần và dụng thần Thủy không quá nhược) để giải cứu (như câu 4), hoặc dùng Kim (nếu Kim là hỷ thần) vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy (như câu 5).

2 - Thổ là dụng thần bị Mộc khắc
Nếu dụng thần Thổ không quá nhược mà Kim là hỷ thần, thì người này nên sống ở phương Tây so với nơi sinh, vì phương Tây là phương của Kim vượng nó sẽ làm cho Mộc bị suy yếu đi một phần. Giả sử tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Mộc khắc dụng thần Thổ thì tốt nhất người này nên đi về phương tây và sống trong lòng một mỏ sắt, bởi vì dụng thần Thổ được lòng đất mẹ che trở và khí Kim hộ vệ (vì là mỏ sắt). Nếu cẩn thận thì từ cửa hang vào bên trong treo vài trăm thanh gươm hay kiếm của các võ sĩ Tầu hay Nhật (nhớ phải vứt bỏ bao) thì bố khí Mộc dám bén mảng tới. Tất nhiên về logic là như vậy nhưng nó có giải cứu được hay không thì chúng ta phải có các thực nghiệm mới có thể biết được.
Nếu Dụng thần Thổ quá yếu mà Hỏa là hỷ thần thì đầu tiên phải lấy Hỏa để giải cứu, vì Hỏa có khả năng hóa Mộc để sinh cho dụng thần Thổ, vì vậy người này nên sống ở phương nam là phương của Hỏa vượng (như câu 3).

3 – Hỏa là dụng thần bị Thủy khắc
Nếu Hỏa là dụng thần mà bị Thủy khắc thì người này nên sống ở phương nam vì phương nam là phương của Hỏa vượng sẽ bổ xung một phần Hỏa cho dụng thần và làm Thủy suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thủy khắc Hỏa thì tốt nhất người này đi về phương nam và sống trong rừng già (vì nó có Mộc nhiều) và ở phía nam của một ngọn núi lửa đang hoạt động. Khí Thủy từ phương bắc xuống phải qua ngọn núi lửa mới đến được người này thì tất nhiên nó phải bị suy yếu đi rất nhiều. Gần ngọn núi lửa cũng như ở gần bếp lò rèn Hỏa nhiều sẽ hỗ trợ được phần nào cho dụng thần Hỏa và nếu người này còn sống trong rừng già thì càng tốt vì có thêm Mộc của rừng già sẽ hóa một phần nào Thủy để sinh cho dụng thần Hỏa.
Nếu Thổ là hỷ thần và dụng thần Hỏa không quá nhược thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 2), hoặc nếu Mộc là hỷ thần thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 4).

4 – Mộc là dụng thần bị Kim khắc
Người này nên sống ở phương đông, vì phương đông là phương Mộc vượng sẽ hỗ trợ một phần Mộc cho dụng thần Mộc và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Kim khắc Mộc thì tốt nhất người này chui vào một gốc cây cổ thụ trong rừng già ở phía đông để sống hoặc sống trong một ngôi nhà bằng gỗ được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra. Bởi vì ở giữa lòng hồ Thủy quá vượng, nó sẽ hóa được phần lớn khí Kim từ vũ trụ đến để sinh cho dụng thần Mộc.
Nếu Hỏa là hỷ thần và dụng thần Mộc không quá nhược thì ta có thể dùng Hỏa để giải cứu (như câu 3), hoặc nếu Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1).

5 – Kim là dụng thần bị Hỏa khắc
Người này nên sống ở phương tây bởi vì phương tây là phương Kim vượng sẽ hỗ trợ một phần Kim cho dụng thần Kim và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Hỏa khắc Kim thì phải dùng Kim để giải cứu (như câu 2) .
Nếu dụng thần Kim không quá nhược mà Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1).

III - Lấy chồng hay lấy vợ (điều quan trọng thứ 3)

Lấy chồng hay lấy vợ cũng là một cách giải hạn khá quan trọng. Nếu trụ năm của người chồng và người vợ của anh ta là thiên hợp địa hợp với nhau thì nó thường là tốt và nó là tốt nhất khi chúng hóa thành hỷ dụng thần của cả hai người, nhưng nếu chúng hóa thành kỵ thần khắc dụng thần của một trong hai người hoặc cả hai người thì nó có thể là xấu nhất. Cái cần tránh nhất là trụ năm của hai người không được TKĐK với nhau, vì nếu như vậy thì lúc nào hai người cũng đã có một ít về điểm hạn khắc nhau.
Ngoài ra 2 người nên chọn sao cho các hành nào đó của người này nhiều có thể bù trừ cho sự thiếu hụt của người kia. Có như vậy thì cuộc sống của hai người sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Ví dụ : Nếu dụng thần của người này là Mộc mà hành Mộc của người kia lại nhiều là rất tốt, nhất là Mộc lại là tài tinh chẳng hạn thì tiền tài dễ kiếm....

IV – Ngăn chặn về hình, tự hình và hại

Chúng ta đã biết hình và hại do các địa chi gây ra mà các địa chi là đất, nó nghĩa là đất nước mà con người đang sống ở trong đó. Đó chính là xã hội của con người, nó vô cùng phức tạp, ở trong đó phát sinh ra mọi thứ tệ nạn xã hội từ tốt đến xấu. Một trong các tệ nạn xấu của xã hội đó chính là con người làm hại lẫn nhau, chúng được gọi là hình và hại, còn nếu do chính các thói xấu của mình mà làm hại chính mìmh được gọi là tự hình. Do vậy nếu một ai muốn giải cứu các tai họa được gây ra bởi các điểm hạn chính của hình, tự hình hay hại thì tất nhiên người này phải rời xa những người đó, xã hội đó, với mọi tham vọng hay tuyệt vọng của chính mình. Một trong các cách giải cứu này là bãi quan, từ chức rút về ở ẩn trong rừng hay trên núi cao hoặc trong các chùa, nhà thờ,…… nghĩa là sống cách ly với xã hội và con người.
Đối với trẻ em còn bé nhỏ thì các bậc cha mẹ, anh chị em, người lớn …. phải hết sức chú ý và chăm sóc tốt cho em bé đó. Bởi vì hình và hại có thể do người lớn gây ra hoặc do chính em bé đó đùa nghịch mà gây lên.

V - Nghề nghiệp và mầu sắc

Mầu sắc của quần áo mặc hay các thứ trong nhà (cây cảnh, bàn, ghế, giường, tủ....) cũng như khi trưởng thành nên làm những nghành, nghề theo đúng hành của dụng thần thì cuộc sống chắc chắn sẽ thuận lợi hơn nhiều (vì chúng cũng có một phần nào bổ xung thêm cho hành làm dụng thần).

VI - Các hạn chưa có cách nào để ngăn chặn

Các hạn được gây ra bởi các điểm hạn của thiên khắc đia xung, nạp âm, các hợp cục gây ra đại chiến, đại chiến 1 hay đại chiến 2,…….. thì đến giờ tôi vẫn chưa có một ý tưởng nào để ngăn chặn chúng.

Các cách ngăn chặn (giải cứu) cơ bản ở trên tôi cũng chỉ từ các suy luận có lý mà đưa ra, còn chúng có giá trị hay không thì tôi chưa biết. Bởi vì năm 2004 tôi mới được biết đến môn này qua cuốn Dự Đoán Theo Tứ Trụ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa. Sau đó tôi tự nghiên cứu không có thầy và bạn, vì vậy tôi chưa có thời gian và điều kiện để thử nghiệm chúng trong cuộc sống.

Thanked by 2 Members:

#47 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 06/10/2015 - 05:09

Ví dụ minh họa.

Ví dụ 27 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm 2007 là năm Đinh Hợi thuộc đại vận Tân Mão, tiểu vận Đinh Dậu và Mậu Tuất.
1 - Mệnh này Thân nhược, quan sát Mộc là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên lấy kiêu ấn nhưng trong tứ trụ không có nên phải lấy dụng thần thứ 2 là tỷ kiếp Mậu ở trụ tháng.
2 – Trong tứ trụ có bán hợp của Dậu với Sửu không hóa nhưng nó bị phá tan bởi trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu.
Vào đại vận Tân Mão và năm Đinh Hợi có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa.
3 - Trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu có 0,38đh (vì Ất chỉ vượng ở đại vận).
Nếu sử dụng giả thiết 160a/27 thì tiểu vận Đinh Dậu TKĐX với đại vận Tân Mão chỉ có 1đh (vì Đinh vượng ở tiểu vận và tiểu vận TKĐX với đại vận).
Có 4 trụ TKĐX với nhau nên có thêm 0,3đh.
4 - Dụng thần Mậu tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.
5 - Nhật can Kỷ nhược (thai) ở lưu niên có 0đh.
6 – Đinh tiểu vận vượng tại tiểu vận nên khắc Tân đại vận có 1đh.
Tân đại vận vượng ở lưu niên có 0,5đh nhưng bị Đinh khắc mất hết.
2 Ất trong tứ trụ thất lệnh chỉ vượng ở đại vận, vì vậy mỗi Ất có 0,5đh can (Ất động vì nó bị Tân khắc).
Mão đại vận khắc Dậu tiểu vận có 0,15đh và Dậu trụ ngày có 0,3đh.
Mão trụ năm khắc Dậu trụ ngày có 0,15đh (vì cách 1 ngôi).
Dậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có 0,13đh.
Mão đại vận có 1 Không Vong có 0,25đh.
7 – Sét trụ tháng có Mậu chỉ vượng ở đại vận nên khắc được Đất dịch chuyển trụ ngày và đất mái nhà lưu niên có 0,75đh.

Tổng số là 6,28đh. Tam hội cục ngoài tứ trụ có ít nhất 2 chi của nó ở trong tứ trụ khác nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1đh còn 5,28đh. Số điểm này vẫn không thể chấp nhận được bởi vì không có tai họa nào trong tiểu vận Đinh Dậu, ngoại trừ vào tháng 2 năm 2007, chị ta phải mổ trĩ nhưng không phải nằm lại bệnh viện để điều trị.

Nếu sử dụng giả thiết 254/27 thì 0,25đh của Không Vong bị mất hết (can cùng trụ của Không Vong bị khắc 1đh), vì vậy tổng số của các điểm hạn còn 5,03đh. Số điểm này cũng không thể chấp nhận được.

Tại sao lại như vậy ? Bởi vì người này đã may mắn sống ở phương nam (so với nơi sinh của cô ta – sinh Bắc nhưng sống ở Sài Gòn) là phương của Hỏa mạnh, bạn bè và bà mẹ tuổi Bính, Đinh (sinh các năm có can là Bính hay Đinh) và cách giải cứu mà cô ta tự nghĩ ra là đeo sợi dây truyền có Logo biểu tượng hình mặt trời (hay con ngựa - Ngọ) rực lửa ở giữa ngực. Do vậy điểm hạn có thể từ 5,03 giảm hơn 0,6đh xuống dưới 4,4đh nên cô ta không phải nằm lại bệnh viện để điều trị (?). Đây là người đầu tiên (trên trang web “tuvilyso.com”, vào khoảng cuối tháng 12/2006) đã hỏi tôi qua p.m về cách giải cứu hạn cho cô ta năm 2007.

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này là bởi các điểm hạn của nạp âm, TKĐX, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc. Do vậy ta phải dùng Hỏa để giải cứu vì Hỏa có thể xì hơi Mộc để sinh cho Thân (Thổ) và chế ngự Kim.

Thân nhược, quan sát là kỵ 1 mà dụng thần đầu tiên là kiêu ấn Hỏa không có trong tứ trụ để hóa Mộc sinh cho Thân (Thổ). Cho nên tai họa đã xẩy ra vào tháng Dần, đó là tháng và mùa mà Mộc vượng nhất, còn Kim ở tử tuyệt không có khả năng để chế ngự Mộc.

Nếu như điểm hạn của các giả thiết được áp dụng ở đây là chính xác và các cách để giải cứu ở trên có thể làm giảm được ít nhất 0,6đh là đúng thì đây chính là một niềm hy vọng lớn cho chúng ta trong công cuộc ngăn chặn các tai họa đe dọa tới tính mạng của con người.

Sửa bởi VULONG777: 06/10/2015 - 05:10


Thanked by 3 Members:

#48 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 06/10/2015 - 08:07

Ví dụ 150 : Tổng Thổng Barack Obama (USA) sinh ngày 4/8/1961 lúc 19,24’. Ta tính điểm hạn tại tháng 11 năm 2009 (và tháng 1 năm 2010).

Đầu tiên chúng ta thử xét xem TT. Obama sinh vào giờ Tuất hay Dậu?

Đầu tiên chúng ta thấy trụ ngày Kỷ Tị là Kim Thần lại sinh vào tháng Mùi, Hỏa còn vượng khí nên chỉ cần một chi Tị ở ngay dưới Nhật can là có đủ Hỏa để luyện Kim Thần. Mặc dù trong Tứ Trụ có cả Quan và Sát thấu lộ nhưng may mắn Quan (Giáp) đã bị hợp còn lưu lại Sát (Ất) nên tránh được họa “Quan Sát hỗn tạp”. Sát nhược lại bị Thực thần là Tân không vượng nhưng đủ để chế ngự Sát là “Thực thần chế Sát áp đảo vạn người”, thêm Kim thần có đủ Hỏa để luyện thì chưa cần gặp Hỏa vận cũng đã là người tài ba lỗi lạc. Khi vào vận Hỏa chắc chắn danh sẽ vang xa bốn biển.

Theo Tử Bình nếu TT. Obama sinh giờ Tuất thì năm Mậu Tý (2008), trước ngày sinh nhật 4/8 thuộc tiểu vận Đinh Hợi còn sau ngày 4/8 là tiểu vận Bính Tuất. Mà ta thấy vào tiểu vận Bính Tuất (sau ngày 4/8) có Mão đại vận hợp với Tuất trụ giờ và Tuất tiểu vận hóa Hỏa thành công (vì có can Bính tiểu vận dẫn hóa). Chính có Hỏa cục này mà tháng 11/2008 Obama đã trở thành tổng thống nước Mỹ. Điều này đúng với câu “Kim thần gặp Hỏa phú quý vang xa”.

Từ đây chúng ta khẳng định TT. Obama sinh vào giờ Tuất là chính xác cho dù theo lịch thiên văn vẫn còn thuộc giờ Dậu.

Chúng ta xét điểm hạn ở tiểu vận Ất Dậu (sau ngày sinh nhật 4/8/2009):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2009, đó là năm Kỷ Sửu thuộc đại vận Tân Mão, tiểu vận Bính Tuất và Ất Dậu. Ta xét tiểu vận Ất Dậu (vì nếu sử dụng giả thiết 255/150 thì Mão đại vận hợp với Tuất của trụ giờ và tiểu vận hóa Hỏa có -1,5đh thì điểm hạn ở tiểu vận Bính Tuất rất thấp).
1 - Mệnh này Thân quá vượng, kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên lấy quan sát Ất ở trụ tháng.
2 – Trong tứ trụ có ngũ hợp Giáp trụ giờ với Kỷ trụ ngày không hóa được Thổ (vì có Ất trụ tháng là hành quan sát của hóa cục).

Bán hợp của Dậu tiểu vận với Sửu thái tuế hóa Kim bị phá cả cục lẫn hợp bởi vì nó bị 2 trụ TKĐX (tiểu vận TKĐX với đại vận và trụ tháng TKĐX với lưu niên).
Lục hợp của Tuất trụ giờ với Mão đại vận (vì lực hợp của Tuất với Mão lớn hơn lực hợp của Mùi với Mão) là không hóa, nó cũng bị phá bởi vì tiểu vận TKĐX với đại vận.
................................
Tổng số là 5,07đh. Nếu số điểm này chính xác thì tại sao TT. Obama không bị bất kỳ một tai họa nặng nào?

Các nguyên nhân chính có thể gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm, TKĐX, hình, Mộc khắc Thổ và Thổ xung với nhau. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu và kết hợp với ngăn chặn về hình (nếu ông ta di chuyển nhiều thì khoảng 1đh của Mùi và Sửu xung với nhau có thể được giảm (điều này dễ ợt đối với tổng thống Obama) cũng như nếu ông ta không đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân Mỹ thì ít nhất 1đh của hình cũng có thể được giảm).

Nếu những điều suy luận này là đúng (chúng chính là các cách để ngăn chặn các tai họa) thì tổng thống Obama sẽ không có tai họa (bởi vì tổng điểm hạn chỉ còn khoảng 3,0đh).

Thực tế đã chứng minh điều này bởi vì :
a - Có Mộc khắc Thổ và nhiều TKĐX, vì vậy tháng Quý Hợi là tháng nguy hiểm nhất (vì nó là tháng TKĐX với trụ ngày Kỷ Tị và nó là tháng mà Mộc bắt đầu vượng còn Thổ ở tử tuyệt). Trong thực tế tháng Quý Hợi (tháng 11 dương lịch) TT Obama đã đi qua 4 nước Nhật, Singapur, Trung Quốc và Hàn Quốc, vì vậy 1đh về Thổ xung nhau có thể đã được giảm.
b - Trong thực tế TT Obama đã đồng ý tăng thêm 30.000 quân tới Afghanistan theo yêu cầu của quân đội Mỹ và đã quyết định không công bố 2000 bức ảnh « đối sử » với những tên tù binh của Binladen như đã hứa..... Những cách ngăn chặn này có thể tránh được ít nhất 1đh về hình.
Các cách ngăn chặn tai họa này đã được tôi nói tới trên trang web vietlyso.com trong mục “Những lời tiên tri năm 2009” với bút danh VULONG giaimatutru 7 - Có thể TT Obama đã đọc được các bài viết này?

Ở tiểu vận Bính Tuất vẫn còn Hỏa cục của Mão với 2 Tuất, nó chính là thần giải cứu cho tổng thống Obama bởi vì Kim Thần gặp Hỏa ở đại vận và có thể điểm hạn của Hỏa cục không quá vượng ở tuế vận có dấu âm hoặc không có khi có Kim Thần ? Nó nghĩa làKim thần có Hỏa luyện thì thành kiếm thần thì kẻ thù nào dám bén mảng tới, trừ khi Hỏa quá vượng, nó sẽ làm kiếm thần ra tro (sau ngày sinh nhật của TT, Obama (4/8) tôi mới đưa ra giả thiết 255/150 bởi vì nếu Hỏa cục có điểm hạn dương thì tổng số điểm hạn ở tiểu vận Bính Tuất là 5,99đh là không thể chấp nhận được).

Tứ trụ này cực đẹp bởi vì nó có:
- Trụ ngày Đinh Tị là Kim Thần (giống như tứ trụ của tổng thống Tưởng giới Thạch).
- Mặc dù trong tứ trụ này có cả Quan và Sát nhưng Quan đã bị hợp, vì vậy không còn Quan Sát hỗn tạp.
- Thực (Tân trụ năm) chế ngự Sát (Ất trụ tháng) là “Anh hùng áp đảo vạn người”.
- Từ 9 tuổi (1970) tới 59 tuổi (2020) đều thuộc các vận hỷ dụng thần.
- Năm 2008, nó thuộc đại vận Tân Mão là hỷ thần và nó là đại vận “Thực thần chế ngự Sát - anh hùng áp đảo vạn người”, vì vậy vào tiểu vận Bính Tuất của năm Mậu Tý (từ 4/8/2008 đến 4/2/2009) có Mão đại vận hợp với Tuất trụ giờ và Tuất tiểu vận hóa Hỏa (vì có Bính tiểu vận dẫn hóa) đã đúng với câu “Kim thần nhập hỏa phú quý vang xa”, vì vậy Obama đã thắng cử được làm tổng thống Mỹ.

Nhưng tứ trụ này có một điểm xấu đó là Quan (Giáp) bị hợp (với Kỷ trụ ngày), theo các sách cổ, nó có nghĩa là làm quan không được lâu. Nhưng theo tôi thì Quan hợp với Nhật can để tránh Sát thì không hề xấu mà ngược lại thành rất tốt thì đúng hơn.

Ta xét điểm hạn của các tháng Tý và Sửu năm 2010.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tháng 12/2010, nó sẽ thuộc năm Canh Dần, tiểu vận Giáp Thân và bắt đầu đại vận Canh Dần.
1 – Mệnh này Thân vượng, kiêu ấn ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là quan sát Ất ở trụ tháng.
2 – Theo sơ đồ trên ta thấy Canh của đại vận và lưu niên hợp với Ất ở trụ tháng là tranh hợp thật, 3 can này là vô dụng, vì vậy tuế vận cùng gặp không có điểm hạn (?).
3 - Tiểu vận Giáp Thân TKĐX với tuế vận Canh Dần và trụ năm Tân Sửu TKĐX với trụ tháng Ất Mùi không có điểm hạn (vì Ất trụ tháng và 2 Canh ở tuế vận được xem như không có).
4 - Dụng thần Ất bị tuế vận hợp có 1đh và vượng ở lưu niên có -1đh.
5 - Nhật can Kỷ tử tuyệt tại lưu niên có 1đh.
6 - Dần đại vận xung Thân tiểu vận có 0,15đh.
Thân tiểu vận khắc Dần thái tuế có 1,3đh và Thân có 1 hung thần có 0,13đh nhưng bị Dần đại vận xung mất hết.
Giáp tiểu vận có 3 cát thần có -3.0,13đh.
Dần đại vận có 1 hung thần có 0,25đh.
Dần thái tuế có 1 hung thần có 0,25đh nhưng bị Thân tiểu vận khắc mất hết.
7 – Thân tiểu vận bị Dần đại vận xung, vì vậy lực hình của nó với Dần ở tuế vận bị giảm ½ , mỗi lực chỉ còn 0,25đh.
Dần đại vận hại Tị trụ ngày có 1đh nhưng nó không hình được Tị trụ ngày (bởi vì Dần đại vận bị hình bởi Thân tiểu vận).
Dần thái tuế không hình và hại được Tị trụ ngày (bởi vì Dần thái tuế bị Thân tiểu vận khắc).

8 - Lửa đỉnh núi có Giáp vượng ở lưu niên khắc đất trên tường có 1đh.

Tổng số là 4,81đh. Số điểm này có thể sẽ gây ra tai họa rất nặng cho tổng thống Barack Obama.

Số điểm này có lẽ phù hợp với lời tiên tri sau :

“Vào khoảng thế kỷ 15-16, nhà thiên văn nổi tiếng người Slave Vasili Nemchin từng tiên đoán rằng tại đất nước rộng lớn nằm trên bờ Tây Đại Tây Dương (nước Mỹ ngày nay), mỗi nhà cầm quyền sẽ trị vì 4 năm. Trong đó, người thứ 44 sẽ là người có số phận bất hạnh khi trị vì được ½ thời gian. Người cầm quyền thứ 44 sẽ là người da đen, ban đầu rất được yêu thích nhưng sau đó vô cùng bị căm ghét”.

Các nguyên nhân chính có thể gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm, Kim khắc Mộc, hình và hại. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu và kết hợp với giải cứu về hình và hại như năm 2009 thì không có gì đáng ngại.

Sửa bởi VULONG777: 06/10/2015 - 08:11


Thanked by 3 Members:

#49 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 29/11/2015 - 05:29

Trong Chương 7 nói về Thần sát của Tứ Trụ tôi đã quên đăng bảng tra hung thần Không Vong, nay xin bổ xung:

"7 – Không Vong
Nếu trụ ngày trong tứ trụ là Giáp Tý thì nó được gọi là Tuần Giáp Tý, nó có nghĩa là ở đây mỗi Tuần chỉ có 10 ngày tính từ trụ ngày Giáp Tý theo chiều thuận của bảng nạp âm là Giáp Tý (1), Ất Sửu (2), Bính Dần (3), Đinh Mão (4), Mậu Thìn (5), Kỷ Tị (6), Canh Ngọ (7), Tân Mùi (8), Nhâm Thân (9) và Quý Dậu (10), nó không có ngày Giáp Tuất (11) và Ất Hợi (12), cho nên các chi Tuất và Hợi được gọi là Không Vong của trụ ngày Giáp Tý bởi vì trong Tuần Giáp Tý không có các chi là Tuất và Hợi.
Cách tra Không Vong là lấy trụ ngày trong tứ trụ làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sát của tuần Không Vong có cát có hung. Nếu tứ trụ có hung tinh, ác sát thì đó là đất tụ hội của tai họa, đều cần có Không Vong giải cứu. Nếu là đất Lộc, Mã, Tài, Quan thì đó là nơi phúc tụ, không nên gặp Không Vong vì sẽ bị nó làm cho tiêu tan".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi VULONG777: 29/11/2015 - 05:34


Thanked by 1 Member:

#50 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 15/01/2016 - 23:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 05/10/2015 - 11:29, said:

Tứ trụ 6 : (Ví dụ số 351 trong cuốn Trích Thiên Tủy.)

“351 - Giáp Dần - Tân Mùi - Quý Hợi - Mậu Ngọ

Nhâm Thân/ Quý Dậu/ Giáp Tuất/ Ất Hợi/ Bính Tý/ Đinh Sửu

Quý thủy sinh vào mùa cuối hạ, mộc hỏa cũng vượng, can tháng Tân kim vô khí, không có sinh thủy, nhật chủ tuy vượng địa, nhưng vẫn bị mang hai hỏa thổ, can giờ Mậu thổ, hợp thần chân mà còn vượng, nhật chủ không thể hợp theo vậy. Đầu vận Nhâm Thân Quý Dậu, kim thủy đều vượng, cô khổ quá mức; đến vận Giáp Tuất, chi hội hỏa cục, xuất ngoại gặp được cơ hội lớn; vận Ất Hợi thủy gặp mộc tiết, chi được hội cục, thành danh bất ngờ, tài bạch giàu có sung túc; vừa giao Bính Tý, hỏa không thông căn, bị liên luỵ mà mất chức, đến năm Nhâm Tý hết lộc”.

Với ví dụ này chúng ta chỉ cần biết rằng các đại vận Nhâm Thân và Quý Dậu có can chi đều là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mà “cô khổ quá mức” thì chứng tỏ Tứ Trụ này phải có Thân vượng thì mới phù hợp với thực tế.

Sơ đồ tính điểm vượng của các hành trong vùng tâm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua sơ đồ này, ta thấy:
1 – Mậu và Quý hợp với nhau không hóa.
2 – Giáp, Mùi và Ngọ đều bị khắc gần hay trực tiếp nên ta phải khoanh tròn chúng lại để biết chúng không có khả năng nhận được sự sinh hay sinh khắc các can chi khác trong Tứ Trụ.
3 – Giáp trụ năm có 3đv bị khắc gần bởi Tân trụ tháng nên giảm 1/3đv và khi vào vùng tâm giảm thêm 2/5đv còn 3.2/3 . 3/5 đv = 1,2đv.
4 - Dần trụ năm có 3đv bị giảm 1/5đv do Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi và vào vùng tâm giảm thêm 1/2đv còn 3.4/5.1/2đv = 1,2đv.
5 – Mùi trụ tháng có 8đv bị Dần trụ năm khắc gần gi ảm 1/3đv và vào vùng tâm giảm thêm 2/5đv còn 8.2/3.3/5đv = 3,2đv.
6 – Hợi trụ giờ có 3đv và 4,3đv đắc địa Kình dương của Nhật can Quý không bị can chi nào khắc cả nên vẫn còn nguyên là 3đv + 4,3đv = 7,3đv.
7 – Ngọ trụ giờ có 5,1đv (để ngắn gọn ta tạm lấy 5,1đv cho trạng thái Suy) bị giảm 1/3đv do Hợi khắc gần và vào vùng tâm giảm thêm 2/5đv còn 5,1.2/3.3/5đv = 2,04đv.
8 – Mậu trụ giờ có 5,1đv không bị ai khắc cả nên còn nguyên 5,1đv.
9 – Quý trụ ngày hợp với Mậu không hóa nên bị giảm 1/3đv còn 3.2/3đv = 2đv.
10 – Tân trụ tháng có 5,1đv không bị ai khắc nên vẫn còn 5,1đv.

Điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm :
Hỏa.........Thổ...........Kim..........Thủy............Mộc
2,04.........8,3............5,1............9,3..............2,4

Tứ Trụ này được xác định Thân vượng mới phù hợp với thực tế cho nên ở đây Thân có 9,3đv lớn hơn Thổ đúng 1đv cho nên Thân là vượng. Điều này khẳng định trạng thái Suy có max là 5,10đv (vì nếu lấy cao hơn thì Thân sẽ trở thành nhược).

Phần này tôi đã sai lầm khi đi đến quyết định "trạng thái Suy có max là 5,10đv" bởi vì nếu trạng thái Suy lấy 5,2đv hay 5,7đv... chẳng hạn thì hành Thổ có 8,4đv hay 8,9đv..... Ta thấy Kiêu Ấn lớn hơn Tài và Thực Thương còn Thân lớn hơn Tài và Quan Sát, vì vậy theo quy tắc 2 Kiêu Ấn sinh được 50% đv của nó cho Thân. Do vậy Thân vẫn vượng nên điều kết luận trên của tôi là sai.

Chúng ta đã xác định được : Trạng thái suy max 5,1đv

Tứ trụ 7 : (Ví dụ số 38/440 trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa.)

Nam: Nhâm Thìn - Canh Tuất - Giáp Ngọ - Giáp Tý

Các đại vận : Tân Hợi/ Nhâm Tý/ Quý Sửu/ Giáp Dần/ Ất Mão/ Bính Thìn

Thiệu Vĩ Hoa đã dự đoán Tứ Trụ này có Thân nhược.

Nếu ta lấy trạng thái Dưỡng là 4,4đv thì có sơ đồ tính toán như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua sơ đồ này ta thấy Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương và Tài tinh thêm Thân lớn hơn Tài và Quan Sát nên theo lý thuyết của tôi (quy tắc 2) Kiêu Ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân là 5,38.1/2 đv = 2,69đv. Vậy thì Thân có 6,453đv được thêm 2,69đv thành 6,453đv + 2,69đv = 9,143đv. Lúc này ta thấy Thân đã lớn hơn Kim là kỵ thần số 1 (hành kỵ thần có số điểm vượng lớn nhất trong các hành kỵ thần) trên 1đv nên Thân được xem là vượng, điều này không thể chấp nhận được vì nó trái với điều dự đoán của Thiệu Vĩ Hoa.

Nếu ta lấy trạng thái Dưỡng là 4,39đv thì sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược theo phương pháp của tôi như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với sơ đồ này nếu theo lý thuyết của tôi thì mặc dù có Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương và Tài tinh nhưng Nhật can thất lệnh và Thân Mộc lại nhỏ hơn Tài và Quan Sát nên Kiêu Ấn không thể sinh được 50%đv của nó cho Thân. Do vậy với trạng thái Dưỡng có 4,39đv thì Thân là nhược, điều này đã đúng theo dự đoán của Thiệu Vĩ Hoa.

Đến đây chúng ta đã xác định được trạng thái Dưỡng có max là 4,39đv (để đơn giản chúng ta lấy 4,4đv).

Chính vì lấy trạng thái Suy có max là 5,1đv để áp dụng vào ví dụ này nên đi đến kết quả "thái Dưỡng có max là 4,39đv" cũng sai nên không thể chấp nhận được.

11 - Bảng điểm
(Các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt)

A - Các trạng thái được gọi là được lệnh (tức vượngtại tháng sinh) :
1 - Trường sinh 6đv (điểm vượng)
2 - Mộc dục 7đv
3 - Quan đới 8đv
4 - Lâm quan 9đv
5 - Đế vượng 10đv

B - Các trạng thái được gọi là thất lệnh (tức nhược tại tháng sinh) :
6 - Suy max là 5,1đv
7 - Bệnh max là 4,83đv (để đơn giản lấy 4,8đv)
8 - Tử 3đv
9 - Mộ 3đv
10 - Tuyệt min 3,1đv
11 - Thai min 4,1đv
12 - Dưỡng max là 4,39đv (để đơn giản lấy 4,4đv)

C - Nhật Chủ (can ngày) chỉ có điểm vượng đắc địa ở :
13 - Lộc (tức ở trạng thái Lâm Quan) có min là 4,05đv
14 - Kình dương (tức ở trạng thái Đế Vượng) có max là 4,29đv (để đơn giản lấy 4,3đv)

Chúng ta tạm thời xem các điểm vượng đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt theo dự kiến và đã được xác định ở trên là các hằng số cơ bản của Thuyết Vũ Trụ Hẹp. Vì vậy tôi mong muốn bạn đọc cùng tham gia với tôi nghiên cứu các ví dụ trong thực tế để nhanh chóng xác định được chính xác các hằng số này (bởi vì điểm vượng của một trạng thái bất kỳ muốn chính xác tuyệt đối thì cần ít nhất 2 ví dụ, trong đó một ví dụ xác định max là X đv, còn ví dụ kia xác định min là Y đv, chỉ khi X đv = Y đv mới được xem là chính xác tuyệt đối).

Số điểm đặc trưng cho các trạng thái trong bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" đã tìm được như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sửa bởi VULONG777: 15/01/2016 - 23:46


#51 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 15/01/2016 - 23:53

Sau đây là các ví dụ đã xác định được điểm vượng chính xác của trạng thái Dưỡng Suy.

Tứ trụ 6 : (Ví dụ số 447 trong cuốn Trích Thiên Tủy.)

“447 - Ất Hợi - Canh Thìn - Bính Tý - Canh Dần

Kỷ Mão/ Mậu Dần/ Đinh Sửu/ Bính Tý/ Ất Hợi/ Giáp Tuất

Nhật nguyên Bính Tý, sinh ở cuối mùa xuân, thấp thổ nắm lệnh, tích thủy dưỡng mộc, dụng thần ở mộc, được Hợi sinh, Thìn là dư khí, Dần trợ giúp. Ất mộc tuy cùng Canh kim hợp mà không hóa, Canh kim di động thiên can là Khách thần, không thể thâm nhập tạng phủ, mà du hành lục kinh vậy. Thủy là tinh, thấy 2 Hợi Tý, Thìn lại củng mà tích trữ, mộc là dư khí, xuân lệnh có dư, Dần Hợi sinh hợp hỏa là vượng thần, mùa ở ngũ dương tiến khí, thông căn năm tháng, khí nối giờ sinh, tinh khí thần cả ba đều đầy đủ, thì tà khí không theo mà vào. Hành vận lại không nghịch, cả đời không tật bệnh, danh lợi đầy đủ. Duy chỉ có thổ hư thấp, kim lại lấy tiết, cho nên tỳ vị hư hàn, khó mà miễn bệnh tiêu chảy mà thôi”.

Qua bài luận này tác giả đã xác định dụng thần là Mộc (Kiêu Ấn) tức Tứ Trụ này có Thân nhược.

Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược theo phương pháp của tôi :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua sơ đồ ta thấy có ngũ hợp Ất với Canh không hóa và bán hợp Tý với Thìn cũng không hóa nên ta phải biểu diễn chúng như trên sơ đồ đã vẽ. Canh trụ giờ bị khắc gần bởi Bính nên ta phải khoanh tròn nó lại.
Nếu ta lấy trạng thái Dưỡng của 2 Canh và Hợi là 4,32đv, còn trạng thái Suy của Dần là 5,2đv thì :
1 - Ất trụ năm ở trạng thái Quan Đới có 8đv bị Canh khắc gần giảm 1/3đv và vào vùng tâm giảm tiếp 2/5đv còn 8.2/3.3/5đv = 3,2đv.
2 – Canh trụ tháng ở trong hợp và trong vùng tâm có 4,32đv không bị khắc bởi Bính nên không bị giảm.
3 – Bính trụ ngày ở trong vùng tâm có 8đv bị giảm 1/10đv do Hợi khắc cách 2 ngôi còn 8.9/10đv = 7,2đv.
4 – Canh trụ giờ trong vùng tâm có 4,32đv bị giảm 1/3đv do Bính khắc gần còn 2,88đv.
5 – Hợi trụ năm có 4,32đv chỉ bị giảm 1/2đv khi vào vùng tâm nên còn 2,16đv.
6 – Thìn ở trong hợp có 8đv vào vùng tâm giảm 2/5đv còn 8.3/5đv = 4,8đv.
7 – Tý trụ ngày trong hợp và ở trong vùng tâm có 3đv bị Thìn khắc gần giảm 1/3đv còn 2đv.
8 – Dần trụ giờ có 5,2đv không bị 2 Canh khắc vào vùng tâm giảm còn 3,12đv.

Qua số điểm vượng của các hành trong vùng tâm được biểu diễn trong sơ đồ trên ta thấy điểm vượng trong vùng tâm của Kiêu Ấn không lớn hơn Tài tinh nên Kiêu Ấn không sinh được 50%đv của nó cho Thân bất kể Nhật can được lệnh hay thất lệnh (với quy tắc 1 và 2). Vì vậy ta xét quy tắc số 3 thì mặc dù Nhật can được lệnh nhưng Thân chỉ có 7,2đv chỉ lớn hơn Thực Thương và Quan Sát nhưng không lớn hơn Tài tinh có 7,2đv nên Kiêu ấn không thể sinh được 50%đv cho Thân. Do vậy Thân ở đây là nhược đúng như tác giả đã viết.

Nếu ta lấy trạng thái Dưỡng có 4,31đv thì Canh trụ giờ bị giảm 1/3đv do Bính khắc gần còn 2,8733đv cộng với 4,31đv của Canh trụ tháng thành 7,1833đv. Với số điểm này thì Thân có điểm vượng lớn hơn cả 3 hành Thực Thương, Tài tinh và Quan sát nên Kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân. Thân có 7,2đv được thêm 50%. 6,32đv = 3,16đv thành 10,36đv. Với điểm vượng này thì Thân trở thành vượng là trái với điều dự đoán của tác giả nên không thể chấp nhận được.

Từ đây ta đã xác định được trạng thái Dưỡng có min là 4,32đv (để đơn giản ta lấy 4,3đv).

Tứ trụ 7 : (Ví dụ số 38/440 trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa.)

Nam: Nhâm Thìn - Canh Tuất - Giáp Ngọ - Giáp Tý

Các đại vận :
Tân Hợi/ Nhâm Tý/ Quý Sửu/ Giáp Dần/ Ất Mão/ Bính Thìn

Thiệu Vĩ Hoa đã dự đoán Tứ Trụ này có Thân nhược.

Theo trên ta đã biết trạng thái Dưỡng min là 4,32đv và nếu ta lấy trạng thái Suy là 4,99đv thì có sơ đồ tính toán như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua sơ đồ ta thấy các can chi Nhâm, Giáp trụ ngày và Ngọ bị khắc gần hay trực tiếp.
Ở đây ta chỉ cần tính điểm vượng trong vùng tâm của Kim và Mộc là được.
1 – Giáp trụ ngày có 4,32đv bị Canh khắc gần giảm 1/3đv còn 2,88đv.
2 – Giáp trụ giờ có 4,32đv bị Canh khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv còn 3,456đv.
3 – Tuất trụ tháng có Ngọ bên cạnh mang hành sinh cho nó nên nó có thể sinh được cho Canh cùng trụ 1/2đv của nó. Vì vậy Tuất có 3đv bị Giáp trụ giờ khắc cách 2 ngôi giảm 1/10đv còn 3.9/10đv = 2,7đv. Vì vậy Tuất sinh được cho Canh cùng trụ 1/2đv là 2,7.1/2đv = 1,35đv.
4 - Canh trụ tháng có 4,99đv được thêm 1,35đv của Tuất cùng trụ sinh cho thành 6,34đv.
Qua sơ đồ này ta thấy Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương và Tài tinh nhưng Nhật can thất lệnh và Thân có 6,336đv chỉ lớn hơn Tài nhưng không lớn hơn Quan Sát nên theo quy tắc 2, Kiêu Ấn không thể sinh được 50%đv của nó cho Thân. Do vậy Thân là nhược đúng như Thiệu Vĩ Hoa đã dự đoán.

Nếu ta lấy trạng thái Suy là 4,98đv thì Canh trụ tháng còn được Tuất cùng trụ sinh cho 1,35đv thành 6,33đv. Ta thấy Thân có 6,336đv lớn hơn Tài và Quan Sát nên Kiêu Ấn sinh được 50%đv cho Thân là 5,38.1/2đv = 2,69đv. Do vậy Thân có tổng cộng 6,336đv + 2,69đv = 9,026đv là lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát trên 1đv nên Thân trở thành vượng, điều này trái với dự đoán của Thiệu Vĩ Hoa là không thể chấp nhận được.

Từ đây ta đã tìm thấy trạng thái Suy có min là 4,99đv (để đơn giản lấy 5,0đv).

Bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi VULONG777: 16/01/2016 - 00:00


#52 KinhHinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 224 Bài viết:
  • 116 thanks

Gửi vào 26/01/2016 - 20:05

Chào anh VULONG. Em mới học Tử Bình và đang học theo giáo trình của anh ạ. Nhưng có chỗ này em không hiểu lắm rất mong anh giải thích.

Anh viết
" 1 – Canh trụ năm có 7đv bị giảm ½ đv bởi Tuất cùng trụ khắc trực tiếp (vì Tuất đã hóa Hỏa), 1/10đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7.1/2.9/10.3/5đv = 1,89đv."

Tuất đã bị khắc trực tiếp mà còn bị trụ giờ Đinh khắc 2 ngôi như vậy có mâu thuẫn với giả thiết anh nêu là :" Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác"

Em rất mong anh chỉ dạy.

Sửa bởi phutai1104: 26/01/2016 - 20:08


#53 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 29/01/2016 - 22:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phutai1104, on 26/01/2016 - 20:05, said:

Chào anh VULONG. Em mới học Tử Bình và đang học theo giáo trình của anh ạ. Nhưng có chỗ này em không hiểu lắm rất mong anh giải thích.

Anh viết
" 1 – Canh trụ năm có 7đv bị giảm ½ đv bởi Tuất cùng trụ khắc trực tiếp (vì Tuất đã hóa Hỏa), 1/10đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7.1/2.9/10.3/5đv = 1,89đv."

Tuất đã bị khắc trực tiếp mà còn bị trụ giờ Đinh khắc 2 ngôi như vậy có mâu thuẫn với giả thiết anh nêu là :" Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác"

Em rất mong anh chỉ dạy.

Chú ý ở đây là : Tuất đã hoá Hoả nên dĩ nhiên nó ở trong hợp (hoặc chi là Ngọ ở trong tổ hợp hoá hay không hóa Hỏa cũng vậy) khắc trực tiếp với Canh cùng trụ thì mặc dù Canh bị giảm 1/2đv nhưng Canh vẫn sinh hay khắc các can chi khác như bình thường, chính vì vậy trong trường hợp này ta không được khoanh tròn Canh.

Trường hợp tương tự khác là các can hay chi ở trong tổ hợp bị khắc trực tiếp cũng vậy, mặc dù bị giảm 1/2đv nhưng các can chi này vẫn sinh hay khắc được các can chi khác ở trong tổ hợp đó như bình thường.

Sửa bởi VULONG777: 29/01/2016 - 22:23


Thanked by 1 Member:

#54 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 14/03/2016 - 01:10

Qua các bài viết của tôi trong các chủ đề gần đây mới phát hiện ra trong "Chương 7 - Thần Sát Của Tứ Trụ" đã thiếu 2 thần sát quan trọng là Hoa Cái và Cô thần - Quả tú, nay xin bổ xung :

"B - Các quý nhân chỉ phù hộ về tài và quan

1 – Thái Cực quý nhân
Cách tra lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thái Cực quý nhân chủ về thông minh hiếu học, tính cách chính trực, nếu được sinh vượng (Thân vượng) thì ý chí hiên ngang, phúc thọ song toàn, nếu không phải quan cao trong triều thì cũng là người giầu sang giữa muôn dân.

.........................................................

10 - Hoa Cái

Cách tra sao Hoa Cái lấy chi năm và chi ngày làm chủ để tìm các địa chi trong Tứ Trụ như sau :

Dần Ngọ Tuất thấy Tuất.
Hợi Mão Mùi thấy Mùi.
Thân Tý Thìn thấy Thìn.
Tị Dậu Sửu thấy Sửu.

Hoa CáI giống như cái lọng quý, trên trời ngôi sao này có hình cái lọng, thường dùng che chỗ vua ngồi. Hoa Cái có chức năng hiển uy, nên huyết khí mạnh mẽ, nhưng cô độc ít tình, không xem ai ra gì, người thân không nương nhờ được, tự mình trôi nổi. Hoa Cái còn là sao nghệ thuật. Người có sao này thông minh hiếu học, giỏi nghệ thuật, hợp với thần linh, mệnh lý, theo đạo, nên hiểu biết siêu quần, tài hoa nổi tiếng. Nếu tốt, thuận lợi thì quan cao chức trọng, nghệ thuật cao siêu, tiếng khắp bốn phương; xấu thì đi tu, phiêu bạt giang hồ hoặc là người Cô Quả".

................................................................................

B - Các hung thần chưa xác định được điểm hạn

1 - Thập ác-đại bại


Cách tra nếu ngày sinh là một trong các các tổ hợp can chi sau đây là có Thập ác đại bại :

Giáp Thìn, Ất Tỵ, Nhâm Thân, Bính Thân, Đinh Hợi, Canh Thìn, Mậu Tuất, Quý Hợi, Tân Tị, Kỷ Sửu.
Thập ác như là người phạm mười trọng tội trong luật pháp, không được ân xá hay giảm. Đại bại là như trong luật nhà binh giao tranh thất bại, chết không sót một ai, nghĩa là rất nặng nề. Ngày Thập ác đại bại là ngày hung, cổ xưa giao chiến rất kiêng kỵ. Ngay nay nó thường được dùng để kiêng kỵ khi xuất hành, khởi sự công việc hay hỷ sự.
Ngày Thập ác đại bại là “Kho vàng bạc hóa thành cát bụi“, nếu gặp cát thần phù trợ, quý khí trợ giúp thì còn tốt, nếu gặp Thiên đức, Nguyệt đức thì không còn là điều kiêng kỵ nữa, nếu gặp sao Tài sao Quan ngược lại là phúc. Năm can chi và ngày can chi xung khắc nhau lại là gặp cát thần quý nhân giúp đỡ.

.............................................................................

5 - Cô thần, Quả tú

Cách tra Cô thần, Quả tú lấy chi năm làm chủ. Phàm người sinh các năm :

Hợi Tý Sửu thấy Dần là Cô, thấy Tuất là Quả.
Dần Mão Thìn thấy Tị là Cô, thấy Sửu là Quả.
Tị Ngọ Mùi thấy Thân là Cô, thấy Thìn là Quả
Thân Dậu Tuất thấy Hợi là Cô, thấy Mùi là Quả.

Nam gặp Cô thần nhất định tha phương cầu thực, nữ gặp Quả tú thường là mất chồng.
Cô thần, Quả trú người xưa bàn rất nhiều, chủ về nam nữ hôn nhân không thuận, mệnh khắc lục thân, tai nạn hình pháp, nhưng nếu trong Tứ Trụ phối hợp được tốt, còn có quý thần tương phù thì không đến nỗi nguy hại. Nhưng hôn nhân không thuận là điều chắc chắn, hơn nữa lúc phạm vào ngày tháng sẽ khắc phụ mẫu".

Sửa bởi VULONG777: 14/03/2016 - 01:12


#55 tiachop007

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 27/07/2016 - 21:01

Sau đây là ví dụ mà tôi đã tìm ra được một quy tắc vô cùng quan trọng cho biết Thân phải thay đổi khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận.

Đây là Tứ Trụ của nhân vật trong cuốn "Quận Chúa Biệt Động" của tác giả Đặng Vương Hưng.

Quận chúa biệt động sinh giờ Thìn :


Nhâm Thân – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Mậu Thìn



Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Với kết quả tính toán này thì Tứ Trụ có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng.


Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn vào năm Nhâm Tý (1972) như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo kết quả tính toán trên thì Tứ Trụ này có Thân cường vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng (vì ở đây Thân mặc dù có tới 5 can chi nhưng nó nhỏ hơn 30đv và nó không lớn hơn Quan Sát 20đv, hơn nữa Quan Sát còn khắc gần được Nhật can).

Năm 1972 là năm Nhâm Tý thuộc đại vận Canh Tý, còn tiểu vận là Kỷ Sửu và Mậu Tý.

1 - Trong Tứ Trụ có ngũ hợp của Giáp trụ tháng với Kỷ trụ ngày không hóa được Thổ (vì Giáp ở đây là Mộc sống do có nước trong đất ẩm cùng trụ là Thìn sinh cho, nên nó đâu có chết để mục lát thành đất mà hóa Thổ được).

2 - Vào vận Canh Tý và tính cả năm Nhâm Tý trong Tứ Trụ có 3 chi (là 2 Thìn và Thân) hợp với tuế vận hóa Thủy thành công. Vì trong Tứ Trụ có 3 chi (ít nhất phải có 2 chi) hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm. Thìn trụ giờ trong trường hợp này vẫn tham gia được vào tam hợp Thân Tý Thìn (vì….).

Thủy có 1,96đv được thêm 2,32đv của Thân trụ năm, 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ thành 11,48đv. Thổ có 23,53đv bị giảm 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ còn 16,33đv. Kim có 2,32đv bị mất hết do Kim hóa thành Thủy. Ta thấy Thân vẫn lớn hơn Quan Sát trên 1đv nên Thân vẫn vượng.
Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần vẫn là Quan Sát là Ất tàng trong Thì trụ tháng.

Vì Thổ là kỵ 1 động nên phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận.
Thủy có 11,48đv được thêm 10đv của Tý đại vận, 2.10đv của Tý lưu niên và 2.10đv của Nhâm lưu niên (vì Nhâm lưu niên động do Mậu tiểu vận khắc) thành 61,48đv.
(Chú ý : điểm vượng của can chi lưu niên được nhân gấp đôi nhưng khi tính lực tranh phá hợp của chi lưu niên với các chi khác thì không được tăng gấp đôi.)

Thổ có 16,33đv được thêm 4,1đv của Mậu tiểu vận (do Mậu khắc Nhâm lưu niên nên thành động) thành 20,43đv.
Các hành còn lại không thay đổi.

Ở đây ta thấy Thủy là hỷ dụng thần lớn hơn các hành là kỵ thần trên 40đv, nếu Thân không thay đổi thì Thủy vẫn là hỷ dụng thần thì tổng điểm hạn quá thấp là không thể chấp nhận được (nếu theo cao thủ thuộc “Manh Phái” là Bành Khang Dân thì mới có thể chấp nhận được, vì ông ta đã khẳng định vào vận hỷ dụng thần sẽ gặp tai họa nặng).

Do vậy sau khi nghiên cứu lại tất cả các ví dụ tương tự như ví dụ này, tôi đã đưa ra quy tắc mới cho phù hợp với tất cả các ví dụ này (trước đây tôi đã đưa ra các giả thiết cho các ví dụ này nhưng sai hay không chính xác về chúng, trong đó chủ yếu là ví dụ số 98 trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” của tôi) như sau :

29a/(98/G; Quận chúa) - Nếu chi đai vận và lưu niên hợp với ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hay tam hội hóa cục mà sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận hành này lớn hơn các hành kỵ thần ít nhất 40đv thì Thân và dụng thần được xác định lại như bình thường nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi, còn nếu lớn hơn Tài tinh và Quan Sát của nó ít nhất 60đv thì thuộc cách Tòng theo hành này.”

Nếu áp dụng quy tắc mới này thì Thân trở thành nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Mậu ở trụ giờ.
3 – Thủy cục có (1,25.2 + 2.0,125)đh = 2,75đh (vì điểm hạn chính của Thủy cục được tăng gấp đôi và từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm 1/4đh của hành đó).
Chi Tý đại vận và lưu niên mỗi chi có 0,5đh (vì không được tăng gấp đôi).
4 - Dụng thần Mậu nhược ở tuế vận có 0đh.
5 – Nhật can Kỷ tử tuyệt ở lưu niên nên có 1đh.
6 – Mậu trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận khắc Nhâm lưu niên và Nhâm trụ năm mỗi lực có 0đh (vì Mậu không có khả năng khắc 6 can chi trong đó có tam hợp hay tam hội cục có 5 chi) nhưng nó thành động nên có 1đh. Do vậy Nhâm lưu niên vượng ở lưu niên có 0,5đh can động và Nhâm trụ năm thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên nên có 0,5đh can động.
7 - Mậu tiểu vận nhược ở tiểu vận nên khắc Nhâm lưu niên có 0đh.
8 – Mậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh. Tý tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có +0,13đh.
9 – Lửa mặt trời trụ ngày có can thất lệnh còn nhược ở tuế vận nên khắc Lửa đèn trụ tháng có 0đh.
10 - Tam hợp cục có 5 chi, trong đó có ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ có -1,25đh (vì mỗi chi có -0,25đh) và được thêm -2,0,13đh = -0,25đh (vì từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm -0,13đh).
(Chú ý : với tam hội có lý thuyết riêng.)

Tổng số là 5,12đh. Số điểm này là quá cao nên không thể chấp nhận được. Vậy thì ta phải “Ngụy Tạo một chút “Thô Bỉ Học” như thế nào để giảm được ít nhất từ 0,25 đến 0,5đh cho tổng số còn khoảng từ 4,6đh đến 4,8đh thì mới có thể chấp nhận được trong trường hợp này ?

Nếu ta giả sử Mậu trụ giờ đã không khắc được 2 Nhâm còn không đủ khả năng làm chúng động thì 2 Nhâm này không có điểm hạn can động. Nếu như vậy thì tổng số là 5,12đh – 1đh = 4,12đh. Số điểm này là quá thấp nên cũng không thể chấp nhận được. Nhưng điều giả sử này vẫn đúng vì ta thấy Kỷ hay Mậu tiểu vận không bị ảnh hưởng bởi hóa cục 5 chi này và chúng cũng không thể khắc được Nhâm trụ năm, vì vậy nó vẫn đủ sức khắc Nhâm lưu niên, làm cho Nhâm lưu niên có 0,5đh can động.

Từ đây ta đưa ra quy tắc mới là :

29b/(Quận chúa) - Can không khắc được tam hợp hay tam hội cục có 5 chi và các can cùng hành với nó và không thể khắc làm cho các can của hành này động khi nó có ít nhất từ 2 can trở đi.”

Nếu sử dụng quy tắc này thì tổng số có 5,12đh – 0,5đh = 4,62đh. Số điểm là quá phù hợp với tai họa này (số điểm này tương ứng với tai họa có thể tới bị ngất hay phải cấp cứu).

Sửa bởi tiachop007: 27/07/2016 - 21:10


#56 tiachop007

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 29/07/2016 - 16:45

Sau khi nghiên cứu lại toàn bộ các ví dụ tương tự như ví dụ này tôi đã đưa ra quy tắc mới hay sửa lại các quy tắc cũ cho chính xác hơn như sau :

“29a/(98/G; Quận chúa) - Nếu chi đai vận và lưu niên hợp với ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hay tam hội hóa cục mà sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận hành này lớn hơn các hành kỵ thần ít nhất 40đv thì Thân và dụng thần được xác định lại như bình thường nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi, còn nếu lớn hơn Tài tinh và Quan Sát của nó ít nhất 60đv thì thuộc cách Tòng theo hành này.”

29b/(Quận chúa) - Can không khắc được tam hợp hay tam hội cục có 5 chi và các can cùng hành với nó và không thể khắc làm cho các can của hành này động khi nó có ít nhất từ 2 can trở đi.”

Điểm hạn của hóa cục :
113/(6; 7/G) - Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với 50% số điểm hạn của hành hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành) và từ chi thứ 5 có điểm hạn trở đi mỗi chi được thêm 25%đh (riêng chi tiểu vận chỉ được thêm 13%đv) của hành này.

Điểm hạn được giảm :
264/(7; 14; 99/G; Quận chúa) - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ và hóa cục này có ít nhất 4 chi có điểm hạn thì mỗi chi có điểm hạn được giảm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm 0,13đh) và khi đó nếu trong tứ trụ có 3 chi tạo thành tam hợp có chi tháng thì điểm hạn mới được giảm thêm 0,5đh.
(Chú ý : Các chi trong tứ trụ của tam hợp cục đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh không có điểm hạn trong hóa cục này).

Sau đây là bài luận chính thức (vì hy vọng các quy tắc này không còn phải sửa nữa) :

Quận chúa biệt động giờ Thìn :

Nhâm Thân – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Mậu Thìn

Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Với kết quả tính toán này thì Tứ Trụ có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng.


Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn vào năm Nhâm Tý (1972) như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo kết quả tính toán trên thì Tứ Trụ này có Thân cường vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng (vì ở đây Thân mặc dù có tới 5 can chi nhưng nó nhỏ hơn 30đv và nó không lớn hơn Quan Sát 20đv, hơn nữa Quan Sát còn khắc gần được Nhật can).

Năm 1972 là năm Nhâm Tý thuộc đại vận Canh Tý và tiểu vận Kỷ Sửu và Mậu Tý.

1 - Trong Tứ Trụ có ngũ hợp của Giáp trụ tháng với Kỷ trụ ngày không hóa được Thổ (vì Giáp ở đây là Mộc sống do có nước trong đất ẩm cùng trụ là Thìn sinh cho, nên nó đâu có chết để mục lát thành đất mà hóa Thổ được).
2 - Vào vận Canh Tý và tính cả năm Nhâm Tý trong Tứ Trụ có 3 chi (2 Thìn và 1 Thân) hợp với tuế vận hóa Thủy thành công. Vì trong Tứ Trụ có 3 chi (ít nhất phải có 2 chi) hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm.
Thìn trụ giờ trong trường hợp này vẫn tham gia được vào tam hợp Thân Tý Thìn (vì….).

Thủy có 1,96đv được thêm 2,32đv của Thân trụ năm, 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ thành 11,48đv. Thổ có 23,53đv bị giảm 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ còn 16,33đv. Kim có 2,32đv bị mất hết do Kim hóa thành Thủy. Ta thấy Thân vẫn lớn hơn Quan Sát trên 1đv nên Thân vẫn vượng.
Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần vẫn là Quan Sát là Ất tàng trong Thì trụ tháng.

Vì Thổ là kỵ 1 động nên phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận.
Thủy có 11,48đv được thêm 10đv của Tý đại vận, 2.10đv của Tý lưu niên và 2.10đv của Nhâm lưu niên (vì Nhâm lưu niên động do Mậu tiểu vận khắc) thành 61,48đv.
(Chú ý : điểm vượng của can chi lưu niên trong trường hợp này được tăng gấp đôi nhưng khi tính lực tranh phá hợp của chi lưu niên với các chi khác thì không được tăng gấp đôi.)

Thổ có 16,33đv được thêm 4,1đv của Mậu tiểu vận (do Mậu khắc Nhâm lưu niên nên thành động) thành 20,43đv.
Các hành còn lại không thay đổi.

Nếu ta áp dụng quy tắc 29a/(98/G; Quận chúa) thì Thân trở thành nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Mậu ở trụ giờ.
3 – Nếu ta áp dụng quy tắc 113/(6; 7/G) thì Thủy cục có (1,25.2 + 0,13)đh = 2,63đh (vì điểm hạn chính của Thủy cục được tăng gấp đôi và từ chi thứ 5 có điểm hạn trở đi, mỗi chi được thêm 25%đh của hành đó).
Chi Tý đại vận và lưu niên mỗi chi có 0,5đh kỵ vượng (vì không được tăng gấp đôi).
4 - Dụng thần Mậu nhược ở tuế vận có 0đh.
5 – Nhật can Kỷ tử tuyệt ở lưu niên nên có 1đh.
6 – Nếu áp dụng quy tắc 29b/(Quận chúa) thì Mậu trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận không khắc được Nhâm lưu niên và Nhâm trụ năm nhưng Mậu vẫn động và có 1đh can động, khi đó 2 Nhâm này không động nên không có đh can động.
7 - Mậu tiểu vận nhược ở tiểu vận không bị ảnh hưởng bởi Thủy cục nên nên mặc dù khắc Nhâm lưu niên có 0đh những vẫn đủ sức làm cho Nhâm động, vì vậy Nhâm lưu niên vượng ở lưu niên nên có 0,5đh can động.
8 – Mậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh. Tý tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có +0,13đh.
9 – Lửa mặt trời trụ ngày có can thất lệnh còn nhược ở tuế vận nên khắc Lửa đèn trụ tháng có 0đh.

Tổng số là 6,00đh. Nếu áp dụng quy tắc 264/(7; 14; 99/G; Quận chúa) thì tam hợp cục có 5 chi, trong đó có 3 chi trong Tứ Trụ có -5.0,25đh = -1,25đh (vì mỗi chi có -0,25đh mà cả 5 chi này đều có đh). Vậy tổng số là (6 – 1,25)đh = 4,75đh. Số điểm này thật sự phù hợp với thực tế của người này.

Tai họa này không được coi là tai họa lao tù bởi vì không có 1 bằng chứng nào của tòa án kết tội người này bị tù cả. Cho nên tai họa này chỉ được xem như một vụ tai nạn giao thông hay bị bắt cóc tra tấn để đòi tiền hay trả thù mà thôi.
Tứ Trụ này có thông tin về khắc cha (vì Thân khá cường vượng còn nhiều Tỷ Kiếp) và khắc anh chị em cùng con cái (vì trụ tháng là Thìn và trụ giờ cũng là Thìn nên hình hại nhau). Thực tế sống xa nhau nên sự khắc này được giảm đi nhiều nhưng về tổng quát vẫn là Tứ Trụ khắc người thân là chính xác (nếu sống gần nhau thì chắc chắn sẽ đáng sợ hơn nhiều).

VULONG

#57 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 05/11/2016 - 23:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tiachop007, on 29/07/2016 - 16:45, said:

Sau khi nghiên cứu lại toàn bộ các ví dụ tương tự như ví dụ này tôi đã đưa ra quy tắc mới hay sửa lại các quy tắc cũ cho chính xác hơn như sau :

“29a/(98/G; Quận chúa) - Nếu chi đai vận và lưu niên hợp với ít nhất 3 chi trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hay tam hội hóa cục mà sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận hành này lớn hơn các hành kỵ thần ít nhất 40đv thì Thân và dụng thần được xác định lại như bình thường nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi, còn nếu lớn hơn Tài tinh và Quan Sát của nó ít nhất 60đv thì thuộc cách Tòng theo hành này.”

29b/(Quận chúa) - Can không khắc được tam hợp hay tam hội cục có 5 chi và các can cùng hành với nó và không thể khắc làm cho các can của hành này động khi nó có ít nhất từ 2 can trở đi.”

Điểm hạn của hóa cục :
113/(6; 7/G) - Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với 50% số điểm hạn của hành hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành) và từ chi thứ 5 có điểm hạn trở đi mỗi chi được thêm 25%đh (riêng chi tiểu vận chỉ được thêm 13%đv) của hành này.

Điểm hạn được giảm :
264/(7; 14; 99/G; Quận chúa) - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ và hóa cục này có ít nhất 4 chi có điểm hạn thì mỗi chi có điểm hạn được giảm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm 0,13đh) và khi đó nếu trong tứ trụ có 3 chi tạo thành tam hợp có chi tháng thì điểm hạn mới được giảm thêm 0,5đh.
(Chú ý : Các chi trong tứ trụ của tam hợp cục đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh không có điểm hạn trong hóa cục này).

Sau đây là bài luận chính thức (vì hy vọng các quy tắc này không còn phải sửa nữa) :

Quận chúa biệt động giờ Thìn :

Nhâm Thân – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Mậu Thìn

Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Với kết quả tính toán này thì Tứ Trụ có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng.


Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn vào năm Nhâm Tý (1972) như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo kết quả tính toán trên thì Tứ Trụ này có Thân cường vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Ất tàng trong Thìn trụ tháng (vì ở đây Thân mặc dù có tới 5 can chi nhưng nó nhỏ hơn 30đv và nó không lớn hơn Quan Sát 20đv, hơn nữa Quan Sát còn khắc gần được Nhật can).

Năm 1972 là năm Nhâm Tý thuộc đại vận Canh Tý và tiểu vận Kỷ Sửu và Mậu Tý.

1 - Trong Tứ Trụ có ngũ hợp của Giáp trụ tháng với Kỷ trụ ngày không hóa được Thổ (vì Giáp ở đây là Mộc sống do có nước trong đất ẩm cùng trụ là Thìn sinh cho, nên nó đâu có chết để mục lát thành đất mà hóa Thổ được).
2 - Vào vận Canh Tý và tính cả năm Nhâm Tý trong Tứ Trụ có 3 chi (2 Thìn và 1 Thân) hợp với tuế vận hóa Thủy thành công. Vì trong Tứ Trụ có 3 chi (ít nhất phải có 2 chi) hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm.
Thìn trụ giờ trong trường hợp này vẫn tham gia được vào tam hợp Thân Tý Thìn (vì….).

Thủy có 1,96đv được thêm 2,32đv của Thân trụ năm, 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ thành 11,48đv. Thổ có 23,53đv bị giảm 2,4đv của Thìn trụ tháng và 4,8đv của Thìn trụ giờ còn 16,33đv. Kim có 2,32đv bị mất hết do Kim hóa thành Thủy. Ta thấy Thân vẫn lớn hơn Quan Sát trên 1đv nên Thân vẫn vượng.
Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần vẫn là Quan Sát là Ất tàng trong Thì trụ tháng.

Vì Thổ là kỵ 1 động nên phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận.
Thủy có 11,48đv được thêm 10đv của Tý đại vận, 2.10đv của Tý lưu niên và 2.10đv của Nhâm lưu niên (vì Nhâm lưu niên động do Mậu tiểu vận khắc) thành 61,48đv.
(Chú ý : điểm vượng của can chi lưu niên trong trường hợp này được tăng gấp đôi nhưng khi tính lực tranh phá hợp của chi lưu niên với các chi khác thì không được tăng gấp đôi.)

Thổ có 16,33đv được thêm 4,1đv của Mậu tiểu vận (do Mậu khắc Nhâm lưu niên nên thành động) thành 20,43đv.
Các hành còn lại không thay đổi.

Nếu ta áp dụng quy tắc 29a/(98/G; Quận chúa) thì Thân trở thành nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Mậu ở trụ giờ.
3 – Nếu ta áp dụng quy tắc 113/(6; 7/G) thì Thủy cục có (1,25.2 + 0,13)đh = 2,63đh (vì điểm hạn chính của Thủy cục được tăng gấp đôi và từ chi thứ 5 có điểm hạn trở đi, mỗi chi được thêm 25%đh của hành đó).
Chi Tý đại vận và lưu niên mỗi chi có 0,5đh kỵ vượng (vì không được tăng gấp đôi).
4 - Dụng thần Mậu nhược ở tuế vận có 0đh.
5 – Nhật can Kỷ tử tuyệt ở lưu niên nên có 1đh.
6 – Nếu áp dụng quy tắc 29b/(Quận chúa) thì Mậu trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận không khắc được Nhâm lưu niên và Nhâm trụ năm nhưng Mậu vẫn động và có 1đh can động, khi đó 2 Nhâm này không động nên không có đh can động.
7 - Mậu tiểu vận nhược ở tiểu vận không bị ảnh hưởng bởi Thủy cục nên nên mặc dù khắc Nhâm lưu niên có 0đh những vẫn đủ sức làm cho Nhâm động, vì vậy Nhâm lưu niên vượng ở lưu niên nên có 0,5đh can động.
8 – Mậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh. Tý tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có +0,13đh.
9 – Lửa mặt trời trụ ngày có can thất lệnh còn nhược ở tuế vận nên khắc Lửa đèn trụ tháng có 0đh.

Tổng số là 6,00đh. Nếu áp dụng quy tắc 264/(7; 14; 99/G; Quận chúa) thì tam hợp cục có 5 chi, trong đó có 3 chi trong Tứ Trụ có -5.0,25đh = -1,25đh (vì mỗi chi có -0,25đh mà cả 5 chi này đều có đh). Vậy tổng số là (6 – 1,25)đh = 4,75đh. Số điểm này thật sự phù hợp với thực tế của người này.

Tai họa này không được coi là tai họa lao tù bởi vì không có 1 bằng chứng nào của tòa án kết tội người này bị tù cả. Cho nên tai họa này chỉ được xem như một vụ tai nạn giao thông hay bị bắt cóc tra tấn để đòi tiền hay trả thù mà thôi.
Tứ Trụ này có thông tin về khắc cha (vì Thân khá cường vượng còn nhiều Tỷ Kiếp) và khắc anh chị em cùng con cái (vì trụ tháng là Thìn và trụ giờ cũng là Thìn nên hình hại nhau). Thực tế sống xa nhau nên sự khắc này được giảm đi nhiều nhưng về tổng quát vẫn là Tứ Trụ khắc người thân là chính xác (nếu sống gần nhau thì chắc chắn sẽ đáng sợ hơn nhiều).

VULONG

Nội dung 2 quy tắc trên là:

"Điểm hạn của hóa cục :
113/(6; 7/G) - Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với 50% số điểm hạn của hành hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành) và từ chi thứ 5 có điểm hạn trở đi mỗi chi được thêm 25%đh (riêng chi tiểu vận chỉ được thêm 13%đv) của hành này.

Điểm hạn được giảm :
264/(7; 14; 99/G; Quận chúa) - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ và hóa cục này có ít nhất 4 chi có điểm hạn thì mỗi chi có điểm hạn được giảm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm 0,13đh) và khi đó nếu trong tứ trụ có 3 chi tạo thành tam hợp có chi tháng thì điểm hạn mới được giảm thêm 0,5đh.
(Chú ý : Các chi trong tứ trụ của tam hợp cục đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh không có điểm hạn trong hóa cục này)".

2 quy tắc này phải sửa lại như sau :

"Điểm hạn của hóa cục :
113/(6;7;8;55/G) - Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với 50% số điểm hạn của hành hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành) và từ chi thứ 4 có điểm hạn trở đi mỗi chi được thêm 25%đh (riêng chi tiểu vận chỉ được thêm 13%đh) của hành này.

Điểm hạn được giảm :
264/(7;8;14;35;99/G;Quận chúa) - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cụctừ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ và hóa cục này có ít nhất 4 chi có điểm hạn (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành) thì mỗi chi có điểm hạn được giảm 0,25đh và từ chi thứ 4 có điểm hạn trở đi mỗi chi được giảm thêm 25%đh của hành đó (riêng chi tiểu vận chỉ được thêm 13%), khi đó nếu trong tứ trụ có 3 chi tạo thành tam hợp có chi tháng thì điểm hạn mới được giảm thêm 0,5đh".

Nếu áp dụng 2 quy tắc mới sửa này thì :

1 - Tam hợp Thủy cục có 5 chi ở trên có điểm hạn nên có 5.50%.0,5đh = 1,25đh (vì điểm hạn của hành Thủy là 0,5đh) và được thêm 2.25%.0,5đh = 0,25đh (vì có 5 chi có điểm hạn nên chi thứ 4 và thứ 5 mỗi chi được thêm 0,125đh). Do vậy tổng số có thêm 0,13đh thành 6đh + 0,13đh = 6,13đh.

2 - Tam hợp Thủy cục có 5 chi có điểm hạn nên được giảm 5.0,25đh = 1,25đh và chi thứ 4 và thứ 5 mỗi chi được giảm thêm 25%.0,5đh = 0,125đh, vì vậy tổng số điểm hạn được giảm là 1,25đh + 0,25đh = 1,5đh.

Do vậy tổng số điểm hạn còn lại là 6,13đh - 1,5đh = 4,63đh. Số điểm này có lẽ chính xác hơn với tai họa của đương số, vì 4,63đh chỉ ở mức ngất lên ngất xuống còn 4,75đh thì có thể tới mức tàn tật hay tàn phê.

VULONG

Sửa bởi VULONG001: 06/11/2016 - 00:03


Thanked by 1 Member:

#58 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 31/01/2017 - 04:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 04/10/2015 - 18:54, said:

Lời nói đầu

Những ai đọc qua quyển Kinh Thánh đều nhận thấy rằng đây là quyển sách cổ duy nhất trên thế giới nói đến sự hình thành Trái Đất như thế nào (còn tất cả các cuốn sách cổ khác chỉ đề cập tới những sự kiện khi đã có trái đất và con người). Sau đó cuốn sách mới nói đến sự phát triển của nó qua các thời kỳ kiến tạo địa chất, rồi xuất hiện thực, động vật …và con người. Cuối cùng cuốn sách mới nói đến sự phát triển của lịch sử loài người qua các mốc quan trọng là có bao nhiêu cường quốc sẽ xuất hiện trước khi trái đất bị hủy diệt bởi sự va chạm của thiên thạch với trái đất.
Vậy thì cách đây ba bốn nghìn năm ai lại có thể hiểu biết về vũ trụ để dự đoán vận mệnh trái đất của chúng ta chính xác đến như vậy khi mà con người sống trong thời kỳ đó chỉ là những người "Cởi trần đóng khố"? Nếu không phải là Đức Chúa Trời người đã sáng tạo ra con người và vạn vận thì chỉ có một câu trả lời duy nhất cho nghi vấn này là một số người của một nền văn minh bên ngoài trái đất (hay họ chính là các sứ giả của đức chúa trời) đã viếng thăm và gửi tặng chúng ta cuốn Kinh Thánh. Và dĩ nhiên những người "Cởi trần đóng khố" diễn đạt lại các tri thức của họ vào cuốn Kinh Thánh đã không thể tránh được những sai sót. Đó có thể là lý do để giải thích tại sao có sự kiện Galile bị đưa nên giàn lửa thiêu (?).

Dựa vào nền tảng kiến thức hay học thuyết nào mà những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất có thể dự đoán vận mệnh trái đất chúng ta chính xác đến như vậy ? Chắc chắn là phải có, chúng ta tạm gọi nó là Thuyết Vũ Trụ Rộng để dự đoán vận mệnh của các vật thể lớn như các hành tinh, thiên thể, thiên hà hay vũ trụ chẳng hạn. Đó là câu hỏi mà đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được. Ngoài cuốn sách này họ còn gửi tặng chúng ta rất nhiều cái khác nữa, đó chính là các hiện vật rải rác khắp mọi nơi trên trái đất mà đến nay chúng ta vẫn không thể xác định được nguồn gốc của chúng. Một trong các hiện vật quan trọng đó là bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý cùng với học thuyết Ngũ Hành và Âm Dương mà ngày nay nó được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong các ứng dụng đó là dự đoán vận mệnh của con người. Qua đó con người có thể biết trước được nhiều cái để chủ động phòng tránh các điều xấu như tai nạn, ốm đau, phá tài, bại quan, chết trẻ… và đón nhận những cái tốt như phát tài, phát quan …

Người Trung Quốc cổ đại đã dùng bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý để làm lịch xác định giờ, ngày, tháng, năm trong sinh hoạt hàng ngày. Lịch đó được gọi là lịch Can Chi. Không biết người ta đã sử dụng lịch can chi này vào dự đoán vận mệnh cho con người từ bao giờ ? Chỉ biết rằng trải qua mấy nghìn năm nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm, đến nay chúng ta đã có rất nhiều bộ môn khác nhau để dự đoán vận mệnh con người, mà gốc của nó vẫn dựa vào học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý. Trong đó chỉ có môn Tứ Trụ, nó dựa vào 4 thông tin là ngày, tháng, năm sinh và giờ sinh của người đó là không biến dạng và nó sử dụng chính các từ gốc có từ khi nó xuất hiện trên trái đất của chúng ta. Các từ gốc như tổ hợp can chi Giáp Tý đã tìm thấy cách đây 3 nghìn 6 trăm năm, vào thời nhà Ân, nhà Thương (Trung Quốc).

Bình thường một người có thầy dậy sau 3 đến 5 năm mới có thể nắm được môn Tứ Trụ để dự đoán được vận mệnh của con người. Đó là một điều khó khăn cho đa số người muốn biết nhưng không có điều kiện. Phải chăng môn dự đoán theo Tứ Trụ là Thuyết Vũ Trụ Hẹp để dự đoán vận mệnh của con người và các vật thể nhỏ bé ?

Để giải quyết khó khăn này, tôi đã tìm ra được một phương pháp hoàn toàn mới để tính các điểm hạn đã gây ra tai họa và nó được gọi là Phương Pháp Tính Điểm Tai Họa. Tôi đã cố gắng tìm một cách ngắn nhất và đơn giản nhất để đưa bạn đọc từ không biết gì về môn này có thể chỉ sau khoảng 7 tuần tới 7 tháng là nhiều nhất, bạn đọc sẽ hiểu được các phần cơ bản của phương pháp dự đoán này. Phương pháp dự đoán của tôi chỉ nhằm xác định năm nào mình có hạn, hạn nặng đến đâu và hạn về cái gì (tai nạn, ốm đau, bại quan, lao tù hay phá sản....), để biết trước mà phòng tránh. Rất nhiều người đến giờ vẫn còn nghĩ rằng hạn không thể phòng tránh được, nên cho rằng biết trước làm gì cho càng thêm lo sợ. Đó là một sai lầm cần phải loại bỏ. Còn các lĩnh vực dự đoán vận mệnh khác của môn Tứ Trụ chỉ giới thiệu qua (như phát tài, phát quan...).
Tôi chỉ là người đầu tiên tìm ra phương pháp dự đoán này, nhưng để hoàn thiện nó cần phải có nhiều thời gian và sự đóng góp của nhiều người trên thế giới. Mục đích chính của tôi khi viết cuốn sách này là muốn bạn đọc tự dự đoán được các hạn của chính mình, sau đó tôi mong muốn bạn đọc tham gia với tôi vào công cuộc giải cứu các hạn đó. Trọng tâm của cuốn sách này là giải cứu các hạn đe dọa tính mạng của con người, đó mới là điều quan trọng nhất mà cuốn sách này mong muốn. Chỉ có như vậy thì con người mới kéo dài được tuổi thọ, dần dần chúng ta chỉ có thể phải đầu hàng bởi cái chết do sự lão hóa mà thôi. Đến lúc đó muốn tăng tuổi thọ hơn nữa lại thuộc về các nhà Sinh Học, họ phải tìm cách chống được sự lão hóa.

Để hoàn thành cuốn sách này, tôi vô cùng cảm ơn các bạn Nguyễn Đắc Dũng, Nguyễn thị Nở, Nguyễn Quang Du, Nguyễn thị Liên,….. cũng như các bút danh của Đinh Văn Tân, Hoa Cái, Minh Quang-mz trên trang web tuvilyso.net của người Việt Nam đã tìm kiếm và sưu tầm rất nhiều ví dụ quan trọng và qua các ví dụ này tôi đã tìm thấy nhiều quy tắc để tính các điểm hạn. Các quy này chính là các chìa khóa để giải mã các Tứ Trụ. Để tiến đến có được một bộ chìa khóa hay có chiếc chìa khóa vạn năng giải được 52 vạn tứ trụ của con người thì theo tôi nghĩ cần tới vài triệu người cùng nghiên cứu ít nhất trong một vài năm.

Sau một năm tôi vừa tự học tiếng Anh và vừa tự dịch hầu như tất cả cuốn sách này và có sự giúp đỡ của con gái tôi mới bắt đầu học lớp 11 tại Đức, vì vậy mong bạn đọc coi đây chỉ là bản dịch tạm thời trước khi có bản dịch chính thức. Tôi hy vọng trong thời gian tới tôi sẽ tìm được một thông dịch viên từ tiếng Việt sang tiếng Anh có đủ trình độ hiểu biết về môn Tứ Trụ này.

(Các nhà xuất bản của các nước trên thế giới muốn mua bản quyền cuốn sách này cho riêng nước mình hay những cá nhân nào - với tất cả các nước trên thế giới - muốn mua cuốn sách này hãy liên hệ với tôi qua E-Mail : vulongpublisher@yahoo.de (cá nhân mua sách kkông mất tiền vận chuyển bưu điện)).

Hà Nội - Berlin, mùa Thu 2010
Vu Long


Lời nói đầu của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" đã viết :

"Cuối cùng cuốn sách mới nói đến sự phát triển của lịch sử loài người qua các mốc quan trọng là có bao nhiêu cường quốc sẽ xuất hiện trước khi trái đất bị hủy diệt bởi sự va chạm của thiên thạch với trái đất.

Phải chăng nó sẽ được ứng nghiệm theo thông tin của bài báo sau :

Thiên thạch khổng lồ sắp hủy diệt Trái Đất

NASA cảnh báo thiên thạch khổng lồ sắp đâm sầm vào Trái Đất ngày 25/2/2017.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiên thạch khổng lồ sắp va vào Trái Đất.


Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết: sao chổi hoặc một thiên thạch đang tiến gần và đâm sầm vào Trái Đất ngày 25/2/2017. Tiểu hành tinh có tên 2016 WF9 đang được NASA theo dõi.

Nhà thiên văn học Nga Tiến sĩ Dyomin Damir Zakharovich khẳng định rằng thiên thạch có thể va vào trái đất vào ngày 16/2 và gây nên một trận sóng thần thảm khốc và nước tại các vùng biển trên Trái Đất sẽ bị đun sôi.

"WF9 đã rời hệ Nibiru vào tháng 10/2016 khi hành tinh này bắt đầu quay quanh Mặt trời theo ngược chiều kim đồng hồ. Kể từ đó, NASA biết được WF9 sẽ va vào Trái Đất. Nhưng đến nay họ mới thông báo cho mọi người".

Trước đó, nhà khoa học David Mead cũng lên tiếng cảnh báo vào tháng 10 năm nay, hành tinh X, hay còn gọi là Nibiru sẽ hủy diệt Trái đất. Theo ông, sự va chạm sẽ hủy diệt gần như mọi sinh vật trên Trái đất. Để tồn tại, cần phải bắt đầu xây dựng hầm trú ẩn.

Cập nhật: 30/01/2017
Theo Báo Giao Thông

Sửa bởi VULONG001: 31/01/2017 - 04:36


#59 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 04/05/2017 - 23:53

Đây là ví dụ số 5 trang 197 trong phần "Nhập Môn" của Trần Viên trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa như sau :

Ví dụ 5 - Nữ mệnh : Giáp Thìn – Đinh Mão – Bính Dần – Giáp Ngọ

Các đại vận và thời gian của chúng :

Bính Dần/ Ất Sửu/ Giáp Tý/ Quý Hợi/ Nhâm Tuất/ …
.7/1968.....7/78......7/88.......7/98.........7/08...

Người nữ này ngũ hành thiên khô, mệnh yểu.
………………………………………
Sang Ấn vận (Ất Sửu) chế ngự được Thực Thần (Mậu), nhưng không phải là chính khắc; Kiêu vận (Giáp Tý) Giáp mộc đoạt Thực thần Mậu thổ, dụng thần bị khắc mất là không có dịp may để sống (chết)…”.


Qua Tứ Trụ này ta nhìn thấy có tam hội Dần Mão Thìn hóa Mộc thành công nên trong Tứ Trụ chỉ có 2 hành là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên chắc chắn nó không thuộc cách Hỏa độc vượng thì cũng phải là cách tòng Kiêu Ân.

Theo lý thuyết của tôi thì Tứ Trụ này thuộc cả 2 cách là tòng theo Lệnh thángtòng theo Kiêu Ấn. Do vậy Mộc và Hỏa đều là hỷ dụng thì vào vận Giáp Tý và năm Giáp tuất có tuế vận đều là hỷ dụng thần thì khó mà Toi (chết) được.

Hơn nữa ta thấy hàng thiên can không có can nào khắc can nào, còn với chi thì chỉ có Tý đại vận khắc Ngọ trụ giờ có 0,3đh.
Các nạp âm cũng không có cái nào khắc nhau.
Các chi cũng không có chi nào hình và hại nhau.
Chỉ có nhật can Bính tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.

Tóm lại tổng số chỉ có 2 đến 3đh là cùng nhưng có tam hội Dần Mão Thìn có 3 chi liền nhau nên tổng điểm hạn được giảm tới 50%. Do vậy điểm hạn là quá thấp nên nó không thể gây ra bất kỳ 1 tai họa nặng nào thì làm sao mà chết được ?

Từ những lý do này ta đủ khẳng định rằng giờ sinh Giáp Ngọ này là không chính xác.

Vậy thì giờ sinh nào có thể phù hợp với các vận trình và cái chết của đương số vào năm 1994 ?

Theo lý thuyết của tôi thì chỉ với giờ sinh là Mậu Tý có Thực Thương được lệnh thì Tứ Trụ này mới không những không thể thuộc cách tòng theo Kiêu Ấn cũng như không thể tòng theo Lệnh tháng được mà lại có tổng điểm hạn cao. Vậy thì ta thử xét tai họa năm Giáp Tuất của người này theo giờ sinh Mậu Tý xem có phù hợp hay không ?

Ví dụ 97/G (ví dụ này trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” đã luận theo giờ Ất Mùi là sai nay xin sửa lại) :

Sơ đồ tính toán vận hạn năm Giáp Tuất (1994) giờ Mậu Tý như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ta thấy với sơ đồ này vì có Mậu là Thực Thương lại được lệnh nên Tứ Trụ này không thể thành cách tòng theo Lệnh tháng hay tòng theo Kiêu Ấn, cho nên nó vẫn thuộc cách cục phổ thông.
Ta thấy Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh (Kim) nhưng trong Tứ Trụ không có, đành phải lấy dụng thần thứ 2 là Thực Thương là Mậu ở trụ giờ. Mộc là hành kỵ vượng (vì lớn hơn hỷ dụng thần Thổ và Kim trên 10đv) nên có điểm kỵ vượng.
Trong Tứ Trụ có tam hội Dần Mão Thìn hóa Mộc thành công.
Năm Giáp Tuất (1994) thuộc đại vận Giáp Tý, có 2 tiểu vận là Mậu Ngọ và Đinh Tị. Ta xét điểm hạn ở tiểu vận Mậu Ngọ (vì có tổng điểm hạn cao hơn).

1 – Đại vận Giáp Tý TKĐX với tiểu vận Mậu Ngọ có 0,75đh (vì Giáp chỉ vượng ở đại vận) nhưng vì TKĐX với tiểu vận bị giảm ¾ đh nên chỉ còn 0,75.1/4 đh = 0,19đh. Có 2 trụ TKĐX với nhau có thêm 0,05đh.
2 – Dụng thần Mậu tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.
3 – Nhật can Bính tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.
4 – Giáp đại vận khắc Mậu ở trụ giờ và Mậu ở tiểu vận, mỗi lực có 0,75.1/2đh = 0,38đh (vì Giáp chỉ vượng ở đại vận) nhưng điểm hạn khắc tiểu vận bị giảm 1/2 còn 0,19đh. Giáp đại vận có 0,5đh can động và 1đh kỵ vượng.
Tương tự Giáp lưu niên khắc Mậu trụ giờ có 0,5đh, cũng có 0,5đh can động và 1đh kỵ vượng.
Giáp trụ năm khắc Mậu trụ giờ có 0,13đh (vì cách 2 ngôi), có -0,5đh can động (vì Giáp được lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận) và có 1đh kỵ vượng.
Mậu trụ giờ có 1đh can động (vì được lệnh nhưng nhược ở cả tuế và vận).
Tý đại vận khắc Ngọ tiểu vận có 0,15đh.
5 - Mỗi Giáp ở tuế và vận mỗi can có 2 cát thần có -2.0,25đh. Ngọ tiểu vận có 1 hung thần có 0đh (vì bị Tý đại vận khắc mất).
6 – Lửa sấm sét trụ giờ khắc Lửa đèn ở trụ năm có 1đh (vì Mậu được lệnh).

Tổng số có 8,09đh được giảm 50% (vì trong Tứ Trụ có tam hội cục có 3 chi liền nhau) còn 8,09.1/2 đh = 4,05đh. Số điểm này là quá thấp nên không thể chấp nhận được.

Ta thử tất cả các giờ khác thì thấy chỉ có giờ Mậu Tý này là có tổng điểm hạn cao nhất (các giờ khác nếu không phải là cách Tòng thì lại gặp dụng thần là Kim nên tổng số điểm hạn còn thấp hơn, càng không thể chấp nhận được.

Chả nhẽ với phương pháp này ta đành phải chịu thất bại ở đây sao ?

Nhìn đi nhìn lại ta thấy chỉ còn một lý do duy nhất còn có chút logic để có thể bấu víu vào là ta đã biết nếu điểm vượng trong vùng tâm của kỵ thần Mộc lớn hơn hỷ dụng thần Thổ và Kim 20đv thì mỗi điểm kỵ vượng sẽ được tăng gấp đôi mà ở đây ta thấy chỉ còn thiếu (26,3 – 24,9) đv = 1,4đv (trong số 10đv phải tăng).

Do vậy ta suy luận có thể số điểm hạn kỵ vượng cũng phải được tăng dần lên theo đúng tỷ lệ thuận của điểm vượng này tăng ?

Nếu thừa nhận điều lý luận này thì điểm vượng chỉ còn thiếu 14%, tức điểm vượng đã tăng được 86% thì điểm kỵ vượng cũng phải tăng thêm 0,86đh. Để đơn giản ta chỉ lấy tăng 0,75đh (tức chỉ lấy tròn số ở mức tăng 75% đv) thì tổng mức tăng thêm của 3 điểm hạn kỵ vượng sẽ là 0,75.3đh = 2,25đh.

Tổng số sẽ là (8,09 + 2,25).1/2 đh = 5,17đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Từ ví dụ 97/G này ta đưa ra quy tắc mới :

14b/97 - Khi xác định điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm mà hành kỵ vượng lớn hơn các hành hỷ dụng thần từ 10đv là có điểm hạn kỵ vượng bằng đúng điểm hạn của hành kỵ vượng này và nếu lớn hơn từ 20đv trở lên điểm hạn kỵ vượng được tăng gấp đôi nhưng khi điểm vượng của hành kỵ vượng này tăng từ 10đv đến 19,99đv thì mỗi điểm hạn kỵ vượng được tính tăng theo tỷ lệ thuận này.

Chú ý : Quy tắc này chỉ áp dụng cho các trường hợp không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và không áp dụng cho Thân nhược mà Kiêu Ấn là kỵ vượng (12/G).

Sửa bởi VULONG001: 05/05/2017 - 00:21


#60 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 05/05/2017 - 01:24

Tử Bình Vượng Suy không có cách tòng Ấn thụ. Lí do? Một trong những tiêu chí của tòng là Nhật can vô khí. Tức phải sinh vào tháng thất lệnh, đặc biệt là dương can. Dương can chỉ cần đắc lệnh hoặc tiến khí thì không thể tòng. "Dương can tòng khí không tòng thế, âm can tòng thế vô tình nghĩa".

Tòng Tài, tòng Sát, tòng Nhi thường đều thành lập ở nguyệt lệnh (tương ứng là) Tài, Sát, Nhi nắm lệnh. Tài nắm lệnh thì nhật can tù, Sát nắm lệnh thì nhật can tử, Nhi nắm lệnh thì nhật can hưu. Đều là nhật can thất lệnh.

Ấn thụ mà nắm lệnh, nhật can luôn ở trạng thái tướng, tức tiến khí. Cho nên không có cách tòng Ấn Thụ trong Vượng Suy.

Khôn: Giáp Thìn - Đinh Mão - Bính Dần - Giáp Ngọ

Giáp - Thìn - Mão - Dần hội hoá mộc cục. Thiên can thấu Bính Đinh thông căn tại Ngọ. Toàn cục mộc hoả. Đây là cách mộc hoả thông minh có đề cập trong Trích Thiên Tuỷ. Mộc hoả thông minh cần thuận thế, kỵ nghịch hành. Tức dụng mộc hoả là tốt nhất, kế đến dụng thổ với điều kiện thổ - mộc không hàm tiếp, hoặc có thể dụng thuỷ với điều kiện thuỷ - hoả không hàm tiếp. Kim khắc mộc, nghịch hoả nên kim hoàn toàn là kỵ.

Tuy là mộc hoả thông minh luận dụng thần cần ghi nhớ như vậy, nhưng phải căn cứ tình hình BỐ CỤC bát tự cụ thể mà lấy dụng thần. Tháng Mão trọng xuân mộc rất vượng, lại gặp hợp cục hoá mộc thì mộc ở trạng thái rất vượng (thái vượng), hoả thế yếu, nên trong các lựa chọn dụng hỷ, ưu tiên chọn hoả làm dụng để cân bằng mộc hoả thông minh, tức là cân bằng 2 hành mộc - hoả. Đây là biến lý ngũ hành. Có thể xem như tiểu thiên địa ở đây chỉ bao gồm 2 hành mộc và hoả, cần đảm bảo cân bằng ở 2 hành này. Ở đây cũng có thể cho là có xu hướng Mẫu từ diệt tử, là 1 dạng phản cục đề cập trong Trích Thiên Tuỷ. Mẫu từ diệt tử tức là phản sinh (phản ngũ hành), phản sinh tức là khắc: mộc đa thì hoả tắt (mộc khắc hoả).

Bát tự mấu chốt ở chi Ngọ. Ngọ mất thì thân tử, vì Bính dương can thường thích vượng, nay lại nhược mà thông căn thì kỵ bị phạt căn.

Vận Giáp Tý: Tý - Ngọ xung, nhật can bị phạt căn, tín hiệu đại nạn. Bát tự từ mộc hoả thông minh chuyển thành Mẫu từ diệt tử.

Năm Giáp Tuất: Tuất - Thìn xung khử bì. Khử bì thì thuỷ đến diệt hoả là nghịch, kim đến tổn mộc cũng là nghịch. Mộc là vượng thần gặp kim đến khích động là trường hợp phạm vượng, mộc lúc này phát động diệt hoả.

Ngoài ra nhìn thần sát cũng thấy. Phần này không luận.

Mệnh này xấu là do mộc hoả thông minh mà hành vận bắc -> tây là nghịch. Bố cục bát tự lại không có vệ thần để bảo vệ cách cục nên chịu sự xung động rất lớn. Cơ giam lại nằm tại thời chi là nơi chịu ảnh hưởng lớn khi hành vận đánh mạnh "thiết nhập" vào bát tự. Đồng thời thần sát có hung thần nhập mệnh quá nặng.

Sửa bởi ThienKhanh: 05/05/2017 - 01:37







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |