Jump to content

Advertisements




Tìm hiểu về chứng SUY THẬN


16 replies to this topic

#1 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 28/04/2011 - 09:14

Tìm hiểu về chứng SUY THẬN hướng tới mục đích:

- Minh chứng cho thuyết Đông y xác định Thận là gốc của Tạng - Phủ, thông qua đó thấy được vai trò quan trọng của Thận qua những rối loạn của cơ thể khi mà Thận đã suy giảm chức năng trầm trọng.

- Thông qua những biểu hiện rối loạn lâm sàng của "suy thận", để nhận thức những điểm dị đồng và dị biệt, tham chiếu từ Đông y & Tây y để qua đó thấy được sự kết hợp hai nền Y học, khi con người bắt đầu Lão hoá.


Thanked by 2 Members:

#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 28/04/2011 - 09:32

RỐI LOẠN TOÀN THÂN TỪ SUY THẬN


1. DA MẶT XẠM

Theo Đông y:

Hải Thượng Lãn Ông mô tả triệu chứng:

Bệnh thận: móng xanh, mặt đen
Nặng tai, đi lỏng, bụng bàn, lạnh đau.


Khi bệnh đã nặng, thì Lãn Ông nhận định:

Mặt đen, răng buốt, mắt mờ
Lưng đau như gãy, mướt mồ hôi ra
Tóc khô, thịt lại nhão ra,
Bốn ngày sau nữa ắt là còn đâu.


Đông Y cho rằng, mặt xạm là do mất máu, còn đối với chứng răng buốt, tóc khô, lưng đau là do Thận chủ về răng tóc hư.

Theo Tây y: Nước da xạm trong Suy Thận do: thiếu máu và giảm huyết sắc tố, phối hợp với ure huyết tăng.



2. PHÙ THŨNG

-
Theo Đông y, phù thũng trong Suy thận là do mất quân bình Thuỷ Hoả, gây nên ứ nước.
-
Theo Tây y, ứ nước tại ngăn ngoại bào gây nên phù nề trong suy Thận.



Thanked by 2 Members:

#3 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 30/09/2011 - 15:51

dạ các bác cho em hỏi nếu ăn chay thì ăn gì cho bổ thận ..

#4 TuBi

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1433 Bài viết:
  • 3071 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 16:28

Cảm ơn Bác HaUyen đã cho những thông tin rất bổ ích, rất mong bác sẽ tiếp tục chủ đề này thêm nữa để mọi thành viên trong diễn đàn sẽ hiểu thêm về căn bệnh này, hy vọng sẽ tìm ra cách khắc phục và phòng chống càng sớm càng tốt, đỡ gánh nặng cho gia đình và xã hội....

Cảm ơn Bác rất nhiều!!

#5 banmaixanh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 51 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 30/09/2011 - 17:08

Nghe nói bệnh này cũng dễ Die,

Thận và Bàng Quang

A. Biện chứng và luận trị

“Thận là gốc của tiên thiên”, công năng sinh lý là chủ tàng tinh, chủ nước. Trong thận có chứa nguyên âm, nguyên dương chỉ nên giữ gìn, không nên hao tiết. Lúc biến hoá bệnh lý phần nhiều là hư chứng, được chia làm 2 loại lớn: Thận âm hư và thận dương hư, trong đó bao gồm nhiều loại bệnh về sinh dục, tiết niệu, thần kinh, hệ thống nội tiết. Chứng bệnh thường thấy của bàng quang là thấp nhiệt.
1. Thận âm hư
a. Triệu chứng: Đầu váng, mắt hoa, tai ù, tai điếc, răng lợi lung lay hoặc đau, mất ngủ, gần tối miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, lưng gối mỏi đau, hoặc đau xương chầy,đau mắt cá chân, di tinh, lưỡi hồng khô, hoặc có rêu xanh, mạch tế sác, nếu kiêm thấy gò má hồng, môi đỏ, ham tình dục, tiểu tiện ít, đỏ, nửa đêm miệng khô nhiều, mạch huyền sác hoặc huyền tế sác là âm hư hoả vượng (huyền, tế, sác: Căng, nhỏ, nhanh).
b. Bệnh lý: Thận âm hư, tân dịch bất túc, tướng hoả(*) vượng thịnh, (thận hoả vượng thịnh).
Tướng hoả là chỉ niệm và dục dã phát động cho hoả. Niệm hoả thuộc gan, dục hoả thuộc thận. Chủ yếu ở đây là chỉ dục hoả làm cho thấy ngũ tâm phiền nhiệt ra mồ hôi trộm, gần tối miệng khô (gần tối thuộc âm), âm hư tức dương cang, làm cho thấy đầu váng mắt hoa, tai ù, tai điếc, mất ngủ. “Thận chủ xương”, thận âm bất túc sẽ thấy lưng gối đau buốt, hoặc
xương chầy đau, gót chân đau. “Răng là chỗ thừa của xương”, xương tuỷ không đầy đủ làm cho răng đau, lung lay. Thận âm hư, tân dịch không được giữ chắc, sẽ thấy mồ hôi
trộm, di tinh. Âm hư nhiều thì hư hoả vượng, làm cho gò má hồng, môi đỏ, tình dục quá sức căng thẳng, tiểu tiện ít, đó là chứng của nội nhiệt, tân khuyết; lưỡi hồng, không rêu,
mạch tế sác là tượng lưỡi, tượng mạch của âm hư (mạch nhỏ, nhanh).
c. Phép chữa: Nên tư dưỡng thận âm, dùng Lục vị địa hoàng hoàn. Nếu âm hư hoả vượng nên tư âm giáng hoả, dùng Tri bá bát vị hoàn. Thần kinh suy nhược, đái đường, lao phổi,
đái tháo(**), công năng tử cung (liệt dạ con) xuất huyết, ghẻ lang kiểu hồng ban cũng thuộc về thận âm hư hoặc âm hư hoả vượng có thể dùng cách trên mà chữa.
2. Thận dương hư (thận dương bất chấn)
a. Triệu chứng: Sắc mặt ảm đạm, tóc rụng, sợ lạnh, chân tay lạnh, thở ngắn hơi, suyễn, tinh thần mệt mỏi, tai ù, điếc, răng lợi lung lay, lưng gối mỏi đau (nhẽo mềm), đái ít, phù thũng hoặc đêm hay đi đái, nước đái vàng hoặc trong, ra mồ hôi, lưỡi béo non, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hư phù, hoặc trầm trì (***) vô lực. Nếu Mệnh môn hoả suy thì liệt dương, hoạt tinh (không mộng mà xuất), ỉa chảy mạn tính, tứ chi lạnh, hoặc hụt hơi, hen mà ra mồ hôi, xích mạch nhược hoặc vi tế trầm trì (****). Nếu đi đái nhiều hoặc đái không cầm, hay đái

(*) Tướng hỏa: Mệnh môn hỏa.
(**)Đái tháo gồm có đái tháo nhạt và đái tháo đạm, đều có chứng uống nhiều, đái nhiều.
(***) Trầm trì: Mạch ấn sâu mới thấy mà rất chậm.
(****) Vi tế trầm trì: Mạch rất nhỏ, chậm, ở rất sâu, ấm mạnh mới thấy. đêm, đái xong còn rớt không dứt, hoặc tinh xuất sớm, lưỡi non, rêu trắng, xích bộ nhược là thận khí không có.
b. Bệnh lý: Thận khai khiếu ở tai, biến hoá ở tóc, thận khí không đủ, làm cho tai ù, điếc, tóc dễ rụng. Thận chủ xương, thận khí không đủ làm cho lưng gối mỏi đau, răng lợi lung lay.Thận hư không thể nạp khí về thận thì hụt hơi mà suyễn. Thận dương hư làm cho dương khí toàn thân hư, chi thể không ấm, tự ra mồ hôi (dương hư nên biểu không chắc), tinh thần không phấn chấn, đại tiện lỏng. Dương hư làm thuỷ bị sai lạc (thận hư thuỷ phiếm), thì đái ít mà phù thũng. Mệnh môn hoả suy thì hư hàn càng nhiều, làm cho tứ chi lạnh, liệt
dương, hoạt tinh. Tảng sáng ỉa chảy là chứng của Mệnh môn hoả suy. Mệnh môn hoả suy cũng thường kiêm không thể nạp khí, nên kiêm thấy hụt hơi, suyễn, ra mồ hôi. Nếu thận
khí bất cố (không giữ vững) thì không có sức thu nhiếp(*) làm cho hoạt tinh, sớm xuất, tiểu tiện nhiều hoặc không cầm. Nói chung thận dương hư, mạch thường hư phù mà rêu lưỡi
trắng nhuận, nếu dương hư thuỷ phiếm thì lưỡi tất phì nộn (béo non) mà mạch trầm vô lực. Nếu trầm, trì, thiên về rất hàn.
c. Phép chữa: Nên ôn bổ thận dương, thường dùng Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm. Nếu Mệnh môn hoả suy, ỉa chảy là chủ chứng thì dùng Tứ thần hoàn. Nếu hụt hơi, khí suyễn là
chủ chứng thì dùng Mạc tích đan. Thận khí bất cố thì bổ thận cố sáp (giữ chắn chắn). Nếu đái nhiều là chủ chứng thì dùng Súc tuyến hoàn. Nếu di tinh là chủ chứng thì dùng Cố tinh hoàn.Cơ năng vỏ tuyến thượng thận giảm, cơ năng tuyến giáp giảm, thần kinh suy nhược thuộc về thận dương hư, có thể dùng phép trên. Viêm thận mạn thuộc thận dương hư, nên bổ thận dương kèm lợi tiểu dùng Kim quĩ thận khí hoàn gia Ngưu tất, Xa tiền. Hen phế quản thuộc thận dương hư không nạp khí, dùng Kim quĩ thận khí hoàn gia Hồ đào nhục, Ngũ vị
tử. Nếu xuất hiện Mệnh môn hoả suy, không nạp khí thì dùng Mạc tích đan.
Bệnh đái đường, đái tháo, viêm thận mạn, đái dầm thuộc về thận khí bất cố dùng Súc tuyến hoàn mà chữa. Đái tháo nên châm cứu huyệt Tam âm giao, Quan nguyên, Thận du,Khí hải. Thần kinh suy nhược thuộc về thận khí bất cố, có thể dùng Cố tinh hoàn. Đái dầm nên châm các huyệt Quan nguyên, Thận du,Tam âm giao có kèm thêm cứu nữa.
3. Thận âm dương lưỡng hư
a. Triệu chứng: Sắc mặt ảm đạm, tóc dễ dụng, răng lung lay, miệng khô, tâm phiền, mồ hôi trộm, sợ rét, chi lạnh, di tinh, đái dầm, lưỡi nhạt có rãnh nứt, rêu mỏng, mạch trầm tế hoặc nhược (chìm, nhỏ hoặc yếu).
b. Bệnh lý: Do âm dương giúp nhau từ gốc, âm hư lâu ngày dẫn đến dương hư; dương hư cũng dẫn đến âm hư. Thận âm dương hư cả sẽ dẫn đến những chứng của cả âm, dương đều hư. Khi biện chứng phải căn cứ tình huống cụ thể vào gốc bệnh mà châm, dùng thuốc đúng bệnh.

(*) Thu thiếp: Gom giữ xuống.

c. Phép chữa: Nên cùng bổ thận âm, thận dương, dùng Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Tang thậm, Phục linh, Chích cam thảo (gia giảm Tả qui
ẩm, Hữu qui ẩm). Nếu nghiêng về dương hư nhiều, có thể gia Ba kích, Nhục quế; nghiêng về âm hư nhiều thì liệu mà gia Quy bản, Miết giáp, Đan bì.
Trên đây là kể thận âm hư, thận dương hư. Đối với tên bệnh của Tây y, nếu như có xuất
hiện thận âm hư, thận dương cũng hư thì cách chữa như trên.

4. Tâm thận bất giao
a. Triệu chứng: Tim hồi hộp, buồn bã, váng đầu, mất ngủ, tai ù, điếc, hay quên, lưng gối mỏi, đau, lưỡi non, hồng, mạch tế hoặc tế sác.
b. Bệnh lý: Tim và thận giúp nhau chế ước, giúp nhau trợ sinh, cùng phò cùng thành. Nếu tim, thận mất điều hoà sinh ra tim hồi hộp, rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, tai ù, điếc, lưng gối đau mỏi.
c. Phép chữa: Nên dưỡng tâm thận, dùng Lục vị địa hoàng thang gia Ngũ vị tử, Toan táo nhân, Pháp Bán hạ. Nếu có mộng di tinh gia Liên tu, Khiếm thực. Nếu hư hoả vượng, mất
ngủ nhiều, thì gia Hoàng liên, Nhục quế tâm (Hoàng liên dùng để thanh tâm hoả ở tim, gia Nhục quế nhập thận để dẫn hoả quy nguyên, làm ngược tình thế để giao thông tâm thận.
Phương này được gọi là Giao thái hoàn).
Chứng thần kinh chức năng thuộc về tâm thận bất giao, có thể dùng phép trên để chữa.

5. Bàng quang thấp nhiệt
a. Triệu chứng: Sốt cao hoặc sợ gió, đái dắt, đái vội, đái đau, hoặc đái liên miên, đái tự nhiên đứt, nước đái đục, có cát sỏi, rêu lưỡi vàng hoặc trơn, mạch sác (nhanh).
b. Bệnh lý: Bàng quang thấp nhiệt, nội nhiệt thịnh làm cho phát sốt. Nếu kiêm biểu chứng thì thấy sợ lạnh. Bàng quang thấp nhiệt chú xuống dưới thì đái khó, đái són, đái vội, đái đục, buốt, đái luôn không thấy dứt. Thấp nhiệt nóng ở trong lâu ngày thì đái có cát sỏi; thấp nhiệt quá thịnh thì đái có máu mủ. Rêu lưỡi vàng trơn, mạch sác là tượng mạch và tượng lưỡi của thấp thịnh.
c. Phép chữa: Nên thanh nhiệt, lợi niệu, dùng Bát chính tán gia Kim sa tàm, Diệp hạ châu, Kim ti thảo. Nếu có cát sỏi gia Kim tiền thảo, Hải kim sa. Nếu đi đái ra máu thì gia thuốc mát máu, cầm máu như Sinh địa hoàng, Đại kế, Tiểu kế, Bạch mạo căn, Tử châu thảo.
Viêm đường tiết niệu hoặc sỏi, viêm cấp tính tuyến tiền liệt thuộc về bàng quang thấp nhiệt, có thể dùng phép trên mà chữa. Nếu bí đái thuộc bàng quang thấp nhiệt có thể
dùng Bát chính tán, hoặc gia nhĩ tâm (Thận khu, Bàng quang khu) để chữa.

B. Điểm chủ yếu để luận trị về bang quang và thận
a. Bệnh của thận ít thực chứng, không có biểu chứng. Thận hàn là do dương hư đưa đến. Thận hoả vượng là do âm hư đưa đến. Cách chữa căn bản là bổ thận dương, tư thận âm (tư là giúp nuôi). Thận chủ màng tinh, nên phép bổ dương thường trên cơ sở bổ âm, gia thêm thuốc bổ âm, gia thêm thuốc bổ dương như phương bổ dương nổi tiếng Kim quỹ bổ khí hoàn là tư thận âm trên cơ sở Lục vị địa hoàng hoàn gia Phụ tử, Nhục quế để ôn thận dương. Nếu dương quá hư có thể chuyên dùng phù dương để phối âm, nhưng chỉ là tạm, không nên dùng
lâu, nếu không sẽ chuyển thành âm hư.
b. Bàng quang và thận cùng chung biểu lý, vì vậy bàng quang hư hàn nên bổ thận dương để trị tận gốc. Trị bàng quang thấp nhiệt thì trực tiếp thanh lợi bàng quang.

(Sưu Tầm)

Sửa bởi KimChi: 30/09/2011 - 17:20


#6 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 02/10/2011 - 07:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThanhLongHoaCai, on 30/09/2011 - 15:51, said:


Dạ, các bác cho em hỏi nếu ăn chay thì ăn gì cho bổ thận ..


Chào ThanhLongHoaCai


Để có được câu trả lời, khi chúng ta đi tìm nguyên lý của Sinh mệnh, Bạn có thể nói về mục đích của mình, tại sao phải ăn chay không?

Ví như, ta nói mục đích là: nhịn ăn để chữa bệnh, hoặc ăn chay để chữa bệnh, hay ăn chay vì quy định của Phật giới ...

Khi biết được mục đích để làm gì, thì chúng ta dễ tìm được tiếng nói chung cùng nhau vậy.

Thanked by 1 Member:

#7 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 02/10/2011 - 09:54

THỰC RA AN CHAY VEGTABLE , TỨC LÀ KHÔNG ĂN THỊT CÁ , TỨC LÀ KHÔNG ĂN CÁC PROTEIN TỪ THỰC VẬT CŨNG LÀ MỘT HÌNH THỨC RẤT TỐT CHO THẬN , CHÚNG TA ĐỂ Ý KHI AN CHAY THÌ NƯỚC TIỂU TRONG VÀ KHÔNG KHAI NHƯ KHI AN THỊT , NHỮNG NGƯỜI ĐANG TRONG THỜI GIAN SUY THẬN , TÂY Y ĐỀU KHUYÊN CHẾ ĐỘ ĂN CÀNG ÍT THỊT NHẤT LÀ THỊ ĐỎ NHƯ BÒ TRỪU TRÂU .....
NẾU CÂU HỎI KHI AN CHAY THI NÊN ĂN GÌ CHO BỔ THẬN ĐƯỢC HIỂU NHƯ MỘT CÁCH BỔ DƯƠNG DUY TRÌ SINH LÝ Ở ĐÀN ÔNG .... THÌ CÂU TRẢ LỜI LÀ
1-- KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU ĐẬU HŨ HAY NHỮNG CHẾ PHẨM TỪ ĐẬU NÀNH , TUY ĐẬU NÀNH LÀ MỘT YẾU TỐ CHÍNH TRONG ĂN CHAY VÀ RẤT TỐT VỀ RẤT NHIỀU PHƯƠNG DIỆN , NHƯNG ĐẬU NÀNH LẠI LÀ MỘT PHYTOERTROGEN , TẠM CÓ THỂ GỌI NHƯ LÀ MỘT TIỀN KÍCH THÍCH TỐ NỮ TỪ THỰC VẬT , BỞI THẾ NGƯỜI ĐÀN BÀ NẾU LẤY ĐẬU HŨ LÀM THỨC AN CHÍNH THÌ HẦU NHƯ NGƯỜI TA KHÔNG BỊ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA THỜI KỸ MÃN KINH , ĐIỂN HÌNH LÀ PHỤ NỮ NHẬT BẢN RẤT HIẾM CÓ NGƯỜI BỊ NHỮNG CHỨNG NHƯ NHỨC ĐẦU ĐỎ MẶT CÁU GẮT
KHÔ ÂM ĐẠO , CÁU GẮT ..... Ở TUỔI MÃN KINH
PHỤ NỮ Á CHÂU NÓI CHUNG CŨNG ÍT BỊ HƠN Ở TÂY PHƯƠNG
ĐƠN GIẢN LÀ NGƯỜI TA ĂN NHIỀU CHẾ PHẨM TỪ ĐẬU NÀNH
2-- NẾU ĐÀN ÔNG ĂN CHAY MÀ MUỐN DUY TRÌ SINH LÝ THÌ NÊN ĂN ; CÁC LOAI KHOAI CỦ 1 RỄ CÓ HÌNH NHỌN ĐÂM THẲNG XUỐNG , TIẾNG LATIN GỌI LÀ RADIX , NHƯ KHOAI LANG , ... VÌ CÁC GỐC RADIX ĐỀU CÓ TÍNH PHYTOSTEROID
NHƯ RADIX GÍNENG TỨC LÀ NHÂN SÂM LÀ BẬC NHẤT .
NÊN ĂN CÁC LOẠI NUTS , TỨC LÀ CÁC LẠI HẠT : NHƯ ĐẬU PHỌNG , MÈ , HẠNH NHÂN , HẠT DẺ , HẠT BÍ ĐỎ , HẠT HƯỚNG DƯƠNG VÌ TRONG CÁC HẠT NGOÀI PROTEIN CÒN CÓ RẤT NHIỀU MINERAL KHOÁNG CHẤT , NHẤT LÀ ZINC RẤT CẦN CHO HỆ THỐNG MIỄN NHIỄM TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHỐNG LẠI BỆNH TẬT , VÀ ĐẠC BIỆT CẦN VÀ BỔ SUNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN TINH TRÙNG VÀ TINH DỊCH .


Thanked by 2 Members:

#8 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1928 thanks

Gửi vào 02/10/2011 - 12:59

Phần 1: Chữa suy thận bằng các phương pháp đơn giản - Chưa có hướng dẫn sử dụng
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo quan điểm của Đông Y thì Thận là cái bể tàng trữ Chân Khí, tức là Khí Tiên Thiên (không phải khí lực do thức ăn đưa lại- Vị khí, hay còn gọi là khí Hậu thiên). Khí Tiên Thiên còn gọi là Nguyên Khí, Chân Khí. Đó chính là nguyên lực của sự sống. Công năng của thận là tàng nạp tích lũy tinh khí, và nguyên lực của nội tạng, vì vậy không được để thất tán. Đông Y cho rằng trái Thận bên phải là Thận Âm, tàng nạp Chân Âm. Trái Thận bên trái là Thận Dương tàng trữ Chân Dương, ở giữa là Mệnh Môn (Cửa của Chân Mạng). (Nhân đây cũng cần nói theo một quan niệm khác có từ những nghiên cứu về Y Lý cổ truyền. Một số tài liệu y học gần đây của Nhật và trung Quốc cho rằng Thận Âm là hai quả Thận, còn Thận dương chính là tuyến Thượng Thận, quan niệm này vẫn đang còn có nhiều tranh cãi)

Thận Âm hư có triệu chứng: đau đầu choáng váng, hoa mắt ù tai, răng lung lay mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, đau lưng mỏi gối, tâm phiền nhiệt, di hoạt tinh (phóng tinh sớm, bừa bãi trong giấc ngủ), mạch tế sác. Bị những triệu chứng này thì nên dùng phép tu dưỡng Thận Âm, phương toa hữu hiệu thường dùng là toa Lục Vị Hoàn hoặc Lục Vị Tri Bá ( Thục địa 32 gam, Hoài sơn 16 gam, Sơn thù 16 gam, Bạch linh 12 gam, Đan bì 12 gam, Trạch tả 12 gam. Toa lục vị này tùy chứng mà gia thêm Tri mẫu và Hoàng bá gọi là toa Lục Vị Tri Bá)

Thận Dương hư có triệu chứng: Sắc mặt sạm tối, rụng tóc sợ lạnh, tay chân lạnh ngắt, tinh thần ủ rũ, đau mỏi lưng gối, ban đêm đi đái nhiều, đại tiện lỏng, hoặc có phù nề, mạch trầm và trì. Cách trị là ôn bổ thận dương. Toa thường dùng là toa Bát Vị Hoàn Gia Vị: Thục địa 32 gam, Hoài sơn 16 gam, Sơn thù 16 gam, Bạch linh 12 gam, Đơn bì 12 gam, Trạch tả 12 gam, Nhục quế 8 gam, Phụ tử 8 gam. Toa này còn gọi là Nguyên Phương Bát Vị Thận Khí. Còn nếu như có kèm các triệu chứng khác thì còn tùy đó mà gia giảm thêm. Ví dụ: Di hoạt tinh thì gia thêm Cố chỉ, Thỏ ty tử, Kim anh, Khiếm thục. Nếu đau thêm lưng gối nhiều thì gia thêm Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Cốt toái, Cẩu tích. Nếu có hiện tượng chân phù thũng (phù thân) thì gia thêm Xa tiền, Ngưu tất. Nếu Thận khí bị thất tán, không được thâu liễm cố sáp gây ra đi đái quá nhiều, đái dắt, đái són thì nên sử dụng toa Xúc Tuyền hay toa Củng Đề thì hợp hơn ( Xúc Tiền Hoàn: Ô dược 30 gam, Ích trí nhân 30 gam, Hoài sơn 15 gam, Phi tử 10 gam, Phụ tử 10 gam, Hoài sơn 15 gam. Bài Củng Đề : Thục địa 20 gam, Bạch truật 20 gam, Phục linh 10 gam, Ích trí 10 gam, Cố chỉ 10 gam . Lưu ý nếu chỉ chữa bệnh đái són không thôi thì chỉ nên dùng Xúc Tiền Thang : Ô dược 30 gam, Ích trí nhân 30 gam, Hoàì sơn 30 gam là được.

Đặc biệt trong trường hợp Thận Dương suy liệt, tinh trùng ít, Dương sự bị liệt, nên gọi là liệt dương. Nên không gần được phụ nữ hoặc bị chứng vô sanh, thì phải dụng phương Bổ Thận Tráng Dương Sinh Tinh. Có rất nhiều toa thuốc khác nhau, theo kinh nghiệm của từng Lương Y nhưng tất cả đều lấy toa Bổ Thận Sinh Tinh Hoàn làm nền tảng căn bản. Toa ấy bao gồm: Thục địa 30 gam, Hoài sơn 16 gam, Sơn thù 16 gam, Bạch linh 12 gam, Trạch tả 12 gam, Đan bì 12 gam, Thỏ ty tử 12 gam, Câu kỷ tử 12 gam, Ba kích 20 gam, , nhục thung dung 20 gam, Sa uyển tật lê 15 gam, Dâm dương hoắc 15 gam, Nhục quế 10 gam, Cát lâm sâm 10 gam, Kim anh tử 15 gam. Bài này có thể dùng để ngâm rượu, hoặc hoàn thành tễ mà uống.

Nếu Thận âm, thận dương đều suy thì gia giảm bài Tả Qui và Hữu Qui tùy chứng mà dùng: Thục địa 32 gam, Hoài sơn 16 gam, câu kỷ tử 15 gam, Đỗ trọng 15 gam, Sơn thù 15 gam, Thỏ ty tử 15 gam, Phục linh 12 gam, Cam thảo 8 gam, Tang Thầm 20 gam. Dương hư nhiều thì gia thêm Ba kích, Nhục quế, Âm hư nhiều thì gia thêm Qui bản, Miết giáp, Đan bì.

Trên đây chỉ mới nói sơ lược về chứng Thận Suy, và một vài phương pháp trị liệu theo y lý cổ truyền, các bạn đã thấy có sự huyền vi rắc rối, mà cuối cùng sự quyết định hiệu quả cũng hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm chẩn trị của người thầy thuốc.

Phần trả lời bình luận: Thành phần và vị thuộc rõ ràng dành cho người đã được xác định đúng bệnh lý. Nhưng liều dùng còn phụ thuộc vào thể chất của từng bệnh nhân. Việc này do thầy lang quyết định. Bởi vì vậy anh không cố tình cho định lượng.
Riêng Toa Bổ Thận Tráng Dương Sinh Tinh thì tăng thành phần của Câu kỷ tử từ 12 gam lên 20 gam, và gia thêm 15 gam Đổ trọng, thêm một cặp cá ngựa. Toa gia giảm này cắt thành 3 toa, bỏ vào bình khoảng 3 lít rượu đế nồng độ cao (45 độ trờ lên). Ngâm độ 1 tháng rồi mỗi ngày uống cùng bữa ăn một chén nhỏ. Vừa ăn vừa nhâm nhi. Hì hì...thì không những tráng thận cường dương mà tóc xanh, mắt sáng, bớt nhức mỏi, gân cốt bền chắc thêm rất nhiều, mà còn da nhuận hồng hào, tinh thần sung mãn, chẳng sợ gì bệnh tật cả, thọ đến hơn 100 tuổi là ít. Hì hì...bí truyền đó nghe, uống đều đặn như vậy, toa Minh Mệnh còn gọi toa này bằng cụ cố đấy.



Phần 2: Cường dương tráng thận 1
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngày xưa học thuốc, thầy có truyền cho mấy phương toa cổ, điều trị bệnh suy thận, liệt dương hay lắm. Trước đây mình dụng mấy toa này cũng giúp được khối người rồi. Cho đến khi mình có duyên gặp được một cao nhân về Khí Công, dạy cho mình môn Thiên Lý Tiêu Dao, một thức chuyển chân kèm theo 3 hơi thở vô ra nương theo thế vờn của tay mà thành một thế, 4 thế đó hợp lại thành 1 bước. Đại sư Khí Công ấy nói khi đã đi được 1 ngàn bước( Thiên Lý) - mỗi ngày chỉ cần đi từ 5 đến 7 bước ấy là đủ), thì mọi bệnh tật đều lùi lại sau lưng. Đi được 2 ngàn bước thì khí lực sung mãn như hồi mười chín đôi mươi. Đi được 3 ngàn bước thì 10 năm không có đàn bà cũng chẳng sao, mà một đêm có 10 người đàn bà cũng không thấm gì. Đi được từ 5 ngàn bước trở lên thì tinh thần sảng khoái, thần khí sung mãn, lúc nào cũng cũng tràn trề nhựa sống, mà thanh thản đến vô cùng đó là cảnh giới của Tiêu Dao. Ông nói đây là một bộ khí công chữa về bệnh thận suy vô cùng linh diệu.

Mình đã từng tập rất chuyên cần bộ khí công này. Đi được bao nhiêu bước rồi cũng không biết nữa, nhưng năm bảy năm không gần gũi giới sắc cũng chẳng sao cả. Tất nhiên chưa có điều kiện để thử 1 đêm với 10 phụ nữ, nhưng mình tin là cũng chẳng can hệ gì nếu có (he he...).

Bộ khí công này mình hướng dẫn cho rất nhiều bệnh nhân bị bệnh về thận, và các bệnh về đau nhức sống lưng, đặc biệt có nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo có liên quan đến vùng bụng dưới. Thậm chí đã đôi ba lần cải tử hoàn sinh cho con bệnh cũng nhờ vào bộ khí công này mà nên.

Kể từ dạo cảm thụ được sự huyền diệu của bộ khí công này, đối với bệnh nhân bị suy thận, bất kể suy thận âm hay thận dương, đàn ông hay đàn bà mình cũng không dùng các toa thuốc ấy nữa, dù biết đó cũng là diệu phương. Nhưng mình thấy Thiên Lý Tiêu Dao hiệu quả và đơn giản hơn nhiều. Nên mình hay dùng nó làm sở trường. Trừ phi thấy đối tượng lười biếng vận động hay thiếu lòng tin mình mới dùng các toa kia thôi.

Các toa cổ phương ấy đi lại tùy chứng cũng chỉ có 4 toa là diệu dụng nhất.

Toa đắc cách nhất có lẽ là toa "Thốc Kê Hoàn". Toa này có một sự tích rất hoành tráng

Nguyên sơ của toa này xuất xứ từ nội cung nhà Đường. Tương truyền là từ thâm cung của Hoàng Đế Võ tắc Thiên mà ra.

Võ Tắc Thiên là người đàn bà nổi tiếng dữ dội trong phòng the. Khi vua Cao Tông mất, bà rất buồn phiền, hụt hẫng và có nhiều lúc thèm khát như điên loạn. Thấy vậy Thiên Kim công chúa liền hiến một cách có thể làm cân bằng âm dương trong cơ thể của người Hoàng Hậu dâm loạn này, đó là cách hấp thụ dương khí để cân bằng âm khí, nhờ đó sẽ hết ưu phiền vì trống vắng. "Linh dược" chính là Phùng Tiểu Bảo một gã trai trẻ cường tráng và phốp pháp về mọi phương diện. Vào những năm Võ Hậu quá tuổi trung niên, khả năng tình dục của bà suy giảm. Bà cho vời tất cả Ngự Y và những thầy thuốc danh tiếng vào cung để tìm thuốc hồi xuân. Ngự y đã tìm ra một phương toa và chế thuốc đem dâng lên, nói rằng thuốc dùng xong hiệu quả ngay, có thể hưởng lạc như thủơ còn son trẻ. Từ đó ngày nào bà cũng dùng thuốc và dữ dội tình dục cho đến tận năm 80 tuổi mà vẫn không phai nhạt. (khiếp!!!!)

Chuyện xưa còn kể rằng, vào thời đó quan thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi nhưng vẫn không có con vì bất lực, Sau đó có người hiến tặng toa thuốc kể trên cho ông dùng mà sinh được 3 đứa con trai. Có được 3 con trai ông không dùng thuốc nữa. Số thuốc đã chế ông vứt ra vườn. Có con gà trống chạy lại mổ sạch, ăn xong cuống cuồng dớn dác phải đi tìm gà mái đạp ngay. Vừa đạp vừa mổ lên đầu gà mái. Con gà trống dính liền trên đầu gà mái mấy ngày không chịu xuống, mổ cho con gà mái đến trọc đầu. Vì thế toa này mới có tên là "Thốc Kê Hoàn". (Thốc là trọc đầu, kê là gà...)

Toa thuốc quá mạnh bạo dữ dội, vì vậy mà các Lương Y sau này gia giảm cho bớt chút "hung hăng" của thuốc. Toa thuốc đang hiện hành trong dân gian là toa đã gia giảm. Chỉ có truyền nhân nhà nòi mới có nguyên toa mà thôi.

(Sau đây tôi cũng chỉ dám kê ra toa thông dụng mà thôi, còn toa "Thốc Kê Hoàn" "chính hiệu con nai vàng" thì chỉ khi trực tiếp xem bệnh mới ra toa được. Cho dù chỉ thêm có một vị, đối với chủ vị thì như Thần, lại có sức lôi cuốn như Tá, mà còn biết dẫn thuốc tốc hành như Sứ. Nhưng cũng ghìm bớt chun chút cái cuồng lục của toa. Tuy vậy toa phổ thông cũng rất đáng để kiêu hãnh là Đệ Nhất Tráng Thận Cường Dương thang.)

Toa "Thốc Kê Hoàn" như sau:


Nhục thung dung 40 g, viễn chí 40 g, tục đoạn 40 g, ngũ vị tử 30 g, xà sàng tử 25 g, chỉ thực 25 g. Tất cả tán mịn, dùng dạng bột hoặc lấy nước gạo hòa tán nhuyễn làm viên dùng dần. Mỗi lần uống 12 g với nước nguội hòa ít rượu để dẫn thuốc nhanh. Uống buổi sáng lúc đói và buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng.

(Mời xem tiếp phần 2 : 3 toa "diệu phương" còn lại và đặc biệt là hướng dẫn luyện tập bằng hình ảnh và video mônThiên Lý Tiêu Dao, bộ khí công có thể gọi là thần kỳ đối với bệnh Suy Thận)

Phần 3: Cường dương tráng thận 2
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hồi năm 1984/1985 mình hay đi du ngoạn ở những nơi sơn cùng thủy tận để sưu tầm các toa thuốc quí lưu truyền trong dân gian, có quen một cô gái ở miệt Cầu Ngang tỉnh Vĩnh Long. Cô này là con út nên thường gọi là Út X. Khi ghé thăm nhà cô ở miệt vườn mới kinh ngạc té ngửa ra. Cô ấy là con út trong một gia đình có 17 người con, 14 trai và 3 gái, tất cả cùng một cha một mẹ, và tất cả đều sống khoẻ mạnh, chỉ trừ anh bảy chết trong chiến tranh vì đi lính mà thôi.( Sau này qua Tiệp mình có gặp anh Mười Bốn bên ấy)

Kinh ngạc không phải vì Tía của cô ấy, vì đàn ông vẫn có khả năng sinh nhiều con hơn, nhưng kinh ngạc vì Má cô ấy. Sinh đẻ 17 lần nuôi nấng con đàng hoàng mà hai Ông Bà vẫn quấn quít bên nhau như thời trẻ, vẫn khỏe mạnh không hề đau nhức gì, vẫn cứ làm vườn làm ruộng như những điền nông cường tráng khác. Cháu gọi Út X bằng dì bằng cô ruột có người lớn hơn Út cả chục tuổi, thế mới kinh chứ.

Hỏi ra mới biết là Tía Má của Út X thường uống một loại rựợu ngâm bộ Tam xà với thuốc Bắc. Do mình dễ thương ( he he...nổ phát chơi) nên Ông bà muốn kén làm rể. Khổ nỗi mình không biết uống rượu. Mà dân miền Tây không biết uống rượu đế thì coi như bỏ, vì vậy mà Ông mới hiến cho mình cái toa này để tập uống cho quen vì tác dụng phi thường của nó. (he he đến bây giờ vẫn chưa làm ngụm rượu nào, trượt làm chú rể...) Toa này mình đã chỉ cho rất nhiều người. Họ dùng xong nói là Đệ Nhất Tửu, vì vậy toa này mình cũng tự đặt cho nó cái tên là Đệ Nhất Tửu.:

Đệ Nhất Tửu:
Một bộ tam xà: Rắn hổ mang, rắn cạp nong, và rắn ráo hay rắn cạp nia)

Thục địa 10 gam, Sa sâm 50 gam, Cẩu tích 30 gam, Huyết giác 30 gam, Ngũ gia bì 30 gam,

Hà thủ ô đỏ 30 gam, Huyết Đằng 50 gam. Đem ngâm vào 5 lít rượu gạo. Chôn xuống đất 3 tháng sau đem dùng. Uống với bữa ăn một lần một ly mắt trâu nhỏ (Đàn bà có thai không nên uống). Tác dụng cường thân hộ thể, ăn ngon, ngủ tốt, sinh lực dồi dào bất tận


Thần tiên tửu: Sa sâm, thục địa mỗi thứ 20 g, phục linh, bạch thược, xuyên khung mỗi thứ 12 g; bạch truật, cao hổ cốt, lộc giác, kỷ tử, thương truật, mộc qua, khương hoạt, độc hoạt, ngưu tất, đỗ trọng, tục đoạn, tần giao, trần bì, đại táo, đào nhân mỗi thứ 8 g, nhục quế 4 g, cam thảo, đại hồi mỗi thứ 6 g, đương quy 16 g. Đem ngâm với 2 lít rượu ngon, để 7 ngày đêm rồi lọc rượu ra, dùng 120 g đường phèn nấu với nửa lít nước để nguội đổ vào rượu thuốc đã lọc mà uống. Lại ngâm tiếp lần thứ hai như trên.

Tác dụng: Bồi bổ thần kinh khí huyết, tăng cường sinh lực, tăng tuổi thọ, chữa thận yếu, liệt dương, liệt nửa người, yếu sinh lý. Khi giao hợp, uống 3 ly con sẽ không biết mệt. Bệnh nhân hấp hối uống vào có thể sống thêm 24 giờ.

Thung dung xà sàng tửu: Nhục thung dung, ngũ vị tử, sơn thù du, sơn dược, phục linh mỗi thứ 32 g, rượu 1,5 lít, đường phèn 200 g. Giã thuốc vụn, ngâm rượu 50 ngày là dùng được, nam nữ đều dùng. Tác dụng: Làm khỏe nội tạng, tiêu hết mệt nhọc, hồi xuân bất lão, lành mạnh sinh hoạt vợ chồng.


Còn đây là bộ Thiên Lý Tiêu Dao, nếu chuyên cần luyện tập thì các toa diệu dược trên không thể nào sánh bằng được. Không những cường dương tráng thận mà mọi bệnh tật cũng phải lùi lại sau lưng, có thể phòng ngừa được các bệnh hiểm nghèo khác


=====
Nếu các bác là người hành nghề y dược, hy vọng có thể dùng được trong các trường hợp cần thiết.
Riêng các bác không hiểu y dược, phải được sự tư vấn của thầy thuốc đông y có uy tín, các vị thuốc mua về phải đảm bảo không bị mốc hỏng, không nhiễm hóa chất bảo quản.

Thanked by 1 Member:

#9 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 02/10/2011 - 14:56

Theo thuyết lục kinh ngài Trương Trọng Cảnh tổng kết thì bệnh thiếu âm Thận thuộc bệnh tam âm, vì khi bị bệnh Thận thường kiêm chứng. Đặc trưng chính hay buồn ngủ, tay chân lạnh giá, dễ mộng và di tinh, thường kèm theo thần kinh suy nhược. Kiêm bệnh quyết âm thì tiêu hóa kém, miệng không muốn ăn, đại tiện thất thường. Kiêm bệnh thái âm thì bụng trướng, ăn vào muốn thổ.

#10 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 03/10/2011 - 10:46

@: TuBi

Cảm ơn bạn, Tôi sẽ lưu ý về ý kiến TuBi nêu ra, những gì mà trong khả năng mỗi chúng ta có thể tự lo liệu phòng bệnh được.

Thanked by 2 Members:

#11 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 03/10/2011 - 11:26

TRONG BÀI THUỐC THUNG DUNG XÀ SÀNG TỬU Ở TRÊN , VIẾT THIẾU VỊ XÀ SÀNG TỬ < TÊN LATIN LÀ FRUCTUS CNIDII >
LÀ HỘT CÂY XÀ SÀNG , MỘT LOẠI CÂY MÀ RẮN HAY LÀM TỔ : XÀ SÀNG LÀ GIƯỜNG CỦA RẮN
HỘT NÀY NHỎ NHƯ HỘT MÈ RẤT NHẸ GIÓ THỔI BAY , NÊN KHI SẮC THUỐC , HAY NGAM RƯỢU NGƯỜI TA PHẢI CHO VÀO TÚI VẢI , NGÀY NAY CÁC CỬA HÀNG THUỐC ĐỀU CÓ , HAY TRONG CÁC CHỢ CỦA NHẬT HAY HÀN QUỐC CŨNG CÓ BÁN .
NHỤC THUNG DUNG LÀ TÊN CỦA MỘT LOÀI NẤM ĐƯỢC CẤY TỪ TINH TRÙNG CỦA NGỰA , KHI GIAO HỢP TINH TRÙNG NGƯA CHẢY XUỐNG MỌC THÀNH NẤM . , NGƯỜI TA LẤY VỀ SAO TẨM VÀ CHẾ THUỘC BỔ THẬN GỌI LÀ NHUC THUNG DUNG , VỊ NÀY TUY BỔ NHƯNG LÀNH , VÀ HƠI NHUẬN , KHÔNG CAY NÓNG BỐC NHƯ XÀ SÀNG TỬ .


Thanked by 3 Members:

#12 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1928 thanks

Gửi vào 04/10/2011 - 22:10

Cảm ơn bác minhminh đã bổ sung, các cây thuốc cháu chưa từng nhìn thấy. Cháu có đi tìm thông tin về nhục thung dung cách đây chưa lâu, có lẽ bác đã nhớ nhầm sang một vị thuốc nào đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



P/s: Bác không nhầm, cháu có tìm ra thông tin mới

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cái này chỉ là tương truyền.
Cháu nghĩ không có ngựa, cây này vẫn mọc tốt.

Sửa bởi 100dong: 04/10/2011 - 22:17


#13 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 04/10/2011 - 22:16

NHỤC THUNG DUNG TÊN KHOA HỌC LÀ HERBA CISTANCHI

#14 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 04/10/2011 - 22:30

dạ thưa các bác, cháu muốn ăn chay để tránh sát sinh ạ , nhưng phòng hờ trường hợp sau này lỡ lấy vợ , nên phải hỏi món chay bổ thận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#15 doananh

    Hội viên

  • HV Đợi Kích Hoạt
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 20 thanks

Gửi vào 05/10/2011 - 12:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThanhLongHoaCai, on 04/10/2011 - 22:30, said:

dạ thưa các bác, cháu muốn ăn chay để tránh sát sinh ạ , nhưng phòng hờ trường hợp sau này lỡ lấy vợ , nên phải hỏi món chay bổ thận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


vậy bạn nên tìm mua ba kích củ có thể ngâm rượu uống . với liều lượng 1 chén nhỏ / ngày dùng thường xuyên được






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |