Jump to content

Advertisements




Thời Tiết Nông Vụ


65 replies to this topic

#31 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 12:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 07/11/2015 - 10:12, said:

Bác chẳng nói ra sớm
.......................
rồi lại nắng nhẹ).

Chủ ý viết bài trên để Thầy Bội lên tiếng, đọc nhiều bài của Thầy về nhị thập bát tú rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Túm lại là Thầy nên chủ động khi nào rảnh rỗi thì đóng góp vào chủ đề, đừng để học trò lại khơi gợi như thế !

Thanked by 2 Members:

#32 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 15:23

Dùng dịch để dự đoán thời tiết thì phải chia bản đồ thành các phận dã ứng với cửu cung.

Đã 1 lần nhìn thấy bạn Vietnamconcrete chia phận dã Việt Nam ứng với 12 cung trong Lục Nhâm.

Nhưng đặc điểm khí hậu nước ta chia 2 miền Bắc Nam khác biệt nhiều, vấn đề này vẫn còn mơ hồ với tôi, vẫn còn phải tiếp tục chiêm nghiệm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ Lục Nhâm Việt Nam - Đồ họa: Vietnamconcrete ?



Khí hậu Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 2 vùng khí hậu riêng biệt theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với miền bắc, bắc trung bộ là khí hậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, miền nam và nam trung bộ mang đặc điểm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.


Mục lục Các vùng khí hậu Việt Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có bốn miền

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, miền khí hậu phía

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, miền khí hậu Trường Sơn, và miền khí hậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Miền khí hậu phía Bắc

Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Miền này có khí hậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhưng tính chất nhiệt đới bị giảm sút với hai mùa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.
  • Vùng Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía Bắc (phần phía đông

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao lắm (1000 m ÷ < 3000 m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc - Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    (đó là cánh cung

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    , và kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ).
  • Vùng Tây Bắc Bắc Bộ

Miền khí hậu phía Nam

Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với hai mùa:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.

Miền khí hậu Trường Sơn

Gồm phần lãnh thổ phía Đông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, kéo dài từ phía Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tới

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên và mang đặc điểm của khí hậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Miền này lại có thể chia làm hai vùng:
  • Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    . Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    .
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân tương tự như phía bắc đèo Hải vân, tuy nhiên nhiệt độ có cao hơn và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đông tuy không dài, ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn như ở Bắc Trung Bộ
Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miến khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.

Miền khí hậu biển Đông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mang đặc tính hải dương và tương đối đồng nhất.Biển luôn có gió

Bản tin thời tiết

Trong các văn bản tin dự báo thời tiết trên đất liền của Việt Nam thường chia như sau:
  • Vùng Đông Bắc Bộ
  • Vùng Tây Bắc Bắc Bộ
  • Vùng Bắc Trung Bộ (kể cả từ Thanh Hóa trở vào)
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Vùng Cao Nguyên Nam Trung Bộ
  • Vùng Nam Bộ
Bản tin thời tiết biển phân vùng như sau:
  • Bắc vịnh Bắc Bộ
  • Nam vịnh Bắc Bộ
  • Bắc biển Đông
  • Giữa biển Đông
  • Nam Biển Đông
  • Vịnh Thái Lan
Tham khảo

Lê Bá Thảo(Hoàng Lan Tôn Edited)
. 2001. Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý. Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội.

Sửa bởi NhaNong: 07/11/2015 - 15:27


Thanked by 1 Member:

#33 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 21:17

Hôm nay ngày Nữ, mùa Thu: Mưa mịt mùng - Có vẻ cũng đúng.

Đang viết hàm cho cell về nhị thập bát tú và mưa nắng, đêm nay xong up lên các bác xem thử.

Sửa bởi NhaNong: 07/11/2015 - 21:29


Thanked by 1 Member:

#34 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 23:45

Tối thứ 7 cuối thu, Hà Nội mưa rơi rả rích, ăn cơm xong tranh thủ bắn mấy điếu thuốc, ngồi đặt mấy hàm excel, đưa dữ liệu Nhị thập bát tú vào, kết hợp 2 bảng dữ liệu trên bao gồm của cả Thầy Bội.

Tôi đặt tên file là dự đoán thời tiết, mặc dù mới chỉ có sử dụng quy luật nhị thập bát tú nhưng sau sẽ đưa dần thêm các quy luật khác.

File excel dự đoán thời tiết theo 28 tú, dung lượng 803 KB:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



__________________________

Mong các bác sử dụng và góp ý, kể cả nội dung và hình thức trình bày !

#35 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29125 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 08/11/2015 - 00:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 07/11/2015 - 10:12, said:

Lâu quá em cũng quên nhiều, đại thể nhớ được nó như thế này:

Nhị Thập Bát Tú trực nhật, chiêm Tứ Quý, phong vũ âm tình ca
(Bài ca về chiêm đoán gió mưa râm nắng của 4 mùa theo các ngày được trực bởi Nhị Thập Bát Tú)
...

Ngồi lẩm nhẩm em lại nhớ thêm được 4 câu cuối của bài này:

Chiêm bốc âm tình chân diệu quyết
Chưởng thượng luân tinh thiên thượng ứng
Tiên hiền bí mật bất hư danh
Định tựu càn khôn âm dữ tình.

(Chân quyết diệu huyền đoán nắng mưa
Trên tay sao chuyển ứng trời thừa
Tiên hiền* bí mật trao cho thực
Định khắp càn khôn việc nắng mưa).

Chú thích * : "Tiên hiền" đây không phải là nói chung chung về những những người hiền tài theo nghĩa thông thường mà ở Tây Tạng có 7 vị tổ sư của Thiên Văn Lịch Pháp gọi là "Lịch Toán thất hiền". Ngoài ra còn có 9 vị là tổ sư của Y Dược ở đó gọi là "Tạng Y cửu thánh".

Nhân tiện, em lại nhớ được lõm bõm một vài lời bài ca của một bà cụ già dệt vải (lời ca có từ thời Tạng vương thứ 9, khoảng năm 126 SCN) hát rằng:

Ai i à á a... ai i à a...
Ai i à á a... ai i à a...
A-Sang... Ya-la Shang-bo diệu kỳ à,
Truyền thống suy đoán nhờ trăng sao,
Học thức trí tuệ trong tay ta,
...

Ngày đầu tiên của tuần thứ hai,
Vầng trăng thượng huyền nửa đêm sáng.
Ngày thứ nhất của tuần thứ ba,
Trăng tròn suốt đêm chiếu sáng ngời.
Ngày đầu tiên của tuần... gọi là bầu trời đêm không trăng
Tính theo thứ tự của Tam Hợp
Biết được mùa đầu tiên bắt đầu gió ấm,
Mùa thứ hai gọi là nước mưa rơi,
Mùa thứ ba gọi là quả chín rồi,
Mùa thứ tư gọi là gió lạnh thổi,
...

Bài ca này còn có đoạn mô tả về sự vận hành của mặt trời, chi tiết thì không nhớ rõ nhưng đại thể là mô tả rất chính xác chuyển động theo chiều nghịch đúng như 12 Nguyệt Tướng theo các mùa, theo đó ta có thể biết được Mặt Trời đang ở trong cung nào, thuộc địa phận của Tú nào của 28 (27) Tú.
Theo bài ca sử thi của bà cụ trên, cũng biết được rằng người Ấn Tạng từ những năm Trước Công Nguyên đã dùng cách tính Tuần có 7 ngày theo Thất Chính trực nhật với Ngày Mặt Trời (Chủ Nhật), Ngày Mặt Trăng (Thứ hai), Ngày Hỏa Tinh (Thứ ba), Ngày Thủy Tinh (Thứ tư), Ngày Mộc Tinh (Thứ năm), Ngày Kim Tinh (Thứ sáu), Ngày Thổ Tinh (Thứ bảy).
Cách tính Ngày trong Tháng theo lời ca của bà cụ cũng có nhiều điểm thú vị (lúc nào rảnh rang sẽ viết cụ thể).
Cái nguyên nhân mà người Ấn Tạng vẫn quen dùng 27 Tú cũng rất hay (lúc khác viết, mấu chốt nằm ở sự phù hợp của Cửu Cung tức là Ma Phương Thổ Tinh; tú Ngưu không dùng cũng có 1 phần do có liên quan tới tranh Xuân Ngưu và Mang Thần).

#36 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 00:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 08/11/2015 - 00:35, said:

Cách tính Ngày trong Tháng theo lời ca của bà cụ cũng có nhiều điểm thú vị (lúc nào rảnh rang sẽ viết cụ thể).
Cái nguyên nhân mà người Ấn Tạng vẫn quen dùng 27 Tú cũng rất hay (lúc khác viết, mấu chốt nằm ở sự phù hợp của Cửu Cung tức là Ma Phương Thổ Tinh; tú Ngưu không dùng cũng có 1 phần do có liên quan tới tranh Xuân Ngưu và Mang Thần).

Nếu có tính quy luật (vòng lặp) và dùng để dự đoán nắng mưa thì tôi đưa được vào Excel.

Thử xem sức mạnh tập thể, cộng đồng của người Việt có bằng người Nhật không ?

#37 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 01:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhaNong, on 08/11/2015 - 00:48, said:

Nếu có tính quy luật (vòng lặp) và dùng để dự đoán nắng mưa thì tôi đưa được vào Excel.

Thử xem sức mạnh tập thể, cộng đồng của người Việt có bằng người Nhật không ?

Bác nghiên cứu thêm vba for excel sẽ giúp ích được nhiều hơn.

ps: chịu bác, bác kỳ công quá, xem mà choáng =))))

Thanked by 2 Members:

#38 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 01:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hennessy, on 08/11/2015 - 01:07, said:

Bác nghiên cứu thêm vba for excel sẽ giúp ích được nhiều hơn.

ps: chịu bác, bác kỳ công quá, xem mà choáng =))))

VBA (Visual Basic for Applications) tôi có biết nhưng không thích dùng, tôi muốn làm đơn thuần chỉ dùng hàm.

Sửa bởi NhaNong: 08/11/2015 - 01:13


Thanked by 2 Members:

#39 Agalloch

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 257 Bài viết:
  • 275 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 01:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhaNong, on 07/11/2015 - 02:04, said:

Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi
Cơn đằng Tây mưa giây gió giật
Cơn đằng Bắc v ã i thóc ra phơi

Hồi nhỏ tôi cũng hay hát cùng trẻ trâu bài này, hát như hát đồng dao, nhớ lại cũng thấy vui lắm. Trẻ con bây giờ làm gì được như ngày xưa.

Sấm sét lúa trổ bông Thầy Bội có phân tích ở trên rồi.
Quê em thì câu cuối có khác chút : cơn đằng bắc lắc rắc vài hạt
Nhớ hồi nhỏ đi chăn trâu bò rất hay lẩm nhẩm câu này để ''dự báo thời tiết ''.
P/s: Có những con '' cá trê '' sắp chết đuối trên bờ mà vẫn bày đặt ý kiến ý cò, về bảo bố mẹ dạy lại ăn nói viết đi, sai chính tả tùm lum còn hay bày trò ý với chả kiến.
Không nói thì không ai bảo câm đâu, không có tính xây dựng thì lượn đi cho nước nó trong.

Sửa bởi Agalloch: 08/11/2015 - 01:41


Thanked by 2 Members:

#40 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 01:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhaNong, on 08/11/2015 - 01:12, said:



VBA (Visual Basic for Applications) tôi có biết nhưng không thích dùng, tôi muốn làm đơn thuần chỉ dùng hàm.

Vâng, Hen cũng chẳng biết hàm nó là cái gì, thấy bạn Hen nói sao Hen nói lại như con vẹt =))))
Mời các bác tiếp tục, Hen không làm gián đoạn các bác đàm luận nữa.

Thanked by 1 Member:

#41 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 08:27

Hôm qua nhập dữ liệu ưu tiên theo thứ tự: 1. Tân khắc vạn pháp, 2. Thầy Bội.

Sáng nay ngủ dậy thấy thời tiết theo Tân khắc sai, theo Thầy Bội đúng.

Hôm nay, mùa Đông, sao Hư trực nhật:

- Tân khắc vạn pháp: Nổi cuồng phong, có mây, không mưa, âm u đều đều
- Thầy Bội: Có nhiều gió mưa

Hà Nội đang mưa, thảo nào hơn 20 năm qua mình thấy nó không đúng mấy.

Đã sửa lại file Excel trên theo thứ tự dữ liệu ưu tiên: 1. Thầy Bội, 2. Tân khắc vạn pháp.

Mời các bác download lại, vẫn link như trên:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo tôi thì nhị thập bát tú là rất đúng, nó chưa đúng nhiều với đồng bằng bắc bộ chẳng qua là nó được làm ra không phải cho đồng bằng bắc bộ. Xem 2 bản nhị thập bát tú ở trên đã thấy khác biệt, có lẽ nó được làm cho 2 khu vực địa lý khác nhau.

Tôi nghĩ là chỉ cần theo dõi Nhị thập bát tú và dự báo thời tiết ở 1 vị trí địa lý trên Ti Vi vài năm, chỉnh sửa lại nội dung dự báo của 28 tú theo TV thì sẽ có bản 28 tú phù hợp với địa phương đó.

#42 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29125 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 08/11/2015 - 13:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhaNong, on 08/11/2015 - 00:48, said:

Nếu có tính quy luật (vòng lặp) và dùng để dự đoán nắng mưa thì tôi đưa được vào Excel.

Thử xem sức mạnh tập thể, cộng đồng của người Việt có bằng người Nhật không ?

Cái đó có tính xác định về lịch sử của nền toán học (trong Thiên Văn) và về Lịch Pháp của các nền văn minh cổ đại thôi ạ, không có ý nghĩa trực tiếp đến việc xác định mưa nắng thời tiết cụ thể.
Về mưa nắng thời tiết thì tranh Xuân Ngưu có dự đoán, nhưng là dự đoán chung cho năm. Để em viết luôn 1 bài về nó, bác tham khảo vậy.

Thanked by 2 Members:

#43 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6914 Bài viết:
  • 5588 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 16:00

Theo tôi nghĩ mưa hay nắng thì không thể dùng nhị thập bát tú để tính được. Vì trên thế giới, hay riêng một dất nước thôi, đâu phải lúc nào mưa hay nắng là toàn cỏi đều mưa hay nắng giống nhau? Cũng như dùng quẻ dịch bằng ngày tháng năm và giơẽ có cùng một quẻ dịch, nhưng có nơi mưa; có nới nắng; có nơi thì gió bão ... rất là khác nhau.

Theo tôi nghĩ mưa hay nắng thì không thể dùng nhị thập bát tú để tính được. Vì trên thế giới, hay riêng một đất nước thôi, đâu phải lúc nào mưa hay nắng là toàn cỏi đều mưa hay nắng giống nhau? Cũng như dùng quẻ dịch bằng ngày tháng năm và giờ sẽ có cùng một quẻ dịch, nhưng có nơi mưa; có nới nắng; có nơi thì gió bão ... rất là khác nhau.

Thanked by 3 Members:

#44 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29125 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 08/11/2015 - 16:03

Từ thời cổ đại, con người tôn sùng thần thánh, chúa, trời,... những đấng vô hình nhưng có quyền năng cao tột, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người cũng như muôn loài trong thế giới tự nhiên. Những quyền năng ấy của các đấng tối cao, thường được thông báo thông qua những người gọi là "truyền thiên sứ giả", là những chiêm tinh gia, thiên văn gia, các pháp sư, giáo sĩ, tăng nhân, đạo sĩ,... Các nền văn minh cổ đại, từ Đông sang Tây, những kiến thức khoa học kỹ thuật đều được hội tụ ở trong các vị "truyền thiên sứ giả" ấy, như ở Trung Quốc có các Thiên Văn gia từ Cam Đức, Thạch Thân, các đạo sĩ,... ở Ấn Độ có các giáo sĩ Bà La Môn, rồi sau này là các tăng nhân thuộc Phật giáo, ở Tây Tạng có các đạo sĩ và các tăng nhân, ở Ai Cập có các pháp sư các phù thủy, ở La Mã có các giáo sĩ thuộc giáo hội Công giáo,... họ dự báo từ điềm trời thông qua Thiên Văn, Lịch Pháp, để xem vụ mùa trồng trọt được mất thế nào, thiên tai mưa nắng ra sao, thịnh thời loạn thế đều có tương ứng và lôgic tùy từng hoàn cảnh và thể chế chính trị cụ thể.

Bức tranh Xuân Ngưu là một trong những sản phẩm của Thiên Văn Lịch Pháp gắn liền với những vị truyền thiên sứ giả ấy. Nguyên nhân nó chỉ là một bức tranh mà không thành hẳn một bộ lịch hay một cuốn ghi chép dự báo thời tiết mùa vụ trong năm, thì lại là do có sự ràng buộc của chính trị và tôn giáo. Thời xưa, Lịch Pháp (phép làm Lịch) bị cấm truyền ra ngoài triều đình, việc ban hành Lịch cũng bị cấm tuyệt đối mà chỉ là độc quyền của Vua ban ra cho dân chúng nhằm củng cố lòng tin của con dân đối với vua - cái vị mà tự xưng hoặc được dân coi là Thiên Tử, là con Trời, là người hiểu được ý Trời - cứ nghe theo ông ấy mà cấy cày trồng trọt theo Lịch của ông ấy ban hành thì phù hợp thời tiết, thì được mùa, biết được nắng mưa thiên tai lũ lụt để mà ứng phó,... những người dân hoặc tổ chức nào mà ban hành bộ Lịch hoặc sửa đổi Lịch do vua ban ra đều bị gàn ghép vào tội mưu phản, khi quân phạm thượng, phải tru di cửu tộc. Chính vì lý do này mà bao nhiêu môn thuật số cổ đại là kết tinh của Thiên Văn Lịch Pháp như Thái Ất, Kỳ Môn, Tử Vi Đẩu Số,... cũng bị cấm truyền ra ngoài, cũng là do chúng gắn bó cực kỳ mật thiết với Lịch Pháp.

Nhưng mà, trong dân gian thời cổ, cũng không phải là ai ai cũng biết chữ để mà xem được Lịch, đồng thời có một số giai đoạn mà Lịch Pháp bị tính sai do sự sai số của các thiên thể vận hành trên bầu trời, do các phép toán trong Thiên Văn chưa đạt được độ chính xác cần thiết, hoặc cũng có thể do năng lực của một số quan Thái Sử có sự hạn chế, vì thế mà bộ Lịch ban hành ra bị sai về thời tiết. Thí dụ như xem Xuân Thu Tả Truyện thì biết mùa Đông tháng 12 (năm Ai Công XII) có châu chấu phá hoại. Quý Tôn hỏi Khổng Tử. Khổng Tử đáp: "Khâu tôi nghe rằng: chiều mà không thấy sao Hỏa nữa thì côn trùng ẩn phục hết. Nay sao Hỏa vẫn còn thấy chuyển vận về phía Tây. Chắc các nhà làm lịch đã nhầm." Ý nói nay theo lịch là tháng chạp. Đáng lý ra thì sao Hỏa không còn thấy được vào buổi chiều. Sâu bọ phải ẩn phục hết rồi, vì lạnh. Thế mà nay sao Hỏa vẫn còn thấy hiện, côn trùng còn phá phách, như vậy các nhà làm lịch đã nhầm, đáng lẽ phải có tháng nhuận nữa mới phải.

Bức tranh Xuân Ngưu ban đầu được làm ra cũng với ý nghĩa và mục đích báo hiệu về thời tiết trong năm để cho dân chúng biết đường tham khảo dự liệu, so sánh đối chiếu với Lịch tròng trường hợp Lịch bị tính nhầm. Bởi vì quy đinh cấm dân chúng và các tổ chức ngoài triều đình ban hành Lịch nên các tăng nhân, đạo sĩ, chỉ có thể đưa ra dưới dạng bức tranh, cũng vừa đồng thời ngầm thể hiện quyền năng của tôn giáo để cứu vớt chúng sinh, lại không cần dùng chữ mà chỉ dùng kích thước với màu sắc của các Nhân - Vật trong bức tranh để mô tả những yếu tố Lịch Pháp đồng thời dự báo về thời tiết và mùa vụ - điều này giúp cho những người không biết chữ vẫn có thể hiểu được nội dung bức tranh muốn truyền tải.


Bố cục và mật ngữ của bức tranh gồm:

Mục Đồng một tay dắt con Trâu, tay kia cầm chiếc roi, đang bước đi trên đồng.


- Mục Đồng còn được gọi là Mang Thần, cao 3 thước 6 tấc, tượng trưng cho 360 ngày của năm thời tiết.

- Cái roi của Mang Thần, cao 2 thước 4 tấc, tượng trưng cho 24 Tiết Khí.

- Con Trâu, cao 4 thước dài 8 thước, tượng trưng cho Tứ thời bát Tiết (4 Mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông; 8 Tiết là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí). Đuôi con Trâu dài 1 thước 2 tấc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm.

- Chân của Mục Đồng mà năm nào không đi dày đồng thời ống quần xắn cao, thì dự báo năm ấy mưa lũ nhiều. Nếu như hai chân đều đi giày cỏ thì dự báo năm ấy nắng to khô hạn. Nếu tấp tểnh chân giày chân đất thì dự báo năm ấy thời tiết thuận hòa, mưa nắng điều độ.

- Búi tóc, thắt lưng, màu sắc của trang phục quần áo của Mục Đồng cũng đều có quy định rõ ràng theo Can Chi Ngũ Hành của ngày Lập Xuân. Thậm chí giới tính của Mục Đồng, tuổi tác của Mục Đồng, cũng đều có những quy định mang những nội hàm ẩn mật riêng.

- Màu sắc của con Trâu cũng vậy, nếu đầu Trâu màu xanh lục thì dự đoán năm ấy khí Mộc nhiều, mùa Xuân có gió lớn. Nếu tứ chi của Trâu màu vàng, dự đoán năm ấy lúa mùa bội thu, nhất là các đồng nơi thung lũng. Nếu bụng con Trâu màu xanh lam, dự đoán năm ấy mưa nhiều, úng ngập.

-...


Để đưa ra một bức tranh Xuân Ngưu vào đầu năm, người ta căn cứ vào nhiều yếu tố dự đoán, tính toán, trong đó có một nguyên tắc đếm Trâu và đếm Rồng, tức là xem sau ngày Lập Xuân mấy ngày thì đến chi Sửu, hoặc sau ngày Lập Xuân mấy ngày thì đến chi Thìn, có nhiều Trâu hơn Rồng thì mùa màng bội thu, có nhiều Rồng thì bị nó hút nước nên hạn hán. Thí dụ sau ngày Lập Xuân 10 ngày thì đến ngày Sửu thì coi là có 10 con trâu, nhiều hơn số con Rồng nên năm đó sẽ tốt về mùa màng.


Sau này, do Lịch Pháp có những cải tiến chính xác hơn nhờ những tiến bộ của nền toán học, những dụng cụ đo đạc Thiên Văn tốt hơn, nên không còn nhiều sai lệch nữa. Cho nên tranh Xuân Ngưu lại giảm tầm quan trọng về việc hiệu chỉnh các dự đoán về thời tiết và mùa vụ.


Ngoài ra, Mật Tông, Đại Thừa và Thiền Tông có những bức tranh về Mục Đồng và Trâu nhưng lại thiên về ý nghĩa của phương thức tu tập pháp môn, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là biến thể của tranh Xuân Ngưu.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#45 NhaNong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 148 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 21:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 08/11/2015 - 16:00, said:

Theo tôi nghĩ
.............
... rất là khác nhau.

- Theo cháu nghĩ thì Nhị thập bát tú là vị trí của mặt trời cộng hưởng với 1 tròm sao trong 28 tròm sao (28 tú) ảnh hưởng đến trái đất, ảnh hưởng này tác động đến những yếu tố gây ra hiện tượng khí hậu như: Từ trường trái đất, bức xạ mặt trời, nhiệt độ bề mặt trái đất, hướng gió, sức gió, tốc độ bay hơi nước, tầng ô zôn,...

Do bề mặt trái đất không bằng phẳng trải đều mà lồi lõm cao thấp rồi xen kẽ với đại dương mà tạo nên các khu vực địa lý khác nhau.

Tác động của 28 tú và mặt trời đến mọi vùng trái đất là như nhau nhưng các vùng địa lý cao thấp lồi lõm vuông tròn bởi núi xung quanh mà phản ứng biểu hiện khí hậu khác nhau giữa các vùng.

Cháu tin rằng, dù các vùng khác nhau nhưng ở mỗi vùng nó vẫn theo quy luật của 28 tú không thay đổi và đặc trưng cho vùng đó.

- Còn quẻ dịch thì cháu chứng kiến 1 người theo sách Thiệu Vĩ Hoa, cứ giao thừa bốc tăm lên quẻ để đoán thời tiết mùa màng cả năm, họ luận đến từng tháng và cháu thấy cũng ứng đúng nhiều.

- Cháu thích kiểu làm sách như cuốn "Hiệp kỷ biện phương thư", tập hợp tất cả các phép tuyển trạch mà họ có thể tập hợp được vào thời điểm đó rồi phân tích đúng sai, soạn thành bộ sách.

Cháu muốn bắt trước cách làm như trên, nhưng cũng không tham vọng to tát gì, chỉ là lúc rảnh thì làm như thú vui chơi chim cá cảnh, như người sưu tập tem, đến đâu hay đến đó, không thành công cũng chả sao.

Cháu xác định thế cho nhẹ nhàng !

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |