Jump to content

Advertisements




Những câu chuyện nhỏ


137 replies to this topic

#61 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/12/2018 - 19:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gửi thiệp mừng sinh nhật cha trên thiên đường, và cái kết bất ngờ

Theo AP, bé trai 7 tuổi tên Jase Hyndman ở Scotland đã gửi thiệp mừng sinh nhật cho cha đã qua đời của mình và nhận được thư phản hồi đầy cảm động từ dịch vụ bưu chính Royal Mail.

Cậu bé gửi thiệp kèm theo lời nhắn: “Kính thưa người đưa thư, xin ông/bà chuyển tấm thiệp lên thiên đường để mừng sinh nhật ba cháu”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau đó, Trợ lý giám đốc Văn phòng chuyển phát Royal Mail Sean Milligan gửi thư hồi đáp: “Đây là nhiệm vụ rất gian nan khi phải tránh né những ngôi sao và những vật thể khác trong thiên hà để đến được thiên đường. Tuy nhiên, chúng tôi xin đảm bảo bưu thiếp quan trọng này đã được chuyển đến nơi”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi được mẹ cậu bé là bà Teri Copland đăng tải lên Facebook, cả hai bức thư nhận gần 300.000 lượt chia sẻ và hàng ngàn bình luận.
Trên mạng xã hội, nhiều người khắp thế giới gửi lời cảm ơn Royal Mail đã tận tình chuyển thư lên thiên đường. Bà Copland cho hay Jase và chị gái Neive (10 tuổi) mỗi năm đều tổ chức sinh nhật cho người cha qua đời hồi năm 2014.
PHÚC DUY
03/12/2018

Sửa bởi tuphuongsg: 03/12/2018 - 19:31


Thanked by 3 Members:

#62 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/12/2018 - 13:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chấp nhận lời từ chối

Bị từ chối hợp tác trong kinh doanh, trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng, khi đề nghị được giúp đỡ hoặc khi tỏ tình với ai đó, hay khi đưa ra ý kiến trong một cuộc thảo luận… là những tình huống ít nhiều ta phải đối diện trong đời.
Thường, chúng ta có xu hướng thích được đồng tình, chấp nhận và cảm thấy tổn thương hoặc thất vọng khi bị từ chối, chưa kể tâm lý trở nên phòng thủ, thù nghịch với người từng từ chối mình. Điều này xuất phát từ tâm lý luôn thấy mình là nhất, mình luôn luôn đúng, mong muốn được người khác nhìn nhận khả năng cũng như không chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo. Trân trọng bản thân là tốt. Tuy nhiên, nếu hiểu cảm giác sợ bị từ chối hay bị phủ nhận xuất phát từ nỗi lo sợ thất bại sẽ ngăn cản chúng ta thực hiện những điều lớn lao hơn, ta sẽ tập trung vào lý do bị từ chối để khắc phục
Bị từ chối nhiều khi không phải là ai đó phủ nhận mình, không hẳn nỗ lực của ta trước giờ chỉ là con số không vô dụng, chỉ là khi họ không tìm thấy ở ta sự phù hợp để đồng hành xa hơn nên đừng vì tự ái, sĩ diện mà nhấn mình chìm sâu hơn trong sự thất vọng cùng những cảm xúc tiêu cực, bỏ qua cơ hội để nhận ra điểm yếu của bản thân. Hãy chấp nhận bị từ chối nhưng đừng cho phép mình buông bỏ, đầu hàng mọi thứ thay vì không ngừng phấn đấu để trưởng thành hơn.
Trước một lời từ chối, bạn hoặc là rút lui vào vỏ ốc của sự tự ái, tự tôn rồi thất bại hoặc vui vẻ chấp nhận lời từ chối để sẵn sàng tiếp thu những điều tốt đẹp hơn, để hoàn thiện mình cũng như tìm thấy động lực để tiếp tục phát triển. Hãy nhớ, từ chối ai đó là một khó khăn nhưng biết cách chấp nhận lời từ chối là cả một nghệ thuật mà quyền lựa chọn hoàn toàn nằm trong tay bạn!
LÊ THỊ NGỌC VI
30/12/2018

Thanked by 1 Member:

#63 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/01/2019 - 19:40

PHỐ
Đã thấy Tết về lấp ló đâu đó trên những con phố Saigon. Những chuyến xe nặng nhọc chở hàng, những chiếc xe máy vội vã ngược xuôi sau lưng kềnh càng đủ mọi thứ lượn lách đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm. Váy hồng váy xanh ve chai vé số cũng đã lục tục lên những chuyến tàu, chuyến xe để về quê ăn Tết, vợi bớt đi những nhọc nhằn của một năm mệt mỏi mưu sinh.
Tôi ngồi trong gian quán cà phê nhỏ, nghe hơi thở đất trời vào xuân. Nhìn ra con phố, bên kia đường mấy chùm hoa đã nở. Chợt nhờ mùa Xuân Tân Hợi 1971 được mẹ sắm cho bộ veston nho nhỏ, có thêu hai chú thỏ xinh xinh ngậm củ cà rốt. Được ba dắt đi mừng tuổi xóm giềng ở cái thị xã Quảng Trị nhỏ bé, hai cái túi áo vét nhỏ ních đầy nào là hạt dưa và những viên kẹo gói trong giấy kiếng đủ màu. Bước qua năm sau, là bắt đầu phiêu dạt vì chiến tranh, dài theo một quãng đời tuổi nhỏ. Ôi, những cái Tết chẳng chút bình yên, vì dồn dập bao bản tin chiến sự!
Phố xuân ngồi hoài niệm, nhưng cái chộn rộn của những ngày giáp Tết cứ như vừa bắt người ta phải bị cuốn theo, ngay cả dòng suy nghĩ, rằng Tết này đi đâu làm gì gặp ai mua sắm ra sao, vừa bắt phải ngược dòng thời gian nhìn lại một năm. Những buồn vui trong đời, ví như chút sóng cồn rồi lặng lẽ nhẹ nhàng như đôi khi cũng cần có chút lơ đễnh, cho nhẹ người. Những gam màu sáng tối là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất khi tổng kết một năm, và để hy vọng nhìn tương lai.
Ngày giáp Tết thường khiến người ta liên tưởng đến hoa. Hoa tàn rồi hoa nở, đông qua rồi xuân đến. Càng thấm hơn khi nhớ lại Mãn Giác thiền sư đã từng nhắc người đời rằng "Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai". Với mùa xuân, thì sự mong muốn trỗi dậy của mầm cây mới, của búp hoa đầy sức sống luôn đồng hành với sự hy vọng. Bởi lẽ ấy, trên những nẻo phố xuân, khi tôi đi qua, thỉnh thoảng vẫn vọng lại trong đầu câu hát "Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối. Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời" (Saigon mùa xuân - TCS)"
Một cái Tết nữa lại về, rồi những mùa xuân cũng sẽ đi qua. Nhưng dường như sự nối tiếp ấy hiện diện trong khoảnh khắc đêm giao thừa, mấy ai quên được. Vậy là mỗi người đều tự thưởng cho mình những giây phút thong dong nghỉ ngơi với hoa trái bánh mứt. Để rồi sau đó, lại tiếp tục một năm mới với mong muốn an hòa, mọi sự hanh thông suôn sẻ...
TRẦN THANH BÌNH
thanhnien chủ nhật - 22/01/2017

Sửa bởi tuphuongsg: 01/01/2019 - 19:44


Thanked by 1 Member:

#64 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/01/2019 - 20:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Em chỉ là giáo viên thôi!'

13/01/2019
Tôi có mấy ngày giảng bài ở Ban Mê, đủ lâu để có thể thu xếp thời gian gặp gỡ học trò cũ.
Một cậu học trò giờ đang là nhà báo chững chạc đánh xe hơi đến đón thầy. Đôi cô cậu khác, giờ đã là vợ chồng, thu xếp bỏ buổi bán hàng bận bịu ở công ty của nhà để đến gặp. Thương nhất là cô học trò một mình chạy xe máy mấy chục cây số đường núi từ một huyện xa về thăm thầy cho bằng được.
Chuyện thầy trò rôm rả, bữa cơm trưa như chỉ là một cái cớ để gặp nhau. Chuyện gần chuyện xa gì thì rồi cũng dẫn đến chuyện hỏi han nhau về công ăn việc làm, về cuộc sống của mỗi người.
Đôi vợ chồng thì kể, chẳng có vẻ gì là khoe khoang cả, về sự bận rộn hiện giờ của họ vì cái công ty thương mại, phân phối hàng hóa mà họ gầy dựng được. Cô sinh viên khoa văn ngày nào giờ là một bà chủ doanh nghiệp khá thành công, kể lại những gì cô ấy trải qua sau cái thử thách gọi là thất nghiệp lúc mới ra trường. “Vật cùng tắc biến”, cái hoàn cảnh cùng cực nào đó rốt cuộc rồi cũng giữ đúng vai trò của nó với cuộc đời của những người trẻ tuổi, là thúc đẩy sự bùng nổ nghị lực và trí lực riêng ở họ, để tìm cho mình con đường thoát đi ngay cả khi trước mặt là những bức tường thành cản trở.
Cậu học trò nhà báo thì kể chuyện cậu ấy đã làm gì để có chỗ đứng trong tòa soạn như bây giờ. Cái duyên cái nghiệp viết lách báo chí không phải tự nhiên mà vận vào ai. Thường thì nó chỉ vận vào những người có một chút tâm, một chút chí với cái nghề xê dịch để chạm vào những nỗi đau đời. Giờ cậu ấy vững chãi trong một vị trí công việc rất được tôn trọng ở tòa soạn.
Cô học trò lặn lội đường xa về thăm thầy giờ là một cô giáo vùng cao, dạy trung học cơ sở. Câu chuyện của cô ấy bỗng bắt đầu với một thứ ngữ pháp lạ: “Em chỉ là giáo viên thôi”.
Ôi trời, tôi thiếu điều bật dậy sau hai chữ “chỉ là”. Cô ấy bẽn lẽn thanh minh rằng, mình không được như các bạn vừa kể, không nhiều tiền như hai vợ chồng doanh nhân, không “oách” như anh bạn nhà báo. Lúc đó ai trong bàn cũng đều trêu cô ấy vì cái lý lẽ “em chỉ là giáo viên thôi”.
Tôi còn biết qua Facebook của cô học trò ấy, ngoài lúc dạy học, cô ấy bán thêm hàng thời trang trên mạng để tăng thu nhập. Lương nghề giáo thì đủ làm sao được để mà sống cho bằng bạn bằng bè. Thú thật, tôi không thoát ra được cái ám ảnh bởi câu nói “em chỉ là giáo viên thôi” của cô học trò cũ.
Độ vài tuần sau cuộc gặp ấy thì đến dịp 20 tháng 11. Một câu chuyện nhỏ bằng hình ảnh được cô học trò cũ ấy đăng lên Facebook, tường thuật lại chuyện mấy đứa học trò nghèo vùng cao nơi cô ấy dạy, chặn cửa lớp không cho cô vào trong lúc chúng đang còn chưa kịp chuẩn bị xong trò bất ngờ để tặng cô.
Số là cô học trò cũ của tôi bị ốm đúng dịp 20 tháng 11 không đến trường được, nên mấy đứa học trò nhỏ mừng ngày nhà giáo muộn cho cô. Nhìn mấy món quà nhỏ học trò sắp đặt cho cô giáo mà thương quá. Thậm chí tôi còn không tránh khỏi cảm giác ganh tị với niềm vui ấm áp đến thế mà cô học trò tôi may mắn nhận được từ những đứa nhỏ hồn nhiên. Cô học trò của tôi có được những thứ tài sản tinh thần mà không bất cứ một chức vụ hay sự giàu có tiền bạc nào có thể so được.


Huỳnh Văn Thông

Thanked by 1 Member:

#65 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/01/2019 - 20:19


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quang cảnh sa mạc Al Qudra, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất - Ảnh: Dronestagram/whosane


Sửa bởi tuphuongsg: 13/01/2019 - 20:20


#66 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/01/2019 - 20:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Em bé sơ sinh bị rơi vào chậu than hồng và nghị lực của cô gái 10 lần phẫu thuật khiến nhiều người nể phục

23/01/19
Câu chuyện của Đào có thể sẽ truyền được cảm hứng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh như cô. Vượt qua nỗi đau về cả thân xác lẫn tâm hồn, Đào của ngày hôm nay tự tin và nghị lực khiến nhiều người cảm phục.

Đó là câu chuyện về cô gái tên Đào qua lời kể của người mẹ nuôi, cô Nguyễn Thị Bích Hằng, người đã giúp đỡ, thay đổi hoàn toàn cuộc sống như thể sinh ra Đào lần thứ hai.
Đọc tâm sự của cô Hằng, tất cả những gì chúng tôi cảm nhận được là tình cảm ấm áp, thiêng liêng và niềm tự hào về cô con gái nuôi can đảm đầy nghị lực. Dù cho cuộc sống có tàn nhẫn đến nhường nào thì cô vẫn mạnh mẽ bước qua. Chẳng thế mà cô Hằng nói rằng Đào có thể trở thành niềm cảm hứng với người có hoàn cảnh như cô, biết nắm bắt hạnh phúc trong chính đôi tay mình.
Đào sinh ra và lớn lên ở Bình Định. 28 ngày tuổi, Đào bị rơi vào chậu than hồng. Lớn lên với khuôn mặt và cơ thể chằng chịt sẹo, Đào đã phải sống trong sự tủi nhục và cái nhìn nhạo báng của bạn bè.
Trải qua nhiều lần phẫu thuật, dù mọi thứ chẳng thể lành lặn như ban đầu nhưng điều khiến người ta nể phục ở Đào là nghị lực sống kiên cường mà không phải ai cũng làm được. Để rồi cô đã gặp được người đàn ông yêu thương mình thật lòng và có một cuộc sống gia đình hạnh phúc bên 2 con.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đào và mẹ nuôi, cô Nguyễn Thị Bích Hằng. Ảnh: Facebook
Chúng tôi xin được phép chia sẻ những dòng tâm sự của cô Hằng:
“Kể cả bạn bè thân thiết cũng ít người biết rằng tôi có một cô con gái nuôi, đơn giản là vì tôi chưa nuôi Đào ngày nào nhưng Đào gọi tôi là mẹ - mẹ nuôi, và tôi hạnh phúc vì điều đó.
Tôi gặp Đào vào một ngày giữa năm 2008, em đến văn phòng gặp tôi để đăng ký phẫu thuật răng hàm mặt miễn phí với đoàn bác sĩ Surgicorps đến từ Mỹ, một duyên hội ngộ khi tôi gửi thông điệp này lên mạng AIT Alumni VN (Hội Cựu Sinh Viên AIT tại Việt Nam), một người bạn nào đó bên Pháp báo tin cho người nhà tại Việt Nam, là một người bạn của Đào, để rồi đưa em đến gặp tôi. Tôi sửng sốt khi gặp Đào lần đầu với khuôn mặt bị cháy 1 nửa và 1 bàn tay không còn nữa, nhưng em không hề ngần ngại với khuôn mặt ấy mà rất tự tin, luôn nhìn thẳng vào tôi khi nói chuyện. Tôi hỏi chuyện Đào mà trong lòng tràn đầy thương cảm xót xa.
Đào sinh ra trong một gia đình nghèo đông con tại Bình Định. Vùng nông thôn Việt Nam thường có tục lệ đốt than hơ nóng cho các bà mẹ sau sinh mà họ tin rằng sẽ tốt cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Đào cũng được hơ than bằng cách đó.
Khi chưa đầy tháng, mẹ cho em nằm võng bên dưới đốt 1 chậu than hồng, hôm đó chỉ trong 1 khoảnh khắc mẹ bỏ con ra ngoài sân lấy nước thì nghe tiếng kêu xé ruột trong nhà. Bà không thể ngờ đứa con gái út bé bỏng của mình mới 28 ngày tuổi chưa hề biết lẫy lại có thể lật ra khỏi võng và nằm trên chậu than hồng như có một bàn tay siêu hình gây ra vì lúc đó trong nhà không có một ai cả.
Đứa trẻ giãy giụa trong than, cháy hết 1 bên thân thể, cháy cụt hết các ngón tay trái và 1 bên mặt. Em được đưa đến bệnh viện cấp cứu, do bị hoại tử nên phải cắt cánh tay trái đến gần khuỷu. Chỉ sau một thời gian chữa chạy, bệnh viện cũng bó tay, trả em về nhà nằm chờ chết. Nhưng em không chết, em cứ thế lay lắt vượt qua cái chết để được sống.
Lớn lên với nỗi đau thể xác đã hóa thành sẹo khắp gương mặt và 1 phần thân thể, mắt và miệng bị co rúm lại đến nỗi em không thể há mồm, cánh tay không thể duỗi ra. Thế nhưng đến năm 7 tuổi em mới nhận thức được sự khác biệt của mình qua ánh mắt khinh bỉ, sự trêu chọc, nhạo báng của bạn bè. Và cứ thế em sống trong tủi nhục cho đến năm 22 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hiện tại, cuộc sống của Đào rất ấm êm và hạnh phúc bên chồng và 2 con. Ảnh: Facebook
Hôm đó qua đài phát thanh em được biết có 1 đoàn bác sĩ Mỹ đến Việt Nam phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí ở Quy Nhơn. Em lập tức lên đường dù đã hết hạn đăng ký. Vị trưởng đoàn, bác sĩ phẫu thuật, Dr. Frank Walchak và bà Carolyn vợ ông, là y tá phòng mổ đến từ Spokane (Mỹ). Ngay từ lần đầu gặp Đào, ánh mắt khẩn khoản cầu xin của em đã chạm vào lòng trắc ẩn của họ và như hai vị thần hộ mệnh, họ đã nhận ra sứ mệnh của mình.
Frank biết không chỉ 1 lần phẫu thuật, Đào cần phải phẫu thuật nhiều lần để cải thiện khuôn mặt ấy. Vợ chồng Frank đã quyết định tìm mọi cách đưa em sang Mỹ. Sau 2 năm nỗ lực xin visa và làm các thủ tục chuẩn bị cho Đào, hai vị bác sĩ nhân hậu và bao dung ấy đã đưa được em sang Mỹ. 9 tháng ở với họ và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn, khuôn mặt em được cải thiện đáng kể. Ở đó em luôn được coi như cô con gái út trong gia đình với 2 người chị gái đầy yêu thương. Em được học tiếng Anh, học lái xe và trượt tuyết dù chỉ có 1 tay. Họ yêu em và luôn coi em như một người bình thường. Em nhút nhát vì mọi thứ đều lạ lẫm vô cùng vì đây là lần đầu tiên em bước chân ra khỏi lũy tre làng chứ chưa nói đến chuyện ra khỏi biên giới. Những tâm hồn cao đẹp đã hội tụ tại đây để mang đến cho đời những điều kỳ diệu. Nhưng dù sao thì cũng đến ngày em phải về nước và đối mặt với cuộc sống của chính mình.
Khi tôi gặp Đào, cô ấy đã trải qua 7 lần phẫu thuật, khuôn mặt tuy đã cải thiện hơn trước nhưng thực sự những vết sẹo vẫn còn chằng chịt, mắt và miệng vẫn bị kéo lệch 1 bên. Sau khi từ Mỹ trở về Đào đã quyết tâm từ Bình Định ra thành phố H.C.M xin việc, quyết tâm học thêm tiếng Anh và kế toán vào buổi tối. Lúc đó công việc của em thực sự rất khó khăn và khắc nghiệt. Không chỉ lo cho bản thân mình, Đào vẫn phải đi bán vé số tại bến Bạch Đằng, mỗi đêm được khoảng 50 ngàn đồng để gửi về nuôi cha mẹ mình ở quê.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đào và chồng trong lễ kết hôn. Ảnh: Facebook
Ngay buổi sáng đầu tiên khi đoàn Surgicorps vừa hạ cánh đến Việt Nam, trong lúc chờ check in tại khách sạn, họ đã tranh thủ sơ khám cho Đào và 1 số bệnh nhân khác, bất kể mệt mỏi do lệch múi giờ và chưa ăn uống gì. Buổi chiều hôm đó họ bắt tay vào làm việc ngay, Đào là trường hợp được thử máu buổi chiều đó và được họ quyết định phẫu thuật ngay ngày hôm sau vì họ muốn có 1 tuần điều trị hậu phẫu cho em trước khi họ về nước.
Buổi tối Đào gọi điện cho tôi giọng rất hoang mang, em nói không thể phẫu thuật ngay ngày mai vì bà chủ không cho phép nghỉ. Thực sự em rất khó khăn để lựa chọn hoặc mất việc hoặc được phẫu thuật, mà em thì cần rất nhiều lần phẫu thuật nữa để cải thiện gương mặt. Mỗi dịp như thế này là cơ hội vàng cho em. Tôi chỉ nói với em hãy xin phép và trình bày cặn kẽ với bà chủ.
“Nếu không được và sau này bà chủ vẫn đuổi việc thì gọi cho cô, hãy tin rằng cô sẽ giúp con”.
Năm đó công ty tôi cũng đăng ký cho em Toàn, một nhân viên nam là trưởng phòng vé máy bay, được phẫu thuật vá 1 bên cánh mũi, dị tật bẩm sinh do mẹ em bị cúm khi mang thai. Tôi vào thăm các em ngay sau khi cuộc phẫu thuật và tặng quà cho tất cả các bệnh nhân trong dịp đó. Thật cảm động khi được thấy các bác sĩ Mỹ trong phòng hậu phẫu bồng bế từng em nhỏ dỗ dành, cho quà bánh để các em khỏi lo lắng và đau đớn. Toàn cảm động nói với tôi, “Khi con mở mắt ra người đầu tiên con nhìn thấy là chị Đào. Chị đang ngồi bên con, pha nước chanh và đợi con tỉnh dậy để cho con uống, dù chị ấy cũng mới chỉ phẫu thuật trước con không lâu”. Câu chuyện đó tôi không bao giờ quên, tôi biết đằng sau khuôn mặt khiếm khuyết của Đào là một tấm lòng nhân hậu.
Một tuần sau, Đào gọi điện cho tôi nói như khóc: “Cô ơi con bị đuổi việc rồi cô ạ”. Không chút đắn đo, tôi nói: “Ngay khi con bình phục hãy đến công ty gặp cô”, dù lúc đó tôi cũng không biết Đào có thể làm được việc gì không? Việc nhận Đào vào công ty tất nhiên do quyết định của tôi thì không ai ngăn cản nhưng nhìn ánh mắt một số nhân viên, tôi biết Đào sẽ không dễ dàng gì khi làm việc ở đây. Nhưng rất may Đào đã có Toàn luôn bảo vệ và thân thiết từ khi cả hai cùng nằm phẫu thuật trong bệnh viện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghị lực của cô gái khiến nhiều người nể phục. Ảnh: Facebook
Thật đáng ngạc nhiên, tuy chưa được học hành đến nơi đến chốn, nhưng Đào rất thông minh và chăm chỉ, bất kể việc gì được giao em đều hoàn thành tốt nhất, kể cả phần mềm kế toán mới nhất em cũng nắm bắt rất nhanh chóng. Hàng ngày em vẫn chạy xe máy bằng 1 tay, làm mọi việc bằng 1 tay nhưng không khiến em ngại ngùng bất kể việc gì. Em âm thầm làm việc mà không hề kêu ca, khi tôi phát hiện em bị chèn ép và hỏi han thì em đều nói “Không sao, mẹ cứ để tự con giải quyết”. Em cũng xin được gọi tôi là mẹ từ ngày ấy, em nói “Vì mẹ đã sinh ra con lần thứ hai”.
Em đã trở thành một nhân viên văn phòng như thế đấy!
Dịp đó ông bà Frank và Carolyn Walchak đi phẫu thuật từ thiện tại Trung Quốc biết tin Đào có được công việc tốt, họ lập tức bay sang Việt Nam để làm một việc là cám ơn tôi. Hôm đó ông bà mời Đào đến ở chung phòng trong khách sạn và mời tôi đến, nhìn cách ông bà ôm Đào, giới thiệu với tất cả mọi người đây là con gái của chúng tôi một cách tự hào mà không hề bối rối trước những ánh nhìn tò mò lạ lẫm, tôi thấy cảm động vô cùng. Tôi nói với họ, “Người cần được cám ơn hôm nay chính là ông bà, từ một đất nước xa xôi ông bà đến đây, yêu thương, cưu mang một cô gái nghèo tàn tật của chúng tôi, thì không lẽ gì tôi là một người Việt Nam lại không làm được điều đó”. Thật tuyệt vời khi trong cuộc đời của mình có thể được gặp được những con người như thế.
Tôi luôn kể những câu chuyện về sức mạnh tinh thần sẽ mang đến những điều kỳ diệu để khuyến khích và động viên Đào, rằng hãy ước mơ một hạnh phúc như những người khác và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Tôi biết Đào đã cố gắng hết sức nhưng chưa chắc em đã tin những câu chuyện tôi kể, em nói rằng không bao giờ em dám mơ có một gia đình như bao người khác.
Thế rồi vào một ngày mùa Hè hai năm sau đó, Đào bẽn lẽn kể cho tôi câu chuyện có một vị bác sĩ nha khoa trong đoàn Rotaplast của ông bà Walchak, đã từng gặp Đào lần đầu khi em còn là một cô bé ở quê nghèo Bình Định. Lâu nay anh ấy vẫn thường động viên, chuyện trò với em qua mạng, nay anh ấy đến Đà Nẵng và muốn hẹn hò với em. Đào hỏi tôi có nên đi không và lo lắng không biết mình có bị lợi dụng không? Lúc đó tôi thật lòng nói với Đào: “Con không có gì để bị lợi dụng cả. Nếu anh ấy muốn đến với con thì đó chỉ có thể là một tấm lòng yêu thương và nhân ái vô cùng, con hãy đón nhận bằng cả tấm lòng, đó chính là món quà của trời đất trao tặng cho con.”
Quả thực Dr. Michael French là một người như thế, anh chàng đến ra mắt tôi tại văn phòng và sau đó là một bữa tối thân mật tại nhà tôi với sự chứng kiến của hai vợ chồng tôi, anh chàng ôm lấy Đào với sự chân thành hiếm có, nói rằng Đào là cô gái đẹp nhất và anh luôn tự hào khi đi cùng Đào. Tôi hiểu ra rằng chuyện cổ tích luôn có thể xảy ra giữa đời thường, Đào đã sống với tấm lòng chân thành, hiếu thảo, nhân hậu và sự nỗ lực không ngừng, em xứng đáng được hưởng hạnh phúc như những câu chuyện cổ tích mà em được đọc hồi nhỏ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đào đã gặp được người yêu thương cô thật sự. Ảnh: Facebook
Bây giờ Đào đã thành mẹ của 2 thiên thần đáng yêu là Michelle, 6 tuổi và Mitchell, 4 tuổi. Gia đình em đang sống ở Murphys, California, Hoa Kỳ. Thật đáng kinh ngạc khi em sang Mỹ chỉ vài năm đã có thể vừa hoàn thành chương trình học tại Columbia College với kết quả xuất sắc, vừa nuôi dạy 2 con nhỏ rất chu đáo, vừa hàng ngày tự lái xe đi học và đi làm kế toán tại phòng khám Nha Khoa của chồng (Safari Smiles Dental) tại Sonora. Hàng năm gia đình em đều trở về Việt Nam thăm gia đình và đến các trại trẻ mồ côi, khuyết tật khám răng, tặng quà cho các em nhỏ như một lời tri ân đến cuộc đời.
Tôi nói với Đào: “Câu chuyện của con có thể truyền cảm hứng và giúp đỡ được những người có hoàn cảnh như con, hãy truyền cho họ niềm tin vào cuộc sống như con đã từng sống, ai cũng có quyền được hạnh phúc nếu biết rằng hạnh phúc chính ở trong tay mình”.
Tôi luôn tự hào về Đào và thường hay kể câu chuyện này mỗi khi cần truyền cảm hứng sống cho ai đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Câu chuyện của Đào đã trở thành nguồn cảm hứng cho những ai có hoàn cảnh giống cô. Ảnh: Facebook
Hà My

Thanked by 1 Member:

#67 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/03/2019 - 20:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thay vì cắt bỏ rễ cây họ xây hàng rào quanh nó - Ảnh: UNCLECARBUNCLE / REDDIT

Thanked by 1 Member:

#68 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/03/2019 - 19:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lão bán muối và lớp học ở Biển Hồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



24/03/2019

Cửa sông Siem Reap, Tonle Sap hiện ra mênh mông như một đại dương ngầu đục phù sa. Cách bờ không xa là làng nổi Chong Khneas của người gốc Việt với những chiếc bè neo đậu co cụm, lênh đênh.

Người hướng dẫn bản địa tên Pi chỉ tay về phía cụm bè màu xanh nổi bật nhất làng nổi, nói: “Đó là ngôi trường tình thương cho trẻ nghèo người Việt. Ngôi trường do một ông lão bán muối gầy dựng từ hàng chục năm trước và hoạt động đến giờ. Ở đó không chỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mà còn nuôi ăn hàng trăm trẻ em nghèo, khốn khó trong làng”.

Hiệu trưởng ở tuổi 84

Tàu chuẩn bị cập vào bè nổi có dòng chữ to “Trung tâm giáo dục và từ thiện nuôi dạy trẻ em nghèo” nằm gần bờ tây nam Tonle Sap, hay còn gọi là Biển Hồ (tỉnh Siem Reap, Campuchia), bất chợt có chiếc ghe chèo tay lại gần. “Chú ơi cho xin ít tiền mua gạo”, người phụ nữ lam lũ chở theo bé gái đầu trần, khuôn mặt nhem nhuốc nói giọng nài nỉ.
Ở nơi xa xứ này, nghe câu tiếng Việt thật nao lòng, dù trước đó Yang Heng, tài xế tuk tuk, đã cảnh báo tôi về nạn ăn xin ở đây. “Người dân làng nổi phần lớn đều nghèo nhưng nếu muốn ủng hộ trẻ em thì du khách nên bỏ tiền vào thùng từ thiện của ngôi trường”, Pi vừa cột sợi dây neo vừa nói. Nhìn vài chiếc tàu chở khách du lịch ghé vào trường, tôi nhận ra ngôi trường tình thương này dường như cũng là một điểm tham quan của du khách.

“Anh ở VN qua à? Xin giới thiệu người ngồi đó là thầy Trần Văn Tư, hiệu trưởng nhà trường”, thầy giáo trẻ tên Nguyễn Minh Luân nói. Trong gian phòng nhỏ, ngồi trước bàn hiệu trưởng là ông lão có mái tóc bạc phơ đang dõi theo vị khách phương Tây chơi đùa cùng học sinh.
Thấy có khách Việt, thầy Tư niềm nở chào đón. Ông kể, mình vừa trải qua cơn tai biến “thập tử nhất sinh” tưởng không qua khỏi. “Bệnh vậy mà đâu có nghỉ được, ở đây học sinh có tới 265 em mà chỉ có 8 người dạy thôi, hết 3 người dạy tiếng Khmer rồi, còn lại 5 người dạy tiếng Việt”, thầy Tư nói.
Cơn tai biến khiến miệng thầy Tư bị méo sang một bên, nói năng khó khăn hơn nhưng tác phong vẫn rất lanh lẹ. Nhìn thầy Tư, ít ai đoán ra ông đã 84 tuổi. Và thật đáng nể khi ở tuổi “cửu thập cổ lai hy” đó, ông vẫn làm hiệu trưởng, hằng ngày chăm lo bữa ăn cho hàng trăm trẻ em nghèo.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thầy Trần Văn Tư cùng các học trò nhỏ


Trước năm 1979, thầy Tư vốn hành nghề bán muối ở Chong Khneas. Hồi đó, người Việt ở đây sinh sống gần như biệt lập với đất liền. Ngày ngày chỉ biết ra khơi đánh bắt cá bán và đổi lấy gạo ăn. Cuộc sống nương nhờ vào con nước và cá tôm tự nhiên. “Trẻ con đông, nhưng chẳng đứa nào biết trường lớp là gì. Chữ không biết, tính toán cũng không, đánh bắt cá lên bán, thương lái họ cân
100 kg mà ăn gian 30 - 40 kg cũng chịu. Tôi thấy vậy tội quá, mới mượn cái bè, mở lớp dạy chữ miễn phí cho trẻ con”, thầy Tư kể. Từ đó lớp học đầu tiên ra đời với 31 học sinh. “Tôi bỏ nghề bán muối, dạy không lấy tiền nhưng được cái bà con ở đây dù nghèo cũng đâu để thầy giáo đói, tới bữa người cho con cá, người cho ký gạo. Cứ thế mà sống, mà tồn tại qua bao thăng trầm”, thầy Tư kể.
Cả nhà “xóa mù chữ”


Tonle Sap, hay còn gọi với tên tiếng Việt là Biển Hồ Campuchia, là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Mùa khô, diện tích hồ là khoảng 10.000 km² nhưng sẽ tăng thành 16.000 km² vào mùa mưa. Biển Hồ không chỉ là “túi nước” điều hòa cho hạ lưu sông Mê Kông mà còn là nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Hiện ở làng nổi Chong Khneas, Biển Hồ có 537 hộ dân gồm 2.401 Việt kiều sinh sống trên những ghe, bè tạm bợ. Đưa tôi đi vòng quanh các phòng học, ông giáo già tỏ ra tự hào khi đứng nhìn học sinh “ê a” đọc bài. “Ở đây có cả thảy 6 phòng học, dạy từ lớp 1 đến lớp 5, các em học hoàn toàn miễn phí và được nuôi ăn ngày 3 bữa. Hằng ngày chúng tôi cố gắng dạy xóa mù chữ cho các em, còn muốn học cao hơn phải vào bờ hoặc về VN”, thầy Tư cho biết.
Ông khoe căn phòng có máy lọc nước sạch, rồi cho biết, qua bao thăng trầm mới có được cơ ngơi như hôm nay. Năm 1989, ông trở về quê Tây Ninh sinh sống. “Nhưng đầu óc cứ nghĩ về Biển Hồ. Tôi cứ tự hỏi chẳng biết giờ này, những học sinh của mình ra sao, cuộc sống người dân thế nào”, ông kể.
Thế rồi năm 2006, ông trở lại Biển Hồ. Trước mắt ông, lớp học xưa đã tiêu tan nhưng cuộc sống của những gia đình nơi đây vẫn khó khăn, trẻ em vẫn mù chữ. Lần đó, ông Tư viết thư xin chính quyền địa phương cho mở một ngôi trường giúp trẻ em nghèo ở Chong Khneas và được chấp thuận. Ông đi khắp nơi xin tài trợ để dựng trường. May mắn, một nhà hảo tâm ở một bệnh viện tại TP.H.C.M đã ủng hộ ông một số tiền kha khá, đủ để mua bè, dựng lớp.
Tới năm 2008, một người cháu của bạn thầy Tư là Nguyễn Minh Luân, khi đó là sinh viên vừa ra trường sang Biển Hồ thăm bác ruột, nghe ông thuyết phục đã ở lại tới giờ. Một năm sau đó, bà Nguyễn Thị Diệu, vợ thầy Tư cùng hai con trai là Hồng Sơn, 37 tuổi, Hồng Trung, 35 tuổi và 2 cô con dâu cũng rời Tây Ninh sang Biển Hồ sát cánh với cha. Niềm vui lớn là năm 2011, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tài trợ mở rộng thêm phòng học, mua sắm thêm bàn ghế, trang thiết bị để có cơ ngơi chắc chắn, rộng rãi như bây giờ.
“Trường không thu học phí, chỉ có mở một thùng từ thiện ở đây để du khách có thể đóng góp, ủng hộ nếu họ muốn. Mỗi tháng chúng tôi mở thùng quyên góp một lần, lấy tiền lo cơm nước ngày 3 bữa cho học sinh. Còn dư thì tích lũy, giúp bà con khó khăn, bệnh hoạn, một ít thì chia cho giáo viên, coi như lương cho thầy cô”, ông Tư nói.

Bà H., người phụ nữ chèo ghe chở cháu gái đi xin ở trên, kể ở Chong Khneas nếu không có mái trường tình thương của thầy Tư, người dân không biết phải xoay xở thế nào để nuôi con vì ở đây nhà nào cũng sinh nhiều.
“Bắt tay gây dựng một mái trường, chăm lo quần áo, sách vở và nuôi ăn ngày 3 bữa cho gần 300 người, không dễ chút nào”, thầy giáo Nguyễn Minh Luân nói. Dứt lời, thầy giáo trẻ vội vã xách cặp lên lớp. Trong phòng học đơn sơ giữa bốn bề là biển nước, những học sinh bé nhỏ, ánh mắt ngây thơ đứng dậy lễ phép chào thầy. Gió chiều lồng lộng, len qua khung cửa sổ, lùa trên những trang sách, mát rượi. Tiếng học bài đánh vần của trẻ thơ như hòa cùng âm thanh lao xao của sóng nước Biển Hồ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trung tâm giáo dục và từ thiện nuôi dạy trẻ em nghèo được thầy Trần Văn Tư (ảnh nhỏ) gầy dựng hiện là nơi dạy học và nuôi ăn 265 học sinh ở làng nổi Chong Khneas
Ảnh: Đình Tuyển

Sửa bởi tuphuongsg: 24/03/2019 - 19:31


Thanked by 2 Members:

#69 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/03/2019 - 20:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hạnh phúc của ai?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



28/03/2019
Bố mẹ muốn con có học vấn tốt, công việc tốt, có gia đình êm ấm, tất cả đều là cho con được hạnh phúc, nhưng cũng ẩn chứa là nếu con được như vậy thì bố mẹ mới cảm thấy hạnh phúc. Còn nếu con đi theo con đường riêng của mình mà nó không tốt nghiệp đại học, nó không làm công việc vốn thường được xã hội coi trọng, nó ly hôn... thì trong mắt bố mẹ, đứa con đó nó không hạnh phúc và bố mẹ cũng vì thương con mà không cảm thấy hạnh phúc theo.
Bố mẹ ơi, có phải mình đang quàng con mình vào những yêu thương đầy ích kỷ của mình không? Nó không tốt nghiệp đại học nhưng nó tìm thấy đam mê của đời nó ở việc chăm tỉa cây cảnh hay nuôi chim hay mày mò với máy móc, thì một giờ được sống với đam mê của nó bằng vạn giờ ngồi lê lết trong cái giảng đường chán ngắt kia!
Nó không làm văn phòng ngồi máy lạnh lương cao nhưng nó yêu tiếng cười trẻ con nơi trường mẫu giáo, nó yêu cảm giác mãn nguyện tự hào khi sửa xong một chiếc xe cho khách thì cái hạnh phúc ấy nó sống động và thiêng liêng lắm.
Nó không chung đường với người nó đã chọn vào thuở đầu yêu đương nhưng nó ung dung tự tại với cuộc đời đơn lẻ, thì còn hơn vạn ngày giữ cái danh hiệu gia đình hạnh phúc mà bên trong chán chường đến chết lịm con tim....
Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, hãy cứ để con mình nó tự quyết, tự sống cuộc đời của nó, đừng bắt nó phải mang vác cả hạnh phúc của bố mẹ trên lưng trên vai. Để được sống trung thực với chính bản thân nó, đã là một gánh nặng đáng kể rồi, bố mẹ ơi!

Thanked by 3 Members:

#70 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/04/2019 - 20:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bé trai dành tiền bỏ ống cứu gà, dân mạng nức nở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



04/04/2019

Hình ảnh bé trai dành tiền bỏ ống cứu gà ở miền đông bắc Ấn Độ đã lan truyền nhanh chóng trên internet, khiến dân mạng nức nở.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bức ảnh khiến cộng đồng mạng Ấn Độ tấm tắc
Facebook
Câu chuyện bắt đầu khi cậu bé, không rõ danh tính, chạy xe đạp quanh nhà và cán phải con gà của nhà hàng xóm ở thị trấn Sairang, bang Mizoram của Ấn Độ, theo RT hôm 3.4.
Trong cơn hốt hoảng và ôm tâm lý tội lỗi, bé trai vét hết số tiền mình đang có và chạy nhanh đến trạm xá gần đó với hy vọng có thể kịp cứu con gà.
Bức ảnh chụp gương mặt ngây thơ và đầy lo lắng của cậu bé, với một tay cầm tiền, tay kia cầm gà, nhanh chóng lan truyền trên mạng khi được một người đưa lên Facebook.
Tính từ thời điểm xuất hiện là vào hôm 2.4, bức ảnh đã nhận được hơn 120.000 lượt like, 83.000 lượt chia sẻ và hơn 10.000 lời nhận xét, đồng thời lọt vào sự chú ý của báo chí trong nước.
Các tờ báo và trang tin India Times, Indian Express, newsnation.in… đã đồng loạt đưa tin về câu chuyện này.
Không rõ số phận của con gà, nhưng việc làm tốt đẹp và ấm lòng của bé trai đã nhận được sự tán thưởng của cộng đồng mạng. Ai nấy đều khen cậu nhanh trí, quá sức dễ thương và có một tâm hồn trong sáng, ngây thơ.

“Cuối cùng niềm tin của tôi về con người cũng được cứu vớt”, một người viết trên Facebook.
“Tôi dám chắc rằng cậu sẽ lớn lên và trở thành một con người tốt, có trách nhiệm”, theo một người khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#71 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/04/2019 - 21:49

Trời không phụ lòng người. Chị Diệp, nhân vật trong bài, một thủ khoa Đại học Y Huế đã không được đi học vì lý lịch bị xếp thứ 13. Sau chuỗi ngày cơ cực, chị cũng tìm lại được nụ cười. Con cái chị học giỏi, ra trường có được việc làm ở các tập đoàn nước ngoài.
Những ngày này, đọc các bài viết về việc nâng điểm ở Hà Giang, nâng từ 2 thành 28 điểm, mình thấy quả là tội nghiệp cho những người như chị Diệp. Sau vụ nâng điểm này, có 28 em con nhà nghèo học giỏi sẽ lập lại số phận cay đắng như chị Diệp?

CHUYỆN CHỊ DIỆP VÀ...
Mấy ngày nay con trai lo việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề sau 12 năm đèn sách. Chợt nghĩ may mắn là thời của con, việc thi đại học không gặp trở ngại lớn như thời ba mẹ. Nghĩ lẩn thẫn lại nhớ đến chuyện thi cử của 3 người mà mình đã nghe kể lại.
Người thứ nhất là chị Ngọc Diệp ở xóm Nại Hiên, khu nhà chồ của Đà Nẵng ngày trước. Chị Diệp có dáng vẻ lam lũ, gương mặt khắc khổ vì sạm nắng. Ban ngày chị bán chè dạo, tối đến kéo lưới cá thuê khi các con thuyền bãi ngang về bến. Chị phải lo nuôi 3 đứa con vì chồng chị sau một tai nạn thì thần kinh trở nên không ổn định.
Mình từng làm phóng sự về lớp học của chị khi biết chị mở một lớp xoá mù chữ cho trẻ em xóm chài. Gặp chị, hỏi han chuyện lớp học và rồi cảm mến chị, mình trở nên thân thiết với chị hơn.
Khi nghe câu chuyện chị lo chạy đôn chạy đáo các thủ tục để làm giấy khai sinh cho mấy đứa nhỏ trong xóm, mình đã rất ngạc nhiên. Người dân làng chài thời đó ít học, họ không để ý hay ngó ngàng gì đến việc làm giấy tờ tuỳ thân hay việc học của con. Nhưng còn chị, gánh nặng kiếm sống cho cả nhà đã hút hết tâm trí và sức lực, nhưng tại sao chị có vẻ thiết tha với chuyện của thiên hạ như vậy.
Nghe chị nói rất lo lắng cho những đứa trẻ sau này vào đời sẽ như thế nào khi không có gì chứng nhận sự tồn tại của chúng về tư cách công dân, mình rất đỗi ngạc nhiên. Tại sao một người lao động nghèo khó, lam lũ như chị lại có nhận thức sâu sắc về quyền con người?. Tò mò mình hỏi một cách dè dặt: Hồi đó chị học đến lớp mấy rồi phải nghỉ học vì hoàn cảnh hả chị?
Câu trả lời của chị làm mình bật ngửa: Hồi xưa chị học Đồng Khánh. Năm đó chị thi đậu vào trường đại học Y Huế, đậu thủ khoa đó em, nhưng vì lý lịch ba chị là thiếu tá đang đi cải tạo nên không được đi học em à. Chị nói một cách thản nhiên như ừ, đó là chuyện bình thường. Còn mình thì thấy ngập tràn nỗi tiếc nuối và cảm thấy thương chị quá chừng đỗi. Mình cũng cảm thấy xấu hổ khi lâu nay cứ đánh đồng những con người lam lũ như chị Diệp thường là người ít học.
Người thứ hai là bạn học của bà chị họ. L. là con út của một gia đình công chức chế độ cũ. Ba L. là giám đốc Hàng không Huế. Tuy nhiên, như những đàn ông trong nam trước 1975, hai ông anh của L. đi sĩ quan. Nhà L. không được phường cấp hộ khẩu vì "vừa là Nguỵ quân vừa là Nguỵ quyền" theo như chính quyền địa phương giải thích. Cũng vì vậy, năm học lớp 8, do lo lắng không chứng được lý lịch để vào lớp 10, L. phải chuyển vào Hội An học và nhờ có người anh ruột đang dạy trường Trần Quý Cáp, L. được thi vào học hết cấp 3 tại trường. Biết lý lịch của mình tối om, sau khi tốt nghiệp trung học, L. học nghề may. Có nghề giỏi, L. nhận học trò vô dạy, cứ mỗi người học một khoá là 2 chỉ vàng (vào những năm 80, 2 chỉ vàng là cả một gia tài lớn).
Người thứ ba là Oh My God, chính là đức ông chồng của mình. Nhà chồng mình hồi xưa có xưởng gỗ nhỏ chuyên đóng bàn ghế tủ cho những nhà quanh vùng. Nói xưởng cho oai chứ ở vùng nông thôn, tầm cỡ của nó cũng rất bé. Hồi đó có một ông làm ở uỷ ban xã mua chịu gỗ đã lâu mà không trả. Vốn liếng không bao nhiêu, cha chồng buộc lòng phải nói các con đi đòi. Đòi tiền gỗ đâu chưa thấy, chồng của mình bị ngay một "chưởng".
Năm đó làm hồ sơ thi đại học, lý lịch của chồng có một dòng nghe lạnh ngắt: "Gia đình tiểu tư sản chống lại chủ trương cải tạo công thương nghiệp của đảng và nhà nước". Nộp hồ sơ lên trường, các thầy kêu trời, nói: lý lịch ghi vầy đi thi làm gì cho mất công. Sau đó nhờ các thầy hướng dẫn, chồng mình nộp đơn lên ban tuyển sinh tỉnh Nghĩa Bình. Lý lịch lần này được duyệt cho thi đại học và có ghi chú thêm: Chỉ học đại học trong nước, không được học nước ngoài.
Hôm đó nghe chồng kể, mình bật cười: Hồi đó biết đâu anh không được học đại học, anh sẽ vào Bảo Lộc làm rẫy như phần lớn những người cùng lứa cùng quê anh đã chọn. Mà ông bà nói vợ chồng là có duyên nợ với nhau. Biết đâu lúc đó nhà em trời xui đất khiến răng đó đi kinh tế mới để em gặp anh. Rồi biết đâu tụi mình bây giờ là đại gia phố núi nhờ rừng, nhờ cà phê.
Chỗ này nói thêm một tí là hồi đó ngày nào cũng có người ở phường đến bắt nhà mình đi kinh tế mới vì ba mình đi cải tạo về. May nhờ có ông cậu làm ở phường đứng ra che chở với lý do: nhà em tui con cái nheo nhóc quá. Đứa đầu (là mình) mới 11 tuổi, đứa út mới 3 tuổi. Em tui từ trước đến giờ đi dạy. Lên chỗ núi non, làm sao nhà nó sản xuất được.
...
Tự dưng cứ tiếc, giá như hồi đó chị Diệp được can thiệp..., có lẽ giờ đây, ngành y đã có một bác sĩ giỏi và hơn thế nữa, một bác sĩ đức độ, nhân từ với bệnh nhân.
Ôi cái từ "giá như" nghe nhẹ bâng nhưng nhiều khi bẻ ngoặt số phận, đường đời của một con người.
Lâm Nguyễn

Sửa bởi tuphuongsg: 11/04/2019 - 21:58


Thanked by 2 Members:

#72 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/04/2019 - 20:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nóng trên mạng xã hội: 'Tan chảy' thùng sâm lạnh miễn phí

18/04/2019

Câu chuyện dễ thương về tình người “mát lạnh” trong cái nắng nóng như thiêu đốt của TP.H.C.M khiến nhiều cư dân mạng thú nhận tim họ như “tan chảy”.

- Chú! Con lấy chai nước, góp mấy đồng để chú mua nguyên liệu, đường phèn...
- Trời đất! Nấu cho nhà uống, tiện xoong nồi nấu luôn mời bà con qua đường. Tiền nong chi mầy. Mà nè! Có ông đi xe hơi giàu bự, cũng ghé lấy chai nước và nằng nặc đưa mấy tờ 500.000 nói góp như mầy mà cô chú hổng có lấy. Đời, sống có nhiêu đâu mà cứ lo riêng mình. Mần chai cho đỡ khát đi con. Sài Gòn đợt này nóng ghê luôn quá!”.
Kèm theo chia sẻ là tấm ảnh chụp một thùng xốp đựng khoảng vài chục chai nhựa dùng lại chứa “nước sâm nhà nấu” bên trong. Trên chiếc thùng là dòng chữ “to đùng”: “Nước sâm lạnh ngon. Bạn cứ lấy uống nhé! Cảm ơn. Miễn phí”
Câu chuyện dễ thương do một tài khoản chia sẻ trong một fanpage có lượng người theo dõi lớn đã nhanh chóng nhận về hơn 20.000 lượt thích và hơn 1.800 bình luận. Đa số dành những lời “có cánh” cho nghĩa cử của nhân vật “chú” trong câu chuyện với những lời chia sẻ thật chân chất mà đầy ắp tình người của chú.









“Trời nắng nóng khủng khiếp nhưng nhìn hình này tự dưng thấy lòng mát rượi. Cảm ơn tấm lòng của chú”, một Facebooker bày tỏ. “Đấy, ai hôm qua kêu Sài Gòn nóng đâu vô đây mà coi nè, tình người chất ngất luôn”, người khác tiếp.
Nhiều người cũng kể thêm những câu chuyện nhỏ dễ thương về “tính xởi lởi, hiếu khách, lòng thương người” của nhiều cư dân “thành phố hoa lệ”, chẳng hạn như những thùng trà đá hay tủ bánh mì miễn phí hay những hộp cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo. “Gì chứ tình người ở đây nói cách khác là dư luôn”, một người khẳng định.
“Một câu chuyện nhỏ nhưng hết sức ý nghĩa, giúp chúng ta tin rằng xã hội vẫn còn nhiều tấm lòng nhân hậu và thấy đời tươi đẹp hơn”, một

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chia sẻ.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh trên mạng xã hội

Sửa bởi tuphuongsg: 18/04/2019 - 20:24


Thanked by 2 Members:

#73 Tâm Thiện

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 5383 Bài viết:
  • 18882 thanks

Gửi vào 19/04/2019 - 01:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphuongsg, on 18/04/2019 - 20:21, said:

Có ông đi xe hơi giàu bự, cũng ghé lấy chai nước và nằng nặc đưa mấy tờ 500.000 nói góp như mầy mà cô chú hổng có lấy!”.
Nên nhận, rồi
mua thêm nồi, gas, nguyên liệu, đường phèn ... mời tiếp bà con qua đường chứ lị!

#74 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/04/2019 - 21:24

Dạ, chắc tại họ ngại, khi nhận tiền sẽ mang tiếng, ko còn ý nghĩa hoàn toàn từ thiện lúc ban đầu

#75 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/04/2019 - 19:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giấc mơ

21/04/2019
Bạn gọi điện thoại, bảo rằng đang từ văn phòng về nhà, cuối ngày nên kẹt xe dữ dội. Vừa đói vừa mệt, bạn uể oải buông một câu than: Chẳng biết mình vì cái gì mà vất vả dữ thần vầy nè!

Tôi dễ dàng hình dung ra cuộc sống của bạn, một phụ nữ năng động, có vị trí xã hội, giỏi ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ, tháng nào cũng đi nước ngoài vài lượt. Bạn đến ngủ còn chẳng đủ, nên việc loay hoay chôn chân trên đường quả là khó chịu. Để giết thời gian đang trôi chậm chạp, bạn kể: Hôm trước về miền Tây tình cờ gặp lại cô bạn học cũ. H. giờ chồng con đề huề, đang là giáo viên tiểu học, sống yên ả trong căn nhà nhỏ xinh ở một thị xã yên bình. Y hệt như giấc mơ của mình hồi bé. Bạn chốt lại, tựa hồ ngưỡng mộ và thảng thốt.
Đám bạn gái thân thiết chúng tôi từng ươm giấc mơ bình dị như thế. Rằng sẽ lấy người đàn ông mình yêu, sinh ra một hai đứa trẻ, cả gia đình quây quần sống trong một ngôi nhà bé xíu có ao có vườn. Trước nhà nhất định phải có một giàn dây leo tỏa bóng. Thiên lý, hoa giấy hay sử quân tử gì cũng được. Vợ chồng hằng ngày cùng đón bình minh, ăn sáng rồi chở nhau đi làm, chiều về vui vẻ bếp núc. Hoặc đơn giản hơn nữa là cùng trồng rau nuôi gà, xay bột gói bánh, siêng thì phơi ít cá khô, muối hũ cải chua, tự cung tự cấp cũng tốt chứ sao!
Liệu có khó không để biến điều ấy thành thì hiện tại? Đất quê vẫn chưa phải quá đắt đỏ cho giấc mơ thời con gái. Nhưng ai sẽ chấp nhận buông bỏ hết những tiện nghi hào nhoáng để đồng hành cùng bạn? Bạn giờ sở hữu một ngôi nhà phố, thêm căn hộ cao cấp cho thuê, sáng chiều tự lái ô tô đến chỗ làm, là hội viên VIP của một hãng hàng không xịn... Bạn nhìn qua cuộc sống của H. rồi tiếc nuối, ao ước. Mà quên mất, có khi H. cũng đang chạnh lòng mà nghĩ, giá như mình được như cô ấy, ngày tháng thú vị trải dài quanh những chuyến đi, nhà hàng sang trọng, khách sạn nhiều sao, đồ đạc tinh tế… Bạn có thể đạt được hiện tại của H. trong tích tắc. Còn với H. đấy là một giấc mơ quá tầm tay với. Tới khi chạm ngõ giấc mơ “giống như H.”, bạn sẽ kiên nhẫn mà trải nghiệm được bao lâu? Một tuần, nửa tháng, hay một quý? Quên đi! Quán ăn tuần trước tụi mình ngồi, hôm nay bạn đã kêu chán, không muốn quay lại. Giờ bạn bảo sống nhẹ nhõm khép mình ở một tỉnh lỵ xa xăm, tối chừng bảy giờ đường phố đã vắng tanh, muốn uống một ly trà sữa thương hiệu ưa thích cũng chẳng có ư? Rồi bạn sẽ đi bơi ở đâu? Coi phim rạp nào? Chăm sóc da ra sao? Bạn còn nhớ cách điều khiển chiếc xe gắn máy qua một đoạn đường quê nhiều dằn xóc, dưới cái nắng gay gắt nhiều bụi không, mà đòi?!...
Người ta thích đứng núi này trông núi nọ là đây.

Đôi khi mỏi mệt, bạn cũng như tôi, buông một lời mơ ước. Rồi hôm sau lại tiếp tục quay cuồng...
HOÀNG MY

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |