Jump to content

Advertisements




Thư Giãn Chờ Đợi PTS Bàn Về TL


25 replies to this topic

#1 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 16/12/2015 - 14:10

Cháu đi tìm trên net thấy bài này hay hay hầu các bác trong lúc chờ đợi các PTS ạ .

Kiến Giang Dòng Sông Mang Trên Mình Nhiều Linh Khí


Kiến Giang – dòng sông trong vắt chảy qua huyện Lệ Thủy Quảng Bình, là nơi sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt nổi danh. Kiến Giang xưa được gọi là Bình Giang, từ thời nhà Mạc mới đổi thành tên như ngày nay. Kiến Giang bắt nguồn từ dãy trường sơn, nó là hợp lưu của nhiều dòng sông nhỏ như sông Rào Nậy, sông Rào Con, sông Ngô Giang (hói Qui Hậu)… Từ rất sâu của rừng đại ngàn Rào Nậy là hợp lưu của hai con suối nhỏ. Một từ nam chảy ngược ra bắc và một từ tây chảy sang đông. Hai nhánh suối hợp lưu tại làng Bay, Kim Thủy, Lệ thủy, Quảng Bình. Rào Nậy từ đây lớn mạnh chảy ngược nam bắc tới đường H.C.M đông thì chuyển hướng tây đông. Rào Nậy uốn lượn là vậy nhưng bỗng nhiên thẳng đượt, lao thẳng vào dãy núi đá An Sinh như tên bắn… tạo hóa vốn diệu kỳ nên ở chỗ bất thường có sức nước lớn ngoài núi đá chắn trước mặt lại thêm sông Rào Con chảy tới biến cái nước thẳng băng thành dòng nước xoáy tròn chỗ hợp lưu. Chỗ xoáy đó chính là Trốc vực hay còn gọi là vực An Sinh. Trốc Vực với vách đá dựng đứng, quanh năm gió quẩn thâm u với bao truyền thuyết, giai thoại kỳ bí. “Ô châu cận lục” của Dương Văn An viết rằng “Vực ở ngả ba nguồn Thổ Rí, huyện Nhật Lệ. Trên thì mặt nước mở rộng, dưới thì sắc nước trong xanh. Trong thì suốt đáy, sâu thì vô cùng. Tương truyền dưới có thủy phủ, những khi mây mù, mưa ám, thuyền cá đi lại vẫn nghe có tiếng trống kèn. Hàng năm cứ đầu xuân đảo vũ, mở hội đua thuyền, liền được mưa ngay”. Người xưa không biết được chuyện sau này nhưng đã cảm nhận được cái linh khí nơi đây rồi thì phải!

Sông Rào Con-chi lưu của Kiến Giang, có ngọn nguồn từ vùng núi Ba Kiềng, Ba Núc của mạch núi chạy từ Trường sơn ra biển. Rào con có điểm lạ thú vị là nắng đục, mưa trong. Nếu có dịp đứng trên mỏm núi An Sinh mà quan sát, bạn có thể thấy mùa nắng cho đến trước tiết tiểu mãn, nước Rào Nậy chảy xuống trong xanh nhưng Rào Con đổ ra đục ngầu. Trước khi vào Trốc Vực sông có hai màu cảm tưởng như hai dãi lụa vàng và xanh quấn cạnh nhau. Sự tranh chấp của hai mầu như báo hiệu một điềm đối kháng trong lịch sử gắn liền với vùng đất địa linh Lệ thủy…

Sông Kiến Giang, khi đã hội đủ dòng nước mát của các con sông nhỏ, chảy về đến Mũi Viết, làng Tiểu Phúc Lộc (Thượng Phong bây giờ) sông chia làm hai. Dòng chính chảy gữa hai làng Hà Thanh và Xuân Hồi rồi xuôi ra biển qua làng Hòa Luật, làng Liêm Luật. Vào năm Khải Đại thứ 2 (1404) Hồ Hán Thương đã cho đào kênh Sen nối sông Bình Giang vào Thuận Hóa làm đường thủy. Sông đào nối Bình Giang qua Bàu Sen, từ Bàu Sen nối đến Hạ Cờ vào chợ huyện Quảng Trị. Nhưng do khi đào đến Quán Bụt thì cát cứ đùn lên, không đào được, đành bỏ. Ở đó, thời Lê có cho dựng Miếu Bảo Đài, theo dân gian xứ lệ đọc ngược là “Bãi Đào”. Tương truyền rằng, vào đầu thế kỷ XVII, một trận cuồng phong dữ dội đã thổi cát lấp kín cửa sông. Bình Giang mất lối ra biển, đành đổi dòng, tràn qua rào Mỹ Phước, hói Sao Vàng để chảy về Hạc Hải, hợp lưu với Sông Long Đại, tạo nên Nhật Lệ.

Chi lưu thứ hai của Bình Giang chảy từ Mũi Viết về An Lạc – quê tướng Giáp. Trên đường trẩy hội về Hạc Hải nó còn nhận thêm dòng nước mát của 5 con hói. Đó là hói Xuân Lai, hói Kỳ Cùng, hói Cừa, hói Ngay và hói Phú Thọ. Tương truyền rằng, thời nhà Mạc, Mạc Đăng Dung đã cho khơi thông, mở rộng dòng này và đặt tên là Kiến Giang. Kiến Giang về đến An Lạc thì như không muốn chảy nữa như chờ đợi một yếu nhân ? Sông hẹp lại, ngoặt về hướng Đông, gặp rào Mỹ Phước, Sao Vàng rồi mới chịu xuôi Hạc Hải. Hạc Hải xưa trăm dòng, ngàn lạch, sóng to, giá cả, thuyền bè đi lại dễ lạc lối, mắc cạn. Thời trước, quan bản địa phải cho cắm cọc gỗ đánh dấu dòng chính, đêm đêm cho thắp đèn để dẫn lối thuyền bè…

Sông còn đó với ít nhiều thay đổi, linh khí vẫn còn ngút ngàn chờ bàn tay an bài của tạo hóa.

ST

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 luyenphomhay123456

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 9 thanks

Gửi vào 16/12/2015 - 23:58

Các bác thông thiên văn, giải địa lý đâu hết rồi ạ?????

#3 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 17/12/2015 - 08:19

Các đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

rồi. Đợi các bác tỉnh đã

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 17/12/2015 - 08:38

Lại kiếm trên Net các bác ạ .


Ông nội của Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Dinh [có sách chép là Ngô Đình Niệm]. Ông Dinh quê gốc ở đâu không rõ, cuối thế kỷ XIX đời vua Tự Đức di cư tới làng Đợi [tức làng An Xá] tổng Đại Phong, huyện Phong Lộc [sau đổi thành huyện Lệ Thủy], tỉnh Quảng Bình, sống bằng nghề làm mướn, vợ chết sớm, chỉ có một trai 6 tuổi. Trong một cơn bệnh, ông qua đời, làng đưa thi hài an táng lại Bến Đẻ một vùng núi ngược dòng Kiến Giang cách làng Đợi 3km. Vì là dân ngụ cư, không thân thuộc lại nghèo, nên việc mai táng đơn sơ, dân đinh chèo thuyền đưa thi hài ông đến Bến Đẻ thì trời đã về chiều, đang khiêng thi hài vào núi thì có tiếng hổ, dân đinh đào vội một huyệt cạnh đường, đặt thi hài lấp đất qua loa rồi chạy. Hôm sau, họ trở lại muốn sửa sang ngôi mộ, thì lạ thay, nấm đất chiều hôm trước lấp qua loa, nay đã hóa thành một mả mối đùn to như cái gò. Người đời hay tin, đều cho là mả thiên táng.
Về phương diện phong thủy, ngôi mộ kể trên đã vào vị trí trung điểm của núi sông Lệ Thủy:
- Phía Nam có núi An Mã dẫn về Bến Trấm, Bến Đẻ.
- phía Tây có núi Đầu Mâu hướng về biển Hạc Hải.
- phía Đông Bắc long mạch theo sông Kiến Giang lên Tróc Vực. Ngôi mộ được kết phát nhưng không có người viếng thăm.

Thủa xa xưa, năm 1530, nhà Mạc có 4 vị quan đầu triều thì 3 vị là người tổng Đại Phong. Mạc Đăng Dung sai thầy địa lý xem thế đất Đại Phong thấy hình dáng chim phượng hoàng, là đất phát đế vương, nếu không kịp yểm thì có cơ lấn át cả triều đình. Mạc Đăng Dung cho đào một con mương cạn dài từ Mũi Viết để “mổ diều” cho phụng chết. Đến thời nhà Lê, thầy địa lý lại phán, phụng bị nhà Mạc mổ diều nhưng chưa chết, đình Đại Phong dựng nơi đầu phụng nên làng này vẫn có khí đế vương. Đất ấy từ xưa đến nay đã có nhiều quan to văn võ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp quê Lộc Thủy nằm trong vùng cánh phượng.
Ngô Đình Dinh/Niệm sinh ra Ngô Đình Khả [1850-1925 có sách nói 1857 tôi cho là chưa chính xác]. Khả được 6 tuổi thì bố mất, Linh mục Caspar [tên Việt là cha Lộc] ở giáo xứ Mỹ Phước nhận nuôi, năm 1870 Michael Ngô Đình Khả được gửi đi học tại Đại chủng viện dòng Thừa sai Paris ở đảo Penang xứ Malaysia [thời đó còn có Phêrô Giuse Nguyễn Hữu Bài sang học. Ông Bài sinh năm 1863 mồ côi cha từ lúc 10 tuổi, Linh mục Gioan Châu bảo trợ vào Tiểu chủng viện An Ninh. Sau này, con gái của Bài là Nguyễn Thị Giang, kết hôn với Ngô Đình Khôi con trai trưởng của Khả].
Michael Ngô Đình Khả trở về nước được phân dạy môn triết tại Đại chủng viện Huế, thử thách để lên chức Linh mục, nhưng năm 1878, Ngô Đình Khả rời chủng viện lấy vợ. Người vợ đầu là bà Madeleine Chĩu mất sớm có 1 con trai là Ngô Đình Khôi (1885-1945), sau làm quan triều Nguyễn đến chức Tổng đốc Quảng Nam.
Năm 1889 Ngô Đình Khả tục huyền với bà Anna Phạm Thị Thân sinh được 7 con:
- Ngô Đình Thị Giao (?-1944), tục gọi là bà Thừa Tùng.
- Ngô Đình Diệm còn có bí danh Nguyễn Bá Chinh, sinh ngày 27/7/1897 tại tại lệ Thủy. Sau này đổi ngày sinh thành 03/01/1901. Việc này là do ông Diệm không phải con đẻ bà Thân, đổi như vậy để hợp thức hóa vai “em” của Diệm bởi ông Thục là con vợ chính. [Xem các sách Chính Ðạo, VNNB, Tập I-C: 1955-1963, 2000, tr. 110. Xem tiểu sử Thục trong CAOM (Aix), GGI, CP 125; Chính Ðạo, Nhân vật chí, 1997:312; Idem., Cuộc thánh chiến chống Cộng, 2004, I:464-65.]
- Ngô Đình Thục (1897-1984) sau thành Giám mục. Cha Thục sinh ngày 6/10/1897 tại Phước Quả, Thừa Thiên, sinh sau ông Diệm hơn hai tháng.
- Ngô Đình Thị Hiệp, tục gọi bà Ấm, lấy chồng là Nguyễn Văn Ấm, sinh ra cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận.
- Ngô Đình Thị Hoàng, tục gọi là bà Lễ.
- Ngô Đình Nhu (1910-1963) Cố vấn Tổng thống VNCH
- Ngô Đình Cẩn (1912-1964) Cố vấn Cao nguyên Trung phần VNCH
- Ngô Đình Luyện (1914-1990) Luật sư và Đại sứ VNCH tại Anh, Hà Lan, Bỉ.

Do có khả năng ngoại ngữ nên Khả được Linh mục chính xứ Phú Cam là Cha Eugène Marie giới thiệu công việc thông dịch tiếng Latinh và tiếng Pháp, rồi chuyển sang làm cho Nam triều. Năm 1885, Ngô Đình Khả giữ chức An phủ sứ Quảng Bình lo việc bình định nghĩa quân của phong trào Cần Vương. Tháng 6/1895 được Nguyễn Thân chọn làm phụ tá trong chiến dịch tiễu trừ phong trào Cần Vương và quan Ngự sử Phan Đình Phùng. Khả làm Phó tướng cho Nguyễn Thân đàn áp các sỹ phu văn thân yêu nước hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp của vua Hàm Nghi. Ngày 28/12/1895 quan Ngự sử Phan Đình Phùng từ trần, 12 ngày sau Khả cho đào mộ Phan Đình Phùng ở chân núi Quạt, đốt xác, trộn thuốc súng bắn xuống sông. Trước đó, 1894 họ đã khai quật mồ mả gia tộc họ Phùng ở làng Đông Thái và bắt giam hết thân quyến Phan Đình Phùng nhưng không khuất phục được ông. Không những vậy, Ngô Đình Khả còn chịu trách nhiệm chính trong việc biến khu vực Đài Trấn Bình của triều Nguyễn thành nhà thờ công giáo [việc này trong một chủ đề khác]. Với thành tích trên Nguyễn Thân được chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng ba, sau bị điên mà chết. Ngô Đình Khả được phong tước Thái thường Tự khanh (chính tam phẩm) và chức Thương biện thuộc Viện Cơ mật.
Ngày 23/10/1896, trường Quốc học Huế, tên gốc là "Pháp tự Quốc học Trường môn" thành lâp theo Chỉ dụ của vua Thành Thái. Đây là trường đầu tiên ở Trung Kỳ dạy từ tiểu học đến bậc tú tài chuyên khoa. Ngày 18/11/1896 Toàn quyền Đông dương Paul Armand Rosseau ký quyết định thành lập. Trước đó, ngày 21/8/1896, Viện Cơ Mật quyết định chọn Ngô Đình Khả làm Chưởng giáo nhưng sau thì Khả làm Phó Giám đốc, đặc trách quản trị hành chính. Với kiến thức được học tập tại nước ngoài Ngô Đình Khả đã có công xây dựng trường Quốc học Huế trong những năm đầu tiên.
Năm 1898 vua Thành Thái phong Ngô Đình Khả làm Thượng thư Phụ đạo Đại thần.
Năm 1902, vua Thành Thái lại tiếp tục thăng hàm Hiệp tá Đại học sỹ. Từ đây, Ngô Đình Khả thôi chức vụ ở Quốc học Huế.
Năm 1905 Ngô Đình Khả làm nhiệm vụ Tổng quản Cấm thành, chuyên theo dõi vua Thành Thái. Khả nuôi tham vọng biến Thành Thái thành một vua theo Ki-tô giáo đầu tiên [Xem Vũ Ngự Chiêu “Các vua cuối nhà Nguyễn 1883-1945” 3 tập, Houston: Văn Hóa, 1999-2000).
Trong cuộc họp tại Tòa Khâm sứ Pháp vào lúc 4:15 chiều ngày 14/8/1906, có mời các Thượng thư Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Công của triều đình nhà Nguyễn, tài liệu của Pháp ghi: “... S.E. le Ministre de l'Intérieur fait renseigner que M. NGO DINH KHA, Chef des Thi Ve chargé de la haute direction du Palais devra être invité et fournir tous renseignements concernant ces personnages qu'il connait mieux que tout autre. APPROUVÉ.” Tạm dịch: “Ngài Thượng thư Bộ Lại mật báo là ông Ngô Đình Khả, chỉ huy Thị Vệ, đảm trách tổng cai quản Hoàng cung, sẽ phải được mời tham dự, để ông ấy cung cấp tất cả các tin tức tài liệu liên quan đến các nhân vật kia, mà ông ta hiểu biết tận tường hơn bất cứ người nào khác... (Lời mật-báo ấy) ĐÃ ĐƯỢC CHẤP THUẬN.”
Năm 1907, vua Thành Thái có hành vi chống Pháp nên Khâm sứ Ferdinand Lévecque bày việc các Đại thần triều đình ký thỉnh nguyện thư yêu cầu viện Cơ mật truất quyền và đày vua Thành Thái sang châu Phi vì nhà vua bị “bệnh tâm thần”. Hầu hết các đại thần đều ký, Ngô Đình Khả không ký nhưng trong lá thư ngày 15/8/1907, Khả vận động 154 học sinh gởi Khâm sứ Levecque tỏ lộ rằng: “Yêu cầu Pháp ban cho họ một ông vua mà chỉ nguyên sự hiện diện đủ trấn an tinh thần binh sĩ và các liệt thần của đế quốc.” [Xem Vũ Ngự Chiêu, “Các vua cuối nhà Nguyễn 1883-1945” tập 2, trang 585, việc phản đối “phế ngôi, đày vua”, không phải vì ông Khả lo cho sơn hà xã tắc nước Nam, mà mưu đồ hợp tung giữa Nguyễn Hữu Bài và Khả xem có được lòng Giáo hội và khả năng khuynh loát triều chính hay không.]
Ngày 03/9/1907, Phêrô Giuse Nguyễn Hữu Bài, cùng Phủ Phụ Chính (trong đó có Khả) chấp nhận giải pháp của CP Bảo hộ, một tháng sau 17/10/1907, Vĩnh San, hoàng tử thứ hai mới 10 tuổi, lên ngôi. Thành thái phải rời Huế đi Bà rịa, mở đầu cho cuộc đời lưu đày viễn xứ. Sau biến cố này, Ngô Đình Khả lại bị người Pháp nghi ngờ đứng sau vua Thành Thái để ủng hộ cho Kỳ Ngoại hầu Cường Để nên chính quyền Bảo hộ đã tạo cớ buộc Ngô Đình Khả nghỉ hưu. [Xem “Lịch Sử Phật Giáo Huế” trang 357: “Mấy chữ sau đây của ông Nguyễn Đình Hòe nói về ông Ngô Đình Khả, mà Louis Sogny trích lại trong bài viết của ông ở BAVH (Bulletin des Amis du Vieux de Hue), tưởng là quá đủ: “...un grand serviteur de la France...” Cho nên đối với nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, nhất là dân Huế, thì ông Ngô Đình Khả đã “tombé dans l’oubli depuis longtemps” như lời ông Nguyễn Đình Hòe nói vào đầu thế kỷ 20 là điều hiển nhiên vậy.”]
Ngô Đình Khả sau được phục hàm và mất 1925 vì bệnh phổi. Bà Phạm Thị Thân qua đời tại Sài Gòn ngày 02/01/1964 sau khi chứng kiến cái chết thảm của hai con và một bị giam ở Chí Hòa.

NĂM THÁNG QUA ĐI

Động mả kỳ thứ nhất là năm 1939. Nhà tư sản lúa gạo người Đồng Hới, tên là Paul Ngọc, đã mua vùng đất Ba Canh, dưới chân An Mã để canh tác. Ba Canh không phải vùng màu mỡ thuận lợi để sản xuất lúa gạo nên Paul Ngọc đã cho đào mương dẫn thủy làm chấn động mạch khí. Mặc dầu việc thủy lợi dở dang nhưng liền đó Ngô Đình Diệm bị Bảo Đại cách chức Thượng thư Bộ Lại thu hồi tất cả phẩm trật huy chương vì trái mệnh triều đình chống đối Hoàng đế. Cùng với sự thất sủng của ông Diệm, ông Ngô Đình Khôi đang làm Tổng đốc Quảng Nam bị viên Phó Toàn quyền Nouailletas gây khó.

Động mả kỳ thứ hai là năm 1944. Paul Ngọc mời được một kỹ sư canh nông Nhật và tiếp tục công trình dang dở. Liền đó, ông Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam cùng con trai Ngô Đình Huân bị thủ tiêu năm 1945. Khi đó việc thủy lợi của Paul Ngọc lại dang dở lần nữa do Đồng minh đánh Nhật, mọi việc đều đình đốn, các kênh dẫn thủy nhờ thời gian yên ắng đã được đất bồi lại, long mạch được hàn gắn phần nào. Ông Võ Nguyên Giáp [đồng hương với họ Ngô] Bộ trưởng Nội vụ và Vũ Đình Hòe Bộ trưởng Giáo dục CP Lâm Thời, ký sắc lệnh số 21 ngày 08/9/1945 bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc Nha lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc. Ông Nhu từ chối. Năm 1951, ông Diệm sang Mỹ, ở New Jesey vận động cho những mục tiêu chính trị riêng.
Động mả kỳ thứ ba là năm 1961. HTX Đại Phong xây dựng lá cờ đầu nông nghiệp, khai hoang Bến Tiến, đào kênh đẫn thủy, đào hầm hào ở chân đồi An Mã. Việc hành quyết ông Diệm, ông Nhu thì ai cũng rõ. Ngô Đình Cẩn đang ở Huế, nghe tin anh bị đảo chính tá túc vào nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế ngày 02/11/1963 nhưng không thoát, tới ngày 16/4/1964 bị xử bắn. Ông Ngô Đình Luyện thoát vì đang ở London. Ông Ngô Đình Thục phải lưu vong, sau đó ông đã vi phạm việc tấn phong Giám mục bất hợp thức, được giải vạ năm 1984 trước khi mất vài tháng. Các phần mộ gia đình họ Ngô ở Sài Gòn cũng không được yên, phải di dời tới nơi mới như hiện nay.
Tích sử còn dài, nhưng tới đây đủ dãy bày nhân quả.


ST

#5 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 17/12/2015 - 14:01

Cháu tiếp tục hầu các bác ạ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhân chuyện ông Ban, con cháu của cụ Phan Huy Chú về nhận họ, cháu tìm trên Net về mời các cụ ngâm ạ


Hai Ngôi Mộ Phát Tích Họ Phan
  • Một ngôi mộ, không rõ mộ Cụ nào, hoặc có người nói là mộ cụ Phan Văn Lâu (Đ2), táng tại xứ Cồn Triền, thôn Xuân Độ (sau đổi thành thôn Xuân Khánh), cùng tổng, ngoảnh mặt về hướng Tý, lấy đỉnh núi Băng Sơn làm án. Thầy địa lý người Tàu xem mộ có nói rằng: “Tý tuy không phải là ngọn bút quý nhưng Tý ở đầu 12 chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, …) nên con cháu đời đời thi đỗ Khôi Nguyên”.
Tương truyền rằng, ở chỗ đó nguyên đã có ngôi mộ của họ Đào, người cùng thôn, con cháu đã phát Cung Tần (con gái lấy Vua). Bên cạnh ngôi mộ đó có một cây cổ thụ. Cụ tổ ta ở xứ Trầm Vịt đi chợ qua đấy, bị cảm phong nằm chết ngay sau ngôi mộ kia, rồi bị kiến trắng đùn đất lấp kín và cây cổ thụ sau cũng bị chết. Họ Đào từ đấy mỗi ngày một suy, mà họ PHAN ta mỗi ngày thêm hưng vượng. Người ta bảo họ PHAN ta được ngôi mộ Thiên Táng.
  • Lại còn một ngôi mộ ở xứ Đồng Mỹ, thôn Hữu Phương, cũng là mộ thiên táng. Tương truyền rằng, tục cũ, lệ ngạch của thôn Hữu Phương rất nặng. Tiền nhân ta quá cố, con cháu nhà nghèo không sao nộp đủ được lệ làng, người trong thôn bẻ gai rắc chung quanh nhà, không cho làm lễ mai táng.
Những người quen thuộc ở thôn Gia Mỹ Đoài thấy thế lấy làm ái ngại, nửa đêm hò nhau đến khiêng quan tài tiền nhân ta đi chôn giấu. Đến chỗ đó dây thừng bỗng đứt, giời lại nổi cơn mưa to, gió lớn, nên phải bỏ quan tài tại đấy mà về.
Sáng hôm sau, con cháu ra xem thì thấy kiến trắng đã bồi đầy, lấp kín quan tài tiền nhân ta, nên không dám đông chạm đến.
Cùng ngày hôm đấy, vào khoảng giờ Thân, tại nơi đây có mưa, sấm ầm ầm, mọi người ngờ là bị sét đánh, nhưng khi tạnh mưa, ra xem thì thấy mộ không hề gì, duy thấy cỏ rậm bốn bề đều tan nát, nước chung quanh có hơi bốc thành mây như rồng phun. Nhân thế xứ ấy có tên là Mả Rồng Ấp.
Về sau có thầy địa lý người Tàu bảo rằng: “Tri thù kết võng, huyệt tại trung gian” có
nghĩa là: “Kiểu đất như con nhện chăng lưới, huyệt ở vào chính giữa”.
Ngày nay chỗ đó bốn bề ruộng cao, khoảng giữa dần dần thấp xuống, chính giữa có một khoảng đất rộng, cấy cối mọc tốt như rừng, ngội mộ ở trong đó. Người ta bảo là chỗ đất . linh địa.
Gia phả ở Hà Tĩnh chép rằng, đây là mộ Vinh Lộc hầu Phu nhân họ Vũ, tức là mộ cụ bà chính thất Phan Văn Kính (Đ5) là Vũ Diệu Minh, tục gọi Lăng Đức Bà.
Gia phả cũ ở Sơn Tây chép rằng, mộ Vinh Lộc hầu Phu nhân táng tại xứ Cửa Miếu, thôn. Gia Mỹ Đoài nay hãy còn nghi không biết là mộ cụ Tổ nào.

Đây là lịch sử dòng họ nhé:

Nếu vùng Thạch Hà xưa có hai dòng họ võ tướng nổi tiếng được người đương thời mệnh danh là “Thạch Hà thế tướng”: họ Ngô (Trảo Nha)'1) và họ Võ Tá ( Hạ Hoàng) thì cũng vùng nam Nghệ An xưa từ Hồng Lĩnh đến Hoành Sơn có bạ dòng họ nổi tiếng cả đất Bắc Hà. Về Văn học, có họ Nguyễn (Tiên Điền), Nguyễn Huy (Tràng Lưu) và Phan Huy (Thu Hoạch).
Ông nguyên tổ Phan Huy (không rõ tên) được phong tước Quận công là Đôn DZụ công. Đời thứ 2, thứ 3, thứ 4 và đời thứ 7 đều được phong tước Quận công. Con Đôn DZụ công được phong tước Trang Chiêu công. Con Trang Chiêu công được phong tước Thuần Mục công. Con Thuần Mục công được phong Thiều Quân công (thường gọi là cụ Thiều Quang). Cháu đời thứ 7 của Đôn DZụ công là Phan Huy Tịnh được phong tước Tăng Quận công. Họ Phan Huy cũng có nhiều người được phong tước hầu: Tài Lương hầu (đời thứ 5), Vinh Lộc hầu (đời thứ 6), Phúc Nhạc hầu (đời thứ 8).

Từ đời thứ 8 trở đi, bên cạnh nhiều võ tướng hiển hách và hàng Công hầu, họ Phan Huy (Thu Hoạch) liên tục phát triển rực rỡ về văn học. Người khai khoa đầu tiên của họ Phan Huy là Phan Huy Cận (còn có tên là Phan Huy Áng đời thứ 8). Phan Huy Cận (1722 - 1789) là con trai thứ 6 của Tăng Quận công Phan Huy Tịnh (đời thứ 7). Khoa Giáp Tuất (1754) Cảnh Hưng thứ 15, Phan Huy Cận, 33 tuổi, đỗ Hội nguyên Tiến sĩ. Trước đó, ông đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tài năng chính trị và học vấn của ông có tiếng đến nỗi cha con Ân vương Trịnh Doanh (1740 -1767) và Tĩnh vương Trịnh Sâm (1767 - 1782) là hai chúa giỏi của nhà Trịnh cũng phải nể trọng. Nhà Trịnh đã cất nhắc Phan Huy Cận lên chức Bồi tụng, đứng sau Tham tụng, điều khiển Lục phiên ở Phủ Chúa, lại phong ông đến chức Bình Chương quân quốc trọng sự (nhân dân gọi là cụ Bình Chương). Phan Huy Cận là người “luôn giữ mình ngay thẳng, không xu phụ kẻ quyền thế nên phe cánh nịnh hót quyền quý trọng triều xúi giục để nhà Trịnh bãi chức ông. Sau đó chúa Trịnh lại triệu vời vào Phủ Chúa dùng trở lại nhưng Phan Huy Cận lấy cớ tuổi già, xin về ẩn tại thôn Yên Sơn, làng Thụy Khê, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây (nay là xã Sài Sơn - Hà Tây) lập ra một chi phái họ Phan Huy (Thu Hoạch) tại đó. Chi phái này mặc dầu định cư tại Sài Sơn (Hà Tây) nhưng con Phan Huy Cận là Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, cháu là Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, chắt là Phán Huy Vịnh v.v. hàng năm vẫn về Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Thạch Hà) giỗ tổ Đôn DZụ Công, thăm viếng quê gốc.
Ở lại Thu Hoạch (nay là Thạch Châu, huyện Lộc Hà) trực tiếp thờ tự Nguyên tổ của họ Phan Huy có con thứ 3 của Tăng quận công Phan Huy Tịnh là Phan Huy Thiêm. Ông này là tổ thứ 8, trở thành nhánh trưởng của họ Phan Huy vì người anh cả Phan Huy Công, anh thứ hai Phan Huy Diễn đều thất tự. Ngoài Phan Huy Cận, dưới chế độ phong kiến Lê - Nguyễn, còn có các Tiến sĩ Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn (đời thứ 9), Phan Huy Tùng (đời thứ 13). Ngoài ra họ này con có nhiều ông cử tài cao học rộng như Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, có nhà văn hóa lớn như Phan Huy Chú.
Phan Huy Ích (1750 - 1822) là một nhà văn hóa lớn, một nhà chính trị và ngoại giao sắc sảo ở thế kỷ 18. Ông là con của Hội nguyên Tiến sĩ Phan Huy Cận. Ông cũng là học trò, là con rể Hội nguyên Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780). Vợ Phan Huy Ích là Ngô Thị Thục - em gái của Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), một bậc nhụ nhân hiền thảo.
Tài học của Phan Huy Ích được xếp vào hàng xuất chúng. Khoa Ất Vị (1775) Cảnh Hưng thứ 36, Phan Huy Ích đỗ Hội nguyên rồi tiếp đó đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Con đường hoạn lộ của Phan Huy Ích dưới thời Lê - Trịnh khá hanh thông, thuận lợi. Nhưng rồi “vụ Canh Tý” (1780) xảy ra, Trịnh Tông mưu toan với Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Đĩnh v.v. cùng với phe phái chống Đặng Thị Huệ. Âm mưu đảo chính bị bại lộ, anh vợ Phan Huy Ích là Ngô Thì Nhậm bị nghi oan tố cáo dính dáng vào vụ Canh Tý. Thân sinh Ngô Thì Nhậm cũng tức là bố vợ Phan Huy Ích vì việc đó bực dọc rồi chết. Phan Huy Ích cũng vì thế mà bị hiềm nghi. May sao Tây Sơn lấy được Bắc Hà, vua Quang Trung tuy “chỉ học ở sự nghe trông” (2) nhưng là minh quân thánh chúa, là bậc “Khoáng thế anh hùng”, có con mắt tinh đời đã thu nạp nhiều nhân tài Bắc Hà, trong đó có Phan Huy Ích cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm. Được phụng sự triều đại mới, vượt ra khỏi sự thị phi cực đoan “trung thần bất sự nhị quân”, Phan đã đưa hết tài trí, sức lực, tâm huyết phục vụ tân chúa, phục vụ dân tộc. Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan là nhà từ hàn, là bậc văn thần ngoại giao được Quang Trung ủy thác tín dùng giao cho việc lớn giao thiệp với nhà Thanh. Vua Quang Trung nói “Việc binh ở Bắc Hà ta giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lan. Việc giao thiệp với Trung Quốc ta giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích” (theo sách Hoàng Lê nhất thông chí - Bản dịch của Ngỏ Tất Tố).
Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đã không phụ lòng Quang Trung. Năm Canh Tuất (1790), Phan Huy Ích là trọng thần hàng văn và Ngô Văn sở là trọng thần hàng võ cùng với sứ bộ 150 người tháp tùng “quốc vương” giả(3) và hoang tử Nguyễn Quang Thùy sang Trung Quốc triều cống và chầu vua Thanh Càn Long. Phan Huy ích cùng với các văn thần Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn trổ tài ngoại giao đã thật sự làm “hạ nhiệt” vĩnh viễn đầu óc phục thù của Thanh Càn Long, làm cho mối bang giao Việt - Trung trở thành mối bang giao hòa hiếu. Sự thành công của tài ngoại giao Phan Huy ích lúc ấy đã làm vua Thanh Càn Long (đã 80 tuổi) cho phép “quốc vương” giả của An Nam làm lễ ôm gối”, một ân sủng đặc biệt hiếm thấy mà vua nhà Thanh ban cho các bậc công hầu khanh tướng. Đó là một cống hiến xuất sắc của Phan thể hiện tinh thần hòa hiếu lấy “đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của tổ tiên xưa. Chỉ riêng điều đó Phan Huy ích thật sự xứng đáng là danh nhân lịch sử của dân tộc. Ngoài sự nghiệp chính trị, ngoại giao tài giỏi, Phan Huy ích con là một nhà trước tác lớn, là nhà thơ nhà văn xuất sắc. Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm lớn là “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” (DZụ Am là hiệu của ông). Ông là dịch giả và tác giả của nhiều khúc ngâm bằng Nôm vô cùng thống thiết. Nhiều học giả nổi tiếng như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư Văn Tân đều cho rằng bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của Phan Huy Ích (Theo sách “Chinh phụ ngâm bị khảo” của Hoàng Xuân Hãn - Nhà xuất bản Minh Tân - Paris - 1952). Ông là tác giả bài “vãn” “Ai tư vãn”, thay mặt Lê Ngọc Hân tế vua Quang Trung, đánh giá sự nghiệp Quang Trung ngang với sự nghiệp Nghiêu, Thuấn, Thang, Võ:
"... Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình
Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn
Công đức nhiều ngự vận càng lâu
Mà nay lượng cả ân sâu
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần...”.
Bài văn tế vợ “Truy tiến phu nhân” bà Ngô Thị Thục cũng là một áng văn Nôm tuyệt vời của Phan Huy Ích gây xúc động sâu sắc. “Lịch triều điển cố” “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” là những công trình trước tác và sáng tác lớn của Phan Huy ích đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc. Dưới triều Gia Long (năm 1803) Phan Huy Ích bị Gia Long sai đánh đòn thị nhục ở Văn Miếu rồi được tha. Sau đó ông về ở ẩn tại Sài Sơn. Năm 1814 ông về quê tổ Thu Hoạch mở trường dạy học cho đến 1819 lại ra Sài Sơn. Mặc dầu sự nghiệp giáo dục của Phan Huy ích không lớn bằng sự nghiệp chính trị, ngoại giao, trước thư lập ngôn của ông nhưng trong lĩnh vực giáo dục của ông cũng bộc lộ nhân cách và tài năng của một nhà giáo dục xuất sắc.
Em ruột Phan Huy ích là Phan Huy Ôn - một bậc cao khoa thực tả thực học cỏ cống hiến lớn cho nền văn hóa dân tộc. Khoa thi Hương Mậu Tuất (1778) Cảnh Hưng thứ 39, Phan Huy Ôn đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tiếp đến khoa Kỷ Hợi (1779) Cảnh Hưng thứ 40 thi Hội, ông đỗ Tiến sĩ lúc mới 25 tuổi!
Phan Huy ôn là một nhà trước thuật, khảo cứu uyên bác đã đế lại cho đời một công trình khảo cứu quý là bộ sách: Đăng khoa bị khảo”.
Dưới thời phong kiến Lê - Nguyễn, ngoài những nhân vật xuất sắc như Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn còn nhiều nhân vật khác tuy không phải là bậc cao khoa - ông Nghè - Tiến sĩ nhưng có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú.
Phan Huy Thực (? - 1842) là con trai cả của Phan Huy ích, tên tự là Vị Chỉ, tên hiệu là Xuân Khanh là Tổng tài (Tổng biên tập) bộ “Thực lục". Với cương vị này, Phan Huy Thực đã cùng với các sử thần Quốc sử quán triều Nguyễn biên khảo bộ sử ‘Thực lục" hết sức công phu, tỉ mỉ, là một công trình sử học đồ sộ dưới triều Nguyễn. Ngoài ra, Phan Huy Thực còn có một số tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay như: “Tinh thiều kỷ hành. Hoa thiều tạp vịnh, Mộng dương tập tự, Nhan nguyệt vấn đáp'. Õng là dịch giả bài thơ nổi tiếng 'Tỳ bà hành’' của Bạch Cư dị thời thịnh Đường. Con trai Phan Huy Thực là Phan Huy Vịnh, tự là Hàm Phủ, đỗ cử nhân khoa Kỷ Sửu (1829) Minh Mạng thứ 10. Phan Huy Vịnh từng làm Chánh sứ sang nhà Thanh, được phong Lễ bộ Thượng thư. Ông được triều Nguyễn cử làm Tổng tài Quốc sử quán. Ông cũng là nhà thơ, nhà văn có tài với những tác phẩm thơ văn được đánh giá cao như các tập “Như thanh sứ trình” “Sứ trình tùy bút tập”.
Phan Huy Chú tuy học vị không cao, nhưng là nhà sử học lớn ở thế kỷ 19. Nếu thế kỷ 18 có Bảng nhãn Lê Quý Đôn là nhà bác học, nhà bách khoa toàn thư thì thế kỷ 19 có tú tài Phan Huy Chú cũng là nhà bách khoa toàn thư với công trình đồ sộ "Lịch triều Hiến chương loại chi”. Bộ “Hiến chương” ghi chép đầy đủ. tỉ mỉ, chính xác về các mặt kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa v.v. của dân tộc …
Trên đây chỉ giới thiệu chi phái Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn của họ Phan Huy gốc Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Lộc Hà). Dòng họ này thế kỷ 18 còn có các em ruột của Phan Huy Cận định cư lập nghiệp ở các xứ khác lập ra các chi phái Phan Huy. Phan Huy Vĩ, em ruột cận kề với Phan Huy Cận, con trai thứ 7 Tăng quận công Phan Huy Tịnh dời ra ở Thanh Oai (Hà Tây) lập ra chi phái họ Phan Huy tại đó. Em ruột cận kề Phan Huy Vĩ là Phan Huy khiêm định cư và lập ra chi phái Phan Huy ở Gia Lâm (Hà Nội). Em ruột cận kề Phan Huy Khiêm là Phan Huy Trì định cư ở Thời Hoạch (nay là Thạch Mỹ - Thạch Hà) lập ra ở đó một chi phái Phan Huy. Như vậy, họ gốc Phan Huy (Thu Hoạch) đến thế kỷ 18 có tất cả 5 chi phái, trong đó có 4 chi phái di cư lập nghiệp ở ngoại tỉnh, ngoại xã. Ngoài chi phái gốc Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn, các chi phái khác tuy không phát triển rực rỡ bằng hai chi phái trên nhưng cũng phát triển bình thường không bị mai một qua những cuộc bể dâu, thăng trấm lịch sử.

Sau Cách mạng tháng Tám, họ Phan Huy vẫn phát huy truyền thống là dòng họ văn hóa của đất Bắc Hà xưa. Hiện nay, dòng họ này có nhiều nhà khoa học tài giỏi. Một trong những điển hình đó là học giả Phan Huy Lê, giáo sư đầu ngành của ngành Khoa học Lịch sử Việt Nam, từng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Suốt trong chiều dài lịch sử đất nước từ xưa tới nay họ Phan Huy (Thu Hoạch) xứng đáng là dòng họ văn hóa của cả dân tộc nói chung, của Phan tộc Việt Nam, Phan tộc Hà Tĩnh và huyện LộcHà nói riêng.

Sửa bởi nhoti: 17/12/2015 - 14:04


#6 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 17/12/2015 - 14:20

Xong rồi mời các bác qua nhà bên cho mấy nhời ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 khongco

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 251 Bài viết:
  • 128 thanks

Gửi vào 18/12/2015 - 08:37

Aaa! Bác nhoti thật tuyệt, lúc trước có bác vovi cũng đã có loạt bài viết về phong tthuy vùng miền rất hay mà còn giang giở nay cí bác tiếp khí tinh thần thật là quý hóa, mong bác tiêp tục thêm nhiều nhiều nữa ạ, cháu trước giờ rất thích đọc về giai thoại phong thủy vì đó là nét đẹp văn hóa tinh thần.bản sắc dân tộc khi đọc cứ thấy nâng nâng tinh thần hào sảng.

#8 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 18/12/2015 - 08:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khongco, on 18/12/2015 - 08:37, said:

Aaa! Bác nhoti thật tuyệt, lúc trước có bác vovi cũng đã có loạt bài viết về phong tthuy vùng miền rất hay mà còn giang giở nay cí bác tiếp khí tinh thần thật là quý hóa, mong bác tiêp tục thêm nhiều nhiều nữa ạ, cháu trước giờ rất thích đọc về giai thoại phong thủy vì đó là nét đẹp văn hóa tinh thần.bản sắc dân tộc khi đọc cứ thấy nâng nâng tinh thần hào sảng.

Vậy mời bác qua bên kia phán đi ạ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình như cái bác vivo đấy tèo rồi, đi rồi bác ạ bây giò chỉ đốt hương muỗi bác í mới hiện hình thôi. Hôm trước đọc bài viết cuối cùng bác ý bảo thế ạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi nhoti: 18/12/2015 - 08:57


#9 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 18/12/2015 - 09:38

Mời các bác ạ!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



BÁU VẬT CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN ĐẠI TÔNG

Ở Đồng bằng Bắc bộ có một dòng họ Nguyễn, với trên 3.000 đinh, sống ở hàng chục làng, thuộc ba tỉnh: Thái Bình, Nam Định và Hà Nam; tập trung đông đúc ở: Làng Động Trung, xã Vũ Trung, huyện Kiến Xương; làng Bồng Tiên, xã Vũ Tiến,huyện Vũ Thư (Thái Bình); làng Hạc Châu, xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường; làng Tồn Thành, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định), làng Bỉnh Trung, xã Bồ Đề, huyện Bình Lục (Hà Nam). Dòng họ này, còn có nhiều người đang làm ăn sinh sống ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài. Từ nhiều năm nay, con cháu họ Nguyễn Đại tông đang ra sức cùng nhau giữ gìn những nét đẹp truyền thống của văn hóa dòng tộc.

Theo Gia phả họ Nguyễn Đại tông làng Hạc Châu, xã Xuân Châu (Xuân Trường Nam Định): " Vào thời đầu triều Lê Trung Hưng, do hoàn cảnh nghèo túng, lại gặp phải thời loạn lạc bởi cuộc chiến Lê - Mạc, một bà mẹ, người hương Bố Vệ,huyện Đông Sơn, trấn Thanh Hoa, cùng con trai ra trấn Sơn Nam kiếm kế sinh nhai. Hai mẹ con đã đến một vùng quê thuộc xã Thuận Yên, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương hàng ngày tần tảo làm mọi việc, nuôi nhau.
Một hôm, đi bắt cá ở sông xứ Ngai Đồng, thuộc xã Thuận Yên. Bên sông có một gò đất hình yên ngựa - tục gọi là gò Yên Ngựa. Trên gò cây cối mọc rậm rạp, xanh tốt, um tùm, trong đó có các cây ruối, xương cá, găng v.v. Hôm ấy là 22 tháng Chạp, trời cực rét. Khi đánh được cá, bà mẹ vào ngồi tránh rét ở gò Yên Ngựa, còn người con vào làng bán cá. Lúc trở lại người con thấy mẹ đã tắt nghỉ, ngồi bó gối, lưng quay vào gốc cây xương cá, mặt nhìn ra sông. Người con vội chạy vào làng báo tin để nhờ cậy dân làng giúp đỡ. Nhưng, khi dân làng kéo ra thì thấy mối đã đùn đất trùm kín lên thi hài người mẹ thành mộ rồi. Dân làng cho rằng trời đã an táng nên khuyên người con giữ nguyên phần mộ mà mối đã đắp. Từ đó, mộ có tên là "Mộ thiên táng". … có hai cây ruối còn tồn tại đến ngày nay.
"Mộ thiên táng" ngày nay thuộc thôn Thái Hạc, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mặt bằng khu mộ khoảng trên 310 m2, giữa trũng hình lòng chảo, đã bao đời nay mà vẫn không đầy, trong lòng mộ không có cây gì mọc được. Người con sau đó tìm về quê hương Thanh Hóa, rồi tòng quân phò vua giúp dân, cứu nước, lập nên công trạng, được vua phong tước, sự nghiệp vẻ vang. Tinh hoa truyền mãi đến đời sau không dứt.
Bà mẹ yên nghỉ ở ngôi "Mộ thiên táng", được các đời con cháu tôn kính là Mẫu Tổ - Khởi nguồn dòng họ. Theo tục lệ, cứ đến ngày 22/Chạp,con cháu từ khắp nơi lại hội tụ về gò đất thiêng Yên Ngựa, nhận mộ Tổ, để ghi nhớ mãi lời tiền nhân dẫn truyền:"Họ ta - phát tích từ ngôi mộ thiên táng này".

Theo gia phả họ Nguyễn đại tông, xung quanh Ngôi mộ Thiên táng ngày trước có nhiều cây ruối, nay chỉ còn lại hai cây. Trải qua năm tháng vơi đầy, chịu sự mài mòn của thời gian, sự tàn phá của thiên nhiên, giặc giã và có cả sự thờ ơ vô cảm của con người, hai cây ruối vẫn sừng sững tồn tại gần 500 năm - Một chứng tích lịch sử văn hóa của làng Thái Hạc, niềm tự hào của con cháu họ Nguyễn đại tông. Hai cây ruối tạo nên một không gian rộng mở, cao vời vợi, xanh mơn mởn, trường tồn - trong sự khâm phục và ngưỡng mộ của người đời - như không có gì sánh nổi.
Từ nhiều năm nay, con cháu họ Nguyễn cùng nhân dân địa phương thường xuyên chăm sóc, bảo vệ hai cây ruối, trồng bổ sung và bảo vệ những cây khác trong khu mộ. Hai cây ruối ở Khu mộ thiên táng không chỉ tồn tại về mặt thời gian, mà còn gắn liền với sự phát tích của dòng họ Nguyễn đại tông - Một dòng họ có tới 8 đời Thượng Tổ liên tiếp là bậc công thần, có công phò vua giúp dân, cứu nước, 4 đời liên tiếp và một số đời sau được nhân dân tôn thờ là Thành Hoàng làng.
Ngày giỗ Đức Sơ Mẫu tổ của họ Nguyễn đại tộc năm nay, niềm vui lớn hơn, niềm vinh dự và tự hào được nhân lên gấp bội, vì hai cây ruối ở khu mộ thiên táng được Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam quyết định công nhận là cây di tích lịch sử văn hóa - Tài sản vô giá của làng Thái Hạc, của dòng họ Nguyễn đại tộc, nay đã trở thành tài sản của Quốc gia.

Đây là hình ảnh nhé các bác:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cơm riệu no say rồi mời các bác làm việc ạ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#10 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 18/12/2015 - 10:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 19/12/2015 - 09:15

Chuyện xưa kể rằng có nước Cồ xa tít xứ Đông nên văn hóa văn minh của xứ Kim muốn soi rọi tới cũng vừa lâu và vừa khó. Nước Cồ vốn nhỏ bé nghèo hèn,bị láng giềng bắt nạt, rất cực khổ và đầy phẫn uất trong nhiều năm. Đứng trước tình hình đó, một số cuộc hội nghị của các bô lão nước Cồ được tiến hành và đưa ra nghị quyết chiến lược như sau: Toàn xã hội sẽ tập trung nguồn lực cử một số tinh hoa tài giỏi và trẻ khỏe đi học tập ở xứ Kim để sau này về hưng thịch nước Cồ. Hàng ngàn tinh hoa lên đường đầy quyết tâm với lời thề hưng quốc ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 25/12/2015 - 09:39

Lại sưu tầm được mời các bác ạ

Thưa quý vị, dưới đây TV xin lượt kể một câu chuyện có thật vào thời nhà Nguyễn.

Ở xã Duy Thành huyện Duy Xuyên (thời xưa gọi là An Thành, từ Nam Phước đi lên phía núi khoảng 15km) có một vị hoạn quan là Lê Văn Bộ.
Từ nhỏ, ông đã bị khuyết tật bẩm sinh bộ phận sinh dục nên được hương lý ở địa phương tiến cữ cho triều đình để làm hoạn quan. Theo quy định của triều đình, làng nào xuất ra hoạn quan phục vụ triều đình sẽ được triều đình ưu đãi miễn một vài loại thuế.
Theo con cháu của ông bây giờ vẫn còn sinh sống ở làng này kể lại thì ông hoàn toàn bị thiếu bộ phận sinh dục.
Làm hoạn quan cho triều đình nhà Nguyễn được vài chục năm, có tiếng là đức độ, thanh liêm và hay giúp người cô kẻ khó.
Không biết duyên như thế nào ông gặp được một thầy địa lý (không rõ người tàu hay ta), thầy rất thương ông, muốn giúp cho ông có được con cháu để hương khói về sau. Ông Bộ mời thầy về quê mình.

Sau khi đi khảo sát quanh vùng, thầy chọn được hai vị trí trên hai ngọn đồi bên cạnh nhau (TV đã đến nơi này để khảo sát), một vị trí thầy cho cải táng hài cốt của thân mẫu ông Bộ và vị trí kia thầy cho cải táng hài cốt của thân phụ ông Bộ. Nếu TV nhớ không nhầm thì mộ ông nằm bên trái, mộ bà nằm bên phải.

Có một điểm đặc biệt là hai ngọn đồi này đều xuất ra từ một ngọn đồi phía sau, có thể hình dung như một cái ná hay một con vật từ trong núi bò ra có hai cái đầu.

Phía trước hai ngọn đồi này là một cánh đồng nhỏ, xung quanh có núi đồi rải rác trước sau.

(những ai có quan tâm đến phương hướng của mộ và phương hướng của minh đường có thể mail riêng, TV sẽ cung cấp thêm, tuy nhiên có đến đó nghiên cứu mới thấy được sự huyền diệu của nó)

Hai ngôi mộ đều xây bằng đá ong, trước ngôi mộ ông có xây một khối vôi hình như cái búa nằm, cán búa quay về hướng mộ, chiều dài và chiều ngang của "búa" khoảng 1-1m5. Trước mộ của bà có xây một cái ụ (nếu TV nhớ không nhầm).

Làm xong hai ngôi mộ này, thầy bảo ông Bộ: trong vòng một trăm ngày kể từ hôm nay, nếu thấy ngứa ở chổ kín thì phải lập tức từ quan mà về quê.

Đúng một trăm ngày sau ông Bộ thấy ngứa ngáy ở chổ kín, liền dâng sớ từ quan.
Về đến quê một thời gian ngắn, chổ ngứa phát triển lên thành một bộ phận sinh dục đầy đủ.
Ông lấy vợ, sinh ra được mấy người con cả trai lẫn gái, đến nay được chừng 5,6 đời.

Con cháu ông Bộ thuộc loại khá giả trong vùng nhưng không thật giàu có, cũng không có tiếng tăm trên quan trường, được một cái là vượng về nhân đinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 Muahoasua

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 83 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 25/12/2015 - 14:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cái bác TV vùng này chỗ nào có cái hay bác ấy cũng biết,chữa bệnh kiểu của thầy PT này oái oăm thế chứ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#14 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 25/12/2015 - 14:17

Kiếm thầy này chữa cho cái đầu thủ có không biết ăn thua không nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#15 Muahoasua

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 83 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 25/12/2015 - 14:35

Thầy này giờ đi mây về gió mất rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |