Jump to content

Advertisements




Học thuyết Tạng Phủ


6 replies to this topic

#1 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 28/04/2011 - 16:44

Tạng phủ, một mặt là các cơ quan mắt thường nhìn thấy được, mặt khác là khái quát những thay đổi sinh lý & bệnh lý của các cơ quan đó. Do đó, tạng – phủ của Đông y và khái niệm về cơ quan nội tạng của Y học hiện đại có sự khác nhau nhất định, không thể coi hai cái đó như nhau.

Học thuyết tạng – phủ chia nội tạng thành hai loại lớn: tạng và phủ. Tạng gồm có: tâm, can, tỳ, phế, thận – năm Tạng thêm vòng ngoài của Tim là Tâm bào, gộp lại là sáu tạng; Phủ gồm có: tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang và tam tiêu, gộp lại là sáu Phủ. Não, tủy và nữ tử bào (tức dạ con) được gọi là Phủ kỳ hằng. Tạng – phủ khác nhau, thì có chức năng khác nhau, tuy nhiên đều có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau

CHỨC NĂNG VÀ LIÊN HỆ CHỦ YẾU CỦA NĂM TẠNG

1- TÂM

1.1- Tâm chủ huyết mạch: chủ có nghĩa là chủ quản ; huyết mạch ở đây chỉ đường tuần hoàn của máu. Dưới sự khống chế của Tâm, máu tuần hoàn không ngừng ở trong mạch, đưa dinh dưỡng đến các tổ chức của cơ thể. Nếu chức năng của Tâm mất bình thường, sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của máu ; máu tuần hoàn thông suốt hay không, lại ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các tổ chức cơ quan trong tạng phủ. Đông y cho rằng, các triệu chứng ngực bồn chồn khó chịu, thở gấp, đau vùng trước tim có thể do “tâm khí tắc, huyết mạch bị ngừng trệ“.

1.2- Tâm tàng thần: thần có nghĩa là tinh thần. Theo học thuyết tạng phủ, chức năng của tâm bao gồm một bộ phận hoạt động tinh thần. Các hoạt động tinh thần như cảm giác, ý thức, tư duy, tình cảm đều có quan hệ với Tâm. Chức năng Tâm bình thường thì tỉnh táo, tâm và thần bình thường. Chức năng Tâm bị rối loạn thì có thể hay ngủ, hôn mê, tâm thần bất thường.

1.3- Tâm khai khiếu ở lưỡi, biểu hiện ra ở mặt: khai khiếu là chỉ sự liên hệ đặc biệt nhất định giữa nội tạng với một bộ phận nào đó của cơ thể ; trạng thái chức năng của cơ thể có thể phản ánh ra mặt ngoài của cơ thể. Tâm hỏa thượng viêm (tâm hỏa bốc lên), có thể gây loét lưỡi hoặc đỏ đầu lưỡi. Bệnh tà nhập tâm có thể xuất hiện cứng lưỡi không nói được. “Tâm huyết không đủ“ hoặc “Huyết tuần hoàn không thông suốt“ thường có biểu hiện sắc mặt bệch, hoặc xanh tím. Ngoài ra, tâm còn có quan hệ đến chức năng của Tai Mắt, như Tâm hỏa vượng có thể xuất hiện mắt đỏ, Tâm khí bất túc có thể làm thình lực giảm.

2. CAN

2.1- Can tàng huyết: can có chức năng tàng trức huyết dịch, điều hòa lượng máu. Can không tàng huyết có thể gây nên các triệu chứng xuất huyết. Can dương thượng kháng có thể gây các chứng đau đầu, váng đầu, hoa mắt.

2.2- Can chủ cân: cân, thường chỉ gân cơ. Can có bệnh, có thể gây nên bệnh ở gân cơ, từ đó dẫn đến chức năng vận động thất thường. Một số bệnh gây nên những biểu hiện bệnh lý của hệ thần kinh, cơ co dật, tứ chi co dật lưng ưỡn cứng, được Đông y gọi tóm lại là chứng Can phong nội động. Từ đó cho thấy, Đông y cho rằng sự điều hòa của hệ thần kinh đối với chức năng vận động cũng thuộc chức phạm vi chức năng của Can.

2.3- Can khai khiếu ở mắt: khi Can có bệnh có thể phản ảnh ra ở mắt. Như một số bệnh viêm gan có thể xuất hiện vàng mắt, nói rõ là can và mắt có liên hệ với nhau.
2.4- Can chủ cạnh sườn: Lúc can có bệnh thường xuất hiện triệu chứng cạnh sườn đau tức.

3. TỲ

3.1- Tỳ chủ vận hóa: vận hóa có nghĩa là vận chuyển tiêu hóa. Đông y cho rằng, thức ăn chỉ bị làm nát và tiêu hóa bước đầu ở trong dạ dày, còn quá trình tiêu hóa hấp thu chính là do Tỳ hoàn thành. Khi và chỉ khi chức năng của Tỳ kiện toàn, thức ăn mới có thể biến thành huyết dịch và các chất tinh hoa khác để chuyển vận đến các cơ quan tổ chức của toàn thân. Ngoài ra, Tỳ còn có thể vận hóa nước. Chức năng Tỳ bình thường, tân dịch trong người sẽ đầy đủ, nếu chức năng của Tỳ rối loạn, nước không được vạn hóa tốt, có thể xuất hiện phù.

3.2- Tỳ thống huyết: thống có nghĩa là thống soái. Tỳ không ngừng đưa dinh dưỡng vào máu bảo đảm lượng máu đầy đủ và chức năng bình thường của máu. Các bệnh xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, thiếu máu, thường do Tỳ hư không thống huyết gây nên.

3.3- Tỳ chủ cơ nhục: thông qua chức năng vận hóa và thống huyết của Tỳ, cơ nhục của toàn thân được nuôi dưỡng đầy đủ, từ đó duy trì chức năng bình thường của cơ nhục.
3.4- Tỳ khai khiếu ra ở mồm, biểu hiện ra ở môi: tỳ có liên hệ với mồm môi, Tỳ khí hòa thuận thì mồm môi hồng nhuận, Tỳ khí bất túc thì môi bệch, khô.

4. PHẾ


4.1- Phế chủ khí, phụ trách hô hấp
: phế có thể làm cho khí hít vào khi thở kết hợp với các chất tinh hoa của thức ăn, để duy trì hoạt động bình thường của sự sống.

4.2- Phế chủ bì mao: thay đổi bệnh lý của phế, có thể ảnh hưởng đến chức năng của da, lông và tuyến mồ hôi. Da có nhuận mịn, lông có bóng đẹp hay không, thương có quan hệ đến sự thịnh suy của chức năng phổi. Triệu chứng ho, ngạt mũi, khi cảm mạo là do Tà (phong hàn) và tấu lý (da, tuyến mồ hôi) dẫn đến tấu lý tắc mà thành bệnh

4.3- Phế khai khiếu ở mũi: phế thông với mũi, chức năng của phế và mũi có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Phế khí không tuyên thông có thể gây triệu chứng ngạt mũi, ở bệnh nhân phế nhiệt thịnh có thể thấy cánh mũi phập phồng.


5. THẬN

5.1- Thận tàng tinh: thận tàng trữ tinh của thận. Tinh của thận còn gọi là Thận âm, do hai bộ phận hợp thành: một là do tinh hoa của thức ăn, đó là cơ sở vật chất của hoạt động sinh lý của tất cả các tạng phủ ; hai là di tinh khí của bản thân thận, đó là cơ sở vật chất của chức năng sinh dục, phát dục, sinh trưởng của cơ thể. Bệnh lâu hoặc sau mổ lớn, bệnh nhân thường có các chứng đầu váng, mắt hoa, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, Đông y cho đó là biểu hiện của Thận âm không đủ

5.2- Thận chủ mệnh môn hỏa: mệnh môn hỏa còn được gọi là Thân dương hay Thận khí. Nó là động lực để duy trì hoạt động sinh lý của các tạng phủ trong toàn cơ thể. Các loại cơ quan tạng phủ, không những cần những chất dinh dưỡng do Thân âm cung cấp bổ sung, mà còn phải có sự thúc đầy của Thận dương mới có thể tiến hành hoạt động sinh lý bình thường. Do đó có thể thấy, thận bao gồm các loại chức năng sinh lý của cơ thể. Vì vậy, đông y gọi thận là gốc của sinh mệnh.

5.3- Thận chủ cốt, sinh tủy: thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy nuôi xương. Sự sinh trưởng, phát dục, tu bổ của xương chủ yếu dựa vào sự nuôi dưỡng của tinh của thận. Quan hệ của thận và xương rất mật thiết. 5.4- Thận chủ Thủy: quá trình phân bố và bài tiết nước trong cơ thể, chủ yếu dựa vào sự thúc đẩy của Thận dương. Nếu Thận dương không đủ, sẽ xuất hiện bệnh lý về tác dụng điều hòa nước, như đái ít, ngắn, phù toàn thân hoặc đái quá nhiều, đái dầm, hoặc đái không tự chủ.

5.5- Thận nạp Khí: chức năng thở của phổi cũng cần dựa vào sự thúc đẩy và thu nạp của Thận khí (thận dương). Thận khí yếu, thì thở ngắn, nông. Thận khí thoát thì có thể dẫn tới suy hô hấp.

5.6- Thận khai khiếu ở Tai: do thận bao gồm nhiều mặt chức năng sinh lý của cơ thể, lại khai khiếu ở hai tai, cho nên tai có liên hệ với chức năng của các bộ phận toàn thân. Điều đó đã trở thành một trong những căn cứ lý luận của Châm ở loa tai để chữa bệnh.


CHỨC NĂNG VÀ LIỆN HỆ CHỦ YẾU CỦA SÁU PHỦ

1- Tiểu trường: chức năng của Tiểu trường là tiếp lấy thức ăn mà Vị đã làm nát, rồi hấp thu các chất tinh hoa và nước ở trong đó để đưa đến Tỳ và Bàng quang, còn chất cặn bã thì đẩy xuống Đại tràng. Hoạt động chức năng của Tâm và Tiểu trường ăn khớp với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau ; chúng có quan hệ mật thiết với nhau, Tâm có bệnh có thể ảnh hưởng đến Tiểu trường, như chứng đái ra máu có thể do tâm đưa nhiệt xuống tiểu trường gây nên ; Tiểu trường có nhiệt, có thể đưa lên Tâm, gây nên loét mồm, lưỡi. Đông y gọi quan hệ tương đối mật thiết giữa một tạng và một phủ là tạng phủ có quan hệ biểu lý với nhau. Quan hệ giữa tâm và tiểu trường được gọi là tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý.

2- Đởm: đởm có quan hệ biểu lý với Can. Can hỏa vượng có thể gây nên Đởm hỏa vượng, xuất hiện các chứng mồm đắng, đau cạnh sườn, đau đầu, hoa mắt. Đởm nhiệt thịnh có thể xuất hiện chứng hoàng đản.


3- Vị
: chức năng chủ yếu của Vị là chứa và làm nát thức ăn. Vị còn tác dụng đưa xuống, tức là đẩy thức ăn đã được tiêu hóa xuống Tiểu trường. Nếu chức năng của Vị mất điều hòa, sẽ xuất hiện vị khí nghịch lên. Vị có quan hệ biểu lý với Tỳ.

4- Đại trường
: chức năng chủ yếu của Đại trường là bài tiết chất cặn bã từ Tiểu trường xuống và ra ngoài cơ thể. Đại trường có quan hệ biểu lý với Phế. Chứng táo bón hay thấy ở lâm sàng thường kèm thêm ngực bồn chồn khó chịu, đông y cho là do đại trường có nhiệt, đưa lên phế.

5- Bàng quang: chức năng chủ yếu của Bàng quang là đựng nước, phụ trách tiểu tiện. Bàng quang có quan hệ biểu lý với Thận.


6- Tam tiêu:
tam tiêu phân ra thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Thượng tiêu bao gồm Tâm và Phế ở khoang ngực ; Trung tiêu bao gồm Tỳ và Vị ở khoang bụng ; Hạ tiêu bao gồm Thận và Bàng quang. Chức năng của tam tiêu nói chung là bao gồm chức năng của các tạng phủ trên. Nói Tam tiêu có tác dụng thông và điều hòa tuần hoàn của nước, và chủ khí hóa, thực tế là để nói rõ tác dụng ăn khớp, phối hợp giữa các chức năng của các tạng phủ. Tam tiêu có quan hệ biểu lý với Tâm bào.

CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA CÁC PHỦ KỲ HẰNG VÀ SỰ LIÊN HỆ


Não đứng đầu trong các Phủ kỳ hằng. Nó là cơ sở vật chất của tất cả các hoạt động tâm thần, do đó có tên là Phủ của nguyên thần. Não và Tủy thông với nhau, tài liệu Đông y có viết: Não là bể của tủy. Tất cả tủy đều thuộc về não. Do đó, trên lên đến não, dưới xuống đến xương cùng cụt, đó là đường lên xuống của tinh của tủy.

Nhận thức này tương tự như của Y học hiện đại đối với hệ thần kinh trun khu. Quan hệ giữa não, tủy, thận rất mật thiết. Thận chủ xương, xương sinh tủy, tủy thông lên não, não là bể của tuy. Vì vậy, tinh của thận đầy đủ thì não tủy cũng đầy đủ, tinh thần dồi dào, hành động có sức. Nữ tử bào tức là dạ con phục trách về kinh nguyệt và nuôi dưỡng thai nhi. Chức năng của tử cung cũng dựa vào sự đầy đủ tinh khí của tạng Thận.


Nguồn: Nhà xuất bản nhân dân Thượng hải – 1972
- Học viện Y học Thượng hải số 1
- Học viện y học Thượng hải số 2
- Viện đông y Thượng hải.
- Viện sinh lý Thượng hải.






Thanked by 1 Member:

#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 08:02

Sách: Châm cứu đại thành, trong bài: "Thập nhị kinh nạp thiên can ca" có viết:

Giáp đởm, Ất can, Bính tiểu trường,
Đinh tâm, Mậu vị, Kỷ tỳ hương,
Canh thuộc đại trường, Tân thuộc phế
Nhâm thuộc bàng quang, Quý thận tàng,
Tam tiêu diệc hướng Nhâm trung ký
Bào lạc đồng quy nhập Quý phương.



Thanked by 1 Member:

#3 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 29/04/2011 - 08:48

Khi cơ thể thấy: ĐAU

Sinh lý học cho ta biết, các loại chức năng của cơ thể thường do hai loại quá trình đối lập thống nhất tạo thành. Ví dụ sự co cơ và duỗi cơ, tim đập nhanh và đập chậm, sự đông và chống đông của máu, sự tăng hoặc hạ của đường huyết, .v.v ... Những quá trình sinh lý này đều có cơ sở vật chất tương ứng của nó. Do vậy, người ta tự nhiên phải hỏi, người có cảm giác ĐAU, vậy có tồn tại quá trình trấn đau đối lập với cảm giác đau không ? Nếu có, thì nó phát huy tác dụng như thế nào ? Cơ sở vật chất của nó là gì ?

Đối với những câu hỏi được đặt ra như vậy, Đông y chú giải như sau: ĐAU có quan hệ với " khí huyết " và hoạt động của "thần".

Nói về nguyên nhân của ĐAU, sách Y cổ đại đã ghi:

- Tố vấn - Âm dương ứng tượng đại luận viết: "Khi bị tổn thương thì đau"
- Nho môn tự thân - Trương Tử Hóa nói: "Các loại đau đều do khí"
- Y học tam tự kinh - Trần Tu Viên nói: "Đau do không thông, khí huyết ứng trệ", nghĩa là Trần Tu Viên cho rằng sự vận hành của "khí huyết" trong kinh mạch có trở ngại và trì trệ thì gây nên đau.
- Các thầy thuốc cổ đại còn nói: "thần khí tương tùy", có nghĩa cho rằng "thần" và "khí" có quan hệ mật thiết. "Thần" nói ở đây chỉ về hoạt động tinh thần và ý thức, các thầy thuốc cổ đại thường quy vào chức năng của Tâm.

Nhưng đồng thời, người xưa đã bắt đầu chú ý đến chức năng của Não Tủy. Tố vấn - Thích pháp luận viết: "Khí đi ra từ não" đã nói rõ điểm đó. Đến sau đời Nguyên Minh thì cách nhìn và phương pháp tiếp cận này càng rõ ràng. Ví như, Lý Thời Trân thời Minh đã nói: "Não là phủ của nguyên thần" (dẫn từ Y lâm cải thác - Não môn - Vương thanh Nhậm - đời Thanh chú), đã nêu rõ vị trí chủ đạo của Não trong kinh lạc tạng phủ. Não nói ở đây, theo sự hiểu biết hiện đại, chủ yếu là chỉ hoạt động thần kinh cấp cao của Đại não, và cũng chỉ rộng rãi chức năng toàn bộ hệ thần kinh.

Do vậy, người xưa đã nhận thức được cảm giác ĐAU và chức năng của Não, chủ yếu biểu hiện bằng hoạt động của "thần khí" không tách rời nhau.

Trên thực tê, người xưa rất coi trọng tác dụng của "thần", các nguyên lý chữa bệnh trong Nội kinh đều nhấn mạnh về nguyên tắc này. Như nói: "Điều quan trọng khi châm là đừng quên thần của nó" (Linh khu - Quan năng), hay nói: "Phàm là các phép châm, trước tiên phải dựa vào thần" (Linh khu - Bản thần).

Tố vấn - Bảo mệnh toàn hình luận
nói: "Sự thật của châm, trước tiên là trị thần", đều nhấn mạnh phải từ "thần", có nghĩa là phải xuất phát từ góc độ chức năng nào đó của hệ thần kinh để chuẩn đoán và chữa trị các loại bệnh.


HaUyên


#4 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 07:56

Châm cứu đại thành - Thập nhị kinh nạp địa chi ca


Phế dần, Đại mão, Vị thìn cung
Tỳ tị, Tâm ngọ, Tiểu mùi trung
Thân Bàng, dậu Thận, Tâm bào tuất
Hợi Tam, tý Đởm, sửu Can thông



- Phế nạp cung Dần
- Đại trường nạp cung Mão
- Vị nạp cung Thìn
- Tỳ nạp cung Tị
- Tâm nạp cung Ngọ
- Tiểu trường nạp cung Mùi
- Bàng quang nạp cung Thân
- Thận nạp cung Dậu
- Tâm bào nạp cung Tuất
- Tam tiêu nạp cung Hợi
- Đởm nạp cung Tý
- Can (gan) nạp cung Sửu



#5 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 13:45

NGŨ VẬN - LỤC KHÍ 2011 TÂN MÃO

NGŨ VẬN


......CHỦ VẬN....................KHÁCH VẬN

......Mộc vận................Thổ vận.................20/01/2011 ---> 02/04/2011
......Hỏa vận.................Kim vận................03/04/2011 ----> 13/06/2011 (Kim + Mộc hội)
......Thổ vận.................Thủy vận..............14/06/2011 ----> 26/08/2011
......Kim vận..................Mộc vận ...............27/08/2011 ----> 07/11/2011 (thái dương Hỏa tác động sao Kim)
......Thủy vận................Hỏa vận.................08/11/2011 -----> 20/01/2012



LỤC KHÍ

................................CHỦ KHÍ.......................KHÁCH KHÍ

....Sơ khí...............Quyết âm mộc..............Thái âm thổ
....Nhị khí...............Thiếu âm hỏa................Thiếu dương hỏa
....Tam khí..............Thiếu dương hỏa..........Dương minh kim
....Tứ khí ................Thái âm thổ .................Thái dương thủy
.....Ngũ khí..............Dương minh kim...........Quyết âm mộc
....Chung khí..........Thái dương thủy............Thiếu âm hỏa


Nhị khí: 22/3 ---> 21/5 --> Tướng trên Quân (quân hỏa + tướng hỏa) --> ôn dịch


#6 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 02/06/2011 - 16:23

 HaUyen, on 02/05/2011 - 13:45, said:

NGŨ VẬN - LỤC KHÍ 2011 TÂN MÃO


Nhị khí: 22/3 ---> 21/5 --> Tướng trên Quân (quân hỏa + tướng hỏa) --> ôn dịch



Bệnh nhiễm khuẩn E.coli và những điều cần biết

Toàn châu Âu đang phải đối mặt với một loại vi khuẩn gây ra dịch tiêu chảy chết người. Nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 17 người châu Âu. CHLB Đức đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 300 trường hợp nghiêm trọng và mỗi ngày gia tăng hàng trăm bệnh nhân mới. Nhiều ca nhiễm bệnh cũng đã xảy ra tại Thụy Điển, Đan mạch, Anh, Hà Lan, Pháp, Áo, Thuỵ sĩ... Tại Séc cũng có 7 người nhiễm bệnh.

Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguồn bệnh lây lan ra từ đâu.Vào năm 2010 ở Mỹ đã xuất hiên loại khuẩn này. Nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu nhất để điều trị bệnh vì nó có những biến chứng nguy hiểm khôn lường.


Vi khuẩn Escherichia coli là gì?

Vi khuẩn E.coli sống trong ruột người và động vật, hầu hết các giống của E.coli vô hại hặc gây bệnh trong thời gian tương đối ngắn, ví dụ như xảy ra trong khi khách du lịch đến các nước đang phát triển.

Các chuyên gia y tế Anh cho biết dạng vi khuẩn E.coli giết người mới bắt nguồn từ châu Âu lục địa mang tên 026 có thể sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người dân Anh. Họ nói, nó nguy hiểm không kém phiên bản 0157 gây ngộ độc thức ăn chết người ở trẻ em và người già. Tuy nhiên, nó lại có khả năng lọt qua hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn dùng để phân biệt 0157 với các loại vi khuẩn khác.

E.coli O157:H7 có thể gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, ra máu hoặc đau bụng, tiếp đến là thiệt hại nghiêm trọng hệ thống cơ qua như suy thận. Có thể tiếp xúc với E.coli từ nguồn nước bị ôi nhiễm, rau sống hay thịt bò nấu chưa chín.

Người lớn khỏe mạnh thường hồi phục sau khi nhiễm bệnh gần 1 tuần. nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi sức đầy kháng kém dẫn đến bệnh có thể phát triển thành một hình thức khác đe dọa đến tính mạng như suy thận hay còn gọi là hội chứng tan huyết ure huyết (HUS).

Các triệu chứng của người nhiễm E.coli

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng E.coli O157:H7 thường bắt đầu ba hoặc bốn ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, mặc dù có thể bị bệnh ngay sau một ngày sau đó đến hơn một tuần

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

- Tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, phân nước có kèm theo máu.

- Bụng đau quận

- Buồn nôn và kèm theo nôn ở một số trường hợp.

Nguyên nhân

Trong số các chủng E.coli, chỉ có một vài gây chủng gây tiêu chảy. E.coli O157:H7 sản xuất ra một loại độc tố mạnh gây tổn thương niêm mạc ruột non, có thể gây ra chảy máu.

Bị nhiễm trùng E.coli có thể do vô tình ăn hoặc uống phải hoặc do lây từ người sang người.

Khi gia súc được giết mổ hoăc chế biến, khuẩn E.coli trong ruột gia súc có thể bám và thịt làm tang nguy cớ lây nhiễm. Thịt bò xay nhiễm thường có các vi khuẩn lây lan trên toàn hỗn hợp, không chỉ trên bề mặt.

Vi khuẩn E.coli có thể có trên đầu vú của con bò và do đó sẽ vào được sữa tươi cung cấp trên thị trường.

Nước thải từ chăn nuôi trang trại có thể làm ô nhiễm các sản phẩm tươi tươi sống được trồng. Các loại rau như bina và rau diếp là hai loại dễ có khuẩn E.coli.

Phân người và động vật có thể gây ô nhiễm mặt đất và mặt nước, bao gồm cả sông suối, ao hồ, nước dung để tưới cho cây. Khi uống hoặc vô tình nuốt phải nước này có thể gây nhiễm khuẩn E.coli.

Mặc dù hệ thống nước công cộng có sử dụng clo, ánh sáng tử ngoại hoặc ozon để diệt E.coli và một số dich bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm trong các thành phố. Giếng tư nhân là một nguyên nhân lớn hơn cho mối quan tâm, một số người đã bị nhiễm bệnh sau khi bơi trong hồ có chưa phân nhiễm khuẩn E.coli.

Vi khuẩn E.coli cũng có thể dễ dàng lây từ người sang người, đặc biệt là khi người lớn bị nhiễm khuẩn và trẻ em không rửa tay đúng cách.

Nhân viên nhà hàng không rửa tay sau khi đi vệ sinh có thể truyền vi khuẩn E.coli đến thực phẩm. Dịch cũng đã xảy ra ở trẻ em đến thăm vườn thú.

Yếu tố nguy cơ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



E.coli có thể bị ảnh ưởng đến bất cứ người nào tiếp xúc với nó, nhưng ở một số người có khả năng phát triển hơn những người khác như:

Tuổi: trẻ em và người lớn có nguy cơ cao của bệnh gây ra bởi E.coli và các biến chứng nghiêm trọng hơn từ nhiễm trùng.

Suy yếu hệ thống miễn dịch: những người đã suy yếu hệ thống miễn dịch do AIDS hoặc các loại thuốc để điều trị ung thư hoặc để ngăn chặn sự đào thải cấy ghép nội tạng, có nhiều khả năng ắc bệnh khi ăn phải vi khuẩn E.coli.

Ăn một số loại thực phẩm: rủi ro thực phẩm bao gồm hambuger nấu chưa chin, sữa chưa được tiệt trùng, nước táo, rượu táo hoặc pho mát làm mềm từ sữa tươi.

Biến chứng: Hầu hết người khỏe mạnh sẽ phục hồi trong vòng một tuần sau khi được điều trị bệnh E.coli. Nhưng trẻ em và người lớn tuổi thường bị biến chứng thành suy thận hay còn gọi là hội chứng tan huyết (HUS)

Các xét nghiệm và chuẩn đoán

Để chuẩn đón bênh do nhiễm E.coli, bác sĩ gửi một mẫu phân tới phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của khuẩn E.coli. các vi khuẩn có thể được nuôi cấy để xác định chuẩn đoán và xác định các độc tố cụ thể.

Phương pháp điều trị và thuốc

Đối với các bệnh gây ra do E.coli O157:h7, không có phương pháp diều trị . Hiện nay, có thể chữa trị các nhiễm trùng, làm giảm triệu chứng hoặc ngăn chặn các biến chứng. Đối với hầu hết mọi người, sự lựa chọn tốt nhất là nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp đỡ với tình trang mất nước và mêt mỏi. Tuyệt đối tránh dung thuốc chống tiêu chảy, điều này làm chậm hệ thống tiêu hóa, ngăn chặn cơ thể loại bỏ các độc tố.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

- Uống nhiều nước, nước sô – đa và nước chanh, gelatin và nước trái cây. Không dung nước táo và nước ép quả lê, cà phê và rượu.

- Khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn, thì ăn ít chút sơ và thực phẩm như bánh soda, bánh mỳ nướng. trứng hoặc cơm.

- Các loại thực phẩm cần tránh: sữa, thức ăn béo, chất sơ và các loại thực phẩm cứng khác sẽ làm cho triệu chứng nặng hơn.

Phòng chống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hiện nay, chưa có vắc xin, thuốc có thể bảo vệ khỏi bệnh E.coli, mặc dù các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu vắc xin tiềm năng để làm giảm cớ hội tiếp xúc với E.coli, tránh các thực phẩm nguy hiểm và tránh lây nhiễm chéo.

Tránh hambuger còn đỏ, thịt được đun nóng ít nhất phải ở 71 độ C

Uống sữa tiệt trùng, nước trái cây và rượu táo. Bất kỳ nước trái cây đóng chai hoặc đóng hộp phải được giữ ở nhiệt độ phòng tiệt trùng.

Tránh tình trạng lây nhiễm chéo

Sử dụng nước xà phòng nóng trên dao, bàn, thớt trước và sau khi tiếp xúc với sản phẩm tươi sống hoặc thịt sống.

Để thực phẩm sống riêng biệt, không bao giờ đặt đồ đã được nấu chin trên những dụng cụ đã được dung cho nguyên liệu sống.

Rửa tay sau khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn, hãy chắc chắn rằng trẻ em trong gia đình bạn cũng được rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với động vật và đi vệ sinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Khánh Hà - Vietinfo.eu st




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn









#7 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 03/06/2011 - 06:35

PHÁT HIỆN MỚI VỀ KHUẨN E.COLI GÂY DỊCH BỆNH

Ngày 2/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, vi khuẩn E.coli bị coi là thủ phạm gây dịch nhiễm trùng đường ruột tại châu Âu hiện nay là một chủng vi khuẩn mới, chưa từng được phát hiện ở bệnh nhân trước đây.

Theo bà Hilde Kruse, chuyên gia an toàn thực phẩm của WHO, kết quả sơ bộ việc phân tích chuỗi gen cho thấy, chủng vi khuẩn mới này là dạng đột biến của hai chủng vi khuẩn E.coli khác nhau.

Chủng vi khuẩn mới có những đặc tính khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với hàng trăm loại chủng vi khuẩn E.coli trong ruột người.

Trực khuẩn E.coli thường tồn tại trong ruột người và động vật máu nóng, phần lớn chúng vô hại. Tuy nhiên, có một vài chủng có thể gây bệnh đường tiêu hóa nặng.

Đợt bùng phát bệnh đầu tiên được ghi nhận ở miền Bắc nước Đức. Phần lớn bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng 10 ngày. Song đối với số ít bệnh nhân (thường là người già và trẻ em), bệnh có thể nặng và gây tử vong.

Hiện đã ghi nhận 18 người thiệt mạng (17 tại Đức và 1 tại Thụy Điển) và hơn 1.500 trường hợp nhiễm bệnh tại ít nhất chín nước châu Âu và giới chức vẫn chưa phát hiện được nguồn gây bệnh.

Trước đó các nhà khoa học Đức cho rằng,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

từ Tây Ban Nha là nguồn truyền bệnh.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Cơ quan Y tế Anh cho biết, các bác sĩ nước này đã phát hiện bảy người nhiễm vi khuẩn đường ruột E.coli đang gây dịch tại châu Âu. Tất cả những người này vừa trở về từ Đức, nơi ghi nhận phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh.

Theo cơ quan trên, ba trong số những người này là công dân Anh và bốn người còn lại là người Đức. Các chuyên gia y tế Anh khẳng định, không có bằng chứng cho thấy họ bị nhiễm bệnh trong lãnh thổ nước này./.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |