Jump to content

Advertisements




Tản mạn về Lịch, Lịch Dương, Lịch Âm, Lịch Can-Chi


1 reply to this topic

#1 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1036 thanks

Gửi vào 23/01/2016 - 16:15

1. Tựa

Lịch có lẽ là một trong những phát minh khá tuyệt vời của nền văn minh nhân loại. Lịch chứa đựng trong mình các con số, các ký tự, các thăng trầm vừa có chu kỳ, vừa rất tự do. Từ xưa đến nay Lịch đã giúp cho con người định hình được những ý tưởng vừa rất lạ lùng lại vừa rất gần gũi. Lịch kết hợp với nhiều công cụ khá tuyệt vời khác, đã âm thầm hòa nhập vào những sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống thường tình của mỗi người chúng ta.

Rất bình thường, đôi khi ta vẫn gặp, một cụ già trạc tuổi thất tuần hỏi một bà cụ cũng ngần ấy tuổi rằng: “Bà sinh năm gì nhỉ?” Bà cụ trả lời: “Tôi sinh năm 1930”. Ông cụ bấm đốt ngón tay, rồi rằng: “Bà tuổi Canh Ngọ, năm nay bà nhớ đi đứng cẩn thận đấy”, J…

Hàng nằm, khoảng độ ngày mồng 4 tháng giêng Âm lịch (người Việt mình vẫn thường gọi là ngày mùng 4 Tết), các bến xe ở huyện vẫn thường rất ồn ào, bởi cảnh chen lấn để kiếm được một tấm vé xuôi ngược lên các thị thành,…Rồi bất ngờ, có một năm nọ, cũng ngày mùng 4 Tết, tôi lạ lùng nhận ra rằng, bến xe hôm đó, thưa thớt khách đến não lòng, quán xá đìu hiu, mấy ông thợ xe đang ngồi uống trà trong cái rét riêu riêu,…Tuổi thơ, lấy gì để giải thích bây giờ! Tôi về nhà hỏi ba, ba tôi không trả lời, người hỏi lại: làm Toán chưa? Tối đến, tôi tình cờ nghe lỏm bỏm ba tôi nói với người khách đến chúc Tết rằng: “Năm nay, mùng 4 Tết, ngày đại sát chủ, cũng may là trời có mưa,…”. J Và tôi nghe cũng chỉ là nghe mà thôi…Thời gian trôi cùng những lốc lịch mỏng dần, có đôi ba tờ giấy lịch được vo tròn ném vào thùng rác ở góc tường…

Dạo này, Lịch được bày bán ở khắp mọi nơi, vì thế Lịch cũng có mặt ở nhiều nơi. cứ đến gần cuối năm, các cơ quan, đoàn thể, các hộ gia đình, các cá nhân lại cùng rủ nhau đi mua Lịch. Có người mua lịch treo tường, có người mua lịch để bàn, có người mua lịch bỏ túi,…Các mẹ, các chị nội trợ thì cứ thích mãi lốc lịch truyền thống từ xưa tới giờ, các cô cậu học trò thì yêu mến các cuốn lịch bỏ túi - loại hay có mấy câu thơ dạng “Học trò trường huyện ngày năm ấy, anh bằng tuổi em lớp tuổi thơ, những buổi học về không có nón, đầu đội chung một lá sen tơ,…”. Một số chàng trai lịch lãm và vài bác cán bộ vẫn thi thoảng so đo, lựa chọn giữa các tấm lịch treo tường, loại có những ngôi nhà cao tầng hiện đại, loại khác có vài cô gái đang nô đùa. Có người thì vẫn dành cảm tình nhiều hơn cho những tấm lịch ẩn hiện vài dòng chữ ngoằn nghèo - gọi là thư pháp, thấp thoáng sau những chữ số tháng ngày là bức tranh thủy mặc, cậu bé chăn trâu, chiếc gầu múc nước, hai chén trà nghi ngút khói hay cánh mai vàng thanh thoát mùa xuân,…

Càng ngày, công việc theo bề nổi lên thì có vẻ như càng bận rộn hơn, có lúc một ngày, công việc nhiều quá làm không xuể, nên kéo dài sang ngày khác. Trên tấm lịch để bàn của các nhà kinh doanh hiện chi chít những vòng xanh vòng đỏ, gạch chéo gạch ngang, nhằm thể hiện cho những cuộc hẹn hò đối tác, những việc sẽ làm theo kế hoạch, những buổi thuyết trình với khách hàng,…Còn trên các màn hình máy tính, các loại lịch công nghệ ngày càng nở rộ. Lịch tiến độ, lịch hội họp, lịch nhắc nhở, lịch thống kê,…Hoạch định và kế hoạch luôn có mặt ở mọi nơi. Lịch đã được tôn vinh, được cập nhật và xem xét, đối chiếu liên tục. Lịch đã làm cho nhiều người vui mừng hớn hở vì kế hoạch công tác đã trễ tiến độ mất ba tháng, đôi khi Lịch cứ gieo sầu muôn nỗi vì kế hoạch công tác đã hoàn thành trước tiến độ một ngày.

Nhưng chẳng hề gì đâu, lịch vẫn thường ngày theo ta, ta vẫn thường ngày dõi theo lịch mà sống, mà hi vọng mà chứng kiến những thăng giáng của ngày đêm. Có người dường như đã thoát ra khỏi cái trục quay của thời gian mà lịch là một thước đo khả ải, những người này họ thật khác, thật lạ, ta không thể dùng ngôn từ, hay là những thứ trí giác tầm thường của mình mà luận về người ta được. Ta chỉ dám dùng tập hợp mấy con số, mấy dòng từ ngữ tạm gọi là Dương lịch, Âm lịch, Lịch Can-Chi,… để đánh dấu những mốc thời gian mà những người bình thường như chúng ta thấy nó xuất hiện trong quá khứ, thấy nó rành rạch ngay bây giờ và dường như bí hiểm, mơ mơ ở chốn tương lai.

2. Lịch và ba loại lịch

Mặt trời mọc rồi lặn, trăng khuyết lại tròn, cái vòng của mặt trời, mặt trăng quay đi, người ta cứ theo sức quay của nó mà tính rồi định ra ngày giờ, năm tháng, cái đó gọi là Lịch(). Ngày nay, con người còn lưu lại và sử dụng rất nhiều loại lịch, xét riêng ở Việt Nam ta, thì có 3 loại lịch phổ thông nhất: Dương Lịch, Âm Lịch và Lịch Can-Chi.

Dương Lịch: Là loại lịch phối hợp giữa năm mặt trời và ngày mặt trời. Có nhiều loại dương lịch như: lịch Julius, lịch Gregorius,…Ngày nay, lịch Gregorius được hầu hết các nước trên thế giới công nhận và sử dụng (Gregorius là tên của một vị giáo hoàng (1502-1585), năm 1582, giáo hoàng Gregorius đã điều khiển một hội đồng làm lịch này). Qua nhiều thăng trầm, biến chuyển, dương lịch đã được điều chỉnh và thay đổi, càng ngày người ta càng tính toán chính xác hơn về số ngày của năm dương lịch. Ngày nay số ngày của một năm dương lịch được công nhận: 365,25. Thời gian này là con số thập phân (xem như 365 ngày), nên cứ 4 năm phải có một năm nhuận (nhuận có nghĩa là thừa), nghĩa là thêm một ngày, đặt vào năm thứ 4. Các năm bình thường, tháng 2 có 28 ngày, còn năm nhuận tháng 2 có 29 ngày.

Âm lịch: Là lịch căn cứ vào sự vận chuyển của mặt trăng trên quĩ đạo xung quanh trái đất. Âm lịch mang tính chất truyền thống Á Đông, vốn thiên về âm nhu, người Phương Đông xưa đã chọn Mặt Trăng làm đối tác cho việc tính toán lịch của mình. Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân là những danh từ người ta dùng để mô tả nét tổng quan nhất của Âm lịch. Khi thời gian chu du một vòng qua các thời điểm ấy, nghĩa là một năm nữa lại qua đi. Âm Lịch có những nét riêng, khác với Dương Lịch. Tháng của Âm Lịch cũng được thể hiện từ số 1 đến số 12, tuy nhiên, có những năm, Âm lịch có đến hai tháng ba, có năm lại có đến hai tháng sáu. Những năm đó, người ta gọi là năm Nhuận. Tháng xuất hiện hai lần trong năm đó gọi là tháng nhuận. Các tháng của năm Âm Lịch hoặc chỉ có 29 ngày (gọi là tháng thiếu), hoặc chỉ có 30 ngày (gọi là tháng đủ). Dựa theo đó mà các nhà làm lịch đã tính được con số gần đúng của số ngày trong một tháng Âm Lịch: 29,530588853…Vì vậy, số ngày trong một năm Âm Lịch cũng khá đặc biệt, 353, 354, 355, 383, 384 là số ngày có thế có của một năm Âm Lịch. Có một số thông tin khác liên quan đến những danh từ: Ngày Sóc, Thượng Huyền, Hạ Huyền, Tiết Khí…thường được sử dụng trong khác bản Lịch Âm, những yếu tố này được tính toán bằng các công cụ thiên văn học, để tìm hiểu kỹ càng về chúng e rằng hơi lâu! Nên thôi.

Lịch Can-Chi: Lịch Can Chi là một phát minh khá hấp dẫn của người Phương Đông cổ đại. Theo truyền thuyết thì ba ông vua: Thần Nông, Hoàng Đế, Phục Hi ở bên Tàu là những người có công đầu, để sáng tạo nên hệ thống lịch này. Theo thời gian, Lịch Can Chi cũng được sửa chữa bổ sung, đến ngày nay, loại Lịch Can Chi mà chúng ta vẫn thường dùng chính là loại lịch được xây dựng và phổ biến từ thời nhà Hạ bên Trung Quốc (nên Lịch Can Chi còn có tên gọi là Lịch Nhà Hạ). Lịch Can Chi là sự phối hợp giữa hai tập hợp: 10 Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Sự phối hợp giữa các Thiên Can và Địa Chi được qui định: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì đi với Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Còn lại: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì đi với Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi. Do đó, khi ai đó nói rằng, tuổi của bạn là tuổi Mậu Dậu, hay Tân Dần, người ta có cái lý của họ. Giống như các loại lịch khác, Lịch Can Chi vẫn có đầy đủ ngày, giờ, tháng, năm ví dụ: giờ Bính Thìn, ngày Quý Dậu, tháng Mậu Thân, năm Nhâm Ngọ. Để có những thông tin này, chúng ta phải dựa vào một số nguyên tắc thiết lập Can Chi của giờ, ngày, tháng, năm, mà chúng ta sẽ thảo luận ở mục chuyển đổi giữa các loại lịch.

Lịch Can Chi có một đặc biệt là nó nằm trong một chu kỳ, gọi là vòng Giáp Tý, nghĩa là sau 60 năm nó sẽ trở lại cái bắt đầu. Người xưa theo đó mà có quan niệm về 60 năm cuộc đời, có người còn cho rằng 60 năm là một kiếp, cứ vòng này đến vòng khác thế là truyền kiếp. Lịch Can Chi là loại lịch ảnh hưởng nhiều nhất trong đời sống dân dã. Trong các sự kiện thường ngày ví như dựng vợ gã chồng, làm nhà đào giếng, khởi hành, xuống núi,… đa phần người ta đều quan tâm đến Lịch Can Chi và những tín điều bí ẩn xung quanh nó. Dân gian vẫn thường truyền miệng những câu nói có vần về vấn đề này: “Dần Thân Tỵ Hợi tứ hình xung”, “Tam hợp Ngọ Dần Tuất”, “Sinh năm Thân đẻ giờ Dần”, “trai Đinh Nhâm, nữ Quý Giáp”,…Chỉ là những câu nói có vần có điệu, thêm một chút kinh nghiệm truyền đời, thế mà sức ảnh hưởng của chúng đến đời sống tinh thần của con người không hề nhỏ bé. Cũng lạ!

3. Chuyển đổi giữa các loại lịch


Để có thể chuyển đổi giá trị ngày giữa các loại Lịch khác nhau, chúng ta sẽ mô tả những đặc điểm của từng loại lịch và các mối quan hệ giữa các đặc điểm đó.

Một số đặc điểm của Dương Lịch
- Một năm có 12 tháng, tổng số ngày trong một năm hoặc là 365 hoặc là 366 ngày
- Tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày. Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày. Tháng 2 có 28 ngày đối với năm bình thường, có 29 ngày đối với năm nhuận
- Năm nhuận là năm chia hết cho 4, cứ 4 năm thì có một năm nhuận.

Một số đặc điểm của Âm Lịch
- Năm bình thường, có 12 tháng, tổng số ngày trong năm sẽ là 353, 354 hoặc 355 ngày
- Năm nhuận là năm có 13 tháng, trong đó có một tháng được lặp lại, gọi là tháng nhuận, năm nhuận thường có 383 hoặc 384 ngày.
- Tháng nhuận thường xảy ra trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 10. Ngoại trừ năm 2033, tháng nhuận là tháng 11.
- Số ngày trong một tháng là 29 (gọi là tháng thiếu), hoặc là 30 (tháng đủ).
- Quy luật 19 năm: Trong khoảng 19 năm thì có 7 năm nhuận. Các năm nhuận Âm lịch là những năm Dương lịch tương ứng, mà số dư của Năm Dương lịch khi chi cho 7, hoặc là: 0, 3, 6, 8, 11, 14, 17.

Một số đặc điểm của Lịch Can-Chi
- Năm Can – Chi tuận theo một chu kỳ là 60 năm, gọi là một vòng Giáp Tý (Lục thập hoa giáp).
- Tháng Can – Chi: Chi được tính như sau: Tháng 1: Dần, 2: Mão, 3: Thìn, 4: Tỵ, 5: Ngọ, 6: Mùi, 7: Thân, 8: Dậu, 9: Tuất, 10: Hợi, 11: Tý, 12: Sửu (Số tháng được tính theo Âm lịch).
- Can của tháng phụ thuộc vào Can của Năm. Can của Năm là Giáp - Kỷ, thì tháng 1 sẽ là tháng Bính Dần. Tương tự: Ất, Canh, tháng 1: Mậu Dần. Bính, Tân, tháng 1: Canh Dần. Đinh, Nhâm, tháng 1: Nhâm Dần. Mậu, Quý, tháng 1: Giáp Dần.
- Ngày Can – Chi cũng đi theo chu kỳ 60 ngày, vì vậy chỉ cần chọn một ngày làm gốc thì có thể tính được các ngày còn lại (Dựa vào từng cặp kết hợp Can-Chi, như mô tả ở phần 2, và thứ tự của nó).
- Giờ Can – Chi: 23-0 giờ: giờ Tý, 1-2 giờ: Sửu, 3-4 giờ: Dần, 5-6 giờ: Mão, 7-8 giờ: Thìn, 9-10 giờ: Tỵ, 11-12 giờ: Ngọ, 13-14 giờ: Mùi, 15-16 giờ: Thân, 17-18 giờ: Dậu, 19-20 giờ: Tuất, 21-22 giờ: Hợi.
- Can của giờ phụ thuộc vào Can của Ngày. Can Ngày: Giáp-Kỷ, giờ khởi ngày: Giáp Tý. Tương tự: Ất-Canh: Bính Tý. Bính-Tân: Mậu Tý. Đinh-Nhâm: Canh Tý. Mậu-Quý: Nhâm Tý.

Có một số yêu cầu khác, nếu xuất hiện thì Lịch Can Chi sẽ có một số thay đổi nhỏ. Ví dụ liên quan đến vấn đề Tiết Khí. Ví dụ: Tiết Lập Xuân, thường bắt đầu vào ngày 4/2 hoặc 5/2 Dương lịch vì thế, tùy theo từng năm mà tháng Can Chi (Nếu theo Tiết Khí) sẽ có sự thay đổi.


4. Thuật toán nào để chuyển đổi các loại lịch

Tính lịch được phải dựa vào các công cụ thiên văn để tính toán các ngày đặc biệt, tuần trăng, tháng trăng, số ngày trong tháng, tháng nhuận, vấn đề Trung Khí,… điều này đòi hỏi người làm lịch phải thông hiểu thiên văn,… Đã có một số thuật toán để phục vụ cho việc tính toán vấn đề này, tuy nhiên sự chính xác tùy thuộc vào mỗi thuật toán khác nhau. Có một thuật toán tìm thấy trên Internet, dùng để tính toán và chuyển lịch khá hay, nhưng phần lớn hình như bị người ta giấu đi một phần, chỉ trình bày những cái chưa phải là cốt lõi của việc chuyển đổi (Vì thế khi áp dụng thuật toán này, tôi đã gặp một số trường hợp bị lệch với kết quả của họ).

Bây giờ, ngồi mà đọc sách thiên văn thì mệt quá, lại không thể hiểu hết được, mình làm cái cho mình vậy, chỉ có điều sẽ phải dựa vào người ta một chút. Đó là sẽ lấy dữ liệu tính toán của các nhà làm lịch theo Thiên văn, rồi từ đó làm theo mình. Cái hại của việc này là nếu nhà làm lịch theo Thiên văn mà sai thì mình cũng sai luôn. Nhưng có một cái lợi là mình có thể thay đổi lịch đúng với từng thời kỳ lịch sử vậy. Ví dụ, trước đây lịch khác với lịch bây giờ, vậy, ta chỉ cần dựa vào một thời điểm gốc nào đó là có thể mô tả lại lịch được rồi.

Với ý định này, ta có thể mô tả một hàm để chuyển đổi từ ngày Dương lịch sang ngày âm lịch. Ở đây, ta tạm thời lấy ngày gốc là ngày: 1/1/1901 (Âm lịch), tức ngày 19/2/1901 (Dương lịch), (Dữ kiện này được lấy theo sự tính toán của các nhà làm lịch Thiên văn).

Có một chú ý nhỏ: là ta có thể lưu dữ liệu số ngày của từng tháng âm lịch (29 hoặc 30 ngày) vào một mảng dữ liệu nào đó (dùng để tính toán trong những khoảng thời gian nhỏ). Hoặc có thể mô tả một quy luật cho vấn đề này!?, ở đây tạm thời lưu trong một mảng. Sau đây là hàm chuyển đổi từ một ngày dương lịch sang một ngày âm lịch.
[indent]
function SonarToLunar(SonarDay, SonarMonth, SonarYear : Integer; Var LunarDay, LunarMonth, LunarYear : Integer) : Boolean;
Var TotalDays : Integer;
i, dd, mm, yy : Integer;
DayArrayPos : Integer;
FDate, TDate : TDateTime;
IsLeap : Boolean;
begin
//Ham se tra ve gia tri True neu ngay Am lich thuoc thang nhuan va nam nhuan.
dd := 1; mm := 1; yy := 1901; // Ngay 1/1/1901 AL
FDate := EncodeDate(1901,2,19);
TDate := EncodeDate(SonarYear,SonarMonth,SonarDay);
TotalDays := DaysBetween(FDate, TDate); // Dem otng so ngay tu ngay goc den ngay hien tai
DayArrayPos := 1;
IsLeap := False;
Result := False;
for i := 1 to TotalDays do
begin
{Co the luu so ngay cua thang vao mot mang, hoac co the viet mot ham de kiem tra van de nay}
if dd < DaysInMonth[DayArrayPos] then dd := dd + 1
else
begin
dd := 1;
DayArrayPos := DayArrayPos + 1;
Result := False;
if mm < 12 then
begin
if (IsLeapMonth(mm, yy) = True) then // Day la mot ham kiem tra thang Nhuan.
begin
if (IsLeap = False) then
begin
IsLeap := True; //was Leap
Result := True;
end
else
begin
mm := mm + 1;
end;
end
else begin mm := mm + 1; Result := False; end;
end
else
begin
mm := 1;
yy := yy + 1;
IsLeap := False;
end;
end;
end;
LunarDay := dd;
LunarMonth := mm;
LunarYear := yy;
end;[/indent]

Chuyển đổi từ lịch Âm sang lịch Can Chi thì không có gì khó khăn cả. Chỉ cần dựa vào mấy đặc điểm của lịch Can-Chi sẽ chuyển được liền.

5. Lịch và chọn ngày, tính toán, dự đoán.
Cái này, chắc là không biết nói gì cả! J, nên thôi. Và kết.

Đơn Sa - Mai Thế Hùng

Thanked by 1 Member:

#2 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1036 thanks

Gửi vào 24/01/2016 - 21:24








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |