Jump to content

Advertisements




Xót lòng trẻ vùng cao ‘trần truồng’ trong rét âm độ


20 replies to this topic

#1 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18605 thanks

Gửi vào 25/01/2016 - 03:53

Xót lòng trẻ vùng cao ‘trần truồng’ trong rét âm độ

Cập nhật : 02:30 | 25/01/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Giá rét đến âm độ nhưng nhiều trẻ vùng cao không có đủ quần áp ấm để mặc. Nhiều cháu còn rất bé nhưng chỉ mặc áo, không có quần, đi chân đất trong giá lạnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đây là tấm hình chụp một em bé có lẽ là chưa tới 2 tuổi trên đường lên Sa Pa (Lào Cai) trưa 24/1. Bên đống củi không nhen được lửa vì mưa phùn từ sáng sớm và vì giá lạnh, gió mạnh, cháu bé ngồi co ro, chỉ mặc độc chiếc áo và đội mũ, không có quần, chân không mang tất hay dép. Mẹ cháu ngồi cạnh đan thổ cẩm nhưng không nói được tiếng Kinh. Nhiệt độ tại Sa Pa trưa 24/1 chỉ khoảng 1-2 độ. Ảnh: Thùy Linh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những em bé mặc phong phanh trong giá rét ở Lào Cai (ảnh tư liệu)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trẻ em ở Cao Bằng cũng trong tình trạng tương tự (Ảnh: Facebook)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những bàn chân nứt nẻ vì giá lạnh (Ảnh: Facebook)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Học sinh điểm trường Lán Min, xã Tà Hừa, huyện Than Uyên, Lai Châu trong đợt rét tháng 12/2015. Ảnh: VOV

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những lớp học bằng vách đất nứt nẻ giữa mùa đông. Ảnh chụp tại xã thôn Sán Cố Sủ (xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, Hà Giang). Ảnh: Tien Phong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Học sinh ở Sơn La học bài bên bếp lửa. Ảnh: Zing

#2 NguoiLuKhach

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 161 Bài viết:
  • 147 thanks

Gửi vào 25/01/2016 - 11:07

Ơn đảng , ơn cụ Trần Dân Tiên ! .
@HC , không biết bác đã đọc cuốn : '' Trại Súc Vật '' chưa ? .

Thanked by 1 Member:

#3 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18605 thanks

Gửi vào 25/01/2016 - 12:42

Trại súc vật = Animal Farm

Câu kết của truyện : As the animals look from pigs to humans, they realise they can no longer distinguish between the two.
Khi đám súc vật biến thể từ heo thành người (tức ngày trước chúng đi bằng 4 chân nhưng qua biến hoá nay đi bằng 2 chân sau) thì họ nhận ra rằng họ không thể phân biệt được đâu là heo giả người ta và đâu là người ta sao có vẽ giống heo quá !

Sửa bởi Hoa Cái: 25/01/2016 - 21:46


Thanked by 1 Member:

#4 TuviThatsat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 171 Bài viết:
  • 138 thanks

Gửi vào 25/01/2016 - 16:29

Tổ chức quyên góp quần áo, vớ, nón cũ cho các bé đi các Bác ơi! Thương quá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#5 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7067 Bài viết:
  • 4587 thanks

Gửi vào 25/01/2016 - 23:40

Người Sa Pa không nghèo và cũng chẳng chết rét vì tuyết rơi

Guu.vn - Đừng vì những rao giảng đạo đức của những “anh hùng bàn phím” mà mất niềm vui trước tuyết trắng Sa Pa, cũng đừng ngần ngại chuyện những người ở đây sẽ mất Tết vì rét.

Thực sự, người Sa Pa không nghèo như bạn tưởng, mà nếu có chăng, cũng chẳng phải vì tuyết rơi.
Người Sa Pa mong tuyết rơi dày hơn

Những tranh luận nảy lửa về tuyết rơi ở Sa Pa vẫn chưa dừng lại. Người thì chê những kẻ đi ngắm tuyết là ích kỷ, vô tâm vì cùng với niềm hân hoan tuyết trắng là bao cảnh đói nghèo của bà con ngày giáp hạt, là mất mùa, là cái lạnh thấu xương những đứa trẻ vùng cao. Người thì bênh những “phượt thủ”, những tay săn ảnh bởi họ đến Sa Pa vì niềm đam mê cái đẹp.
Nhưng đằng sau tất cả những chuyện đó, có một sự thật mà những người đã từng cùng đồng bào ăn lá sắn, là khoai, củ măng, củ mài sống qua ngày, đã có những đêm ngủ cùng mèo, lợn, chó, gà, bò dưới cái nền đất ẩm ướt với hàng chục thứ mùi lẫn lộn vào nhau mà bên cạnh chỉ có duy nhất một đống lửa và cái áo mưa khoác trên mình như chúng tôi muốn kể: người Sa Pa không hề “vật vã”, đau khổ vì băng tuyết.
Trái lại, họ mong tuyết rơi nhiều hơn!


Chúng ta, những người sống ở đồng bằng luôn nghĩ về người dân miền núi với hình ảnh vất vả, luôn thiếu quần áo, bị cóng lạnh khi đông về vì những ngôi nhà đơn sơ gió lùa và cái đói mùa giáp hạt. Đúng vậy, nhưng đó là ở những vùng núi khác, những bản làng khác chứ không phải là Sa Pa.
Bằng trải nghiệm thực tế (và bền bỉ) của mình, chúng tôi tin mỗi người dân ở thị trấn Sa Pa, nói rộng ra là huyện Sa Pa đều biết cách làm du lịch kiếm tiền, kể cả những đồng bào bản địa người Mông, người Dao, người Hà Nhì sống trên núi cao và những người Kinh di dân lên Sa Pa tìm kế mưu sinh.
Nếu không tin, cứ thử đừng nói tiếng Việt mà bắt chuyện với họ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp mà xem, ngay cả một đứa trẻ 5 tuổi có thể nói vanh vách những ngoại ngữ này, đương nhiên, bằng một thứ ngữ pháp và phát âm “bồi”, nhưng cũng đủ để khách du lịch hiểu và hứng thú.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ những đứa trẻ 5 - 6 tuổi đến những người già ở Sa Pa đều có thể nói được tiếng Anh, tiếng Pháp bồi để chào mời khách du lịch.


Đến với Sa Pa, đừng hy vọng có thể nhận được điều gì miễn phí. Bất kỳ sản phẩm nào, từ vật chất đến tinh thần đều có giá của nó, từ một sản vật địa phương: cái vòng bạc, con chim quý, một tấm chăn thổ cẩm nhuộm kiểu công nghiệp (chứ không phải dệt tay) cho đến cho thuê quần áo hay chụp chung một bức ảnh lưu niệm. Cái giá đó không quá cao, đương nhiên, người Sa Pa rất khôn khéo, nhưng cũng đủ làm… chưng hửng những du khách “ngây thơ”.
Nhưng việc người Sa Pa có bắt bạn trả tiền để chụp chung ảnh hay tìm cách "moi" tiền của bạn thì đó cũng là điều hết sức bình thường. Làm du lịch đôi khi thu hút và thành công được lại nhờ những yếu tố lạ lẫm như thế. Hiện tượng xin tiền hay bắt khách du lịch trả tiền để chụp ảnh chung thế giới họ đã làm cả trăm năm trước. Nếu bạn sẵn sàng bỏ vài xu hay vài đô la cho một người "nghệ sĩ đường phố" hay người đóng thế mãi phương trời Tây, Mỹ xa xôi, thì việc trả tiền cho những người Sa Pa hoàn toàn nên làm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Để chụp được những bức ảnh chân dung hay hình lưu niệm cùng lũ trẻ dân tộc, du khách hoặc phải trả tiền, hoặc phải mua một món đồ nào đó.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những đứa trẻ đeo bám một đôi khách du lịch vì họ chụp ảnh chúng nhưng chưa trả tiền “bo”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khi thấy ống kính máy ảnh chĩa về phía mình, người đàn ông người Mông này vội nói "oăn đô la, oăn sót" (one dollar, one shot – một dollar cho một bức ảnh).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những chiếc kèn lá giản đơn của người Dao được bán với giá 20.000 đồng/chiếc, kèm theo quà tặng là một khúc trình diễn ngắn và hướng dẫn sử dụng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một tấm post-card in chân dung thiếu nữ người Dao cũng được bán với giá 20.000 đồng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Anh chàng người Mông này bán một chú chim chào mào với giá 600.000 đồng nhưng không có lồng đi kèm, anh ta thuyết phục được khách nhốt tạm con chim vào trong chiếc… bít tất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những phụ nữ người Mông bán các sản vật địa phương cũng sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch đưa bạn về tham quan các bản cách xa trung tâm thị trấn Sa Pa, nơi nở rộ dịch vụ home-stay tự phát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngay cả một tập tục của người Mông: buộc chỉ cổ tay để tỏ lòng hiếu khách cũng có thể được đem ra làm du lịch.


Người Sa Pa sẽ không ngại từ chối 10.000 – 20.000 đồng cho “sự hiếu khách” này.
Lại nói về đợt băng tuyết trong mấy ngày vừa qua mà chúng tôi có may mắn trải nghiệm. Thời tiết khắc nghiệt khiến Sa Pa lộng lẫy như những bản làng ở châu Âu xa xôi và cũng là lúc những khách du lịch đổ xô đến Sa Pa và… dốc túi trả tiền dịch vụ. Trong lúc chờ thông đường ở đèo Ô Quy Hồ, chúng tôi đã tò mò chụp ảnh những hình nộm tuyết ngộ nghĩnh được đắp bởi các gia đình sống ven đường, và sau đó đã phải… trả tiền.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình nộm tuyết được người dân đắp ở đèo Ô Quy Hồ.


Một người bạn của tôi cũng kể, anh ấy thậm chí còn phải “bo” cho những người Mông đang lùa trâu về nhà để được chụp ảnh và hỏi chuyện họ.
Bạn đừng lấy cớ “cả năm chỉ có một mùa”, “lâu lâu mới có tuyết”… để bênh cái cách người dân vin vào đó kiếm tiền. Những tay săn ảnh như chúng tôi và những khách du lịch đến Sa Pa ngắm tuyết, chẳng ai ngại ngần bỏ tiền ra mua dịch vụ, vì đơn giản, đó là một cuộc trao đổi, và đó cũng là minh chứng cho sự khôn ngoan của người Sa Pa.
Họ không mong tuyết ngừng rơi hay khóc lóc vì thời tiết khắc nghiệt như trong bài viết đầy lo âu của một bạn trẻ. Trái lại, họ mừng vì có tuyết, thậm chí mong tuyết rơi dài ngày hơn, dày hơn để kiếm được nhiều tiền hơn nhờ du lịch. Cũng nên nhớ rằng, Sa Pa là vùng đất khai thác du lịch quanh năm chứ không chỉ mùa đông.
Sa Pa không nghèo, trẻ con vẫn cởi truồng, đi chân đất

Nếu đi sâu vào Sa Pa, sống và trải nghiệm Sa Pa, bạn sẽ thực sự hiểu, Sa Pa không nghèo. Người dân nghĩ ra đủ cách để làm du lịch và những cách ấy, ít nhiều có hiệu quả. Hãy nhìn vào bản xã, sâu bên trong những ngôi nhà tuềnh toàng bằng gỗ ở trên núi là hàng trăm con trâu, có nhà sở hữu cả chục con trâu, rồi xe máy, xe đạp, ti-vi...
Hãy thử làm một phép tính xem số tài sản đó đáng giá nhường nào, vì chỉ tính riêng một con trâu đã ngót 50 triệu đồng, để ngẫm xem người Sa Pa có nghèo thực không. Hẳn nhiên, tôi muốn nói cái nghèo, cái xác xơ trong hình dung của chúng ta, chứ không phải so sánh với điều kiện sống của những gia đình thành phố.
Vậy nhưng, tại sao đến mùa đông, trẻ con Sa Pa vẫn cởi truồng, đi chân đất? Họ chẳng “diễn” để câu tiền từ thiện của bạn đâu, cũng chẳng phải vì họ không đủ tiền mua quần áo.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều em bé Sa Pa cởi truồng, đi chân trần trong trời tuyết.


Nếu hỏi họ thực lòng, họ sẽ bảo với bạn: người ở đây nó thế. Nghĩa là, Sa Pa là nơi quanh năm lạnh giá, và người dân đã quen với thời tiết đó, quen với việc chống chọi với cái rét. Ngay như mùa hè, ở nhiều nơi ta phát điên với nhiệt độ 30 độ C, thì lên Sa Pa, không khí chưa đến 10 độ (đừng quên là nếu nhiệt độ ở Hà Nội xuống dưới 10 độ, trẻ con sẽ được nghỉ học vì rét). Còn mùa đông, ngày nào ở Sa Pa cũng có nhiệt độ từ 1 – 2 độ C, dù có tuyết hay không có tuyết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ba em bé người Mông đứng cạnh nhà chứa gỗ của gia đình.


Bọn trẻ được sinh ra trong môi trường ấy, và rèn luyện trong môi trường ấy, với chúng, rét như vậy là thường. Nếu bạn còn bức xúc, hãy chuyển cái bức xúc ấy sang cha mẹ của chúng, “lên án” họ không chăm con, không ủ ấm con theo cách bạn vẫn làm, chứ đừng chĩa tấn công vào những người say tuyết như thể họ tàn nhẫn với lũ trẻ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bọn trẻ cũng thích thú nghịch tuyết.


Chẳng cứ gì bọn trẻ, ngay cả cha mẹ chúng cũng phong phanh như thế. Ngoài việc thích nghi, còn một lý do khác nữa, tế nhị hơn mà những bà mẹ Sa Pa để con mặc không đủ ấm đã bật mí với tôi: những bộ áo quần dân tộc ấm áp chỉ được dùng khi họ lên thị trấn bán hàng. Đó là thứ quần áo không mua được ở đâu mà phải tự tay dệt, rất mất nhiều thời gian và công sức nên họ chỉ mặc khi có dịp quan trọng như lễ Tết hoặc trưng diện khi bán hàng, còn lúc bình thường, xềnh xoàng vậy cũng là đủ.
Cây trồng, vật nuôi ở Sa Pa tự biết cách thích nghi

Một cô bạn của tôi đã vặn vẹo: ở Sa Pa vẫn có người làm nông nghiệp, vẫn có trâu, vẫn trồng cấy chứ có làm du lịch hết đâu? Đồng ý, nhưng xin thưa với bạn, mùa này, ở Sa Pa chẳng có cây cối, rau củ gì được trồng mới hoặc sắp thu hoạch cả!
Su su Sa Pa đã được thu hoạch hết từ cuối tháng 11, muộn lắm là đầu tháng 12 dương lịch, trước khi tuyết về. Những vườn su su phủ trắng tuyết, trĩu nặng đến sập giàn mà bạn có thấy ở Sa Pa hay trên ti vi, đó là những vườn giống, bà con để lại những quả tốt nhất, già nhất trên giàn để làm giống cho mùa sau, và tháng 5 hoặc tháng 8 âm lịch năm sau, những quả này mới được ươm cho mùa tới. Những cây hồng ăn quả cũng đang chín và không bị ảnh hưởng gì của tuyết.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những quả hồng vàng ửng trong tuyết như minh chứng sức sống mãnh liệt của Sa Pa.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cà rốt vẫn vươn mình trong tuyết.


Đáng ngại nhất là hoa Tết mất mùa. Hoa Tết ở Sa Pa chỉ có đào mốc, hoa hồng và địa lan, nhưng như những người làm vườn chia sẻ, tuyết và thời tiết giá lạnh không ảnh hưởng nhiều đến chúng, trái lại, còn làm chúng đẹp hơn khi mùa xuân về. Bằng chứng là, dăm gốc đào mốc đã sớm trổ hoa trong tuyết, địa lan có cây đã ra nụ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có những nụ đào nở sớm như đón tuyết.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Địa lan vẫn trổ hoa trong giá rét.


Hoa Sa Pa còn một đặc sản mà ít người biết, đó là những gốc hồng già ngót trăm năm, được trồng bởi những người Pháp di cư. Chúng vẫn trổ hoa và vẫn sinh sản tốt ở xứ này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gốc hoa hồng gần trăm năm tuổi vẫn sống khỏe.


Người dân không chỉ chiết cành để nhân giống, trồng thành ruộng ở Sa Pa mà còn bán cả cho khách du lịch với giá 70.000 đồng/gốc. Tiếc là những cây này không thể sống nổi ở vùng đất khác vì… không đủ lạnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một vườn hoa hồng ở Sa Pa.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người làm vườn này cho biết, cây hoa ở Sa Pa không sợ tuyết mà chỉ ngại sương muối.


Ngay cả lũ trâu (ở Sa Pa không nuôi bò) vùng này cũng tự biết tìm cách chống lạnh. Người đồng bào nuôi trâu bằng cách thả vào rừng cách nhà họ cả chục cây số, đánh dấu từng con cho khỏi nhầm lẫn. Khi đến mùa cần cày cấy, họ lùa trâu về, hết vụ lại thả vào rừng cho chúng tự kiếm ăn. Bầy trâu không sụt cân, thậm chí còn mập mạp hơn mùa trước. Và đặc biệt hơn, lớp lông trên người chúng dài và cứng, sừng cũng “quắt” lại bởi chúng phải tự gồng mình chống rét ở rừng hoang chứ không "õng ẹo" như lũ bò nhà.
Hãy có đạo đức một cách hiểu biết

Nếu bạn tin vào đạo đức và muốn chứng tỏ đạo đức, hãy làm điều đó một cách có tri thức.
Người Sa Pa không cần quần áo từ thiện, bạn đừng cố mang áo ấm cho họ. Tôi đã chứng kiến cảnh đồng bào ở đây chỉ chọn những chiếc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, hợp thời trang hoặc phù hợp với gu của họ trong hàng bao tải quần áo mà những nhóm từ thiện dày công kêu gọi, vận chuyển mấy trăm cây số lên, còn lại mang ra làm giẻ lau chân trước cửa nhà. Đừng coi Sa Pa (kể cả những bản xa của huyện này) như một chốn để tống tháo quần áo lỗi mốt hay những món đồ lâu rồi không xỏ tay. Họ không cần điều đó. Nếu thích tặng quần áo, hãy tặng cho nơi thực sự cần.

Bạn cũng đừng nghĩ lũ trẻ con ở Sa Pa mê kẹo mà mua cả thùng lên phát dần cho chúng. Chúng sẵn sàng xòe tay xin, sẽ ăn ngon lành trước mặt bạn, nhưng chúng cũng không cần, và bạn cũng không thể cho chúng kẹo để ngọt lành hết quãng tuổi thơ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Du khách vào tham quan bản đang phát kẹo cho trẻ em.


Cái bọn trẻ và người dân nơi đây cần không phải là những thứ phù phiếm đó. Họ cần “cần câu” chứ chẳng mê “con cá”. Nếu thực sự muốn giúp họ khá lên, văn minh lên, bạn hãy từ thiện bằng những chương trình dài hơi như dạy cho các bà mẹ kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con; mở lớp dạy tiếng Anh cho bọn trẻ; chỉ cho họ biết bạn cần gì qua dịch vụ home-stay… Hay giản dị hơn, hãy cứ đến và thưởng ngoạn vô tư lự, để những đồng tiền của bạn sẽ đem lại bữa cơm có thịt, có cá cho đồng bào Sa Pa.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#6 TuviThatsat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 171 Bài viết:
  • 138 thanks

Gửi vào 26/01/2016 - 09:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 25/01/2016 - 23:40, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mình cũng vừa đọc bài này trên vitalk.vn, bực cả mình, ba mẹ không có cái đầu, chả biết thương con, đem con ra làm công cụ kiếm tiền.

Thanked by 1 Member:

#7 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7067 Bài viết:
  • 4587 thanks

Gửi vào 26/01/2016 - 11:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuviThatsat, on 26/01/2016 - 09:15, said:

Mình cũng vừa đọc bài này trên vitalk.vn, bực cả mình, ba mẹ không có cái đầu, chả biết thương con, đem con ra làm công cụ kiếm tiền.

họ thương con nhưng theo cách của họ , họ ko bao bọc con cái như ở dưới mình
dưới mình cho là vậy mà chưa chắc đã là vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#8 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1687 thanks

Gửi vào 26/01/2016 - 14:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 25/01/2016 - 12:42, said:

Trại súc vật = Animal Farm

Câu kết của truyện : As the animals look from pigs to humans, they realise they can no longer distinguish between the two.
Khi đám súc vật biến thể từ heo thành người (tức ngày trước chúng đi bằng 4 chân nhưng qua biến hoá nay đi bằng 2 chân sau) thì họ nhận ra rằng họ không thể phân biệt được đâu là heo giả người ta và đâu là người ta sao có vẽ giống heo quá !
Trên thế giới này heo giả người nhiều lắm, nhưng may mắn là người thật cũng không ít. Tôi biết trên diễn đàn này có người đã lặng lẽ quyên góp rất nhiều quần áo sách vở để tặng các cháu vùng cao, hiện vẫn đang tiếp tục. Ông Hoa Cái nếu có nhân nghĩa thật thì có thể gửi tiền, hàng về đóng góp giúp đỡ (ông PM cho tôi, tôi gửi ông địa chỉ fb của người đó). Nếu ông không tin tưởng ai hết thì vô cùng hoan nghênh ông về VN trực tiếp làm việc thiện. Chứ ông cứ nhân nghĩa bằng mồm nghe nhức đầu lắm. Có điều phải xác định rõ tư tưởng làm việc thiện khác với cho vay, càng không phải ban ân bố thí. Đừng nhớ nhung chi tiết mình đã cho cái gì, cho lúc nào, rồi mai kia mốt nọ kể lể lọ chai nghe nhức xương lắm.

Thanked by 1 Member:

#9 NhuCuongTran

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 716 thanks

Gửi vào 26/01/2016 - 17:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 25/01/2016 - 23:40, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sapa chỉ là một thị trấn nhỏ của tỉnh Lào Cai thôi em. Những nơi có thu nhập từ du lịch thì dân không nghèo đâu, nhưng những vùng sâu vùng xa, không có du lịch thì những chiếc áo ấm, những đôi ủng là rất cần thiết và thật có ý nghĩa vào lúc này.

#10 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7067 Bài viết:
  • 4587 thanks

Gửi vào 26/01/2016 - 20:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuCuongTran, on 26/01/2016 - 17:20, said:

Sapa chỉ là một thị trấn nhỏ của tỉnh Lào Cai thôi em. Những nơi có thu nhập từ du lịch thì dân không nghèo đâu, nhưng những vùng sâu vùng xa, không có du lịch thì những chiếc áo ấm, những đôi ủng là rất cần thiết và thật có ý nghĩa vào lúc này.

có thể , nhưng để chuyển đến chỗ họ thì thật ko dễ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 26/01/2016 - 21:27

đọc cmt chị PMK xong k biết nên khóc hay cười.
Bác HC dạo này nhiều ân oán giang hồ quá đi.

Không biết chị PMK đọc cuốn Người đua diều chưa? em đọc cuốn này em khóc 2 lần, những người này k liên quan gì đến em, mà cuốn này làm em xúc động. Huống hồ người dân tộc đồng bào mình rét bác Hoa Cái xúc động âu cũng là lẽ thường. Sao lại lẫn lộn giữa việc mình k được post cảm xúc của mình với việc gán ghép cái trách nhiệm làm từ thiện ở đây? Em có cảm giác bác Hoa Cái mới post cái túi Hermes 10k đô, xong chị vô hỏi sao xa xỉ vậy? sao k dùng tiền đó đi làm từ thiện?

Còn riêng về vấn đề từ thiện, đó là một vấn đề minh bạch, và hiện tại ở vn làm theo kiểu niềm tin bộc phát ngắn hạn và không có có sự giám sát chặt chẽ của những nơi có liên quan, cho nên lòng tham con người khi có nhiều tiền từ các mạnh thường quân gửi về nó sẽ bị biến chất. Nhưng khi nhắc đến tiền là em lại thấy mỏi, mà việc này đôi khi xuất phát từ những người có tâm sáng cho nên em k muốn post mấy cái bài về việc này. Nhưng hôm nay em sẽ lọc lại, mọi người cần cái nhìn khác về vấn đề này

Thanked by 2 Members:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5866 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 00:30

Trâu bò chết rét la liệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đoạn QL4D từ TP.Lào Cai lên TT.Sa Pa hơn 30 km, trong ngày 25.1 có hàng chục lều bạt được người dân dựng lên để giết thịt trâu, bò chết vì rét. Ghi nhận củaThanh Niên tại khu vực Km 19 (xã Toòng Sành, H.Bát Xát, tỉnh Lào Cai) sáng 25.1 có hàng chục con trâu, nghé của đồng bào người Mông ở bản Ki Công Hồ bị chết rét mang xuống giết thịt bán cho khách du lịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 27/01/2016 - 00:31


Thanked by 1 Member:

#13 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 01:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguoiHmong, on 26/01/2016 - 12:30, said:

Tính đến thời điểm 12h trưa nay, toàn miền bắc đã có hơn 1.200 con trâu bò (chủ yếu là trâu) bị chết vì rét, kể tất cả gia súc gia cầm (trâu bò dê cừu lợn gà...) thì con số còn cao hơn nữa. Con số chưa dừng lại ở trên, liên tục cập nhật về cục chăn nuôi theo từng giờ, liên tục tăng, lạnh cực đoan còn kéo dài hết ngày mai.

Đến chiều tối 26/1/2016 là đã có 27.000 con trâu bò chết được báo về cục chăn nuôi.

Nhiều nơi bà con không biết báo cáo để nhận hỗ trợ nên số lượng thực tế có thể còn cao hơn báo cáo.

Theo dự báo thì số lượng còn tăng hơn nữa vào ngày mai.

Sửa bởi nguoiHmong: 27/01/2016 - 01:18


Thanked by 2 Members:

#14 NhuCuongTran

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 716 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 19:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 26/01/2016 - 20:54, said:

có thể , nhưng để chuyển đến chỗ họ thì thật ko dễ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Uhm đúng là thật không dễ, nhưng cũng vẫn chuyển được, em có biết về "Quỹ trò nghèo vùng cao" không? Chị thấy họ vẫn chuyển được đến những nơi như thế.

Các tổ chức từ thiện thì nhiều lắm, trắng đen, thật giả cũng nhập nhằng. Người mà muốn đóng góp cũng phải tìm hiểu kỹ càng, "chọn mặt gửi vàng", để đồng tiền mình không bị sai mục đích.

#15 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7067 Bài viết:
  • 4587 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 19:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuCuongTran, on 27/01/2016 - 19:23, said:

Uhm đúng là thật không dễ, nhưng cũng vẫn chuyển được, em có biết về "Quỹ trò nghèo vùng cao" không? Chị thấy họ vẫn chuyển được đến những nơi như thế.

Các tổ chức từ thiện thì nhiều lắm, trắng đen, thật giả cũng nhập nhằng. Người mà muốn đóng góp cũng phải tìm hiểu kỹ càng, "chọn mặt gửi vàng", để đồng tiền mình không bị sai mục đích.

ko em ko biết những quỹ đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |