Jump to content

Advertisements




Thái Cực


16 replies to this topic

#1 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 09/02/2016 - 14:46

Mời các thân hữu góp ý nhằm tìm kiếm một nét thống nhất trong Kinh Dịch.
Thái Cực
Học Dịch trước hết phải học Thái Cực, phải biết Thái Cực là gì? Đa phần người thích tham khảo Kinh Dịch họ bỏ qua giai đoạn này nên không thấy sự quan trọng của Thái cực , người xưa hỏi Dịch là gì , có người vẽ một cái vòng tròn rồi bảo là Dịch , cái vòng tròn ấy biểu diễn một chu kỳ từ khởi đầu và kết thúc một chu kỳ cũng là nơi khởi điểm của cái vòng tròn ấy. Mặt trời , mặt trăng , trái đất đều có chu kỳ riêng của nó , nhỏ như hạt bụi cũng là một thái cực. Ngày ...tháng trôi đi cũng nằm trong thái cực của Lục Thập Hoa Giáp , hết 60 năm , 60 ngày , 60 giờ đều trở lại nơi khởi điểm là Giáp Tý, tháng giêng khởi ở Dần cung Cấn đến tháng Sửu cũng cung Cấn. Khởi Cấn rồi trở về Cấn để biểu diễn cái vòng tròn ấy mà người ta gọi là Chu Dịch.
Cứ đi từ Giáp Tý đến Quí Hợi là đi từ dương Giáp Tý đến âm Quí Hợi , từ dương sang âm như mặt trời mọc từ phương Đông thuộc dương sang Tây thuộc âm là hết một ngày LÀ THÁI CỰC trong thái cực chứa âm dương . giống như một khúc cây có đầu dương và đầu âm bẻ khúc cây ấy là hai , lập tức hai khúc cây ấy cũng đều có đầu dương và đầu âm. Cho nên dù lớn như chu kỳ 60 năm hay nhỏ như chu kỳ 60 giờ cũng đều là thái cực. Một người ngồi là trạng thái âm , đứng dậy đi là biến thành dương . Khí âm động biến thành dương , khí dương tụ là biến thành âm. Tất cả đều nằm trong Thái Cực.
Trong thái cực có lưỡng nghi , âm nghi và dương nghi. Cái gì cô âm, cô dương thì không có thái cực. Một quẻ muốn tác động , sinh hóa , biến đổi thì phải có đủ âm dương, quẻ không có dương như quẻ Khôn, quẻ không có âm như quẻ Kiền là hai quẻ bất dụng cho nên Văn Vương nói rằng Kiền Khôn sau khi tạo thành vũ trụ nên lui về nghỉ ngơi. Kiền lui về Tây Bắc, Khôn lui về Tây Nam để trung nam là Khảm ( có đủ âm dương) và trung nữ là Ly (có đủ âm dương) thay thế cha mẹ mà điều hành vũ trụ. Cho nên Thái Cực là sự vận hành theo một chu kỳ nhất định mà trong đó có những sự biến đổi, sinh hóa của mọi vật chất, tuy nhiên Kiền và Khôn vẫn là nhà cố vấn cho cuộc biến đổi sẽ nói ở đoạn sau . Biết rõ Thái Cực sẽ biết rõ mọi biến hóa của vật chất.
Âm dương tuy được phân làm hai nhưng cũng chỉ là một , như một vòng quay đi từ dương sang âm rồi trở về dương (tượng quẻ LY= Mặt trời) đi từ âm sang dương rồi trở về âm ( tượng quẻ Khảm= Mặt Trăng). Có hào âm , hào dương nhưng cùng trong một quẻ , có cha mẹ, con cái mới tạo thành một gia đình.. Từ đó Bát Quái được xem như một gia đình của Vũ Trụ, cha mẹ sinh 6 con , 3 trai , 3 gái. Bát Quái cũng chỉ là một vòng Chu Dịch được diễn ra thành quẻ.
Từ Càn , Khảm , Cấn , Chấn thuộc dương quái, dương có tính chất nhẹ từ dưới bốc lên cao nên nằm phía dưới đồ hình Bát Quái trải dài từ Tây Bắc sang chính Đông , nghĩa là từ phải sang trái. Ta thấy hướng đi lên của khí dương có quẻ Chấn đi đầu ( lưu ý kỹ điều này) Cấn con trai út theo sau.
Từ Tốn , Ly , Khôn , Đoài , là âm quái , âm có tính chất nặng đục nên từ trên có khuynh hướng lắng xuống , nằm phía trên đồ hình, trải dài từ Đông nam sang Chính Tây, âm luôn đối nghịch với dương nên đi từ trái sang phải và con gái út đi đầu , con gái trưởng là Tốn theo sau. Vì trưởng mà theo sau em út nên Tốn có nghĩa là thuận theo .
Chấn là dương xuất ra , Đoài là âm đi vào đó cũng là nơi xuất nhập của quỷ thần
Mới đây có một trường phái để nghịch đồ hình bát quái , Khảm trên , Ly dưới theo thể của quẻ Ký Tế , như vậy trái với của quy luật âm dương và còn nhiều vấn đề khác bị sai lệch mà không thể nói hết ở đây.
Sau khi Văn Vương định hình các quẻ để biểu diễn hai nghi, tượng của hai khí nặng nhẹ , khí nặng ở trên có thể lắng xuống được và khí nhẹ ở dưới có thể bốc lên cao được , nhờ vậy mà vạn vật mới được hanh thông , sinh hóa . Chính điều này diễn ra như thế nên người ta thường nói âm dương , mà không nói dương âm.
Các quái âm dương xếp thành hai nghi, tức thì có tứ tượng tự nhiên như chu kỳ 1 năm có 4 mùa được sắp xếp bởi dựa theo Thiên Văn Học thời cổ mà Văn Vương cũng là một nhà Thiên Văn Học tài ba thời bấy giờ, các tứ tượng trong Bát Quái diễn như sau:
Tiết Xuân Phân và Thu Phân mặt trời mọc chính Đông và lặn chính Tây đó là lúc mặt trời đi ngang qua đỉnh đầu ( không thấy bóng) và cũng đi ngang theo đường xích đạo, cũng là lúc ngày và đêm bằng nhau ta thấy từ quẻ Chấn chính Đông và quẻ Đoài chính Tây hợp lại có 3 âm 3 dương .
Tiết Hạ Chí mặt trời đi ngang qua vĩ độ 23.5 ở vĩ độ này hướng về bán cầu Nam mặt trời đi ngang qua đầu ( không thấy bóng) mọc từ Đông Nam quẻ Tốn và lặn về Tây Bắc quẻ Kiền ,nên ngày dài đêm ngắn , giữa Tốn và Kiền hợp lại có 5 dương và 1 âm , tương cho dương cực.
Tiết Đông Chí mặt trời đi ngang qua vỉ độ 23.5 hướng về Bắc bán cầu, mặt trời đi ngang qua đầu ( không thấy bóng) mọc từ Đông Bắc quẻ Cấn , lặn về Tây Nam quẻ Khôn ta thấy giữa Cấn và Khôn hợp lại có 5 âm và 1 dương nên đêm dài hơn ngày. Chỗ này âm cực.
Như thế giữa Khảm -Ly có 3 âm 3 dương tượng cho Xuân -Phân.
Chấn -Đoài có 3 âm , 3 dương tượng cho Thu Phân
Tốn - Càn có 5 dương 1 âm tượng cho Hạ Chí
Cấn -Khôn có 5 âm 1 dương tượng cho Đông Chí
Tứ tượng đã nằm ẩn trong Hậu Thiên Bát Quái rồi.
Do những yếu tố quan trọng trên người xưa đặt ra Tứ Kim Lâu để tính cho tuổi việc xây nhà, nếu rơi vào Tốn, Càn dương cực nhiều phản phúc, biến đổi, không dùng, rơi vào Cấn , Khôn nơi âm cực cũng không dùng người ta chọn Khảm -Ly, Chấn -Đoài nơi có âm dương quân bình.
Cũng có trường phái đổi quẻ Tốn qua Khôn và ngược lại, như vậy đi nghịch với Thiên Văn Học và hủy bỏ tứ tượng trong Hậu Thiên Bát Quái.
Từ vấn đề này trong Tử Vi người ta lấy các cung Tốn-Càn, Cấn Khôn nơi cực của âm dương làm nơi đắc địa của hai sao Địa Không và Địa Kiếp của Thiên Mã và cũng là nơi sinh , tuyệt của vạn vật.

Thanked by 3 Members:

#2 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 00:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 09/02/2016 - 14:46, said:


cho nên Văn Vương nói rằng Kiền Khôn sau khi tạo thành vũ trụ nên lui về nghỉ ngơi.


Văn Vương nói vậy, cảm ơn Văn Vương cho Càn Khôn nghỉ ngơi

Cái gì tới cực ? chưa biết !

Thanked by 2 Members:

#3 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 06:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 10/02/2016 - 00:28, said:

Văn Vương nói vậy, cảm ơn Văn Vương cho Càn Khôn nghỉ ngơi

Cái gì tới cực ? chưa biết !
Khi Văn Vương hình thành Hậu Thiên Bát Quái đã để Kiền Khôn lui về vị trí thứ yếu, từ đó vòng thời gian được biểu thị bởi Lục Thập Hoa Giáp mà Khảm -Ly đứng ra điều hành toàn cõi vũ trụ qua Lục Giáp. Bạn thấy lục Giáp có Giáp Dân , Giáp Ngọ , Giáp Tuất là hỏa cục thuộc Ly và Giáp Thân , Giáp Tý , Giáp Thìn là Thủy cục thuộc Khảm đó không? Trong tự nhiên khi một vật đã phát triển thì sẽ phát triển đến một giới hạn nào đó thôi, nếu đi quá giới hạn sẽ tự ngưng lại , lúc bấy giờ từ động sang tịnh tức là từ dương cực chuyển sang âm rồi. Cám ơn bạn Le.Dung quan tâm. Thân ái .

Thanked by 1 Member:

#4 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 07:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 10/02/2016 - 06:53, said:

Khi Văn Vương hình thành Hậu Thiên Bát Quái đã để Kiền Khôn lui về vị trí thứ yếu, từ đó vòng thời gian được biểu thị bởi Lục Thập Hoa Giáp mà Khảm -Ly đứng ra điều hành toàn cõi vũ trụ qua Lục Giáp. Bạn thấy lục Giáp có Giáp Dân , Giáp Ngọ , Giáp Tuất là hỏa cục thuộc Ly và Giáp Thân , Giáp Tý , Giáp Thìn là Thủy cục thuộc Khảm đó không? Trong tự nhiên khi một vật đã phát triển thì sẽ phát triển đến một giới hạn nào đó thôi, nếu đi quá giới hạn sẽ tự ngưng lại , lúc bấy giờ từ động sang tịnh tức là từ dương cực chuyển sang âm rồi. Cám ơn bạn Le.Dung quan tâm. Thân ái .

Khó hiểu quá anh Danhnguyen ơi, Thái dương hệ đã khó hiểu, toàn cõi vũ trụ là gì nhỉ ?

Thanked by 1 Member:

#5 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 07:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 10/02/2016 - 07:08, said:

Khó hiểu quá anh Danhnguyen ơi, Thái dương hệ đã khó hiểu, toàn cõi vũ trụ là gì nhỉ ?
Do vũ trụ bao la vô tận mà con người rất nhỏ bé nên người xưa biểu thị vũ trụ có 10 số , 5 số trời và 5 số đất mà thôi. Cái bao la của vũ trụ là dòng thời gian trải qua hàng tỷ năm làm sao đo đếm được ? Nên chi người ta giới hạn thời gian đó qua 60 Hoa giáp , từ Giáp Tý đến Quý Hợi , Quý Hợi là nơi cùng cực rồi trở lại Giáp Tý, do đó khi nói đến Dịch người xưa biểu thị là cái vòng tròn Thái Cực. Cái vòng tròn ấy đi mãi...Học Dịch rất thú vị, người ta suy diễn theo lối biện chứng chứ không theo lối phân tích như Tây Phương. Người ta cho trái đất hình vuống 1:4 thấy có 4 cạnh nên âm thuộc số chẳn, cho Trời là hình tròn , năng động , tỷ lệ giữa chu vi và đường kính là 1:3 theo số Pi trong toán học, nên dương thuộc số lẻ. Khi tính Lục thập hoa giáp khởi đầu là Giáp Tý lấy cung Chấn số 3 mà khởi để biểu thị cái vòng tròn vô tận ấy. Hơn nữa âm lấy số chẳn là bởi vì chỉ có âm mới mang thai -Tuy 1 mà 2- Thân ái chào bạn.

#6 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 07:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 10/02/2016 - 07:39, said:

Do vũ trụ bao la vô tận mà con người rất nhỏ bé nên người xưa biểu thị vũ trụ có 10 số , 5 số trời và 5 số đất mà thôi. Cái bao la của vũ trụ là dòng thời gian trải qua hàng tỷ năm làm sao đo đếm được ? Nên chi người ta giới hạn thời gian đó qua 60 Hoa giáp , từ Giáp Tý đến Quý Hợi , Quý Hợi là nơi cùng cực rồi trở lại Giáp Tý, do đó khi nói đến Dịch người xưa biểu thị là cái vòng tròn Thái Cực. Cái vòng tròn ấy đi mãi...Học Dịch rất thú vị, người ta suy diễn theo lối biện chứng chứ không theo lối phân tích như Tây Phương. Người ta cho trái đất hình vuống 1:4 thấy có 4 cạnh nên âm thuộc số chẳn, cho Trời là hình tròn , năng động , tỷ lệ giữa chu vi và đường kính là 1:3 theo số Pi trong toán học, nên dương thuộc số lẻ. Khi tính Lục thập hoa giáp khởi đầu là Giáp Tý lấy cung Chấn số 3 mà khởi để biểu thị cái vòng tròn vô tận ấy. Hơn nữa âm lấy số chẳn là bởi vì chỉ có âm mới mang thai -Tuy 1 mà 2- Thân ái chào bạn.

Cảm ơn anh Danhnguyen đã giải thích !

Thanked by 1 Member:

#7 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 08:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 10/02/2016 - 00:28, said:

Văn Vương nói vậy, cảm ơn Văn Vương cho Càn Khôn nghỉ ngơi

Cái gì tới cực ? chưa biết !

Dịch Kinh không nói gì về Thái cực, có bàn tới Thái cực đâu !

Duy có dịch gia Thiệu Khang Tiết lập thuyết trong Hoàng Cực Kinh Thế hay Thiết Bản Thần Số ... LeDung thấy thế nào ?

Thanked by 1 Member:

#8 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 09:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 10/02/2016 - 07:39, said:

Do vũ trụ bao la vô tận mà con người rất nhỏ bé nên người xưa biểu thị vũ trụ có 10 số , 5 số trời và 5 số đất mà thôi. Cái bao la của vũ trụ là dòng thời gian trải qua hàng tỷ năm làm sao đo đếm được ? Nên chi người ta giới hạn thời gian đó qua 60 Hoa giáp , từ Giáp Tý đến Quý Hợi , Quý Hợi là nơi cùng cực rồi trở lại Giáp Tý, do đó khi nói đến Dịch người xưa biểu thị là cái vòng tròn Thái Cực. Cái vòng tròn ấy đi mãi...Học Dịch rất thú vị, người ta suy diễn theo lối biện chứng chứ không theo lối phân tích như Tây Phương. Người ta cho trái đất hình vuống 1:4 thấy có 4 cạnh nên âm thuộc số chẳn, cho Trời là hình tròn , năng động , tỷ lệ giữa chu vi và đường kính là 1:3 theo số Pi trong toán học, nên dương thuộc số lẻ. Khi tính Lục thập hoa giáp khởi đầu là Giáp Tý lấy cung Chấn số 3 mà khởi để biểu thị cái vòng tròn vô tận ấy. Hơn nữa âm lấy số chẳn là bởi vì chỉ có âm mới mang thai -Tuy 1 mà 2- Thân ái chào bạn.

Cổ nhân quan sát tự nhiên thấy các hiện tượng tự nhiên có tính tuần hoàn, phản phục có tính chu kỳ trong khoảng thời gian nhất định. Và các hiện tượng đó không chỉ lặp đi lặp lại ở nơi Trời (xuân hạ thu đông, mưa nắng, sáng tối...), nợi Đất (cỏ cây hoa lá, sông suối ao hồ, núi đồi thảo nguyên,...) mà còn ở nơi con Người (tâm sinh lý, buồn vui yêu ghét, lấy vợ gả chồng, sinh con, sinh lão bệnh tử.. ). Xuyên suốt như vậy Trời, Đất, Người và liên kết lại thấy được có một nguyên Lý chung dường như không thay đổi ... Việc đó chắc nhiều đời nối tiếp nhau, nhiều nền văn hóa bổ sung cho nhau. Rồi đến một ngày đủ nhân duyên xuất hiện một Thánh nhân như Phục hy, Văn vương, Khổng tử ... phát minh ra.

Thanked by 2 Members:

#9 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 09:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thanh.Huong, on 10/02/2016 - 08:58, said:

Dịch Kinh không nói gì về Thái cực, có bàn tới Thái cực đâu !

Duy có dịch gia Thiệu Khang Tiết lập thuyết trong Hoàng Cực Kinh Thế hay Thiết Bản Thần Số ... LeDung thấy thế nào ?

Chia sẻ cho vui thôi ThanhHuong, tớ có biết gì về Cực với Thái cực đâu !

Thanked by 1 Member:

#10 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 10/02/2016 - 14:14

Tôi muốn xin hỏi Danhnguyen là Thái Cực sinh ra từ cái gì vậy?

Trân trọng,
Lê Bình

Thanked by 1 Member:

#11 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 14:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 10/02/2016 - 14:14, said:

Tôi muốn xin hỏi Danhnguyen là Thái Cực sinh ra từ cái gì vậy?

Trân trọng,
Lê Bình
Theo hầu hết các sách viết về Dịch thì Thái Cực được sinh ra từ Vô Cực. Tôi cũng chỉ biết như thế thôi. Nếu hỏi nữa tôi bí.

Cám ơn bạn đã quan tâm.
Thân chào

Thanked by 1 Member:

#12 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 10/02/2016 - 15:29

Có câu của Tổ Tiên:

"Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông".

Trân trọng,
Lê Bình

#13 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 07:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 10/02/2016 - 15:29, said:

Có câu của Tổ Tiên:

"Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông".

Trân trọng,
Lê Bình
"Thái cực" cũng được nói đến trong phần "Hệ từ" (繫辭) bàn luận về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một phần đã được viết từ rất xưa, mà người ta cho rằng tác giả là vua

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Do đó, nó là dịch ở thời điểm khởi đầu. Rồi nó phân thành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(兩儀). Lưỡng nghi sinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(四象). Tứ tượng sinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(八卦). Bát quát quyết định may rủi. May rủi tạo nên hàng loạt hành động. (tr. Wilhelm and Baynes 1967:318-9)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và Cary F. Baynes giải thích:
Định đề cơ bản của trạng thái khởi đầu sơ khai dựa trên đó mọi vật được sinh thành và tồn tại chính là "thái cực". Sau này, các nhà tư tưởng Ấn Độ cũng dành tâm sức để lĩnh hội về trạng thái sơ khai này. Một trạng thái khác, "vô cực"- trạng thái khởi đầu tĩnh được mô tả bằng vòng tròn. Cùng với nó, "thái cực" được tượng trưng bằng vòng tròn phân đôi của ngày và đêm, âm và dương. Biểu tượng này cũng đóng vai trò quan trọng ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Tuy nhiên, ban đầu, tính phân đôi của "thái cực" là một khái niệm xa lạ đối với Kinh Dịch; Kinh Dịch chỉ miêu tả về "cực" và "đạo". "Đạo", với nghĩa đen là "con đường", diễn tả "cái duy nhất", nhưng "con đường" cũng hàm ý trên dưới, trái phải, trước sau; do đó, "đạo" cũng ngầm miêu tả sự phân đôi của hai mặt đối lập. (1967:lv)
Triết gia đời Tống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(1017-1073 CE) viết "Thái Cực Đồ thuyết" và đã trở thành hòn đá tảng đối với vũ trụ quan của các nhà nho phái "Tống Minh". Tác phẩm của ông tổng kết nhiều khía cạnh của đạo Phật Trung Hoa và đạo Lão, cùng nhiều luận giải các khái niệm trừu tượng trong Kinh Dịch.
Các thuật ngữ chính mà ông nói đến trong "Thái Cực Đồ thuyết" là "thái cực" và "vô cực":
"Vô cực" là chưa thành "thái cực". "Thái cực" hoạt động tạo ra dương, khi chuyển động đến giới hạn, nó trở nên tĩnh. Trong tĩnh, nó tạo ra âm, tới cực đại, nó lại hoạt động. Động và tĩnh chuyển hóa, cái này là nền của cái kia. Khi âm và dương đã phân hóa, hai trạng thái xuất hiện. Sự chuyển hóa và kết hợp của âm và dương tạo ra kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Với ngũ hành, các thời kỳ biến đổi của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được sắp xếp hài hòa, qua đó bốn mùa được tiếp diễn. Ngũ hành đơn giản là âm và dương, âm và dương chẳng qua chính là thái cực, thái cực có nền tảng từ vô cực. Do vậy, trong quá trình tạo ra ngũ hành, mỗi hành đều chứa đựng bản chất riêng của nó. (tr. Adler 1999:673-4)

Thân ái chào bạn.

Sửa bởi Danhnguyen: 11/02/2016 - 08:03


#14 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 11/02/2016 - 08:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 11/02/2016 - 07:49, said:

"Thái cực" cũng được nói đến trong phần "Hệ từ" (繫辭) bàn luận về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một phần đã được viết từ rất xưa, mà người ta cho rằng tác giả là vua

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


"HỆ TỪ THƯỢNG HẠ TRUYỆN là 2 quyển nằm trong bộ Thập dực của Khổng tử. Hệ Từ có mục đích là giảng giải về sự sinh thành của bộ Kinh Dịch."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trân trọng,
Lê Bình

Thanked by 1 Member:

#15 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 09:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 11/02/2016 - 08:30, said:



"HỆ TỪ THƯỢNG HẠ TRUYỆN là 2 quyển nằm trong bộ Thập dực của Khổng tử. Hệ Từ có mục đích là giảng giải về sự sinh thành của bộ Kinh Dịch."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trân trọng,
Lê Bình
Tôi có tải về bộ này của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ và Huyền Linh Yến Lê về và hiện có trong bộ sưu tập Kinh Dịch của tôi. Cám ơn bạn có nhã ý.
Thân Chào.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |