Jump to content

Advertisements




duy thức học


6 replies to this topic

#1 bardo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 18/02/2016 - 14:15

Không biết trong đây có chủ đề bàn luận về duy thức luận trong Phật giáo chưa... Các bác cho em hỏi có phải đúng là mọi thứ đều do "thức biến", tức là mọi cái trong đầu mình đều chỉ là suy nghĩ, tưởng tượng tạo ra? Tất cả các cõi, các chư Phật, Bồ Tát đều do con người tạo nên từ sự tưởng tượng của mình? Nhưng tác dụng của thức biến cũng giống như thuốc uống, có tác dụng tốt và cũng có tác dụng không tốt, tùy theo người uống thuốc, nhà Phật nói là tùy căn cơ của mỗi người mà dạy.

Đây là 1 đoạn trong bài "logic vận động của Thức "Dương Đình Tùng":
"...Khi ngũ căn tiếp xúc với ngũ trần nhờ ngũ thức mà ta nhận biết được đối tượng, bước đầu của quá trình nhận thức là cảnh vật thực tại tác động vào các giác quan của chúng ta thì cảnh của sáu Thức sẽ đồng thời được phát sinh. Ở đây, Duy thức học thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, nhưng chỉ trong trường hợp cảm giác hay trực giác. Ngũ câu ý thức trực tiếp cảm nhận về Tánh cảnh (Thể tướng), Ý thức lúc này chưa phát khởi suy luận, bởi đi vào suy luận vào tri giác thì sẽ chuyển sang Đới chất cảnh (Mạo tướng) rồi, mà đã là Đới chất cảnh thì không còn là Tánh cảnh nữa. Bởi thế giới Đới chất cảnh là sự biểu hiện của thế giới Tánh cảnh, trong sự trực giác với Tánh cảnh khi có sự tham gia của suy luận thì thế giới Đới chất cảnh sẽ hiện ra."

Thế giới của Đới chất cảnh hiện ra muôn màu muôn tướng chính là điều chúng ta đang "ôm" vào tâm trí hiện nay?

(xin được hoàn toàn bàn luận để học hỏi mở rộng tri thức thêm, xin đừng gửi hình ảnh vào đây, rất cám ơn!)

#2 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 18/02/2016 - 18:46

“Tâm thuộc vô phân biệt; thức thuộc hữu phân biệt. Tâm thuộc về thể, thức thuộc về dụng. Như thế tâm thức không phải là một. Vì tâm thuộc tánh tịnh (thể); Thức thuộc tánh động (dụng). Động và tịnh không thể cùng nhau một lúc được. Tuy nhiên tâm và thức không thể nói hoàn toàn khác nhau. Vì Thể không thể ly Dụng; cũng như Dụng không thể ly Thể má có. Như nước và sóng. Nước thí dụ cho Thể; sóng dụ cho dụng. Ngoài sóng không có nước; ngoài nước không có sóng. Tâm vô phân biệt dụ cho nước yên lặng; thức hữu phân biệt dụ cho nước khi nổi sóng. Sóng và nước không thể tách rời đứng riêng biệt được. Tâm và thức là phi nhất phi nhị. Một chân lý bất khả tư nghị vậy.”

“Duy thức học cho rằng chỉ có tâm thức là thật có, ngoài ra đều là giả hữu”

“Chủ thể năng phân biệt thức mới là thật, còn khách thể ngoại cảnh sở phân biệt là giả”

“Các nhà Duy thức học nhấn mạnh rằng hiện hữu các pháp không phải không có. Tuy nhiên có chỉ là giả hữu”

(DUY THỨ HỌC – Thượng tọa Thích Quảng Liên; trang 50, 51; NHÀ XB TÔN GIÁO – 2004)

Thanked by 2 Members:

#3 Heza

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 20 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 29/02/2016 - 18:03

ở đây không có ai đủ trình chơi với bạn

#4 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 29/02/2016 - 19:53

Bạn nói vậy không đúng, tôi chỉ trích dẫn sách thôi

#5 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 29/02/2016 - 20:17

việc chia sẻ so sánh các luận điểm khác biệt có khả năng bật ra các manh mối khác

#6 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1036 thanks

Gửi vào 29/02/2016 - 22:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



DUY THỨC TAM THẬP TỤNG
CHÁNH VĂN
Ngài Bồ Tát THIÊN THÂN tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG dịch ra chữ Hán

Sa môn T.THIỆN HOA dịch ra chữ Việt



"Duy thức" _ Thức là phân biệt; có hai phần: 1. Sở phân biệt (bị biết) gọi là cảnh, hoặc gọi là sự vật, tức là núi, sông, ruộng, vườn ...2. Năng phân biệt (cái biết) gọi là thức, tức là cái tác dụng phân biệt hay nhận biết các cảnh vật.
Cảnh vật có hình tướng, thức không hình tướng. Người đời đều nói hai vật này ( vật chất, tinh thần) riêng khác; thật ra năng phân biệt (biết) và sở phân biệt (bị biết) cũng đều là thức; ngoài thức ra không có vật gì khác. Bởi thế nên gọi là Duy thức.
Người đời vì chấp tất cả sự vật là thật có, nên không tin lý duy thức. Nay môn học này, giải thích cho người biết: tất cả sự vật, chỉ có thức biến hiện, không phải thật có, nên gọi là "Duy thức học".


Hỏi: _ Nếu chỉ có thức, tại sao người thế gian và trong Phật giáo, đều nói có Ngã và Pháp ?
LƯỢC GIẢI
Người đời chấp tất cả sự vật, như núi, sông, cỏ, cây ...đều thật có. Nay lại nghe nói:"Các cảnh vật ấy đều do thức biến hiện, chỉ là giả tướng, chớ không phải thật có", thì họ quyết định không tin. Bởi thế nên Luận chủ đề xướng Duy thức học, đặt ra những lời vấn đáp, để giải thích các điều nghi ngờ đó.


Có người hỏi: _ Nếu chỉ có thức mà thôi, thì tại làm sao, người thế gian và trong Phật giáo đều nói có Ngã, Pháp ? Nếu lý Duy thức đúng, thì lời người thế gian và Phật giáo nói sai, còn nếu thế gian và Phật giáo nói đúng, thì lý Duy thức phải sai. Hai thuyết rất mâu thuẫn nhau, vậy bên nào nói đúng lý ?
Câu hỏi này rất khó, nếu không phải bực Bồ Tát trí huệ vô biên, thì không dễ gì trả lời được.
"Ngã pháp" nghĩa là gì?_ "Ngã" là chủ tế (tự chủ, có quyền sắp đặt). Như người đời chấp thân này là "ta"; có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp đặt các việc, như thếgọi là "Ngã".
"Pháp" là khuôn phép và giữ gìn; nghĩa là tự nó giữ gìn bản chất của nó, làm cho người xem đến, thì biết là vật gì. (Nhậm trì tự tánh, quỹ sanh vật giải).
Như cái bàn ở trước mặt đây, tự nó giữ gìn bản chất cứng nhắc, hình dáng dài rộng hoặc cao thấp và có công năng chứa vật. Một khi người xem đến thì biết là cái bàn. Như thế gọi là "pháp".
Người thế gian chấp ngã, như chấp thân mạng loài hữu tình, đều có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp xếp mọi việc.
Người thế gian chấp pháp, không ngoài ba điểm: Thật (bản chất), Đức (hình dáng), Năng (công dụng). Như họ chấp nhà cửa cỏ cây, v.v ...là thật có (thật) hình dáng tốt hay xấu (đức) và công dụng của nó (nghiệp); mỗi món đều gọi là một pháp.


NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP CỦA THẾ GIAN
Như có ngư6ời đang ngồi yên trong nhà tối, bổng nghe người nói: "Ở góc nhà kia có con quỉ". Lúc bấy giờ trên thức của họ liền biến ra con quỉ,tóc tai xù xụ, hình tướng rất ghê sợ, muốn chụp bắt người. Thật ra không có quỉ, nhưng trên thức người nghe lại biến ra quỉ. Đây là tướng Ngã của thế gian, do thức biến vậy.
Có người ngồi trong nhà, nghe nói: "Tuyết rơi ngoài sân". Lúc bấy giờ trên thức họ tự biến ra hình tướng tuyết bay trắng xoá. Thật ra không có tuyết, nhưng trên thức của người nghe lại biến ra có hình tướng của tuyết. Đây là tướng Pháp của thế gian, di thức biến ra vậy.
NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP TRONG THÁNH GIÁO
Như có người nghe trong kinh nói: "Phật có 32 tướng". Rồi từ trên thức của họ tự biến ra tướng Phật tốt đẹp lạ thường. Đây là tướng "Ngã" trong Thánh giáo, do thức biến ra.
Hoặc nghe nói: "Cõi Phật có 7 món báu trang nghiêm"; rồi từ trên thức của họ biến ra cảnh Tịnh độ. Đây là tướng "Pháp" trong Thánh giáo, do thức biến hiện.


"Do thức biến ra các tướng Ngã, Pháp". Đã có cảnh sở biến (bị biến) tất nhiên phải có thức năng biến.
Đoạn này nói về thức năng biến. Thức năng biến có ba loại:
1. Dị thục thức, tức là thức thứ Tám
2. Tư lương thức, tức là thức thứ Bảy
3. Liễu biệt cảnh thức, tức là 6 thức trước (từ nhãn thức cho đến ý thức).
Ba loại thức Năng biến này, nếu phân tích ra thì có tám thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức và A lại da thức)

----------------
Thức Năng biến thứ nhứt tên là A lại da, cũng gọi là Dị thục thức hay Nhứt thế chủng thức.
LƯỢC GIẢI
Thức Năng biến thứ nhá?t có ba tướng:
I. Tự tướng (thể); tiếng Phạn gọi là "A lại da", Tàu dịch là "Tàng". Chữ Tàng có ba nghĩa:
1. Năng tàng: Thức này có công năng chứa tất cả chủng tử (hạt giống) của các Pháp thiện ác; cũng như cái kho có công năng chứa lúa.
2. Sở tàng: Thức này có chổ để chứa chủng tử của các Pháp; cũng như cái kho là chổ để chứa lúa.
3. Ngã ái chấp tàng: Thức này thường bị thức thứ Bảy ái luyến chấp làm ngã. Nó như người giữ kho, giữ gìn chẳng cho lúa mất (chấp tàng).
II. Quả tướng (quả), gọi là "Dị thục thức". Chữ Dị thục có ba nghĩa:
1. Dị thời nhi thục: Khác thời mà chín. Dụ như trái xoài, từ khi sanh cho đến khi chín, thời gian khác nhau.
2. Dị loại nhi thục: Khác loài mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ tánh chua, đến chín lại ngọt.
3. Biến dị nhi thục: Biến đổ khác chất mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ thì xanh, đến khi già chín biến đổi lại vàng.
Vì thức Dị thục này lãnh thọ thân quả báo, nên gọi là Dị thục quả. Tánh chất của Dị thục quả là vô ký (không nhứt định thiện hay ác); song về nghiệp nhơn đời trước của nó, lại có thiện và ác.
Bởi lấy nghiệp nhơn (thiện ác) đối với quả (vô ký) mà nói, nên có ba nghĩa: Khác thời gian chín (Dị thời nhi thục), khác loại mà chín (Dị loại nhi thục) và biến đổi chín (Biến dị nhi tục).
1. Dị thời ...
Dị thục 2. Dị loại ... nhị thục
3. Biến dị ... Quả (vô ký)
Nhơn (thiện, ác)
III. Nhơn tướng (nhơn), gọi là Nhứt thế chủng tức. Tất cà các pháp hiện tượng (hiện hành) trong thế gian và xuất thế gian, đều có chủng tử (công năng tiềm tàng) của nó. Các chủng tử này đều chứa trong thức thứ Tám (tàng thức). Các chủng tử là "nhơn" khởi hiện ra các Pháp là "quả". Vì theo "nhơn tướng" (chủng tử), nên gọi thức này là "Nhứt thế chủng".


Hành tướng thức Năng biến thứ nhứt rất là tế nhị ! Bởi người đời tâm thô không thể biết được, nên nói "Bất khả tri".
Những việc của thức này mà người đời không thể biết được, có hai phần:
1. Thức này giữ gìn chủng tử, thế giới, thân thể và làm cho thân thể sanh ra cảm giác, lãnh thọ; nghĩa là thức thứ Tám này biến hiện ra thế giới và chúng sanh rồi giữ gìn không cho mất; đây là điền khó biết thứ nhứt.
2. Hành tướng năng duyên (liễu) của thức này, rất sâu xa và tế nhị, đây là điều khó biết thứ hai.
Không 1. Kiến phần năng duyên của thức này (liễu)
Thể biết 2. Tướng phần bị 1. Chủng tử
Duyên của thức 2. Thân thể (chấp thọ)
Này 3. Thế giới (xứ)


Tám thức, phân làm ba món năng biến, đều có quyền tự chủ, tự tại; cũng như vị Quốc Vương, nên gọi là Tâm vương. Song như vị Quốc vương phải có quần thần phụ tá, thì mới có thể giữ nước trị dân. Tâm vương cũng phải có bộ hạ tuỳ tùng để giúp đỡ mới hay tạo ra các nghiệp. Những bộ hạ tuỳ tùng ấy lệ thuộc Tâm vương, không được tự tại, nên gọi "Tâm sở", hoặc gọi là "Tâm sở hữu"; nghĩa là cái sở hữu của Tâm vương.
Lại nữa, Tâm sở đã giúp Tâm vương tạo nghiệp, thì Tâm vương với Tâm sở phải ưng thuận với nhau nên gọi là tương ưng.
Hỏi:_ Có mấy Tâm sở tương ưng với thức này?
Đáp:_ Chỉ có năm món biến hành thường tương ưng với thức này là: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư.
Xúc: Tiếp xúc. Như con mắt xen hoa, khi mới vừa tiếp xúc với hoa; đó là tác dụng của Xúc Tâm sở. Thí như hai người đồng đi một con đường; một người đi từ phương Đông đến phương Tây, một người đi từ phương Tây đến phương Đông; hai người gặp nhau một chỗ, gọi đó là xúc.
Một thí dụ nữa, như môn Kỷ hà học: trên cái hình tròn gạch qua một đường, chỗ đụng nhau một chỗ trên đường gạch, đó là xúc.
Tác ý: Móng khởi cái ý. Như khi muốn xem hoa, trước nhứt móng khởi cái ý; đó là "Tác ý Tâm sở". Rồi nó dẫn dắt nhãn thức xem hoa. Nếu không có tác dụng của Tâm sở này, thì dù có gặp hoa cũng không thấy.
Người đời có khi đi ngang qua vườn đầy hoa, mà không thấy hoa. Như thế là vì trong lúc đó, Tâm sở tác ý không có tương ưng với nhãn thức.
Thọ: Lãnh thọ. Như khi thấy hoa, có sự cảm thọ vui buồn ...
Tưởng: Tưởng tượng. Như sau khi thấy hoa, rồi tưởng tượng hình tướng của hoa đỏ hay vàng, tốt hay xấu ...
Tư: Lo nghĩ, tạo tác. Như nhơn thấy hoa, rồi lo nghĩa trồng hoa hay bẻ hoa ...

Lại nữa, "Thọ Tâm sở" có 3 loại:
1. Lạc thọ: Thọ vui. Khi gặp cảnh thuận, như được người khen ngợi, thì cảm thọ vui mừng.
2. Khổ thọ: Thọ khổ. Khi gặp cảnh nghịch, như bị người huỷ báng hạ nhục, thì cảm thọ buồn khổ.
3. Xả thọ: Thọ cảnh không vui buồn. Khi gặp cảnh bình thường không thuận nghịch, như trong lúc không được khen hay bị chê, thì cảm thọ không vui buồn.

...

------------------
Thức năng biến thứ hai tên là Mạt na. Thức này do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Tánh và tướng của nó thường lo nghĩ.
LƯỢC GIẢI
Trước đã nói thức Năng biến thứ nhứt, tiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là "Căn" của ý thức, chứ không phải ý thức (thứ 6).
Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sanh ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.


Trước đã nói thức năng biến thứ nhứt, thiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là căn của ý thức, chứ không phải là ý thức (thứ 6).
Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lai na chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sing ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.


Những Tâm sở thường tương ưng với thức này, là bốn món phiền não: 1. Ngã si (si mê cái Ngã), 2. Ngã kiến (Chấp cái Ngã), 3. Ngã mạn (đề cao cái Ngã của mình, để khinh mạn người), 4. Ngã ái (tham ái cái Ngã).
Bởi thức Mạt ma thường chấp thức A lại da làm Ngã, nên bốn món phiền não tương ưng với thức này, cũng đều do caqi Ngã mà sanh. Vì thế nên trên mỗi món phiền não lại thên chữ Ngã (Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái).
Ngoài bốn món phiền não trên, lại còn có các Tâmsở, như năm món Biến hành và tuỳ phiền não v.v...cũng tương ưng với thức này; nhưng không phải thường có như bốn món phiền não trên.
Si, Kiến,
Các Tâm sở 1. Thường chung khởi
Tương ưng với Mạn, Ái.
Thức này 2. Không thường Năm món Biến hành.
Tuỳ phiền não v.v ...

...
---------------

Thức năng biến thứ ba có sáu món: 1. Nhãn thức, 2. Nhĩ thức, 3. Tỹ thức, 4. Thiệt thứic, 5. Thân thức, 6. Ý thức. Trong 8 thức, thức nào cũng đều phân biệt cảnh; song thức thứ Bảy và thức thứ Tám chỉ phân biệt cảnh tế, còn 6 thức trước lại phân biệt cảnh thô; nên trong bài tụng nói "Tánh tướng nó đều phân biệt cảnh". Cũng như mặt trời mặt trăng sáng suốt chiếu soi khắp thiên hạ. Mặt trời mặt trăng sáng suốt là dụ cho bản tánh của thức này; còn chiếu soi là dụ cho tướng dụng của thức này.
Sáu thức này đủ cả 3 tánh: thiện, ác, và vô ký (không thiện ác).

...
Tâm sở do tâm vương đặt để, cũng như các quan do Vua sắp đặt, như một vị quan lớn có bao nhiêu nhơn viên. Tâm sở cũng thế, tất cả 51 món, phân làm 6 loại, mỗi loại có bao nhiêu món.
Nay xin liệt kê sau đây:
1. Biến hành, có 5 món
2. Biệt cảnh, có 5 món
3. Thiện, có 11 món
4. Căn bản phiền não, có 6 món
5. Tuỳ phiền não, có 20 món
6. Bất định, có 4 món.
Ba thọ là:khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ.
Tóm lại, thức này tương ưng với 51 món tâm sở và 3 thọ

---

Biến hành Tâm sở: Tâm sở này đi khắp tất cả:
1. Đi khắp tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai).
2. Đi khắp tất cả không gian (ba cõi, chín địa)
3. Đi khắp tất cả tánh (thiện,ác và vô ký).
4. Đi khắp tất cả thức (tám thức tâm vương).
Năm món Biến hành là: Xúc, Tác ý, Thọ, tưởng và Tư. Trong bài nói về thức Sơ năng biến ở trước, đã có nói về hành tướng của năm món Biến hành Tâm sở rồi, nên bài này chỉ nói về năm món Biệt cảnh.
Biệt cảnh Tâm sở: Tâm sở này có năm món, mỗi món duyên mỗi cảnh giới khác nhau, không thể đi khắp tất cả như năm món Biến hành.
Năm món Biệt cảnh là: Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Huệ. 1. Dục: Muốn; như phát tâm muốn lìa trần tục, hoặc muốn học Phật v.v ..., 2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng; như học Duy thức, hiểu biết được rõ ràng, 3. Niệm: Nhớ nghĩ; như ngày trước học giáo lý, hôm nay nhớ lại, 4. Định: Chăm chú; như chăm chú nghe hoặc học Duy thức, tâm không loạn động, 5. Huệ: Trí huệ; nhơn định nên sanh trí huệ.
Vì năm Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh và hành tướng khác nhau; cũng như năm người, mỗi người ở mỗi chỗ và làm mỗi việc không đồng, nên bài tụng trên nói "Sở duyên sự bất đồng": Công việc duyên cảnh của năm món Tâm sở này không đồng.
Biệt cảnh:
1. Dục Tâm sở duyên cảnh bị mong muốn
2. Thắng giải đã rõ ràng
3. Niệm nhớ lại
4. Định chăm chú
5. Huệ quán sát

--

11 món Thiện Tâm sở này, cũng như các vị Trung thần trong nước, hay người tớ trung thành trong nhà.
1.Tín: Tin; như tin Tam bảo, 2. Tàm: Xấu hổ; như mình lỡ làm việc có tội lỗi, sanh ra xấu hổ, 3. Quí: Thẹn thùa; như mình làm việc sái quấy, đối với người sanh lòng thẹn thùa. Nói lại cho dễ hiểu: Tàm là tự hổ lấy mình; Quí là thẹn với người, 4. Vô tham: không tham; gặp cảnh tốt đẹp, không sanh tâm tham lam, 5. Vô sân: Không nóng giện, 6. Vô si: Không si mê; đối với tất cả sự vật, tâm không si mê. Ba món tâm sở này (vô tham, vô sân,vô si) là gốc rễ của các pháp lành, nên được gọi là "Tam thiện căn" (ba căn lành), 7. Cần: Siêng năng; gặp việc lành, tâm tinh tấn không thối lui, 8. Khinh an: Nhẹ nhàng sảng khoái; thâm tâm vui vẻ nhe nhàng, 9. Bất phóng dật: Khônh phóng túng; bỏ dữ làm lành, không buông lung theo dục lạc, 10. Hành xả: Làm mà không cố chấp; làm tất cả việc tốt, mà không tham luyến cố chấp, làm với bản tánh tự nhiên, chớ không có dụng công, tâm thường an trụ nơi bình đẳng. Hành tướng của Hành xả, như người đi đường: Phải bỏ bước sau mới tiến tới bước trước. Nếu không bỏ bước sau thì không bao giờ tiến tới bước trước được. Lại nữa, hành xả với Xả thọ khác nhau: "hành xả" là món Xả trong Hành uẩn, thuộc về pháp lành; còn "Xả thọ" là một trong Thọ uẩn, thuuộc về tánh vô ký, 11. Bất hại: Không làm tổn hại tất cả chúng sanh.

--

Phiền não nghĩa là buồn phiền não loạn. Vì 6 món phiền não này làm căn bản để sinh ra các phiền não chi mạt, nên gọi là Căn bản phiền não.
1. Tham, 2. Sân, 3. Si; ba món Tâm sở này trái ngược với ba món Thiện căn (vô tham, vô sân, vô si) trong 11 món Thiện Tâm sở. Trong Khế kinh gọi ba món phiền não này là "tam độc" (3 món độc). 4. Mạn, tức là Ngã mạn; đã giải trong bài thức năng biến thứ hai, 5. Nghi: Nghi ngờ; như người nghi ngờ Phật pháp, không tin thuyế nhơn quả luân hồi v.v ...6. Ác kiến: Hiểu biết có tội ác; nghĩa là hiểu biết không chơn chánh tà vạy.
Aùc kiến này, chia ra làm năm món: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, sẽ giải ở sau.

--

Vì hai mươi món phiền não này tuỳ thuộc vào các căn bản phiền não, nên gọi là "Tuỳ phiền não".
1. Phẫn: Giận, khi gặp nghịch cảnh sanh tâm giận giỗi.
2. Hận: Hờn, sau khi giận rồi lưu lại trong tâm không bỏ.
3. Phú: Che giấu, Che giấu tội lỗi của mình không cho ai biết.
4. Não: Phiền, sau khi giận rồi buồn phiền nơi lòng.
5. Tật: Ganh ghét, thấy người hơn mình sanh tâm đố kî.
6. Xan: Bỏn xẻn, có tiền của mà rít rắm không bố thí.
7. Cuống: Dối gạt, vì muốn đặng danh lợi nên dối gạt người.
8. Siểm: Nịnh, bợ đỡ nịnh hótvới người để xin danh vọng quyền lợi.
9. Hại: Tổn hại, trái với "bất hại" trong Thiện Tâm sở.
10. Kiêu: Kiêu cách, giống như mạn tâm sở, song "Mạn tâm sở" là kinh dễ lấn lướt người, còn "Kiêu tâm sở" là ỷ tài năng của mình mà khinh ngạo xem thường người.
11. Vô tàm và 12 là Vô quí, trái với Tàm và Quí trong Thiện tâm sở.
13. Trạo cử: Chao động, làm chướng ngại tu Chỉ; trái với Định tâm sở trong vị Biệt cảnh.
14. Hôn trầm: Tối mờ, lám chướng ngại tu quán; trái với huệ tâm sở.
15. Bất tín:Không tin, trái với Tín tâm sở trong 11 món thiện.
16. Giải đãi: Trễ nải, trái với Cần tâm sở trong 11 món thiện.
17. Phóng dật: Buông lung; trái với "Bất phóng dật" trong Thiện tâm sở.
18. Thất niệm: không nhớ; trái với "Niệm tâm sở" trong vi Biệt cảnh.
19. Tán loạn: Rối loạn, tâm lăng xăng rối loạn; trái với "Định tâm sở" trong vị Biệt cảnh.
20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh, khi đối vớicảnh hiểu biết sai lầm, làm chướng ngại hiểu biết chơn chánh.

--

Bất định là không nhứt định thiện hay ác.
1. Hối: Ăn năn, nghĩa là ăn năn những việc nên làm mà không làm, hoặc ăn năn những việc không nên làm mà lại làm.
2. Miên: Ngủ nghỉ, làm cho thân tâm không tự tại.
3. Tầm: Tìm kiếm, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó làm cho tâm thô động gấp gáp.
4. Tư: Rình xét, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó khiến cho tâm tế nhị mà gấp gáp.
Lại nữa, bốn món tâm sở này, mỗi món đều có hai tánh: hoặc thiện hoặc ác không nhứt định, nên gọi là "Bất định".
.......
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mỗi thức và mỗi Tâm sở đều có 4 phần: 1. Kiến phần (phần Năng phân biệt), 2. Tướng phần (phần bị phân biệt, tức là cảnh vật), 3. Tự chúng phần: phần này tự chứng minh cho Kiến phần, 4. Chứng tự chứng phần: Phần này chứng minh cho phần tự chứng.
Trong bốn phần này, về phần thứ ba là Tự chứng, không những có công năng chứng minh cho phần thứ hai là Kiến phần, mà cũng có công năng đặc biệt là trở lại chứing minh phần thứ tư là Chứng tự chứng phần. Bởi thế nên không cần phải có phần thứ năm.
(hình)
Xin nói một thí dụ để giải rõ bốn phần: Thí như anh A và anh B hùn nhau buômn bán. Anh A ra tiền (vật có hình tướng) là dụ cho "Tướng phần". Anh B ra công (không hình tướng) là dụ cho "Kiến phần". Hai ngườilập một tờ hợp đồng (giao kèo) để chứng minh một bên ra công và một bên xuất của. Tờ hợp đồng là dụ cho "Tự chứng phần". Vì hai anh tranh giành nhau, nên đem đến quan kiện. Ông quan chiếu theo tờ hợp đồng mà phân xử. Ông quan là dụ cho "Chứng tự chứng phần".
Trên đã nói rõ hành tướng của ba thức năng biến: Từ nơi hai phần bên trong là Tự Chứng Phần và Chứng Tự Chứng Phần, biến sanh ra hai phần bên ngoài là Kiến phần và Tướng phần. Vậy thì hai phần bên trong là "thể" làm chỗ bị y chỉ (nương tựa), còn hai phần bên ngoài là "dụng" là "năng y chỉ".
Thí dụ như con ốc hương, đầu và mình con ốc là dụ cho "Tự chứng phần" và "Chứng tự chứng phần"; còn hai cái vòi là dụ cho Kiến phần và Tướng phần. Hai vòi có khi lòi ra, có lúc lại thụt vào, là dụ cho cai dụng Kiến phần và Tướng phần, sanh diệt không thường; còn cái đầu và mình của con ốc thì thường còn, để dụ cho cái thể Tự chứng phần và Chứng tự chứng phần, không sanh không diệt.
Luận chủ và ngoại nhơn hai bên rất mâu thuẫn nhau. Nếu lý Duy thức của Luận chủ được thành thì sự chấp thật có Ngã, Pháp của ngoại nhơn không thành; trái lại, nếu sự chấp Ngã, Pháp của ngoại nhơn được thành, thì lý Duy thức của Luận chủ bất thành.
Ý của ngoại nhơn hỏi: Làm sao biết Ngã, Pháp đều nương nơi thức biến ra, chẳng phải thật có, nên nói "Tất cả Pháp đều Duy thức"?
Ý của Luận chủ đáp: Trên đã nói ba thức Năng biến, mỗi thức đều từ nơi tự thể mà biến sanh ra Kiến phần và Tướng phần; Kiến phần là phần năng phân biệt, mà Tướng phần là phần bị phân biệt. Phần bị phân biệt là các cảnh vật như núi, sông, đại địa, v.v ...Phần năng phân biệt tức là tác dụng thấy, nghe, hay biết các cảnh vật.
Bởi phần năng phân biệt (thấy) và phần bị phân biệt (cảnh) đều do thức thể biến ra, toàn không thật có, nên nói "Tất cả pháp Duy thức".
Thức thể (tự chứng phần sanh ra Dụng) ---> Phần biết (Kiến) Phần bị biết (Tướng) đều là thức

--

Hỏi:_ Nếu không có ngoại cảnh làm duyên, chỉ có nội thức thì nội thức làm sao sanh ra các món phân biệt?
Đáp:_ Luận chủ trả lời: Do thức A lại da chứa đựng chủng tử của các pháp, các chủng tử ấy lại sanh ra các pháp hiện hành rồi mỗi pháp hiện hành lại sanh Kiến phần (năng phân biệt) và Tướng phần (bị phân biệt).
Câu "như thị như thị biến"; nghĩa là từ khi sanh cho đến khi chín sự biến đổi phát triển rất nhiều.
Câu "triển chuyển lực cố"; nghĩa là tám thức hiện hành và các Tâm sở tương ưng, nào Tướng phần, nào Kiến phần v.v...đều có cái năng lực hổ trợ cho nhau, nên sanh ra các cảnh giới thế gian (bị phân biệt) và các món phân biệt (năng phân biệt)

--

Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh làm duyên, thì tại sao hiện nay thấy có các chúng hữu tình sanh tử tiếp nối luôn luôn?
Đáp:_ Do có các nghiệp làm duyên, nên chúng hữu tình sanh tử tương tục.
Chữ "Chư nghiệp": Nghĩa là nghiệp lành, nghiệp dữ và nghiệp bất động (tu thiền định).
Chữ "Nhị thủ": Kiến phần (năng thủ), Tướng phần (sở thủ) hoặc Danh (tâm) và Sắc (vật) hay Tâm vương và Tâm sở.
Chữ "tập khí": Tức là biệt danh của chủng tử. Như người viết chữ: khi chưa viết thì cái công năng tập quen (tập khí) đó, nó tiềm tàng núp ẩn trong tay, người không thấy được. Đến khi viết chữ, là do cái công năng tập luyện (khí phần) ngày trước đó, nên nay mới viết được. Bởi thế nên "chủng tử" (công năng tiềm tàng) cũng gọi là "tập khí".
Báo thân của loài hữu tình, gọi là thân Dị thục. Khi thân Dị thục hiện tiền sắp diệt, thì chủng tử của các nghiệp làm sơ duyên và chủng tử của hai món thủ làm thân duyên, tương tục không dứt, nên làm cho sanh ra thân Dị thục đời sau. Bởi thế nên các chúng hữu tình, khi sắc thân này chết đi, thì lại sanh ra sắc thân khác. Do đó mà sanh tử nối luôn, không biết chừng nào cùng tận.

--

.......
Xét theo Khoa học hiện đại thì có Vũ trụ toàn ảnh Hologram

Nguyên lý toàn ảnh có thể dẫn đến một triết học sâu sắc. David Bohm (hình 3) quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh (hologram) và hình ảnh nó tạo ra là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded).
Theo David Bohm sóng và hạt đều bị cuộn lại trong một thực thể lượng tử, chỉ có quá trình tương tác mới bộc lộ tường minh một khía cạnh nào đó còn khía cạnh kia vẫn nằm tiềm ẩn. Vì từ toàn ảnh (holographic) có tính tĩnh tại (static) nên để mô tả những quá trình động (dynamic) cuộn lại và mở ra liên tục của thực tại nên David Bohm đưa ra danh từ toàn ảnh động (holomovement)
Bohm quan niệm rằng mọi vật trong vũ trụ đều là những phần tử của một continium [1]. Bohm cho rằng phân biệt thế giới sống (living) và không sống (nonliving) là điều vô nghĩa.
Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh (hologram) đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là nếu biết cách tiếp cận thì chúng ta có thể tìm thấy thiên hà Tiên nữ (Andromeda) trong móng ngón tay bàn tay trái [2]. Bài thơ của William Blake (thi sĩ Anh 1757-1827) đề dẫn trên đây diễn tả cùng một ý.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong Phân tâm học có các khái niệm có thể coi là tương đương như: Ý thức, vô thức, tiềm thức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi danhkiem: 29/02/2016 - 22:11


Thanked by 1 Member:

#7 bardo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 01/03/2016 - 14:42

Cám ơn các bác chia sẻ ý kiến. Em thấy học Luận củng cố được kiến thức đúng đắn của mình về đạo Phật, nên em rất chú ý các Luận tạng. Hiểu rõ về duy thức thì cũng là 1 nền tảng hiểu về tánh Không, vô ngã, vô pháp, duyên sinh, duyên khởi... trong đạo Phật rất là (trước nhất) thú vị và (sau là) có thể "ngộ" ra điều rõ ràng hơn! Thú vị, xin đừng hiểu lầm là chuyện đùa... mà thật ra là một trạng thái rất hoan hỉ của mình khi hiểu được cái mà mình đang tìm kiếm có ánh sáng (cuối đường hầm)... , tức là khả dĩ "chứng ngộ" (chữ to quá, nhưng tạm thời không tìm ra chữ khác)... Mong các bác chia sẻ thêm.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |