Jump to content

Advertisements




Pétrus Ký

Góc Sài Gòn Tuoitre

7 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 11:48

Nhà bác học thế giới Trương Vĩnh Ký học ngoại ngữ siêu phàm



TTO - Thông thạo 26 thứ tiếng lúc 25 tuổi, Trương Vĩnh Ký khiến nhà văn Pháp Émile Littré (1801-1881) kinh ngạc: "Sự hiểu biết tới 26 ngoại ngữ của P. Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học (bác học ngôn ngữ) bậc nhất thời nay".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng Trương Vĩnh Ký ở một góc công viên Thống Nhất nhìn ra nhà thờ Đức Bà năm 1969 (hiện được đặt ở Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.H..) - Ảnh tư liệu
​Ngay từ thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký, một người Việt Nam đã thông thạo nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, như các thứ tiếng: Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Myanmar, Chăm, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Latin… để giao lưu và hội nhập dễ dàng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thần đồng tự học nhiều hơn ở trường

Trương Vĩnh Ký từ lúc lọt lòng mẹ (6-12-1837) ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thành cho đến lúc qua đời (1-9-1898) ở Chợ Quán, Sài Gòn đã trải qua bao cơn sóng gió.

Cha ông là cụ Trương Chánh Thi, quê quán Bình Định, vào Nam lập nghiệp ở một khu vực đất Vĩnh Long (nay khu vực này thuộc Bến Tre).

Cha ông là một nhà Nho học, thích thi phú, được bổ nhiệm làm lãnh binh dưới triều Minh Mạng của nhà Nguyễn, mất lúc Trương Vĩnh Ký 3 tuổi.

Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Châu, một người mẹ hiền và lam lũ, sinh một gái và hai trai.

3 tuổi, ông thuộc làu Tam tự kinh. 4 tuổi, ông học viết. 5 tuổi (năm 1842) cắp sách đến trường học chữ Nho, chữ Nôm với thầy giáo Học.

Sau vài ba năm, ông thông suốt Minh Tâm Bửu Giám, đọc Tứ thư, Ngũ kinh, thuộc nhiều thơ Đường, thơ Tống...

Ngoài ra, theo lời những người thân hậu bối, lúc nhỏ ông còn thuộc nhớ nhiều bài ca dao dài mà người lớn không biết. Cậu bé Ký đọc sách mà người cha mang từ miền Trung vào như Nhất Thiên Tự, Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự, Minh Đạo Gia Huấn, thơ Đường, thơ Tống...

Học tiếng La tinh với bạn Lào, Thái, Miến, Nhật, Trung..., học luôn tiếng bạn bè

Sau khi ông Trương Chánh Thi chết, một nhà truyền giáo thường được mọi người gọi là Cố Tám đã chỉ dạy cho cậu bé Trương Vĩnh Ký học chữ Latin, chữ Nôm và ít chữ sau này gọi chữ “Quốc ngữ“.

Ông nhận thấy cậu Ký còn nhỏ mà có đầu óc thông minh hơn người, chỉ biết thú đọc sách hơn đi chơi đùa, có chí cầu tiến, đã gửi cậu Ký cho một người Pháp tên Borelle (tên Việt Nam là Thừa Hòa) ở Cái Nhum (Vĩnh Long) nhận nuôi dạy Trương Vĩnh Ký về tiếng Latin và tiếng Pháp năm 1846.

Rồi ông Thừa Hòa phải đi xa nên đã nhờ một người Pháp tên là Bouilleaux (tên Việt Nam là Cố Long) lo hộ việc nuôi dưỡng và học hành của cậu Ký.

Năm 11 tuổi (1848), Trương Vĩnh Ký được Cố Long gởi đến học tại Pinhalu (Phnom Penh, Campuchia) được xây cất ở giữa một rừng thốt nốt hoang vu gần sông Mekong và cách Phnom Penh độ 6 dặm, dành cho cả vùng Đông Nam Á và Trung Hoa.

Lớp học có 25 học sinh từ 13-15 tuổi và Trương Vĩnh Ký là người nhỏ nhất. Trương Vĩnh Ký gặp gỡ, ăn ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ciampois (Chăm)… Kết quả: cậu thiếu niên 13 tuổi Ký đã nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên của các bạn cùng trường.

Trương Vĩnh Ký còn học ngoại ngữ ở các sách và tự điển có trong thư viện của nhà trường. Các nhà ngôn ngữ học đương thời cho rằng Trương Vĩnh Ký đã tự tìm ra những quy luật ngữ pháp giống nhau, khác nhau của các tiếng nước ngoài để học nhanh và dễ dàng.

Vào ngày mãn khóa học ở chủng viện Pinhalu, Trương Vĩnh Ký được chọn là một học sinh xuất sắc, đỗ đầu lớp và được tuyển lựa cùng hai người nữa để tiếp tục đi học ở đảo Penang, Malaysia.

Năm 14 tuổi (1851), Trương Vĩnh Ký tiếp tục được gởi vào trường ở Poulo Penang (một hòn đảo nhỏ trên vùng Nam Dương, thuộc Malaysia, nơi người Hoa và thổ dân Malaysia sống bằng kỹ nghệ khai thác mỏ kẽm.

Khi đến nơi, Trương Vĩnh Ký rất ngạc nhiên khi thấy một vùng đảo ở vùng Đông Nam Á mà có nếp sinh hoạt cơ giới ồn ào, một sự phát triển lạ thường mà ông chưa từng thấy ở nước mình và Cao Miên.

Trong khoảng thời gian 7 năm theo học tại đây, Trương Vĩnh Ký học chuyên ngữ Latin và Hi Lạp. Ngoài ra, ông còn học nâng cao các thứ tiếng khác như Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Malaysia, Nhật, Hi Lạp, Thái Lan, Pháp, Ý…

Trong thời gian ở Penang, tài năng, đầu óc và trí tuệ thông minh của Trương Vĩnh Ký phát huy tột độ. Ông học một hiểu mười nhờ trí nhớ lâu dài, sách vở ở thư viện và giảng dạy của nhà trường.

Ông đọc rất nhiều sách Hán, Pháp, Anh, Hi Lạp, Tây Ban Nha... Ông tiếp nhận được rất nhiều tư tưởng, kiến thức của người xưa cả Đông và Tây nhờ trí thông minh, khả năng ngôn ngữ và trí nhớ đặc biệt của mình.

Trong thời gian theo học tại Penang, Trương Vĩnh Ký tự học tiếng Nhật, Ấn bằng cách cắt các báo cũ, rồi dùng phương pháp đối chiếu, diễn dịch mà tìm ra các mẹo luật văn phạm.

Nhà nhiếp ảnh người Anh là J.Thomson viết quyển “Mười năm du lịch Trung Quốc và Đông Dương”, trong đó có đoạn: “Một hôm đến thăm Trương Vĩnh Ký, tôi thấy ông đang soạn sách Phân tích so sánh các ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới, tác phẩm này ông bỏ ra nhiều năm làm việc cần cù. Chung quanh ông đầy những quyển sách quý và hiếm mà ông tìm kiếm được ở châu Âu, châu Á…”.

Với trí thông minh, sự sắc sảo thiên bẩm và chí phấn đấu cao, lại chịu khó tìm tòi, tự học trong một ngôi trường đa sắc tộc, nên Trương Vĩnh Ký đã thông thạo các ngoại ngữ phổ biến ở khu vực lúc bấy giờ.

Như vậy, việc học ngoại ngữ của Pétrus Ký được thực hiện một cách khoa học; có phân tích, đối chiếu giữa các thứ tiếng. Và trên hết là sự lao động miệt mài, công phu, chứ không đơn thuần chỉ dựa vào trí thông minh như nhiều người nghĩ.

Càng khâm phục hơn khi biết rằng việc học tập của ông vô cùng vất vả, nhiều ngoại ngữ ông học từ chính những người bạn học của mình, đúng như ông bà ta thường nói: “Học thầy không tày học bạn”.

Viết sách dạy những tiếng Pháp lẫn nhiều tiếng trong Asean ngày nay

Trương Vĩnh Ký thông thạo và nắm vững quy luật học các ngoại ngữ của các quốc gia trong khu vực và đã truyền kinh nghiệm của mình qua việc xuất bản sách. Vào cuối thập niên 1880, ông đã xuất bản sách dạy tiếng Thái Lan, Campuchia.

Đến năm 1892, ông soạn được ba bộ sách dạy tiếng Miến Điện (tức Myanmar ngày nay): Cours de langue birmane, Vocabulaire français-birman, Guide de la conversation birman[e]-français. Từ năm 1893, ông tiếp tục xuất bản sách dạy tiếng Lào, Malay, Tamoule (Tamil?), Ciampois (Chàm).

Émile Littré, nhà văn Pháp, năm 1862 đã viết: “Trên trái đất này rất khó tìm ra người thứ hai say mê ngôn ngữ như Trương Vĩnh Ký. Gặp người Anh, Trương Vĩnh Ký nói bằng tiếng Anh nhuần nhị như người Luân Đôn. Tiếp xúc với người Ý Đại Lợi, người Y Pha Nho, người Bồ Đào Nha... hay người Nhựt Bổn, Mã Lai, Xiêm... Trương Vĩnh Ký đều nói đúng theo âm luật của kinh đô nước đó... Sự hiểu biết tới 26 ngoại ngữ của P. Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học vào bậc nhất của thời nay”.

Năm 1874, Trương Vĩnh Ký đã được thế giới bình chọn là “nhà bác học về ngôn ngữ”, nằm trong danh sách 18 nhà bác học thế giới của thế kỷ XIX, được ghi tên vào các danh nhân thế giới trong Tự điển Larousse.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chân dung Trương Vĩnh Ký - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng Trương Vĩnh Ký đặt ở Bến Tre hiện nay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một trong những sách dạy ngoại ngữ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lễ khánh thành tượng Trương Vĩnh Ký ngày 24-12-1927 ở một góc công viên Thống Nhất trên đường Norodom (nay là đường Lê Duẩn). Tượng do nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu quyên góp khắp Nam Kỳ lục tỉnh để xây dựng - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng Petrus Trương Vĩnh Ký trước 1975 ở khu vực công viên Thống Nhất hiện nay - Ảnh tư liệu
* Học giả Pháp Jean Bouchot cuối thế kỷ 19 khẳng định Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cả với nước Trung Hoa hiện đại". Ông viết:: "Người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...".

Nhà văn Sơn Nam: "Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch...Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...".

Giáo sư Thanh Lãng: "Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn...Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là "cách nói tiếng An Nam ròng" và viết "trơn tuột như lời nói". Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn.

Nhà nghiên cứu Lê Thanh: "Từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.

HỒ TƯỜNG biên soạn

Thanked by 3 Members:

#2 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 11:59

Hồn xưa, nhà xưa Trương Vĩnh Ký lặng lẽ giữa Sài Gòn

TTO - Ở góc ngã tư Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng (Q.5, TP.H..) có một khu đất rộng hơn 2.000m2 được bao quanh bởi vách tường cao với cổng ra vào mang số 520 đường Trần Hưng Đạo.

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký theo Tây học, đạo Thiên Chúa nhưng chiếc cổng nhà ông khi tạ thế lại có kiến trúc theo kiểu tam quan của các ngôi chùa Phật giáo: một cửa chính ở giữa và hai cửa phụ nhỏ hơn hai bên, khiến không ít người lầm tưởng đây là cổng ra vào của một ngôi đình, ngôi miếu cổ kính.
"Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi"
Cổng được xây dựng có ba tầng mái, lợp ngói ống, những góc mái cong lên giống như những tàu đao của các đình, chùa trên đất Bắc. Tuy nhiên khi nhìn kỹ, người ta sẽ thấy một cây thánh giá trang trí trên nóc cổng.
Ngay sau cổng tam quan là một căn nhà xây dựng theo hình bát giác, với diện tích khoảng 50m2. Căn nhà xây theo kiểu Pháp, được trang trí với các họa tiết Đông Tây kết hợp rất hài hòa và mỹ thuật.
Ngói vảy cá được lợp trên tám cạnh mái của căn nhà. Trên những đường viền nối các mái đều trang trí đắp nổi hình rồng theo kiểu long hồi, với đuôi rồng hướng lên nóc mái, thân rồng uốn lượn theo đường viền, đầu rồng bên dưới ngước lên tạo nên những tàu đao kèm với biểu tượng thánh giá…
Trong tám cạnh của căn nhà, ngoài ba cạnh là cửa vào căn nhà, còn lại là những bức tường có trổ ô thông gió.
Không phải ai cũng biết có một thân phận đặc biệt đang yên nghỉ bên trong căn nhà hình bát giác này vì đây là nhà mồ của Trương Vĩnh Ký.
Chính Trương Vĩnh Ký đã đích thân thiết kế và coi sóc việc xây dựng nhà mồ cho mình cho đến khi ông tạ thế. Trên nóc nhà mồ còn chạm dòng chữ: “Decembre 1898” (tháng 12 -1898) cũng là năm ông mất.
Trên cửa nhà mồ quay ra đường Trần Hưng Đạo có dòng chữ Latin: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi), nói lên ước nguyện cuối đời của Trương Vĩnh Ký khiến người ta nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Du: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (tạm dịch: Không biết ba trăm năm sau, có ai trong thiên hạ khóc cho Tố Như không?).
Còn trên cửa nhà mồ quay ra đường Trần Bình Trọng có ghi dòng chữ Latin:“Fons Vitae Eruditio Possidentis” (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó) nói lên sự đam mê khám phá tri thức lúc sinh thời của nhà bác học họ Trương.
Ba phần mộ nằm phẳng trên đất
Trong nhà mồ, ngay chính giữa căn nhà là ba phần mộ được lát bằng phẳng với nền nhà, với ba tấm đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài khoảng 2m, nằm dọc trước đài thờ sát tường cuối nhà.
Mộ cụ Trương Vĩnh Ký ở chính giữa, là tấm đá trắng đã ngả sang màu vàng nhạt, được trang trí quanh viền bằng một dây lá (không có hoa) đơn giản, trong vòng dây lá đó được khắc vài dòng chữ: “Ci-git J.B Truong Vinh Ky Professeur de Langues Orientales Décédé J le 1er Septembre 1898 dans sa 62 année” (Nơi an nghỉ J.B Petrus Trương Vĩnh Ký, 2 chữ viết tắt là tên thánh Jean Baptiste. Giáo sư ngôn ngữ Đông phương. Mất ngày 1.9.1898, thọ 62 tuổi).
Cuốn sổ bình sanh công với tội - Tìm nơi thẩm phán để thừa khai
Thơ Trương Vĩnh Ký viết lúc sắp tạ thế
Trên bia mộ này không ghi ngày tháng năm sinh của ông (6-12-1837) nhưng lại ghi rõ ngày ông mất 1-9-1898.
Nằm bên phải mộ Trương Vĩnh Ký là mộ phần của vợ ông, bà Vương Thị Thọ, đã có nhiều chỗ bị tróc hỏng.
Mất sau chồng đến chín năm, nhưng bia mộ bà Vương Thị Thọ lại bị thời gian làm phai mòn nhiều hơn. Bà yên nghỉ dưới phiến đá màu nâu đỏ đã ngả màu sậm có nhiều vết nứt, vỡ cùng năm tháng.
Giữ đúng đạo “xuất giá tòng phu” xưa, dòng đầu trên bia mộ cụ bà mang tên chồng là Maria Trương Vĩnh Ký. Dòng nhỏ dưới mới khắc tên mình là Vương Thị Thọ mất năm 1907 và không trang trí một hoa văn nào ngoài hình cây thánh giá.
Nằm bên trái cha, tình trạng bia mộ người con Trương Vĩnh Thế cũng bị nhiều vết hư hại của thời gian. Cao phía bên trên phần mộ của Trương Vĩnh Ký, trần nhà mồ được vẽ hình một con lân mã chở hà đồ đang vờn trong vòng tròn mây gió. Hình ảnh tám con rồng trên nóc và con lân mã chở hà đồ trên trần trong nhà mồ như muốn nói lên chủ trương vẫn lưu giữ nền tảng phương Đông của nhà bác học họ Trương…
Ngôi nhà Sài Gòn cổ 130 năm do chính Trương Vĩnh Ký xây dựng
Bên ngoài nhà mồ, phía bên phải cổng phía đường Trần Hưng Đạo, trên khuôn viên khu đất còn lại có một ngôi nhà mái lợp fibrô ximăng giả ngói. Trên nóc có trang trí hình tượng trái bầu hồ lô với dòng chữ “6 Decembre 1937” (6-12-1937).
Theo con cháu cụ Trương, ngôi nhà này do đích thân Trương Vĩnh Ký chỉ huy xây dựng nằm 1886. Ngôi nhà nằm ven bờ kênh Bến Nghé, nằm bên đại lộ Gallieni, nay là đường Trần Hưng Đạo để đọc sách, dạy học trò cũng như làm việc những ngày cuối đời. Vùng đất này ngày xưa gọi là Chợ Quán, quê vợ Trương Vĩnh Ký.
Căn nhà hiện nay vốn được trùng tu lại từ năm 1937, nhân dịp lễ giỗ lần thứ 39 của Trương Vĩnh Ký, chỉ xây lại tường bao quanh thay cho vách ván trước đây. Bên trong nhà vẫn giữ lại bộ khung gỗ của kiểu nhà xuyên trính, có ba gian hai chái, với 24 cây cột gỗ, khá quen thuộc trong dân gian Việt Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hương án thờ Trương Vĩnh Ký - Ảnh: Hồ Tường
Gian giữa căn nhà là một hương án đơn sơ thờ tượng bán thân của Trương Vĩnh Ký bằng thạch cao, sơn đen, giữa hai bóng đèn điện đặt hai bên trái phải. Trên tượng là sắc phong của vua nhà Nguyễn ban cho Trương Vĩnh Ký.
Mặt tiền hương án là hai tủ kính đặt đối xứng hai bên trái phải, trước đây vốn là nơi lưu giữ hình ảnh và khoảng 120 quyển sách và bản thảo của Trương Vĩnh Ký để lại, nhưng một số đã tặng cho Viện Khảo cổ miền Nam và một số khác đã chuyển sang Pháp cho thân nhân tiếp tục lưu giữ trong năm 1975.
Cao hai bên hương án là cặp câu đối khắc chìm trên đôi liễn hình máng xối mang nội dung chủ trương “văn dĩ tải đạo” (văn vốn để chở đạo lý) của Trương Vĩnh Ký. Chiếm trọn phân nửa hai gian trái phải là hai căn buồng nhỏ, vách ván, vốn là phòng ngủ của gia đình họ Trương xưa nay. Phần còn lại rộng rãi của căn nhà là nơi làm việc, đọc sách, dạy học và tiếp khách xưa kia của Trương Vĩnh Ký.
Căn nhà vẫn còn giữ được dàn cửa gỗ cổ xưa làm theo kiểu “thượng song, hạ bản” (trên là chấn song, dưới là tấm ván), giúp nội thất căn nhà vừa sáng sủa khi đóng cửa cũng như mát mẻ trong mùa nóng và ấm áp trong mùa lạnh.
Ngôi nhà gỗ này hiện là nơi cư ngụ của gia đình ông Trương Minh Đạt, vốn là cháu gọi Trương Vĩnh Ký là ông cố, có trách nhiệm trông nom di tích của tiền nhân.
(Ngoài ra, trong khuôn viên khu đất hiện nay còn khoảng 60 ngôi mộ lộ thiên, không có nhà mồ, của dòng họ Trương Vĩnh và một căn nhà khác).
Trở ra đường Trần Hưng Đạo, bất cứ người khách nào đến viếng di tích Trương Vĩnh Ký cũng đều có cảm giác bùi ngùi khi không thấy bất cứ tấm bảng chỉ dẫn nào cho biết đây vốn là nơi yên nghỉ của Trương Vĩnh Ký - một người Việt Nam đã sử dụng thông thạo 26 ngoại ngữ sẵn sàng hội nhập cùng khu vực và thế giới, từng được vinh danh một trong 18 nhà bác học của cả hành tinh trong thế kỷ 19.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngôi nhà do chính cụ Trương Vĩnh Ký chỉ huy xây dựng năm 1886. Ảnh chụp năm 1889, khi cụ Ký còn sống, ba năm sau khi xây dựng. Cậu bé trong hình là con trai cụ Ký (Trương Vĩnh Thế - mộ ông Trương Vĩnh Thế hiện nằm cạnh phần mộ cha mẹ)? Trong hình chụp, phía sau nhà còn hai mái nhà cao hơn, có thể ngay trong khuôn viên nhà...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mặt tiền nhà của Trương Vĩnh Ký. Quần áo phơi ngay trước hàng hiên nhà là của một hộ dân không thuộc dòng họ Trương Vĩnh Ký ở sau năm 1975 - Ảnh: Hồ Tường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà mồ Trương Vĩnh Ký, cửa hướng ra đường Trần Bình Trọng. Trên cửa có dòng chữ Latin: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi) nói lên ước nguyện cuối đời của Trương Vĩnh Ký. Đây là một câu trích từ Sách của Job (19:21-27) trong Cựu ước, nói về Job bị Thượng đế và loài người lìa bỏ - Ảnh: Hồ Tường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mộ phần Trương Vĩnh Ký. Chính giữa là tấm đá trắng đã ngả vàng nhạt, trang trí quanh viền bằng một dây lá (không có hoa) đơn giản, trong vòng dây lá đó được khắc vài dòng chữ: “Ci-git J.B Truong Vinh Ky, Professeur de Langues Orientales, Décédé J le 1er Septembre 1898 dans sa 62 année” (Nơi an nghỉ J.B Petrus Trương Vĩnh Ký, hai chữ viết tắt là tên thánh Jean Baptiste. Giáo sư ngôn ngữ Đông phương. Mất ngày 1.9.1898, thọ 62 tuổi) - Ảnh: Hồ Tường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hình vẽ long mã phụ hà đồ (long mã chở hà đồ) trên trần nhà mồ Trương Vĩnh Ký, một hình vẽ hoàn toàn phương Đông: Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc, trên sông Hoàng Hà xuất hiện con long mã trên mình có đồ (Đường vẽ ngoằn nghoèo) gọi là Hà đồ. Hình vẽ long mã chạy từ hướng Đông sang Tây nhưng đầu ngoảnh lại hướng Đông. Cụ Trương Vĩnh Ký hẳn rất nhiều ẩn ý, tâm sự khi đưa bức họa này vô nhà mồ của mình? - Ảnh: Hồ Tường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mộ phần bà Vương Thị Thọ - Ảnh: Hồ Tường
Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt.
Nhà văn Vũ Ngọc Phan: Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp....
Học giả Nguyễn Văn Tố: (Trương vĩnh Ký) Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn

HỒ TƯỜNG

Sửa bởi Luciferlady: 02/03/2016 - 12:23


Thanked by 3 Members:

#3 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 12:13

Giáo trình tiểu học của Trương Vĩnh Ký đoạt giải sách quý



TT - Cuộc thi Những quyển sách quý lần 1 vừa khép lại với quyển Manuel des écoles primaires (Giáo trình dành cho học sinh tiểu học) của tác giả Trương Vĩnh Ký thuộc sở hữu của ông Tăng Văn Hùng (TP.H..) được trao giải nhất. Sách có trang bìa và lời giới thiệu bằng tiếng Pháp, nhưng nội dung bằng chữ quốc ngữ, xuất bản năm 1876.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quyển sách của Trương Vĩnh Ký đoạt giải nhất - Ảnh: L.Điền
Cùng trong nhóm giải sách lẻ, hai giải nhì được trao cho quyển Kim Vân Kiều tân truyện thuộc tủ sách của ông Trần Huê, in năm 1879, được ban tổ chức đánh giá là bản truyện Kiều hiếm thấy và quyển La Cochinchine: Album general illustré de 456 gravures sur cuivre (Album 456 bức ảnh tổng quát về Nam kỳ) thuộc bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường (Tiền Giang). Giải ba thuộc về quyển Đại Nam quốc lược sử thuộc chủ sở hữu Lâm Thanh Biên. Ngoài ra còn bốn giải khuyến khích và bốn giải phong trào.

Nhóm sách bộ dự thi không có giải nhất, chỉ có giải nhì thuộc về bộ Đông tây y thần hộ mệnh ra đời (21 quyển, soạn giả Trần Đức Tâm) thuộc tủ sách của ông Vương Văn Giang. Sách mô tả các triệu chứng và dạy cách chữa trị về nội khoa và ngoại khoa có sự phối hợp Đông và Tây y, xuất bản trong các năm 1930-1937. Giải ba sách bộ trao cho bộ Tân thuyên Hải Thượng y tông tâm lĩnhtoàn trật (23 quyển).

Cuộc thi phát động trong thời gian ngắn nhằm hưởng ứng Ngày sách Việt Nam lần đầu tiên vào năm nay, thu hút 13 cá nhân và ba đơn vị tham gia với tổng cộng 92 nhan đề (138 cuốn). Theo ban tổ chức, các sách được chọn đều xứng đáng với danh hiệu sách quý. Sau khi trao giải, các sách quý được trưng bày tại 92 Lê Thánh Tôn, TP.H.. từ ngày 23 đến 29-4.

LAM ĐIỀN



Thanked by 2 Members:

#4 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 12:22

Những bức tượng nhà bác học P. Ký tại Sài Gòn đang ở đâu?





TTO - 10 năm sau khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký tạ thế, trang đầu báo Lục Tỉnh Tân Văn số ra ngày 4-6-1908 đã kêu gọi dựng tượng Trương Vĩnh Ký ở trung tâm Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mặt tiền nhà của P. Trương Vĩnh Ký - Ảnh: Hồ Tường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bàn thờ P. Trương Vĩnh Ký ở nhà cũ của ông - Ảnh: Hồ Tường
Những người chủ biên tờ báo này vốn là những người yêu nước chống Pháp thuộc phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu đứng đầu.

Trang báo này viết về Trương Vĩnh Ký như sau: “Mặc dầu được người Pháp tin dùng làm một số việc, nhưng Trương Vĩnh Ký không ỷ thế chính trị để tham quyền cố vị, vinh thân phì gia, nên không làm hại gì quê hương.

Sở dĩ phải cộng tác với người Pháp là vì bắt buộc, được yêu cầu, không phải tự ý và chỉ nhằm giúp cho người Pháp mới sang cai trị hiểu biết phong tục lễ nghĩa của người Việt Nam để mà biết cách đối xử.

Ngoài ra suốt đời ông chỉ ngày đêm lo việc giáo dục bằng biên soạn, dịch sách báo. Vì thế Trương Vĩnh Ký xứng đáng là ông thầy đạo lý của cả Nam kỳ.

Lập tượng ông là để tưởng niệm biết ơn ông và nêu gương ông”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chân dung nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký rõ nhất hiện nay do hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell chụp trong "Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương" (Voyage de l'Égypte à l'Indochine) cách đây khoảng 150 năm.
Tượng bán thân không được dư luận tán thành

Giấy phép dựng tượng Trương Vĩnh Ký ở một nơi công cộng tại Sài Gòn đã được Chính phủ Nam kỳ thời bấy giờ chấp thuận ngay trong năm 1908.

Từ đó cho đến số báo Lục Tỉnh Tân Văn ra ngày 31-12-1908 quyên góp được 650 đồng Đông Dương.

Tuy nhiên, sau đó tờ Lục Tỉnh Tân Văn bị tạm ngưng vì Trần Chánh Chiếu bị Pháp bắt nên việc quyên tiền dựng tượng Trương Vĩnh Ký chuyển sang tờ báo Nam Kỳ Địa Phận bắt đầu từ số 11-2-1909.

Cho đến số ra ngày 23-9-1909, tờ Nam Kỳ Địa Phận quyên góp được 2.103 đồng Đông Dương. Song song với tờ Nam Kỳ Địa Phận, tờ báo Nông Cổ Mín Đàm cũng tổ chức quyên góp tiền trong nhân dân để cùng nhau dựng tượng Trương Vĩnh Ký.

Ngày 6-12-1922, biên bản của hội đồng phụ trách quyên góp dựng tượng Trương Vĩnh Ký đã lên tới 10.123,15 đồng Đông Dương và đã gửi ở Ngân hàng Đông Dương bên Pháp. Hội quyết định đúc một tượng bán thân do nhà điêu khắc Durenne ở Paris thực hiện với giá khoảng 1.500 franc, làm một chân tượng bằng đá là 20.000 đồng Đông Dương.

Năm 1923, tượng bán thân Trương Vĩnh Ký hoàn tất, chuyển từ Pháp sang, nhưng tượng này đã không được dựng vì ý kiến của đông đảo công chúng muốn dựng tượng toàn thân của Trương Vĩnh Ký.

Mãi đến ngày 18-12-1927, tượng toàn thân của Trương Vĩnh Ký đã hoàn tất và được dựng quay mặt ra đường Norodom, trong công viên đầy cây xanh trước dinh quan toàn quyền Sài Gòn (nay là khu vực dinh Thống Nhất ở TP.H..).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lễ khánh thành tượng Trương Vĩnh Ký tháng 12-1927 ở một góc công viên Thống Nhất trên đường Norodom (nay là đường Lê Duẩn). Tượng do nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu quyên góp khắp Nam Kỳ lục tỉnh để xây dựng - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng Petrus Trương Vĩnh Ký trước 1975 ở khu vực công viên Thống Nhất hiện nay - Ảnh tư liệu
Mặc dầu tượng Trương Vĩnh Ký được dựng ngày 18-12-1927 (có tài liệu nói ngày 19-12-1927, có tài liệu nói ngày 24-12-1927) chủ yếu do người Pháp thực hiện, nhưng không phải là ý muốn của chính quyền thực dân Pháp, mà thực ra là họ lấy tậm nguyện của những người Việt Nam yêu nước thuộc phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu đứng đầu.

Vả lại công cuộc dựng tượng nhà bác học Trương Vĩnh Ký cũng đã từng được đông đảo người Việt Nam ủng hộ thông qua cuộc quyên góp do các báo: Lục Tỉnh Tân Văn, Nam Kỳ Địa Phận, Nông Cổ Mín Đàm tổ chức, nói đúng hơn là một cuộc vận động chính trị, rộng rãi trong mọi giới, từ nông thôn đến thành thị (“Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa” - Nguyễn văn Trung, Nxb Hội Nhà Văn xuất bản, Hà Nội, 1993).

Xứ ủy Nam bộ hạ tất cả tượng Pháp dựng, trừ tượng cụ Trương Vĩnh Ký

Tác giả T.T.T. của bài viết “Dựng tượng cụ Trương Vĩnh Ký tháng 12-1927” đăng trên tạp chí Xưa Và Nay số tháng 12-2010 cho biết: “Năm 2002 nhân hội thảo “Trương Vĩnh Ký với văn hóa” tổ chức tại TP.H.., GS Trần Văn Giàu cho biết sau Cách mạng Tháng 8-1945, Xứ ủy Nam bộ đã ra lệnh hạ tất cả tượng của người Pháp đổ xuống sông Sài Gòn, nhưng tượng cụ Trương Vĩnh Ký thì để lại”, mặc dù tượng đó ở ngay chỗ tập trung biểu tình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bảo tàng Mỹ thuật TP.H.., nơi đặt tượng Trương Vĩnh Ký ở sân sau - Ảnh: Hồ Tường
Sau 1975, tượng Trương Vĩnh Ký đã được hạ xuống, mang về lưu giữ tại nhà cũ của gia đình Chú Hỏa (tức Hui Bon Hoa, một tư sản người Hoa ở Sài Gòn trước 1975) ở số 97 đường Phó Đức Chính, quận 1, TP.H...

Muốn tham quan, khách mua vé 5.000 đồng ở cổng vào, khỏi gửi túi xách, vào cửa chính của bảo tàng, đi thẳng ra cửa đối diện, phía sau thang máy cổ là đến sân sau, tượng Trương Vĩnh Ký nằm ở phía tay phải.

Thập niên 90 thế kỷ trước, tượng Trương Vĩnh Ký được đặt ở một dãy hành lang trên lầu của tòa nhà này.

Khi Bảo tàng Mỹ thuật TP.H.. thành lập, tượng Trương Vĩnh Ký trở thành một hiện vật sưu tập của bảo tàng, hiện được dựng ở sân sau của tòa nhà, đối diện với tượng Quách Đàm (người Hoa đã có công xây dựng chợ Bình Tây, TP.H.. vào thập niên 20 của thế kỷ 20).

Tượng cụ Trương Vĩnh Ký cao khoảng 1,70m, tương đương với chiều cao thực của cụ. Tượng đúc bằng đồng, đặt đứng trên bục cao, mặc áo dài, đầu đội khăn đóng - đây là hai loại trang phục đã gắn liền suốt cuộc đời của Trương Vĩnh Ký.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng Trương Vĩnh Ký hiện ở sân sau Bảo tàng Mỹ thuật TP.H.. - Ảnh: Hồ Tường
Trên ngực áo của cụ chạm khắc những huy chương cao quý mà cụ đã đạt được, như: Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và là một trong 18 nhà bác học thế giới (1874), Khuê bài Hàn lâm viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn lâm viện Pháp (1883), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Pháp (1887), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Campuchia...

Tượng đồng đúc đã gần 90 năm (đến 2016) giờ đã chuyển sang màu xám, khiến gương mặt và đôi mắt của cụ càng đượm vẻ u buồn, làm cho người ta nhớ đến dòng chữ Latin trên cửa chính vào mộ phần của cụ ở số 520 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.H.. (góc giao nhau với đường Trần Bình Trọng): “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi), như nói lên ước nguyện cuối đời của Trương Vĩnh Ký…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cổng nhà cũ Trương Vĩnh Ký - Ảnh: Hồ Tường
Những tượng Trương Vĩnh Ký khác ở Sài Gòn

Ở TP.H.. hiện nay còn một số tượng nhà bác học Trương Vĩnh Ký.

Trước hết là tượng Trương Vĩnh Ký được tôn thờ tại nhà cũ của cụ: số 520 đường Trần Hưng Đạo, Q. 1. Tượng này bằng thạch cao, sơn đen, khiến kẻ xấu từng đánh cắp vì tưởng là tượng đúc bằng đồng đen. Con cháu cụ Trương Vĩnh Ký đã phải bỏ tiền chuộc lại để mang về thờ cho đến hiện nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng Trương Vĩnh Ký được thờ tại nhà cũ của ông - Ảnh: Hồ Tường
Một tượng khác khá nổi tiếng có niên đại 78 năm đang đặt tại phòng truyền thống Trường THPT Lê Hồng Phong (số 235 đường Nguyễn Văn Cừ, P. 4, Q. 5, TP.H.. - từ 19-10-1975 Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký đổi tên thành Trường Lê Hồng Phong).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng Trương Vĩnh Ký đặt ở Trường Petrus Trương Vĩnh Ký trước đây (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). Đây cũng là một tượng rất mỹ thuật - Ảnh tư liệu
Hai bức tương khác của Trương Vĩnh Ký được dựng năm 1997 và 2001 tại hai cơ sở của Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký ở số 110 đường Bành Văn Trân (P. 7, Q. Tân Bình, TP.H.. và ở số 21 đường Trịnh Đình Trọng (P. 5, Q. 11, TP.H..).

Năm 2014, một tượng đồng của nhà bác học văn hóa và ngôn ngữ Trương Vĩnh Ký tiếp tục được dựng trong vườn hoa mặt tiền Đại chủng viện Thánh Giuse (số 6 đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.H..).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng đồng nhà bác học văn hóa và ngôn ngữ Trương Vĩnh Ký ở vườn hoa mặt tiền Đại chủng viện Thánh Giuse - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Một điều đáng chú ý: tất cả gương mặt của các tượng đều đượm vẻ ưu tư, u buồn...

HỒ TƯỜNG

Tran Sa Vi An 21:54 05/01/2016
Những người trẻ tuổi Việt Nam không nhiều thì ít cũng cảm ơn sự can đảm của Tuổi Trẻ đã đăng những bài viết có giá trị lịch sử thật sự.

Thanked by 1 Member:

#5 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 12:35

Pétrus Ký - ngôi trường lớn của nhiều thầy trò Sài Gòn



TTO - Năm 1925, kiến trúc sư người Pháp là Hebrard de Villeneuve được chỉ định lập bản đồ thiết kế Trường Collège de Cochinchine tại Chợ Quán, Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký năm 1930, ba năm sau khi thành lập - Ảnh: NADAL
Ngôi trường ban đầu là một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat (hiện nay là Lê Quý Đôn) dành cho học sinh người Việt Nam, do ban giám đốc Trường Chasseloup Laubat quản lý.

Khi trường mới xây dựng xong, ngày 11-8-1928, Trường cao đẳng tiểu học Pháp mang tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký được thành lập cho năm học đầu tiên 1928-1929, với hơn 200 học sinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trường Cao đẳng tiểu học Pháp mang tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký lúc đang xây dựng - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trường Petrus Ký thuở sơ khai khá trống trải và cây chưa kịp trồng - Ảnh tư liệu
Tháng 12-1929, sau khi khánh thành tượng đồng của nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký ở công viên trước dinh Norodom (nay là dinh Thống Nhất, TP.H..), trường chính thức mang tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn gọi tắt là Pétrus Ký và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.

Bí ẩn vết thủng trên má trái tượng Petrus Ký

Ngày 6-12-1937, nhân lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của nhà văn hóa, nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký, trường đã đặt tượng bán thân bằng đồng của ông Pétrus Trương Vĩnh Ký tại giữa sân trường.

Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Sylve Raffegeard (Pháp) thực hiện từ năm 1889, khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký còn tại thế.

Hiện tượng này được trưng bày tại phòng truyền thống của Trường THPT Lê Hồng Phong.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng nhà bác học Trương Vĩnh Ký trong phòng truyền thống Trường THPT Lê Hồng Phong. Ảnh chụp sáng 11-1 - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Tên nhà điêu khắc và năm thực hiện vẫn còn ghi rõ ở vai trái của tượng.

Sáng 11-1, thăm nơi đây, chúng tôi thấy rõ bên má trái của tượng, gần hàm dưới có một vết tròn lõm vào. Cô hiệu phó Trương Thị Lệ Hà của Trường THPT Lê Hồng Phong cho biết đó là vết đạn có thể đã có từ trước 1975.

Có ý kiến cho đó là vết đạn trong cuộc chiến giữa lực lượng Bình Xuyên và chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1955 khi lực lương Bình xuyên đóng ở Trường Pétrus Ký…

Ngôi trường hầu như nguyên vẹn với thời gian

Những năm trước 1945, Chợ Lớn và Sài Gòn còn là hai thành phố riêng biệt, khoảng giữa là vùng ngoại ô ít người. Khu Nancy, góc Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo ngày nay, khi ấy còn là đầm lau sậy.

Khu Nguyễn Trãi bán hoa còn là đồn lính Cây Mai. Một trong những bức ảnh xưa nhất chụp ngôi trường này là không ảnh chụp năm 1929, cho thấy ngôi trường khang trang nằm nổi bật trên một vùng đồng trống mênh mông rộng lớn, nằm ở giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trường Trương Vĩnh Ký thưở ban đầu - Ảnh tư liệu
Bốn con đường bao quanh khi ấy, nay là đường Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương, Trần Bình Trọng, Trần Phú. Phía sau trường và bên hông là sân vận động Lam Sơn, khu nội trú cho học sinh và khu nhà tập thể cho các giáo viên, có nhiều dãy nhà.

Hai góc của công trình là hai tháp nước.

Thập niên 1950, một số cơ sở và đất đai của Trường Pétrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để dùng cho những cơ quan giáo dục khác như Trường Quốc gia Sư phạm, Trường trung tiểu học Trung Thu, Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục...

Ba dãy lầu lớn của Trường Pétrus Ký được dùng cho ĐH Khoa học và ĐH Sư phạm. Nhà tổng giám thị Pétrus Ký được dùng làm Trung tâm Thính thị Anh ngữ, một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số viên chức Bộ Giáo dục SG.

Tuy bị cắt xén nhiều nhưng Trường Pétrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam.
Năm 2015, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Trường Pétrus Ký là một tổng hòa công kiến trúc đẹp, gói gọn trong khuôn viên xanh, rộng rãi lên tới 8ha. Với những hàng cây cổ thụ, tháp đồng hồ hay những dãy hành lang lát gạch ca rô ẩn nấp phía dưới những mái vòm cong độc đáo được xem là những điểm nhấn đặc biệt của ngôi trường.

Có thể nói đây là tiêu biểu cho phong cách kiến trúc phương Tây tổng hòa với nền giao thoa văn hóa bản địa Á Đông, tạo ra lối kiến trúc Đông Dương, đặc trưng cho một thời kỳ lịch sử Việt Nam.

Cụ thể, phía dưới là tường dày 1-1,2m, các vòm, các trụ, trang trí trên trụ, trên vòm... là theo kiến trúc Pháp. Hành lang được bao quanh bằng lan can có các “con tiện” theo kiểu Pháp. Thế nhưng kiến trúc phía trên là mái ngói lợp dốc theo kiểu Á Đông để thoát nước mưa tốt.

Sắt, gạch, ximăng… để xây dựng ngôi trường được đưa từ Pháp qua.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tên trường xưa ghi rõ Pétrus Trương Vĩnh Ký - Ảnh tư liệu
Mặt bằng Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký gồm ba dãy nhà dài. Khu A của trường gồm: cổng ngoài (giáp đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay), cổng chính vào sân trường, trên có tháp chuông đồng hồ, ba dãy phòng học hình chữ U một trệt, một lầu với hành lang rộng, cửa vòm, cột vuông, tường gạch, mái ngói đỏ, đầu hồi trang trí hoa văn... nay vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn.

Bốn dãy này bao quanh thành kiểu hình vuông, bao sân lớn ở chính giữa có nhiều cây xanh tạo bóng mát cho sân trường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cổng Trường Petrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) hiện nay. Ảnh chụp sáng 11-1 - Ảnh: Hồ Tường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dãy nhà mặt tiền của Trường THPT Lê Hồng Phong, tức Trường Pétrus Ký xưa. Ảnh chụp sáng 11-1 - Ảnh: Hồ Tường
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu học tập, trường đã xây dựng thêm khu B, khu C và khu luyện tập thể thao. Các công trình mới xây dựng vẫn đảm bảo sự hài hòa với các công trình đã có.

Ngôi trường lớn của nhiều thế hệ thầy trò Sài Gòn

Muốn vào học Trường Pétrus Ký, học sinh ưu tú, xuất sắc của Sài Gòn và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy nên học sinh Pétrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi.

Trở thành học sinh của Pétrus Ký đã là ước mơ của biết bao thế hệ học sinh ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.

Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ hiếm trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng Trường Pétrus Ký. Sau khi vào cổng, học sinh đứng xếp hàng dưới những tàng cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.

Phần đông giáo viên Pétrus Ký là thầy cô được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo viên Pétrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục Sài Gòn sau khi dạy ở trường.

Từ những ngày đầu được thành lập, Pétrus Ký đã được xây dựng tiếp nối với nhiều thế hệ học sinh, thanh niên yêu nước, là cái nôi ươm mầm, đào tạo ra bao thế hệ tài năng, những nhà cách mạng đã hết mình phụng sự Tổ quốc...

Trường là nơi khởi nguồn cho các phong trào yêu nước chống Pháp, chống Mỹ. Tiêu biểu như câu lạc bộ học sinh Trường Pétrus Ký, đây được xem là ngọn cờ đầu đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dãy phòng học và góc sân Trường THPT Lê Hồng Phong hiện nay hầu như nguyên vẹn dáng dấp ban đầu. Ảnh chụp sáng 11-1 - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hành lang trước phòng học của Trường Lê Hồng Phong, tức Trường Pétrus Ký xưa vẫn giữ nguyên hàng gạch bông bóng loáng qua thời gian. Ảnh chụp sáng 11-1 - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Sau khi tái chiếm Sài Gòn ngày 23-9-1945, người Pháp cho mở cửa lại các trường học, học sinh Pétrus Ký lúc bấy giờ dời về học tại Trường tiểu học Tân Định rồi tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, đến năm 1947 mới dời về học tại trường cũ và cũng từ năm học này hiệu trưởng của Trường Pétrus Ký là người Việt Nam.

Ngày 9-1-1950, các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình và cử phái đoàn đại điện trực tiếp yêu cầu giám đốc Nha học chánh và Thủ hiến giải quyết. Pháp đưa lính đến giải tán và đàn áp cuộc biểu tình, nổ súng vào đám đông học sinh làm bị thương nhiều người và giết chết anh Trần Văn Ơn - học sinh lớp Seconde của Trường Pétrus Ký.

Ngày 12-1-1950, gần cả triệu người ở Sài Gòn và nhiều tỉnh về dự đám tang người học trò Trần Văn Ơn.

Mãi đến mùa hè năm 1960, chương trình học bằng tiếng Pháp chấm dứt, Lycée Pétrus Ký trở thành Trường trung học đệ nhị cấp Pétrus Trương Vĩnh Ký và chương trình dạy tiếng Việt trong nhà trường mới bắt đầu, đúng như nguyện vọng của đông đảo thế hệ học sinh của nhà trường từng đấu tranh từ năm 1949.

Trường Pétrus Ký thành lập năm 1927 và tiếp nối truyền thống là Trường Lê Hồng Phong là nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh và trong số đó đã có nhiều nhân vật nổi bật trong nhiều lĩnh vực: Trần Văn Khê, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trần Văn Ơn, Phạm Thiều, Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Nghệ, Trần Đại Nghĩa, Tô Văn Tuấn (Bình Nguyên Lộc), Trần Bạch Đằng, Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Thái Bình, Lê Quang Vịnh, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn Tàu, Nguyễn Chơn Trung…

Từ năm học 1976 - 1977 trường mang tên Tổng bí thư Lê Hồng Phong và được Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách là trung tâm chất lượng cao các tỉnh, thành phía Nam.

Câu đối trước cổng trường nhiều người vẫn nhớ

Vào năm 1950, thầy Ưng Thiều, giáo sư môn Hán văn của trường viết hai câu đối, được ông hiệu trưởng Phạm Văn Còn cho khắc trước cổng trường để nêu rõ quản điểm giáo dục cho học sinh của trường về đạo đức và trí dục như sau: “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt (trái); Tây Âu khoa học yếu minh tâm (phải)” (tạm dịch nghĩa: (Tam) cương (ngũ) thường Khổng Mạnh nên khắc cốt - Khoa học Tây Âu ghi tạc trong lòng).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cổng trường Petrus Ký thập niên 1950 với câu đối nêu quan điểm giáo dục của trường lúc ấy: “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt (phải); Tây Âu khoa học yếu minh tâm (trái)” - Ảnh tư liệu

HỒ TƯỜNG

Thanked by 3 Members:

#6 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 12:52

Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký


Phát hiện mới về Pétrus Trương Vĩnh Ký một lần nữa lại khẳng định tầm vóc và vai trò quan trọng trong hoạt động văn hóa quốc tế của nhà bác học về ngôn ngữ này.
Từ tác phẩm Việt đầu tiên trên diễn đàn khoa học quốc tế
Trong chuyến tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam bộ (từ 14-7-1863 đến 18-3-1864) với vai trò thông dịch viên, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã viết tác phẩm đầu tay Khái quát về vương quốc Khơme hay Campuchia (Notice sur le Royaume de Khmer ou de Kambodje) đăng trên nội san của Hội Địa lý (Bulletin de la Société de Géographie) xuất bản năm 1863 ở Paris. Đây được xem là bài viết đầu tiên của một người VN đăng trên một diễn đàn khoa học quốc tế, cũng là tác phẩm mở đầu cho sự giao lưu văn hóa giữa VN và thế giới.
Đối với Pétrus Ký, đây cũng là bước khởi đầu sự nghiệp văn hóa ngoài phạm vi xứ sở của mình. Ban biên tập nội san đã đánh giá: “Tác phẩm này của Pétrus Trương Vĩnh Ký, một thông dịch viên cho phái bộ An Nam, sang thăm nước Pháp tháng 10, 11-1863. Tuy còn trẻ (26 tuổi) nhưng kiến thức rất sâu rộng, lại biết nhiều thứ tiếng Tây Âu và phần lớn các ngôn ngữ chính của Á Đông. Tác phẩm này cho thấy ông là người thông thạo tiếng Pháp y như tiếng mẹ đẻ của mình”.
Gần bảy trang viết của Pétrus Trương Vĩnh Ký là những lời giới thiệu đầu tiên về vương quốc Khơme hay Campuchia, những phác họa đời sống, phong tục tập quán của xứ này; điều quan trọng là ông đã thông báo cho thế giới sự hiện diện của di chỉ Angkor và các di chỉ khác, nhờ vậy các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến nền văn minh Đông Dương. Để nắm vững xứ Campuchia như vậy, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã có ba năm lưu trú tại chủng viện Pinhalu ở Campuchia với nhà truyền giáo Bouilleveaux (thường được gọi với tên Việt là cố Long), người được coi là đã phát hiện di tích Angkor.
Đến "sân chơi" của các nhà khoa học thế giới
Năm 1873 ông Léon de Rosny, nhà Đông phương và ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp (tác giả bài viết Khái quát ngôn ngữ An Nam năm 1855), đã tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về Đông phương học (Congrès International des Orientalistes) với đại diện từ 33 quốc gia tham dự.
Pétrus Trương Vĩnh Ký không những đại diện xứ An Nam mà còn là thành viên ban tổ chức hội nghị, hiển nhiên ông trở thành một trong những người tiên phong về ngành Đông phương học trên thế giới. Ông hiện diện trong “sân chơi lớn” này, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cùng những nhà khoa học tầm cỡ như Henry Schliemann, người đã tìm ra thành Troy và kho tàng thành Mycènes; Andrew Dickson White, đồng sáng lập và viện trưởng đầu tiên của Đại học Cornell (Mỹ, 1868) cùng hàng trăm học giả nổi tiếng khác trên thế giới.
Trong số 33 đại biểu dự hội nghị, trừ trưởng đoàn Nhật Bản chỉ có Pétrus Ký là người châu Á (đại diện của các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan tại hội nghị lại là người châu Âu).
Sau đó, nhân triển lãm quốc tế 1889 (Expo 1889) tại Paris, Hội Dân tộc học Paris đã tổ chức hội nghị quốc tế về dân tộc học (Congrès International des Sciences Ethnographiques) và đại diện cho xứ An Nam vẫn là Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Hai tư liệu vừa được sưu tầm này cho thấy các hoạt động trên diễn đàn văn hóa quốc tế của Pétrus Ký, và chắc hẳn sẽ còn nhiều điều về nhà bác học này chưa được khám phá hết. Có thể chúng ta sẽ còn thấy tên ông trong biên bản của những hội nghị khoa học tương tự. Tuy nhiên chúng ta đều biết ông đã có mặt trong Từ điển bách khoa Larousse với cương vị là một nhà bác học về ngôn ngữ.
Từ chuyến sang Pháp tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản cho đến các hội nghị khoa học quốc tế mà ông tham dự, Pétrus Ký đã đặt mối quan hệ, trao đổi thư từ thường xuyên với các học giả trên thế giới, những người có ý tưởng nhân đạo cao đẹp, với mong muốn sau này họ có thể giúp đỡ người Việt trên nhiều lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội... Trong số đó có ông Paul Bert, người mà Pétrus Ký đã có được mối quan hệ có lẽ là thân thiện nhất.
Ông Paul Bert là bác sĩ, giáo sư Đại học khoa học ở Bordeaux và Paris, thành viên Hàn lâm viện Pháp, bộ trưởng Bộ Giáo dục và nghị sĩ Quốc hội Pháp. Giữa hai ông đã có hơn 20 năm liên hệ với nhau qua thư tín, hướng tới mục tiêu cải tổ VN để tiếp cận được với các nước văn minh trên thế giới, theo phương châm “hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau” thay vì chính sách “đồng hóa” (assimilation) của thực dân Pháp.
Sau này, khi được bổ nhiệm làm tổng trú sứ Bắc kỳ và Trung Kỳ, chỉ trong vài tháng đầu tiên ở cương vị mới ông Paul Bert đã cho thành lập một Hàn lâm viện Bắc kỳ (Académie Tonkinoise) để duy trì và phục hưng nền văn hóa truyền thống VN.
Cùng sang VN với ông Paul Bert còn có các cộng sự thân tín của ông như J.Chailley; G.Dumoutier (nhà VN học đã kêu gọi sự hợp tác của các nhà Nho học để cùng bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc phục hồi chữ Hán - Nôm).
Vào ngày 9-11-1886, trong khi đang làm việc với vua Đồng Khánh tại Huế, ông Paul Bert đột ngột từ trần. Sự kiện này đã gây nên một tổn thất lớn lao nhất cho cuộc đời và sự nghiệp của Pétrus Trương Vĩnh Ký, vì sau đó các cộng sự thân tín của ông Paul Bert đều bị thất sủng bởi những kẻ kế nhiệm ông, vốn luôn muốn duy trì chính sách đồng hóa của thực dân Pháp. Bản thân Pétrus Trương Vĩnh Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập.
MAI BÁ TRIỀU (Bruxelles, tháng 8-2006)

Sửa bởi Luciferlady: 02/03/2016 - 12:53


Thanked by 3 Members:

#7 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 03/03/2016 - 05:25

LOUIS PASTEUR, NHÀ BÁC HỌC THIÊN TÀI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Louis Pasteur là một trong những nhà bác học thiên tài và có nhiều cống hiến to lớn cho nhân loại.
Louis Pasteur, nhà bác học người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết lên men, vi khuẩn và vắcxin trừ bệnh chó dại. Khi Ông mất, chính phủ Pháp tổ chức quốc tang và trên đường linh cữu đi qua, từng đám người quì xuống chan hoà nước mắt. Trong lịch sử, ít có nhà bác học nào mà nhân loại tỏ lòng biết ơn sâu sắc như vậy. (x. Almanach, t.1657).
Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1822 tại thành phố Dole thuộc tỉnh Jura miền đông nước Pháp. Thân sinh Pasteur vốn là chủ xưởng nhuộm, gia nhập đoàn quân của Hoàng đế Napoléon đi chinh chiến khắp các chiến trường. Năm 1815, sau khi Napoléon thua trận bị đày ở đảo Sainte Hélène, ông trở lại với xưởng nhuộm. Cái xưởng nhuộm đó ngày nay đã trở thành một viện bảo tàng để kỷ niệm Louis Pasteur.
Louis Pasteur thông minh, hiếu học từ thuở nhỏ. Năm 1840, ông đỗ tú tài văn chương ở trường Trung học Bơ-đăng-xông. Năm 1843, ông thi đỗ thứ tư vào trường Cao đẳng Sư phạm Paris (Ecole Normale Supérieure), một trong những trường nổi tiếng nhất của nứơc Pháp.
Năm 1847, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Vật lý.
Năm 1848, ông đã có một phát minh khoa học về tinh thể học nổi tiếng trong giới khoa học.
Năm 1849, ông là giáo sư trường Đại học Strasbourg.
Trở thành một giáo sư nổi tiếng, ông được đề bạt làm chủ nhiệm khoa, sau đó làm giám đốc nghiên cứu khoa học của trường Cao đẳng Sư phạm Paris.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi đỗ tiến sĩ khoa học, Pasteur có chân trong ba hàn lâm viện: Hàn lâm viện Khoa học (1862), Hàn lâm viện Y học (1873); năm 1881, ông được tặng thưởng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp quốc (Académie Francaise).
Louis Pasteur là một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứu các vi sinh vật và là người mở đường cho việc sáng lập ra khoa vi sinh học ngày nay.
Công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của ông thuộc về Tin học (Cristallographie), sau này là môn Hóa học lập thể (Stéréochimie), một môn chuyên nghiên cứu những công thức phân tử. Tiếp đó, ông nghiên cứu sự lên men và thành lập khoa Vi trùng học. Ngoài ra, ông còn chứng minh rằng: Tất cả các bệnh truyền nhiễm trên người và súc vật đều do một thứ vi trùng gây ra. Do đó, ông đề nghị mọi dụng cụ băng bó, phẫu thuật trước khi sử dụng phải tiệt trùng hoàn toàn. Và ông đã thành lập một ngành nữa là ngành sát trùng.
Ngay trong những năm đầu của cuộc đời nghiên cứu khoa học, ông đã xác định được mối liên quan giữa hình thái tinh thể, cấu tạo hóa học và tác động đối với ánh sáng phân cực và xác định được rằng các sản phẩm có bản chất của sự sống tác động đến ánh sáng phân cực, còn các khoáng sản không có tác động này.
Năm 1857, ông công bố quá trình lên men không phải là “Công trình của sự chết” như những nhà hóa học thường nghĩ, mà là “Công trình của sự sống”. Ong đưa ra khái niệm về tính kỵ khí và ái khí của vi sinh vật và sự lên men chỉ là hệ quả của “Cuộc sống không có không khí”.
Những thử nghiệm của ông về các thế hệ gọi là tự phát có một độ chính xác đến mức không còn chỗ cho bất cứ một sự biện minh nào.
Công trình nghiên cứu của ông về bệnh của con tằm đã khám phá ra bí mật của sự lây truyền mang lại những bài học vô cùng quý gia cho y học.
Tháng 9 năm 1879, ông tìm ra nguyên lý của việc tiêm phòng bệnh dịch tả ở gà và việc làm giảm độc lực của các vi sinh vật, nền tảng của việc tiêm phòng bằng vaccin sau này.
Ong cũng đã mang đến cho những người làm công nghệ sinh học những kết quả phát minh ở phòng thí nghiệm: công nghệ làm giấm, rượu vang và bia.
Năm 1880, ông phát hiện ra căn nguyên của các mụn nhọt và viêm tuỷ xương, đó là tụ cầu khuẩn, còn nhiễm trùng hậu sản là do một vi khuẩn có tên là lên cầu khuẩn.
Từ kết quả thu được trong việc dự phòng bệnh dịch tả gà, ông đã làm giảm độc lực vi khuẩn nhiệt thán và chế ra được vaccin phòng bệnh có hiệu quả cho đàn gia súc.
Công trình rực sáng của ông là tìm ra được căn nguyên, sự lây truyền và vaccin điều trị dự phòng đầu tiên bệnh dại, một căn bệnh hiểm nghèo mà cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa chữa được một khi đã phát hiện. Sau thí nghiệm thành công trên vật, ông lại tếip tục thí nghiệm trên người. Lần này, ông lấy tuỷ sống con thỏ bị bệnh dại và làm cho vi trùng này yếu đi. Sau đó, tiêm vào em bé bị chó dại cắn tên là Yoseph Meister (9tuổi) vào ngày 06/7/1885. Kết quả thành công ngoài sức tưởng tượng của ông: người bệnh khỏi hẳn.
Ngày 01/3/1886, trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, ông cho biết: 350 người bị chó dại cắn đến viện ông tiêm sinh hóa phòng dại, 349 người đã được cứu thoát. Ong đã long trọng tuyên bố với thế giới là đã tìm ra vaccin chống lại bệnh chó dại (Vaccin Antirabique).
Ngày 14/11/1888, Viện Pasteur ở Paris được khánh thành, vừa là nơi nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, chế tạo các caccin phòng bệnh, vừa là nơi giảng dạy về vi sinh học và là một bệnh viện chữa bệnh chó dại. Sau này, nhiều Viện Pasteur đã được mở ra ở nhiều nước trên thế giới. Ở thành phố Sài gòn cũng có Viện Pasteur và con đường mang tên ông.
Louis Pasteur mất ngày 28/9//1895 tại Marne Coquette (Pháp). Chính phủ Pháp tổ chức quốc tang. Trên đường, khi linh cửu đi qua, từng đám đông người quỳ xuống bên đường chan hòa nước mắt. Từ đó, ông yên nghỉ trong hầm mộ lát đá hoa cương ngay dưới thư viện của Viện Khoa học mang tên ông. Để thành kính ghi công ơn ông, mọi người trên thế giới gọi ông là “Đại ân nhân của nhân loại”.
Ngày 28/9/1995, toàn thế giới đã kỷ niệm 100 ngày mất của Louis Pasteur.
Con người cầu nguyện
Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng : “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à ?”.
Cụ già thản nhiên trả lời : “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?”.
Người thanh niên xấc xược trả lời : “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không ?
Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời : Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho Ông, rồi Ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.
Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi : Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.
Louis Pasteur - Nhà bác học thiên tài, đại ân nhân nhân của nhân loại,con người cầu nguyện, say mê tràng hạt mân côi.
Con người chỉ vĩ đại khi cầu nguyện
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học
Louis Pasteur. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?
Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:
- Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin!
Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:
- Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?
Chàng sinh viên liền hỏi:
- Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:
- Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!
Mẹ Têrêxa sống đời cầu nguyện - phục vụ và đã trở nên vĩ nhân. Bài học Mẹ để cho đời là:
Hoa trái của cầu nguyện là đức tin
Hoa trái của đức tin là tình yêu
Hoa trái của tình yêu là phục vụ
Hoa trái của phục vụ là bình an.

Sửa bởi DucBichPham: 03/03/2016 - 05:31


Thanked by 1 Member:

#8 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3818 Bài viết:
  • 24227 thanks

Gửi vào 03/03/2016 - 11:19

Thế hệ chúng tôi xưa , xong lớp đệ nhị túc 11 bay giờ thì thi tú tài một toàn quốc
Học xong đệ nhất tức lớp 12 bây giờ thì thi tú tài hai , hay còn gọi là tú tài toàn phàn
Mỗi năm số người thi đỗ trên toàn quốc tức miền Nam , VNCH , chỉ được từ 30 % cho đến 35% , chứ không nhu bây giơ
Thế mà học sinh xuất thân từ trường Pétrus Ký , và Chu văn An , bao giờ tỷ số thi đỗ cũng trên 90%
Tôi không được học trường Pétrus Ký , chi ở trường làng ngoại thành xa xôi , nhưng nể tình vị Linh mục hiẹu trưởng nên các thày đều từ Chu văn An , Petrus Ký , Võ trường Toản như thày Luu dạy toán , thày Lương dạy Anh văn, thày Thương dạy Pháp văn , thày Nhàn dạy lý hoá , thày Huy dạy việt văn , triết học do chính Linh mục hiệu trưởng dạy
Năm ấy lớp đệ nhất chỉ có 12 người , thi một phát đỗ tất cả 12 .

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |