Jump to content

Advertisements




TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG


34 replies to this topic

#16 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 04:43

@Lutuannghia,
Theo lẻ tôi không trả lời những câu hỏi như vậy . Nó cho thấy cái trí và cái tâm của người hỏi hiểu như thế nào và trong lòng nghĩ gì .
Đây là câu trả lời và cũng là đối thoại sau cùng của tôi và ông vì tôi không thích giao tiếp vớí mẫu người như ông .
Tôi là dân thường và may mắn là không dính vào phe nào để có thể khách quan nhận định lịch sử .
Chấm hết .

Thanked by 1 Member:

#17 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 04:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 30/03/2016 - 13:02, said:

Về câu hỏi này tôi xin đưa ý kiến nhỏ của mình ra sau:
Tây quy về một mối vì họ dựa vào thiên văn . Đông thì chia rẽ vì Dịch chỉ là cái cớ ! Vâng , ví như tử vi chính là áp dụng thiên văn nhưng lồng vào kinh Dịch , mà kinh dịch thật sự là Chu Dịch mà thôi . Tôi nhớ anh quachngocboi có chứng minh việc này rồi thì phải (xem các chủ đề về lịch và thiên văn).
Anh Ngu Yên,

Theo tôi Số hay Toán là ngôn ngữ diển tả tự nhiên . Ngôn ngữ không phải chỉ có một và diển tả tự nhiên không phải chỉ có Dịch.
Khoa học Tây phương mổi lý thuyết họ đều tìm một ngôn ngữ toán học sát và đúng nhất vớí lý thuyết đó để áp dụng và giải thích và cũng từ đó mà họ phát triển ngành học chuyên môn là Applied Mathematics.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 31/03/2016 - 04:59


Thanked by 1 Member:

#18 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 06:25

Co' 1. 2 người không nên vào viêt' trong topics của anh PhuongKongFa và của tôi .

Đặc biệt có 1 tên XHCH (xạo hết chỗ nói).

-----------------------------------------------------------

Trước đây có 1 nick DaoKy với hồi ký Ó Ma Lai kể lại lúc anh là trung uý VNCH đồn trú vùng cao . Câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn cách nay khoảng hơn 10 năm, sau đó anh trở thành người Thiên Cổ sớm vong khi tuổi đời chỉ khoảng trên dưới 50.

Nay đọc mấy chữ vĩnh biệt của PhuongKongFa làm cho tôi buồn nên vào đây có vài lời thăm hỏi .

HC

Sửa bởi Hoa Cái: 31/03/2016 - 06:27


Thanked by 3 Members:

#19 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 07:50


Anh V.I.Lê-Nin nói : Hoặc là chất lỏng ,hoặc là chất đặc ,đáng khinh nhất là loại sền sệt !

Toàn là loại " khắc thuyền tìm kiếm " ! Hão .

#20 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 08:23

@ Hoa Cái, Ngu Yên
Cựu học sinh trường Trứng Vịt Kho gửi lời chào thân ái đến 2 Cụ học sinh trường Vỏ Trứng Thúi.

Năm 2010, tôi có mở cửa hàng bán đồ ngũ kim ở Phnom Penh khi đi tìm mặt bằng thuê nhà làm cửa hàng thì tình cờ thuê căn nhà của anh Phuongkongfa ở Phnom Penh, cũng biết được nhiều chuyên hay hay nhưng tôi không muốn dính dáng đến chuyện chính chị chính em, nói ra thì thần khẩu hại xác phàm mang họa vào thân, mình chỉ lo buôn bán làm ăn nuôi gia đình. Hồi ở bên Phnom Penh anh ấy giúp đỡ việc giấy tờ thủ tục cho tôi rất nhiều, và nhiều chuyện khác nữa, lần này khi anh về VN khám bệnh thì hai vợ chồng tôi có mời anh ấy về nhà ở và lo cơm nước. Anh Phuongkongfa có lẽ lần này bị nặng về phổi một phần là do hút thuốc lá quá nhiều. Để chờ xem xuống Sing xem kết quả khám lại một lần nữa.

Vì tôi vẫn chưa dùng được nick của mình, tạm dùng lại nick của anh Phương.

Thanked by 3 Members:

#21 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 09:34

con cũng buồn luôn, mới thấy bác Phương với tinh thần sảng khoái nói chuyện vui vẻ tỉnh rụi mà k ngờ bác đang bịnh.
Chạy vô nói ráng lên bác, bác Phương sẽ bảo bịnh mà ráng bằng mắt cho xem. Mong bác mau bình phục!

Thanked by 1 Member:

#22 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 10:55

"Nếu bạn muốn làm vừa lòng hết tất cả mọi người thì cuối cùng bạn sẽ chẳng làm vừa lòng một ai, kể cả chính bạn."

5 ngón tay trong cùng một bàn tay mà cũng có ngón dài ngón ngắn, huống hồ con người trong một xã hội.

Kể mà cũng lạ cùng là tuổi Giáp Ngọ vậy mà có 2 người bố chết năm 90 và một người bị tai nạn gẫy chân.

Một người đã cầm súng từ năm 23 tuổi cho đến nay vậy mà khi nhìn lại cuộc đời chỉ nói là mình diễn tuồng mua vui, hẳn là họ đã có một nhận thức gì đó ngồ ngộ, là lạ.
Sức khỏe của ai thì người đó hẳn là biết rất rõ tình trạng của chính mình. Phải chăng đó là lời trối trăn !



( Đang tạm dùng lại nick của anh Phương.)

Sửa bởi Phuongkongfa: 31/03/2016 - 11:18


Thanked by 1 Member:

#23 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7533 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 13:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 31/03/2016 - 04:55, said:

Anh Ngu Yên,

Theo tôi Số hay Toán là ngôn ngữ diển tả tự nhiên . Ngôn ngữ không phải chỉ có một và diển tả tự nhiên không phải chỉ có Dịch.
Khoa học Tây phương mổi lý thuyết họ đều tìm một ngôn ngữ toán học sát và đúng nhất vớí lý thuyết đó để áp dụng và giải thích và cũng từ đó mà họ phát triển ngành học chuyên môn là Applied Mathematics.

Vì xưa giờ Đông cứ bó buộc vào trong cái xác Dịch (thật ra là thuyết ngũ hành , thuyết bát quái , thuyết âm dương không phải Chu Dịch mặc dù có phần nào liên hệ với âm dương ) nên khó tiến .Bao nhiếu thuyết đưa ra , rất mới nhung mà đa số không thấy là nó mới cứ tưởng là vì Dịch huyền bí nên bấy giờ mới tìm ra nên không phát triển được xa .Lấy ví dụ Dịch theo lý học đời Tống của Chu Đôn Di là mượn của Đạo tông, Trương Tái, 2 Trình, Chu Hi đều mượn kiến thức bên Phật (đời sau không phải của Gautama / Cồ Đàm mà là của những Long Thọ,Văn Thù, Vô trước v.v...) để phát triển một hệ thống triết học hòng chống lại các nhà Phật học Trung Hoa trước đó (các phái như Liên hoa, Thiên thai, Thiền ...) vì siêu hình học bên Ấn phát triển cao hơn trước đó .Mấy cái kiến thức này các bạn tìm đọc lại của cụ Trưởng khoa Văn khoa Sài Gòn Nguyễn Đăng Thục viết ra cho sinh viên thời 50/70 là biết . Hoặc sách lịch sử Tri thức Đông Phương của Âu, Mỹ cả Nhật viết .

Thanked by 3 Members:

#24 nhatnguyen0978

    Hội viên

  • Banned
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 98 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 19:28

10 tông phái Phật Gíao Trung Hoa là 10 con trùng độc trong thân sư tử, ăn cắp giáo lý nhà Phật, chế tác, bẻ cong chà đạp giáo pháp của Gotama dành cho hàng thiểu năng, tôn giáo pháp của tổ là tối thượng thừa dành cho bậc thượng trí.

Những người học Dịch luôn tự hào là đây là bộ môn khoa học kết hợp triết lý Phật Giáo, Nho Khổng. Chúng ta cùng tìm hiểu :

Tính Phật Giáo : Qua Tiểu phẩm, tạng Luật, chương V; Tỳ-khưu Indacanda dịch Việt, có thể thấy Dịch khoa giải đoán điềm lành dữ và nhà Phật có sự bất đồng.

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư học tập việc giải đoán điềm lành dữ. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các sa-môn Thích tử lại học tập việc giải đoán điềm lành dữ giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai như thế, đến trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các vị tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, kẻ chuyên chú trong việc giải đoán điềm lành dữ có thể đạt được sự tiến triển, sự tăng trưởng, sự lớn mạnh trong Pháp và Luật này không?
- Bạch Ngài, không có điều ấy.
- Hoặc vị chuyên chú trong Pháp và Luật này có thể học tập việc giải đoán điềm lành dữ không?
- Bạch Ngài, không có điều ấy.
- Này các tỳ khưu, không nên học tập việc giải đoán điềm lành dữ; vị nào học tập thì phạm tội dukkata (tác ác).

*********
Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư giảng dạy việc giải đoán điềm lành dữ. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các sa-môn Thích tử lại giảng dạy việc giải đoán điềm lành dữ giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai như thế, đến trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các vị tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, kẻ chuyên chú trong giảng dạy việc giải đoán điềm lành dữ có thể đạt được sự tiến triển, sự tăng trưởng, sự lớn mạnh trong Pháp và Luật này không?
- Bạch Ngài, không có điều ấy.
- Hoặc vị chuyên chú trong Pháp và Luật này có thể giảng dạy việc giải đoán điềm lành dữ không?
- Bạch Ngài, không có điều ấy.
- Này các tỳ khưu, không nên giảng dạy việc giải đoán điềm lành dữ; vị nào học tập thì phạm tội dukkata (tác ác).


Tính khoa học : Rất khó để thuyết phục các khoa học gia chấp nhận nguồn gốc Dịch xuất phát từ ông vua Tàu đầu người mình rắn kết duyên cùng em gái là Nữ Thần mình rắn đầu người. Dịch chỉ được coi là bộ môn khoa học khi có độ chính xác từ 70 % trở lên. Nghĩa là với 10 câu hỏi, thì 7 câu câu trả lời đúng.

Tính Nho gia Khổng Lão : Không có gì để bàn cãi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Một thời gian khá dài đã giúp ổn định xã hội Trung Hoa. Học thuyết Nho gia chú trọng về xã hội, chính trị, đạo đức; mục đích đào tạo một nhân cách kiểu mẫu gọi là chính nhân quân tử để gánh vác việc nước, an bang tế thế. Một nhân cách quân tử phải biết các đức tính : Đạo vua tôi – đạo vợ chồng – đạo cha con – đạo anh em – đạo bạn bè. Đức quân tử phải đủ Nhân – lễ - nghĩa – Trí – Tín. Ngoài ra, người quân tử phải trang bị một kiến thức tổng quát, phải biết Thi – Thư - Nhạc – Lễ. Một khi tu thân hoàn chỉnh mới nói đến tề gia rồi trị quốc, thiên hạ mới an bình. Khi một chính nhân quân tử ra giúp đời, phải đặt trên cơ sở Chính danh và Nhân trị. Mỗi vị trí, mỗi sự việc phải đúng với danh nghĩa của nó một cách minh bạch và dùng tình người mà xử sự.

Tuy phân cấp trong xã hội để trật tự hóa trong những thể chế phong kiến, Nho giáo có giá trị nhất định trong một giai đoạn dân trí nhất định. Bởi cơ chế ràng buộc trong từng giai cấp đã cản trở mức tiến hóa dân trí. Ví dụ Tam Cương là Quân Thần – Phụ tử - phu thê ( Quân xử Thần tử, Thần bất tử bất trung là điều vô lý với dân trí hiện nay. Cũng thế, phu xướng phụ tùy và phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu ) Tam tòng áp dụng cho phụ nữ cũng thế, Tại gia tòng phụ - xuất giá tòng phu – phu tử tòng tử.

Tuy nhiên, các triều phong kiến ổn định xã hội cũng nhờ áp đặt học thuyết Nho gia, và các Nho sĩ giúp vua giúp nước cũng không ít. Những tư tưởng của Khổng giáo có giá trị hạn chế với trình độ dân trí đương thời, nhưng lại là thước đo đạo đức nhân cách trong xã hội. Ví dụ : Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân đó là câu trả lời của Khổng Tử khi Trọng Cung hỏi thế nào là Nhân. Điều nầy đúng trên đại thể, vì những điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác, tuy nhiên có những cái người khác muốn tuy mình không muốn thì sao?

Đến khi xã hội Việt Nam được Nho gia tiếm quyền, đất nước bắt đầu đi xuống vì tinh thần nô lệ của học thuyết và đố kỵ của Nho sĩ. Lúc bấy giờ Phật giáo mất thế thượng phong của thời Lý Trần. Lê trung hưng và Nguyễn thống nhất trọng Nho bài Phật. Cái ưu của Nho giáo cũng là cái nhược của giáo Nho, cái tệ khoa cử chỉ để tranh thủ công danh, cái học từ chương thiếu sáng tạo chỉ để đáp ứng khoa cử. Văn hay chữ đẹp trở thành tiêu chuẩn của Học Nho, chính vì thế Tàu đã hai lần bại vong trước quân xâm lược phương Bắc vào thời Tần Lục Triều và Tống –Minh. Và giặc khăn vàng,hình thức một tôn giáo, cũng đã võ trang nổi dậy chống lại chính quyền đương thời vào thời Hậu Hán. Đất nước ta cũng vì Nho giáo cách tân thời Nguyễn mà làm cho xã hội trì trệ, mở đường cho cuộc đô hộ của phương Tây.

Tóm lại, Khổng Mạnh, Trang Chu và những cao đệ của Nho gia chỉ là những Hiền nhân mang tính đạo đức tương phản hiện trạng xã hội t*o loạn đương thời, sản sanh những học thuyết chính trị và đạo đức xã hội, nhân cách chính nhân quân tử của giai đoạn lịch sử đó. Mẫu người lý tưởng như thế, được các học sĩ thành danh trên khoa trường, được bổ cử vào quan trường, trở thành những biểu tượng chính danh hơn là một chính trị gia linh hoạt năng động, sáng tạo giúp quốc gia đối đầu với ngoại lực xâm lăng. Tinh thần Nho giáo mang tính thống trị và áp đặt, chỉ có giá trị trong xã hội phong kiến, không thích hợp với trào lưu dân chủ hiện đại, vì thế sụp đổ nhanh chóng trước cuộc xâm lăng của quân đồng minh, Anh và Pháp."

(báo Tôn Giáo và Dân Tộc)

#25 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 31/03/2016 - 20:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 31/03/2016 - 06:25, said:

Co' 1. 2 người không nên vào viêt' trong topics của anh PhuongKongFa và của tôi .

Đặc biệt có 1 tên XHCH (xạo hết chỗ nói).

-----------------------------------------------------------

Trước đây có 1 nick DaoKy với hồi ký Ó Ma Lai kể lại lúc anh là trung uý VNCH đồn trú vùng cao . Câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn cách nay khoảng hơn 10 năm, sau đó anh trở thành người Thiên Cổ sớm vong khi tuổi đời chỉ khoảng trên dưới 50.

Nay đọc mấy chữ vĩnh biệt của PhuongKongFa làm cho tôi buồn nên vào đây có vài lời thăm hỏi .

HC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bonus cho ông này.
Dạo này không thấy ông Hoa Cái cóp nhặt bài chê bai lớp trẻ Việt Nam nữa à? Cũng biết ngượng chăng?

P/S:
Trang bìa trong luận án Hun Xên.

#26 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 04:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 31/03/2016 - 13:32, said:

Vì xưa giờ Đông cứ bó buộc vào trong cái xác Dịch (thật ra là thuyết ngũ hành , thuyết bát quái , thuyết âm dương không phải Chu Dịch mặc dù có phần nào liên hệ với âm dương ) nên khó tiến .Bao nhiếu thuyết đưa ra , rất mới nhung mà đa số không thấy là nó mới cứ tưởng là vì Dịch huyền bí nên bấy giờ mới tìm ra nên không phát triển được xa .Lấy ví dụ Dịch theo lý học đời Tống của Chu Đôn Di là mượn của Đạo tông, Trương Tái, 2 Trình, Chu Hi đều mượn kiến thức bên Phật (đời sau không phải của Gautama / Cồ Đàm mà là của những Long Thọ,Văn Thù, Vô trước v.v...) để phát triển một hệ thống triết học hòng chống lại các nhà Phật học Trung Hoa trước đó (các phái như Liên hoa, Thiên thai, Thiền ...) vì siêu hình học bên Ấn phát triển cao hơn trước đó .Mấy cái kiến thức này các bạn tìm đọc lại của cụ Trưởng khoa Văn khoa Sài Gòn Nguyễn Đăng Thục viết ra cho sinh viên thời 50/70 là biết . Hoặc sách lịch sử Tri thức Đông Phương của Âu, Mỹ cả Nhật viết .
Toán học Trung Hoa một thời gian bị tuyệt tích không rõ lý do. Chỉ Nho giáo và Dịch được lưu truyền và Nho Phật Lão không ngừng tranh nhau ảnh hưỏng cho đến khi nền văn hoá tìm được sự bão hoà (tam giáo đồng nguyên) và bổ túc cho nhau đó cũng là lý tự nhiên trong đời sống xã hội khi các nền văn hoá giao thoa nhau giống như khái niệm Thai' Cực của Chu Đôn Di và khái niệm Khí của Trương Tải được Nho gia mượn và phát triển như anh viết. Tại sao tư tưởng Nho gia đều qui về Dịch? Điều này theo tôi vì phương Đông quan niệm vạn vật nhất thể, tất cã đều qui về một mối : Nhà Phật là Tâm, Nho gia là Dịch, Lão là Đạo và vượt qua cái Hình Nhi Hạ thì 3 nhà gặp nhau ở cái gọi là Hình Nhi Thượng . Phương Tây không phải là không có xu hướng này . Lý thuyết The Theory of Everything là một ví dụ cho xu hướng này, liệu đây là một đột phá hay nó sẽ làm chậm bước tiến của khoa học thì thời gian sẽ trả lời .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 01/04/2016 - 05:04


Thanked by 1 Member:

#27 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 06:24

Tôi thấy chỉ có Triết học Mác Lê Nin, tư duy duy vật biện chứng mới xứng đáng là The Theory of Everything. Dùng để lấy ý tưởng để viết nghị quyết thì như nguồn trí tuệ vô tận, chẳng bao giờ cạn.

#28 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 12:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#29 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3110 Bài viết:
  • 7533 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 13:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 01/04/2016 - 04:56, said:

Toán học Trung Hoa một thời gian bị tuyệt tích không rõ lý do. Chỉ Nho giáo và Dịch được lưu truyền và Nho Phật Lão không ngừng tranh nhau ảnh hưỏng cho đến khi nền văn hoá tìm được sự bão hoà (tam giáo đồng nguyên) và bổ túc cho nhau đó cũng là lý tự nhiên trong đời sống xã hội khi các nền văn hoá giao thoa nhau giống như khái niệm Thai' Cực của Chu Đôn Di và khái niệm Khí của Trương Tải được Nho gia mượn và phát triển như anh viết. Tại sao tư tưởng Nho gia đều qui về Dịch? Điều này theo tôi vì phương Đông quan niệm vạn vật nhất thể, tất cã đều qui về một mối : Nhà Phật là Tâm, Nho gia là Dịch, Lão là Đạo và vượt qua cái Hình Nhi Hạ thì 3 nhà gặp nhau ở cái gọi là Hình Nhi Thượng . Phương Tây không phải là không có xu hướng này . Lý thuyết The Theory of Everything là một ví dụ cho xu hướng này, liệu đây là một đột phá hay nó sẽ làm chậm bước tiến của khoa học thì thời gian sẽ trả lời .

Tôi không thấy chúng ta cần tranh luận thêm về vấn đề này chỉ thêm câu này , cố gắng của phương Tây là cố gắng tổng hợp về phương diện khoa học ở mức Hình nhi hạ khác hẳn cái lối 1 lý thuyết mọi người đều phải coi là chân lý kiểu Dịch hay Mắc- Lê . Vả lại đây là topic của anh Phuongkongfa mà sự bệnh nặng của anh cũng làm tôi chợt nghĩ đến câu thơ của cổ nhân
Thiên hạ nhất hí trường
Nhân gian thị bi kịch .

Thanked by 3 Members:

#30 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 03/04/2016 - 04:21

Mới đọc bài về anh Phuongkongfa hôm qua.

Chúc anh sớm bình phục, qua được đại nạn. Hiện tại những phương pháp điều trị theo tự nhiên, sử dụng thực phẩm để tái tạo cơ thể cũng mang lại kết quả tốt cho nhiều người. Anh thử xem sao nha.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |