Jump to content

Advertisements




Bất đương vị


22 replies to this topic

#1 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 13/03/2016 - 15:33

Thủy Thiên Nhu 水天需 Thượng lục Tượng viết:

Tuy bất đương vị , vị đại thất dã 。雖不當位 , 位大失也。

Về nghĩa của bất đương vị 不當位 (ngôi vị không thỏa đáng), các dịch gia TrungQuoc cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Dịch gia Vương Bật cho rằng hào Thượng lục là "ngôi hư" mà Vương Bật đã lập thuyết "hư vô vị", cho nên ông nói: "Ở nơi không ngôi là không đáng ngôi".

Sách "Chu Dịch bản nghĩa" dịch gia Chu Hy nêu rằng: "Là Âm ở ngôi trên, là 'đương vị', thế mà lại nói là 'bất đương vị', không hiểu nổi". Chu Hi cho rằng, đây là thái độ "khuyết nghi" (giữ lại để tìm hiểu, có kết luận sau).

Sách "Dịch Kinh mông lẫn" dịch gia Thái Thanh cho rằng: "Tuy bất đương vị, nhưng nó là âm lại ở nơi cực hiểm, chính là giống với câu 'khốn vu cát lũy, vị đáng dã' ở hào Thượng lục quẻ Khốn". Ở đây, dịch gia Thái Thanh lý giải là: "Ở vào hoàn cảnh không ổn đáng".

Ngôi vị không thỏa đáng bất đương vị 不當位 ta nên hiểu như thế nào?

Thanked by 3 Members:

#2 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 13/03/2016 - 17:16

Em có đọc Dịch mà cũng mới thôi, không hiểu lắm nhưng ngu kiến là như này:

Đại khái quẻ Nhu có liên quan đến "trẻ con" (Nguyễn Hiến Lê: vì quẻ trên nó là quẻ Mông; Nhu - nhụ 孺), "lương thực/nhu yếu phẩm", "chờ đợi".
Thực ra cả hào 5 và hào 6 đều ở chỗ hiểm cả dù hào 5 đang sướng (được ăn uống). Hào 6 là hào âm nhưng có lực lượng mạnh mẽ phục vụ nó là 3 hào dương của quẻ Càn, giống kiểu bà mẹ đang "nhiếp chính" cho con nhỏ được thừa kế tài sản của bố vậy.
Con nhỏ là dương, có tài, đắc trung đắc chính nhưng hào 2 dưới cũng là dương cương không ứng nhau nên chưa chắc thuận tùng, vì nó khinh là trẻ con, nên phải đợi lớn và đợi thời cơ chứng tỏ mình, cứ an nhiên thôi chứ không cần tranh giành với mẹ.
Bà mẹ thì ở thế có thể bị bàn ra tán vào là chiếm dụng quyền lợi của chồng con mưu sự riêng, bản thân cũng có năng lực lấy âm nhu chế ngự dương cương, mà 3 (số nhiều) cái người kia là cấp dưới/cộng sự còn lại của chồng để lại cũng có năng lực, nhưng cũng phải đợi vì danh nghĩa không thuận lắm và vì bọn cộng sự đó nó chưa biết rõ mình. Thời xưa thì nó khinh là đàn bà nữa. Nếu vội vàng "thiệp đại xuyên" thì hỏng việc của mình và của con nữa. Nên "bất đương vị" là ở vào thế dở dở ương ương không hoàn toàn có chính danh chứ không phải không xứng tài đức hay không nên làm, nhưng nếu ko tự gây họa thì hiểu lầm ban đầu chỉ gây tổn thất nhỏ.

Thanked by 3 Members:

#3 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 14/03/2016 - 15:09

"Cát' của hào Chín đầu và hào Chín năm trong quẻ Nhu vốn không cần nói gì. Còn lại bốn hào, hào Chín hai thì 'tiểu hữu ngôn, chung cát', như Tượng truyện của hào Chín ba thì nói 'kính thận bất bại', Tượng Truyện của hào Sáu bốn thì nói 'Thuận dĩ thính dã', hào Trên thì nói 'Hữu bất tốc chi khách tam nhân lai, kính chi, chung cát'. Nói chung, việc trong thiên hạ, nếu biết thong thả đợi chờ, thì ít bị thất thố" (Chu Dịch chiết trung - Lã Tổ Khiêm)

Lời sáu hào trong quẻ Nhu, với các từ "hanh", "cát", "lợi thiệp đại xuyên" của lời Hào, là những điều sẽ đạt tới, nếu biết 'giữ chính chờ thời' (nhu đãi). Sáu Hào trong quẻ, bất kể là cứng hay mềm, đối với hào nào nhẫn nại, giữ được bình tĩnh, thận trọng đợi thời, thì sẽ được "cát" hoặc "vô cựu", hoặc biến hiểm thành yên, tất cả đều chưa tới tượng "hung".

Sửa bởi NgocHoaVT: 14/03/2016 - 15:10


Thanked by 3 Members:

#4 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 14/03/2016 - 17:02

Trích dẫn


Sáu Hào trong quẻ, bất kể là cứng hay mềm, đối với hào nào nhẫn nại, giữ được bình tĩnh, thận trọng đợi thời, thì sẽ được "cát" hoặc "vô cựu", hoặc biến hiểm thành yên, tất cả đều chưa tới tượng "hung".


Lời hào Chín hai nói nhu vu sa 需于沙

Cảm xúc khi đứng trên cát sẽ như thế nào nhỉ ?

Đứng trên cát thận trọng đợi thời là bao lâu ? Liệu có đứng nổi một ngày không ?

Thanked by 1 Member:

#5 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 14/03/2016 - 19:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thanh.Huong, on 14/03/2016 - 17:02, said:

Lời hào Chín hai nói nhu vu sa 需于沙

Cảm xúc khi đứng trên cát sẽ như thế nào nhỉ ?


Nói về cảm xúc thì rộng quá ThanhHuong à,

Nay, vay mượn ngôn ngữ tây một chút để nói về chữ "buồn", một trong những cảm xúc mà người phương Đông thường vay mượn khi nói.

Jean- Paul Sartre và phân tích hiện tượng luận về nỗi "buồn"

Trong lời nói đầu tác phẩm “L’être et le néant” (Hữu thể và vô thể), triết gia Jean-Paul Sartre (1905-1980) đã nhận định về bước tiến của tư tưởng hiện đại: “Tư tưởng hiện đại đã có tiến bộ đáng kể khi giản lược cái đang tồn tại vào một loạt hình thái biểu hiện của nó. Cái hiện ra bên ngoài không che giấu bản chất của sự vật mà thể hiện bản chất hay chính là bản chất ấy…

Từ bước tiến ấy của trào lưu tư tưởng đầu thế kỷ 20, triết gia Edmund Husserl (1859-1938) coi hiện tượng luận (phénoménologie) do ông đề xướng như là khoa học về những hiện tượng, về những gì xuất hiện trước ý thức của con người, và muốn xây dựng bộ môn khoa học ấy, người ta phải “trở về với những sự vật”, mô tả chúng khi chúng xuất hiện trước ý thức của con người.

Trong tiểu luận “Esquisse d’ une théorie des émotions” (Phác thảo một lý thuyết về cảm xúc), Jean-Paul Sartre đã vận dụng phương pháp của hiện tượng luận để phân tích bản chất của "buồn".

“Cảm xúc là gì? Đó là sự biến đổi thế giới. Khi những con đường vạch sẵn đã trở nên khó đi hoặc chúng ta không còn nhìn thấy con đường nào nữa, chúng ta không thể ở mãi trong một thế giới đã trở nên khẩn trương và quá khó khăn. Tất cả mọi con đường đều bị ngăn trở, nhưng chúng ta vẫn phải hành động.

Thế là chúng ta tìm cách thay đổi thế giới, nghĩa là cảm nhận nó như thể mới quan hệ giữa những sự vật với tiềm năng của chúng không bị chi phối bởi những tiến trình có tính tất yếu, mà được định đoạt bởi phép thuật (magie).

Nhưng phải thấy rằng, đây không phải là một cuộc chơi: chúng ta bị buộc phải làm như thế và chúng ta lao vào thái độ mới ấy với tất cả sức lực mình đang có. Trước hết, đó là sự nắm bắt những mối quan hệ mới và những đòi hỏi mới. Đơn giản chỉ vì chúng ta không còn có thể nắm bắt một sự vật hoặc nó gây ra tình trạng căng thẳng không thể chịu đựng nổi, ý thức nắm bắt hoặc tìm cách nắm bắt nó khác đi, nghĩa là nó tự biến đổi để biến đổi sự vật…

Sự bất lực trong việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề được hình dung một cách khách quan như là một đặc tính của thế giới, trở thành động lực để cho ý thức nhìn nhận thế giới khác đi, dưới một khía cạnh mới mẻ hơn để làm phát sinh một thái độ mới.

Tuy nhiên trạng thái cảm xúc không ở cùng một bình diện với những hành động khác, nghĩa là nó không có hiệu quả thật sự. Nó không nhằm mục đích tác động thật sự trên bản chất của sự vật bằng những phương tiện cá biệt. Nó tìm cách gán cho bản chất của sự vật một đặc tính khác, một sự tồn tại yếu ớt hơn hay một sự hiện diện mờ nhạt hơn, nhưng vẫn không làm thay đổi cấu trúc nội tại của nó. Nói khác đi, trong cảm xúc, chính thân thể được ý thức dẫn dắt, đã thay đổi những mối quan hệ giữa nó với thế giới để thế giới thay đổi những đặc tính của nó. Nếu gọi cảm xúc là một trò chơi thì đó là một trò chơi mà chúng ta tin tưởng…

Hãy lấy một thí dụ như nỗi "buồn". "Buồn", khiến chúng ta có tâm thế nặng nề: các cơ bắp ngoại vi không còn căng ra, khuôn mặt tái đi, chúng ta thu mình vào một góc hoặc ngồi bất động, giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của thế giới bên ngoài. Chúng ta thích bóng tối hơn ánh sáng chói chang, thích sự tĩnh lặng hơn những tiếng động ồn ào, thích một căn phòng trống vắng hơn đám đông ở những chốn công cộng hay những đường phố. “Người ta thường nói là “để được ở một mình với nỗi buồn”, nhưng sự thật không phải như vậy. Có rất ít trường hợp người ta thích thú với nỗi đau của mình. Lý do thật sự khác hẳn: một trong những điều kiện thông thường của hành động đã không còn nữa, nhưng thế giới buộc chúng ta phải tác động vào nó mà không còn điều kiện ấy nữa. Hầu hết những tiềm năng lấp đầy thế giới (những công việc cần phải làm, những người cần phải gặp, những hành vi trong cuộc sống hàng ngày cần phải thực hiện) vẫn không thay đổi, chỉ có điều những phương tiện để thực hiện chúng, những con đường quen thuộc trong không gian sinh tồn của chúng ta đã thay đổi. Chẳng hạn tôi biết mình đã bị phá sản, tôi không còn những phương tiện như trước nữa (chẳng hạn như xe hơi riêng) để thực hiện nên phải thay thế bằng những phương tiện mới (như đi xe buýt chẳng hạn), điều tôi không muốn chút nào.. Nỗi buồn là trạng thái nhắm tới việc loại bỏ bó buộc phải tìm kiếm những con đường mới, thay đổi cấu trúc của thế giới bằng cách thay thế những yếu tố cấu thành của nó bằng một cấu trúc hoàn toàn chẳng có tác động gì về mặt cảm xúc. Nỗi buồn biến thế giới bên ngoài thành một thực thể hoàn toàn trung hòa về mặt cảm xúc, xả hết những sự vật có nhiều năng lượng cảm xúc, đưa tất cả trở về con số 0 về mặt cảm xúc và qua đó, biến tất cả mọi vật thành những điều hoàn toàn có ý nghĩa như nhau và có thể thay thế cho nhau. Nói khác đi, vì không còn khả năng và không còn muốn thực hiện những hành vi mình mong muốn, chúng ta làm như thể thế giới bên ngoài chẳng còn trông đợi gì ở chúng ta nữa. Chúng ta chỉ làm được điều đó bằng cách tác động trên bản thân chúng ta và trạng thái đi đôi với thái độ này là cảm giác ảm đạm: thế giới trở nên ảm đạm, nghĩa là cấu trúc của nó chẳng còn mang lại cảm xúc gì nữa. Đồng thời chúng ta có thái độ tự nhiên là thu mình lại hay tìm nơi lảng tránh…” (“Esquisse d’une théorie des émotions”, tr. 43, 44, 45)

Đọc cho vui ThanhHuong, để thấy người phương Tây đã tư duy như thế nào?

Thanked by 5 Members:

#6 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 15/03/2016 - 11:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocHoaVT, on 14/03/2016 - 19:36, said:

(“Esquisse d’une théorie des émotions”, tr. 43, 44, 45)

Đọc cho vui ThanhHuong, để thấy người phương Tây đã tư duy như thế nào?

Đang hay, chuyển ngữ dịch tiếp đi NgocHoa,

Thanks trước nhé!

Thanked by 1 Member:

#7 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3117 Bài viết:
  • 7540 thanks

Gửi vào 15/03/2016 - 13:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 13/03/2016 - 15:33, said:

Thủy Thiên Nhu 水天需 Thượng lục Tượng viết:

Tuy bất đương vị , vị đại thất dã 。雖不當位 , 位大失也。

Về nghĩa của bất đương vị 不當位 (ngôi vị không thỏa đáng), các dịch gia TrungQuoc cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Dịch gia Vương Bật cho rằng hào Thượng lục là "ngôi hư" mà Vương Bật đã lập thuyết "hư vô vị", cho nên ông nói: "Ở nơi không ngôi là không đáng ngôi".

Sách "Chu Dịch bản nghĩa" dịch gia Chu Hy nêu rằng: "Là Âm ở ngôi trên, là 'đương vị', thế mà lại nói là 'bất đương vị', không hiểu nổi". Chu Hi cho rằng, đây là thái độ "khuyết nghi" (giữ lại để tìm hiểu, có kết luận sau).

Sách "Dịch Kinh mông lẫn" dịch gia Thái Thanh cho rằng: "Tuy bất đương vị, nhưng nó là âm lại ở nơi cực hiểm, chính là giống với câu 'khốn vu cát lũy, vị đáng dã' ở hào Thượng lục quẻ Khốn". Ở đây, dịch gia Thái Thanh lý giải là: "Ở vào hoàn cảnh không ổn đáng".

Ngôi vị không thỏa đáng bất đương vị 不當位 ta nên hiểu như thế nào?

Hào 6 quẻ Nhu đang bất đương vị (không nắm ngôi vị gì) thì bất ngờ có khách tới .Vì nhờ tài cán có sẵn mới thành dịp để khách không thất vọng mời ra .Nhưng mà nếu không có khách tới thì là do số trời vậy , hào 6 đâu còn đợi nữa (hào cuối này khác các hào khác, không còn chữ Nhu nhé ).

Thanked by 1 Member:

#8 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 22/03/2016 - 07:13

Trích dẫn

Đang hay, chuyển ngữ dịch tiếp đi NgocHoa,

Thanks trước nhé!

樂 則 行 之 憂 則 違 之 Lạc tắc hành chi ưu tắc vi chi

Vui thì làm không vui thì không làm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Thanh.Huong: 22/03/2016 - 07:16


Thanked by 2 Members:

#9 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 05:44

Trích dẫn

樂 則 行 之 憂 則 違 之 Lạc tắc hành chi ưu tắc vi chi

Vui thì làm không vui thì không làm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



初 九 曰: " 潛龍 勿 用 " 何 謂 也 ?

子 曰:

" 龍 德 而 隱 者 也
不 易 乎 世,
不 成 乎 名
遯 世 無 悶
不 見 是 而 無 悶
樂 則 行 之
憂 則 違 之

確 乎 其 不 可 拔,
乾 龍 也 "

Sơ Cửu viết. "Tiềm long vật dụng" hà vị dã?

Tử viết.

"Long đức nhi ẩn giả dã.
Bất dịch hồ thế.
Bất thành hồ danh.
Độn thế vô muộn.
Bất kiến thị nhi vô muộn.
Lạc tắc hành chi.
Ưu tắc vi chi.

Xác hồ kỳ bất khả bạt.
Tiềm long dã."

Thanked by 1 Member:

#10 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 07:26

Trích dẫn


龍 德 而 隱 者 也

Long đức nhi ẩn giả dã.


Trong 384 hào, nói về những hào "vị bất đáng" hoặc "bất đương vị", có sách Dịch nào của TQ nói về "vị bất đáng" mà họa hoạn nặng nhất kg? NgocHoa

Thanked by 1 Member:

#11 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 18:49

Trích dẫn

Trong 384 hào, nói về những hào "vị bất đáng" hoặc "bất đương vị", có sách Dịch nào của TQ nói về "vị bất đáng" mà họa hoạn nặng nhất kg? NgocHoa

Đọc lại sách "Chu Dịch Thượng thị học" nhiều kiến giải mới rất hay. Hương nói chị ThuHa đưa cho nha

Thanked by 1 Member:

#12 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 20:03

Trích dẫn

Trong 384 hào, nói về những hào "vị bất đáng" hoặc "bất đương vị", có sách Dịch nào của TQ nói về "vị bất đáng" mà họa hoạn nặng nhất kg? NgocHoa

"Nội Tượng" và "Ngoại Tượng" của dịch gia Vương Phu Chi cũng nhiều kiến giải hay.

Thanked by 1 Member:

#13 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 26/03/2016 - 10:15

Trích dẫn

Đọc lại sách "Chu Dịch Thượng thị học" nhiều kiến giải mới rất hay. Hương nói chị ThuHa đưa cho nha

Trích dẫn

"Nội Tượng" và "Ngoại Tượng" của dịch gia Vương Phu Chi cũng nhiều kiến giải hay.

Không lệ thuộc vào người Thầy của mình là người minh thông, nhưng biết sử dụng kinh nghiệm của mình để tìm ra sự thật (Bồ Đề Đạt Ma).

A sagacious student does not depend on his teachers words, but uses his own experience to find the truth (Bodhidharma).

Thanked by 2 Members:

#14 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 02/04/2016 - 10:27

Trích dẫn

Thủy Thiên Nhu 水天需 Thượng lục Tượng viết:

Tuy bất đương vị , vị đại thất dã 。雖不當位 , 位大失也。

Ngôi vị không thỏa đáng bất đương vị 不當位 ta nên hiểu như thế nào?


你 所 知 道 的 不 要 全 说 ,
你 所 看 到 的 不 要 全 信 。

Đôi khi có những điều mà bạn biết bạn cũng đừng nên nói hết ra ,
Những điều mà bạn nhìn thấy cũng đừng vội tin tất cả 。

Thanked by 1 Member:

#15 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 02/04/2016 - 11:01

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Hình dạng thì thay đổi nhưng "tánh" của nước vẫn không đổi.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |