Jump to content

Advertisements




Đồng Bằng Sông Cửu Long


4 replies to this topic

#1 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 19/03/2016 - 22:51

Mời các bạn đọc bài này của 1 người tôi cho rằng có tâm huyết và sáng suốt.
GÓP LỜI BÀN VỀ THẢM HỌA HẠN HÁN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Posted by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

on 18/03/2016

Nguyễn Thái Nguyên
18-3-2016
Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp các tỉnh ĐBCL, dù từ lâu tôi không tham gia gì vào công việc của ngành Nông nghiệp nữa, nhưng nay đọc tin và xem TV thấy cảnh hàng ngàn mẫu lúa của bà con cô bác bị cháy rụi bởi hạn hán và nhiễm phèn và mặn mà lòng tôi vừa thấy xót xa vừa thấy xấu hổ bởi vì tôi và hàng ngàn, hàng vạn cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trên lĩnh vực nông nghiệp đã mắc lỗi, góp phần gây ra thảm họa nặng nề này. Không thể đổ hết lỗi cho El Nino hay cho bọn “cướp nước” Trung Quốc được, mặc dù đó là hai nhân tố khách quan rất lớn.
Thiên nhiên đã ban tặng cho hành tinh chúng ta một nguồn nước khổng lồ, nhưng đáng tiếc, 98% trong số đó (khoảng 1.400 triệu km3) là nước biển mặn. Phần còn lại đã ít lại bị đóng băng lớn trên hai cực Trái đất và một số vùng rộng lớn trên các núi cao ở khắp các lục địa. Tổng nguồn nước nói chung và nguồn nước ngọt sử dụng được nói riêng như một hằng số trong khi dân số trên thế giới gia tăng không ngừng. Với hai tính cách căn bản của con người là tham lam và tàn ác, loài người không chỉ tiêu diệt lẫn nhau qua hàng ngàn cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà còn hủy hoại dần chính môi trường sống của mình.
Nước chỉ là một trong những yếu tố bị sử dụng bừa bãi và gây ô nhiểm nặng nề mà thôi. Nhìn xa hơn trong quá khứ, loài người đã từng sống hàng trăm nghìn năm kể từ khi có con người khôn ngoan trong môi trường “nhiều như nước, rẻ như nước” thì nay, nước đã trở thành một tài nguyên quý hiếm, thậm chí trong tương lai gần sẽ quý hơn dầu mỏ và bởi vậy mà tranh chấp nguồn nước đã dần trở thành các cuộc chiến thật sự. Tình hình này không chỉ xẩy ra trên sông Mekong mà xẩy ra ở hầu khắp các con sông lớn chảy qua nhiều nước, như con sông dài nhất thế giới, sông Nile chảy qua 11 nước châu Phi vẫn thường xuyên xẩy ra các tranh chấp ở mức độ khác nhau, nhưng việc tranh chấp, cướp đoạt nguồn nước trên sông Mekong là một trường hợp rất đặc biệt.
Trời không phụ riêng ai, nhưng Việt Nam chúng ta lại không may mắn là một trong số 14 nước láng giềng của một nước lớn nhưng cực kỳ tham lam tàn bạo và vô trách nhiệm. Một khi họ vô trách nhiệm với cả thần dân của chính họ thì còn trông mong gì vào trách nhiệm của họ đối với các nước láng giềng; trông mong gì vào tình hữu nghị và đồng chí hão huyền. Tham vọng bành trướng là bản chất của các tập đoàn cầm quyền của TQ qua tất cả các triều đại chứ không riêng gì thời đại cộng sản. Nhưng phải đến thời đại cộng sản, với sự giúp sức của người Mỹ mà “công đầu” thuộc về Tổng thống Richard Nixon và ngài cố vấn cực kỳ xảo quyệt Henry Kissinger (từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX), con quái vật Trung Quốc cùng với giấc mộng bá chủ thế giới bị giam cầm hàng ngàn năm trong nghèo nàn và lạc hậu đã trở thành một “cường quốc mới nổi”. Hẵn rất nhiều các cựu quan chức của chính quyền Việt Nam Cộng hòa không thể nào quên được bức điện độc nhất vô nhị của Kissinger chỉ duy nhất một từ “Eureka” gửi về Mỹ trên chuyến bay sau khi ông ta hoàn thành sứ mệnh tiền trạm từ Bắc Kinh trở về Mỹ tháng 7 năm 1972!
Khi “trong tay đã sẵn đồng tiền”, tập đoàn cầm quyền Trung Nam Hải không còn ngần ngại triển khai ồ ạt sức mạnh cứng, sức mạnh mềm để chiếm đất, chiếm biển đảo của các nước có thể chiếm được và dĩ nhiên, họ đã không còn coi Mỹ là một thực thể đáng vì nể gì nhiều trên con đường bành trướng ra biển Đông và biển Hoa Đông. Trong bối cảnh đó, họ chiếm đoạt luôn nguồn nước của hơn một nửa con sông Mekong từ thượng nguồn Tây Tạng qua Thanh Hải cho đến hết địa phận tỉnh Vân Nam bằng hàng chục con đập thủy điện khổng lồ là điều không có gì khó hiểu.
Họ đã làm được điều mà tổ tiên họ chưa thể làm được. Không phải đến bây giờ mà từ hơn 10 năm về trước, họ đã bắt đầu triển khai việc xây dựng các đập thủy điện trên giòng chảy chính của sông Mekong. Dù chiếm hơn quá nửa chiều dài sông Mekong từ phía thượng nguồn, nhưng Trung Quốc lại kiên quyết từ chối tham gia vào Ủy hội Sông Mekong cũng đã quá rõ ý đồ của họ. Tất nhiên việc xây các đập thủy điện trên giòng chính sông Mekong thì họ không cần xin phép các nước tham gia Ủy hội sông Mekong, nhưng về phía chúng ta, cũng giống như việc họ gây tranh chấp rồi “cướp đoạt bằng tình hữu nghị” hoặc bằng lực lượng vũ trang hàng ngàn km2 đất dọc biên giới phía Bắc hay Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa, chúng ta đều im lặng “vì đại cục” thì việc xây các đập bậc thang trên giòng chính sông Mekong dù các nhà khoa học và lãnh đạo, tuy không biết thật chi tiết nhưng không phải chúng ta bây giờ mới biết về những hậu quả có thể gây ra cho vùng hạ lưu sông Mekong mà tồi tệ nhất, rộng lớn nhất là Đồng bằng SCL, nhưng chúng ta không hề có những phân tích, đánh giá và thông báo cho nhân dân biết cũng như không hề chính thức phản đối việc làm vụ lợi và vô trách nhiệm của phía Trung Quốc. Bởi thế mà không nói đến dân mà cả một số nhà khoa học cũng không thể biết và dự báo được một cách đúng đắn tai họa sẽ xẩy ra để phòng tránh có hiệu quả, đỡ bị tổn thất lớn như hiện nay.
Tôi cũng chia xẻ quan điểm của các nhà khoa học nông nghiệp, nhất là các anh chuyên ngành về Thủy Lợi, Thủy Nông rằng không thể đổ lỗi cho các con đập này gây ra tình trạng khô hạn hiện nay mà còn nhiều nguyên nhân khác. Chúng ta đang đối diện với sự biến đổi theo chiều hướng xấu và bất thường của thời tiết, điều này ai cũng biết và đã được cảnh báo từ lâu. Không chỉ có El Nino, La Lina mà còn nhiều biến động phức tạp khác gây ra những đảo lộn không chỉ riêng đối với cây trồng và vật nuôi mà với chính cả cuộc sống con người mà ai ai cũng có thể cảm nhận được một cách rõ ràng bằng sự mệt mỏi, bệnh tật, ốm đau rất phức tạp.
Đó là việc của trời. Tôi cho rằng chúng ta không chỉ phải “sống chung với lũ” mà phải có chiến lược mới cho toàn vùng để có thể “sống chung với biến đổi khí hậu” một cách an toàn và có hiệu quả. Đúng là những tác động của con người trên sông Mekong không phải là nhân tố quyết định gây ra thảm họa cho ĐBCL. Tôi cũng chưa dám nghĩ tới mức độ như anh Nguyễn Hữu Thiện lo ngại rằng ĐBSCL sẽ bị xóa sổ sau 100 năm. Nhưng sự tác động này cũng không “nhẹ nhàng” như một số nhà khoa học của Việt Nam đánh giá mà rõ ràng đã và sẽ còn gây ảnh hưởng rất xấu đối với toàn vùng hạ lưu Mekong, nhất là vùng ĐBCL.
Người ta nói rằng với tổng sản lượng thủy điện có thể khai thác khoảng 60.000 MW mà mới khai thác được gần 20.000 MW, nghĩa là trong con mắt của các nhà quản lý Trung Quốc, “tiềm năng” vẫn còn lớn và kế hoạch xây 14 con đập (chứ không chỉ 6 như hiện nay) là khả thi! Chúng ta thử hình dung tiếp sau 3 con đập lớn là Mạn Loan (Manwan) 1.500 MW, Đại Chiếu Sơn (Dachaosan) 1.350 MW và Cảnh Hồng (Jinghong) 1.350 MW là con đập Tiểu Loan (Xiaowan) với công suất 4.200 MW. Đây là con đập cao nhất thế giới và là con đập lớn thứ hai sau Tam Hiệp với diện tích hồ chứa hơn 190 km2 và sức chứa 15 tỷ m3 nước mà nguồn chính là sông Lan Thương (tên gọi TQ của một nhánh chính sông Mekong) phải mất 4 năm từ năm 2009 mới lấy đủ nước chứa cho hồ!
Hãy chưa nói tới nắng hạn bất thường như năm nay, mà những năm trước, nước sông Mekong đi đâu mà giảm sút? Người Trung Quốc thông báo rằng giòng Lan Thương chỉ chiếm 13,5% lưu lượng nước sông Mekong chảy qua nó nên những con đập ở Vân Nam không ảnh hưởng gì nhiều đến lượng nước về hạ lưu! Đó là một cách nói trí trá thường dùng của người Trung Quốc. Theo Milton Osbome, một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á có uy tín đã khẳng định trong một cuốn sách nghiên cứu về sông Mekong thì trong mùa khô, lưu lượng nước sông Lan Thương chiếm 40% lưu lượng nước sông Mekong, cao gấp gần 3 lần con số Trung Quốc công bố nhưng không thấy các nhà khoa học Trung Quốc đính chính gì. Dĩ nhiên, Trung Quốc quen thói ăn hiếp các nước nhỏ theo cách của một đại bá, còn các nguồn nước lớn chảy từ Tây Tạng sang Ấn Độ như sông Brahmaputra chảy xuyên qua dãy Hymalaya thì đương nhiên Trung Quốc không dám ngang ngược theo kiểu đối với các quốc gia thuộc Ủy hội sông Mekong, nếu như Trung Quốc không muốn xẩy ra một cuộc chiến về nguồn nước ngay tại địa bàn mà những năm 1959-1962 họ đã từng đánh nhau.
Nhưng đó là cuộc chiến liên quan đến tôn giáo, còn nếu là cuộc chiến về nguồn nước thì ai mà lường hết hậu quả thảm khốc đến đâu nếu như đập Tam Hiệp hay đập nào đó của Trung Quốc bị vỡ? Cổ nhân ta có câu “tham thì thâm”. Đạo trời là thế chứ không phải là một đạo lý nói suông. Chúng ta đừng bao giờ có ảo tưởng trông mong gì vào lòng tốt, vào tình hữu nghị của phía Trung Quốc để kêu gọi, để đề nghị phía Trung Quốc chia xẻ thông tin, điều tiết nước các hồ chứa của Vân Nam giúp chống hạn ở ĐBCL, chừng nào Việt Nam còn là một quốc gia độc lập.
Không chỉ Trung Quốc xây đập trên sông Mekong thuộc lãnh thổ của mình mà họ còn “giúp vốn và chuyên gia” để cả Lào và Campuchia cũng xây các con đập lớn trên sông Mekong thì chẳng ai nói được Trung Quốc vì chính các thành viên của Ủy hội sông Mekong cũng xây đập, thậm chí có những con đập như Sambor của CPC với công suất lên tới 2.600 MW và vốn đầu tư là 5 tỷ đôla. Tất cả các con đập trên giòng chính Mekong không chỉ làm ảnh hưởng đến lưu lượng giòng chảy, đến mùa vụ mà còn giữ lại một nguồn phù sa rất lớn trên các hồ nước, đó là nguồn phù sa chủ yếu kiến tạo nên ĐBSCL trong hàng ngàn năm qua. Theo số liệu đã được công bố thì năm 1990, sông Mekong mang tải khoảng 150-160 triệu tấn phù sa cho toàn châu thổ thì đến năm 2015, con số này chỉ còn 75 triệu tấn!
Chính vì lẽ này mà tôi cũng chia xẻ quan điểm với anh Nguyễn Hữu Thiện rằng “quá trình kiến tạo (ĐBSCL) sẽ bị đảo ngược và nguy cơ ĐBCL bị tan rã” là có thật. Vấn đề không nhẹ nhàng một chút nào. Ở đây chưa bàn đến nguồn lợi thiên nhiên về thủy sản. Thiên tai và nhân họa bên ngoài đã như thế thì chính chúng ta đã và đang tự phá hủy các giồng cát ven biển, khai thác bừa bãi nguồn cát để “đô thị hóa”, để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng khu vực, để xây dựng nông thôn mới… không những hàng năm bờ biển cực Nam của tổ quốc không còn được bồi đắp thêm hàng trăm mét ra biển như xưa mà ngược lại, tình trạng sạt lở đất ngày càng trầm trọng, làm mất đi hàng ngàn ha đất mỗi năm, riêng bán đảo Cà Mau mất bình quân 927 ha/năm trong mấy năm gần đây là một vấn đề hết sức đáng quan ngại. Nếu theo số liệu dự báo của Cục quản lý tài nguyên nước thì 50 năm tới, diện tích bị xâm mặn ở mức trên 4 phần ngàn sẽ lên tới 47% diện tích ĐBSCL, còn diện tích bị nhiễm mặn trên 1 phần ngàn sẽ chiếm tới 64% diện tích toàn vùng…
Trở lên là thực trạng đáng buồn mà chúng ta đều rất dễ nhận biết và phải đối diện như một thực tế khách quan không có cách gì chống lại hay có thể “cải tạo thiên nhiên” theo mong muốn của chúng ta mà phải có một sự thay đổi rất căn bản cả về tư duy lẫn hành động. Một cuộc cách mạng thật sự đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là tất yếu bởi vì nền nông nghiệp Việt Nam đã đi lạc hướng và bị trói buộc trong tình trạng trì trệ và lạc hậu quá lâu.
Chúng ta không cần cầu xin ai rủ lòng thương mà chính mình đủ sức để xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, bền vững và hiệu quả trong điều kiện thiên tai và nhân họa có thể khốc liệt hơn tình hình đã nói trên đây. Vấn đề chính yếu ở đây, ngay trước những hậu quả nặng nề này không phải là rút ra bài học nào khác ngoài một thái độ thật sự cầu thị và khoa học. Cứu trợ nhân đạo là việc trước mắt của tất cả các cấp các ngành ngay trong những ngày tháng trước mắt, nhưng không được phép để bà con cô bác ở ĐBSCL phải nhận cứu trợ dài dài do thiên tai và nhân họa. Tuy nhiên cũng giống như đối với tình hình chung của đất nước, chừng nào chúng ta còn khư khư ôm chặt lấy một thứ ý thức hệ đã lỗi thời, một thứ chủ nghĩa đã thất bại trên một nửa thế giới thì không thể nào có được cải cách thể chế chính trị hay thể chế kinh tế để đất nước thoát khỏi con đường mòn bảo thủ trì trệ, để ra khỏi tình trạng ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước ngay trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
Trong Nông nghiệp cũng vậy. Chừng nào chúng ta còn giữ lấy “truyền thống” của nền văn minh lúa nước khắp tất cả mọi lúc mọi nơi; chừng nào chúng ta còn kiên trì phát triển một nền nông nghiệp sử dụng rất nhiều nước như nhiều chục năm qua; Chừng nào chúng ta còn khuyến khích một nền nông nghiệp theo lối khai thác nguồn lợi thiên nhiên là chính thì không có nguồn lực nào để đầu tư cho việc hiện đại hóa và phát triển nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Theo tài liệu nghiên cứu về nước trình lên Liên hợp quốc thì số quốc gia và số dân sống trong tình trạng “cực kỳ nghèo về nước” đã tăng nhanh chóng mà kẻ có tội đầu tiên của tình trạng này chính là các nền nông nghiệp sử dụng nhiều nước. Người ta đã tính được rằng Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng lượng nước ngọt cao hơn cả Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga và Nhật Bản cộng lại! Tôi không có ý nói chúng ta phải từ bỏ cây lúa nước truyền thống, nhưng không thể cứ đẩy mạnh sản xuất lúa nước ngay cả những tiểu vùng mà chúng ta biết chắc nguy cơ không có nước ngọt là rất cao.
Chúng ta thường nói nhiều về an ninh lương thực, đó cũng là một vấn đề mang tính chiến lược. Nhưng “lương thực” bao gồm những gì và chúng ta cũng không thể gánh vác được trách nhiệm an ninh lương thực cho hàng triệu người tiêu dùng ở nhiều nước khác khi nhất thiết phải đứng thứ nhất thứ nhì về xuất khẩu gạo. Chúng ta đều biết không một nước nào, một hộ nông dân nào làm giàu từ lúa gạo, vậy vì sao chúng ta cứ đầu tư rất tốn kém để “đảm bảo diện tích trồng lúa” ngay cả những vùng mà chúng ta biết chắc là sẽ nhiễm mặn, sẽ rất khô hạn trong tương lai gần. Vậy chúng ta chuyển hướng gì trong môi trường thiên nhiên bất ổn? Không phải chỉ Việt Nam mới bị tình trạng nhiễm mặn và bị mực nước biển dâng tấn công mà rất nhiều nước ở trong tình trạng đó, thậm chí còn nặng nề hơn chúng ta. Vậy họ đã giải quyết thành công bằng cách nào?
Chính vì những lẽ như trên, tôi rất đồng tình với nhiều quan điểm của Giáo sư Võ Tòng Xuân. Trong trạng thái quá bức xúc, có thể GS Võ Tòng Xuân đã quá gay gắt như Tiến sĩ Tô Văn Trường đã nói, nhưng về căn bản, rất cần thiết phải tiến hành một cuộc cách mạng như GS Võ Tòng Xuân kỳ vọng. Còn cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ đâu, mang tải những nội dung gì, còn tùy thuộc vào năng lực lãnh đạo của những người có trách nhiệm có chịu ra khỏi bàn giấy để đến với thực tiễn từng vùng, có quy tụ được trí tuệ của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp hay không.
Đúng là xã hội ta đang có quá nhiều học hàm học vị không do chân tài thực học mà có, nhưng cũng đang có rất đông các nhà khoa học tâm huyết, có thực tài, có hiểu biết sâu sắc thực tiễn, chúng ta có thể tin là sẽ cùng nhau tìm được hướng đi mới cho nền nông nghiệp đất nước trong những năm tới. Vào những năm tháng đất nước ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn thiếu thốn những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, chính nông dân và nông nghiệp đã là lực lượng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới để góp phần tạo ra bước ngoặc rất căn bản cho nền kinh tế. Tôi tin rằng một lần nữa, khu vực nông thôn nông nghiệp sẽ tự mình tạo ra được bước đột phá mới, mang tầm vóc của một cuộc cách mạng về thể chế kinh tế. Người Israel không từng kêu ca thiếu nước để phát triển một nền nông nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn thì không lý gì chúng ta lại bó tay trước những thử thách của biến đổi khí hậu một khi chúng ta đang còn nhiều nguồn nước hơn họ.
Hà Nội 18/3/2016
Nguyễn Thái Nguyên

#2 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 22/03/2016 - 03:56

Tôi không chép lại được bài này, xin để link

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Để ý là nuôi tôm cũng không thể dùng nước quá mặn

#3 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 22/03/2016 - 11:34

Thưa quý anh, quý chị.
Như trong(中)sách vở còn chép lại nhiều tích về ân oán tương báo liên miên qua nhiều(多) kiếp(劫)

Cũng vì ác(惡) nghiệp(业) là nhân(因). Nuôi tôm, cá(魚) rồi bắt giết(殺生). Người giết cá, cá lại giết người.
Hiện nay Trung Hoa Mẫu Quốc đang ngăn đại giang(大江) mekong, chính là cái quả cái nhân của con người ven Mekong vậy. Không chỉ hứng lấy nghiệp đó, các tà sư khuyến khích dân làm chuyện ác( nuôi cá róc thịc suất khẩu, nuôi tôm làm mắm ruốc). Ghê thay, kinh thay, dân Nam chưa thoát nạn ngậm mặn lại sắp được truyền (傳) thêm giống độc.
Thiên thơ do tui ngồi xòe(tréo chân) bắt được Điển lạc trong không gian:

Cơ mầu điển lạc đến tui
Nói ra những sự buồn vui cõi đời
Vay vay trả trả nhiều thời
Dân Nam chớ oán buông lời thở than
Dốc lòng "tri túc" đánh tan
Bao nhiêu ngang trái trái ngang cõi lòng
Tà sư nói pháp lòng vòng
Khuyên dân làm ác mãi trong luân hồi
...(đoạn này mất vì Điển lạc mất tui bắt không được)
Đại khái(大概) là như(如) vậy!
22/3/2016. Cuchuyet hạ bút.

Thưa quý anh, quý chị.
Như trong(中)sách vở còn chép lại nhiều tích về ân oán tương báo liên miên qua nhiều(多) kiếp(劫)

Cũng vì ác(惡) nghiệp(业) là nhân(因). Nuôi tôm, cá(魚) rồi bắt giết(殺生). Người giết cá, cá lại giết người.
Hiện nay Trung Hoa Mẫu Quốc đang ngăn đại giang(大江) mekong, chính là cái quả cái nhân của con người ven Mekong vậy. Không chỉ hứng lấy nghiệp đó, các tà sư khuyến khích dân làm chuyện ác( nuôi cá róc thịc suất khẩu, nuôi tôm làm mắm ruốc). Ghê thay, kinh thay, dân Nam chưa thoát nạn ngậm mặn lại sắp được truyền (傳) thêm giống độc.
Thiên thơ do tui ngồi xòe(tréo chân) bắt được Điển lạc trong không gian:

Cơ mầu điển lạc đến tui
Nói ra những sự buồn vui cõi đời
Vay vay trả trả nhiều thời
Dân Nam chớ oán buông lời thở than
Dốc lòng "tri túc" đánh tan
Bao nhiêu ngang trái trái ngang cõi lòng
Tà sư nói pháp lòng vòng
Khuyên dân làm ác mãi trong luân hồi
...(đoạn này mất vì Điển lạc mất tui bắt không được)
Đại khái(大概) là như(如) vậy!
22/3/2016. Cuchuyet hạ bút.

Thanked by 1 Member:

#4 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 28/03/2016 - 14:41

Nuôi tôm không dễ ăn khi xâm mặn

Mời đọc bài này
Ngành tôm điêu đứng
26/03/2016 22:35
Nắng nóng kéo dài, cạn kiệt nguồn nước và độ mặn tăng cao làm thiệt hại hàng loạt diện tích nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL

Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 1.360 ha tôm nuôi bị thiệt hại, trong khi con số này tại Cà Mau là 2.700 ha. Nguyên nhân tôm chết ngoài chất lượng con giống chưa bảo đảm, ô nhiễm môi trường, phần lớn do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài làm cho độ mặn trong các ao nuôi tăng cao vượt ngưỡng thích nghi của tôm. Đặc biệt, ở một số địa phương có nhiều mô hình nuôi tôm được đánh giá là bền vững như: tôm - lúa, tôm quảng canh, quảng canh cải tiến… cũng bị thiệt hại nặng.
Thiệt hại toàn diện
Những ngày qua, bà Nguyễn Thị Thiệt (ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) phải lội xuống ao mò tôm chết để làm khô. “Nước quá mặn và nóng, tôm sú mới thả nuôi chưa đầy 2 tháng không chịu nổi, chết thối cả ao. Tôm cỡ này bán chẳng ai mua. Xót của, tôi để làm khô ăn dần” - bà Thiệt buồn bã.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người nuôi tôm ở Cà Mau phải treo ao vì hạn, mặn nghiêm trọng Ảnh: DUY NHÂN
Nhiều nông dân ở xã này cũng cho biết nắng nóng, kiệt nguồn nước và độ mặn quá cao, tôm không lột vỏ nên không lớn nổi. “Tôi và một số người đành chấp nhận bỏ lứa tôm này, phơi ao chờ mưa vì tiếp tục chỉ thêm tốn kém tiền mua thức ăn cho tôm và tốn công vô ích. Với điều kiện thời tiết này, có phép mầu tôm mới sống được” - ông Liêu Văn Nhị, ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, nói.
Các hộ nuôi tôm bán thâm canh ở Cà Mau cũng rơi vào tình trạng không có đủ nước để bơm vào ao đầm nuôi tôm vì nước các sông rạch cạn kiệt và rất mặn. Ông Tiến - một chủ trang trại nuôi tôm ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau - cho biết nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bình thường đã khó, nên thời tiết như hiện nay thì không có hy vọng gì nhiều. Trong khi đó, vốn đầu tư nuôi tôm công nghiệp rất lớn nên tốt nhất là treo ao, chờ trời mưa cho độ mặn giảm xuống mới thả tôm được.
Ông Sơn Thành và hàng trăm hộ nuôi tôm khác ở xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình thả tôm nuôi hơn tháng nay nhưng vẫn không lột xác phát triển được do nắng nóng làm cho độ mặn trong ao tăng cao. “Mô hình lúa - tôm kết hợp hay ở chỗ là vừa tạo môi trường sống cho tôm vừa thu hoạch thêm lúa. Có điều một khi lúa chết thì tôm chắc chắn sẽ chết theo. Những năm qua, tôm cũng có chết lai rai nhưng hiếm khi nào xảy ra tình trạng lúa chết trắng như bây giờ. Chúng tôi thiệt hại toàn diện, không thu hoạch được tôm mà cũng chẳng còn lúa để ăn” - ông Thành rầu rĩ.
Thiếu nguyên liệu xuất khẩu
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), trong quý I/2016, giá tôm nguyên liệu có xu hướng ổn định ở mức cao do nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu rất yếu vì điều kiện thời tiết bất lợi. Việt Nam đã phải chi 228 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong đó, nguồn cung nguyên liệu thủy sản chủ yếu đến từ Ấn Độ (34,1%), Na Uy (8,1%), Đài Loan (6,8%), Nhật Bản (5,5%) và Hàn Quốc (5,1%). Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là Thái Lan (tăng 76,6%), tiếp đến là Đài Loan (tăng 30,1%).
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL đang rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn lĩnh vực nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản. Lượng tôm thả từ tháng 12-2015 đến tháng 3-2016 chỉ bằng 50% so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và giá tôm đã tăng cao, các sản phẩm thủy sản khác cũng tăng. Do đó, phải tìm các giải pháp để khắc phục, bù đắp những thiệt hại, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ông Tám, giải pháp cấp bách phải thực hiện là tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường để thông báo kịp thời cho người dân chủ động ứng phó. Chuẩn bị thả giống từ tháng 4 thay vì tháng 6 có mưa vào các ao ươm trước khi nuôi đại trà, tăng cường diện tích tôm lúa và chú trọng nuôi tôm quảng canh vì đang có triển vọng. Năng suất tôm quảng canh hiện khoảng 300 kg/ha, nếu áp dụng tốt biện pháp kỹ thuật, có thế nâng lên 400 kg/ha. Với diện tích nuôi tôm quảng canh hơn 200.000 ha như hiện nay, có thể bù đắp được sản lượng nguyên liệu tôm thiếu hụt. “Về lâu dài, chúng ta càng phải tăng cường các giải pháp về khoa học - công nghệ để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, tới đây sẽ nghiên cứu các giống tôm, giống cá chịu mặn như tôm thẻ chân trắng, cá tra…; các loại cây trồng trên vùng đất bị xâm nhập mặn mà đang quảng canh để tạo ra môi trường cho tôm quảng canh được nâng cao năng suất hay việc nghiên cứu giống lúa có sức chịu đựng độ mặn trên 5%o” - ông Tám lưu ý.


Nuôi cá lóc, thiệt hại nặng

Tình trạng xâm nhập mặn cũng khiến người nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh lâm vào cảnh điêu đứng. Trà Cú là huyện có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất tỉnh Trà Vinh với gần 66 ha mặt nước, tập trung ở các xã Định An, Đại An, Đôn Xuân với sản lượng gần 6.000 tấn cá thương phẩm/năm. Năm nay, những hộ nuôi cá lóc tại địa phương này lâm vào cảnh khốn đốn vì mặn xâm nhập. Ông Thạch Sô Phanh, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện, lo lắng: “Tại các xã Hàm Tân, Đại An và Định An, độ mặn tăng cao, cá lóc không chịu được nên bị bệnh hoặc chết với số lượng lớn. Tính đến nay đã có hơn 3 ha diện tích mặt nước nuôi cá lóc của 28 hộ trong huyện bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại hơn 2 tỉ đồng”.
Ngành nông nghiệp huyện Trà Cú cho biết độ mặn lên đến 12%o-13%o là cá lóc ngừng tăng trưởng và bị lở loét toàn thân. Ngoài ra, do mặn tăng cao nên các hộ nuôi không dám bơm nước vào ao. Lâu ngày chất thải của cá, thuốc, thức ăn dư thừa đọng lại trong ao làm cá bị ngộ độc. “Trước khó khăn của nông dân, các ngành chức năng ở địa phương cũng có hỗ trợ kịp thời cho những hộ nuôi cá lóc bị thiệt hại theo Nghị định 49 của Chính phủ. Dự báo từ đây đến hết tháng 5, mặn vẫn còn xâm nhập sâu vào nội đồng nên những ao cá lóc của các hộ đang nuôi sẽ tiếp tục bị thiệt hại” - ông Phanh cảnh báo.
C. Linh ghi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nông dân ở xã Định An, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) vớt cá lóc bị bệnh lên bờ Ảnh: CA LINH


Ông Ngô Thanh Lĩnh, Tổng Thư ký Hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP):

Cung không đủ cầu

Mấy tháng gần đây, tình trạng thiếu nguyên liệu liên tục xảy ra ở Cà Mau, địa phương nuôi tôm lớn nhất nước. Nguồn hàng cung ứng chỉ đạt 37%-38% công suất chế biến của nhà máy. Trong số 33 nhà máy chế biến của toàn tỉnh, có 17 cơ sở thiếu nguyên liệu, chiếm gần 50% số nhà máy đang hoạt động. Không chỉ tại Cà Mau mà các tỉnh lân cận cũng chỉ còn lác đác khu vực nuôi trồng. Thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài khiến trên 3.000 ha đất nuôi tôm trái vụ ở Cà Mau mất trắng. Tình hình thiếu nguyên liệu sẽ tiếp tục xảy ra trong một vài tháng tới.
Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu đang tăng nhập hàng trở lại nên hiện cung không đủ cầu. Nhiều doanh nghiệp phải nhập tôm nguyên liệu từ các nước lân cận, thậm chí tổ chức mạng lưới đi vô từng hộ dân để mua nguyên liệu nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu chế biến. Mặc dù tình hình xuất khẩu 2 tháng của các doanh nghiệp Cà Mau đạt gần 130 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng vì các năm trước, tỉ lệ xuất khẩu quá thấp.

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú:

Công suất nhà máy chỉ đạt 80%-90%

Là nhà máy chế biến và xuất khẩu tôm lớn nhất ở Cà Mau, Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Công suất nhà máy chỉ đạt 80%-90%. Đầu năm nay, giá tôm xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chúng tôi lại gặp khó khăn trong khâu nguyên liệu vì người nuôi tôm đã bị thiệt hại nhiều trong năm 2015 và sang năm nay lại đối diện với thời tiết nắng hạn khắc nghiệt nên diện tích nuôi ngày càng bị thu hẹp. Nhờ chủ động nguồn nguyên liệu nên tại Minh Phú, tỉ lệ thiếu hụt hằng năm không cao. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chế biến của công ty trong thời gian tới.
D.Nhân ghi
Báo Người Lao Động 26/03/2016

Sửa bởi Ngu Yên: 28/03/2016 - 14:44


Thanked by 2 Members:

#5 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 30/04/2016 - 13:37

Nhìn toàn diện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |