Jump to content

Advertisements




Rừng Lá Thấp

Trần Thiện Thanh

20 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 27/06/2016 - 23:41

Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.

Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..."

Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.

Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."

Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy ...."

Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy".

Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972 ... có điều là chúng tôi .... khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính BĐQ VNCH cứu sống ...

Tôi vội nói: "Tôi cũng bị thương năm 72 ..."

Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."

Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ...

Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi ....

Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "

Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào ...

Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....

Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thuơng năm 72 ... Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH ... Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường ... Anh có thể nằm ... dưới đất nhường chỗ cho tôi ...

VNCH đối xử rất nhân bản với tôi.

( Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt )



Nhạc và lời: Trần Thiện Thanh

p/s: có vài chữ trong đoạn trích được mình bỏ đi

Sửa bởi Luciferlady: 27/06/2016 - 23:50


Thanked by 3 Members:

#2 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 00:53

bài hát hay k bác? đoạn trích xúc động k bác? bác Hoa Cái có nhận ra tên bài hát trùng với nick của 1 bác rất giỏi phong thủy trong diễn đàn không?
Đọc cmt của bác Hoa Cái là con ngồi cười quài luôn. Vì bác k bao giờ đọc pm, mà con thì k biết ghi thế nào?
Mà thôi, kệ đi, quan trọng vui là được.
Bài hát này con nghe hoài. Mà ít để ý tên bài hát. Thường tên nick nó sẽ gắn với 1 kỉ niệm nào đó, hoặc đơn giản là thích. Bác Hoa Cái biết con mới đọc cái bài gì không?
Bác VDTT nhắc lại 1 câu rất hay. ( tất nhiên là con k biết tiếng pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Le Coeur a ses raisons que la Raison, elle même, ne connait pas.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#3 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18605 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 01:22

Một thời gian mà TVLS còn hùng mạnh (giờ thì thoi thóp và hổn loạn) khoảng từ 2002-2010.

Không lẽ mình đã quá "đát" rồi sao khi măng chưa lớn mà đã đắng chát ?

Rừng Lá Thấp nghe ngậm ngùi nhưng bi hùng, cũng là đại danh cũa 1 nick cùng binh chủng với cựu quân nhân từng tham chiến trận đồi Charlie anh không chết đâu anh .

Văn hóa gì ? 4 ngàn năm văn hiến gì ?

Cả nick xưng là già nua, chửi thô tục, hăng như con lợn lòi thì dám chừng 30-40 tuổi đeo mặt nạ vào đây để ra oai .

Con tim thường không có lý lẽ để khi tỉnh ra thì không biết tại sao lại làm như thế ?
(Le Coeur a ses raisons que la Raison, elle même, ne connait pas)

Ôi !

Sửa bởi Hoa Cái: 28/06/2016 - 04:14


#4 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 01:32

Bao nhiêu đại thụ bao nhiêu hào kiệt đã từng sinh hoạt ở đây, nhưng nay đã lần lượt bỏ đi hết. Người chuyển hẳn sang FB, người sang diễn đàn khác,...chẳng qua chỉ là vì chán ngán với cái thói tiểu nhân, háo danh, ghen ăn tức ở của con ếch ngồi đáy giếng như ông HOA CÁI.

Ôi cái thời trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng, tre già măng mọc thi nhau lớp lớp viết bài nay còn đâu....

Chẳng còn gì sất ngoài mấy tên hủ nho mở miệng là than thở sủa sách thánh hiền và mấy tên giặc già chế độ cũ chửi bới chế độ, chửi bới cố quốc.

#5 Tonggiang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 81 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 06:55


Các bạn vào Fb Long Nguyen tham khảo thì mới hiểu được tại sao Hoa bím lại có những phát ngôn như người ở viện tâm thần vượt tường vậy . Nuối tiếc một quá khứ à :

Hai Mươi Mốt Năm Viện Trợ Mỹ Ở Việt Nam > [Mục 5] Chương V: Chi phí trực tiếp của Mỹ ( theo Đăng Phong )

Nếu chỉ tính những chi phí trực tiếp của Mỹ trên đất Việt Nam, thì trong hơn 20 năm, Mỹ đã tốn mất khoảng 140 tỷ đôla (Nếu tính toàn bộ phí tổn của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì còn phải kể đến thêm nhiều khoản khác nữa:

-Những chi phí của Mỹ ở trên đất Mỹ (một phần tiền lương, phụ cấp, hưu bổng... của lính Mỹ, tiền trả cho các bộ máy phục vụ chiến tranh Việt Nam nhưng đóng tại Mỹ...)

-Những chi phí cho các căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương để phục vụ cho chiến tranh Việt Nam

-Phí tổn trả cho chính phủ chư hầu góp quân với Mỹ ở Việt Nam và cho Mỹ đặt căn cứ quần áo, đặt cho các chỗ nghỉ ngơi, an dưỡng và luyện tập của lính Mỹ... Riêng khoản tiền để lính Mỹ về nghỉ ngơi, an dưỡng tại một nước Đông Nam Á sau mỗi đợt hành quân ở Nam Việt Nam cũng tạo cho các nước đó một nguồn ngoại tệ lớn. Thái Lan năm 1969 thu được 19 triệu đôla về khoản này. Singapore năm 1969 được 16 triệu đôla...

Ở đây, chỉ xét phần do Mỹ chi tiêu trực tiếp trên đất Việt Nam thôi).

Ta thấy, khoản này lớn gấp 5 lần tổng số các khoản Mỹ viện trợ trực tiếp cho ngụy.

Mỹ ngụy không tính khoản này trong khuôn khổ viện trợ. Thực ra, khoản này cũng không khác gì viện trợ đều là tiền và của đổ vào đất nước này, đều dùng để nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh xâm lược.

Vì lý do đó, dù có kể vào viện trợ hay không, cũng không thể không nói đến tác dụng của số của cải khổng lồ này.

140 tỷ đôla tức là bằng 70 lần thu nhập quốc dân của miền Nam Việt Nam hồi đó,

Nhưng Mỹ đổ vào 140 tỷ vào Nam Việt Nam tập trung trong vòng 7-8 năm (chủ yếu là từ 1965 đến 1972).

1. Chí phí trực tiếp cho chiến tranh

Xét về nội dụng số 140 tỷ đôla này, thì phải nói rằng về cơ bản nó là những thứ dùng để phá hoại, để giết người. Một nghị sĩ Mỹ nói: "Suy cho cùng, mọi phí tổn đều là để giết Việt cộng". Cái giá để giết mỗi "Việt cộng" được trả cao hơn ở bất cứ nơi nào. Thượng nghị sĩ Vance Harthe nói rằng để giết mỗi "Việt cộng", Mỹ đã tốn 5 vạn đôla (Sunday Teiegraph, 16-4-1967). Michel Bosquet thì tính rằng Mỹ trả giá 52,500 đôla để giết mỗi "Việt cộng" (Nouvel Observateur, 28-2-1967).

Đi vào phân tích cơ cấu của những chi phí này, ta thấy phần lớn nhất của nó là vũ khí và các phương tiện chiến tranh. Phần còn lại, không trực tiếp phá hoại, nhưng cũng có tác dụng phụ giúp để các công cục phá hoại phát huy tác dụng của nó.

Ta xét một số năm cụ thể.

Năm 1967, tổng phí tổn của Mỹ là 26 tỷ đôla, trong đó chi phí trực tiếp cho chiến tranh là 21,6 tỷ. Số này phân phối như sau (đơn vị: tỷ đôla):

(Số liệu do ủy viên thanh tra Robert N.Anthony báo cáo trước ủy ban chuẩn chi của Hạ nghị viện Mỹ, Tin AFP Washington 3-5-1967)

Năm 1969, năm phí tổn lớn nhất, tổng chi phí của Mỹ là 29,119 tỷ đôla. Phần chi trực tiếp cho chiến tranh là 28,5 tỷ đôla. Số này phân phối như sau:

Nếu tính chi phí trung bình một ngày của Mỹ trong thời kỳ cao điểm của chiến tranh, tháng 6, tháng 7 năm 1968 là 77 triệu đôla, trong đó:

(Tài liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Cộng hòa CHXH Việt Nam)

Nếu đem so sánh với các khoản chi dân sự, thấy nhiều điều thật mỉa mai. Toàn bộ số viện trợ kinh tế Mỹ cho ngụy trong 21 năm cũng chỉ bằng số chi phí về bom đạn và dụng cụ chiến tranh mà Mỹ dùng trên đất nước này trong một năm. Tiền nuỗi quân Mỹ và chư hầu trong 1 năm bằng thu nhập quốc dân của cả miền Nam trong 3 năm. Toàn bộ số chi cho việc xây dựng hệ thống lọc nước và dẫn nước cho Sài Gòn-Chợ Lớn (17,5 triệu) chưa bằng một ngày ăn của quân Mỹ (18 triệu). Phí tổn hành quân trong một ngày của Mỹ (24 triệu) gần đủ để xây cho hai nhà máy điện cỡ lớn như nhà máy điện Thủ Đức (13 triệu) là cái mà Mỹ chỉ cho Thiệu vay, trả lãi, chứ không chịu cho không. Riêng số đạn Mỹ bắn trong một ngày (16 triệu đôla) đủ để xây dựng 8 bệnh viện cỡ lớn như bệnh viện "Vì dân" (2 triệu đôla). Riền tiền sửa chữa và thay thế máy bay trong một ngày (5 triệu), tốn gấp 2 lần tổng số phí tổn xây cất "Dinh Độc lập" của Nguyễn Văn Thiệu (2,7 triệu). Số phí tổn thực nghiệm vũ khí mới, tính trung bình trong một ngày (1 triệu) bằng gần 3 lần phí tổn xây dựng và trang bị cho "Trung tâm nghiên cứu nguyên tử" Đà Lạt (360 ngàn đôla). Tổng số sữa bột mà viện trợ "nhân đạo" của Mỹ đưa và Nam Việt Nam trong 10 năm, từ 1958 đến 1967, chỉ bằng giá tiền 1 chiếc máy bay F101 (5 triệu đôla). Tổng số xuất cảng các loại của Nam Việt Nam năm 1968 (23 triệu đôla) chưa bằng giá 3 chiếc máy bay B52 (8 triệu đôla 1 chiếc)...

Xét về phương diện kinh tế, thì các khoản chi phí chiến tranh của Mỹ thể hiện ở hai mặt:

Chi 140 tỷ cho chiến tranh xâm lược tự nó là sự lãng phí (Số 140 tỷ chia cho đầu người dân Mỹ, là khoảng trên 650 đôla. Thu nhập bình quân theo đầu người ở Mỹ các năm 67, 68, 69 vào khoảng 5 ngàn đôla. Tạp chí Liên Xô "Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế". Số 8-1974), nhưng nó còn kéo theo biết bao sự mất mát nữa! Ném một quả bom napalm, tức là vứt đi 275 đôla. Nhưng quả bom đó đốt cháy bao nhiêu nóc nhà, thiêu sống bao nhiêu người! Một quả bom phá 750 pounds chỉ giá 350 đôla. Nhưng khi "chi phí" những quả bom đó, thì có bao nhiêu cầu sập, bao nhiêu nhà đổ, bao nhiêu người chết! Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ, thì trong 20 năm, Mỹ đã ném xuống Việt Nam 15 triệu tấn bom, bằng ba lần lượng bom trong Đại chiến II.

Năm 1969, Thiệu ra lệnh cấm một số bài hát của Trịnh Công Sơn. Trong một bài hát có những câu như sau:

"Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng,

hàng vạn tấn bom trú xuống đầu làng".

"Ruộng đồng khô rang. Nhà cháy từng hàng"

"Từng vùng thịt xương có mẹ, có em..."

"Gia tài của mẹ, một rừng xương khô.

Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ..."

Đó là kết quả chủ yếu của viện trợ Mỹ và toàn bộ sự có mặt của Mỹ.

Ngoài cái tác dụng cơ bản là trực tiếp phá hoại, số chi phí to lớn cũng rơi **** một phần nào vào đời sống kinh tế xã hội, với tính chất như của cải:

-Những đồ phế thải của quân đội Mỹ.

-Số đôla đổi lấy bạc Sài Gòn.

-Số tiền tiêu xài trên thị trường.

-Hàng căng tin Mỹ...

Cái đuôi của một con voi cũng là một khẩu phần không đến nỗi nhỏ bé. Cái vỏ đạn từ một khẩu đại bác 250 mm văng ra cũng nặng gần 4 kg đồng. Số của cải rơi **** từ số chi phí 140 tỷ đôla cũng là một lượng đáng lể đối với đời sống kinh tế, nhất là đối với các đô thị.

2. Đồ phế thải của quân đội Mỹ

Ngoài những đồ phế thải chiến tranh như sắt vụn, đồng nát, như đã nói ở phần viện trợ quân sự, thì những đồ tiêu dùng phế thải của các căn cứ quân sự Mỹ cũng là nguồn làm dầu của một số người.

Ở miền Nam, người ta hay nói đến "đống rác Mỹ".

Có những đống rác thực sự, do quân đội Mỹ thải ra, xung quanh các căn cứ quân sự. Trong các đống rác này, có rất nhiều thứ còn dùng được, hoặc có thể sửa chữa lại để dùng, hoặc tái sinh làm nguyên liệu sản xuất: những quần áo rách hoặc cũ, giày dép, chăn màn, vải bạt, vải dù, những máy móc và xe cộ bị hỏng, đồ hộp và thức ăn quá hạn. Những đồ dùng cũ thì có thể đem bán rẻ chợ trời. Máy móc và xe cộ hỏng thì đem sửa chữa lại rồi bán. Kim loại và đồ nhựa nát thì đem nấu lại. Thức ăn cũ thì nuôi lợn...

Những đống rác này là một nguồn lợi lớn nên cũng đã có một thứ độc quyền. Thường là tư sản có thế lực và tướng tá ngụy đứng ra bao thầu các đống rác. Tướng Đồng Văn Khuyên độc quyền thầu đống rác khổng lồ của các căn cứ Mỹ vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Tướng Hoàng Xuân Lãm thầu các đống rác Mỹ ở khu vực Quảng Nam-Đà Nẵng. Khách sạn Thanh Bình, một trong những khách sạn lớn nhất ở Quy Nhơn, là của một tư sản phất lên do thầu các đống rác Mỹ. Nhân dân miền Nam còn nhớ rõ tên tuổi những nhân vật tai to mặt lớn trong xã hội ngụy quyền đã làm giàu từ những đống rác này.

Ngoài những đồ phế thải thực sự, các đống rác Mỹ còn chứa đựng cả những thứ còn nguyên vẹn, tốt lành. Các sỹ quan Mỹ thường thông đồng với các "nhà thầu" để lấy hàng quân nhu tuồn ra những thùng rác. Binh lính thì ăn cắp và ăn bớt. Sỹ quan thì đường hoàng ra lệnh thải bỏ hàng loạt thứ trong kho, với lý do đã quá hạn hoặc dọn chỗ để tiếp nhận hàng mới... Theo những sự hẹn trước, các xe rác đến chở rác đi, những thứ tốt lành thì giấu xuống dưới, những thứ rách nát thì phủ lên trên, và nó chạy thẳng về các kho hàng chứ không chạy ra các bãi rác. Chỉ sau vài giờ, những của cải đó đã xuất hiện trên các cửa hiệu, các sạp hàng: vải vóc, máy ghi âm, vô tuyến truyền hình, máy quay phim, máy ảnh, quạt điện, tủ lạnh, bàn ghế, gường, tủ, và có khi là cả mô tô nữa. Trong thời kỳ chiếm đóng, những đống rác trá hình này đã thành một thứ hoa lợi lớn và thường xuyên. Trong đó, kẻ vứt nó ra đống rác được hưởng một phần. Các nhà thầu hưởng một phần. Các nhà buôn hưởng một phần. Cuối cùng là người mua, cũng được lợi, mua được đồ tốt với giá rẻ.

Con đường thứ ba để tuồn hàng quân nhu Mỹ ra thị trường là ăn cắp. Đây là một nghề rất thịnh hành. Có vô số thủ đoạn ăn cắp, mà hàng quân nhu Mỹ là một trong những đối tượng quan trọng nhất. Một phần vì quân nhu Mỹ là nơi lắm của cải nhất. Một phần cũng vì đó là những thứ của cải hớ hênh hơn cả. Trong cảnh "đất khách quê người", Mỹ không sao quản lý chặt chẽ được. Vả lại, chính sỹ quan và binh lính Mỹ lại tham gia hoặc thông đồng với những vụ ăn cắp. Tướng tá thì ăn cắp trên quy mô lớn. Binh lính thì ăn cắp vặt. Số lái xe, thông ngôn và những người làm thuê cho các "Sở Mỹ" có khi trực tiếp ăn cắp, có khi làm trung gian trong việc ăn cắp và tổ chức tẩu tán hàng ăn cắp... Việc ăn cắp xảy ra ở mọi khâu, từ sân bay, bến cảng, đến kho tàng, ở các căn cứ quân sự, trên đường vận chuyển, lúc phân phối... Ở Đà Nẵng, người ta nói cứ 10 xe chở hàng từ bến cảng về Sài Gòn thì có 2 xe vào kho riêng của tướng Hoàng Xuân Lãm. Ở bãi kho Mỹ Khê, có những lính Mỹ gác kho lại gác cho bọn ăn cắp xé rào vào vác hàng ra, cứ mỗi hòm thì trả cho hắn 3 ngàn bạc Sài Gòn. Lính chở hàng quân nhu Mỹ cũng thông đồng với bọn ăn cắp. Khi những đoàn "con voi" đi tới những đoạn đường vắng, lái xe giảm tốc độ, bọn ăn cắp nhảy lên, lăn những kiện hàng xuống. Ở dưới đường đã có người nhặt và dấu đi ngay. Giá cả đã hình thành tự phát theo tập tục: 10 ngàn một kiện lớn, 6 ngàn một kiện nhỏ, bất kể là kiện hàng gì. Nếu là phim ảnh, thuốc Tây, máy ảnh... thì bọn ăn cắp vớ bở. Nếu là mũ phi công, mặt nạ phòng hơi độc, thì lỗ vốn. Nhưng bọn chúng thích cái trò chơi vừa có tính tính trộm cướp, vừa có tính chất cờ bạc, vừa có tính chất mê tín này. Cũng có nhiều trường hợp, chẳng cần thỏa thuận trước với quân nhu Mỹ, bọn ăn cắp đèo nhau phóng hàng đoàn honda sau những xe hàng, nhảy lên, lăn những hòm đồ xuống. Còn vô số những trò ăn cắp nữa, mà ở đây không sao kể hết được.

Cùng với bọn ăn cắp, thì đám nhận thầu của "Sở Mỹ" nhừo ăn bớt mà cũng tuồn ra thị trường một khối lượng khá lớn các loại vật tư, nhất là sắt thép, dây đồng, tôn lá, xi măng, vải, chất dẻo... Nhiều tư sản đã lớn lên từ cái nghề này. Nguyễn Văn Minh tư sản mại bản giàu nhất nhì ở Đà Nẵng, ban đầu chỉ là một tài xế nghèo, với chiếc xe cũ nát chạy đường Hội An. Nhờ làm mật thám cho ngụy, xin được thầu xây cất hàng loạt công trình, bằng cách ăn bớt mỗi bao xi măng một chút, đã có một số vốn lớn. Chẳng bao lâu, y có cổ phần trong hãng xi măng Thống Nhất (Sài Gòn), được độc quyền bán xi măng toàn miền Trung. Khách sạn Đồng Khánh được xây bằng những của cải đó. Những cai thầu xây dựng các sân bay, các trại lính, thầu sản xuất dây thép gai, đóng đồ gỗ, làm giày và áo mưa lính, may đồ quân nhu, đúc bi đông nhựa cho lính, mắc dây điện cho các doanh trại... đều ăn bớt và ăn cắp được vôi khối vật tư của Mỹ. Các thủ đoạn này thực cũng không sao kể hết được.

Có những việc, tưởng là nhỏ mọn, nhưng thực ra, cũng là một món lợi lớn. Chẳng hạn, việc bao thầu giặt thuê quần áo cho quân đội Mỹ. Thông thường, Mỹ cứ đưa 5 bánh xà phòng thì nhà thầu chỉ giặt hết 3 thôi. Vậy là ngoài tiền công, còn bớt được 2 bánh nữa. Một ngày, trại lính chở ra hàng mấy xe quần áo bẩn và cấp hàng tấn xà phòng cho nhà thầu. Tướng Mai Hữu Xuân là nhà thầu lớn nhất ở Sài Gòn về ngành này. Người ta nói rằng chỉ riêng việc ăn bớt xà phòng và ăn số tiền lính Mỹ để sót trong túi những bộ quần áo đem giặt cũng đem lại số lời bạc triệu.

Con đường thứ tư để đưa của cải từ tay Mỹ sang ngụy là việc bàn giao những động sản và bất động sản của các căn cứ Mỹ, khi quân Mỹ rút lui. Mỹ thường gọi số của cải này là "của để lại" (inherit). Như trên đã nói, khi bàn giao, Mỹ cũng tháo gỡ đi một số thứ và phá hủy một số thứ không đem đi dược. Song những thứ còn để lại cũng là một "gia tài" khá lớn. Có thể lấy căn cứ không quân Phan Rang làm ví dụ. Mỹ trị giá các thiết bị của căn cứ này là 60 triệu đôla. Khi rút, Mỹ gỡ đi một đường băng bằng đuyara, phá 50 nhà và công sự. Nhưng số còn lại giao cho ngụy cũng trị giá tới 46 triệu đôla (Tin PA Manila 28-3-1972). Theo thống kê của Cục quản lý vật tư Mỹ (Propertydisposal Agency) thì tính đến tháng 5 năm 1972, Mỹ đã giao lại cho ngụy 2,5 triệu tấn vật tư và trang thiết bị của các căn cứ Mỹ, trị giá 6,25 tỷ đôla (Saigon's Warning Clientele FEER 13-5-1972).

Những khoản trên đã lọt ra thị trường một phần đáng kể. Cũng giống như hàng quân nhu Mỹ đi từ bến cảng về kho, những "của để lại" từ quyền sở hữu của Mỹ chuyển sang quyền sở hữu của ngụy cũng bị hao hụt, cũng rơi vào túi bọn ăn cắp, rồi lại lọt ra thị trường. Kẻ ăn cắp ở đây không phải ai khác ngoài các tướng tá đầu sỏ, đại diện cho ngụy quyền tiếp thu các căn cứ đó. Khi được cử ra thay mặt chính phủ tiếp nhận các căn cứ, các tướng thường cho tay chân đến tháo gỡ gần như tất cả những gì có thể tháo gỡ và có thể đem bán. Rút cuộc, trong số kiểm kê tài sản bàn giao thường chỉ còn những thứ không đem đi được hoặc không thể dùng cho dân sự được. Chính tướng Abrams đã có lần nói với Thiệu rằng cái mà quân lực Việt Nam Cộng hòa được hưởng chỉ là "của để lại" của "của để lại" thôi (inherit of inherit).

Lấy một thí du: Năm 1971, Mỹ bàn giao cho ngụy các căn cứ Đắc Tô, Lệ Thanh, Plây Mrông, An Khê. Kế hoạch giao nhận định thực hiện trong 2 tuần. Nhưng chỉ mới 2 ngày đã thấy biến sạch cả. Tướng Ngô Du, tư lệnh vùng đã cho quân đến tháo gỡ và vơ vét tất cả những gì có thể bán được, tẩu tán ngay về những kho bí mật, rồi gọi người đến bán đấu giá, chia nhau ăn. Đến lúc kiểm kê và đăng ký tài sản quân đôi, thì bấy nhiêu căn cứ chỉ còn là những bức tường! Mái tôn, xà nhà, và cả các khung cửa cũng đã bị gỡ gần hết (ta biết ở miền Trung, cây cối đã trụi, nhà cháy rất nhiều, thì những vật liệu xây dựng này bán rất được giá). Vì vậy, nếu các chuyên gia Mỹ có nhận xét rằng quân ngụy là một "đội quân tham nhũng và phá phách một cách quá đáng" (Brian Gilen), rằng "tướng tá ngụy rất ít tài đánh trận, nhưng lại rất nhiều tài buôn lậu, ăn cắp, hôi của và ăn cướp" (AFP Sài Gòn 10-2-1971), thì quả là không oan (và cũng phải nói thêm rằng cái bệnh ăn cắp, đục khoét này đã lấy viện trợ làm một môi trường phát triển thuận lợi, để trở thành một căn bệnh mãn tính kéo dài tới cả các thời kỳ sau giải phóng).

Nhìn lại những con đường đưa của cải từ các kho của Mỹ ra thị trường miền Nam, ta có những nhận xét gì?

Những đống rác, những đồ ăn cắp, ăn bớt, những đồ tẩu tán từ các căn cứ Mỹ trở thành một nguồn cung cấp hàng hóa rất lớn nữa cho thị trường miền Nam. Nếu tính ra tiền, thì số lượng hàng hóa này cũng chẳng kém gì số lượng hàng hóa trong các khoản viện trợ khác, như viện trợ thương mại hóa, viện trợ theo dự án hay viện trợ nông phẩm.

Trong chương nói về các hình thức viện trợ kinh tế, chúng ta đã thấy một điều kỳ quái: các nhà nhập cảng thay thế vai trò các nhà sản xuất. Đến đây, ta thấy một điều kỳ quái hơn nữa: bọn ăn cắp thay thế vài trò của cả những nhà sản xuất lẫn những nhà nhập cảng.

Cũng do đó, loại hàng hóa này có hàng loạt đặc điểm.

Ở đây, chẳng có tiền viện trợ, chẳng có đề án hay giấp phép nhập cảng, chẳng có vận chuyển phí qua đại dương, chẳng có hối suất cao hay thấp, chẳng qua có thuế quan và thuế nội địa, chẳng có "Quỹ đối giá". Vốn rất ít, nhiều khi chẳng mất vốn. Do đó, hàng rẻ hơn rất nhiều so với hàng nhập cảng.

Ở đây, Nhà nước ngụy coi như chẳng được gì. Nhưng cũng không hẳn là như thế. Tướng tá và các viên chức ngụy được hưởng. Ngoài ra, thì thị trường, những người tiêu dùng cũng được hưởng những "của phù vân" đó.

Nhưng như thế có phải Việt Nam được ăn không số của cải này không?

Để có các đống rác Mỹ, để có thể ăn cắp, ăn bớt và hôi của từ các căn cứ Mỹ, thì trước hết phải có các căn cứ Mỹ, có quân Mỹ. Vậy thì số của cải mà bọn ăn cắp và cai thầu tưởng như "ăn không" của Mỹ, thực ra, vẫn phải trả giá. Nếu đem so với giá mua sòng phẳng, thì cái giá "ăn không" này đắt hơn.

Nhưng ở đây, vẫn lại thấy một điều cố hữu: sự cách ly giữa những người hưởng thụ và những người trả giá.

3. Đổi đôla đỏ lấy bạc Sài Gòn

Ngoài vũ khí, vật tư và hàng hóa mang sang để sử dụng, Mỹ còn phải chi tiêu nhiều khoản bằng tiền mặt tại miền Nam Việt Nam. Có những khoản đáng kể sau đây:

-Thuê nhân công phục vụ

-Mua thực phẩm và một số vật dụng tại chỗ

-Trả tiền cho các nhà thầu về các loại công việc khác nhau

-Trả một phần lương cho nhân viên và binh lính Mỹ bằng bạc Sài Gòn để chi tiêu ngoài phố.

Khi xem xét viện trợ thương mại hóa và viện trợ nông phẩm thừa, ta thấy Mỹ có lấy ra một phần trong số tiền bán các loại hàng viện trợ này để chi dùng (thông qua "Quỹ đối giá").

Tuy nhiên có nhiều năm số bạc Sài Gòn lấy từ "Quỹ đối giá" không đủ chi tiêu.

Mỹ giải quyết sự thiếu hụt đó bằng cách đổi thêm một số đôla nữa cho ngụy quyền để lấy bạc Sài Gòn. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh cục bộ, chi tiêu tại chỗ của các cơ quan Mỹ và binh lính Mỹ rất lớn, do đó, đổi đôla trở thành nguồn chủ yếu nhất cung cấp bạc Sài Gòn cho Mỹ chi dùng.

Có thể lấy năm 1968, "năm tốn kém nhất", làm ví dụ. Theo điều tra của Quỹ tiền tệ quốc tế, thì trong năm này cơ cấu chi tiêu bằng bạc Sài Gòn của Mỹ ở Nam Việt Nam như sau (Điều tra của Quỹ tiền tệ quốc tế. Tháng 5-1968. Lưu trữ Viện Thống kê quốc gia Sài Gòn):

-Lấy từ "Quỹ đối giá" viện trợ thương mại hóa: 7 tỷ

-Lấy từ tiền bán nông phẩm viện trợ (mục I): 4 tỷ

-Phát hành đôla đổ lấy bạc Sài Gòn: 39,5 tỷ

Tổng cộng: 50,5 tỷ

Nhìn vào cơ cấu đó, ta thấy việc đổi đôla có vai trò lớn trong tổng số chi tiêu của Mỹ ở Nam Việt Nam. Đồng thời, khoản đó cũng có ý nghĩa lớn đối với số lượng "ngoại tệ sở hữu" của ngụy quyền và đối với thị trường miền Nam Việt Nam.

Tổng số đôla Mỹ đã đổi cho ngụy qua các năm là trên 3 tỷ đôla.

Trong thời kỳ "chiến tranh đặc biệt", và cả một số năm sau đó, mỗi năm Mỹ đổi cho ngụy trên 3 trăm triệu đôla. Có năm như năm 1971, Mỹ đổi cho ngụy tới trên bốn trăm triệu đôla. Trong những năm này, đổi đôla là một nguồn tài trợ lớn bằng, thậm chí lớn hơn cả viện trợ thương mại hóa. Từ 1973 thì nguồn lợi này của ngụy quyền cũng theo chân quân đội Mỹ và vợi dần đi. Hàng năm Mỹ chỉ còn đổi cho ngụy vài chục triệu đôla thôi. Ngụy quyền coi đó là mội trong những thiệt thòi lớn nhất. Và quả là sự giảm sút đó cũng đẩy ngụy quyền vào những khó khăn kinh tế to lớn.

Một số tài liệu của Mỹ-Ngụy không muốn gọi số đôla đổi được của Mỹ và viện trợ, coi đó chỉ là sự đổi tiền thôi. Thực ra, trong sự trao đổi này, ngụy quyền coi như được thêm ngoại tệ mà chẳng mất gì. Trong một chừng mực rất lớn, có thể coi đây như là đổi giấy và mực in (những cái này cũng của Mỹ) để lấy đôla Mỹ. Về thực chất, việc này cũng có ý nghĩa như một nguồn tài trợ.

Cũng có những kinh tế gia nói rằng tuy bạc Sài Gòn không có giá trị, nhưng dù sao thì Mỹ cũng dùng số bạc đó để chi tiêu trên đất Việt Nam, mua hàng, thuê mướn và trả tiền phục vụ. Vì thế họ coi như Nam Việt Nam đã bán hàng cho Mỹ lấy đôla, giống như một thứ xuất khẩu (xuất khẩu nội biên). Điều khác chỉ là: hàng xuất khẩu không đưa ra khỏi đất nước, mà được khách ngoại quốc tiêu dùng tại chỗ (Cooper Cố vấn kinh tế thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn viết: "Một loại hoạt động khác mà theo nghĩa rộng cũng có thể gọi là viện trợ, đó là việc các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ đổi Mỹ kim lấy bạc Việt Nam để chi dùng vào các việc công hay tư. Sự đổi lấy bạc này làm gia tăng nguồn ngoại tệ của chính phủ Việt Nam. Nhưng đó không phải là viện trợ thuần túy, vì Hoa Kỳ dùng số bạc Việt Nam đổi được để mua các hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam).

Bây giờ thử xem cơ chế của việc đổi tiền này và những kết quả kinh tế của nó:

Hàng năm, Tòa Đại sứ Mỹ dự tính số nhu cầu về bạc Sài Gòn: mua hàng hóa bao nhiêu, thuê mướn hết bao nhiêu, đổi cho lính Mỹ và nhân viên hết bao nhiêu...

Sau đó, Mỹ thông báo cho ngụy quyền biết số đôla được đổi và số bạc Sài Gòn cần có.

Hối suất trong việc đổi tiền này không phải là hối suất trong viện trợ thương mại hóa, nhưng cũng không phải là hối suất tự do trên thị trường hay trong viện trợ nông phẩm. Ở đây có một hối suất riêng, ở mức giữa hai loại hối suất kể trên, cao hơn hối suất viện trợ thương mại hóa, nhưng thấp hơn hối suất tự do.

Thử so sánh ba loại hối suất trong một năm cụ thể để thấy rõ tính chất dung hòa trong hối suất đôla đỏ:

Giá một đôla tính ra bạc Sài Gòn (Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, trang 246-247. Việt Nam Economic Data. October December 1973, P.9)

Dựa trên số đôla được đổi và trên hối suất quy định, ngụy quyền phát hành thêm một số bạc Sài Gòn tương ứng và chuyển giao cho Mỹ, theo số lượng và kỳ hạn đã quy định. Mỹ phân phát số bạc đó cho các cơ quan và các đơn vị của Mỹ.

Ngụy quyền được Mỹ cho sở hữu một số đôla tương ứng, gọi là "ngoại tệ sở hữu". Nhưng biểu hiện cụ thể của quyền sở hữu đó không phải là những đồng đôla Mỹ thực sự. Mỹ phát hành một loại đôla đặc biệt trao cho ngụy quyền. Loại đôla này có kích thước, có hình ảnh, có các đơn vị như đồng đôla, nhưng không phải màu xanh, mà lại màu đỏ. Vì thế mà có tên gọi là "đôla đỏ". Đồng đôla đỏ không được coi là tiền. Nó chỉ có giá trị như những giấy chứng nhận quyền sở hữu một số tiền tương ứng. Cũng vì vậy, Mỹ gọi "đôla đỏ" là "đôla chứng chỉ chi phí quân sự" (Military payment Certificate-MPC).

Tuy nhiên, với số "ngoại tệ sở hữu" này, ngụy quyền cũng có thể nhập cảng hàng hóa mà không phải thông qua sự xét duyệt của phái bộ viện trợ Mỹ. Hàng gì, của nước nào, mua bao nhiêu, giá bao nhiêu-nói chung là tùy ý giữa kẻ mua và người bán.

Ở đây, chỉ có một sự hạn chế: vì đôla đỏ chi là "chứng chỉ chi phí", cho nên chỉ có thể dùng để mua hàng của nước nào có thể thanh toán được những "chứng chỉ" đó với các ngân hàng Mỹ. Đó phải là những nước đã vay nợ, hoặc sẽ mua hàng Mỹ.

Thường thì phần lớn số "ngoại tệ sở hữu" này được dùng để mua hàng của Nhật. Một phần là vì hàng Nhật rẻ hơn hàng của các nước khác, giá cước vận chuyển cũng ít hơn. Một phần cũng vì trong những năm này Nhật đang cần thanh toán với Mỹ những khoản tiền lớn. Do đó, Nhật sẵn sàng đổi hàng lấy thứ tiền này với khối lượng nhiều và những điều kiện dễ dàng.

Khi đã nhập được hàng về, ngụy quyền đem bán ra thị trường, hoặc bán cho các nhà nhập cảng để họ đưa ra thị trường. Bằng cách đó, ngụy quyền lại thu hồi về số bạc Sài Gòn mà nó đã giao cho Mỹ và Mỹ đã tung ra thị trường miền Nam (thực ra số bạc mà nó có được thường còn lớn hơn số bạc mà nó đã đổi cho Mỹ. Một phần là vì nó đã nhân cơ hội này mà lạm phát thêm. Phân khác nữa là vì giá bán hàng nhập cảng là giá tính theo hối suất tự do, cao hơn hối suất đổi tiền).

Như vậy là cái vòng vận hành được khép kín.

Đôla đỏ do Mỹ phát hành, lại được Mỹ thu hồi khi thanh toán với những nước đã bán hàng cho Nam Việt Nam.

Số bạc Sài Gòn do ngụy quyền phát hành và đổi cho Mỹ, được Mỹ tung ra thị trường. Ngụy quyền nhập được hàng hóa về, cũng tung ra thị trường. Sự gặp gỡ giữa tiền do Mỹ tung ra và số hàng do ngụy nhập về làm cho thị trường càng thêm náo nhiệt. Cảnh "phồn vinh" đạt tới cao điểm của nó chính là vào những năm có sự gặp gỡ này. Biểu hiện kinh tế của cuộc gặp gỡ đó là: người tiêu dùng có tiền để mua hàng và có hàng để mua. Ngụy quyền lại thu về được số tiền rất lớn do chính phủ nó phát hành, mà đỡ gặp những trở ngại to lớn của lạm phát. Cái ngân sách lẽ ra đã bẹp rúm, lại được bơm thêm lên.

Nếu gạt bỏ bớt những quá trình kèm theo rất phức tạp, như sự thanh toán giữa Mỹ và các nước bán hàng, sự thanh toán giữa ngụy quyền với các nhà nhập cảng, và nếu giả định rằng xã hội có ba đại diện: Mỹ, ngụy quyền và những người được Mỹ trả tiền đồng thời là những người mua hàng nhập cảng của ngụy, thì ta có thể diễn đạt sự vận hành của cơ chế "đổi đôla đỏ" như sau:

Như vậy là ta lại gặp một cơ chế nữa, không kém phức tạp. Ở đây, cần phân tích thêm hai vấn đề: vấn đề hối suất và vấn đề màu sắc của đồng đôla.

Về vấn đề hối suất, vì Mỹ có đổi lấy bạc Sài Gòn để chi tiêu, nên Mỹ không thể đổi theo hối suất thấp như trong viện trợ thương mại hóa.

Nhưng Mỹ cũng không thể đổi cho ngụy theo hối suất của thị trường tự do. Đây chỉ đơn thuần là việc đổi tiền giữa hai người cần mua và bán. Trong việc đổi tiền, cả Mỹ lẫn chính quyền Sài Gòn đều muốn giải quyết nhiều vấn đề khác nữa. Mỹ không chỉ cần có bạc Sài Gòn để chi tiêu, mà Mỹ còn muốn nhân việc này bơm thêm đôla cho chính quyền Sài Gòn, không muốn cho số ngoại tệ của Mỹ lọt ra khu vực tư nhân. Chính quyền Sài Gòn muốn có thêm ngoại tệ để nhập cảng, làm cơ sở để phát hành tiền, và thông qua bán hàng mà thu tiền về. Nếu nó phải đổi theo hối suất tự do, thì chẳng thà ngụy quyền đổi thẳng ỏ chợ đen cho lính Mỹ? Như thế lại có thể lấy được đôla xanh, đôla thực sự do lính Mỹ mang sang. Mỹ thì không muốn điều đó (Năm 1969, báo chí Mỹ đã tỏ ra lo lắng về hiện tượng binh lính và nhân viên Mỹ ở Sài Gòn tung đôla xanh ra đổi ở chợ đen, lấy bạc Sài Gòn. Một số tư nhân Việt Nam thu góp số đôla xanh đó gửi ở các ngân hàng Thụy Sĩ và một số nước Tây Âu. Số đôla xanh tích tụ trong các ngân hàng này là một điều bất lợi lớn cho Mỹ. USIS Washington, 19-2-1969). Vì như thế thì không những đôla tuột khỏi tay người Mỹ, mà Sài Gòn cũng tuột một phần khỏi tay Mỹ. Muốn gỡ sự trao đổi này trong khuôn khổ hai Nhà nước, muốn khỏi mất đôla thực sự, muốn "giúp" Sài Gòn và cũng là nắm chắc Sài Gòn, Mỹ buộc phải hạ hối suất xuống thấp một chút, để có một sự khuyến khích cần thiết. Còn hối suất nửa vời ở đây chính là kết quả của sự giằng co này.

Nhưng cái thiệt trong hối suất lại được đền bù bằng nhiều cái lơi khác.

Thứ nhất, Mỹ đã có được đủ số bạc Sài Gòn cần thiết để chi tiêu. Nói cách khác, Mỹ đã trả lương cho lính Mỹ và nhân viên Mỹ không phải bằng đôla mà bằng một thứ tiền khác. Việc đó cho phép tiết kiệm hàng trăm triệu đôla mỗi năm. Việc phát hành đôla đó không hẳn là phát hành tiền tệ, do đó, ít chịu sự khống chế của các nguyên tắc phát hành. Việc phát hành này không gây ra những hậu quả của lạm phát đôla, không làm mất giá đồng đôla, không làm giá cả tăng vọt, vì số tiền này không đi vào thị trường của đồng đôla, mà đi vào thị trường của đồng bạc Sài Gòn. Về thực chất, Mỹ phát hành đôla đỏ chính là tạo cơ sở để phát hành bạc Sài Gòn, thậm chí cũng có thể coi như Mỹ đã phát hành giấy bạc Sài Gòn để chi tiêu. Một nước lại được phát hành một thứ tiền của nước khác chứ không phát hành thứ tiền của nước mình, mà vẫn dùng để trả lương cho người của nước mình được và những người đó vẫn chi tiêu được. Đó là ý nghĩa cơ bản của đồng đôla đỏ.

Thứ hai, trao đôla đỏ cho chính quyền Sài Gòn thì số tiền đó vẫn chẳng chạy ra ngoài các ngân hàng Mỹ, Mỹ vẫn chưa mất đôla. Kẻ sở hữu đôla vẫn chỉ được thực hiện quyền sở hữu đó trong khuôn khổ sự khống chế của Mỹ, chỉ được sử dụng theo cách nào để Mỹ không mất số đôla đó.

Thứ ba, sự ràng buộc này còn có một ẩn ý sâu xa hơn nữa: Mỹ đổi đôla đỏ lấy bạc Sài Gòn là để cho lính Mỹ và các cơ quan Mỹ chi tiêu. Như thế có nghĩa là hai thứ này phải gắn liền với nhau. Muốn đổi được ngoại tệ, thì bất kể các lợi ích chính trị và quân sự là thuận hay nghịch, thì người Mỹ phải có mặt đông đảo ở Việt Nam. Và quả là khi quân Mỹ rút, thì ngụy quyền lấy làm lo lắng, tiếc rẻ (Sự hiện diện đông đảo quân đồng minh làm cho dụng cụ chi phó được dồi dào, hay nói trắng ra là, chính phủ có nhiều đôla đỏ, có nhiều ngoại tệ để dùng, đồng công việc sinh hoạt trong nước được trù phú" Chấn hưng kinh tế, 29-1-1974).

Thứ tư, nhờ có đồng "đôla đỏ", Mỹ buộc những nước bán hàng cho Nam Việt Nam phải dùng số đôla đỏ thu được đó để mua hàng của Mỹ, vì nó không thể mua ở đâu khác được bằng thứ tiền này. Nếu nước đó đang là chủ nợ của Mỹ, thì nhân dịp này Mỹ có thể xuất một số hàng Mỹ sang nước đó, khắc phục phần nào sự căng thẳng trong cán cân thanh toán. Số mấy trăm triệu đôla hàng năm lẽ ra phải dùng để trả lương, thì nay được sử dụng để phụ giúp cho việc cân bằng ngân sách trong nước và cân bằng ngoại thương.

Đối với những nước là con nợ của Mỹ thì hoặc Mỹ có thể thông qua đồng đôla đỏ mà trừ nợ, hoặc thông qua đôla đỏ mà làm cho những nước đang nợ nần này vẫn có thể nhập cảng thêm hàng hóa của Mỹ. Trong bất cứ trường hợp nào, thì rút cuộc, những đồng "đôla đỏ" sau một cuộc hành trình vạn dặm, từ Mỹ, tới Sài Gòn, và bay nhảy tại những nước xa xôi nào đó, lại trở về cái kho bạc của Mỹ. Nó không phải là đôla xanh, nó không thể bay bổng tự do được, nó chỉ là cái bóng của đồng đôla thôi. Dù bay nhảy tận đâu, nó cũng phải trở về đúng đường và đúng chỗ, cũng y như cái boomerang của người châu Úc vậy.

Ta thấy sự thiệt thòi do hối suất thấp chút ít đã được đền bù bằng những lợi ích như thế nào. Đó là lý do của việc bày đặt thêm ra cái cơ chế kỳ cục này.

4.Chi tiêu bằng tiền mặt của Mỹ ở Nam Việt Nam

Số bạc khổng lồ đổi từ hơn 3 tỷ đôla đỏ được Mỹ tung vào xã hội, gây những ảnh hưởng rất lớn đối tới thị trường, tới đời sống kinh tế và đời sống xã hội nói chung.

Có những năm, số bạc so Mỹ chi tiêu và tung ra xã hội đã chiếm tới ngót một nửa tổng số bạc mà ngụy quyền phát hành. Ta lại lấy thí dụ năm 1968. Như đã nói, năm đó Mỹ chi tiêu tới 50 tỷ đồng tiền mặt (bạc Sài Gòn). Tổng số bạc do ngụy quyền phát hành cho đến cuối năm đó là 116 tỷ.

Trong xã hội miền Nam, người ta vẫn hay nghe nói đến "sở Mỹ" và những người "đi làm sở Mỹ". Đó là một nghề thực sự, rất thịnh hành. Trong những năm Mỹ chiếm đóng, toàn miền Nam có trên dưới 140 ngàn người đi làm thuê cho các cơ sở của Mỹ. Đó là chỉ kể số người làm thuê, ăn lương chính thức của Mỹ. Số người này lớn gấp chục lần số người Mỹ trong các sở đó. Nếu so với viên chức ngụy quyền (không kể cảnh sát) thì số người Việt Nam làm sở Mỹ còn đông hơn cả tổng số nhân viên làm trong các bộ của ngụy quyền.

Riêng phái bộ viện trợ Mỹ đã thuê tới hơn 9 ngàn người Việt Nam, trong đó riêng lái xe đã tới 600 người. Phái bộ quân sự Mỹ (Defence Attache Office) cũng thuê tới 1 ngàn nhân viên Việt Nam... Mỹ thuê đủ loại người: có cả giáo sư, luật sư, nhà kinh tế, quản trị viên, nhà báo, kỹ sư, bác sũ, tình báo viên, chuyên viên kỹ thuật các loại, thư ký, đánh máy, phiên dịch, văn thư, lao động, lái xe, phục vụ, đầu bếp v.v...

Nói chung, Mỹ trả lương rất "hậu" cho những người làm thuê. Nếu chưa kể các khoản khác, chỉ xét tiền lương, thì cùng một loại công việc, người "làm sở Mỹ" ăn lương cao hơn người làm cho ngụy hay cho tự nhân rất nhiều (thường là gấp rưỡi, gấp đôi, có khi gấp 5,6 lần). Năm 1966, mức lương tối thiểu của công nhân vùng Sài Gòn-Gia Định là 1.250 đồng đối với nam giới và 1.100 đồng đối với nữ giới. Cũng năm đó, mức lương thấp nhất ở "sở Mỹ" là 2.500 đồng. Lái xe lương khoảng 3.500 đồng tương đương 2 tạ gạo "nàng hương", tính theo giá năm đó. Một số người có chuyên môn đặc biệt thì được trả lương cao gấp bội. Chẳng hạn, những nhân viên kỹ thuật thành thạo trong ngành đông lạnh, được Mỹ thuê làm trong các phòng ướp xác lính Mỹ, hưởng lương hàng tháng năm 1966 là 27 ngàn đồng, tương đương 300 kg thịt.

Mức lương cao gấp bội đó có tác dụng thu hút rất nhiều và rất nhanh những công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật giỏi rời bỏ các xí nghiệp tư nhân và các công sở ngụy quyền để vào làm "sở Mỹ". Ngay năm 1965, năm Mỹ bắt đầu đưa quân vào, Mỹ đã hút mất gần 50 ngàn công nhân và cán bộ kỹ thuật của Nam Việt Nam (L'Information du Viet Nam économique et financière 18-5-1967).

Cùng vì thế, từ khi Mỹ vào, tuy có nhiều xí nghiệp và hãng buôn mọc lên để phục vụ Mỹ, nhưng cũng có không ít xí nghiệp và công ty phải thu hẹp sản xuất, vì thiếu công nhân, thiếu cán bộ kỹ thuật. Đó là những doanh nghiệp không gắn bó nhiều lắm với việc phục vụ Mỹ, do đó, không kiếm được nhiều lãi trong cơ hội mới này và không đủ khả năng tăng lương cho công nhân. Các doanh nghiệp khác, muốn. Đó là nhân tố chủ yếu làm cho chỉ số tiền lương ở miền Nam năm 1966 bỗng nhiên tăng vọt một cách bất thường. Nếu lấy chỉ số tiền lương năm 1949 là 200, thì tháng 12 năm 1965 l ên 697, đến tháng 6 năm 1966 đã lên 866, và đến tháng 12 năm 1966 lên 1.139 (Niêm giám thống kê Việt Nam 1972, Sài Gòn. Đã dẫn t.227).

Như vậy, việc thuê người của các "Sở Mỹ" đã dẫn đến hai kết quả trực tiếp:

-Hàng chục vạn người lấy việc phục vụ cho bộ máy xâm lược của Mỹ làm nghề nghiệp. Từ đó, họ được hưởng những khoản thu nhập to lớn. Theo tính toán của Mỹ thì số 140 ngàn người làm thuê này, cộng với gia đình họ, là khoảng 750 ngàn người, được sống sung túc bằng lương do Mỹ trả (AP ngày 10-7-1970).

-Nền sản xuất nội địa bị tước mất một số lớn lao động lành nghề. Tăng lương là biện pháp tự vệ. Nhưng nó kéo theo hiện tượng tăng giá sản phẩm một cách giả tạo, vì bản thân việc tăng lương cũng có tính chất giả tạo, không dựa trên năng suất lao động tăng lên, mà chỉ do tác động của luật cung cầu nhân công, do Mỹ gây ra một sự thiếu hụt giả tạo.

Tất nhiên, đối với những người ăn lương cao của My thì thu nhập của họ không có tính chất giả tạo. Đó là nguồn lợi thực sự. Đến lượt họ, họ lại trở thành những người tiêu dùng rất mạnh mẽ trong xã hội, rồi họ lại nuôi sống nhiều người khác bằng sự tiêu dùng đó.

Đó là khoản thứ nhất trong cái goi là "xuất khẩu nội biên" của Nam Việt Nam.

Khoản thứ hai là bao thầu các công trình và các yêu cầu dịch vụ của các "Sở Mỹ". Như đã nói ở trên, từ kế hoạch vào Nam Việt Nam, Mỹ cho bao thầu rất nhiều loại công việc khác nhau: xây cất, sửa chữa, chế biến, gia công, dịch vụ... Vô số tư sản đã làm giàu to nhờ những số tiền nhận thầu. Đây cũng là một trong những con đường làm giàu nhanh nhất và nhiều nhất. Ta có thể lấy một ví dụ cụ thể: Ngô Càn Tê. Trước khi Mỹ vào Đà Nẵng (Đà Nẵng cũng là nơi Mỹ đưa quân đầu tiên vào Việt Nam), y mở ngay một quán ăn, đặt tên là quán "New York", nhằm thu hút khách Mỹ. Với quán ăn này, người ta thấy y xin được bao thầu hàng loạt thứ: đóng thùng gỗ cho quân đội Mỹ đựng vũ khí và đồ quân nhu, thầu làm cơm sấy, muối cá nhân, đuờng cá nhân... cho quân đội, hùn vốn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất... Nhờ số tiền kiếm được, chỉ vài năm sau, y trở thành một đại tư sản. Để đi xa hơn nữa, y mua đất và xây khách sạn "Đông Phương", khách sạn lớn nhất nhì ở Đà Nẵng. Có biết bao nhiêu tư sản nữa ở miền Nam đã đi theo con đường tương tự như thế để làm giàu!

Khoản "xuất khẩu nội biên" thứ ba là những khoản của nhân viên và binh lính Mỹ trả cho những người làm nghề tự do, ngoài số người làm thuê ăn lương như đã nói ở trên. Theo tính toán của ngụy quyền thì số người phục vụ Mỹ này đông gấp hàng chục lần so với người làm ở "sở Mỹ". Có thể tới cả triệu người. Thành phần của họ cũng đa dạng và phức tạp hơn: nhân viên khách sạn và bán hàng ăn uống, nhân viên các phòng tắm hơi, các chiêu đãi viên, gái bàn "bar", gái nhảy, gái đĩ, thợ may, thợ giặt, thợ đánh diầy, thợ cắt tóc, người cho thuê nhà, người lái xe tắc xi, xe "ôm" và đạp xích lô, người môi giới về đủ mọi mặt, và cả những ca sĩ, nhạc công, những luật sư...

Thu nhập của những nghề phục vụ tự do này không được ổn định, nhưng nói chung là cao không kém, thậm chí, còn cao hơn nhiều so với những người làm thuê ăn lương của Mỹ. Vì thế, nhiều cô nhân viên các cơ quan ngụy quyền, và nhất là nữ sinh, đã bỏ nghề, bỏ học để đi bán "bar". Ở Đà Nẵng, có gần một ngàn ngư dân đã bỏ thuyền, sắm xích lô để kiếm được nhiều tiền hơn.

Cũng chính vì vậy, mà nhìn vào các biểu thống kê giá cả ở miền Nam, ta thấy từ năm 1965 đến năm 1966, giá cả một loạt khoản dịch vụ bỗng tăng lên đột ngột (tính bằng đồng bạc Sài Gòn) (Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, trang 349):

Rút cuộc, xã hội đã tách ra triệu người chỉ sống bằng nghề phục vụ quân đội viễn chinh, nhờ đó có đời sống phong lưu, có thu nhập rất cao. Chính quyền coi đó cũng là một bộ phận "thu nhập quốc dân" hết sức quan trọng.

Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng, người ta nói đến 6 nghề phát triển nhất, làm giầu mau lẹ nhất (lục nghệ đế vương). Đó là: thực (ăn), y (mặc), hành (đi lại), cư (ở), khang (giải trí), lạc (chơi bời). Thật chẳng hay ho gì một xã hội mà cái nhân vật trung tâm của nó không phải là các nhà kinh doanh công nghiệp, tài chính, thương mại, du lịch hay nông nghiệp, mà lại là các người mở quán ăn, chủ tiệm may, chủ khách sạn, chủ xe khách, chủ tiệm nhảy và đặc biệt là những người kinh doanh nghề mãi dâm.

Một dân biểu Sài Gòn đã từng biện bạch: "Mỹ cần gái. Ta cần đôla. Sao không đổi? Đó là nguồn đôla cho quốc gia không bao giờ cạn".

Chính vì cái khoản "xuất khẩu nội biên" đó cho nên, như chính tổng trưởng xã hội ngụy Trần Ngọc Liễn cũng đã nhận xét: "Nghề gái điếm ở nước này đã phát triển đến mức trở thành một trong những nghề có tổ chức tốt nhất".

Theo một tờ báo Mỹ, thì năm 1970, chỉ tính riêng số tiền mà nhân viên dân sự và quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam chi cho ba khoản: mua kỷ niệm, taxi và trả cho gái đĩ cũng đã tốn mất từ 50 đến 70 triệu đôla (Sài Gòn trước cuộc khủng hoảng kinh tế. Bài đăng báo Newsweek ngày 15-6-1970).

Chính vì thế mà ở miền Nam đã xuất hiện những câu tục ngữ như "nhất Mỹ, nhì đĩ" hay "nhất đĩ, nhì lô (xích lô), tam cô (ma cô), tứ tướng"...

Trong các báo cáo trước Thượng nghị viện Mỹ, G.Mac Donald, giám đốc phái bộ viện trợ Mỹ ở Sài Gòn, có nói rằng các khó khăn kinh tế ở miền Nam đã được giải quyết, "Giá cả tuy tăng lên, nhưng thu nhập của các gia đình cũng tăng lên, nhờ số người có việc làm nhiều hơn bao giờ hết (G.Mac Donald. Báo cáo trước Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ về tình hình kinh tế Nam Việt Nam, ngày 17-2-1970. USIS Washington 17-3-1970).

Khoản thu thập thứ tư là thu nhập về bán các thứ hàng hóa cho Mỹ: thịt, cá, rau, hoa, quả, các đồ mỹ nghệ, đồ uống... Đây cũng là một khoản thu nhập lớn. Những người có vườn cây ăn, những người nuôi heo, nuôi gà, những người dánh tôm cá, những người trồng hoa, trồng rau, những người buôn các thứ đó, những người chuyên chở các thứ đó... đều đã tìm thấy ở hơn nửa triệu cái ví của Mỹ một nguồn thu nhập. Mỹ xài rất nhiều trả rất cao, thường không mà cả. Người ta thường muốn nói thách bao nhiêu cũng được. Chính vì sức mua tăng vọt cho nên cũng từ năm 1966, ta thấy chỉ số giá cả bỗng tăng vọt. Trong đó, tăng mạnh nhất không phải là giá công nghệ phẩm, hàng nhập khẩu, mà chính là các thứ hàng kể trên.

Nếu lấy chỉ số giá cả năm 1959 là 100, thì từ năm 1965 sang năm 1966, chỉ số giá cả các loại hàng hóa như sau (Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, 338/339 và 343):

Qua biểu trên ta thấy rõ: Cho đến năm 1965, mức tăng chỉ số giá cả hàng nhập cảng còn cao hơn mức tăng chỉ số giá sản phẩm trồng trọt, và chỉ kém mức tăng chỉ số sản phẩm chăn nuôi chút ít. Đến năm 1966 chỉ số giá sản phẩm trồng trọt bỗng tăng vọt, hơn hẳn giá hàng nhập cảng. Sự chênh lệch này chủ yếu do luật cung cầu. Lúc này, số hàng nhập cảng vào Nam Việt Nam tăng lên rất nhiều. Nhưng nông sản nội địa chẳng tăng được bao nhiêu, mà sức mua bỗng tăng vọt. Do đó, chỉ trong một năm mà giá cả nông sản và những hàng nội địa phục vụ quân đội Mỹ tăng gần gấp đôi, trong khi các hàng khác tăng tương đối ít.

Dưới đây là giá một số hàng tăng nhanh nhất từ 1965 đến 1966 (tính bằng đồng bạc Sài Gòn) (Như trên, t.340, 341, 346, 347, 348,349).

Trong khi đó, có nhiều thứ sản phẩm nội hóa chỉ tăng giá rất ít, có thứ không tăng, có thứ còn giảm giá. Đó là những thứ mà Mỹ và đám người giàu có gắn với Mỹ không dùng đến, hoặc là những thứ đã có hàng nhập cảng tốt hơn thay thế. Ta hãy thử xem giá cả một vài mặt hàng sau đây (đồng bạc Sài Gòn) (Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, trang 340-341):

Đối với những thợ thủ công, công nhân, tiểu chủ và cả những tư sản kinh doanh các nghề đó, thì tất nhiên là thu nhập giảm sút hoặc không tăng kịp tình thế. Trong khi đó, giá sinh hoạt lại tăng vọt. Tình cảnh của họ chỉ ngày càng xấu hơn đi, nếu như họ không bỏ nghề.

Ngoài chi phí để mua hàng hóa thông thường, các cơ quan Mỹ còn chi tiền để mua thứ hàng hóa đặc biệt nữa; mua chuộc và trả công các viên chức cao cấp ngụy quyền. Đây cũng là một khoản lớn. Trong ngân sách Bộ Ngoại giao Mỹ, mỗi năm có khoảng 300 triệu đôla dành cho việc hối lộ và mua chuộc các chính khách nước ngoài. Ở Nam Việt Nam, Mỹ sử dụng món tiền này khá rộng tay. Có những khoản Mỹ chi bằng bạc Sài Gòn. Có một số khoản đặc biệt, để trả cho những thành tích đặc biệt, Mỹ chi bằng đôla xanh.

Vào giữa năm 1966, Thiệu cùng Nguyễn Hữu Có (Tổng trưởng quốc phòng) ra chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ Independece. Cả hai cùng ký tên vào 1 quả bom 2 tạ rưỡi để cho máy bay Mỹ mang thả xuống miền Bắc. Khi ra về, Thiệu và Có đều được biếu những ngân phiếu đôla xanh "cỡ 5 con số".

Nguyễn Cao Kỳ, khi chịu ngừng tranh cử với Thiệu cũng được Mỹ tặng một phần thưởng tương tự để làm vốn trong con đường lập nghiệp khác. Đến ngày 29-12-1965, chính Kỳ đã tự tố giác với báo chí là Mỹ đã cho Kỳ 100 triệu đồng để Kỳ chịu đi làm đại sứ nước ngoài và để cho Thiệu được yên vị (Reuter 29-12-1965).

Trần Văn Hương, khi chịu nhận làm Thủ tướng cho Thiệu được tặng một biệt thự lớn ở đường Phan Thanh Giản cùng 2 triệu đồng để mua sắm các động sản trong nhà. Sau đó, khi Hương chịu đứng liên danh ứng cử với Thiệu, để Thiệu khỏi bị trơ trọi, thì Hương được biếu ngay một ngân phiếu 200 ngàn đôla xanh.

Nghị viện của Thiệu, khi bầu bán, khi biểu quyết các dự luật đều được chuẩn bị sẵn những khoản chi cần thiết cho các dân biểu-để bịt mồm những kẻ hay phản đối, để thúc đẩy những kẻ ủng hộ... Theo tính toán của Nguyễn Cao Thăng, phụ tá chính trị của Thiệu, thì khi thông qua đạo luật 10-1970, đã tốn mất 15 triệu đồng để làm những việc đó. Số tiền này do Thiệu đứng ra chi, nhưng Mỹ là kẻ bơm tiền đó cho Thiệu. Vì thế, trong chính giới ngụy quyền, từ lâu đã hình thành một câu tục ngữ: "Đã bầu là có bán".

Đối với một số dân biểu, tổng trưởng, tướng tá, nếu hợp tác với sứ quán Mỹ, với tổ chức CIA, với các phái bộ Mỹ... trong những việc như cung cấp tin tức, thu xếp để ký kết các hiệp nghị, cãi trắng án hoặc xử nhẹ những người Mỹ phạm tội... đều được biếu hoặc một ngân phiếu, hoặc một chiếc xe hơi, hoặc những món bổng lộc khác tương xứng với công lao.

Đó cũng là một khoản nữa trong cái gọi là "xuất khẩu nội biên".

Rút cuộc, số tiền mặt hàng trăm tỷ đồng mà Mỹ chi tiêu trên đất miền Nam Việt Nam đã làm cho hàng loạt ngành nghề bỗng nhiên phát đạt chưa từng thấy. Một loạt nghề rất mới xuất hiện. Đó đều là những nghề gắn với sự tiêu xài của hơn một nửa triệu người Mỹ.

Từ đám người này, và thông qua những ngành nghề này, hàng trăm và hàng trăm tỷ đồng đã trui vào hàng triệu cái túi tiền của những người làm thuê, phục vụ, bán hàng và làm việc cho Mỹ, từ Tổng thống đến tên macô. Trong trận mưa bạc trút xuống mấy năm đó, kẻ tai to mặt lớn thì có túi lớn, kẻ thấp hèn thì có túi bé. Tất cả những cái túi đó đều đầy ắp. Xã hội bỗng nhiên xuất hiện hàng chục vạn người giầu có, phong lưu. Và đến lượt họ, họ lại trở thành một sức tiêu thụ, một sức mua mạnh mẽ. Sức tiêu thụ của lính Mỹ tạo ra sức tiêu thụ của họ rồi họ lại là nguồn làm giàu cho những người khác nữa. Vì có lính Mỹ nên các chiêu đãi viên cần và có thể may sắm cả chục bộ quần áo đẹp đẽ, đi uốn đủ mọi kiểu tóc, hàng tuần đến làm "mỹ viện"... Các tiệm may, các mỹ viện, các hiệu đóng giày, các hiệu kim hoàn... bỗng rất đắt và tăng giá hàng lên. Đến lượt các chủ tiệm này lại trở thành đám khách "sộp" của các hàng ăn, các hàng rau, hoa, quả. Những phản ứng dây chuyền đó làm cho cả thành phố trở nên sầm uất cực độ. Người ta làm giàu như chơi, và chơi như phá. Giàu sang theo cách đó, tự nó đã là một sự điên loạn, phi tự nhiên. Nhưng nó còn sản sinh ra vô vàn thứ điên loạn và phi nhân tính khác nữa.

Nhưng vấn đề không phải chỉ có như thế. Không thể có mưa bạc của Mỹ mà không có mưa bom của Mỹ được! Chỉ có điều là: nó diễn ra ở những nơi khác, dành cho hai loại người Việt Nam khác nhau.

5. Hàng PX

PX là ký hiệu để chỉ các căng tin của quân đội Mỹ, gọi là Post Exchange. Ở tất cả những nước nào trên thế giới mà có quân đội Mỹ, phái bộ Mỹ hoạt động đều có các PX để phục vụ riêng cho người Mỹ tại đó. Đây là một loại hình thương nghiệp đặc biệt, tuy mục đích trực tiếp là phục vụ cho các công dân Mỹ trú đóng ở nước ngoài, song thường lại có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường của nước sở tại.

Ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ-ngụy, PX rất phát triển và có vai trò rất quan trọng trong kinh tế lúc đó.

Các cửa hàng PX được đặt ở những nơi có cơ quan Mỹ, các căn cứ của quân Mỹ và quân chư hầu, từ Đắc Tô, Plâyme, đến Cam Ran, Vũng Tàu... Ở các thành phố, cửa hàng PX được đặt tai các trung tâm quan trọng. Ở Đà Nẵng, cửa hàng PX lớn nhất là cửa hàng trước cửa sân bay Đà Nẵng. Ở Sài Gòn-Chợ Lớn, cửa hàng PX lớn nhất là cửa hàng ở đường Nguyễn Tri Phương. Ngoài ra, còn có hàng loạt các cửa hàng lớn ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh...

Cửa hàng PX bán gần như đủ tất cả mọi thứ hàng hóa: Các loại rượu ngon, Champagne và Cognac của Pháp, Mao Đài và Mai Quế Lộ của Đài Loan, rượu sâm của Đại Hàn, rượu Whisky của Mỹ, các loại thuốc lá, các loại bia, các đồ hộp quý như nấm của Ý, thịt hộp của Đan Mạch, kẹo Hà Lan, táo Hà Lan, cam Israel... Đương nhiên, thứ quan trọng nhất của cửa hàng này là những hàng công nghiệp cao cấp: quần áo, len dạ, tơ lụa, đồng hồ, máy ảnh, các loại máy ghi ấm, máy vô tuyến truyền hình, các dụng cụ gia đình, tủ lạnh, quạt máy, xe máy.. Trong PX, có nhiều loại hàng mà miền Nam không nhập cảng được, hoặc vì đó là loại hàng cao cấp, giá nhập quá cao, hoặc vì đó là hàng của những nước mà Nam Việt Nam không thể đặt quan hệ thương mại được.

Đặc điểm của các cửa hàng PX là: nó không chỉ có hàng của Mỹ mà còn có nhiều hàng của các nước khác. "Đặc sản" của thế giới được tập hợp về đây. Vì thế, nó không chỉ có sức hấp dẫn đối với người Việt Nam, mà còn hấp dẫn cả lính Mỹ nữa.

Nhưng đặc điểm quan trọng, có sức hấp dẫn nhất của các cửa hàng PX: giá bán chỉ bằng ½ hay 2/3 giá thị trường. Cũng như hàng "quân tiếp vụ", hàng PX là hàng cung cấp, không thuộc phạm vi thương mại. Bộ Quốc phòng Mỹ có một ngân khoản lớn để bù lỗ. Thực ra, đây là một thứ trợ cấp cho binh lính. Cửa hàng chỉ thu lại một phần giá hàng, để điều chỉnh sức mua mà thôi.

Nhưng các cửa hàng PX chỉ bán cho các nhân viên Mỹ, binh lính Mỹ và về sau có bán cho cả binh lính các nươc chư hầu. Người Việt Nam không được mua.

Cửa hàng PX chỉ bán bằng đôla, không bán bằng bất cứ thứ tiền nào khác. Quy chế trả lương cho lính Mỹ ở Việt Nam như sau: Phần lương và phụ cấp dành cho gia đình được trả bằng đôlanh xanh tại Mỹ. Số lương dành để chi tiêu trên đất Nam Việt Nam thì gồm có hai phần: Phân dùng để chi tiêu ngoài phố thì đổi ra bạc Sài Gòn. Số còn lại là đôla đỏ dùng để mua hàng PX. Ai không tiêu hết, muốn gửi về Mỹ, thì ngân hàng ở Mỹ sẽ chuyển ra đôla xanh tại Mỹ. Ngược lại, ai được gia đình gửi tiền từ Mỹ sang cho, thì số đôla xanh đó sẽ nộp tại ngân hàng Mỹ, và lính Mỹ ở Việt Nam lĩnh bằng đôla đỏ. Quy chế này giúp cho Chính phủ Mỹ vừa không để lọt đôla xanh ra ngoài nước và vào tay người ngoại quốc, lại vẫn đảm bảo cho lính viễn chinh được tiêu xài số tiền đã có, lại vừa ngăn chặn không cho người Việt Nam trực tiếp mua hàng PX được. Chính những quy chế này đã làm cho lính Mỹ càng có thêm ưu thế.

Vậy hàng PX vẫn tràn ra và đi vào mọi ngóc ngách của xã hội. Ở đâu người ta cũng nói đến hàng PX. Ở đâu cũng thấy bàn hàng PX. Ở đâu cũng thấy dùng hàng PX. Trong thực tế hàng PX đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng nhất của thế giới hàng hóa ở miền Nam. Không những nó cung cấp thêm hàng hóa cho thị trường, mà còn làm cho giá hàng nói chung hạ thấp xuống.

Tại sao như vậy?

Ngoài số hàng mua để dùng, quân đội Mỹ còn mua để đem bán ra lấy lãi. Vì giá mua rất rẻ, cho nên bán lại cũng rẻ, mà vẫn lãi nhiều. Chẳng hạn, 1 chiếc Honda, giá thị trường năm 1967 là 27 ngàn đồng. Giá trong PX chỉ có 75 đôla, tính ra chỉ có 9 ngàn đồng, đã lãi gần gấp đôi, mà người mua vẫn thấy rẻ dược phần nửa. Một chiếc tivi 9 inches giá trên thị trường là 15 ngàn, giá trong PX là 60 đôla, tính ra chỉ hơn 7 ngàn đồng, xách ra khỏi cửa đã có người mua ngay với giá 10 ngàn, lãi 3 ngàn, mà người mua vẫn thấy rẻ được 5 ngàn. Một chiếc máy ảnh Canon loại tốt chỉ có 25 đôla, tức là 3 ngàn đồng, ra ngoài chợ trời bán rẻ nhất cũng được 5 ngàn, trong khi đó giá bán tại các cửa hiệu phải tới 60 ngàn đồng.

Như vậy, PX không chỉ là cái căng tin mà trong chừng mực rất lớn, đã trở thành nơi để lính Mỹ "cất" hàng đem bán ra thị trường. Hơn nửa triệu quân nhân cũng là hơn nửa tỉệu thương nhân. PX trở thành nguồn làm giàu. Buôn hàng PX là một nghề nghiệp.

Việc buôn bán này đã dần dần được tổ chức có quy mô to, có tổ chức kinh doanh thực sự. Có những đơn vị quân đội tổ chức buôn tập thể, cho hẳn vài chiếc xẻ tải đến mua hàng, chất lên rồi trở đi, chia nhau bán. Nhiều đơn vị lính viễn chinh thường cử "trinh sát" dùng xe "Jeep" trực sẵn ở cửa hàng, có gắn máy bộ đàm quân sự, nếu thấy có món hàng mới thì điện ngay về đơn vị cho lực lượng đến mua vét. Đã có nhiều lần xảy ra bắn nhau ở các cửa hàng PX là vì tranh giành giữa các đơn vị.

Quân đội Mỹ còn có một cách kiếm lời khác nữa: mùa hàng PX gửi về Mỹ. Mỹ là nước có chính sách bảo vệ hàng nội địa và có những chế độ khắt khe trong việc đưa hàng hóa từ ngoài vào. Nhưng riêng lính Mỹ được hưởng một đặc quyền: mỗi binh sĩ Mỹ đóng tại Việt Nam mỗi năm được gửi 300 kg quà về nước. Đây chỉ là sự hạn chế về tải trọng, chứ không phải là hạn chế về giá trị hàng hóa. Đặc quyền đó mở cho lính Mỹ và gia đình một nguồn lợi lớn. Nếu 300 kg mà lại là đồng hồ, máy ảnh, máy ghi âm, len dạ... thì cũng là cả một chuyến hàng rất lớn. Nhiều lĩnh Mỹ còn được gia đình gửi thêm tiền sang để mua "quà" gửi về. Trong chính sách này, Chính phủ Mỹ gửi gắm nhiều ý đồ:

-Bằng nguồn lợi này, tăng thêm sức hút thanh niên Mỹ đi lính sang Việt Nam, làm dịu bớt phong trào phản chiến và chống quân dịch

-Làm cho cả gia đình líng Mỹ cũng được an ủi phần nào trong việc chồng con phải sang Việt Nam

-Số quà quí giá gửi về cho các gia đình binh lính còn tạo ra trong dư luận xã hội Mỹ cái cảm giác rằng đi lính sang Việt Nam cũng không đến nỗi là hoàn toàn bất hạnh.

Tất nhiên, Chính phủ Mỹ có bị thiệt thòi, vì phải bù lỗ, vì có một số hàng ngoại lọt vào nội địa, song lại góp phần hạn chế bớt sức bùng nổ của phong trào phản chiến, là cái cớ có thể gây những thiệt hại to lớn hơn.

Ngoài số hàng mua để dùng, để buôn bán, quân đội Mỹ và chư hầu còn mua rất nhiều thứ để làm quà tặng cho các chiêu đãi viên, gái nhẩy, nhân viên phục vụ... Những người này lại đem bán những "cadeau" đó ra thị trường. Với hơn nửa triệu lính, thì tổng số "cadeau" này cũng là một lượng hàng hóa đáng kể. Ở Đà Nẵng, cứ vào những ngày mà sân bay có nhiều máy bay cất cánh, nhả khói mù trời, thì người ta biết là có nhiều phi công Mỹ đi oanh tạc miền Bắc. Dường như đã thành quy luật, cứ đến buổi chiều những hôm đó, cửa hàng PX tung ra bán hàng loạt mặt hàng mới, lính vào mua ào ào. Cũng theo quy luật, những người buôn hàng PX đã chờ sẵn ở các trại lính Mỹ và các khách sạn. Thị trường lại có thêm những đồng hồ, những máy ảnh, những máy cassette xinh xinh...

Với cái ưu thế là được mua hàng PX, lính Mỹ và chư hầu co một thuận lợi để làm quen và thâm nhập vào các gia đình người Việt Nam. Người ta có thể căm ghét Mỹ, không muốn dính líu gì với Mỹ. Nhưng khi có thể lợi dụng được MỸ, thì cái phản ứng kia có thể dịu đi. Trong thực tế, có không ít người làm quen và đi lại với lính Mỹ chỉ để nhờ mua hàng PX. Mua về để dùng cũng có. Mua về để bán lại cũng có. Ở các đô thị, lính Mỹ thường có thể lân la vào mọi gia đình, nhất là những gia đình có con gái đẹp và khá giả. Nhiều người cho Mỹ thuê phòng, vừa lấy tiền thuê cao, vừa nhờ mua được hàng rẻ. Các gia đình có con lấy Mỹ thì sự nhờ vả hầu như không còn hạn chế nào nữa. Những người vợ lính này thường trở thành những người buôn PX thực sự và cung cấp cho thị trường một số hàng hóa rất lớn (Số phụ nữ lấy Mỹ ở Sài Gòn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo thống kê sổ hôn thú chính thức, chắc kém xa số cuộc hôn nhân bán chính thức, mỗi năm Sài Gòn có khoảng dưới 3 ngàn cuộc hôn thú: trong đó, có tới trên 4 trăm là hôn thú Việt-Mỹ. Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, tr 382).

Bằng những con đường kể trên, PX làm cho thị trường miền Nam đã náo nhiệt lại càng thêm náo nhiệt. Trước các cửa hàng PX, đã hình thành những chợ trời đặc biệt: chợ mua bán hàng PX. Các con buôn tụ tập trước cửa hàng. Lính Mỹ bước ra đều tay xách, nách mang. Người ta xúm lại, mua tranh, bán cướp, mua đi, bán lại. Hàng từ chợ trời này lại được bán về các chợ trời khác và lọt vào mọi ngóc ngách của xã hội.

Cùng với chợ trời hàng PX, còn có chợ tiền. Lính Mỹ bán hàng PX lấy bạc Sài Gòn, lại đổi số bạc đó lấy đola. Những người muốn nhờ Mỹ mua hàng cũng cần có đôla để gửi mua. Những người buôn bán đôla hòa nhập với những người buôn bán hàng làm cho chợ trời thêm hoàn chỉnh.

Cửa hàng PX và hàng PX đã đem lại kết quả thế nào?

Đối với binh lính Mỹ, và cả gia đình họ, thì hàng PX là một món lợi đáng kể, bổ sung thêm vào tiền lương và phụ cấp. Lương lính Mỹ vốn đã cao hơn lương lính ngụy. Lương tháng một binh nhất là 90 đôla. Từ tháng 10-1967 họ được tăng lên 95 đôla, tức là xấp xỉ bằng thu nhập bình quân đầu người của nhân dân miền Nam trong 1 năm. Tuy nhiên, số hơn 90 đôla không đủ. Các cửa hàng PX không những giúp họ mua rất rẻ để dùng, mà còn nhân lên gấp bội số lương tháng. Chính phủ Mỹ muốn bằng cách đó làm cho binh lính cảm thấy cuộc sống viễn chinh đỡ đáng chán và đáng ghét.

Đối với xã hội Việt Nam, các cửa hàng PX là một nguồn cung cấp hàng hóa rẻ, tốt và nhiều. Ở miền Nam người ta thấy giá hàng ngoai hóa rất rẻ. Không phải chỉ những hàng cũ, mà cả những hàng còn mới nguyên, người ta vẫn bán rẻ, có khi rẻ hơn cả giá bán ở nước sản xuất ra thứ hàng đó.

Có mấy nguyên nhân chính sau đây:

-Hàng PX

-Hàng ăn cắp của Mỹ

Đó là những hàng mà người bán không phải mua theo giá nhập. Khi số hàng này chiếm một tỷ lệ nào đấy, thì nó làm cho giá thị trường cũng hạ theo.

Những hàng mà các hãng buôn nhập cảng về bán thì nói chung là đắt hơn giá trên thị trường quốc tế. Nhưng cũng có nhiều thứ hàng nhập cảng bán tại các cửa hiệu vẫn rẻ hơn giá thị trường quốc tế. Hiện tượng đó có những nguyên nhân sau đây:

-Một số nước sản xuất có chế độ khuyến khích xuất khẩu, do đó có những biện pháp đảm bảo giá xuất rẻ hơn giá nội địa. Chẳng hạn Chính phủ Nhật có chính sách không những miễn thuế, mà còn cấp phát tài chính đối với một số hàng xuất khẩu. Ở Mỹ, đạo luật 1971 cho phép miễn thuếu lợi nhuận 50% cho các Công ty xuất khẩu. Những công ty nào mà 95% vốn dùng để sản xuất cho xuất khẩu hoặc có 95% thu nhập là nhờ xuất khẩu, thì được coi là Công ty quốc tế (International Corporation) và được hưởng quy chế đó. Đến 1972, Mỹ có tới hơn 2 ngàn công ty thuộc loại này. Như vậy, giá bán của các công ty này thường thấp hơn giá nội địa, mà các công ty vẫn có lãi.

-Một số hàng nhập khẩu thương mại hóa được miễn thuế hoặc chỉ chịu thuế nhẹ. Trong mục viện trợ thương mại hóa, đã thấy các nhà nhập cảng được hưởng hối suất thấp hơn nhiều so với hối suất tự do. Nói chung là Nhà nước đánh thuế cao để lấy lại số dư đó. Nhưng cũng có một số mặt hàng, vì lý do nào đó, chính quyền đánh thuế thấp. Trong trường hợp đó thì tổng giá vốn của nhà nhập cảng (giá nhập cảng +thuế) vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường quốc tế. Cũng có nhiều trường hợp, phái bộ viện trợ Mỹ đòi đánh thuế nhập thấp, nhưng buộc nhà nhập cảng phải bán giá rẻ. Do đó, nhà nhập cảng có muốn bán giá cao cũng không được phép.

-Một số hàng nhập cảng mà khi bán ra thì đồng bạc đã sụt giá rất nhiều so với lúc nhập (ta biết, đồng bạc Sài Gòn sụt giá rất nhanh, không phải từng năm mà từng tháng). Trong trường hợp đó, giá bán có thể không tăng nhanh bằng mức tăng chỉ số giá cả nói chung. Giá bán này, nếu tính theo hối suất mới của đồng bạc đã sụt giá, thì thấp hơn giá thị trường quốc tế. Nhưng nếu tính theo hối suất cũ của tháng nhập hàng, thì vẫn cao hơn, và nhà nhập cảng vẫn có lãi. Bản thân nhà nhập cảng cũng muốn bán nhanh để thu hồi vốn. Hơn nữa, theo quy định của phái bộ viện trợ Mỹ, hàng hóa nhập về buộc phải tiêu thục trong 90 ngày. Quá hạ sẽ bị phạt. Do đó có lãi một chút là phải bán ngay. Nếu không sẽ bị phạt và không được cấp giấy phép nhập cảng nữa.

Thay kết luận

Giai đoạn 21 năm mà ta vừa nghiên cứu ở trên có thể coi là giai đoạn "cổ điển" của viện trợ Mỹ. Nó gắn liền, là sản phẩm, cũng vừa là sự trả giá cho chính sách chiến tranh lạnh và cả chiến tranh nóng.

Trường hợp Việt Nam không nằm ở ngoại lệ, mà cũng nằm trong khung cảnh quốc tế của viện trợ Mỹ thời kỳ đó (vả chăng chiến tranh nóng để xâm lược Việt Nam cũng là một sản phẩm đặc thù của thế trận chiến tranh lạnh trên trường quốc tế).

Chính khung cảnh đó đã quy định cả mục đích, cả tính chất, cả phương thức lẫn kết quả của viện trợ. Nhưng, như đã nói ngay trong những trang đầu, mục đích chính của sự nghiên cứu này không phải chỉ là lên án viện trợ Mỹ. Vả chăng những chính khách, các nhà bình luận Mỹ cùng những "người trong cuộc" cũng đã tự đánh giá rồi. Nếu cần phải có những kết luận về mặt này, thì trích dẫn có thể thay cho kết luận:

M.Donald, Giám đốc phái bộ viện trợ Mỹ ở Việt Nam: "Vấn đề ở Nam Việt Nam không phải là vấn đề hoàn toàn có tính chất quân sự. Tình hình đòi hỏi một quy mô hoạt động toàn diện cả về kinh tế, chính trị, tâm lý cũng như quân sự. Đây là cuộc đấu tranh chưa từng có và theo tôi, tính chất và phạm vi cố gắng nhiều nhất của chúng ta để đối phó với cuộc đấu tranh đó cũng chưa từng có. Vấn đề Việt Nam đòi hỏi một số viện trợ lớn không hề có tính chất quân sự, để duy trì hệ thống hậu cần gồm đường sá, bến tàu và hải cảng mà chiến tranh cần phải có, để giúp cho một nền kinh tế nhỏ yếu gánh vác một ngân sách quốc phòng lớn (Báo cáo đọc trước Ủy ban Đối ngoai Thượng viện Mỹ về tình hình kinh tế và viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam, USIS Washington 17-3-1970).

E.Kennedy, thượng nghị sỹ Mỹ: "Tiền bạc đáng lý có thể dùng để tưới nước cho một châu thổ hoặc xây cất một bệnh viện, thì lại được chi tiêu đẻ buộc người ta phải chấp nhận một viên tướng hoặc một chế độ thối nát mất lòng dân. Viện trợ kinh tế của chúng ta không hướng vào những nơi có nhu cầu và khả năng phát triển nhất, mà lại hướng vào những nơi có mối đe dọa cộng sản mạnh nhất. Ngân sách viện trợ của chúng ta cho Việt Nam lớn hơn là tất cả châu Mỹ Latinh gộp lại. Ở châu Phi, viện trợ của chúng ta đã ngừng một phần, vì mối đe dọa cộng sản ở đó có vẻ không nghiêm trọng nữa (Edward M.Kennedy. Demain L'Amérque. Decisión pour une decennie. Ed Albin Michel. Paris 1968).

N.Rockefeler: "Nếu không có kinh tế, thì các khối quân sự chỉ là xây cất trên cát. Nhưng nếu có các biện pháp kinh tế, thì đó lại là cát được trộn với xi măng" (Thư gửi riêng Tổng thống Mỹ Eisenhower).

R.Nixon: "Chi cho các mục tiêu hòa bình tuy lớn, nhưng nếu thay nó bằng các biện pháp quân sự thì còn tốn nhiều hơn (Phát biểu tại quốc hội Mỹ về vấn đề viện trợ Mỹ cho Việt Nam. UPI. Washington 2-3-1973).

E.Kennedy: "Nói chung, viện trợ cho nước ngoài được coi là đúng đắn với lập luận rằng nhờ dùng tiền bạc, chúng ta có thể chặn đứng một sự bành trướng cộng sản có thể xảy ra và chúng ta có thể tránh bớt việc dùng đến quân đội để ngăn chặn sự bàn trướng đó" (E.Kennedy. Đã dẫn, tr.4).

William Buckey, ký giả tờ Internationa Herald Tribune: "Những người nào tán thành viện trợ cho Việt Nam phải nắm vững những quan điểm là chúng ta đang đầu tư thông qua viện trợ vào một sự ổn định mà nếu không có sự đầu tư đó thì rất khó đạt được. Đây là điều mà Mỹ cần phải thành thật một chút mà nói thẳng ra" (Số ra ngày 10 và 11-3-1975).

Cố Tổng thống Ai Cập Nasser: "Về thực chất, đây không phải là viện trợ và cũng chẳng phải là lòng tự thiện mà chỉ là sự kinh doanh thôi" (Châu Á và châu Phi ngày nay. Số tháng 10-1974).

Tuy nhiên, nếu nhìn lại suốt 21 năm dính líu với Việt Nam, ta thấy những mục đích cơ bản của viện trợ Mỹ đã không đạt được. Nhưng khi không đạt được kết quả, khi thua thiệt, thì bộ máy thiết kế của viện trợ Mỹ đã nhanh chóng tự sửa chưa, tự thay đổi về phương pháp, về cơ chế... Về phương diện này, những nhà làm luật của Mỹ tỏ ra có tài và nhạy bén.

Trong hơn một thập kể trở lại đây, quả là viện trợ Mỹ cũng đã có nhiều thay đổi-thay đổi về định hướng, thay đổi về quy chế, thay đổi về cơ cấu, thay đổi về các điều kiện viện trợ. Cuộc chiến tranh Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan tọng dẫn đến những thay đổi đó.

Từ sau Việt Nam, nước Mỹ rất ngại dính líu trực tiếp vào các xung đột chính trị ở các khu vực trên thế giới. Vì:

-Chiến tranh Việt Nam để lại cho Mỹ những vết thương nặng nề và những sự nhức nhối lâu dài, mà nền kinh tế Mỹ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của những vết thương đó. Quyền uy kinh tế của Mỹ yếu đi-xét theo sức thao túng của nó trên trường quốc tế. Lạm phát, thâm thủng ngân sách, thâm thủng ngoại thương... là những di chứng của các vết thương không còn có thể "vung tay quá trán". Viện trợ Mỹ được tính toán sít sao hơn, và ít phiêu lưu hơn.

-Viện trợ Mỹ chuyển sang những con đường an toàn hơn: Cho vay có mục đích và có điều kiện. Đầu tư song phương, đa phương và gián tiếp. Thu hồi vốn và lãi thông qua cách kéo giá cả. Thay những áp lực quân sự bằng nhiều loại áp lực kinh tế. Thay áp lực trực tiếp bằng áp lực gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế (trong đó phải kể đến sự tác động của Mỹ qua Quỹ tiền tệ quốc tế, qua Ngân hàng thế giới, qua chế độ cấm vận và bao vây kinh tế, qua quy chế tối huệ quốc. Đối với Việt Nam, thái độ này của Mỹ cũng thể hiện rất rõ: từ chỗ dùng viện trợ tối đa và ào ạt, để khuất phục đất nước này, tới chỗ bao vây mọi loại viện trợ, cũng để khuất phục và trả thù đất nước này.

Từ kế hoạch Marshall đến kế hoạch Brady (công bố tháng 3-1989), đã có hơn 40 năm trôi qua. Xem qua quy chế, các lời tuyên bố, các điều khoản và phương hướng mà hai vị Bộ trưởng này đưa ra, thấy đã có khá nhiều điều khác nhau. Làm sao không khác nhau được, vì nước Mỹ hôm nay và nước Mỹ trước đây 40 năm cũng đã khác nhau. Sự phát triển của thế giới, những cuộc đụng độ với phong trào cách mạng thế giới, trong đó Việt Nam là cuộc đụng độ lớn nhất và ảnh hưởng mạnh nhất, đã đưa tới sự thay đổi đó.

Người ta thấy dường như kế hoạch Brady khiêm tốn hơn, nhún nhường hơn, có chiếu cố đến các quốc gia nợ nần và nghèo khổ hơn...

Nhưng cái gì đưa đến cảnh nợ nần và nghèo khổ đó? Và tại sao những nước được viện trợ lại càng mắc nợ nhiều hơn? Tại sao các nước đi "giúp đỡ" lại càng có nhiều của cải để "giúp đỡ" hơn, và thông qua "giúp đỡ" lại càng kiếm được nhiều của cải hơn nữa?

Tưởng cũng không cần làm nhiều chứng lý, chỉ cần đi vào những con số. Báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng thế giới về diễn biến số công nợ của các nước trên thế giới như sau (triệu USD) (Rapport sur le développement dân le monde. Banque Mondiale WashingtonD.C. p 230-231):

Những nước đi vay thì như vậy. Còn các nước cho vay thì càng cho vay, càng viện trợ nhiều lại càng giàu hơn lên. Ở đây chỉ nói riêng trường hợp nước Mỹ. Cũng theo báo cáo kể trên của Ngân hàng thế giới, từ năm 1965 đến năm 1988, số tiền viện trợ của Chính phủ Mỹ đã tăng lên gấp 3 lần, nhưng tỷ lệ của nó trong tổng sản phẩm quốc dân lại giảm đi hơn 50%.

Đến hôm nay, chuyện cũ đã lùi xa hơn một thập kỷ. Lịch sử đã sang trang. Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng đã và đang đổi khác. Trước đây, chúng ta phải chống trả quyết liệt. Đó là điều chúng ta không muốn nhưng đã buộc phải làm.

Ngày nay, điều ta muốn đã bắt đầu có thể làm được-hòa bình xây dựng, bình thường hóa quan hệ với các quốc gia, trong đó có Mỹ.

Đối với viện trợ Mỹ, thì đây không chỉ đơn giản là sự bình thường hóa, mà còn là trách nhiệm đối với những hậu quả mà Mỹ đã để lại cho Việt Nam. Sự viện trợ đó, tất nhiên phải khác trước ở một điều kiện cơ bản: không phải để thực hiện chiến tranh và bình định, mà chính là để khôi phục và hàn gắn những vết thương lâu dài của chiến tranh.

"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Trước đây, khi tiến hành chiến tranh, ta đã học và có được 2 cái "biết" đó. Và ta đã thắng.

Ngày nay, cả 2 cái biết đó vẫn đều rất cần. Chính những cái thất bại của Mỹ trước đây cũng đã cho Mỹ một bài học. Không biết người và không chịu biết người.

Hiểu Mỹ, hiểu viện trợ Mỹ sẽ giúp chúng ta giáp mặt với nó chủ động hơn, vững vàng hơn...

Tháng 12-1990



#6 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 08:20

Này Luciferlady ,
Quá khứ hãy để cho tuổi già hoài niệm, cớ sao mình còn trẻ mà cứ nhắc đến quá khứ hoài ? Bộ không sợ bị chê là già hay sao ?
Hãy cứ vui sống với tuổi trẻ đang có.

Thanked by 1 Member:

#7 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 09:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 28/06/2016 - 08:20, said:

Hãy cứ vui sống với tuổi trẻ đang có.


Con là con ạ tvls rồi. Ở nhà hay mở nhạc này, nên con nghe như một thói quen. Tất nhiên là hôm nay mới để ý tên bài hát.
K dùng việc xưa nói việc nay. Đó là do mọi người nghĩ thôi. Đã cố gắng kéo bác Hoa Cái ra khỏi những việc xưa. Để tránh việc bác HC bị hở sườn mời gọi người khác mổ. Nhưng thất bại rồi.
Nhưng mà không sao, bác Hoa Cái đọc bài này ha. Đời thiếu gì thú vui, như vụ Anh vote Leave, xong giờ stock down nên muốn dập bài chia lại. Con nghĩ là bài thơ này bác đọc rồi, nhưng đọc trong tiếng việt mới méc cười. Bác Veday đọc luôn cho zui

Chết cười tờ báo Bild của nước Đức chạy trang nhất xin Anh đừng li dị nhưng Anh vẫn ra đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hỡi Anh, nếu anh ở lại với EU
Em sẽ chấp nhận những bàn thắng kiểu Anh (1)
Em thề không trêu hoàng tử Charles tai to như tai thỏ
Em sẽ không bôi kem chống nắng nữa để tàn nhang giống Anh
Thủ môn Đức sẽ bỏ trống khung thành khi đá luân lưu 11m
Em sẽ uống trà chiều kiểu Anh (2) và uống bia cả xô trên bãi biển ở Majorca
Em sẽ thủ vai phản diện trong các bộ phim Bond (3)
Chúng ta sẽ chung múi giờ và em sẽ chỉnh đồng hồ chậm đi một tiếng
Ủy ban Châu Âu sẽ thông qua luật rót bia cấm có bọt
Sẽ dành cho anh những chỗ tắm nắng quanh bể bơi với khăn tắm trắng
Em sẽ bắt huấn luyện viên Jogi Löw đi làm lính canh vương miện
Em sẽ đến dự sinh nhật lần thứ 100 của Nữ Hoàng

Xin anh đừng bỏ em!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chú thích để hiểu hơn văn hóa giữa Anh (đảo quốc) và Châu Âu (lục địa) vì văn hóa khác nhau, nếu hiểu sẽ thấy rất mỉa mai, xách mé & buồn cười.

(1) Bàn thắng kiểu Anh. Bóng chưa vào nhưng trọng tài công nhận trong trận Chung kết World cup 1966 tại sân Wembley ở London
(2) Trà chiều (High tea, hay Afternoon Tea là một kiểu giao lưu của quý tộc Anh
(3) Bond là nhân vật viễn tưởng, , vai chính diện trong phim Điệp Viên 007, một điệp viên Anh hoàn hảo, cao to, đẹp trai, phong lưu, lãng tử, một gentle của các quý cô nhưng là một anh hùng với kẻ ác.


"Dear Britain, if you stay in the EU...
We will acknowledge the Wembley goal.
We won't make any more jokes about Prince Charles' ears.
We won't wear sun cream on the beach in solidarity with your sunburn.
We will go without our goalkeeper at the next penalty shootout to make it more exciting.
We will introduce tea time, with buckets on the beaches of Majorca.
We will willingly provide the villain in every Bond film.
We'll start "ticking" like you and put our clocks back by an hour.
We'll put through an EU directive which forbids foam on our beer.
We'll reserve sun loungers around the pool for you with our towels.
Jogi Löw will guard your crown jewels.
We will come to your Queen's 100th birthday."

(1) Wembley Tor ở đây là ám chỉ bàn thắng nhiều tranh cãi trong trận Chung kết WM 1966 giữa Đức và Anh (bóng dội xà bật xuống ngoài vạch vôi, lúc đầu trọng tài chính không công nhận bàn thắng, sau khi hội ý với trọng tài biên người Nga thì lại quyết định công nhận bàn thắng... mang lại danh hiệu WM duy nhất cho nước Anh) đến giờ nhiều Fans cuồng Đức vẫn "không" công nhận bàn thắng này Cụ ơi! ;o)

Viet Tran

#8 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 09:48

The British are frantically Googling what the E.U. is, hours after voting to leave it

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#9 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18605 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 09:57

Cô LuciferLady hoài cổ nhỉ ! Lão HC làm gì có sườn để hở ?

Mấy loại cắc kè đó lão HC dẵm 1 cái là bẹp dí ! Có 1 tên hỏi vớ vẫn thật buồn cười, nó hung cái miệng chứ nhát như con chó hay sủa dọa mình thôi !

Lão trường tồn từ lúc TVLS thành lập, có lý nào sợ ....?

Sửa bởi Hoa Cái: 28/06/2016 - 10:01


#10 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 10:13

Con biết bác Hoa Cái béo rồi. haha.Nhất định k có sườn để hở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)).
Sức mấy mà sò.
Đang chán đời nên chỉ nghe tiếng việt bác ơi. Tâm trạng đâu mà nghe tiếng khác. À nói tiếng khác con mới nhớ, chắc chắn là bác biết bài này, trong tiếng việt. Mà mấy anh Ý của con đập chai hơn:))

p/s: mấy anh này hát mỗi bài này hay, hát tiếng anh nghe thấy sợ

Thanked by 1 Member:

#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 10:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 28/06/2016 - 08:20, said:

Này Luciferlady ,
Quá khứ hãy để cho tuổi già hoài niệm, cớ sao mình còn trẻ mà cứ nhắc đến quá khứ hoài ? Bộ không sợ bị chê là già hay sao ?
Hãy cứ vui sống với tuổi trẻ đang có.

Con người được lập trình bằng ký ức , đặc biệt là người VN bị ký ức quá sâu đậm nên trong suy tư luôn bị ký ức chi phối .
Cá chép muốn hoá rồng phải vượt qua ải ký ức .

Còn gì cho tuổi sồn sồn không lão V

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 28/06/2016 - 10:33


#12 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 10:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 28/06/2016 - 10:25, said:

Con người được lập trình bằng ký ức , đặc biệt là người VN bị ký ức quá sâu đậm nên trong suy tư luôn bị ký ức chi phối .
Cá chép muốn hoá rồng phải vượt qua ải ký ức .

Còn gì cho tuổi sồn sồn không lão V


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) mới tra tự điển từ tuổi sồn sồn nha bác.
Tính từ
(Khẩu ngữ) (nói năng, hoạt động) ồn ào, vội vã, có vẻ nóng nảy

Tính từ
(Phương ngữ) đã nhiều tuổi, nhưng chưa phải già

#13 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 10:56

3 xu có mua được cây cà lem ở Mĩ k cà? Để con chuyển khoản cho bác thêm 7 xu nữa là đủ mua cây cà lem, đi bộ lòng vòng trong công viên. Hưởng thụ không khí trong lành ở đất mẽo, quay về hướng VN cười mím chi cọp ha bác Hoa Cái. Bác Vô Danh Thiên Địa ghi 1 câu rất đắt Cá chép muốn hoá rồng phải vượt qua ải ký ức.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#14 Tonggiang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 81 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 11:09


Bây giờ TVLS còn mọc ra những con phò nát sẵn sàng bán Thân cho Mỹ ( loại 7) bán hồn cho đồng Đô- La .

Khốn nỗi , số phận chẳng bao giờ cho chúng toại nguyện cả .

Lương Đồng Tỵ Hợi , nam đa lãng đãng , nữ đa dâm . Càng dâm càng thèm tiền , càng mê tiền càng làm bậy !



#15 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 11:28

hahaha. Câu cửa miệng ở miền ngoài là đỉ điếm phò phạch? Có tuổi rồi, đừng chơi dơ như vậy. Lá số bản thân chắc đã đẹp? Mang lá số ra so chơi. Nhân tiện mình nhắn gửi 1 đoạn của người bắc dạy người bắc về việc vỡ lòng đánh cá nhân.
Trích:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Có những nguyên tắc khi chơi mạng, các cô cần nắm để tránh biến mình thành những đứa netter hạ đẳng các cô ạ.
Bài vỡ lòng tôi đã giảng phía trên: Tránh tuyệt đối các chiêu đánh dưới thắt lưng đối thủ như bỉ bai đời tư, ngoại hình, nghề nghiệp đối thủ.
Các cô đang tranh luận với 1 cái nick ảo, và chỉ thế mà thôi. Cái các cô cần chém là quan điểm của nó, đ*o phải cá nhân thằng đang ngồi sau bàn phím.
Khi các cô dám chường mặt ra chốn thị phi, thì hãy chịu trách nhiệm trước những phát ngôn của mình. Có gan chửi người, thì phải có gan nghe chửi.
Nếu không đủ bản lĩnh đó, cút mẹ ở nhà với u cho an toàn.
HV

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |