Jump to content

Advertisements




NẠP ÂM LỤC GIÁP LÍ GIẢI

Nạp âm Lục giáp Thiên Can Địa Chi

17 replies to this topic

#1 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 06/04/2016 - 16:19

Nạp âm trong vòng Lục giáp có ba mươi nạp âm với năm hành (Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc) xoay chuyển. Con người sinh trong năm Thiên Can Địa Chi nào sẽ có nạp âm tương ứng, nạp âm này là tham chiếu nền tảng trong cả hai bộ môn Tử Bình và Tử Vi. Chúng ta sẽ cùng lí giải lại cho rõ ràng ý nghĩa của nạp âm qua sự soi sáng của Hà Đồ cùng Tiên Thiên bát quái và Hậu Thiên bát quái.

Phép DỊCH chuyển từ Tiên Thiên bát quái đến Hậu Thiên bát quái hai quái Càn Khôn dịch chuyển năm bước sinh mười Thiên can tương ứng với mười ngũ hành âm dương. Càn sinh Giáp Bính Mậu Canh Nhâm, Khôn sinh Ất Đinh Kỷ Tân Quý. Mười Thiên can này chính là Thập Thần trong Tử Bình dẫn dắt vận mệnh của con người trong Trời Đất.

Qua Hà Đồ chúng ta được biết là sau đó mười thiên can lại hóa hợp sinh ngũ hành thứ cấp:

Giáp Kỷ sinh hành Thổ. Ất Canh sinh hành Kim. Bính Tân sinh hành Thủy. Đinh Nhâm sinh hành Mộc. Mậu Quý sinh Hỏa.

Ta bóc tách Hà Đồ theo chiều sinh từ cặp Mậu Quý sẽ được sơ đồ vận hành tại cặp địa chi sinh Tý Sửu sau:

Giáp Ất KIM - Bính Đinh THỦY - Mậu Kỷ HỎA - Canh Tân THỔ - Nhâm Quý MỘC.

Đây cũng chính là vận hành của NẠP ÂM LỤC GIÁP:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 06/04/2016 - 19:07

Tiêu đề topnic có hai chữ, chữ và chữ GIẢI

Xét cột Giáp Ất từ trên xuống, chữ ở giữa ta thấy:

- Trung
- Khê
- Đăng

- Trung
- Trung
- Đầu

Hoạc xét cột Bính Đinh

- Hạ (Giản hạ thủy)
- Trung (Lô trung hỏa)
- Trung (Sa trung thổ)
- (Thiên thủy)
- Hạ (Sơn hạ hỏa)
- Thượng (Ốc thượng thổ)

Lấy mà nói, cái lý của Hạ - Trung - Trung được hiểu như thế nào nhỉ ?

Định lệ của LÝ - Hạ - Thượng được GIẢI như thế nào khi ứng dụng ?

Khó hiểu quá !

Thanked by 2 Members:

#3 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 06/04/2016 - 20:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocHoaVT, on 06/04/2016 - 19:07, said:

Tiêu đề topnic có hai chữ, chữ và chữ GIẢI

Xét cột Giáp Ất từ trên xuống, chữ ở giữa ta thấy:

- Trung
- Khê
- Đăng

- Trung
- Trung
- Đầu

Hoạc xét cột Bính Đinh

- Hạ (Giản hạ thủy)
- Trung (Lô trung hỏa)
- Trung (Sa trung thổ)
- (Thiên thủy)
- Hạ (Sơn hạ hỏa)
- Thượng (Ốc thượng thổ)

Lấy mà nói, cái lý của Hạ - Trung - Trung được hiểu như thế nào nhỉ ?

Định lệ của LÝ - Hạ - Thượng được GIẢI như thế nào khi ứng dụng ?

Khó hiểu quá !

Bác sẽ viết tiếp.

Trân trọng,
Lê Bình

Thanked by 3 Members:

#4 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 08/04/2016 - 10:22

Từ Tiên Thiên bát quái DỊCH chuyển sang Hậu Thiên bát quái CÀN KHÔN dịch chuyển năm bước sinh thập thần thì LY HỎA dịch chuyển sáu bước sinh vòng TRÀNG SINH. LY sinh sáu địa chi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị bắt đầu từ Tý Thủy đến Tị Hỏa là các bước dương sinh Tràng Sinh - Mộc Dục - Quan Đới - Lâm Quan - Đế Vượng - Suy. KHẢM sinh sáu địa chi Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi bắt đầu từ Ngọ Hỏa đến Hợi Thủy là các bước âm dưỡng Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai - Dưỡng.

Các Địa chi (bước đi) chia thành từng cặp tương ứng như sau:

Cặp Tý Sửu, tượng đất ướt, đất bùn lầy, đất đáy biển, đất phù sa... cần hành SINH.
Cặp Dần Mão, tượng đất mềm, đất trồng trọt, đất rừng cây,... cần hành VƯỢNG.
Cặp Thìn Tị, tượng đất khô ráo, đất bụi, đất cát... cần hành SUY.
Cặp Ngọ Mùi, tượng đất sa mạc, đất chết, đất khô cằn... cần hành TỬ.
Cặp Thân Dậu, tượng đất cứng, đất chắc chắn, đất ở... cần hành TUYỆT.
Cặp Tuất Hợi, tượng đất ẩm, đất sau thu hoạch, đất bạc mầu, đất sau lũ lụt... cần hành DƯỠNG.

Qua tượng của cặp Dần Mão chúng ta hiểu ra vì sao trong phép định MỆNH CỤC trong Tử vi và xác định địa chi của trụ tháng (nguyệt lệnh) trong Tử bình là Tháng giêng (chữ tháng giêng thuộc bộ 禾 hòa: cây lúa) khởi từ Dần. Bởi vì, nguyệt lệnh là hiệu lệnh của Trời Đất cho vạn vật phát triển (VƯỢNG), mà thức ăn là gốc cho vạn vật trưởng thành, thực vật (ở đây là cây lúa) là gốc của dây truyền thức ăn. Cho nên, tháng khởi đầu của nguyệt lệnh tính từ tháng Dần, cũng là mùa xuân cho cây cối phát triển.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thập thần Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý sẽ hành dịch chuyển trong vòng TRÀNG SINH tuân theo quy tắc của vòng Nạp âm Lục giáp. Tại mỗi cặp địa chi trong trong vòng TRÀNG SINH một cặp thần âm dương sẽ có HÀNH tương ứng phù hợp tuân theo quy luật của Trời Đất, đó chính là NẠP ÂM. Cho nên con người sinh ra trong năm NẠP ÂM nào cần hiểu rõ ý nghĩa của NẠP ÂM để có HÀNH xử cho thuận với Tự nhiên (Đạo).

Năm (tuế) là gốc của Mệnh bởi vì năm bao hàm tháng (nguyệt lệnh), bao hàm ngày (nhật chủ), bao hàm giờ (tinh thần). Cho nên, việc tham chiếu của cả Tử vi và Tử Bình đến nạp âm tuổi phải là phép tham chiếu nền tảng gốc. Tử vi sau khi định cung MỆNH THÂN từ tháng và giờ, kết hợp CAN của Năm (tuế) mà định CỤC thế, nên phép tham chiếu giữa CỤC thế và NẠP ÂM tuổi phải là phép tham chiếu gốc. Tử bình xem xét Nhật chủ trong tương quan Thập thần mà định Dụng thần cần phải tham chiếu HÀNH của Dụng thần và HÀNH của NẠP ÂM là phép tham chiếu gốc.

Thanked by 1 Member:

#5 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 11/04/2016 - 16:26

Theo trù một của HỒNG PHẠM CỬU TRÙ:
"1. Ngũ hành: Tức là: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Thủy luôn có tính chảy xuống (nhuận hạ) có vị mặn (hàm). Hỏa luôn có tính bốc lên cao (viêm thượng) có vị đắng (khổ). Mộc luôn có tính uyển chuyển (khúc trực) có vị chua (toan). Kim luôn có khả năng thay đổi hình dạng khi luyện (tòng cách) có vị cay (tân). Thổ luôn có thể trồng lúa (稼嗇 giá sắc) để thu hoạch thức ăn có vị ngọt (cam). "

Khi thiên can đi vào (納 nạp: vào) địa chi cần có HÀNH (行 hành: làm ra, thi hành ra) tương xứng là thuận theo quy luật của Trời Đất, đó chính là ý nghĩa của hành NẠP ÂM LỤC GIÁP.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng NẠP ÂM. Vòng NẠP ÂM LỤC GIÁP là vòng xen kẽ của sáu vòng bắt đầu từ Giáp. Để cho dễ hiểu tôi không diễn giải theo thứ tự của vòng mà diễn giải theo bước đi của từng cặp Thiên can ngũ hành qua vòng TRÀNG SINH.

Đầu tiên là cặp Giáp Ất hành Mộc (thực vật nói chung và những vật mềm uyển chuyển).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáp Tý Ất Sửu đất SINH: HÀNH 海中金 Hải Trung Kim, là những kết cấu có khuôn dạng chắc chắn trong biển gần bờ. Đáy biển gần bờ có nước và đất luôn di chuyển, thực vật như các cây thủy sinh, san hô muốn sinh thì cần có một kết cấu chắc chắn ví như xác tầu đắm, thềm lục địa nhô lên vững chắc... Đó chính là hành Hải Trung Kim (Kim tòng cách trong nước biển) thì thực vật thủy sinh mới sinh được hay Giáp Ất Mộc SINH.

Người mệnh Hải Trung Kim đại hợp với người mệnh Giáp Tý Ất Sửu Hải Trung Kim, Giáp Tuất Ất Hợi San Đầu Hỏa và Giáp Dần Ất Mão Đại Khê Thủy.
Đại kỵ người mệnh Giáp Ngọ Ất Mùi Sa Trung Kim, Giáp Thìn Ất Tị Phúc Đăng Hỏa và Giáp Thân Ất Dậu Tuyền Trung Thủy.
Cần phối hợp với người mệnh Nhâm Tuất Quý Hợi Đại Hải Thủy và Canh Ngọ Tân Mùi Lộ Bàng Thổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáp Dần Ất Mão đất VƯỢNG: HÀNH 大溪水 Đại Khê Thủy, là khe nước lớn. Thủy sinh Mộc, cây cối gần khe nước lớn luôn sinh trưởng vượng hơn những nơi khác hay Giáp Ất Mộc VƯỢNG.

Người mệnh Đại Khê Thủy đại hợp người mệnh Giáp Dần Ất Mão Đại Khê Thủy, Giáp Tý Ất Sửu Hải Trung Kim và Giáp Thìn Ất Tị Phúc Đăng Hỏa.
Đại kỵ người mệnh Giáp Thân Ất Dậu Tuyền Trung Thủy, Giáp Ngọ Ất Mùi Sa Trung Kim và Giáp Tuất Ất Hợi San Đầu Hỏa.
Cần phối hợp với người mệnh Nhâm Tý Quý Sửu Tang Chá Mộc và Canh Thân Tân Dậu Thạch Lựu Mộc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáp Thìn Ất Tị đất SUY: HÀNH 扶燈火 Phúc Đăng Hỏa, là che cho đèn cháy. Mộc sinh Hỏa, ngày xưa đèn đốt bằng dầu gốc thực vật. Đèn càng cháy sinh Hỏa thì dầu càng cạn dần hay Giáp Ất Mộc SUY.

Người mệnh Phúc Đăng Hỏa đại hợp người mệnh Giáp Thìn Ất Tị Phúc Đăng Hỏa, Giáp Dần Ất Mão Đại Khê Thủy và Giáp Ngọ Ất Mùi Sa Trung Kim.
Đại kỵ người mệnh Giáp Tuất Ất Hợi San Đầu Hỏa, Giáp Thân Ất Dậu Tuyền Trung Thủy và Giáp Tý Ất Sửu Hải Trung Kim.
Cần phối hợp với người mệnh Nhâm Dần Quý Mão Kim Bạc Kim và Canh Tuất Tân Hợi Thoa Xuyến Kim.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáp Ngọ Ất Mùi đất TỬ: HÀNH 沙中金 Sa Trung Kim, là cát hóa cứng, rắn chắc và cây cối sẽ chết hay
Giáp Ất Mộc TỬ.

Người mệnh Sa Trung Kim đại hợp người mệnh Giáp Ngọ Ất Mùi Sa Trung Kim, Giáp Thìn Ất Tị Phúc Đăng Hỏa và Giáp Thân Ất Dậu Tuyền Trung Thủy.
Đại kỵ người mệnh Giáp Tý Ất Sửu Hải Trung Kim, Giáp Tuất Ất Hợi San Đầu Hỏa và Giáp Dần Ất Mão Đại Khê Thủy.
Cần phối hợp với người mệnh Nhâm Thìn Quý Tị Trường Lưu Thủy và Canh Tý Tân Sửu Bích Thượng Thổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáp Thân Ất Dậu đất TUYỆT: HÀNH 泉中水 Tuyền Trung Thủy, là nước dưới âm phủ, nước tuyệt, dầu mỏ. Thủy này tuyệt không thể sinh Mộc hay Giáp Ất Mộc TUYỆT.

Người mệnh Tuyền Trung Thủy đại hợp người mệnh Giáp Thân Ất Dậu Tuyền Trung Thủy, Giáp Ngọ Ất Mùi Sa Trung Kim và Giáp Tuất Ất Hợi San Đầu Hỏa.
Đại kỵ người mệnh Giáp Dần Ất Mão Đại Khê Thủy, Giáp Tý Ất Sửu Hải Trung Kim và Giáp Thìn Ất Tị Phúc Đăng Hỏa.
Cần phối hợp với người mệnh Nhâm Ngọ Quý Mùi Dương Liễu Mộc và Canh Dần Tân Mão Tùng Bách Mộc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáp Tuất Ất Hợi đất DƯỠNG: HÀNH 山頭火 San Đầu Hỏa, là lửa đầu né tằm, tằm là vật tạo kén cho dệt vải (chất Mộc, khúc trực). Tằm là loại côn trùng máu lạnh, tháng Tuất Hợi cuối Thu đầu Đông thời tiết lạnh cần hành Hỏa để dưỡng tằm (dưỡng vật sinh Mộc) hay Giáp Ất Mộc DƯỠNG.

Người mệnh San Đầu Hỏa đại hợp người mệnh Giáp Tuất Ất Hợi San Đầu Hỏa, Giáp Thân Ất Dậu Tuyền Trung Thủy và Giáp Tý Ất Sửu Hải Trung Kim.
Đại kỵ người mệnh Giáp Thìn Ất Tị Phúc Đăng Hỏa, Giáp Dần Ất Mão Đại Khê Thủy và Giáp Ngọ Ất Mùi Sa Trung Kim.
Cần phối hợp với người mệnh Nhâm Thân Quý Dậu Kiếm Phong Kim và Canh Thìn Tân Tị Bạch Lạp Kim.

Thanked by 2 Members:

#6 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 11/04/2016 - 23:13

Năm sẽ không thể bao hàm cả ngày giờ , năm chỉ quản tháng , ngày mới là thứ quản giờ . Năm là gốc của tháng , ngày là gốc của giờ , và việc của tử bình gia là phân tích mối tương tác của các chữ trong mệnh với nhau .
Lại nói mệnh tử vi và mệnh tử bình vốn không liên quan nhau nhiều lắm , tử vi là đẩu số thần sát còn tử bình là ngũ hành .
Việc dùng hành thập thần và hành của nạp âm là phep tham chiêu gôc , mong được phân tích thêm về mối liên hệ và tương tác ...?

Sửa bởi ThichNguNgay: 11/04/2016 - 23:36


Thanked by 2 Members:

#7 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 12/04/2016 - 00:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 08/04/2016 - 10:22, said:

Tử bình xem xét Nhật chủ trong tương quan Thập thần mà định Dụng thần cần phải tham chiếu HÀNH của Dụng thần và HÀNH của NẠP ÂM là phép tham chiếu gốc.

TK nhờ chú Binhlq giải thích thêm câu phía trên được không?

Phép định dụng thần trong Tử Bình chính là lấy bát tự (nguyên cục) là Thể, dụng thần làm Dụng. Không biết khi tham chiếu hành của dụng thần và hành của nạp âm thì cái nào là Thể, cái nào là Dụng? Và việc tham chiếu (so sánh?) hành của dụng thần và hành của nạp âm (nạp âm của cả 4 trụ?) là nhằm mục đích gì?

Thanked by 1 Member:

#8 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 12/04/2016 - 08:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 12/04/2016 - 00:50, said:

TK nhờ chú Binhlq giải thích thêm câu phía trên được không?

Phép định dụng thần trong Tử Bình chính là lấy bát tự (nguyên cục) là Thể, dụng thần làm Dụng. Không biết khi tham chiếu hành của dụng thần và hành của nạp âm thì cái nào là Thể, cái nào là Dụng? Và việc tham chiếu (so sánh?) hành của dụng thần và hành của nạp âm (nạp âm của cả 4 trụ?) là nhằm mục đích gì?

HỒNG PHẠM CỬU TRÙ trong trù một chỉ rõ khái niệm về ngũ hành (五行 ngũ hành: năm bước thi hành của Càn Khôn), trù bốn chỉ ra rằng phải vận dụng ngũ hành trong năm giềng mối chính:

"4.」協用五紀」,就是要和歲、月、日、星辰、曆數協調一致。"

Dịch giải: Dụng hòa hợp trong năm giềng mối chính, đó là điều hòa (ngũ hành) giữa năm (歲 tuế), tháng (月 nguyệt), ngày (日 nhật), giờ (星辰 tinh thần) và vòng đếm (曆數 lịch sổ: vòng lục giáp) thành một (thể) thống nhất.

Dụng thần trong Tử bình là một thần trong mười thần (thập thần) được chỉ ra để dẫn dắt hành động của con người cho thuận mệnh. Việc lựa chọn này phải tuân theo nguyên tắc như chỉ ra trong trù bốn.

Cho nên, khi định Dụng thần phải căn cứ trên ngũ hành của tứ trụ (năm tháng ngày giờ) và mệnh gốc được chỉ ra bởi vòng lục giáp. Ví dụ, người mệnh gốc là hành Tuyền Trung Thủy, tức hành dùng Thủy TUYỆT Mộc thì không thể lựa chọn Dụng thần là Giáp hoặc Ất được.

Thanked by 1 Member:

#9 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 12/04/2016 - 19:06

TK không đọc được phồn thể nên đọc bản giản thể của Hồng Phạm Cửu Trù ở đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trù số 4 có viết: 协用五纪,就是要和岁、月、日、星辰、历数协调一致

Ngũ Kí tức là 5 loại phương pháp dùng để ghi nhớ: 1. năm, 2. tháng, 3. ngày, 4. tinh thần và 5. lịch số.

Loại kỉ thứ 4: Ở đây nguyên văn viết là 星辰 là Tinh Thần, tức là các thiên thể (gồm mặt trời, mặt trăng, và ngôi sao) chứ không phải là Giờ trong 1 ngày. Nếu là nghĩa là Giờ thì phải viết là 时辰 tức là Thời Thần. Nếu chỉ nhìn 1 mình chữ Thần rồi suy ra đây là để chỉ giờ trong 1 ngày thì TK thấy không chính xác, vậy còn chữ Tinh giải thích làm sao?

Loại kỉ thứ 5: nguyên văn viết là 历数. Tức là Lịch Số. Lục Thập Hoa Giáp là 1 phần của Lịch Số, nhưng Lịch Số không phải là Lục Thập Hoa Giáp. Do đó ở đây dùng Lục Thập Hoa Giáp thay cho Lịch Số, TK thấy không ổn.

Ở trang này có giải thích rõ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích: 历法。观测天象以推算年时节候的方法。五纪之一.

Tức từ 历数 (lịch số) được dùng giống như là 历法 (lịch pháp). Lịch Pháp / Lịch Số được ghi rõ là 五纪之一 (ngũ kí chi nhất: 1 trong 5 kí).

Nhưng vậy Lịch Số chính xác ở đây là Lịch Pháp (bao gồm Lục Thập Giáp Tý) chứ không liên quan gì đến việc nạp âm vào Lục Thập Giáp Tý cả.

Như vậy trù số 4. Hiệp dùng ngũ kí (协用五纪) là để chỉ việc ghi nhớ thời gian bằng cả 5 phương thức: năm, tháng, ngày, (quan sát) tinh thần, và (ghi lại) lịch số. Lí do là làm như vậy thì mới đủ cẩn mật, không sợ sai sót. Trù này không liên quan gì đến việc điều hoà ngũ hành trong bát tự, cũng không liên quan đến lí luận nạp âm cho Lục thập hoa giáp.

Đồng thời, theo TK được biết, việc dùng nạp âm chủ yếu là 1 kỉ thuật của Manh Phái. Tuy nhiên Manh Phái chỉ dùng nạp âm như 1 yếu tố phụ để giúp nhìn rõ thêm thông tin chứ không phải là yếu tố mang tính quyết định.

Vì rõ ràng là, nếu đã luận Dụng Thần, vậy lấy bát tự là Thể, dụng thần là Dụng. Một Dụng chỉ có một Thể và một Thể chỉ có một Dụng. Nếu dùng cả nạp âm để quyết định dụng thần thì Nạp Âm là 1 Thể, Bát tự là 1 Thể, tức là 2 Thể mà chỉ có 1 Dụng, không đúng nguyên tắc Thể - Dụng.

Còn nếu gộp cả bát tự và nạp âm vào chung 1 Thể thì có điểm bất cập.

Ví dụ: Giáp Tý hải trung kim. Giáp mộc, Tý thuỷ, không liên quan gì đến hành kim. Nếu gộp cả Giáp Tý và Hải trung kim lại thành 1 Thể rồi đi tìm dụng thần thì biết tìm làm sao? Lúc đó không phải luận Tứ Trụ mà là luận Bát Trụ, bao gồm có niên, nguyệt, nhật, thời và thêm 4 trụ nạp âm của niên, nguyệt, nhật, thời.

Thực chất, manh phái đã có phương pháp dùng nạp âm rất rõ ràng. Đó là lấy nạp âm đại mệnh (năm sinh) là Thể, nạp âm của 3 trụ còn lại làm Dụng. Sau đó dự đoán cát hung. Hoặc cũng có người lấy nạp âm nhật trụ là Thể, nạp âm 3 trụ còn lại là Dụng.

Không phải TK so đo từ chữ một, mà dụng thần tứ trụ và dụng thần nạp âm là 2 phương pháp khác nhau, TK nghĩ không nên gộp chung lại làm gì. Tìm dụng thần tứ trụ không thôi đã đủ cực hình rồi, không nên tìm thêm dụng thần bát trụ.

Sửa bởi ThienKhanh: 12/04/2016 - 19:13


Thanked by 3 Members:

#10 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 13/04/2016 - 07:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 11/04/2016 - 16:26, said:

Theo trù một của HỒNG PHẠM CỬU TRÙ:
"1. Ngũ hành: Tức là: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Thủy luôn có tính chảy xuống (nhuận hạ) có vị mặn (hàm). Hỏa luôn có tính bốc lên cao (viêm thượng) có vị đắng (khổ). Mộc luôn có tính uyển chuyển (khúc trực) có vị chua (toan). Kim luôn có khả năng thay đổi hình dạng khi luyện (tòng cách) có vị cay (tân). Thổ luôn có thể trồng lúa (稼嗇 giá sắc) để thu hoạch thức ăn có vị ngọt (cam). "

Khi thiên can đi vào (納 nạp: vào) địa chi cần có HÀNH (行 hành: làm ra, thi hành ra) tương xứng là thuận theo quy luật của Trời Đất, đó chính là ý nghĩa của hành NẠP ÂM LỤC GIÁP.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng NẠP ÂM. Vòng NẠP ÂM LỤC GIÁP là vòng xen kẽ của sáu vòng bắt đầu từ Giáp. Để cho dễ hiểu tôi không diễn giải theo thứ tự của vòng mà diễn giải theo bước đi của từng cặp Thiên can ngũ hành qua vòng TRÀNG SINH.

Ý tưởng của bác Bình rất hay, mong bác viết nhiều về Nạp âm để cho mọi người hiểu hơn! hình như bác vẫn còn lẫn lộn giữa nạp âm với nạp giáp; nên chưa bứt phá được thì phải! chưa nhìn thấy thực sự sự vận hành của quy luật nạp âm.

Nạp âm - âm ở đây là âm luật (cung thương vũ chủy gốc)...
Nạp giáp - giáp kỷ, ất canh bính tân...

Thân

Sửa bởi khongbiengioi: 13/04/2016 - 07:42


Thanked by 1 Member:

#11 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 13/04/2016 - 08:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khongbiengioi, on 13/04/2016 - 07:38, said:

Ý tưởng của bác Bình rất hay, mong bác viết nhiều về Nạp âm để cho mọi người hiểu hơn! hình như bác vẫn còn lẫn lộn giữa nạp âm với nạp giáp; nên chưa bứt phá được thì phải! chưa nhìn thấy thực sự sự vận hành của quy luật nạp âm.

Nạp âm - âm ở đây là âm luật (cung thương vũ chủy gốc)...
Nạp giáp - giáp kỷ, ất canh bính tân...

Thân

Từ NẠP ÂM (納音 nạp âm: vào bằng tiếng) được người đời sau đưa ra với ý đồ nhằm giải nghĩa vòng LỤC GIÁP theo hướng âm luật và nó tồn tại đến bây giờ. Tôi không đi theo lối mòn này nhưng vẫn dùng từ này bởi dùng từ khác mọi người sẽ không định danh được.

#12 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 13/04/2016 - 09:39

Vòng LỤC GIÁP được đếm sáu mươi lần thì chuyển vòng mới. Năm (tuế) sáu mươi năm thì vòng lại, ngày (nhật) sáu mươi ngày thì vòng lại. Vậy điểm khởi đầu của hai vòng LỤC GIÁP cho tuế và nhật định từ ngày nào? Chúng ta biết rằng Thiên can của năm định Thiên can của tháng (nguyệt), Thiên can của ngày định Thiên can của giờ (tinh thần). Cho nên, điểm khởi đầu của hai vòng chỉ nhầm lẫn một đơn vị đếm là bát tự của ta sẽ khác hoàn toàn. Còn trong Tử vi CỤC thế sẽ thay đổi dẫn đến vòng TRÀNG SINH, vòng LỘC TỒN, vòng THÁI TUẾ thay đổi theo. Các chủ tinh an theo ngày cũng vào các cung khác hoàn toàn.

Hai vòng LỤC GIÁP tuế và nhật dẫn dắt mệnh vận của chúng ta hiện nay được Phật định điểm khởi đầu vào ngày đầu tiên của năm 0 Phật lịch, chuyển đổi sang lịch Tây nhằm ngày 30/1/547 trước Công nguyên (ngày Giáp Dần, năm Giáp Dần). Phật lịch là âm dương lịch gốc của âm dương lịch chúng ta dùng hiện nay. Thời nhà Hán chưa có âm dương lịch, đến thời nhà Đường (sau nhà Tùy) cử người sang Tây Trúc thỉnh Kinh thì mới có âm dương lịch. Từ đấy đến giờ âm dương lịch được âm thầm chuẩn theo Phật lịch qua các nhà chùa.

#13 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 13/04/2016 - 13:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 13/04/2016 - 08:34, said:

Từ NẠP ÂM (納音 nạp âm: vào bằng tiếng) được người đời sau đưa ra với ý đồ nhằm giải nghĩa vòng LỤC GIÁP theo hướng âm luật và nó tồn tại đến bây giờ. Tôi không đi theo lối mòn này nhưng vẫn dùng từ này bởi dùng từ khác mọi người sẽ không định danh được.

Anh Bình thân
nếu anh không nên kế thừa cái cũ đễ phát triển cái của anh thì hay hơn; chắc anh đọc 9 bài nạp âm của bác lý trần lê rồi thì phảil chỉ tiếc thay cho bác ly tran le không phát triển tiếp lại quay lại lối mòn (bác ly tran le mới chỉ đi được khoảng 1% về nạp âm); nên kiểu gì cũng mắc về ngũ hành! chắc anh cũng vậy!

nên em nói ra nhiều thứ thì bị ném đá ngay; chính vì vậy, anh nên tự ngâm cứu, hihihi

Lịch sử : lịch của Trung quốc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



thân

Sửa bởi khongbiengioi: 13/04/2016 - 13:53


Thanked by 1 Member:

#14 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 736 Bài viết:
  • 848 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 13/04/2016 - 13:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khongbiengioi, on 13/04/2016 - 13:52, said:

Anh Bình thân
nếu anh không nên kế thừa cái cũ đễ phát triển cái của anh thì hay hơn; chắc anh đọc 9 bài nạp âm của bác lý trần lê rồi thì phảil chỉ tiếc thay cho bác ly tran le không phát triển tiếp lại quay lại lối mòn (bác ly tran le mới chỉ đi được khoảng 1% về nạp âm); nên kiểu gì cũng mắc về ngũ hành! chắc anh cũng vậy!

nên em nói ra nhiều thứ thì bị ném đá ngay; chính vì vậy, anh nên tự ngâm cứu, hihihi

Lịch sử : lịch âm dương của Trung quốc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



thân

Thật ra mình chẳng phát triển cái gì mới cả mà chỉ phục hồi lại nguyên bản những cái cũ theo các di chỉ của người xưa sau ba nghìn năm chiến tranh loạn lạc liên miên thôi.

Trân trọng,
Lê Bình

#15 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 13/04/2016 - 14:01

Xin trích lời bản, mình chưa biết tắc giả:

Trích dẫn

[color=rgb(0,0,0)]

LỜI BÀN

[/color]
[color=rgb(0,0,0)]

Nói về Nguồn gốc của Ngũ Hành, Ngũ Hành Nạp Âm, cho đến nay vẫn chưa được thống nhất. Tất cả các quan điểm trên cũng đều chỉ là những quan điểm riêng của các bậc học giả đời trước. Học thuyết Ngũ Hành là một trong những học thuyêt cơ bản, bao trùm tất cả các môn cổ học.Nó có từ bao giờ? của ai? và gốc gác lý thuyết như thế nào, đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

[/color]

[color="#000000"]....[/color]

[color=rgb(0,0,0)]

Còn về câu hỏi : Căn cứ vào đâu để Nạp Âm cho ngũ hành?

[/color]
[color=rgb(0,0,0)]

Câu hỏi này có rất nhiều ý kiến, rất nhiều lời giải thích, mỗi sách nói một kiểu, người thì bảo nó là ở Số của Hà Đồ - Lạc Thư mà ra, người thì bảo nó ở Ngũ Cung : Cung-Thương-Giốc-Chủy-Vũ mà ra...mênh mông không biết đâu mà lần. Chúng ta cũng khó lòng biết được đâu là nguồn gốc thực của nó.

[/color]

[color=rgb(0,0,0)]

Tôi cho rằng : nếu xét đầy đủ cả 4 quan hệ trên thì cũng cần phải theo thứ tự. Lấy trường hợp Thoa Xuyến Kim và Đại Lâm Mộc làm ví dụ :

[/color]
[color=rgb(0,0,0)]

Trước hết, về tính thì Kim là Khắc Mộc. Sau xét về Nạp âm thì chỉ có thể nói rằng Thoa Xuyến Kim cũng vẫn...khắc Đại Lâm Mộc, nhưng "nhẹ nhàng" thôi, không thể giết chết nhau được! Không thể vì cái tượng của Nạp âm mà đảo ngược lại là Thoa Xuyến Kim KHÔNG KHẮC Đại lâm Mộc! Còn thì gia giảm thế nào, Khắc nhưng Khắc mấy phần? Âu cũng là cái khó của kẻ hậu học chúng ta, chưa thể phân định ngay được.

[/color]


Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Xin thưa rằng, có rất nhiều người biết, nhưng không ai nói ra! Đặc biệt là ông Kim Dung, ổng dấu trong truyện kiếm hiệp nhiều lắm!

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |