Jump to content

Advertisements




Phản biện TVHTKH2


15 replies to this topic

#1 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 15/08/2011 - 19:37

Chân thành cám ơn bác VDTT về cuốn sách TVHTKH2. Kính gửi bác một vài phản biện về TVHTKH2:
Tác dụng cứu giải của Khôi Việt:
1. Khi tác giả đề cập đến tác dụng cứu giải của Khôi Việt trong các hoàn cảnh cực đoan, vì sao Khôi Việt chỉ phát huy tác dụng trong các hoàn cảnh cực đoan, trong các hoàn cảnh bình thường tác dụng của Khôi Việt đi đâu mất ?
2. Chính tinh cực hãm hóa Kỵ được coi là hoàn cảnh cực đoan, vậy chính tinh miếu địa lại hóa Lộc có được coi là một hoàn cảnh cực đoan tương ứng với chính tinh cực hãm hóa Kỵ không ?
Xét các trường hợp sau đây:
Các trường hợp chính tinh hãm địa phản hóa Lộc Quyền vẫn có Khôi Việt thủ chiếu:
Tuổi Giáp, Liêm Phá hãm tại dậu có Khôi từ Sửu hội chiếu, Liêm Phá tại mão có Việt từ Mùi chiếu trong khi Liêm phản hóa Lộc. Liêm Phá tại dậu gặp Triệt.
Tuổi Bính Đồng Cự hãm tại sửu có Việt từ dậu chiếu trong khi Đồng phản hóa Lộc. Đồng hãm tại dậu phản hóa Lộc đồng thời lại đồng cung với Việt.
Tuổi Mậu Tham Lang cực hãm tại tỵ phản hóa Lộc trong khi vẫn có Khôi tại Sửu chiếu về.
Tuổi Nhâm có Lương hãm tại dậu phản hóa lộc trong khi vẫn có cả cặp Khôi Việt hội chiếu.
Tuổi Nhâm Lương hãm tại tỵ phản hóa lộc đồng cung với Việt.
Tuổi Quý, Vũ Phá cực hãm tỵ hợi nhưng Phá Quân phản hóa lộc đều có Khôi Việt thủ hoặc hội chiếu.
Câu hỏi tương tự cho Cự Môn hóa Quyền tại Tỵ, Liêm Phá hãm tại dậu với Phá phản hóa lộc, Cự Môn miếu địa tại dậu hóa Quyền.
Các trường hợp chính tinh miếu địa vẫn hóa Lộc và có Khôi Việt thủ chiếu:
Tuổi Mậu với Tham Vũ đồng cung Sửu Mùi trong đó Tham lang hóa Lộc. Đồng cung có Thiên Khôi. Tham Vũ tại sửu gặp Triệt.
Tuổi Đinh với Thái Âm miếu ở Hợi hóa Lộc. Đồng cung có Thiên Khôi.
Tuổi Bính với Thiên Đồng đắc địa hóa Lộc tại hợi hội thêm Lộc Tồn chính chiếu. Đồng cung Thiên Khôi.
Tuổi Kỷ với Vũ Phủ và Vũ Tướng miếu đắc nhưng Vũ Khúc hóa Lộc đồng thời có Khôi Việt thủ chiếu. Vũ Tướng tại thân gặp Triệt.
Tuổi Tân với Cự Nhật miếu vượng tại dần, Cự hóa Lộc, ngoài ra còn có Khôi Việt thủ chiếu.
Tóm lại :
Chính tinh hãm phản hóa Lộc Quyền vẫn có Khôi Việt xuất hiện, nếu Khôi Việt cứu giải chứng tỏ chính tinh hãm phản hóa Lộc Quyền vẫn được coi là hoàn cảnh xấu ? Như vậy “Chính tinh hãm đáo Quyền Lộc quang vinh” vẫn chưa đủ ? cần có thêm Khôi Việt mới đủ ý nghĩa “quang vinh” ?
Chính tinh miếu hóa Lộc vẫn có Khôi Việt xuất hiện, như vậy chính tinh miếu hóa Lộc cũng là một hoàn cảnh cực đoan cần cứu giải ? Vì sao không thấy tác giả đề cập tới.
Nếu tác giả cho rằng không cứ Khôi Việt xuất hiện là hoàn cảnh đó cực đoan, vậy thì tác dụng của Khôi Việt trong hai trường hợp trên là gì ? Mức độ đến đâu ?
Như vậy, không chắc rằng Khôi Việt chỉ cứu giải trong trường hợp chính tinh cực hãm lại hóa Kỵ như tác giả viết trong TVHTKH2.

Sửa bởi thatsat: 15/08/2011 - 19:38


Thanked by 1 Member:

#2 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1874 thanks

Gửi vào 15/08/2011 - 22:12

@thatsat: Nếu tôi có một tái khám phá đáng chú ý trong Tử Vi thì tái khám phá đó là lý toàn không, lý toàn không là cái mấu chốt để tôi biện luận tại sao trong rừng thần sát (cả ngàn) Tử Vi lại chọn những thần sát như vậy.

Bài toán thiên can thần sát khởi với Lộc Tồn. Thêm Lộc Tồn vì không muốn bỏ yếu tố ngũ hành.
Nhưng thêm Lộc Tồn rồi lại phải thêm Kình Đà, Quan Phúc, Đại Tiểu Hao...
Nhưng vẫn có bế tắc vì một số hoàn cảnh xấu quá lại hóa Kị, thành phải thêm Khôi Việt.
Rồi về mặt sát tinh vì nhu cầu khác mà phải thêm Hỏa Linh. Thêm Hỏa Linh rồi thì lại thiếu quân bình, thành phải dùng Thiên Trù để quân bằng lại v.v...

Cần hiểu rằng lý toàn không này không áp dụng vào mỗi một lá số, mà áp dụng vào tập thể của mọi lá số.

Như một nồi nước: Vì sợ trong một hoàn cảnh nào đó nồi nước mặn nên phải thêm A vào để phòng hờ, tức là đầu bếp (Trần Đoàn?) thêm A vào để chế hóa cái mặn có thể xảy ra. Nhưng A cơ bản vốn có đặc tính riêng của nó. Hiểu đặc tính của A thì có thể đoán chuyện gì xảy ra ngay cả khi nồi nước không bị mặn.

Khôi Việt được thêm vào để cứu giải các trường hợp đã quá xấu lại hóa Kị, vậy những trường hợp còn lại ra sao? Chỉ cần hiểu nguồn gốc nguyên thủy của Khôi Việt thì sẽ trả lời được câu hỏi này. Và câu trả lời thì vốn đã quen thuộc rồi: Khoa bảng, tư cách, tồn cổ v.v... nhưng nếu yếu tố nhân kém quá thì chỉ có cách cứu giải là tắt đèn làm lại, thế mới có hung cách Khôi (Việt) Hỏa (Linh) Hình; đây cách cứu giải của Khôi Việt là cho người ta chấm dứt kiếp này để đi kiếp khác làm ăn.

Cần chú ý rằng trong thần sát hai sao Khôi Việt chỉ gọi là "Thiên Ất quý nhân". Tại sao trong Tử Vi lại gọi là Khôi Việt? Ý nghĩ của tôi: Khôi thuộc bộ Quỷ ý "đầu", tốt thì "đầu sỏ", cầm đầu, đứng đầu, xấu thì vỡ đầu, mất đầu, vỡ mặt v.v...; chữ Việt bộ Kim là cái búa to, công dụng quan trọng nhất có lẽ là để chém đầu người.

Sự thật: Một số tác giả Đài Loan coi bộ Khôi Việt là hai sao chủ yếu để coi tai nạn. Khôi ứng quỷ sứ, Việt ứng cái búa mà quỷ sứ xách theo để lấy thủ cấp người chết.

Thanked by 1 Member:

#3 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 15/08/2011 - 22:30

Về lý toàn không, đúng là áp dụng cho toàn bộ hệ thống, chứ lá số nào cũng quân bình thì không còn tử vi để xem.

Nhưng vấn đề ở đây không phải thuyết toàn không mà là cơ sở để định nghĩa Khôi Việt. Bác VDTT khảo sát địa bàn các trường hợp chính tinh và Xương Khúc cực hãm hóa Kỵ gặp Khôi Việt cứu giải, điều này đúng nhưng chỉ là biểu hiện của Khôi Việt. Có thể Khôi Việt có nhiều biểu hiện, vì sao bác VDTT cho rằng đây là bản chất vấn đề khi đưa Khôi Việt vào lá số tử vi. Hai trường hợp phía trên là các ví dụ cho biểu hiện khác của Khôi Việt. Phần khá quan trọng là "vì sao Khôi Việt đối xứng qua trục Thìn Tuất" vẫn được bỏ ngỏ. Nên có khả năng Khôi Việt được đưa vào lá số để cân bằng trục Sửu Mùi chứ không phải để cứu chính tinh cực hãm hóa Kỵ, chính tinh cực hãm hóa Kỵ có thể chỉ là một trường hợp riêng khi Khôi Việt cân bằng trục Sửu Mùi.

#4 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 16/08/2011 - 01:10

Lúc đọc TVHTKH1 cũng định phản biện về cách an Tuần Triệt. Sau nghĩ lại thật ra tất cả những gì ta có được từ cách an lá số Tử Vi đều là các "hiện tượng biểu kiến" (dùng ngôn từ trong TVHTKH), còn "bản chất", "nguồn gốc" thật thụ thì tất cả các kiến thức (kể cả bộ TVHTKH) có lẽ chỉ là mò mẫm. Khi chưa có được sự giải thích làm thỏa mãn (cũng chỉ là thỏa mãn hiện tại) thì đành chấp nhận cách giải thích tốt nhất và dần "sửa sai". Hi vọng những "khó hiểu", "mâu thuẫn" kiểu như bác thatsat phát hiện sẽ dần giúp chúng ta càng đi dần về bản chất. Đây có lẽ là con đường và luật chơi mà bác VDTT muốn nói trong chữ HTKH. Về quan điểm trong vấn đề này thì tuy nghiêng về phe thatsat nhưng lại chưa có cách nào giải thíc hợp lí hơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 16/08/2011 - 01:44

 buiram, on 16/08/2011 - 01:10, said:

Khi chưa có được sự giải thích làm thỏa mãn (cũng chỉ là thỏa mãn hiện tại) thì đành chấp nhận cách giải thích tốt nhất và dần "sửa sai".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thân!

Sửa bởi Thất Sát triều đẩu: 16/08/2011 - 01:45


#6 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 16/08/2011 - 17:19

Trích dẫn

Nếu tôi có một tái khám phá đáng chú ý trong Tử Vi thì tái khám phá đó là lý toàn không, lý toàn không là cái mấu chốt để tôi biện luận tại sao trong rừng thần sát (cả ngàn) Tử Vi lại chọn những thần sát như vậy.
Theo tôi nguyên lý toàn không là riêng do Ông VDTT phát biểu, chứ không phải là phát biểu hay phát kiến của cổ nhân. Việc nói rằng đó là sự tái khám phá sẽ dễ đưa tới sự hiểu lầm rằng nguyên lý này đã được cổ nhân phát hiện ra và do đó nó có bề dày lịch sử, nó đã được sử dụng và cũng sẽ dễ hiểu khi người ta cho nó là đã được công nhận rộng rãi, kèm theo đó, nó đã như là một chân lý, một nguyên lý đúng. Cho nên, sẽ dễ dẫn đến việc cho rằng trần đoàn đã sử dụng nguyên lý này để sáng lập ra môn tử vi như là một điều đương nhiên.
Hiểu như thế rất nguy hiểm.



#7 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1874 thanks

Gửi vào 16/08/2011 - 22:15

@Ô. vuivui: Tôi nói là "tái khám phá" vì e là người xưa đã nghĩ ra rồi (xác xuất khá cao), thế thôi.

Nếu lý toàn không chưa có ai trước tôi nghĩ ra thì lại càng tốt, vì nó là ý tưởng quan trọng nhất mà tôi từng có. Tôi sẽ rất hãnh diện nếu được coi là người nghĩ ra nó. Dĩ nhiên nó sẽ phải qua đãi lọc, đả kích v.v... nhưng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng nó sẽ thoát qua mọi thử thách khoa học.

Còn chuyện ông Trần Đoàn nghĩ gì thì thực ra, tôi đã nói nhiều lần, tôi hoàn toàn không cần biết. Ngày xưa chưa có phương pháp khoa học, rất có thể ông chỉ mặc khải mà nghĩ ra những điều ông đã nghĩ ra.

Thủ tục của tôi gọi là "hoàn toàn khoa học" nghĩa là chỉ dùng khoa học ngày nay để định giá cũng như phát triển những kết quả mà người xưa đạt tới. Thủ tục này bất chấp suy nghĩ của người xưa. Đưa một trường hợp giả định cho dễ hiểu: Nếu sau này có người tìm ra chứng tích lịch sử rằng ông Trần Đoàn quả thật tin "Canh Nhật Vũ Đồng Âm" thì tôi -vì chỉ cần biết đến phương pháp khoa học- sẽ vẫn tiếp tục theo "Canh Nhật Vũ Âm Đồng".

Ngắn gọn lại, ông Trần Đoàn có dùng lý toàn không hay không chẳng phải là một vấn đề trong thủ tục khoa học mà tôi xử dụng. Tôi cũng chẳng hề cố thuyết phục ai là ông ấy đã dùng lý toàn không.

Sửa bởi VDTT: 16/08/2011 - 22:24


#8 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 16/08/2011 - 22:23

quả thực lý toàn không của bác VDTT đưa ra rất quan trọng , vì mọi vật hướng tới sự cân bằng

#9 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 16/08/2011 - 23:13

Trích dẫn

@Ô. vuivui: Tôi nói là "tái khám phá" vì e là người xưa đã nghĩ ra rồi (xác xuất khá cao), thế thôi.

Nếu lý toàn không chưa có ai trước tôi nghĩ ra thì lại càng tốt, vì nó là ý tưởng quan trọng nhất mà tôi từng có. Tôi sẽ rất hãnh diện nếu được coi là người nghĩ ra nó. Dĩ nhiên nó sẽ phải qua đãi lọc, đả kích v.v... nhưng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng nó sẽ thoát qua mọi thử thách khoa học.

Còn chuyện ông Trần Đoàn nghĩ gì thì thực ra, tôi đã nói nhiều lần, tôi hoàn toàn không cần biết. Ngày xưa chưa có phương pháp khoa học, rất có thể ông chỉ mặc khải mà nghĩ ra những điều ông đã nghĩ ra.

Thủ tục của tôi gọi là "hoàn toàn khoa học" nghĩa là chỉ dùng khoa học ngày nay để định giá cũng như phát triển những kết quả mà người xưa đạt tới. Thủ tục này bất chấp suy nghĩ của người xưa. Đưa một trường hợp giả định cho dễ hiểu: Nếu sau này có người tìm ra chứng tích lịch sử rằng ông Trần Đoàn quả thật tin "Canh Nhật Vũ Đồng Âm" thì tôi -vì chỉ cần biết đến phương pháp khoa học- sẽ vẫn tiếp tục theo "Canh Nhật Vũ Âm Đồng".

Ngắn gọn lại, ông Trần Đoàn có dùng lý toàn không hay không chẳng phải là một vấn đề trong thủ tục khoa học mà tôi xử dụng. Tôi cũng chẳng hề cố thuyết phục ai là ông ấy đã dùng lý toàn không.
Cám ơn Ông đã có đối thoại. Thực ra ý kiến trên của tôi chỉ mang tính chất lưu ý người đọc những tác phảm của Ông mà thôi. Người học lý học đông phương, chịu khó tư duy thì không có nhiều. Người lười thì nhiều hơn. Khi người ta nghĩ rằng, Ông chỉ là Tái Khám Phá, lập tức người ta cũng sẽ nghĩ ngay hệ quả, rằng có nghĩa là Ông đã "đi cùng với cổ nhân". Khi ấy, nếu người ta muốn lật lại vấn đề này thì có nghĩa là lật lại để xem xét cái điều cổ nhân đã nói. Về mặt tâm lý, đó là rào cản rất lớn. Nhưng nếu là chỉ do Ông phát biểu thôi, thì bất cứ ai cũng "tự tin" xem xem thực hư ra sao. Vấn đề là ở chõ đó. Chứ không phải là sự vinh danh hay không. Tôi cũng tin là ông cũng không có ý nghĩ như thế. Nhưng mà, đã là Khoa Học, thì cũng nên tránh cái sự hiểu lầm như thế.
Còn chuyện trần đoàn nghĩ gì, ông không cần biết. Cái đó thì đúng rồi, bởi vì chẳng ai lại đi tìm một cái muốn biết rất ít giá trị, mà việc chứng minh lại vô cùng khó như thế. Nhưng cách viết:

Trích dẫn

Như một nồi nước: Vì sợ trong một hoàn cảnh nào đó nồi nước mặn nên phải thêm A vào để phòng hờ, tức là đầu bếp (Trần Đoàn?) thêm A vào để chế hóa cái mặn có thể xảy ra. Nhưng A cơ bản vốn có đặc tính riêng của nó. Hiểu đặc tính của A thì có thể đoán chuyện gì xảy ra ngay cả khi nồi nước không bị mặn.

Thì dễ hiểu là hình như trần đoàn cũng nghĩ như thế, cho dù ông có viết thêm dấu hỏi, tức là có nghi vấn, trong khi mấy chữ Tái khám phá còn In rõ mồn một trong đầu người đọc.
Tôi nhớ, về lý toàn không này, ngay trong diễn đàn này tôi cũng đã có ý kiến rồi, nhưng nhân đây, có lẽ tôi cũng mạn phép các bạn quan tâm tới mà đặt vấn đề lại, dù sao cũng là để phục vụ tính thời sự, cũng là để bắt nhịp với sự quan tâm của bạn đọc đọc các tác phẩm của Ông. Biết đâu, khi làm rõ cái lý toàn không của Ông, mọi người cũng sẽ có cái nhìn mới hơn ?
Để cho tiện, tôi hy vọng bạn đọc nào đó giúp tôi, viết lại nguyên văn nội dung NGUYÊN LÝ TOÀN KHÔNG của tác giả. Xin cám ơn trước.
Thân ái.

Sửa bởi vuivui: 16/08/2011 - 23:14


#10 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 17/08/2011 - 01:30

@Bác vuivui: bác VDTT có đề cập, phát biểu và ứng dụng đến lý "toàn không" nhiều lần trong 2 tập TVHTKH. Trong các phát biểu thì về ngôn từ thì không giống y như nhau nhưng nội dung cháu hiểu là một. Ở đây cháu ghi lại một vài phát biểu thuộc dạng "chính thức" và "toán học" nhất mà cháu tìm ra.

Trang 20 TVHTKH1: "Mấu chốt của thuyết âm dương đã được bao hàm trong câu "vô cực sinh thái cực", nghĩa là khởi điểm của vạn sự trên đời này là một con số không to lớn. Theo luật bảo toàn của khoa học, mặc dù vũ trụ phát triển đến đâu đi nữa, cộng tất cả lại vẫn phải cho ta con số không nguyên thủy."

Trang 134 TVHTKH1: "Nền tảng của Tử Vi là thuyết âm dương. Theo đó mọi hiện tượng trên đời này đều là giả tướng được tạo ra bởi những phân phối khác nhau của âm và dương. Tổng thành tố của bài toán Tử Vi vì vậy luôn luôn là zero. Từ nền tảng này Tử Vi có một phương pháp giải quyết giản dị mà vô cùng hữu lý mỗi khi bài toán Tử Vi bị thiếu quân bằng, đó là đặt thêm một số "sao" để tổng thành số của âm dương là zéro."

Ghi chú trong sách TVHTKH2 về lý "toàn không" của thuyết âm dương (chú thích 1 trang 69): "Theo lý "toàn không", nếu ta toán học hóa âm dương, gọi đơn vị dương là +1, đơn vị âm là -1 thì tất cả tính âm dương của mọi hiện hữu cộng lại phải cho một con số gần bằng zéro". (Ghi chú của cháu: chữ "gần bằng" có thể là sai chính tả, cũng có thể là hiểu theo nghĩa "tương đối bằng không").


(Quan điểm của cháu thì tin thuyết toàn không là nền tảng của Tử Vi)

#11 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 17/08/2011 - 06:01

Đột nhiên lóe sáng một ý tưởng. Vì sao bác VDTT không cho ra audio book của TVHTKH ? Như vậy thì kể cả các thầy manh phái cũng có thể tiếp cận cuốn sách của bác dễ dàng. Ngoài ra phát hành thêm phiên bản tiếng Anh cùng audio tiếng Anh.

#12 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1874 thanks

Gửi vào 17/08/2011 - 08:51

 buiram, on 17/08/2011 - 01:30, said:

@Bác vuivui: bác VDTT có đề cập, phát biểu và ứng dụng đến lý "toàn không" nhiều lần trong 2 tập TVHTKH. Trong các phát biểu thì về ngôn từ thì không giống y như nhau nhưng nội dung cháu hiểu là một. Ở đây cháu ghi lại một vài phát biểu thuộc dạng "chính thức" và "toán học" nhất mà cháu tìm ra.

Trang 20 TVHTKH1: "Mấu chốt của thuyết âm dương đã được bao hàm trong câu "vô cực sinh thái cực", nghĩa là khởi điểm của vạn sự trên đời này là một con số không to lớn. Theo luật bảo toàn của khoa học, mặc dù vũ trụ phát triển đến đâu đi nữa, cộng tất cả lại vẫn phải cho ta con số không nguyên thủy."

Trang 134 TVHTKH1: "Nền tảng của Tử Vi là thuyết âm dương. Theo đó mọi hiện tượng trên đời này đều là giả tướng được tạo ra bởi những phân phối khác nhau của âm và dương. Tổng thành tố của bài toán Tử Vi vì vậy luôn luôn là zero. Từ nền tảng này Tử Vi có một phương pháp giải quyết giản dị mà vô cùng hữu lý mỗi khi bài toán Tử Vi bị thiếu quân bằng, đó là đặt thêm một số "sao" để tổng thành số của âm dương là zéro."

Ghi chú trong sách TVHTKH2 về lý "toàn không" của thuyết âm dương (chú thích 1 trang 69): "Theo lý "toàn không", nếu ta toán học hóa âm dương, gọi đơn vị dương là +1, đơn vị âm là -1 thì tất cả tính âm dương của mọi hiện hữu cộng lại phải cho một con số gần bằng zéro". (Ghi chú của cháu: chữ "gần bằng" có thể là sai chính tả, cũng có thể là hiểu theo nghĩa "tương đối bằng không").


(Quan điểm của cháu thì tin thuyết toàn không là nền tảng của Tử Vi)
"Gần bằng" không phải là lỗi chính tả mà là cố ý. "Toán học hóa" là việc làm của con người, mà con người thì không hoàn hảo nên dù tổng thành số phải đúng là zero thì kết quả của con người cũng chỉ gần bằng zero thôi.

#13 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1874 thanks

Gửi vào 17/08/2011 - 08:53

 thatsat, on 17/08/2011 - 06:01, said:

Đột nhiên lóe sáng một ý tưởng. Vì sao bác VDTT không cho ra audio book của TVHTKH ? Như vậy thì kể cả các thầy manh phái cũng có thể tiếp cận cuốn sách của bác dễ dàng. Ngoài ra phát hành thêm phiên bản tiếng Anh cùng audio tiếng Anh.
Tôi chưa từng nghĩ đến việc này nhưng nhiều chuyện quá e muốn cũng không làm được. Ai thích làm thì ta thương lượng ăn chia???

Điều kiện của tôi luôn luôn dễ dàng.

#14 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 17/08/2011 - 09:20

sao cái lý toàn không này giống như cái lý nhân quả , có lẽ vũ trụ có luật công bình

#15 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 18/08/2011 - 02:36

 buiram, on 17/08/2011 - 01:30, said:

@Bác vuivui: bác VDTT có đề cập, phát biểu và ứng dụng đến lý "toàn không" nhiều lần trong 2 tập TVHTKH. Trong các phát biểu thì về ngôn từ thì không giống y như nhau nhưng nội dung cháu hiểu là một. Ở đây cháu ghi lại một vài phát biểu thuộc dạng "chính thức" và "toán học" nhất mà cháu tìm ra.

Trang 20 TVHTKH1: "Mấu chốt của thuyết âm dương đã được bao hàm trong câu "vô cực sinh thái cực", nghĩa là khởi điểm của vạn sự trên đời này là một con số không to lớn. Theo luật bảo toàn của khoa học, mặc dù vũ trụ phát triển đến đâu đi nữa, cộng tất cả lại vẫn phải cho ta con số không nguyên thủy."

Trang 134 TVHTKH1: "Nền tảng của Tử Vi là thuyết âm dương. Theo đó mọi hiện tượng trên đời này đều là giả tướng được tạo ra bởi những phân phối khác nhau của âm và dương. Tổng thành tố của bài toán Tử Vi vì vậy luôn luôn là zero. Từ nền tảng này Tử Vi có một phương pháp giải quyết giản dị mà vô cùng hữu lý mỗi khi bài toán Tử Vi bị thiếu quân bằng, đó là đặt thêm một số "sao" để tổng thành số của âm dương là zéro."

Ghi chú trong sách TVHTKH2 về lý "toàn không" của thuyết âm dương (chú thích 1 trang 69): "Theo lý "toàn không", nếu ta toán học hóa âm dương, gọi đơn vị dương là +1, đơn vị âm là -1 thì tất cả tính âm dương của mọi hiện hữu cộng lại phải cho một con số gần bằng zéro". (Ghi chú của cháu: chữ "gần bằng" có thể là sai chính tả, cũng có thể là hiểu theo nghĩa "tương đối bằng không").


(Quan điểm của cháu thì tin thuyết toàn không là nền tảng của Tử Vi)
Cám ơn buiram.
Theo như trích dẫn của buiram trên, chúng ta có thể đồng ý với nhau rằng, có ít nhất ba cách phát biểu cái gọi là nguyên lý toàn không mà tác giả TVHTKH đưa ra. Không biết là tác giả có chứng minh ba nội dụng được phát biểu khác nhau đó là hoàn toàn tương đương nhau hay không ? Cũng có thể bản thân tác giả cho rằng, chúng hoàn toàn tương đương nhau một cách tự nhiên, mà không cần chứng minh. Nhưng theo tôi, thì bất luận nội dung nguyên lý toàn không là đúng hay sai, ba cách phát biểu trên là không tương đương. Nhưng để tham luận có tính tập trung. Chúng ta cứ gác vấn đề đó sang một bên, chờ một dịp khác sẽ thảo luận lại. Nay chúng ta - bởi không thấy nêu vấn đề về tính tương đương của ba dạng phát biểu của nguyên lý toàn không bởi tác giả - có thể cho rằng, theo như cách thể hiện của tác giả, có thể cho rằng ba dạng phát biểu đó là hoàn toàn tương đương nhau.
Nhờ tính tương đương này, cho phép chúng ta phản biện một trong ba dạng phát biểu này, cũng tức là đồng thời phản biện cả ba dạng phát biểu đó.
Từ nội dung của một dạng phát biểu nguyên lý toàn không, ở dạng tường minh, có nói rằng:

Trích dẫn

Tổng thành tố của bài toán Tử Vi vì vậy luôn luôn là zero
Nên nhớ, các thành tố của bài toán tử vi ở đây không gì khác, mà chính là các thành phần âm dương, theo đó được tác giả đặt cho thành phần dương bởi ký hiệu +1 và thành phần - hay gọi là thành tố cũng vậy - âm bởi ký hiệu -1. Nên nhớ cũng đã có rất nhiều tài liệu đã sử dụng thủ pháp ký hiệu hóa các yếu tố âm dương này, nhưng khác với tác giả ở đây, họ đặt âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ. Theo cách này mà nói, có sự nhất quán về âm dương chẵn lẻ, bởi khái niệm lẻ chẵn là một cặp, được phân âm dương. Nhưng việc gán +-1 thì không cho ta được sự nhất quán này !
Bởi theo biểu diễn tương minh của nguyên lý, chúng lập thành một Phương Trình. Có thể nói, nội dung của nguyên lý này Gây cho người đọc một Cảm Giác an toàn. Đối với người không hiểu Dịch, tây học, đa phần thấy đó là tự nhiên và rất ít người lật lại vấn đề và nghi ngờ tính tường minh của nó. Nhưng với những người nắm vững Dịch học, thì chính tính tường minh này lại rất không tường minh, sai hay đúng của một nguyên lý dịch học cũng nằm ở đây.
Để thấy được sự tường minh, chúng ta phải đặt vấn đề, đối với các thành tố âm dương, cho dù đã hạn chế trong tử vi, là Cái gọi là Tổng, hay dấu Tổng - như một phép toán học - ở đây có ý nghĩa thế nào, mang cấu trúc ra sao ? Kết quả Zero, hay cho dù là Gần zero đi nữa, thì đó là cái gì ?
Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn, khi chúng ta cụ thể hóa, từ cụ thể hóa, rồi tổng quát hóa.
Gần gũi nhất, hai thành tố âm dương trong tử vi là hai sao, thái dương và thái âm. Một dấu Cộng giữa hai sao này, hay một lời nói Cộng liên hệ cho hai sao này đi nữa thì ta phải hỏi, cái dấu Cộng ấy nó "đã làm gì hai sao này" và kết quả là nó đã cho ra một cái gì đây ? Hãy nhớ rằng, thái dương trong luận đoán, ứng với thành tố dương, trong tử vi, tượng cho bên nội, cha, con trai, mắt trái, ... còn thái âm chủ về bên ngoại, mẹ, con gái, mắt phải, ... Vậy hỏi, ứng với mỗi cặp âm dương, như bên nội, bên ngoại. Ta đem Cộng vào nhau, thì Nội cộng Ngoại là cái gì ? Vầ nội cộng ngoại đó, kết quả là cái gì ? Nó gần zero là ý nghĩa ra sao đây. Hay như mắt trái cộng mắt phải, đương nhiên ta thấy là hai mắt. Đem so sánh trong ý nghĩa mắt thì nó ra sao ? Phải chăng mắt trái cộng mắt phải thì ... thành ra ... hai mắt ? Cũng vậy, là hai bên nội ngoại. Và cái việc hai mắt, hay hai bên nội ngoại thì lập ra một thành tố, ta gọi đó là zero ? Nếu cứ cố gán như vậy, chúng ta sẽ thấy không thành một thứ ý nghĩa gì, nếu như nhìn vào ví dụ sau: Đắc và Hãm của sao, cũng là hai thành tố âm dương, miếu vượng cũng là hai thành tố âm dương !!! Cộng lại theo mỗi cặp. Thật sự, chẳng có ý nghĩa gì !!!
Vì thế, cứ mơ hồ mà xét, thì nội ngoại hai bên, cũng cố gượng cho là thành tố, mắt trái - mắt phải là hai mắt, cố gượng cho là một thành tố. Nhưng với ý nghĩa cụ thể, nó chẳng mang ý nghĩa gì cả. (Dễ thấy nhất là việc cố gán những thành tố như thế, chúng sẽ làm rối loạn, mất đi định hướng gaiir đoán)
Vậy thì, cái Tổng và giá trị Gần Zero này không có giá trị thành tố, và do đó không đáp ứng được điều kiện khép kín của một Phương Trình !!!
Chúng ta cứ từ từ đi từng đoạn.
Thân ái.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |