Jump to content

Advertisements




Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán” và loại khỏi sinh hoạt văn hóa Việt Nam.


51 replies to this topic

#46 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1804 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 10:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphuongsg, on 24/09/2016 - 21:45, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bộ Giáo dục phản hồi thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc

22/09/2016 20:06 GMT+7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Chiều 22/9, Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin về dự kiến thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ nhất trong trường phổ thông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, “ngoại ngữ thứ nhất” là ngoại ngữ bắt buộc.
Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất.
Năm 2011, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.
Còn “ngoại ngữ thứ hai” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học.
Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai.
Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai.
Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD-ĐT cho phép dạy học thí điểm như ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầuvà có đủ điều kiện dạy - học.
Theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ của Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" là:
"Xây dựng và triển khaichương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ.
Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sáchgiáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.
Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông".
Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng chương trình môn học Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật.
Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.
  • Song Nguyên




Bình luận (30)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Le Hiền 6 giờ trước

    - Theo tôi tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ số 1, còn một số ngoại ngữ khác đã có trường chuyên rồi, nếu đưa vào môn tự chọn thì đôi khi học sinh không được tự chọn mà do trường chọn như vậy HS phải gượng để học.
    Thích 10

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Duong 23 giờ trước

    Chỉ nên đặt vấn đề có ngoại ngữ số 1 theo hệ thống là tiếng Anh, còn lại là ngoại ngữ tùy chọn khác . Khái niệm nhiều ngoại ngữ số 1 là rối rắm và mù mờ và phi logic!
    Thích 27

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Lê Hoàng Lê 14:41 Thứ sáu

    Tôi sang Liên bang Nga du học (từ 1979 đến 1985). Chúng tôi được các bà giáo Nga "tuyên truyền" rằng: "Tiếng Ý dùng để nói với bạn bè, tiếng Pháp dùng để tâm sự với người yêu, tiếng Đức dùng để nói với quân thù, còn tiếng Nga dùng để nói với tất cả". Nhưng rồi thời thế thay đổi, nay tôi hầu như chỉ sử dụng tiếng Anh cho công việc chuyên môn, còn tiếng Nga thì rất ít khi dùng, mặc dù đang công tác ở một cơ quan văn hóa ở trung tâm Hà Nội. Từ thực tế bản thân, mặc dù tiếng Nga và văn hóa Nga đã thấm đẫm vào máu của tôi, nhưng vì tương lai con em chúng ta, tôi khẩn thiết đề nghị Bộ GD - ĐT hãy xem xét lại cẩn trọng đề án dạy tiếng Nga và tiếng Trung như dự kiến. Hai thứ tiếng này chỉ nên dạy cho ai có nhu cầu và dạy ở các trường chuyên và ở bậc đại học. Còn dồn tất cả nhân lực và tiền bạc cho việc phổ cập bắt buộc tiếng Anh từ lớp 3 cho đến lớp 12 và ở bậc đai học. Tiếng Anh sẽ giúp mở toang cánh cửa để con cháu chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh.
    Thích 173

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đọc bài này caocau mới biết và hiểu các thuật ngữ : "ngoại ngữ thứ nhất" = "ngoại ngữ bắt buộc" , "ngoại ngữ thứ hai " = "ngoại ngữ tự chọn" . Không đọc giải thích thì không thể hiểu được ngoại ngữ bắt buộc và ngoại ngữ tự chọn là gì.

Cái này trước đây thường gọi là sinh ngữ 1, và sinh ngữ 2.

Nếu cho học sinh tự chọn, đại đa số sẽ chọn "ngoại ngữ bắt buộc" là tiếng Anh, các thứ tiếng khác chiếm tỷ lệ không đáng kể ; cũng không có người dạy.

Ông thượng thư bộ học nên xóa hai từ tào lao "ngoại ngữ bắt buộc" và "ngoại ngữ tự chọn" vì ngoại ngữ nào cũng tự chọn

Thanked by 1 Member:

#47 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 11:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phuctinh, on 24/09/2016 - 23:32, said:

@tuphuongsg , không bít giờ thế hệ mới được học tiếng Anh như thế nào, đã được chuẩn hóa chưa. Cái thời em đi học nhiều từ được cô giáo phát âm sai. Sau này đi làm rồi phải học nghe nhiều, mấy cái file mà ng Anh hay Mỹ nói í rùi bít mà sửa lại. Dù sao cái thời xưa ấy ko được học đủ 4 kỹ năng nghe nói đọc viết cũng là một thiệt thòi.
Thời tôi học trước 75 các trường trung học cũng chỉ chú trọng văn phạm, ngữ vựng và hành văn còn phần đàm thoại thì rất giớí hạn và phần nghe thì không có vì thầy đa số dùng tiếng Việt để dạy . Phần đàm thoại hay nghe tiếng Anh tôi phải đi học thêm ở Hội Việt Mỹ . Thầy cô có khi là người ngoại quốc và giãng dạy nói tiếng Anh 100% . Trường có phòng thính thị để học nghe .

Thanked by 1 Member:

#48 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 11:19



#49 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 11:29

Hãy học tiếng Hán để zữ zìn xự chong chắng cùa tiến Việt


#50 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 12:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phuctinh, on 24/09/2016 - 23:32, said:

@tuphuongsg , không bít giờ thế hệ mới được học tiếng Anh như thế nào, đã được chuẩn hóa chưa. Cái thời em đi học nhiều từ được cô giáo phát âm sai. Sau này đi làm rồi phải học nghe nhiều, mấy cái file mà ng Anh hay Mỹ nói í rùi bít mà sửa lại. Dù sao cái thời xưa ấy ko được học đủ 4 kỹ năng nghe nói đọc viết cũng là một thiệt thòi.

Cái thời tôi đi học có khác gì phuctinh đâu, vào đầu năm lớp 6, cả trường có 6 giáo viên có 2 thầy cô là nói chuẩn vì nghe đâu trước đây từng làm tiếp viên hàng không, 1 thầy ng dân tộc, 1 thầy bị tai biến, 2 cô thì bình thường: cái quý là thầy cô rất nhiệt tình; sau này trường có thêm 1 cô vừa dạy toán vừa dạy tiếng Anh vừa dạy thêm tại nhà. Năm lớp 12 trường thiếu giáo viên nên ko học môn tiếng Anh, thi tốt nghiệp thế tiếng Anh bằng môn địa, cả trường hỳ hục tập vẽ bản đồ VN, ra thi: vẽ bản đồ Nhật, cả trường vẽ nước Nhật như cái củ khoai dài dài cong cong...
Như thế mới có cái để nhớ:

vocabulary: vỏ cá bự lại rỷ
blackboard: bà lão ăn củ khoai bỏ ông ăn rau dền
teach: thầy em ăn chuối

P/s: thời đó, ông anh ở nhà đậu đại học, trường dạy tiếng Nga, thế là vốn tiếng Anh bỏ hết, học lại từ đầu, nhưng ra trường lại tìm tài liệu bằng tiếng Anh

Ôi, lại nhớ những câu chuyện vui về tên người như:
tên VN: Mai Thanh Toán, Nguyễn Y Vân, Thạch Nút (người Khơ Me), Chế Linh (Chàm)
tên Nga: bốc cu ra đớp, lép nhép nhai quai dép
tên Lào: xây xẩm sau khi xỉn
...

Thanked by 2 Members:

#51 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2353 Bài viết:
  • 2504 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 12:22

hôm trước đọc bài của 1 bé lớp 10 trong tp ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nghĩ đến tình trạng nhồi nhét t.a cho trẻ nhỏ từ mầm non của các bậc phụ huynh trẻ bây giờ, vơi mong muốn con được tiếp xúc với t.a sớm, sau này xoá bỏ khoảng cách ngôn ngữ , đúng là học nhiều thứ, học xong lại không áp dụng được , 1 số trẻ sức tiếp thu có hạn sinh ra chán học, đờ đẫn. Vào đây thấy các bác học nhiều thứ, còn ngâm cứu phong thuỷ, dịch, .... không hỉu nổi sức học của các bác ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#52 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 13:00

đúng là chương trình học rất nặng (nên đoạt rất nhìu huy chương, nhưng đại học thì lý thuyết, ra trường thì thất nghiệp...)
ngày xưa cả lớp chỉ có khoảng 5 học sinh giỏi, 10 tiên tiến, còn lại trung bình, khoảng 3 bạn thi lại, có 1 bạn rớt, vài ba bạn đậu đại học
ngày nay, tất cả đều giỏi, cá biệt 1 vài bạn tiến tiến là hàng quý hiếm, tất cả vào đại học
nói chung con cháu chúng ta đều giỏi cả
*còn ngâm cứu phong thuỷ, dịch.. thì khi thoải mái nghiên cứu dc chứ nhỉ?






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |