Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#121 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/05/2020 - 19:59

Nguyễn Tất Nhiên - Đinh Quang Anh Thái
Sài Gòn năm 1976, khu vực chung quanh bùng binh chợ Bến Thành là một trong những nơi tập trung đông đảo dân buôn bán chợ trời. Người ta bán không thiếu thứ gì: thức ăn, thuốc Tây, quần áo cũ, cá thịt ướp sẵn từng nồi, sách báo “đồi trụy”, “nhạc vàng” và cả... súng.

Nguyễn Tất Nhiên thường leo xe lửa từ Biên Hòa và xuống ga Sài Gòn vào giờ trưa. Chúng tôi gặp nhau ở đó, bữa đói bữa no ở đó và nhận ra nhau rõ hơn cũng ở đó.
***
Chúng tôi quen nhau năm 1973, trong đêm sinh hoạt do Phong trào Du Ca tổ chức tại hội trường quân đội trên đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn, để tưởng niệm Giang Châu, huynh trưởng của phong trào vừa qua đời vì bạo bệnh.
Buổi sinh hoạt sắp bắt đầu, tôi đang đứng xớ rớ thì chủ tịch Phong trào, nhà báo Đỗ Ngọc Yến, giới thiệu tôi với một chàng cao lêu nghêu, “mặt vác lên trời”: Nguyễn Tất Nhiên.
Nghe đại danh, hôm nay mới hân hạnh gặp mặt, tôi nói thế. Nhiên nhếch mép, nụ cười “kẻ cả” lắm. Thấy cử chỉ đó của Nhiên, anh Yến chỉ nhỏ nhẹ, đêm nay Thái sẽ giới thiệu Nhiên lên đọc thơ nhé.
Hai đứa tôi quen nhau như thế đó.
***
Nhiên kiêu lắm. Nhiều khi đến ngông cuồng.
Nhiều đêm, Nhiên ngủ lại nhà tôi, chàng “ngôn” rằng, hai mươi tuổi sẽ đoạt giải Nobel Văn chương.
Hiểu được.
Vì mới mười sáu tuổi, Nhiên đã lừng danh với những bài thơ do “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy phổ thành ca khúc. Điều đáng tiếc là Nhiên chưa hề đọc một tác phẩm nào đoạt giải Nobel. Tôi mua tặng bạn hai cuốn: Câu chuyện dòng sông của Hermann Hesse và Lời dâng của Rabindranath Tagore.
Nhiên thông minh lắm. Chàng thấy ngay và buông một câu chen tiếng “Đan Mạch”: “Đ.M, họ viết hay thiệt”. Từ đó, không thấy Nhiên nhắc lại mộng Nobel Văn chương nữa.
***
Nhiên hiền, ít nói, khi cười, mặt hếch cao, nhe hàm răng lởm chởm.
Không biết nói Nhiên mang “lời nguyền truyền kiếp” là mê say con gái Bắc có đúng không? Vì trong thơ và trong đời thường, con gái Bắc làm khổ Nhiên lắm:
Em nhớ giữ tánh tình con gái bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt.
Trong đám bạn chung thời sau 1975, H. tóc dài, giọng Bắc nhẹ “như thơ”. H. đã có bạn trai, Nhiên biết, nhưng vẫn công khai nói, T chết đi được mỗi khi nghe H. buột miệng hai tiếng "Trời ơi”. Và Nhiên cứ lặng lẽ với chính cái bóng của cuộc tình “con gái Bắc” này.
Lần đầu Nhiên gặp H., nụ cười “chết khiếp” của Nhiên đã đẩy H. ra xa. Hôm đó, cả bọn rủ nhau đi ăn cơm thịt kho hột vịt. Đang ăn, Nhiên ngẩng mặt rú lên cười, hai hàm răng bệt lòng đỏ trứng. Trời ạ, có Thánh mới chịu nổi. Nhưng đó là Nhiên, cho tới tận ngày bỏ lại mọi muộn phiền sau lưng ra đi vĩnh viễn, vẫn nụ cười đó, vẫn hàm răng đó.
Thân nhau, tôi có cảm tưởng Nhiên không sống ở cõi này. Nhiều lần, đang nói chuyện, Nhiên chợt trôi vào im lặng. Và nhiều lần, Nhiên nói, chắc có ngày tui tự tử quá ông ơi! Nghe lần đầu, còn lo lắng cho Nhiên, nhưng nghe mãi thì biết, bạn mình nói thế để xả một nỗi đau, mối sầu nào trong lòng mà thôi.
Nhiên nghèo, có sao sống vậy, quần ống thấp ống cao, đi chơi với nhau, bạn rủ gì ăn nấy, không đủ tiền thì nhịn.
Một buổi chiều đi ngang một quán cóc ở đường Lê Thánh Tôn, thấy Nhiên ngồi một mình, trước mặt là ly cà phê đã cạn đến giọt chót. Thấy tôi, Nhiên bảo, có tiền trả giùm ly cà phê; ngồi từ sáng đến giờ không đủ tiền trả, chủ quán nhắc khéo nhiều lần mà chịu, cứ phải ngồi lỳ thôi.
Thương Nhiên ở cái tính đó.
***
Tết 1976, cái đói hành hạ. Đói đến độ có lần đi ngang hàng phở, phải quay mặt đi, vậy mà nước bọt cứ tứa ra, đau quặn cả ruột. Đói, cả cái chuông cái mõ trên bàn thờ Phật trong nhà, tôi đem ra bán ở chợ trời để đổi lấy cái ăn.
Nhiên biết gia đình tôi đói; và Nhiên cũng đói.
Một hôm, đang đứng bán thuốc Tây ở sân ga Sài Gòn, thấy Nhiên dắt cái xe đạp cũ kỹ, tài sản duy nhất của chàng, lững thững đi tới. Yên ghế ngồi phía sau là một bọc ni lông. Nhiên bảo, ông già vừa mua cho cái quần, tui bán đi, bọn mình ăn bữa… thịt chó.
Nhìn thằng bạn mặc chiếc quần cũ mèm ống bên trái “chửi bố” ống bên phải, thương bạn, xúc động vì tấm lòng của bạn, tôi không biết nên cười hay nên khóc.
Bữa thịt chó hôm đó, ăn xong vẫn còn thòm thèm. Cái quần mới của Nhiên quy thành tiền, nếu gọi thêm một xị đế và món rựa mận khoái khẩu thì không đủ trả.
Sau bữa thịt chó cuối năm đó, tôi bị bắt, không biết Nhiên ra sao.
***
Ra khỏi tù năm 84, nghe bạn bè nói Nhiên đi Pháp rồi.
Nhiên đi là phải. Chế độ đang cai trị đất nước này coi dân như kẻ thù, ai đi được cũng phải đi thôi. Nhớ có đêm lang thang với Nhiên trên đường Duy Tân, phố vắng dần, chỉ có từng toán công an võ trang đi tuần tra, Nhiên đọc cho nghe hai câu thơ:
“Chúa Phật còn lui chân trước gông cùm chế độ
Huống hồ chút thanh danh Nguyễn Tất Nhiên thống khổ.”
Đây không phải lần đầu Nhiên làm thơ với khẩu khí như thế. Trong bài “Hai Năm Tình Lận Đận”, Nhiên viết:
“Em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người tình thua
chuông nhà thờ đổ vội
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
xuống trần gian trong mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông… dại khờ)”
Nhiên bảo tôi, đúng ra Nhiên muốn viết “Chúa có gầy hơn ta chăng mà đòi khoe xương sườn trên Thánh Giá” nhưng lại thôi, vì ngại làm phật lòng người theo đạo.
***
Gặp lại nhau tại California năm 1985. Nhiên từ Pháp đã qua Mỹ vài năm trước đó, còn tôi vừa từ trại tỵ nạn chân ướt chân ráo đến sau.
Thăm Nhiên tại căn nhà trọ ở quận Cam, bạn mình gầy hơn, nói chuyện có lúc như đang trôi vào cơn mê sảng. Nhiên nói đi nói lại nhiều lần, ông đuổi bà bán hàng rong giùm tôi, mới sáng bảnh mắt mà bả rao hàng ồn quá.
Tôi hoảng! Nhiên “hỏng” rồi.
Nhưng rồi Nhiên trở lại Nhiên của khổ đau dai dẳng. Nhiên đọc tôi nghe đoạn thơ:
đời chia muôn nhánh khổ
anh tận gốc gian nan
cửa chùa tuy rộng mở
tà đạo khó nương thân
anh đành xưng quỉ sứ
lãnh đủ ngọn dao trần!
qua giáo đường kiếm Chúa
xin được làm chiên ngoan
Chúa cười run thánh giá
bảo: đầu ngươi có sừng !
***
Nhiên hiền, nhưng lúc sửng cồ, cũng ác miệng lắm.
Một hôm trong buổi họp mặt tại nhà nhà văn Nhật Tiến ở đường King, thành phố Santa Ana, Nhiên kể tôi nghe vụ lời qua tiếng lại giữa Nhiên và nhà văn Mai Thảo liên quan đến thơ văn. Nhiên hỏi anh Mai Thảo, Nếu anh viết về thảm kịch của các cô gái vượt biên bị hải tặc hiếp, anh có đặt tựa bài là ‘Mười đêm ngà ngọc không?’”
Nhiên không nói, nhưng tôi đoán, anh Mai Thảo chắc không giận Nhiên. Vì anh chủ trương chữ nghĩa không thể dùng để cãi cọ chửi mắng nhau.
Một lần khác, khi Nhiên nói sẽ viết nhạc. Nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang nói đùa, coi chừng cậu đi lộn giầy đó nhé. Nhiên sửng cồ với anh Quang. Nhiên nói, size giầy của anh Quang nhỏ lắm, không đủ cho Nhiên xỏ chân vào.
***
Thơ Nhiên lúc nào cũng lấp ló đâu đó nỗi đau về một hình bóng, một cuộc tình tan vỡ.
Thân nhau, nhưng Nhiên không hề nói đã thương bao nhiêu người con gái và có bao nhiêu người đã làm Nhiên khổ đau. Chỉ thấy trong thơ Nhiên tràn ngập những nhớ thương dai dẳng:
… Em hết thương ta rồi phải không?
Thôi thế cho ta bớt não nùng
Thôi thế cho đời ta ngậm đắng
Còn nghe vị ngọt của tình nhân!…
… Giữ cho nhau một chút tình
Giữ cho nhau một ánh nhìn thiên thu
Giữ long lanh, giữ sa mù
Giữ phai nhạt, giữ đền bù nhạt phai…
Phải chăng, buồn, cô quạnh, là định mệnh của Nguyễn Tất Nhiên?
Còn nhớ, những năm Nhiên sống ở quận Cam, một số bạn thân của Nhiên đêm đêm vẫn thường nghe tiếng gọi cửa xin ngủ nhờ. Và bạn bè hẳn vẫn còn nhớ hai câu Nhiên viết thời điểm đó:
Buồn ơi hãy để ta buồn nữa
Trong tiếng làm thinh của ghế bàn
Có lần Nhiên đến nửa đêm. Phòng tôi trọ chỉ có tấm nệm trải dưới đất, Nhiên nhất định nằm trên miếng khăn trải giường. Tôi đọc Nhiên nghe hai câu thơ tương truyền của Phó Đức Chính:
Cửu tuyền vô khách điếm
Kim dạ túc thùy gia
(Suối vàng không lữ quán
Đêm nay trọ nhà ai)
Nhiên cười, bảo không biết dưới đó có… Motel 6 không?
***
Một chiều chớm thu năm 1992, hai đứa ngồi bên lề đường trước trụ sở báo Người Việt trên đường Moran. Tôi rủ Nhiên vào tòa soạn kiếm chút gì ăn, Nhiên bảo, thằng sắp chết không ăn.” Biết Nhiên hay nói như thế từ thưở còn ở quê nhà, tôi không ngạc nhiên, chỉ bảo, ừ, không ăn thì hút điếu thuốc. Nhiên nói, thằng sắp chết không hút thuốc.
Một tuần sau, Nhiên tự chọn cho mình cái chết. Năm ấy, Nhiên tròn bốn mươi tuổi.
Anh Mai Văn Hiền báo cho tôi biết tin. Lúc đó, tôi đang chạy chiếc máy in Imperial của nhà in ABC vừa mua chưa được một tuần với giá hơn hai mươi ngàn. Nghe anh Hiền nói Nhiên chết trong một chiếc xe cũ, đậu ở sân một ngôi chùa, để không làm phiền đến ai. Tôi lên cơn điên bất ngờ, cầm cây búa đập thủng một lỗ lớn ngay trục quay chiếc máy.
Chắc lúc đó tôi khóc!
***
Hôm đi bên quan tài Nhiên ra huyệt mộ, nghe tiếng kèn trumpet của một người bạn chung thổi bài “Thà như giọt mưa”, tôi ý thức rõ rằng, Nhiên “BIẾN” rồi. Biến như trong một bài thơ Nhiên đọc cho tôi nghe vào một lúc tôi đoán Nhiên sầu hận nhất (tôi đã cố tìm mà không còn ai nhớ nguyên văn cả bài):
Tôi hô BIẾN cái tôi buồn,
Tôi hô BIẾN nỗi thuồng luồng đời tôi
Tôi hô BIẾN VỢ
Tôi hô BIẾN CON
Tôi HÔ BIẾN CÁI NÀO NÓ HIỆN RA CÁI NẤY
Với hoàn cảnh của Nhiên, ít nhất trên một lần, tôi nghĩ, BIẾN như thế hóa ra hay cho Nhiên!
Nguyễn Tất Nhiên, chiếc quần mới và bữa thịt chó cuối năm cũ
- Đinh Quang Anh Thái.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



tranh: đinh cường
nguyễn tất nhiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#122 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7358 Bài viết:
  • 16938 thanks

Gửi vào 01/06/2020 - 03:30

Nguyễn Tất Nhiên cưa đổ BX chỉ bằng thơ . Lúc đầu tránh né không chịu vi biết là người không bình thường nhưng sau chạnh lòng cũng chịu . Người đó có lẽ là "cô gái Bắc" trong bài ở trên . Sao Ông lại biết "người sắp chết", có lẽ Ông đã có ý định tự tử .
Từ trước ở Saigon tôi chưa lần nghe đến Nguyễn Tất Nhiên . Sau nầy nghe bài hát "Tôi là linh mục chưa rửa tội bao giờ" mới để ý .

Thanked by 3 Members:

#123 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2003 Bài viết:
  • 3553 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 01/06/2020 - 12:53

Nghe nói em vừa thi rớt Luật
Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời
Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!

(Dù thật sự cũng đáng đời em lắm
Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)

Ông làm thơ dễ thương phết ^^

Sửa bởi bamboos: 01/06/2020 - 13:04


Thanked by 3 Members:

#124 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/06/2020 - 19:42

NGUỒN GỐC CỦA NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6
Nhắc đến lịch sử ra đời ngày 1-6, không thể không nói tới Cuộc thảm sát Lidice trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai vào năm 1942.
Để báo thù cho việc chỉ huy trưởng SS Reinhard Heydrich bị quân kháng chiến Tiệp Khắc sát hại, Himmler ra lệnh tiến hành thảm sát thường dân Tiệp Khắc để trả đũa. Nằm ở miền trung Tiệp Khắc, ngôi làng yên bình Lidice đã được chọn. Sáng sớm ngày 1/6/1942, quân SS tiến vào ngôi làng và cuộc thảm sát bắt đầu.
Lúc bấy giờ, dân làng Lidice có tổng cộng 193 nam giới trên độ tuổi 15. Quân SS tiến hành bắt giữ họ và hành quyết tại chỗ ngay lập tức, một vài người bị đem đến Praha để xử tử công khai. Toàn bộ nam giới ở ngôi làng này đều bị người Đức giết sạch.

Phần phụ nữ trong làng, quân Đức tiến hành cách li các bà mẹ khỏi con cái của họ và cuối cùng tống hết phụ nữ đến trại tập trung. Với những người mang thai, Himmler ra lệnh phá thai họ rồi tống đến trại với những người kia. Sau khi chiến tranh kết thúc, 60 trong tổng cộng 213 phụ nữ trong làng đã chết trong trại tập trung.
Quân SS không buông tha cho cả trẻ em, chúng tiến hành bắt bớ hết 105 trẻ em và cách li khỏi bố mẹ của các em. Chỉ 17 trẻ được đem nuôi ở các gia đình sĩ quan SS, tất cả các em được đem trả về nhà sau khi chiến tranh kết thúc. Riêng 88 em còn lại thì bị mang đến phòng hơi ngạt trong trại hủy diệt, khi ấy có nhiều em chưa đến một tuổi.
Ngôi làng bị Himmler đặt thuốc nổ hủy diệt hoàn toàn. Ngay cả ngôi nhà thờ 600 tuổi ở đây. Quân SS cho rằng đây sẽ là bài học suốt đời cho các dân tộc bị trị cả gan chống lại người Đức.
Sau này, người ta chọn ngày 1/6 làm ngày quốc tế thiếu nhi để nhắc nhớ về sự tàn bạo của Đức Quốc Xã với trẻ em. Vậy là: Về cơ bản hôm nay 1/6 là ngày giỗ, ngày của nỗi buồn chiến tranh chứ k phải ngày "Thiếu nhi thế giới liên hoan" như mọi người vẫn thường nghĩ .
Ảnh : Các bức tượng tưởng niệm các em thiếu nhi trong cuộc thảm sát.
(Sưu tầm)





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trên thực tế, ngày 1/6 phần lớn chỉ được kỷ niệm ở vài chục nước theo chế độ Chủ nghĩa xã hội trước đây. Việt Nam thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, đã chọn ngày 1/6 làm ngày Quốc tế thiếu nhi. Trung Quốc và Liên Xô cũ cũng chọn ngày này hàng năm để kỷ niệm về trẻ thơ cũng như tổ chức các chương trình bảo vệ quyền trẻ em.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngày Quốc tế thiếu nhi trên thế giới

Năm 1954, nhằm khuyến khích các nước ghi nhớ về trẻ em và bảo vệ quyền lợi trẻ em, Liên Hợp Quốc đã đề xuất Ngày Thiếu nhi Thế giới tổ chức vào ngày 20/11 mỗi năm.
Cũng chính vào ngày này, nhiều sự kiện quan trọng về trẻ em trên thế giới đã diễn ra: Tuyên bố về quyền trẻ em (1959), Công ước về quyền trẻ em cũng được ký kết vào ngày này (1989), có hơn 191 nước phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á, thứ hai của thế giới ký vào Công ước này.
Mặc dù đề nghị ngày 20/11, nhưng Liên Hợp Quốc lại để cho các quốc gia thành viên có thể tổ chức ngày Thiếu nhi của riêng nước mình vào các ngày tự chọn khác nhau. Và một số nước đã kỷ niệm chính ngày 20/11 ở chính quốc như: Canada, Úc, Parkistan, Ai Cập…

Thanked by 3 Members:

#125 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2982 Bài viết:
  • 26926 thanks

Gửi vào 01/06/2020 - 23:13

Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời..

câu 2 này rất đắc thể , câu 1 tựa như 1 cánh cửa , nghe nói em vừa thi rớt ..,chỉ là 1 cánh cửa rất tầm thường
mở cánh cửa này qua là Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời, như bên trong là nguyên 1 ko gian lộng lẫy của thi ca .
môi trâm anh ( Đào -Cự -Tử phù ) tàn héo ( Hao ) nụ xa vời ( Mộc -Hỷ-Tuyệt ) nụ cười của thất vọng , các thi sĩ thời đó thường dùng nụ hao
gầy ( Hao -Hỷ thần ), để chỉ cho sự nhung nhớ phôi pha qua ngày tháng .
nụ xa vời còn có nghĩa là Hỷ -Tham -Tuần -Cự -Tuyệt , nụ cười của sự chối bỏ ( mối tình của chàng ),vì thế mà
nó mới thật ..vời xa ,

Mắt công nương thầm khép mộng chân trời

mắt công nương , Liêm -Tướng .
công nương chỉ là tiếm xưng , chỉ dành riêng cho tất Nhiên ( TTướng = người đẹp.cái nhìn , cặp mắt / Liềm = lady, mái , bờ )
Liêm Tướng còn được gọi là bờ mi.
+ Khốc là ước mi. + Triệt là khép mi . + Phục -Triệt là thầm khép..

nhưng mộng chân trời là gì ?
theo số cb này mộng chân trời là Tham -Mộ -Tuần -Tuyệt = là cơn mộng xa vời . là tuyệt vọng lăn chìm trong
mộng mị .cú rớt này ( Khoa -ĐKo ) đối với nàng quả là rất đau .

#126 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/06/2020 - 19:37

CHUYỆN XƯA
Lâm Nguyễn - 1/6/2020
Chiều nay hai chị em cafe với ba má (9/2016). Cũng như mọi lần luôn là chuyện ngày xưa.
Má kể hồi đó năm 1975, ba đi cải tạo ở Kỳ Sơn (má chỉ nhớ đường lên Tiên Phước chứ không nhớ chính xác đoạn nào). Tháng 12, má dẫn hai đứa em trai của mình lên thăm ba. Đứa lớn lúc đó 5 tuổi, đứa nhỏ mới hơn 3 tuổi. Hồi đó mình đã nhiều lần đòi theo má thăm ba nhưng má không cho vì chị giúp việc đã về quê, mình là chị cả phải lo cơm nước cho bầy em dù lúc đó mới 11 tuổi.
Năm đó trời lạnh cóng và mưa cũng tầm tả hơn mọi năm. Vậy mà không hiểu sao má lại dám dẫn 2 thằng nhỏ theo lên miền núi thăm ba. Như mọi khi, má mua dầu gió, đường bát, thịt chà bông, thuốc tây mang lên cho ba. Má nói ba ở trên đó thiếu thốn đủ thứ nên ráng mang lên cho ba cái gì được cứ mang.
Vậy là má một tay xách giỏ, một tay nắm hai thằng nhỏ leo lên xe đò. Thời đó tàu xe khó khăn lắm, xe thì cà rịch cà tang, đường lại xấu nên mất nguyên cả ngày vừa xe đò, vừa xe ôm lên đến nơi thì trời tối. Má cũng như những người vợ tù cải tạo khác phải chờ qua đêm để sáng hôm sau lên trại thăm nuôi.
Đêm đó, vì có hai đứa nhỏ đi theo, má vào một nhà dân xin tá túc qua đêm. Theo quy định của chính quyền địa phương lúc đó, dân không được cho những người thăm nuôi cải tạo ở lại. Tuy vậy, có lẽ thấy mủi lòng khi nhìn cảnh má dắt hai đứa con bé xíu lên thăm chồng, thăm cha nên chủ nhà, một nông dân đã cho má và hai đứa nhỏ vào nhà.
Đêm đó, chủ nhà nhường chỗ ngủ cho ba mẹ con người lỡ đường. Ngoài trời lạnh căm căm, ngôi nhà xiêu vẹo tranh tre nứa lá không ngăn được khí lạnh từ bên ngoài khiến má không ngủ được, chỉ mong trời mau sáng. Còn hai thằng nhóc sau một ngày dằn xóc trên đường nằm cuộn tròn ngủ mê mệt. Mình quên hỏi má tối đó hai đứa nó có đái dầm không.
Trời sáng, chủ nhà trước khi vác cuốc lên rẫy dặn má: Lát mấy đứa nhỏ ngủ dậy, chị cứ khép cửa lại rồi đi. Tui đi làm đây. Nói xong, ông chỉ về hướng xa xa, nơi có tốp cải tạo ra đồng sớm và nói: Có khi ảnh làm trong tốp đó. Chị nhìn chừng thử nghe.
Trở về, má nhủ lòng chuyến sau lên sẽ mang chút quà là mắm ruốc và đường lên biếu chủ nhà gọi là cảm ơn lòng tốt của ông. Nhưng rồi Tết năm đó ba được trở về. Má không lên lại trên đó nên cứ canh cánh chưa có dịp thăm lại người chủ nhà mà mình đã thọ ơn trong những ngày khốn khó.
Những lần trước, nghe má kể chuyện này, mình cứ tiếc sao má không hỏi rõ địa danh cụ thể của vùng đó cũng như tên của người chủ nhà. Mình hay đi công tác vùng núi Quảng Nam, nếu biết được chính xác tên đất, mình sẽ tìm cách đến thăm người nông dân tốt bụng năm xưa để cảm ơn ông. Nhưng rất tiếc, đến bây giờ cả nhà mình vẫn nợ ông một lời cảm ơn.
Có những người chỉ đi thoáng qua cuộc đời của mình nhưng đã để lại trong tim mình một sự hàm ơn sâu sắc. Mình cứ thầm mong một ngày nào đó, mình sẽ có duyên gặp con, cháu của người chủ nhà, chứ không dám nuôi hy vọng gặp ông bởi nếu còn, giờ hẳn ông cũng đã bước qua cái ngưỡng xấp xỉ 90.
P/s: Hồi đó, những chuyến đi thăm ba, ngoài đồ ăn thức uống, thuốc men, má thường mang theo món quà mà ba rất thích: những lá thư với lời lẽ ngô nghê của các con. Chỉ có mình là viết thư đàng hoàng, còn tụi em mình toàn kể chuyện bị đứa này đánh, đứa kia xé vở của con ...
Có một lá thư của mình gửi cho ba kể chuyện xin má nghỉ học để ra bến xe đổ nước như mấy đứa nhỏ khác nhưng má không cho. Mình vì thấy ba đi cải tạo, chỉ mình má nuôi bầy con nên cứ nghỉ nhà nghèo quá, phải nghỉ học để phụ má nuôi em. Sao hồi đó mình khôn trước tuổi quá. Từ một đứa nhỏ vô tư lự, suốt ngày rong chơi với bạn bè, cơm ăn sữa uống có lúc hai chị giúp việc bưng lên tận miệng mà còn ỏng ẹo. Vậy mà thoắt một chốc, mình đâm già trước tuổi. Đúng là hoàn cảnh trui rèn để con người phải tự thích nghi
Bây giờ, cứ mỗi lần giở lại những bức thư của mấy chị em gửi cho ba, mình cứ thấy rưng rưng.
P/s: Hai bức ảnh đầu tiên là mình chụp lại bình luận của cô em gái khi đọc bài viết này trên FB cá nhân của mình.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#127 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/06/2020 - 19:31

MỸ: THIÊN ĐÀNG CÂU CÁ (Bài 1)
Ly V Quyen
Một số tài liệu cho biết số lượng thủy hải sản nhập vào Mỹ hàng năm rất lớn do nguồn tiêu thụ trong nước cao, thu hút các nước có nguồn cung cấp nhiều lớn như: Na Uy, Thụy Điển, Thái Lan…trong đó có VN chiếm tỷ lệ khá cao nhập vào Mỹ. Mặt khác,trong nội địa Mỹ, tỷ lệ khai thác, đánh bắt , kể cả nuôi trồng thủy hải sản lại không nhiều do vậy lượng cá tôm trong nước vẫn luôn dồi dào, nguồn tài nguyên của Mỹ vẫn là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù “thiên không thời, địa không lợi” lắm do thời tiết và khí hậu của Mỹ thay đổi nóng lạnh thường xuyên, không có những bãi bồi phù sa, hoặc không nhiều nắng ấm như một quốc gia cạnh bên: Mexico.
Lẽ dĩ nhiên, không thể không nhắc đến một yếu tố quan trọng khác giúp cho nguồn tài nguyên “rừng vàng biển bạc “của Mỹ không bị mất đi là chế độ bảo vệ rất khắt khe nhưng hợp lý hợp tình của hệ thống cảnh sát biển, bảo vệ biển. Người dân luôn tôn trọng chính quyền cùng những quy định đặt ra, không đánh bắt bừa bãi, không gây độc hại cho môi trường, luôn có ý thức bảo vệ biển và những giống vật thủy sinh.
Và điều căn bản để mọi người tự nguyện tuân theo những quy định khắt khe ấy là đời sống người dân Mỹ luôn được bảo đảm: đủ ăn và đủ mặc.
Do nguồn thủy sản phong phú nên Mỹ đã trở thành một “vương quốc” câu cá. Tùy theo tiểu bang, mỗi nơi hiện diện một đặc thù riêng, có tiểu bang không có biển, chỉ có hồ nên chỉ có thể câu các loại cá nước ngọt: Largemouth bass, Smallmouth bass, Catfish, Shad…, nơi chỉ có biển chỉ có thể câu cá nước mặn : Yellowtail, Tuna, Rockfish, Lingcod…có nơi chỉ câu được những loại cá trong thời tiết lạnh :Salmon, Trout, Halibut…
Tiểu bang California đã ban tặng một niềm may mắn cho các cần thủ là vừa có cá nước mặn và vừa có cá nước ngọt để câu. Tiểu bang Cali lại có hai vùng : Bắc và Nam. Miền bắc Cali hiện diện các loài cá mùa lạnh nhiều hơn : Salmon, Trout, Sturgeon…Miền nam khí hậu có phần nóng hơn nên có lợi thế các loại cá : Yellowtail. Bluefin, Yellowfin, Whitefish, Shark…
Luật câu cá tại Mỹ.
Như đã nói ở trên, để giữ cho nguồn tài nguyên biển không bị tàn phá, người Mỹ phải duy trì một hệ thống bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Luật câu cá là một bộ luật rất phức tạp và thay đổi thường xuyên, tùy theo mỗi tiểu bang, luật cũng khác nhau. Mỗi vùng có các loại cá và luật cho mỗi loại cá cũng khác. Miền bắc Cali khác so với miền nam Cali.
Số lượng cá cho mỗi loại phải theo đúng quy định. Thí dụ : Rockfish được phép câu bao nhiêu con, Whitefish bao nhiêu con… Tổng cộng trong một ngày chỉ câu được bao nhiêu con.
Kích cỡ mỗi loại cá cũng theo quy định.Thí dụ: Sculpin phải dài bao nhiêu inch trở lên, Lingcod bao nhiêu inch trở lên…
Luật câu có khi còn thay đổi từng tháng tùy theo báo cáo của cơ quan bảo vệ biển nữa.
Nói chung luật câu cá được cập nhật thường xuyên và trách nhiệm người đi câu phải theo dõi thật sát bằng cách truy cập Online hoặc đọc Fishing Regulation ấn bản thường xuyên và được phát không, nếu không muốn ra tòa hay nộp phạt.
Chắc ăn nhất là luôn luôn nên đi theo một người bạn có thâm niên câu cá tại Mẽo.
(Còn tiếp)
4/27/20
Ly V Quyen





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bằng câu cá năm 2020 :72.62 USD/ 1 năm

Thanked by 1 Member:

#128 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/06/2020 - 19:41

Mỹ: THIÊN ĐÀNG CÂU CÁ (Bài 2)
Câu cá tại Mỹ được xem là một môn thể thao giải trí thuần túy, sản vật bắt được đem về có thể sử dụng chế biến làm thức ăn hoặc làm quà tặng cho bạn bè, anh em. Tuyệt đối không được bán vì đó là luật, trừ khi người câu có giấy phép thương mại, có khai thuế theo luật định khi đó mới được phép bán. Điều này hơi khác so với quê nhà VN mình vì nhiều người cho rằng cá mình câu mình có quyền quyết định để ăn hay bán. Cách nay ít năm, đã có một trường hợp xảy ra tại San Diego khi vợ chồng hai bác lớn tuổi câu cá nục và bán ngay trên PIER bị cảnh sát biển theo dõi bắt đưa ra tòa, nộp phạt đồng thời bị cấm đến khu vực biển trong hai năm.

Tiểu bang California.
Cali là một tiểu bang ven biển phía tây Hoa Kỳ, chạy dọc theo Thái Bình Dương, diện tích lớn hơn nước Việt Nam. Do địa thế biển nên môn câu cá trở nên phổ biến, chưa kể đến một số hồ lớn trong đất liền cũng góp phần tạo thêm ưu thế cho dân câu tại Cali.
Trừ ra số người có đức tin về tâm linh hay tôn giáo không thích câu cá nhưng phần lớn dân Cali vẫn yêu chuộng môn giải trí lành mạnh, một môn thể thao toàn diện ít tốn kém mà sản vật đem về còn góp phần vào bữa cơm gia đình thêm ấm cúng, ngon miệng và bổ dưỡng.
CÂU CÁ tại Nam Cali.
Nam Cali là quê hương thứ hai của chúng tôi sau quê hương Việt Nam thân yêu luôn trong tim mỗi khi nhắc đến,. Vùng đất nam Cali với khí hậu ôn hòa trải dài theo biển,với những thành phố lớn, nổi tiếng như Santa Barbara, Los Angeles, Long Beach, Newport Beach, Laguna Beach, San Diego rồi tiếp giáp Mexico.
Anh em bạn câu chúng tôi rất đông, trước đây chúng tôi tổ chức, quy tụ được một hội câu, gặp gỡ online thường xuyên (hội 4so9 USA) để trao đổi kinh nghiệm về câu kéo, kỹ thuật câu từng loại cá, những câu chuyện hấp dẫn được kể lại cho nhau nghe mỗi khi đi câu về, hẹn hò tổ chức họp mặt hoặc tổ chức những chuyến câu…Nhưng nay, vì nhiều thành viên bận bịu nên hội câu tạm dừng hoạt động.
Tại nam Cali, chỉ nói riêng về môn câu biển cũng có nhiều hình thức khác nhau: Câu Pier (câu trên cầu), câu ghềnh đá, câu bờ biển (Surf fishing), câu tàu, tàu chợ (mua vé đi theo tàu) hay tàu nhà. (Các anh có điều kiện sở hữu tàu, mọi người đi theo đóng góp chi phí xăng dầu)
Ly V Quyen
28/4/2020
(Còn tiếp)

Thanked by 2 Members:

#129 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/06/2020 - 19:51

MỸ: THIÊN ĐÀNG CÂU CÁ (Bài 3)
Câu cá trên PIER
Trải dài dọc theo bờ biển Cali, các thành phố ven biển đều xây dựng những cây cầu vươn dài ra biển. Chữ PIER dịch sang tiếng Việt rất khó, có người gọi là cầu tàu nhưng thực sự đây không phải cầu tàu vì không có chiếc tàu nào cặp vào. Và lại càng không phải “Nhịp cầu nối những bờ vui”! Thôi ,cứ tạm gọi là cầu PIER.(đọc là “PIA”.)
PIER được xây dựng trên những cột trụ gỗ cứng chắc, tồn tại lâu năm mà không bị nước biển xâm hại, vươn ra biển từ vài trăm mét đến cả cây số.Mục đích của Pier là chỉ để người dân có chỗ thả bộ, hóng gió, dắt chó mèo đi chơi, hẹn hò tâm sự , hoặc có nơi để đứng xem máy bay nhào lộn trên không trong những buổi biểu diễn Air Show.…và quan trọng hơn hết là có nơi cho những vị nào thích cảm giác câu cá, có nơi để giảm Stress sau những ngày làm việc căng thẳng, tâm lý ức chế.
Da anh mặn mà do mùi hương nước biển.
Tóc em dài che bớt nắng vàng Cali.

Hãy đến Cali chúng tôi để cảm nhận cơn gió biển mỗi buổi chiều hè nóng nực trên Pier. Những cơn gió mát từ biển có khi được thổi từ quê hương VN, qua biển Thái Bình Dương để đến được nơi này.
Các du khách từ các nơi đến Cali, kể cả các du khách từ VN sang thăm chắc hẳn phải có dịp bước chân rảo bộ trên những Pier như là một dấu nhấn trong hành trình khi đến tiểu bang người Việt này.
Nhà chúng tôi ở cách biển chỉ khoảng độ 10-15 phút lái xe.Những chiều hè nóng nực, chỉ cần lái xe ra biển, vợ chồng con cái tản bộ trên Pier ,nhân tiện cầm theo một chiếc cần câu nhỏ và xách thêm một cái xô đựng cá là có thể hưởng một buổi chiều mạnh khỏe, thoải mái.
Có dịp đặt chân lên PIER mới thấy sự chu đáo của người MỸ dành cho người dân ở những khu công cộng, tất cả đều miễn phí. Pier luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự và an toàn. Có ghế ngồi cho du khách , có bàn cắt mồi cho người câu cá, thậm chí có bồn và vòi nước rửa cho người làm cá, những con cá vừa được câu từ dưới biển lên.
Tại Mỹ tất cả những người tham gia môn câu cá đều phải có bằng câu cá (Fishing License) nhưng đặc biệt câu cá trên Pier không cần fishing license.Cá câu được trên Pier phổ biến nhất là cá nục (Mackerel), cá mòi (Sardine). Cá suốt (Smelt) đến mùa có thể có Cá ngừ(Bonita), hoặc may mắn cũng có khi được một con cá thờn bơn (Halibut) khoảng 3-4kg hoặc cá đuối, cá mập đến 10kg. Chưa kể, có khi kéo được những con mực khổng lồ…
Do những hoạt động thú vị diễn ra hàng ngày như vậy nên đã có những vị cao niên người gốc Mễ cũng có, người Việt cũng có, đặc biệt vùng Huntington, Balboa,Newport Beach phần lớn là người Việt, các cụ gắn kết gần như cả đời trên Pier. Riết thành thói quen,hấu như ngày nào cũng có mặt, sáng sớm các cụ đã lọm khọm đem cần câu ra Pier, câu đến trưa thì về, cá nhiều ăn không hết lại phải làm sạch rồi đem cho bà con,bạn bè. Các cụ gặp nhau hàng ngày dần dà nên thân quen, lập thành nhóm, thành hội khi vắng nhau lại hỏi thăm, tuổi cao sức yếu, trái gió trở trời biết đâu mà lần.
(Còn tiếp)
Ly V Quyen
29/4/2020

Thanked by 1 Member:

#130 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/06/2020 - 20:02

MỸ: THIÊN ĐÀNG CÂU CÁ (Bài 4)
ĐI CÂU BẰNG TÀU NHÀ

Nỗi khổ tâm hay gặp: SAY SÓNG.
Em HUỆ.
Khổ thân con gái tên là Huệ.
Thày me sinh con ,thật mỹ miều.
Nào phải yêu thương thầm thì nhắc.
Mà là những lúc nôn thật nhiều.
(Chân thành xin lỗi chị em nào tên Huệ)
Anh em đi câu gặp người say sóng thường gọi đùa là “kêu tên em Huệ”, vì mỗi lúc nôn ói cứ phải kêu lên:”Ọe, oẹ, huệ , huệ…”
Vị nào hay say sóng đành phải chấp nhận câu PIER hay câu bờ hoặc ghềnh đá cho an toàn.
Theo thống kê chắc hẳn phải đến 70-80% người bị say sóng khi theo tàu ra khơi, mức độ say sóng có thể từ nhẹ đến nặng. Cơn say sóng có thể thoáng qua ,hơi nhức đầu buồn nôn sau đó sẽ hết. Có người lúc tàu chạy thì không sao nhưng khi tàu dừng chuẩn bị câu, bao nhiêu thức ăn trong bao tử từ bữa ăn sáng đành phải “cho ra” hết xuống biển! Có những người quá nhạy cảm, nôn hết những gì trong bao tử rồi đến mật xanh, mật vàng, da xanh tái, mắt lim dim, hạ huyết áp,nằm bẹp dí trên sàn tàu…trong lúc các bạn câu khác đang ra sức kéo cá!
Người ta thường nói nếu người khỏe sẽ không say sóng. Điều này không đúng vì tôi đã thấy có những anh thanh niên Mỹ to khỏe, bắp tay cuồn cuộn như lực sĩ vẫn “Kêu em HUỆ” suốt buổi câu!
Tất cả hiện tượng say sóng đều là sinh lý bình thường khi cơ quan thăng bằng trong tai bị rối loạn và chưa nghe nói trường hợp nào tử vong do say sóng. Chỉ có điều ngày câu đã trở thành thảm họa, ngày vui đã trở thành ngày đau khổ! Tuy nhiên,tất cả triệu chứng say sóng đều biến mất khi tàu trở vào đất liền.
Nếu cẩn thận, trước khi xuống tàu 30 phút nên uống 1 viên chống say sóng, hoặc trên thị trường giờ có loại thuốc dán sau tai.Có người uống nước gừng. Nhưng thật ra, say sóng là hên xui, tự nhiên ở mỗi người, có uống thuốc hay không uống vẫn ói, uống nước gừng hay không vẫn ói, càng đi …càng ói.Chắc chắn một điều, nếu biển êm sóng lặng sẽ ít bị say sóng hơn.
Nếu ít bị say sóng, mê câu cá, yêu thiên nhiên dã ngoại …Cali đã trở thành thiên đàng khi theo chân những chuyến tàu câu ra khơi xa. Khi đất liền không còn trong tầm mắt chỉ còn sóng vỗ mạn thuyền, tiếng động cơ máy nổ đều đặn, thi thoảng xuất hiện những đàn chim sà xuống tìm mồi, những đàn cá heo nhào lộn đuổi theo tàu. Những cơn gió mát của mặt biển thổi qua đôi khi kèm theo chút nước biển mặn tạt lên mặt làm cho mọi người tỉnh táo phấn chấn hơn.
Có những hình ảnh chỉ người đi ra khơi xa mới có thể tận mắt chiêm ngưỡng lúc tàu lướt qua những hòn đảo nối tiếp nhau ngút ngàn, những bờ đá cheo leo không người ở, những hang động chân núi huyền bí, hay những con đại bàng khổng lồ đang đậu trên đỉnh mỏm đá cao nhất chực chờ phóng xuống biển bắt những con cá vô tình lội ngang.
Kể ra đi câu biển khơi cũng đòi hỏi một mức độ gan dạ một chút vì đôi khi có những sự việc không hoàn toàn như ý muốn.Khi con tàu lênh đênh biển khơi không thấy đất liền, mình mới có thể cảm nhận được sự nhỏ nhoi của mình như thế nào đối với thiên nhiên tạo hóa. Có khi một con cá voi to bằng một tòa nhà biệt thự nổi cái lưng đen xì lên phun cột nước phì phì chỉ cách tàu mình khoảng 50 mét. Vào những ngày mưa to sóng lớn, con tàu bị sóng nhồi cảm giác mình như đang ngồi trong một cái máy giặt khổng lồ, vặn vẹo tới lui, ngang dọc... Con tàu bị sóng vặn xoắn, những cây cột kèo kêu lên kẽo kẹt cơ hồ vỡ tan thành từng mảnh bất cứ lúc nào, thỉnh thoảng con tàu lại chui vào giữa đám mây đen nằm trên mặt biển, (có lẽ do áp suất khí hậu nên đám mây bị hạ xuống nằm hẳn trên mặt biển). Trời đang sáng tự nhiên tối sầm lại chiếc tàu như đang chui vào một đường hầm tối đen và không lối thoát…
SỞ HỮU MỘT CHIẾC TÀU CÂU.
Tại Mỹ ,để sở hữu một chiếc tàu câu không khó khăn lắm. Chỉ giống như mua một chiếc xe hơi, bạn có thể mua trả góp, đóng tiền bảo hiểm, đăng ký Nha Lộ Vận…Giá cả thay đổi từ vài ngàn đến vài triệu USD, nhưng trung bình khoảng 30 -40 ngàn là sử dụng được.
Việc lái tàu tại Mỹ không đòi hỏi bằng lái tàu, chỉ cần bằng lái xe là được. Học lái tàu có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, học tại lớp, học Online.
Một số quy địng khác cũng phải biết về luật trên biển, cách gọi cấp cứu, cách sữ dụng định vị, máy tầm ngư…
Vì là tiểu bang ven biển nên số người tại Cali sở hữu tàu rất nhiều.Mỗi cuối tuần mọi người kéo tàu xuống biển như ngày hội.
Là những người Việt xa xứ, cùng mê câu cá anh em chúng tôi tìm đến với nhau hầu chia xẻ niềm đam mê bất tận. Chỉ một anh trong nhóm có tàu ,mọi người còn lại đóng góp chi phí để tổ chức những chuyến câu biển khơi. Trước lạ sau quen,dần dà thân nhau như tình anh em vì tình thân , tình đồng đội,chia nhau từng ổ bánh mì, từng quả quýt, hiểm nguy có nhau, tương thân tương trợ…
Tàu nhỏ khoảng 4-5 người nên thường được kéo về đến nhà bằng xe tải. Địa điểm câu thường là đảo Catalina, đảo San Clemente…có khi đi xa hơn đảo Anacapa, Santa Cruz, Santa Rosa…
Khi đi tàu nhà ra biển khơi các loại cá câu được sẽ hơn hẳn các loại cá câu trên PIER, hay bờ biển. Các loại cá hay gặp : cá đỏ (Rockfish), cá trắng (Whitefish), Lingcod, White Sea Bass hoặc các loại cá ngừ (Tuna)…Tất cả đều lớn và nhiều.
Lẽ dĩ nhiên, tất cả số lượng cá và kích thước từng loại cá đều phải nằm trong luật định cho phép, nếu cá không đủ kích thước phải thả , nếu câu quá số lượng cũng thả. Thậm chí có những lúc câu được giống cá lạ, không biết tên cũng nên thả cho yên tâm vì mức phạt rất nặng nề.
(Còn tiếp)
Ly V Quyen

1/5/2020

Thanked by 2 Members:

#131 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/06/2020 - 20:12

Ông Lão và Chiếc Cần Câu
31/5/2020
(Tạp ghi)
Những vạt nắng cuối ngày mùa hè Cali trên cầu Pier đã chuyển sang màu cam,mặt trời ngả hẳn về hướng tây. Tôi chậm rãi bước lên Pier, những người dạo mát trên cầu cùng những người câu cá lỉnh kỉnh thùng xô, cần câu và những chiếc xe đẩy tự chế lục tục đi về theo hướng ngược lại để đi về sau buổi hít thở không khí trong lành của biển, những ông bà cụ, anh thanh niên, cô gái...đủ các sắc dân đi về hướng đậu xe.
Những con chim gọi bầy, tiếng sóng biển ầm ì xô bờ, bãi biển giờ đã vắng người. Xa xa là hàng dừa với ông mặt trời đỏ và mờ cùng với mùi muối của biển đã tạo nên một không gian kỳ thú, trong sạch và thanh tịnh.Vài con hải âu to tướng dạn người đứng trên thành cầu dõi mắt nhìn tôi đi ngang.
Đóng chiếc dây kéo kín hơn chiếc áo ấm vì những cơn gió lạnh về đêm bất chợt mặc dầu đang mùa hè, tôi nhác thấy một ông lão người VN đang ngồi câu cá tại một nơi biệt lập trên cầu. Lúc này trên cầu chỉ còn rất ít người nên hình ảnh ông lão như hiện ra trong ánh sáng chiều ngược nắng như một bóng người in lên nền trời. Tôi bước lại gần ông hơn, dường như tâm trí ông giờ đây chỉ là những con cá mà thôi. Thi thoảng ông lại kéo lên một con cá nục nho nhỏ, tháo con cá bỏ vào chiếc xô trắng be bé ngay bên cạnh, ông lại móc một tí mồi rồi lại thả câu. Mỗi lần bắt được con cá thành công ông lại cười một mình như thoả mãn được cái thú đam mê của cuộc đời, một cuộc đời chỉ có mình ông và không còn ai khác nữa...
Tôi đoán ông đã già lắm,con người bé nhỏ lại càng nhỏ bé hơn vì thời gian càng ngày lại càng đè nặng lên vai. ,chiếc lưng còng xuống sát đất mỗi khi móc mồi. Để giữ chiếc cần câu, ông phải vươn tay cao lên vì chiều cao của ông không cao hơn thành cầu là bao. Mỗi khi ông cười, nụ cười ấy lại làm tăng thêm số đường rãnh sâu chằng chịt hằn trên khuôn mặt và cái miệng là một hố sâu móm mém, với hàm râu lưa thưa trắng lâu ngày không cạo. Dù sao đi nữa nụ cười của ông đã minh chứng cho một niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Tiến lại gần ông, tôi bắt chuyện làm quen. Được biết năm nay ông đã 97 tuổi, số tuổi có lẽ ít người đạt được, quê Mỹ Tho, Tiền Giang.Vượt biển năm 1977.
“Ồ! Con xin chúc mừng ông,97 tuổi mà ông vẫn khoẻ, chắc ông có nhiều ơn phước lắm. Ở hiền gặp lành phải không ông ạ ?Ông hạnh phúc quá !”… Tôi dùng tất cả lời tốt đẹp dành khen tặng ông vì thực sự kính trọng và ngưỡng mộ ông lắm.
“Phước đức cái gì chú ơi! Sướng ích cái gì chú ơi!, tui muốn chết cho rồi mà chết hỏng được…”Ông lão ngắt lời và cho tôi biết rằng người vợ đã qua đời khi vượt biển năm 1977, sang Mỹ với 4 người con, ông đã lần lượt làm đám tang cho 4 người con, đứa con gái út cuối cùng đã mất năm ngoái hưởng thọ 69 tuổi.Mấy đứa cháu đi làm ăn xa lâu lắm mới có dịp về thăm ông một chút.
“Mấy thằng bạn đi câu với tui trước đây giờ chết sạch rùi!...Giờ tui đi câu một mình thôi!”. Ông kể cho tôi nghe về những chuyến câu biển San Diego, Mexico và những chiến tích mà ông đã có được khi bắt những con cá hàng trăm Pounds cùng với đám bạn câu tình cảm thân thiết như anh em trong nhà thuở ấy.
Ông giờ sống một mình, share một căn phòng nho nhỏ gần Pier để mỗi buổi chiều rảo bộ,mang chiếc cần câu lên cầu, câu vài con cá nục đem về tặng lại cho các anh Mễ hàng xóm ăn cho vui.
Ánh nắng tắt hẳn, những ngọn đèn cao áp đèn trên Pier đã bật sáng. Lúc này đàn cá nục đã ngưng ăn mồi, ông lão thu dọn đồ câu, xếp cây cần câu lại cho ngay ngắn ,chuẩn bị ra về. Ánh sáng của ngọn đèn trên Pier chiếu lên thân hình ông lão,chiếc cần câu và chiếc xe đẩy tự chế lên nền Pier tạo thành một bóng đen gầy guộc , khẳng khiu như một cành cây khô trong chuyện cổ tích.
Từ biệt ông lão và tôi xin được kính chúc ông :”Sống lâu …trăm tuổi!”
Cali 5/29/18
Lý V Quyến


Thanked by 1 Member:

#132 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/06/2020 - 19:31

Để tưởng nhớ ông Alcoh Wong - Vị ân nhân của Thuyền Nhân Việt Nam
Ngày 30 tháng 5, 2020 năm nay là sang năm thứ 15 ông Alcoh Wong rời xa chúng ta.
Từ Kuala Lumpur, Malaysia, Bà Quả Phụ Alcoh Wong gởi mẩu nhắn tin ngắn gọn nhưng đầy tiếc thương và xúc động đến nhóm Bidong Family chúng tôi, những cựu thuyền nhân Việt Nam qui tụ từ Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc Châu, và cả Việt Nam, từng có may mắn gặp Bà Alcoh Wong năm 2017, nhân một chuyến về thăm lại những nơi trước đây từng là các Trại Tị Nạn ở Đông Nam Á, và đặc biệt đến viếng các Nghĩa Trang Thuyền Nhân Việt Nam dọc theo bờ biển phía Đông của Bán Đảo Mã Lai Á , theo “Sách Hướng Dẫn đến các Nghĩa Trang Thuyền Nhân Việt Nam” (The Guidebook of the Graveyards of the Vietnamese Boat People (VBP) Along the East Coast of Malaysia Penisula” được Ông Alcoh Wong soạn theo tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR, Hội Hồng Nguyệt Mã Lai Á MRCS, và tài liệu của chính Ông trong suốt gần 20 năm, 1978 tới 1995, tự tay ông chôn cất và lập mộ cho Thuyền Nhân Việt Nam.
Ông mất chỉ hai tháng sau khi sách Guidebook quí giá của ông được xuất bản vào tháng 3 năm 2006. Không còn Ông, tài liệu quí báu trên (trong đó Ông ghi lại từng tên Thuyền Nhân, ngày mất, địa điểm chôn cất, trên con thuyền vượt biên mang số mấy, nếu có giấy tờ trên xác thì mộ được ghi rõ họ tên, ngày sanh, và cả đặc điểm trên xác, lý do tử vong, hầu hết là chết chìm ngoài cửa biển Mã Lai) chìm vào quên lãng, không ai biết đến cuốn sách Ông đã bỏ hết tâm huyết, cả tài chánh cá nhân, chỉ mong đoàn tụ những ngôi mộ thuyền nhân đau thương đến với than nhân của họ.
Sau khi gặp Bà Wong năm 2017 tại Terengganu, nơi có những ngôi mộ tập thể lớn nhất của Thuyền Nhân Việt Nam, chúng tôi có dịp phổ biến sách trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí, website,
Mười-lăm năm sau khi vị Ân Nhân của Thuyền Nhân Việt Nam ra đi, tình cờ chúng tôi tìm được bài viết cuả Ký Giả Nhiếp Ảnh Kwong Wah Yit Poh, cô là người Úc gốc Hoa, viết để Tưởng Nhớ Ông Alcoh Wong, tháng 7 năm 2006, chỉ hai tháng sau khi Ông mất.
Dưới đây là bài viết của Kwong Wah Yit Poh:
“Để Tưởng Nhớ Alcoh Wong
“Chúng tôi đang ngồi nhâm nhi cà phê ở một quán cà phê và trà teh & kopi Tarik ở Chinatown thuộc tỉnh bang Terengganu, Malaysia, thì một người đàn ông lớn tuổi đến hỏi chuyện, và bắt đầu giải thích cho chúng tôi nghe về lịch sử của địa phương, từng con phố, từng cửa tiệm đã được thành lập ra sao. Ông nói một cách thật nhã nhặn, điềm đạm, đầy khiêm tốn, nhưng cũng thật hãnh diện về Terengganu, càng vui hơn khi biết chúng tôi là du khách từ quốc gia khác đến.
“Quả thật, tôi có thể thấy qua câu chuyện, ông là người đầy kiến thức, uyên bác, nhưng lại không ngại mất thì giờ cho đám du khách chúng tôi (bao gồm cả hai đứa nhỏ con của người bạn trong nhóm.) Ông cảm ơn chúng tôi nhều lần đã chịu khó ngồi nghe chuyện của ông và mảnh đất và những người đã thành lập ra phố Tàu Terengganu. Ông cho biết tên ông là Alcoh Wong, thuộc Hiệp Hội Người Hoa tại tỉnh bang Terengganu, Ông cũng cho biết ông dành nhiều giờ để nghiên cứu về nguồn gốc của người Hoa đi tìm tự do, đến sinh sống, lập nghiệp ở đất Mã Lai, cũng như Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People VBP, và BP (Bidong People - những em nhỏ sinh ra trong tại tị nạn Pulau Bidong, thuộc tỉnh bang Terengganu)
“Tôi hết sức kinh ngạc và vui mừng tột độ, vì trước đó hai năm, tôi đã từng nhìn thấy xác của một con tầu trong một lần đi lặn ở vùng biển thuộc Terengganu, tuy rất muốn khám phá nguyên nhân và xuất xứ của con tầu, không ngờ trong dịp tình cờ này lại được có câu trả lời cho những gì tôi thắc mắc. Từ kinh ngạc, đến cảm phục lòng nhân ái của Ông Alcoh Wong. Ông giúp những cựu thuyền nhân Việt Nam tìm lại dấu tích, mộ phần của người thân của họ tử nạn khi vượt biển tìm tự do. Ông kể laị một cách ngậm ngùi nhưng đầy sống động về những chuyến đi tìm mộ phần này, đến nỗi tôi có cảm tưởng như đang được đi theo cuộc hành trình tìm lại quá khứ đầy gian nan, từ lục tìm hồ sơ khai tử từ các nhà thương dọc theo những nơi từng có người tị nạn Việt Nam trôi dạt vào, hồ sơ lưu của những cơ quan quốc tế như Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, Hội Hồng Nguyệt Mã Lai Á (tức Hội Hồng Thập Tự,) đặc biệt nhất là hồ sơ chôn cất thuyền nhân Việt Nam của Hiệp Hội Người Hoa Terengganu, do chính ông ghi chú và lưu giữ trong suốt gần 20 năm, từ 1978 đến 1990, gần 500 mộ phần tại các nghĩa trang dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai Á, có những mộ cá nhân, có những mộ tập thể, hầu hết là được chôn cất trong những nghĩa trang của người Hoa.
“Chúng tôi chia tay trong sự lưu luyến chưa từng có trong cuộc đời, dù cả ông lẫn tôi không hề có mối liên quan cá nhân nào với thuyền nhân Việt Nam! Ông cho địa chỉ liên lạc, hào hứng nói về cuốn sách hướng dẫn đến các nghĩa trang có mộ Thuyền Nhân Việt Nam, cuốn sách ông tự bỏ tài chánh riêng ra để in ấn, phát hành, như một tài liệu hiếm hoi mà qua đó, ông hy vọng một ngày tất cả những ngôi mộ thuyền nhân đó được thân nhân, đồng bào của họ biết đến, chăm sóc, giữ gìn, như một phần quan trọng, nhân chứng cuả cuộc hành trình tìm tự do của người Việt Tị Nạn.
“Tháng 7 năm 2006 chúng tôi trở lại, không ngờ đã quá trễ, ông ra đi ngày 30 tháng 5, 2006, chỉ 2 tháng sau khi quyển sách ông ấp ủ được xuất bản. Ngồi viết những dòng này tưởng nhớ đến ông Alcoh Wong, dù chỉ một lần gặp, lòng nhân ái, vị tha, giúp người không một chút tư lợi của ông mãi mãi ở lại trong tôi.”
*
Ghi chú: từ 1975 tới 1990, trại tị nạn Pulau Bidong thuộc tỉnh bang Terengganu, Malaysia, đã đón nhận 252,390 thuyền nhân Việt Nam đến tạm trú trước khi được tái định cư ở đẹ tam quốc gia.
NGỌC ÂN - Nguồn: Ly Lê




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#133 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/06/2020 - 19:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thảm kịch xảy đến với Hoàng gia Vương quốc Lào là chuyện còn ít ai được biết (Bài chia sẻ lại)
Hàng chục năm trôi qua, chính quyền Lào không đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng về sự biến mất của vua Savang Vatthana.
Lãnh tụ c.... s.. Lào, Kaysone Phomvihane, trong lần đến thăm Pháp năm 1989 vẫn khẳng định:
"Tôi muốn nói với các ông rằng, Savang Vatthana chết tự nhiên. Ông ta rất già. Điều đó xảy đến với tất cả mọi người."
Trong câu nói, lãnh tụ Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Lào Kaysone Phomvihane gọi vua Savang Vatthana trống không, lạnh nhạt, khác tình cảm của người Lào dành cho Hoàng gia
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Savang Vatthana lúc đó mới chỉ là Thái tử sang Paris học luật sống chung với hai Hoàng thân Souvanna Phouma, Souphanouvong, cũng học ở Pháp. Họ cùng trọ trong căn hộ trên đại lộ Raspail của tướng Pháp Coquelet. Savan đi chợ, Souvanna Phouma (1901-1984) nấu cơm, còn Souphanouvong (1909-1995) rửa bát.
'Hoàng thân đỏ' Souphanouvong sau đó cưới một cô gái Việt Nam, trở thành Chủ tích nước đầu tiên của CHDCND Lào (1976-1985), và 'người rửa bát' không nhớ thủa hàn vi, chẳng dành cho King Savang cả một cái chân lau bàn khốn khổ trong bữa tiệc chiến thắng của họ năm 1975.
Trung lập hay thân Việt Nam?
Vua Savang Vatthana được đánh giá nhân hậu, đạo đức, thường có mặt trong những cuộc tranh luận Thần học.
Ông là người luôn mong mỏi giữ nước mình trong tư thế một nước trung lập, dù giai đoạn trị vì chịu sức ép, chèo kéo và áp lực của cả hai khối cộng sản và tư bản.
Thay mặt vua, Hoàng thân Souvanna Phouma lần đến thăm Nga, gặp Khrushchev tại Sochi, đã được lãnh tụ Xô Viết dành cho sự tiếp đãi trọng thể. Hoàng thân được sử dụng toàn bộ lâu đài của Hoàng tử Yussupov lộng lẫy bên bờ Biển Đen, mới được sửa chữa và phục chế hoàn toàn, salon lát đá cẩm thạch, phòng chơi billard, bể bơi trong nhà với nước biển được sưởi nóng, sauna, phòng ăn khổng lồ luôn luôn đầy ắp hoa quả, trứng cá cavia, rượu vodka...
Nikita Khrushchev đến tận nơi ở với vòng tay dang rộng, hỏi như muốn tự mình xách valy "Vương Thân, đồ đạc của Ngài ở đâu?".
Sau buổi tiếp kiến, Khrushchev thân mật vỗ vai, gọi Hoàng thân bằng tên riêng:
"Ông bạn Souvanna yêu quý của tôi, tôi biết chắc rằng Ngài chưa đủ chín đối với chủ nghĩa c.... s..."
Sự tiếp đón của JF Kennedy vào tháng 9/1962 dành cho phái đoàn Vương quốc Lào ngược lại rất thiếu trọng thị, lạnh nhạt. Các bữa tiệc được mô tả như các suất ăn sáng.
Ngoại trưởng Mỹ lúc đó Foster Dulles ham dọa: "Trung lập không thể tồn tại. Nếu có điều đó thì là một sự vô đạo đức. Người ta chỉ có thể thân Mỹ hay thân c.... s..."
Averell Harriman thu xếp cho Hoàng gia Lào tiếp kiến Kennedy tại Toà Bạch ốc. Tại đó, tổng thống Mỹ ăn mặc như vừa về sau một trận chơi golf, ngồi trên chiếc ghế xoay nửa nằm, nửa ngồi, chuyện đang nửa chừng đã ngắt lời, hỏi:
"Ngài đánh giá mong đợi ngài muốn ở phía chúng tôi như thế nào?"
"Thưa Tổng thống, chúng tôi không cần tiền. Điều chúng tôi mong mỏi là hậu thuẫn chính trị, những chuyên viên kỹ thuật, thuốc men, máy kéo."
Ngạc nhiên, Kennedy chồm dậy sửng sốt:
"Thế là thế nào, lần đầu tiên tôi nghe..."
Lào - nạn nhân thua thiệt trong Cuộc chiến Đông Dương
Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ - Việt Nam, đúng nghĩa hơn là chiến tranh Đông Dương, Lào đã cho Hà Nội xây dựng tuyến đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam trên lãnh thổ Lào, vẫn được gọi là 'Đường mòn H.C.M'.
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã trực tiếp mở chiến dịch 'Lam Sơn 719' đánh thẳng sang Lào từ Quảng Trị. Mỹ cũng đã tiến hành 550.000 phi vụ tấn công trên lãnh thổ Lào, trung bình cứ 8 phút có một phi vụ rải boom, nã tên lửa trong suốt 9 năm.
Chừng 260 triệu trái boom đã dội xuống đất Lào, nhiều hơn dân số của nước này (6,4 triệu/2015). Lào là đất nước hứng chịu boom đạn nặng nề nhất thế giới so với số dân.
Bắc Việt Nam đã thành công trong việc sử dụng Lào như một chiếc khiên chắn đạn cho VNDCCH, để hậu phương miền Bắc không bị hứng chịu toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.
Nội chiến ở Lào giữa quân đội Hoàng gia được người Hmong ủng hộ chống lại Pathet Lào và quân đội Bắc Việt kéo dài từ tháng 11/1953 tới năm 1973, dài hơn chiến tranh Việt Nam. Một triệu người Lào đã bị giết, tương tự cứ 6 người thì có một bị thiệt mạng.
Sau chiến tranh 69.000 người Hmong phải chạy từ Lào sang Thái Lan tỵ nạn rồi một số họ được Hoa Kỳ nhận.
Đóng góp của Lào về sức người, sức của cho Bắc Việt Nam chiến thắng không thể phủ nhận.
Nền quân chủ 622 năm bị truy trốc tận gốc
Nằm cạnh những đế chế hùng mạnh trên bán đảo Đông Dương, Lào luôn giữ một thái độ khiêm nhường.
Đất nước là ngã tư hợp lưu giữa các sắc tộc. Những người bản địa được gọi là người 'Kha' bị những kẻ thắng trận, đầu tiên là Khmer, sau là người Thái, đẩy dần lên vùng núi, bị chiếm mất những mảnh đất tốt.
Fa Ngum, một Hoàng tử trong bộ tộc đã liên kết với Vương triều 'Roi d'Angkor' thành công trong việc thống nhất các tộc trưởng địa phương và đất nước " Lan Xang- Triệu voi" đã ra đời. Vương Quốc tả ngạn sông Mekong có thủ đô là Xieng-Thong, sau được gọi là Luang Prabang. Đó là năm 1353.
Hiệp định Paris và việc triệt thoái quân đội Mỹ khỏi Việt Nam đồng thời mở ra cho Lào một viễn cảnh tìm lại tiếng nói ở Đông Dương.
Ngày 5/4/1974, Vua Savang Vatthana tại vị trên ngai vàng mời hai anh em cùng cha khác mẹ Souvanna Phouma, một người đi với vua và Souphanouvong, một người theo Bắc Việt Nam, ngồi lại với nhau thành lập 'Chính phủ Lâm thời đoàn kết dân tộc'.
Vương quốc Lào tuyên bố đi theo đường lối quân chủ trung lập, không liên kết.
Song, cân bằng lực lượng trong vùng thay đổi sau ngày 30/4/1975, khi Sài Gòn sụp đổ.
Pathet Lào hiểu, cơ hội chiếm đoạt quyền lực đang nghiêng về phía họ với sự suy yếu của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa biến mất.
Những người thuộc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giật dây cho các tầng lớp sinh viên, học sinh thành lập các tiểu tổ cách mạng tại Vientiene và nhiều thành phố khác tại Lào.
Kết thúc năm 1975 cùng Sài Gòn sụp đổ
Tháng 5, một cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra, bao vây Hoàng cung Louang-Prabang, ngăn cản Đức vua tham dự ngày Hội Hiến pháp. Ngày 29/9/1975, hai Hoàng thân Souvanna Phouma và Souphanouvong từ chức trước rừng người tụ tập trước Hoàng Cung. Thoạt đầu cuộc biểu tình không có dấu hiệu nào chứng tỏ đám đông phản đối chế độ quân chủ, ngược lại họ tỏ lòng kính trọng với vị vua Savang Vatthana, tin tưởng vào ngai vàng có quá khứ hơn sáu thế kỷ.
Trong lúc đó, những cán bộ tuyên truyền Pathet Lào hô khẩu hiệu"phản đế, phản phong".
Savang Vatthana hiểu rất nhanh những người Pathet Lào muốn gì. Vua tuyên bố thoái vị. Mười ngày sau, "Hội nghị đại biểu nhân dân" nhóm họp tại Vientiane, tuyên bố thành lập nước CHDCND Lào và Chủ tịch không phải ai khác là...Hoàng thân Souphanouvong.
Vua Savang Vatthana được choàng một chút hư vinh, hữu thực "Cố vấn tối cao chính phủ". Ngôn ngữ gọt tròn cho khỏi chấn động những ai còn quyến luyến chế độ cũ.
Những ngày cuối cùng của Nhà vua
Trên thực tế, đứng đầu bộ máy quyền lực Lào là nhà độc tài, Chủ tịch Đảng PPRL (Đảng Nhân dân cách mạng Lào) Kaysone Phomvihane.
Chế độ mới ngay lập tức phải đối mặt với một cơn lốc khó khăn. Nền kinh tế dựa vào viện trợ không được tái cơ cấu, trong khi nguồn tiền Phương Tây biến mất sau việc quốc hữu hoá hàng loạt các cơ sở sản xuất.
Bàn tay sắt trong quản lý, những trưng thu không bù đắp được những thiếu hụt và sụt giảm nền kinh tế, ngược lại còn làm tồi tệ hơn.
Pathet Lào trưng ra một khuôn mặt khác sau khi nắm chính quyền.
Những đối thủ chính trị, thậm chí những người từng đóng góp rất nhiều cho Pathet Lào bị đưa đi cải tạo, cư dân thành phố đẩy đi thành lập những khu 'Kinh tế mới' nơi rừng thiêng nước độc.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bằng chân gia tăng, từ năm 1976 sang 1977, rồi 1978
Đối mặt với tình hình trong nước ngày xấu đi, thái độ bất bình ngày càng dâng cao của các tầng lớp dân chúng, những người c.... s.. lo sợ người dân sẽ hoài niệm về thể chế quân chủ.
Ở Lào đạo Phật được mến chuộng, người dân vẫn tôn thờ ngai vàng, coi biểu tượng của Vua ứng với thần linh và họ nợ Đức Vua lòng trung thành.
Khôn ngoan là xoá bỏ vĩnh viễn biểu tượng tinh thần đó. Những người c.... s.. nghĩ thế, họ quen với cái gọi là 'chuyên chính vô sản' hơn công việc xây dựng đất nước.
Trong nhiều năm, số phận của vua Savang Vatthana, Thái tử kế vị SayVongsavang, cùng Hoàng hậu Khamphoui là đề tài của những tin đồn trái ngược nhau. Một viên chức Lào cho hay rằng, gia đình Hoàng gia sống trong một biệt thự nhỏ, bao quanh là vườn hoa xinh xắn.
Đến năm 1987, sự thật tàn nhẫn mới được tiết lộ. Nhà Vua đã bị giam giữ và bắt buộc phải làm lụng trên cánh đồng tám giờ một ngày, sáu ngày trong một tuần ở tuổi 70. Cả ba đều bị chết sau đó vài năm.
Những nhân chứng thoát khỏi nơi đầy ải đã kể những bi kịch như bản Requiem của triều đại đáng kính này.
Ngày 11/3/1977, cả gia đình Hoàng gia gồm vua Savang Vatthana, Thái tử kế vị SayVongsavang, cùng Hoàng hậu Khamphoui bị áp giải ra khỏi Hoàng cung ở Luang-Prabang dẫn giải về nhà tù khét tiếng ở Viengsay. Sau đó họ bị giải đến Hua Phang, thành lũy lịch sử của Pathet Lào. Một vùng biệt lập hoàn toàn với dân cư, bao bọc bởi rừng núi.
Họ bị giam giữ trong khu vực dành cho những thành phần nguy hiểm. Khu trại được xây dựng vào năm 1974, biệt lập bởi những hàng rào tre, nứa vót nhọn, và dây thép gai kín đặc, được dựng nên cũng bởi những phạm nhân của chế độ mới. Trại nằm cách Sam Neua về phía Bắc, cách biên giới Việt-Lào 72 km.
Song chưa yên tâm, để che mắt dư luận thế giới, sợ những người tù cùng ở 'quần đảo Gulag' tại Viengsay phát hiện thân thế gia đình Hoàng gia, ba tháng sau, vua Savang Vatthana và gia đình bị dẫn đi tiếp đến Sam Neua, nhốt trong Trại tù số 1.
Hoàng hậu KhamPhoui bị tách khỏi gia đình và giam riêng trong khu dành cho nữ giới. Những người cộng sản Pathet Lào quy định nghiêm ngặt như phạm nhân nam ngước mắt nhìn nữ giới chịu phạt ba ngày nhịn ăn, thậm chí bị nhục hình.
Tháng 9/1977, đại diện cuối cùng của đất nước Triệu Voi được nghe tuyên cáo số 17 của trại: tất cả những phạm nhân bị bắt đều bị coi là kẻ thù của nhân dân và dân tộc Lào, không quyền công dân, giam không xét xử.
Những ngày cuối cùng của Nhà vua
Khi nhập trại, vua Savang Vatthana đã 69 tuổi. Ông không có một đặc quyền lợi nào khác các bạn tù. Ông cùng Thái tử SayVongsavang và ba người cùng trại giam phải lao động ngoài đồng, xay xát lúa gạo. Mỗi ngày, nhà vua nhận từ tay quản giáo hai bát cơm gạo hẩm, lẫn phân chuột. Không quen lao lực, ăn uống thiếu thốn, tuổi cao, Đức vua nhanh chóng suy sụp, sức khỏe xấu đến mức không còn làm việc được.
Nội quy' số 9 'của trại ghi rõ, kẻ nào không lao động sẽ bị cắt khẩu phần ăn. Nhà vua bị liệt vào hạng tù chống đối, bị bỏ đói.
Thái tử SayVongsavang chia phần cơm của mình cho cha, khăng khăng bắt ông phải ăn.
Vào ngày 2/5/1978, Thái tử nối dõi ngai vàng Vương quốc Lào qua đời, nạn nhân của lòng hiếu thảo. Cơm và muối theo khẩu phần khốn khổ cho một người tù không đủ nuôi sống cả hai.
Tự coi mình chịu trách nhiệm về sự hy sinh của con trai, vua Savang Vatthana buông xuôi.
Ngày 13/5/1978, ông nằm trên giường, nói ''Tôi ngủ đây'' và trăn trối ''Tôi hiến dâng linh hồn, giọt máu và thân thể của tôi cho mảnh đất mầu mỡ, tươi đẹp của đất nước Lào và có thể cho tất cả dân tộc Lào''.
Ông thở nặng nhọc và ra đi. Ông mất 11 ngày sau cái chết của con.
Vài giờ sau khi ông mất, ba người nấu bếp đào một hố chôn ông không nghi lễ, ảm đạm, thương tâm như mai táng Thái tử Say Vongsavang không lâu trước đó. Họ không được khóc thành tiếng. Lính áp tải vội về ăn cơm tối.
Mộ phần của vua nằm dưới chân cây Kok Leuang (cây đa vàng), khoảng 100m về phía bắc Trại tù số 1, ở rìa con suối Houy Nor Kok trên bản đồ địa phương. Vua an táng đầu hướng về phía Bắc. Con trai ông nằm quay đầu về phía Nam, chôn không xa Tổng tư lệnh cuối cùng Quân lực Hoàng gia Lào, tướng BounPone Makthepharak. Không có bia mộ nào được phép đặt trước nơi an nghỉ cuối cùng của họ.
Hoàng hậu KhamPhoui chịu thân phận tù đầy cũng không được dự phút khâm liệm cả chồng và con trai. Mà chữ khâm liệm cũng xa vời, họ chỉ ném xác những người đại diện cuối cùng Hoàng gia Lào xuống những hố nông đào vội.
Hai năm sau, bà vẫn không biết là chồng và con đã ra đi. Nhân chứng nhìn thấy bà lần cuối không còn nhận ra Hoàng hậu của nước Lào. Tóc bạc trắng và đôi mắt buồn rầu, bà nhai trầu cả ngày để chìm vào quên lãng. Ánh mắt đó cuối cùng cũng tắt vào ngày 12/12/1981. Mộ của bà nằm cách khoảng một km nơi chồng an táng và cũng không có bia.
Ba lời kể và một nỗi nhớ
Ba nhân chứng qua ba thời kỳ đều xác nhận những sự việc kể trên.
Đại tá Khamphan Thammakanti được trả tự do vào năm 1989, sang đoàn tụ với gia đình tại Portland (Orégon, Hoa kỳ), mất ngày 21/8/2004 kể lại rằng Vua cùng 27 thành viên chính phủ gồm các tướng lĩnh, đại sứ, cựu bộ trưởng bị trói và áp giải đến 'Trại 1' ngày 28/10/1977.
Cựu đại sứ tại Liên hợp quốc và đại sứ tại Australie, Phagna Kamchanh Pradith được trả tự do tháng 12/1992 cũng đã những trang về những ngày cuối cùng của Hoàng gia Lào trong cuốn 'Nhật ký' được dịch ra tiếng Pháp.
Vương hầu Mangkra Souvanna Phouma, trong tác phẩm 'Giải phẫu xác chết một vương triều bị thảm sát' còn thêm vào danh sách những tên tuổi Hoàng gia đã là nạn nhân của sự diệt chủng.
Đó là Hoàng thân Souphantharangsi, cựu đại sứ Lào tại Vương quốc Anh, bí thư Hoàng cung cũng bị bắt vào 'Trại 1' năm 1977. Bị nhốt cấm cố, đói ăn đã chết năm 1980. Ông cũng chôn trong một hố chôn tập thể cùng đại tá Amkha Khantamixay.
Khi tra cứu những tài liệu về đề tài nhạy cảm này tôi, đã đọc những tài liệu của cả phía Pháp và hồi ký của Hoàng Gia Lào tỵ nạn tại Pháp. Rất nhiều, có thể nhắc đến "La tragédie du roi du Laos-Le destin tragique du dernier roi du Laos" của Philippe Delorme - Historia No 497 05/1988, tạm dịch Bi kịch vua Lào - Số phận nghiệt ngã của vị vua Lào cuối cùng.
Quyển sách 'Laos Autosie d'une monarchie asssassinée' (Giải phẫu xác chết một vương triều bị ám sát) của vương thân Mangkra Souvannaphouma.
Chủ đề này được viết trên tờ Le Monde ngày 6/6/2013: 'Le Roi est mort, vive le mensonge' (Đức vua đã chết, hoan hô lời dối trá).
Le Monde ngày 1/12/2015, đã dành một bài trang trọng 'Laos:les derniers soldats du roi' 'Lào: những người lính cuối cùng của nhà vua') của Adrien Le Gal.
Nhà xuất bản Plon năm 1976 cũng cho ra mắt bạn đọc 'L'Agonie du Laos' (Lúc nước Lào hấp hối) của vương thân Mangkra Souvannaphouma.
Tôi không nghi ngờ tính xác thực của các nguồn tài liệu kể trên.
Những người Pathet Lào quả không 'hổ thẹn' với những người Bolshevik Nga vốn đã giết toàn bộ gia đình Nga Hoàng Nicholas II, kể cả bốn con gái Olga, Tatiana, Maria, Anastasia và con trai Alexis ngày 16/7/1918
-----------------------
Phạm Cao Phong (Paris, Pháp)

Thanked by 2 Members:

#134 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/06/2020 - 19:38

Điều ít biết về đám cưới của con gái Hùm thiêng Yên Thế trên đất Pháp
• Minh Châu
• 08/06/2020

Bà Hoàng Thị Thế là con nuôi của Tổng thống Pháp Paul Doumer và người làm chứng ở đám cưới là thượng nghị sĩ toàn quyền các thuộc địa và Đại sứ Pháp Albert Sarraut.
Năm 1931, Hoàng Thị Thế - con gái của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám với bà Đặng Thị Nho (tức bà Ba Cẩn) - kết hôn với ông Robert Bourgès, người Pháp gốc Bỉ tại Candéran, Bordeaux.
Sự kiện này và sau đó là hiện diện của Hoàng Thị Thế trên đất Pháp đã gây nên những chấn động trong dư luận thời bấy giờ.
Con nuôi của Tổng thống Pháp
Theo cuốn Kỷ niệm thời thơ ấu (hồi ký của Hoàng Thị Thế viết bằng tiếng Pháp, Lê Kỳ Anh dịch, Omega+ liên kết NXB Khoa học xã hội phát hành) và các tư liệu liên quan (in trong cuốn sách), Hoàng Thị Thế có cuộc đời đầy biến động.
Bà sinh ngày 31/3/1901 ở Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang, tuổi thơ gắn với sóng gió của gia đình và những giai đoạn đấu tranh, trốn tránh trong núi rừng Yên Thế.
Đầu tháng 6/1909, bà bị Pháp bắt vào lúc cuộc khởi nghĩa Yên Thế thoái trào. Mẹ bà là Đặng Thị Nho, cũng bị bắt không lâu sau đó và chết trên đường đi đày đến Alger (25/11/1910). Cha bà, Hoàng Hoa Thám, bị giết ngày 10/2/1913.
Lúc đầu, Hoàng Thị Thế được Bouchet nhận trông nom, sau đó giao cho nhà tư sản Nguyễn Hữu Thu ở Hải Phòng chăm sóc. Khi Albert Sarraut sang làm Toàn quyền Đông Dương (từ ngày 15/11/1911 đến 3/1/1914), bà được ông nhận làm con nuôi, lấy tên là Marie Beatric Destham, rồi đưa qua Pháp học khi 16 tuổi.
Năm 1925, sau khi học xong tú tài phần 1, Hoàng Thị Thế được đưa về Việt Nam, làm thủ thư ở Phủ Thống sứ Bắc kỳ với tư cách viên chức Pháp. Bà ở cùng em trai tên Hoàng Văn Vi ở phố Hàm Long. Đến năm 1927, bà được đưa trở lại Pháp.
Trở lại Paris, bà được Albert Sarraut giới thiệu như một công chúa. Tổng thống nước Cộng hòa Pháp lúc này là Paul Doumer (từng là Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến 1902) nhận làm cha đỡ đầu và cấp cho bà khoản trợ cấp nhiều tranh cãi.
Theo Tuần báo Thức tỉnh kinh tế Đông Dương (L’ Evil économique de l’Indochine, xuất bản ở Đông Dương, do ông H. Cucherousset là chủ bút) ra ngày 12/6/1932, bà được nhận phụ cấp 30.000 fr tiền đền bù những tài sản tịch thu của cha mình, gồm 30.000 ha đất mà bà đã yêu cầu số tiền đền bù 500.000 fr.
Năm 1930, Hoàng Thị Thế tham gia đóng phim Lá thư của Louis Mercanton. Bà tự xưng “công chúa Hoàng Thị Thế” và báo chí gọi bà là “Công chúa Trung Hoa”.
Người làm chứng cho cô dâu là cựu Toàn quyền Albert Sarraut
Năm 1931, Hoàng Thị Thế kết hôn với ông Robert Buorges, người Pháp gốc Bỉ. Đề cập sự kiện này, Tuần báo Thức tỉnh kinh tế Đông Dương ra ngày 25/10/1931 cho biết: Đám cưới diễn ra ở Tòa thị chính Saint Amand ở Caudéran ngày 14/8/1931.
Chú rể là Jean Joseph Bernard Robert Bourgès, 24 tuổi, không nghề nghiệp. Người làm chứng cho đám cưới là Albert Sarraut, Thượng nghị sĩ toàn quyền các thuộc địa và Đại sứ Pháp.
Cuộc hôn nhân này đã gây nên phản ứng trên một số tờ báo, vì dòng chữ danh xưng “công chúa” Hoàng Thị Thế ghi trên giấy báo hỉ.
Tờ Hà Thành Ngọ báo số 1274 ra ngày 13/11/1931 đăng bài "Lễ cưới của cô Hoàng Thị Thế con của Đề Thám đã được cử hành ở nhà thờ Candéran bên Bordeaux".
Bài báo cho biết vừa rồi, ở nhà thờ Candéran đã làm lễ cưới cho Hoàng Thị Thế - con Đề Thám, không phải như một số tờ báo Tây đã nói là vị công chúa con vua Tàu.
Bài báo cũng cho biết báo Tây khen Hoàng Thị Thế là người rất đẹp, rất tươi, cử chỉ và ngôn ngữ giống như người đàn bà Pháp.
Bà nói tiếng Tây rất rành và thạo, là con nuôi Paul Doumer, hiện là Tổng thống Pháp và Albert Sarraut. Hai ông này đều là cựu Toàn quyền Đông Dương.
Lễ cưới do ông Ganthier làm chủ tọa. Trước mặt mọi người, ông đã đọc một bài diễn văn mừng cho cặp vợ chồng mới. Người làm chứng cho cho Hoàng Thị Thế là ông Albert Sarraut, còn người làm chứng cho Robert Bourgès là ông Réne Bubos.
Trong khi dự tiệc tại nhà riêng của Hoàng Thị Thế tại đường Carnot, thuộc về khu đất Pare Bordelais, ông Albert Sarraut có nói nhiều câu chúc mừng cặp vợ chồng mới "nghe ra có ý thương mến nhiều lắm".
Sau lễ cưới, báo chí ở trong nước ra sức khai thác mối quan hệ của Hoàng Thị Thế với ông Paul Doumer, ông Albert Sarraut và theo sát những hoạt động của Hoàng Thị Thế trên đất Pháp.
Ngày 6/5/1932, Tổng thống Paul Doumer bị người Nga Gorguloff ám sát. Hoàng Thị Thế là người đầu tiên sơ cứu cho ông. Tờ Trung lập ở Sài Gòn nói bà "đau đớn thảm sầu" khi Paul Doumer mất.
Năm 1935, Hoàng Thị Thế sinh hạ con trai, đặt tên là Jean Marie Albert Arthur và tiếp tục có các vai diễn trong một số phim. Năm 1940, bà ly hôn Robert Bourgès.
Năm 1960, Hoàng Thị Thế trở về Việt Nam, lúc đầu ở Hà Nội, sau đó về Bắc Giang. Năm 1974, bà ở căn hộ số 31, E1 khu Tập thể Văn Chương, Hà Nội. Bà qua đời ngày 9/12/1988 và được đưa về Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang.
Ảnh 1: Hoàng Thị Thế khi còn nhỏ (đứng cạnh cha Đề Thám). Ảnh tư liệu.
Ảnh 2: Thông tin về lễ cưới của Hoàng Thị Thế trên tờ Hà Thành Ngọ báo số 1274, ra ngày 13/11/1931. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#135 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/07/2020 - 21:51

TÌM ĐỒNG ĐỘI ĐỜI BINH NGHIỆP
Tháng 9/1974 sau khi bàn giao mặt trận Thường Đức lại cho Tiểu đoàn 8, Sư đoàn Dù Tiểu đoàn 1/57 về lại Quế Sơn. Sau hơn một tháng rời nơi đây, Quế Sơn cũng lâm vào trận chiến khốc liệt bởi chiến dịch hè thu của đối phương lan tràn khắp vùng Quãng Nam. Làng xóm tiêu điều xơ xác, dân cư vùng phụ cận Đông phú đã bỏ nhà cửa ruộng vườn tản cư tới vùng an ninh như Hội An, Đà Nẵng, Quận lỵ vốn xơ xác nay càng thêm tiêu điều.
Một buổi chiều hành quân, đơn vị dừng lại một ngôi làng phía trên Sơn Lộc, hắn (tác giả) và ban chỉ huy trung đội tới trước sân một ngôi nhà hoang chủ vừa bỏ đi, hắn lệnh cho anh em dừng quân đào công sự phòng thủ nghỉ qua đêm.
Đang loay hoay tìm chỗ mắc võng thì thượng sĩ Đức trung đội phó tới nói: Hải Điểu, nhà bên cạnh có con trâu đực bị thương nặng, thấy bọn lính xúm lại nó khóc. Hắn theo Đức tới xem thì thấy con trâu còn ở trong chuồng. Gia đình chủ nhà chắc bỏ đi mấy bữa rồi. Nó bị thương ở chân trước khá nặng nên không đứng dậy được, bị thương chắc cũng ba bốn bữa rồi máu khô đặc quánh. Thấy mọi người xúm lại, hai hàng nước mắt nó chảy dài. Hắn nói với Đức: Mi kêu thằng Lúa y tá tới rửa vết thương và băng cho nó. Khi hạ sĩ Lúa mang túi cứu thương cúi xuống băng bó thì nó ngẩng đầu lên thè lưỡi liếm vào người Lúa với vẻ trìu mến đầy biết ơn. Hắn nói với Đức: “Nói cho cả trung đội biết đứa nào động tới con trâu, tau bắn bỏ mẹ”.
Sáng hôm sau hắn với Đức tới thì nó vừa mới chết. Đức nói trước khi đi mình chôn nó có tội nghiệp Hải Điểu. Hắn bảo mi kêu trung sĩ Cải dẫn tiểu đội 4 tới đào hố chôn trâu.
Cả tiểu đội xúm lại dùng xẻng cá nhân hì hục đào một cái hố to rồi hè nhau kéo nó bỏ xuống hố lấp lại. Đức quay sang hắn nói: “Ông thầy cho em mượn cây viết lông (thứ viết dùng để chấm tọa độ trên bản đồ).
Hắn đưa tay lên vai trái rút cây viết đưa cho Đức. Đức vào trong nhà tìm một mảnh ván ra cắm cúi ghi: “Thần Ngưu chi linh mộ.
Lập mộ Trung đội, Đại đội
1//1/57 BB” rồi cắm lên mộ.
Hắn nhìn Đức cười: Lãng mạn ghê ta.
Đúng là bị Kim Dung ám nặng
Đức vốn mê kiếm hiệp, đi hành quân nhưng trong ba lô nó lúc nào cũng có vài cuốn Anh hùng xạ điêu, Lộc đỉnh ký, Khô lâu huyết kỳ ,Thất cầm chưởng.
Tháng 03/1975, Đức bị kẹt lại ở Đà Nẵng. Cuối năm 76 sau khi
cải tạo về nhà, hắn nghe mẹ kể lại: Sau ngày Đà Nẵng thuộc chính quyền mới hơn một tuần thì Đức có tìm tới nhà chào từ biệt để về vùng 4. Nghe đâu nhà nó ở Cần Thơ, gốc người Triều Châu, cha Tàu mẹ Việt. Đức theo họ mẹ.
Mẹ hắn hỏi “chớ chú đi bằng chi”, Đức nói “con đi bộ, bởi tiền bạc không có với lại ngụy như bọn con không có xe nào cho đi,đường sá bị tăng bo nhiều chỗ, nếu đi xe thì họ lấy tiền rất mắc”.
Mẹ hắn nghe vậy có đưa cho Đức một ngàn đồng. Bà bảo “chú cầm tạm đi đường”, Đức lắc đầu không nhận. Nó nói “bác khỏi lo, con đi tới đâu xin ăn tới đó, lính tráng tụi con biết cách mưu sinh thoát hiểm mà”.
Đúng là một người trung thực, có thủy có chung ,qua cơn biến loạn đổi dời mà tình nghĩa thầy trò vẫn giữ vẹn , trước sau như một khác với thời nay khi chủ lâm nguy thì quay lưng chối bỏ sợ liên luỵ tới dây mơ rễ má. Nói chung sợ đủ thứ, thậm chí còn vu oan tố cáo chủ để mong lập công chuộc tội.
Qua Fb nầy hắn xin nhắn tin
“Lê Duy Đức cựu binh đại đội 1 TĐ 1/57 BB, giờ này bạn đang ở đâu? Nếu biết được thông tin này hãy liên hệ với mình: Nguyễn Hồng Quốc, số 5 Hoàng Sa, khối phố 1 thị trấn Nam Phước Duy Xuyên, Quảng Nam. Rất mong tin bạn”.
Hình trong bài là ảnh tác giả thời trước 1975 và thời nay.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |