Jump to content

Advertisements




Thử tìm hiểu số năm ghi trên lịch

Trần Thượng Thủ

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/11/2016 - 11:04

Gần giữa đêm thứ sáu 31/12/1999, người ta sẽ nô nức đón giao thừa năm 2000. Tất cả mọi người ư? Nhất định là không. Tại sao? Vì còn có một số lịch đang lưu hành không rầm rộ trên hoàn vũ nào có thấy ghi cái nhật kỳ (date) nầy đâu?

Số năm ghi trên lịch căn cứ vào móc thời gian nào?

Trong niên đại học (chronologie/chronology), người ta chọn một sự kiện nào đó được xem là quan trọng trong lịch sử của dân tộc liên hệ, hoặc của một tôn giáo.. để làm khởi điểm cho một kỷ nguyên. Chẳng hạn, ngày Tết dương lịch năm 2000.

a/- Ở lịch của người Do Thái được ghi là ngày 23 têvêth năm 5760, bởi họ khẳng định rằng Thượng đế sáng thế vào năm 3760 trước công nguyên (3760 TCN hoặc - 3760). Vấn đề thuộc phạm trù đức tin nên ta đừng cắc cớ bảo hãy trưng ra bằng cớ xác thực có tính thuyết phục cao... mà chuốc oán gây thù một cách vô ích.

b/- Ở lịch của người Hồi giáo lại ghi là ngày 23 rạng mặt ngày 24 tháng ramadan (tháng thứ 9 của Hồi lịch, suốt tháng nầy tất cả tín đồ đều chỉ được phép ăn trong khoảng thời gian không có ánh sáng mặt trời, không ghi rõ giờ giấc vì còn tùy ở bắc bán cầu hay nam bán cầu) năm 1420 bởi lẽ họ chọn làm móc thời gian là cái năm giáo chủ Mahomet (từ Á Rập viết Mahammad) cùng đám tông đồ đào thoát đến Médine: đó là năm 622 sau công nguyên. Thế nào cũng có độc giả cho rằng người viết làm sai bài toán trừ: 2000 - 622 = 1378, chớ nào phải là 1420. Xin được phép thưa, vì lẽ 33 năm dương lịch dài bằng 34 năm Hồi lịch cho nên 1378 năm dương lịch, đại khái tương đương với 1420 năm Hồi lịch: 34 x 1378/33 ~ 1420 (1).

c/- Ở lịch người Hoa được ghi là 25 (ngày Mậu Ngọ) tháng Mười Một (tháng Bính Tí) năm Kỉ Mão 4696? Họ căn cứ vào cái năm vua Hoàng Đế thuộc họ Hiên Viên ban hành loại lịch mang danh xưng của năm, tháng, ngày và giờ theo can chi: năm đó là năm Giáp Tí, tương ứng với năm 2697 TCN (- 2697) (2); khoảng thời gian 4697 năm nầy gồm có 78 chu kỳ 60 năm (gọi là lục thập hoa giáp) cộng thêm 16 năm. Rồi 34 ngày sau đó, họ đón mừng tết nguyên đán Canh Thìn với số ghi là 4697.

d/- Trông người lại gẫm đến ta. Thuở trước kia, trẻ Việt đều được thầy cô dạy nằm lòng, nào là "chim có tổ người có tông", "có tổ tiên trước rồi sau có mình"... cho nên lấy làm tự hào là giống dòng Hồng Lạc.... Quốc tổ là Kinh Dương Vương dựng nước vào năm Nhâm Tuất (- 2879) (2). Thế mà khi công thành danh toại, nắm quyền cao chức trọng trong tay mà sao không chọn cái năm nầy làm móc thời gian ghi trên lịch? Những vị "sống nhờ lịch" nào Tam Tông Miếu, lịch Thái Ất của Đặng Sĩ Kha, lịch tử vi của Thiên Phúc, Huỳnh Liên... có lúc nào tự vấn lương tâm mình về thắc mắc nêu trên chưa?

Hơn nữa, chúng tôi vẫn thừa hiểu vua ta cũng như vua Tàu đã dùng cái năm mình tức vị làm móc thời gian cho triều đại mình. Cụ thể: a) với chức Cần chính điện đại học sĩ, cụ Nguyễn Du làm chánh sứ sang cống nhà Thanh vào năm Gia Long thứ 12 (tức 1813),

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vì chọn ngày Cách mạng Tân Hợi (10/10/1911, nên mới có Quốc khánh Song thập) làm móc thời gian cho kỷ nguyên Cộng Hòa, cho nên biến cố Lư Cầu kiều đuọc ghi là năm Trung Hoa dân quốc thứ 26 (1937) mở màn cuộc chiến tranh Hoa Nhựt. Mới đây, ông Tưởng Vĩnh Kính vẫn còn dùng kỷ nguyên nầy để ghi năm ông hoàn thành tác phẩm của mình (bản dịch ra tiếng Việt của Thượng Huyền mang tựa ".. ... .... tại Trung Quốc", nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành, 1999), tại Đài Loan mặc dầu sau mấy mươi năm sống trên đảo quốc: lòng trung thành của tác giả đối với chế độ thật đáng trân trọng.

e/- Ở lịch Alexandrin thì ghi ngày 22 tahsas năm 1992; lịch nầy vẫn còn áp dụng cho nhiều tu sĩ ở nước Á (Abyssinie, danh xưng hiện nay là Ethiopia).

f/- Ghi là ngày 22 keihak năm 1716 đối với dân Coptes, theo kỷ nguyên Dioclétien (tên La tinh là Caius Aurelius Valerius Diocles Diocletianus, tức vị hoàng đế La Mã năm 284. Dân Coptes là tín đồ Cơ Đốc giáo chủ trương thuyết nhất bản tính/monophysisme, hiện nay gồm khoảng 8 triệu người sống ở Ai Cập và khoảng 2 triệu người ở Ethiopia; có ngôn ngữ copte riêng biệt dành cho các tế lễ). Số 1716 chỉ là số tính theo kỷ nguyên Dioclétien chớ thật ra người Coptes - danh xưng nầy do người Á rập đặt ra để gọi người bản xứ khi họ chinh phục nước Ai Cập - đã làm lịch từ 6236 năm nay, ở cổ Ai Cập, cốt yếu là để giải quyết nạn ngập lụt do sông Nile gây ra. Có thể đây là thứ sách lịch xưa nhất hiện còn lưu hành trong những đền thờ.

g/- Ghi là ngày 11 pausa năm 1921 của kỷ nguyên saka theo lịch Ấn Độ chánh thức vào năm 1957.
Nếu quí vị nào còn quá "mết" thời kỳ cách mạng Pháp 1789, hoặc còn nặng lòng hoài cổ thì xin ghi thêm:

h/- Đó là ngày 19 tháng 12 năm 1999 (tức có sai biệt 13 ngày) theo lịch Julien (tức Cựu lịch với một năm dài đúng 365, 25 ngày, do đó có sai lệch 3/4 ngày trong mỗi thế kỷ. Còn loại lịch đang thịnh hành là lịch Grégorien tức Tân lịch, do giáo hoàng Gregorius XIII ban hành năm 1582 với một năm chỉ dài 365,242 5 ngày (3).

i/- Đó lại là ngày 11 tháng Nivôse/tuyết nguyệt (tháng thứ 4 của lịch cộng hòa/Calendrier républicain, cũng là tháng đầu tiên của mùa đông). Loại lịch nầy được ban hành vào ngày 22/9/1792 mở đầu kỷ nguyên Cộng Hòa (trong cuộc thử thứ 5) và chấm dứt vào cuối ngày 10 tháng Nivôse năm XIV (nhằm ngày 31/12/1805) do Hoàng đế Napoléon 1er ký sắc lịnh ngày 09/9/1805.

j/- Năm 2000 lại là năm 2746 đối với cổ dân vùng Lưỡng Hà (Mésopotamie) hoặc là năm 5119 đối với cổ dân Mayas ở Mễ Tây Cơ; cả hai dân tộc nầy đều đã tạo ra hai nền văn minh rực rỡ mà nay đã diệt độ. Ngoài ra cổ dân Aztèques, đã hùng cứ miền trung xứ Mễ Tây Cơ, cũng có sáng chế thứ lich riêng của họ với nét độc đáo: a) mỗi năm chỉ có 260 ngày, và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mỗi thế kỷ chỉ gồm có 52 năm thôi, tức là chỉ gồm có 13.520 ngày, thay vì phải dài đến 36.524 ngày hoặc 36.525 ngày (có nhuần ở năm cuối thế kỷ) như lịch Grégorien.

k/- Theo Phật lịch, năm Canh Thìn 2000 được ghi là năm 2544 vì Phật giáo chọn năm Phật Thích Ca nhập niết bàn làm khởi điểm: năm Đinh Tị - 544 (2). Trước đây, lịch Phật Bửu tự đã có ghi ba ngày vía của Đức Như Lai (đãn sanh, đắc đạo và viên tịch), nhưng không có ghi số năm đi kèm. Xin đừng lầm lẫn với ngày Phật đãn được ghi là 2624 cho năm 2000.

Thế là, gần như mỗi dân tộc đều có đặt ra một lịch pháp dùng riêng cho mình mà phần lớn đều mang dấu ấn của tôn giáo.

Còn số năm 2000 thì sao?

Đây là số ghi cho loại lịch mà dân ta quen gọi bằng danh xưng dương lịch hoặc lịch tây, hiện nay số người sử dụng ước tính khoảng 37% dân số toàn cầu. Lịch nầy cũng mang dấu ấn của một tôn giáo, đạo Thiên Chúa hoặc đạo Cơ Đốc. Khởi điểm của dương lịch là năm Chúa Jesus Christ giáng sanh, được ghi là năm 1. Lịch lần lần được chấp nhận trên khắp thế giới, như thể là loại lịch qui khảo toàn cầu.
Hồi thế kỷ VI theo công nguyên, một tu sĩ nhà văn người Arménie tên Denys le Petit căn cứ vào những dữ kiện ghi trong Thánh kinh mà ước tính ra nhựt kỳ giáng sinh của Chúa Jesus Christ vào tháng 12 năm 753 ở kỷ nguyên La Mã (theo truyền thuyết, người cổ La Mã chọn năm xây dựng thành Roma vào năm - 753, do Romulus là vua đầu tiên, về sau còn được đồng nhất hóa thành vị thần Quirinus) mà lịch Hy Lạp alexiandrin đã có ghi chú sự kiện nầy. Denys bèn đề nghị với giáo hàong Jean Đệ Nhất (523-526; được phong thánh) để thành lập một kỷ nguyên mới khởi đầu từ năm sanh của Chúa Cứu thế, gọi là A. D. (từ La tinh Anno Domini); điều nầy phải mất nhiều thế kỷ mới áp định được. Tiếc thay Denys vấp phải một sai lầm mà nay rất khó mà điều chỉnh. Thật vậy, người ta được biết là Chúa Jesus giáng sanh dưới triều Hérode đại đế, vua Do Thái. Mà khi làm toán lại, các sử gia đã chứng minh rằng Hérode thăng hà vào năm 4 TCN. Như vậy thì ở nhật kỳ nầy, Chúa Jesus đã giáng sanh trước đó rồi! Thế là có sai biệt ít nhứt là 4 năm!.

Đoạn cuối bài viết nầy dành cho cái vấn đề được tranh cãi từ nhiều năm qua: đó là thời điểm chấm dứt thế kỷ XX và thiên kỷ II. Cứ tạm chấp nhận Chúa Jesus giáng sanh vào năm 1, hiểu như tự thuở giờ.

Một thí dụ ấu trĩ: chỉ cần quan sát ở các trường mẫu giáo trong cách đếm trên đầu các ngón tay. "Chúng ngoan ngoãn đếm 1, 2, 3... đến 10 thì biết rằng có 10 ngón tay mà không phải là 9, ngoại trừ trường hợp cựu tổng thống B. Yeltsin phải thọc tay vào túi quần để đếm!". Tương tự, không có ngón tay "số không", cũng như không có năm 0 của công nguyên bởi vì vào thời kỳ nầy, cái quan niệm con số 0, được phát minh tại Ấn Độ, chưa có lan truyền đến châu Âu. Thế là công nguyên bắt đầu tính từ năm 1 vậy. 100 năm đầu của công nguyên trải dài từ 00 giờ ngày 01 tháng 01 (đầu năm) năm 1 đến 24 giờ ngày 31 tháng 12 (cuối năm) năm 100: khoản ghtời gian nầy thuộc thế kỷ I. Rồi thế kỷ II gồm từ đầu năm 101 cho đến hết năm 200, tiếp theo là thế kỷ III từ 201 đến 300,... thế kỷ X từ 901 đến 1000. Như vậy, thiên kỷ I trải dài từ đầu năm 1 đến cuối năm 1000. Kế tiếp là thiên kỷ II (từ đầu thế kỷ XI đến hết thế kỷ XX) bắt đầu từ đầu năm 1001 (thứ năm 01 Janvier/Junuary 1001) và chấm dứt vào cuối năm 2000 (chủ nhật 31 Décembre/December 2000). Rồi thiên kỷ III cùng với thế kỷ XXI sẽ bắt đầu vào 00 giờ ngày thứ hai 01 Janvier/January 2001 (nhằm ngày mùng 7 tháng Chạp năm Canh Thìn) để rồi cùng thế kỷ XXX sẽ kết thúc vào 24 giờ ngày thứ tư 31 Décembre năm 3000 (nhằm ngày 19 tháng Mười một năm Canh Thân).

Trần Thượng Thủ
(Houston, ngày đông chí năm Kỉ Mão
---
(1) Xin đọc bài "Ba loại lịch đang lưu hành" của cùng người viết.
(2) Xin đọc bài "Hệ thức dùng đổi năm dương lịch ra năm âm lịch" của cùng người viết.
(3) Xin đọc bài "Năm nhuần" của cùng người viết.
* Những số liệu dùng trong các đoạn e, f, g, h, i và j đều do văn hữu Anh Nam ở Paris có nhã ý gởi qua cho: người viết chân thành cảm tạ ông bạn rất tốt bụng ở bên bờ đông Đại Tây Dương (đều có ghi trong quyển sách dưới đây).
* Tìm đọc quyền "La saga des calendriers ou Le frisson millénaristé của Jean Le Fort, Bibliothèque pour la science, Paris, 1999.

Nguồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |