Jump to content

Advertisements




TÌM HIỂU TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

LÊ VĂN QUÁN

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 02/12/2016 - 13:35

TÌM HIỂU TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

LÊ VĂN QUÁN


Âm dương là một phạm trù triết học. Hai mặt âm dương ở trong một sự vật thống nhất, tức là bất cứ một sự vật nào trên thế giới đều có thể phân chia hai mặt âm dương. Ví dụ quyển sách, mặt trước là dương, mặt sau là âm; bên ngoài là dương, bên trong là âm. Nếu như mở quyển sách ra, thì trang bên trong tiếp nhận ánh sáng là dương, mặt trước mặt sau lại trở thành âm.

Cũng như thân thể con người, xuất phát từ phân biệt tính chất: nam là dương, nữ là âm; xuất phát từ phân biệt trên thân thể: nửa thân trên là dương, nửa thân dưới là âm; bên ngoài là dương, nội tạng là âm; lưng là dương, bụng là âm; xương thịt cố định là âm, khí huyết lưu động là dương. Phần xương thịt đối ứng: xương là âm, thịt là dương. Khí huyết đối ứng: huyết là âm, khí là dương, khí là thầy của huyết, thúc đẩy huyết lưu hành. Da thịt đối ứng: da là dương, thịt là âm. Da lông đối ứng: da là âm, lông là dương. Da không tồn tại, thì lông cũng không mọc được.

Như vậy, là nói âm dương không phải cố định, nó có thể chuyển đổi theo điều kiện ngoại giới chuyển đổi. Cho nên Lão Tử nói: “vạn vật phụ âm nhi bão dương” (Đạo đức kinh, Chương 12) - (muôn vật đội âm và bồng dương). Âm dương có thể chuyển đổi cho nhau, dựa vào nhau tồn tại. Không có âm, dương không thể tồn tại; không có dương thì âm cũng không thể tồn tại. Cũng giống như không có trời thì không có đất và ngược lại. Đó là qui luật phát triển, biến đổi sự vật. Âm dương hai mặt mâu thuẫn đối lập, thống nhất, cái này mất đi (tiêu) cái kia lớn lên (trưởng); cái này tiến, cái kia lui, cuối cùng ở trong trạng thái cân bằng mới có thể duy trì sự vật biến đổi phát triển bình thường.

Người Việt Nam từ lâu đã nhận thức về triết lý âm dương ở nhiều lĩnh vực. Do sống trong hoàn cảnh của nghề trồng lúa nước, cho nên nhân dân ta tiếp xúc với những cặp âm dương đối lập, như:
Nắng -- mưa (Nắng không ưa, mưa không chịu)
Đất -- trời (Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời)
Sương -- gió (Dầm sương dãi gió,)...

Bản thân cây lúa cũng là: gốc ngâm trong bùn nước (âm), ngọn phơi trong nắng gió (dương). Đến độ nảy bông thì hoa lúa chỉ phơi màu vào giờ Ngọ (giữa trưa, lúc dương khí thịnh) và giờ Tí (nửa đêm, lúc âm khí thịnh) để tiếp thu đủ khí âm dương trời đất mà biến thành hạt lúa(1).

Người Việt đã nhận thức được số chẵn là âm, số lẻ là dương. Lê Quí Đôn phân biệt tre đực tre cái bằng cách xem cành thứ nhất ở gốc: Nếu có 2 cành là tre cái, còn nếu một cành là tre đực (2).
Ngay trong cách lựa chọn vật tổ của người Việt cũng biểu hiện đặc trưng quân bình âm dương. Từ thời tiền sử, các dân tộc trên thế giới đã chọn những con vật có liên quan mật thiết đến đời sống con người làm biểu tượng, chẳng hạn, Ai Cập chọn con Bò, Pháp chọn con Gà trống, Nga và Thụy Sĩ chọn con Gấu, Mỹ chọn con ó, dân Bách Việt ta tự hào là con Rồng cháu Tiên và chọn Tiên - Rồng làm biểu tượng, thể hiện dấu vết tư duy âm dương của thời xa xưa.

Đặc trưng quân bình âm dương lại được người Việt Nam sử dụng trong ẩm thực: đồ ăn âm tính thường kèm theo gia vị dương tính - [ăn ốc luộc (âm) đi kèm với nước chấm gừng ớt (dương)].
Triết lý quân bình âm dương không chỉ cho người sống mà cả cho người chết: trong những ngôi mộ cổ ở Lạch Trường (Thanh Hóa) có niên đại vào thế kỷ III trước Công nguyên được gióng theo hướng Nam - Bắc, các đồ vật bằng gỗ (dương tính) được đặt ở phía Bắc (âm tính) và ngược lại, các vật bằng gốm (âm tính) được đặt ở phía Nam (dương tính)(3).

Ở Việt Nam mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương đối ứng, hài hòa: Ông đồng bà cốt, con Rồng cháu Tiên... Khái niệm âm dương thể hiện ở mọi phương diện: xin âm dương (gieo hai đồng tiền sao cho một sấp một ngửa), chợ âm dương (chợ họp vào chập tối); ngói âm dương (ngói lợp nhà kiểu viên ngửa viên sấp) v.v. Cả những khái niệm vay mượn đơn lẻ, khi vào Việt Nam chúng được nhân đôi thành cặp: ở Trung Hoa mai mối chỉ là một ông tơ hồng, vào Việt Nam được biến thành ông tơ - bà nguyệt. ở ấn Độ chỉ có Phật ông, vào Việt Nam xuất hiện Phật ông - Phật bà (ở một số nơi, người Mường gọi là bụt đực - bụt cái)(4).

Thậm chí cả trong ca dao, thành ngữ cũng phản ánh qui luật “trong âm có dương, trong dương có âm” khá rõ, như: trong khổ có sướng, trong họa có phúc, trong rủi có may...
Theo qui luật âm dương chuyển hóa (âm sinh dương, dương sinh âm), người Việt Nam lại có các thành ngữ: Tre già măng mọc; Trèo cao ngã đau; bán bò tậu ễnh ương...

Ở người Việt Nam, triết lý âm dương không chỉ thể hiện qua nhận thức, mà còn được sử dụng cụ thể trong đời sống con người. Như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã vận dụng triết lý âm dương vào công việc chữa bệnh. Ông nói: “Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý âm dương ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh nguy nan” (Tiểu dẫn Y gia quan miện ); “Lý của âm dương là lý của y” (Luận về y ý và y lý). Qui luật quân bình âm dương cũng được ông vận dụng vào việc chữa bệnh. Ông nói: “Dương làm hại âm thì tinh huyết khô cháy, âm làm hại dương thì thần khí lặng tắt. Phàm mọi bệnh sinh ra không một bệnh nào không phải vì âm dương hại nhau mà mất điều hòa (Y hải cầu nguyên); “Phàm trăm bệnh của người ta không gì là không do âm dương chênh lệch nhau, điều đó quan hệ đến sống chết”(Y hải cầu nguyên); “âm dương cốt thăng bằng, không nên thiên lệch về một bên. Thủy hỏa trong thân thể của người ta cũng như là cán cân, nếu bên này nặng thì bên kia nhẹ, nếu bên này nhẹ thì bên kia nặng. Phương pháp chữa bệnh là, nếu bên kia nặng thì bổ cho bên này, nếu bên này nặng thì bổ cho bên kia, quyết không để sai nhau một ly thì mới thăng bằng” (Y hải cầu nguyên).

Hay là Ông cho rằng khi chữa bệnh phải chú ý đến thời tiết, “không nên quá câu nệ vào thuyết vận khí vì bệnh phát sinh do cả nguyên nhân bên ngoài, cảm nhiễm tùy theo thời tiết” (Vận khí kí điển); “Nói đến thời khí thì phải tùy cơ ứng biến, tức là trước phải theo khí hậu từng năm, nếu năm ấy mưa nhiều thì bệnh phần nhiều do thấp, phải dùng loại thuốc cay, đắng, ấm...” (Vận khí ký điển).

Qua thực tế, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác biết rất rõ, cơ thể con người cần phải thích hợp với khí hậu bốn mùa biến đổi. Bốn mùa biến đổi tức là âm dương chuyển hóa. Bởi vì một năm có bốn mùa, bắt đầu là mùa xuân, rồi đến các mùa: hạ, thu, đông. Mùa xuân, mùa thu khí hậu ôn ấm, khí đất bay nổi, dương sinh âm trưởng (lớn lên), muôn vật đều nảy sinh. Đến mùa thu, mùa đông, khí hậu rét lạnh, khí trời chìm lắng, dương sát âm tàng, muôn vật đều tiềm ẩn. Khí tiết hết thăng lại giáng, hết giáng rồi thăng như một vòng tròn không có đầu mối, chuyển hóa muôn vật. Khí trời như vậy, con người cũng ứng với nó. Cái mới thay thế cái cũ, sinh sinh hóa hóa không ngừng. Khí hậu bốn mùa thay đổi, mỗi mùa đều có đặc điểm khác nhau, do đó, ngoài bệnh tật nói chung, còn nảy sinh một số bệnh do thời tiết, như mùa xuân mọi người dễ mắc bệnh cảm mạo, tỷ lệ trẻ em viêm phổi cũng đột nhiên tăng lên cao. Viêm não phần nhiều nảy sinh ở mùa hè. Bệnh viêm phế quản mạn tính phần nhiều phát sinh ở mùa thu, mùa đông...

Tất cả những ví dụ nêu trên càng thể hiện sâu sắc các qui luật của triết lý âm dương. Nó không phải chỉ là hai mặt đối lập âm dương của một sự vật, mà là thể hiện tất cả sự đối lập song phương. Tất cả sự vận động biến hóa của muôn vật đều dựa vào sự đối lập biến đổi âm dương. Sự đối lập thống nhất, vận động biến hóa của âm dương quyết định sự ra đời, phát triển và biến đổi của muôn vật. Hết thảy sự vật của giới tự nhiên và xã hội đều liên hệ với nhau, hết thảy sự vật đều đang tồn tại mâu thuẫn đối lập, sự vật phát triển, vận động, biến hóa ở trong sự đối lập thống nhất.
Âm dương đối lập, trái ngược nhau, nhưng lại thống nhất, cùng nhau sinh thành. Âm dương tách rời nhau không thể phát triển tiến hóa. Cũng như nói, thực vật là âm, động vật là dương. Động vật không thể tách rời thực vật mà tồn tại được, đó là điều rõ ràng và dễ thấy. Động vật ăn cỏ, như bò, dê không có thực vật thì không sinh tồn. Ngoài vấn đề thức ăn, thực phẩm còn có không khí, động vật cần có khí ô-xy, và khí ô-xy chính là sản phẩm của tác dụng quang hợp, không có thực vật chế tạo khí ô-xy thì hết thảy động vật cũng sẽ tắc thở mà chết. Thực vật mọc ở trên đất tự sinh, tự diệt tựa hồ như không liên quan đến động vật. Nhưng trong thực tế, thực vật cũng rất cần động vật, thể khí CO2 của động vật nhả ra chính là tác dụng quang hợp của thực vật cần đến.

Cơ thể con người, bên trong là âm, bên ngoài là dương, trong ngoài đều vững bền tức là âm dương cân bằng. Nhưng thân thể con người là một thể sống hoạt tính, trong đó có cơ năng phức tạp. Nó có thể chuyển hóa tinh bột thành chất béo, cũng có thể chuyển hóa mỡ thành lòng trắng trứng. Có người cho rằng ăn thịt mỡ sẽ béo phì, nhưng trong thực tế rất nhiều người không ăn thịt mỡ mà vẫn béo. Tất cả những điều đó, chứng minh do cơ thể ở bên trong con người quyết định. Chuyển hóa cần phải tiêu hao năng lượng, hơn nữa, chuyển hóa chỉ có thể chuyển hóa bộ phận dinh dưỡng, khiến nó đạt đến mức cân bằng tương đối. Đó là nói, thức ăn vào trong con người, chỉ cần phối hợp đều đặn, cơ thể con người chuyển hóa từng phần, sẽ thực hiện tương đối cân bằng. Nếu chỉ tính toán thức ăn vào cơ thể con người một cách máy móc, tức là hoàn toàn coi nhẹ công năng chuyển hóa cơ thể.

Ngay cả đến trạng thái động tĩnh của con người cũng cần đến cân bằng âm dương. Về mặt triết học, Đạo gia nhấn mạnh tĩnh, Nho gia coi trọng động, y học nhấn mạnh kết hợp động tĩnh. ở trong Luận hành, Biệt thông thiên, Vương Sung đã nói: “Cây cỏ mọc ở trên đỉnh núi cao, bị gió thổi lay động suốt ngày đêm không ngừng sẽ sinh trưởng rất chậm, không tốt tươi như cây cỏ mọc ở hang núi không có gió. Cũng đạo lý như thế, thân thể con người nếu như luôn luôn vận động, cần cù lao khổ không được nghỉ ngơi, thì làm sao có thể sống lâu được?”. ở đây, Vương Sung phản đối luôn luôn vận động, phản đối vận động quá mức, phản đối mạch máu chuyển động quá độ ở trong cơ thể. Đồng thời, Vương Sung cho rằng mạch máu không thông, con người cũng không làm việc được. Ông nói: “Mạch máu bế tắc, con người lắm bệnh. Cho nên khí không thông, người khỏe mạnh cũng chết, vật tốt tươi cũng khô héo” (Luận hành, Biệt thông thiên). Hai phương diện liên hệ với nhau, như vậy có thể thấy, Vương Sung chủ trương vận động, nhưng phản đối vận động quá mức. Vương Sung chủ trương quan điểm động tĩnh kết hợp.

Theo quan niệm của người xưa, vũ trụ là một thái cực. thái cực sinh ra lưỡng nghi (âm dương), âm dương lại được sử dụng trong công việc quản lý. Ngày nay, khoa học hiện đại cũng cho rằng, nhà nước, xí nghiệp cho đến cá nhân đều là một thái cực hoàn chỉnh(5). Trong quản lý xí nghiệp, người quản lý và người bị quản lý làm việc với nhau, sản sinh quan điểm vận động đối lập nhau và bổ sung cho nhau, một vật này tiến tất phải có một vật khác lui mới có thể sản sinh trung hòa cân bằng. Người quản lý chỉ có nhận rõ nguyên lý thái cực, trong quá trình xử lý sự việc và quản lý người dưới mới có thể tự giác vận dụng hiện tượng tiến lui của dương và âm trong vòng thái cực. Không nên dùng lợi nhuận tối đa làm nguyên tắc duy nhất của việc quản lý kinh doanh, mà coi thường tính tự tôn và quan niệm giá trị của bản thân con người. Nên thừa nhận bất cứ ai cũng đều là một thái cực, bản thân nó dung hòa, đối xử với con người phải vì con người và có phân biệt ở giá trị kết quả lao động, trước sau duy trì tính tự tôn đó, khiến cho tổ chức tràn đầy hòa khí, giống như một gia đình, một sân khấu âm nhạc hài hòa. Phương thức tổ chức công nhân viên lại như gia đình, lấy hòa làm quý, phát huy năng lực chủ quan của công chức, có thể nói là phù hợp với học thuyết thái cực ở Kinh Dịch. Vì Kinh Dịch cho rằng, chỉ có thái cực hoàn chỉnh, mới có thể sinh sinh hóa hóa, phồn vinh thịnh vượng, cho nên điều gọi là hòa khí sinh ra của cải, chính là đạo lý này.

Hà Nội ngày 20-11-2000
L.V.Q


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CHÚ THÍCH:
(1) Vũ Trọng Hùng - Ngô Hi, Bí ẩn và bí quyết sự sống - đời người,Nxb. Văn hóa dân tộc, 1990, tr.173.
(2) Chú thích của Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,Nxb. TP. ...., 1997, tr.114.
(3) O. Jansé, Nguồn gốc văn minh Việt Nam, Nxb. Đại học, Huế, 1961, tr.17.
(4) Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Sđd., tr.124.
(5) Lê Văn Quán, Chu dịch với khoa học quản lý, Nxb. Giáo dục, 1997, tr.104 - 106.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |