Jump to content

Advertisements




Lá số Lê Bá Khánh Trình???


14 replies to this topic

#1 namha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 106 Bài viết:
  • 41 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 01:04

Lê Bá Khánh Trình ngày ấy, bây giờ...

Tôi đã tò mò, để rồi cố công mà tìm hiểu về thần đồng toán học, người được mệnh danh là "cậu bé vàng của toán học VN" những năm đầu thập kỷ 1980, người đi thi toán học quốc tế đã vừa đoạt giải nhất trong số 8 giải nhất của 40 quốc gia tham dự, đồng thời là người duy nhất đoạt giải đặc biệt cho lời giải đẹp nhất kỳ thi năm ấy, ra sao bây giờ...
Lê Bá Khánh Trình thời còn học phổ thông. Ảnh do nhân vật cung cấp
Đường đến với toán học

Lê Bá Khánh Trình sinh ra ở Huế trong một gia đình có 6 anh chị em, bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Trước khi vòng nguyệt quế của giải thưởng Toán quốc tế đặt lên đầu anh, Khánh Trình chỉ là một cậu bé nghịch ngợm, ham chơi, học "lệt lệt" như lời anh tự nhận, dù thời đó, "con giáo viên" cũng là một thương hiệu cho sự học hành không đến nỗi nào của anh. Cơ duyên đến với toán học của cậu bé Khánh Trình cũng tình cờ : Nghỉ hè lớp 9, trong một lần xem Báo Thiếu niên tiền phong, thấy có đăng đề bài thi toán dành cho học sinh giỏi quốc gia, Trình mày mò tự giải, rồi ham thích những con số từ lúc đó. Cũng là cơ duyên khi đúng năm đó, tỉnh Bình Trị Thiên mở lớp chuyên toán ở Huế, Trình đi thi và trúng tuyển dù kết quả mà anh đạt được không phải là cao.

Toán học chiếm bao nhiêu thời gian với Khánh Trình khi bé ? Với những người học toàn diện thì không sao, nhưng anh học thiên về toán, các môn khác chỉ học cầm chừng. Toán học hấp dẫn anh đơn giản qua sự quan sát đối chiếu những nét tương đối để làm. Anh cũng không tự lý giải được tại sao mình lại theo môn toán mà không phải là một môn học nào khác. Trước kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, Khánh Trình chỉ đoạt giải ba trên tổng số gần 200 học sinh dự thi. Nhưng sau đó có 20 học sinh cao điểm nhất để chọn lấy 4 người sẽ được bồi dưỡng để thi toán quốc tế, Khánh Trình là một trong số đó. 4 học sinh đã ở chung với nhau trong 2 - 3 tháng ở nhà khách của Bộ Giáo dục để hằng ngày được các thầy bồi dưỡng, không chịu áp lực cụ thể nào ngoại trừ việc cố gắng giải bằng hoặc hơn học sinh thi quốc tế năm trước. Kỷ niệm của Khánh Trình thời ấy là những lần tắm ở bể nước, nhà khách không có nhà vệ sinh nên mọi sự giải quyết là chạy sang bờ đê bên kia. Riêng việc ăn uống được đặt cơm ở một nơi rất sang trọng, nơi đó như là chỗ của các bộ trưởng đến ăn. Khi đó tiền ăn được Nhà nước cho nhưng gia đình cũng phải góp thêm cho các em. Những người lớn thắc mắc về nhóm trẻ con ăn ở nơi có tiêu chuẩn dành cho bộ trưởng là sự thú vị còn rất lâu trong ký ức Lê Bá Khánh Trình.
Giải đặc biệt từ bài toán sai và sự ưu ái thời gian của giám thị !
Đội tuyển học sinh giỏi toán VN đi thi toán quốc tế năm 1979. Ảnh do nhân vật cung cấp

Hồi đó, nhóm học sinh đi thi Olympic toán học quốc tế ở Anh cùng các thầy đã rất liều. Đó là Phạm Văn Tiệp (hiện đang ở Mỹ), Bùi Tá Long (trước làm ở Viện Cơ rồi chuyển sang Viện Môi trường), Phạm Ngọc Anh Cương (hiện sức khỏe rất yếu, đang ở nhà) và Lê Bá Khánh Trình. 4 người đều chưa có visa vào Anh nhưng vẫn lên đường, đi vòng sang Nga, ở đó gần một tuần lễ để xin visa vào Anh từ Moscow. Các thầy do Bộ Giáo dục cử đi là những người có kinh nghiệm trong việc đưa học sinh đi thi. Giấy mời của Bộ Giáo dục Anh đã khiến cho việc xin visa từ Nga không đến nỗi khó.

Lần đầu tiên, bước chân ra nước ngoài, ấn tượng của nhóm học sinh bé nhỏ ấy chỉ là sự sững sờ, choáng váng. Ngoại ngữ của các anh khi đó chỉ đủ để giao tiếp sơ sài. Ký túc xá của Đại học London là nơi tiếp đón các bạn của gần 40 đoàn từ các nước đến dự thi. Ngày đầu tiên thi, bài số 2 về hình học tương thích với cuốn sách hình học rất hay mà trước đây ở nhà Khánh Trình đã đọc rất hứng khởi với những bài tập anh làm rất kỹ, nên anh ứng dụng như cháo chảy.

Khánh Trình giải đề thi nhanh chóng, nhưng anh cũng tự nhận, dường như các thầy đã bồi dưỡng đúng hướng để các anh thi không bị khớp, bị bất ngờ với một đề thi từ một đất nước với văn hóa và ngôn ngữ xa lạ thời ấy. Tuy nhiên sau đó Khánh Trình phát hiện ra mình giải sai bài hình học khi chỉ còn 15 phút nữa là hết giờ. Sự lo lắng và sự cập rập của thời gian lại là động lực cho anh nghĩ ra cách giải mới mẻ, sáng tạo hơn. Bài đã giải là bài công phu, rất hay nhưng nó sai. Khi anh bắt đầu chép lời giải thì chỉ còn 10 phút, Khánh Trình xin phép giám thị người Anh cho thêm thời gian để làm, ông đã rất vui lòng ngồi chờ anh làm cho xong bài, anh được thêm 10 phút để hoàn thiện bài thi của mình.

Sau 2 ngày thi, 4 ngày chấm thi là có kết quả để phát thưởng. Khi thi xong, cảm giác ít nhiều mình cũng sẽ được giải vì bài làm tốt, trong bữa tiệc của ông Thị trưởng London chiêu đãi họ cũng đã nói nhóm học sinh VN đoạt giải cao. Cảm giác gì lúc đó ư? Chỉ là sự nhẹ nhõm rằng sau một thời gian tập trung vào học dài ngày để đi thi thì xong việc là yên tâm như trút đi một gánh nặng. Khi trở về, đoàn học sinh đoạt giải năm đó được mời xuống máy bay trước tiên với đại diện của Bộ Giáo dục ra đón và tặng hoa cho các thành viên đoạt giải. Trong đoàn có một bạn là cháu gọi Thủ tướng Phạm Văn Đồng bằng “ông trẻ” nên đoàn học sinh đã được gặp Thủ tướng trong một cuộc gặp mang tính chất gia đình.
Tôi chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng mong muốn gì !

* Giải thưởng đặc biệt và giải nhất (42/42 điểm) khi đó của anh có là một áp lực với anh khi đó không ?

- Có chứ, đơn giản nhất là việc đi và về đều được trọng thị. Lúc chuẩn bị đi được ưu đãi nhiều, mọi người cũng đặt niềm tin và mong đợi. Khi về, mọi người đón tiếp hồ hởi cũng gây ra một cảm giác mắc nợ với tôi. Nhưng khi đó tôi còn nhỏ, nên gánh nặng ấy cũng không đến nỗi là một áp lực. May mắn là nhờ giải thưởng đó, tôi được chọn vào thẳng đại học và được đi học ở nước ngoài.

* Khi học ở Đại học Lomonosov, thầy và các bạn học có biết anh là người từng đoạt giải đặc biệt, được coi như là thần đồng toán học khi ấy không ?

- Ít người biết lắm vì nước Nga là một nước có nền toán học cũng phát triển và vững mạnh trên thế giới. Họ đi thi học sinh giỏi cũng là chuyện bình thường. Tôi chỉ gặp lại một số người nhưng họ đã học trên tôi một khóa vì tôi còn phải học ngoại ngữ mất một năm ở VN nữa.

* Anh học gì ở Lomonosov ?

- Tôi học gì nghĩa là sao ? Tôi học toán thôi. Chuyên ngành toán, dù cũng được học thêm triết học, vật lý lượng tử, cơ... Theo nghĩa nào đó, học để thi cử thì tôi học cũng bình thường, các kết quả thi cũng tốt. Học bổng của tôi cũng đủ sống và cũng bởi tôi không đua đòi gì. Mùa hè tôi đi theo các đội xây dựng của Nga nhưng sức khỏe không đảm bảo nên tôi chỉ đi duy nhất lần ấy.

* Có một thời gian người ta gọi anh là "cậu bé vàng của toán học VN", sau khi anh được giải ?

- Ai gọi tôi như vậy kìa ?

* Nếu không có giải thưởng toán biến chú bé Lê Bá Khánh Trình trở thành "thần đồng toán học" "niềm tự hào của toán học VN", "cậu bé vàng của toán học VN" thì anh có hình dung mình sẽ trở thành một người khác không ?

- Tất nhiên là cảm giác lúc này lúc khác khác nhau cũng tùy thời điểm tùy sức khỏe. Tôi cũng chẳng có đam mê gì quá đối với một cái gì để được gọi là quá. Nhưng để làm việc tôi thấy dạy toán như thế này cũng được rồi.

* Khi đó anh có ý muốn ở lại Nga không ? Vì đó cũng là một môi trường lý tưởng để học tập và nghiên cứu ?

- Nếu mà mình xuất sắc, người ta đề nghị thì mình sẽ xem xét, nhưng thực ra tôi cũng chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng có mong muốn gì...

* Anh có muốn trở thành một nhà khoa học thay vì chỉ làm công việc giảng dạy ?

- Lúc ở Lomonosov có lúc tôi muốn, nhưng có lúc lại không muốn làm khoa học. Nhưng tôi thấy như ở Nga, một người làm khoa học phải có đam mê mãnh liệt, phải có những hy sinh nào đó, có những tố chất nào đó.

* Hy sinh ở đây là cái gì ?

- Là phải bỏ thời gian thường xuyên suy nghĩ về một thứ gì đó, không được lơ là.

* Anh học bao nhiêu năm ở Nga ?

- Gần 10 năm.

* Thầy giáo hướng dẫn cho anh là một người rất giỏi phải không ? Ông có hướng anh theo đuổi việc nghiên cứu khoa học hay không ?

- Tôi không có cảm giác ông muốn làm điều đó. Tôi nghĩ ông đánh giá công bằng, vừa phải.

* Anh có bao giờ nghĩ đến những ứng dụng của toán học không ?

- Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp.

* Anh thấy trong cách luyện thi học sinh để thi giỏi toán quốc tế như “luyện gà nòi” có vấn đề gì không ?
Lê Bá Khánh Trình bây giờ. Ảnh: Đ.N.T.

- Nếu không đặt vấn đề thành tích là thể diện quốc gia thì cũng không cần. Như Nga họ không cần, họ coi là cuộc chơi và thi cho vui thôi, có lẽ họ coi thể diện quốc gia sẽ được thể hiện ở những mặt khác.

* Tình yêu của anh với toán học có còn không ?

- Chắc là còn nhưng tôi không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa. Có gia đình và lớn tuổi người ta suy nghĩ khác.

* Nếu không có toán học, thì anh sẽ như thế nào ?

- Tôi cũng chẳng biết tôi như thế nào ? Chắc tôi cũng sẽ tìm tòi học tập và truyền đạt điều đó qua công tác giảng dạy. Còn làm ngoại giao, kinh tế, lăn lộn cái gì đó chắc tôi không làm được.

* Lỗi có phải tại giải thưởng và sự vinh danh khi ấy quá sức anh không ?

- Tôi không hiểu, nếu mọi người kỳ vọng hay đánh giá gì vào tôi thì đó là từ phía mọi người thôi.
Những thất vọng không tạm thời

Lê Bá Khánh Trình thấy mình may mắn khi năm 34 tuổi, có một bà cụ viết cho anh một lá thư giới thiệu con gái của bà cho anh. Anh đã quen vợ trong hoàn cảnh đó, còn trước đó anh chưa bao giờ có bạn gái. Nơi anh đang sống là nhà của bố mẹ anh mua cho anh khi anh trở về từ Nga. Gia đình 5 chị em thì có 2 người đang sống ở Mỹ, cuộc sống của các anh em Khánh Trình đều yên ổn, thành đạt. Anh cũng không có ước mơ gì khác ngoài sự hài lòng với cuộc sống hiện tại, một chút lo lắng cho sức khỏe của mình, mong sao mình khỏe mạnh.
Ảnh: báo SGGP.

Bây giờ anh đã trở thành một người hoàn toàn khác với cậu bé Lê Bá Khánh Trình ở Huế thời chưa đội vòng nguyệt quế kia. Cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu trong buổi gặp hôm ấy làm tôi cảm thấy đau lòng. Dù anh hài lòng với cuộc sống hiện tại, dù anh chỉ mong nhất là sức khỏe cho mình, dù anh có một gia đình với 2 đứa con ngoan, tôi vẫn không ngăn được cảm giác thất vọng dâng lên trong lòng.

Một thần tượng của thế hệ trước chúng tôi nhiều năm, một cái tên mà những học sinh say mê toán học phải kính nể, thần đồng ấy hôm nay lại là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.H-C-M, anh chưa từng là trưởng khoa Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Anh sống bình dị, khép kín, giống một cái cây sau cơn bão không sao mà trổ những cành lá non kiêu hãnh khi các cành và mầm của nó đã bị vặt hết. Lê Bá Khánh Trình chưa bao giờ có một thành tích hay sự kiện gì trong cuộc đời vượt được giải thưởng mà anh giành được năm 1979 ở London.

Có điều gì đã xảy ra sau giải thưởng ấy, phải chăng là những áp lực, những kỳ vọng lớn lao của nhiều người để thay vì biết đâu theo nghiệp cha, anh có thể trở thành một bác sĩ giỏi, hay đơn giản hơn, một người nào đó có một cuộc sống và tâm thế không như hôm nay, để cảm giác không chỉ riêng tôi khi tiếp xúc với anh, là sự co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống trừ việc đi giải dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov.

Anh không quan tâm đến mục đích của tôi, dù tất nhiên tôi đã giới thiệu mình là nhà báo. Anh cũng không hỏi một lần bao giờ báo ra, viết cái gì về anh? Anh cũng hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn. Để đưa nhà báo "đi từ thất vọng này đến thất vọng khác", để tôi chỉ muốn hét lên "rằng tại sao anh lại nhận lời gặp tôi ? để làm gì khi anh không có câu chuyện nào để kể, không quan tâm đến mọi chuyện và cả cuộc đời ngoài cái giải thưởng "oan nghiệt" kia, anh không làm được bất cứ điều gì ?". Lê Bá Khánh Trình đến hẹn đúng giờ, và sau khi kết thúc thì xin phép ra về. Nhưng nụ cười duy nhất là khi phóng viên ảnh đến chụp hình. Cuộc phỏng vấn lần thứ nhất, anh ướt đẫm vì đi xe máy và hôm ấy đường Đồng Khởi thành sông, trong tiệm cafe Mojo dường như quá sang trọng khiến tôi thầm trách mình vì việc chọn địa điểm này mà gặp nhân vật. Cuộc gặp thứ hai ở Press cafe, nơi bình yên hơn, nhẹ nhõm hơn, nhưng Lê Bá Khánh Trình vẫn thế, vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về !

(theo Lê Thị Thái Hòa - TNO)

#2 HoaCai01

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1064 Bài viết:
  • 2985 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 01:42

Mỗi người mỗi mệnh vận tức con đường đã đi và không thể chọn lựa.

Mệnh Thân Phúc có đẹp nhưng cần vận trình tốt mới đưa thanh thế lên cao đẳng và bền vững.
Còn nếu Mệnh Thân Phúc khập khiển gặp thời hên như hoa đào gặp nắng mai nhưng rồi cũng tàn tạ trước gió đông.

Hay không bằng hên. Nếu hay mà còn thêm hên thì mới thu tóm thành quả tuyệt vời. Lỡ khi Sinh Bất Phùng Thời, thân không tự chủ trước nghịch cảnh. Quả thật ngậm ngùi như hồi ký của Đổ Duy Ngọc (1) viết về một Siêu Nhân cũng tuổi Canh Dần như ông mà giờ đây ngôi sao sáng thời niên thiếu đó đã trở thành người tàn phế với tiền án giết người!

(1) hồi ký: "Bước Không Qua Số Phận"

Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 19/08/2011 - 01:49


#3 namha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 106 Bài viết:
  • 41 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 01:47

Chào Bác Hoacai01 đã trở lại diễn đàn!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 HoaCai01

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1064 Bài viết:
  • 2985 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 01:55

HoaCai01 là ai? NamHa và tôi đăng ký cùng 1 ngày, chẳng lẽ là anh em song sinh?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 05:37

Nếu Lê Bá Khánh Trình khi ấy được đào tạo ở Pháp hay Mỹ thì sao? Thập kỉ 80 Liên Xô cũng suy yếu rồi, nhà khoa học ko được coi trọng mà phải hy sinh...Ranh giới ko thể bước qua nên mới có LBKT bây giờ.

#6 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 19/08/2011 - 10:53

Grigori Yakovlevich Perelman, nhà toán học từ chối giải Field và giải thưởng 1 triệu đô, sinh năm 1966. Năm 1982 đoạt huy chương vàng toán quốc tế. Lấy bằng tiến sỹ toán học và cơ học tại đại học Leningrad, như vậy cao thủ này cũng được đào tạo tại Nga sau đó mới tung hoành ngang dọc tiếu ngạo A me ri ca.
Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1963, hơn GYP 3 tuổi, có thể coi là cùng thời ? Như vậy khó có thể nói vì giáo dục Nga vào thời đó suy yếu.

Sửa bởi thatsat: 19/08/2011 - 11:14


#7 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 11:51

@ Hi Anh Thất Sát. Không ai nói là giáo dục Liên Xô suy yếu mà nói chung kinh tế chính trị LX đang đi xuống, gặp khủng hoảng. Vì thế những người học ở Liên Xô lúc này chỉ mong có bàn là, nồi áp suất...mang về nước.Thời ấy ai thức thời hầu như đều chạy trốn cả. LBKT mà sang Mỹ sẽ bị coi là kẻ đảo ngũ. Lịch sử như vậy ko thể đảo ngược được nên có cái nhìn khách quan với LBKT.

Sửa bởi quangdct: 19/08/2011 - 11:55


#8 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 15:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienPhucThienQuan, on 19/08/2011 - 01:42, said:

Mỗi người mỗi mệnh vận tức con đường đã đi và không thể chọn lựa.

Mệnh Thân Phúc có đẹp nhưng cần vận trình tốt mới đưa thanh thế lên cao đẳng và bền vững.
Còn nếu Mệnh Thân Phúc khập khiển gặp thời hên như hoa đào gặp nắng mai nhưng rồi cũng tàn tạ trước gió đông.

Hay không bằng hên. Nếu hay mà còn thêm hên thì mới thu tóm thành quả tuyệt vời. Lỡ khi Sinh Bất Phùng Thời, thân không tự chủ trước nghịch cảnh. Quả thật ngậm ngùi như hồi ký của Đổ Duy Ngọc (1) viết về một Siêu Nhân cũng tuổi Canh Dần như ông mà giờ đây ngôi sao sáng thời niên thiếu đó đã trở thành người tàn phế với tiền án giết người!

(1) hồi ký: "Bước Không Qua Số Phận"

VN hay mắc bệnh ảo tưởng, các giải thi olimpic, quốc tế không coi trọng. Thí sinh đi thi cho vui, còn VN thì luyện kĩ kàng, hẳn hoi. Giàng đc giải nhỏ thì là truyền thông rùm beng lên. Thời đó dân chúng có thông tin như bây h đâu, truyền thông nhà nc cho biết gì thì biết thôi.
Các cụ nói có sai thùng rỗng tiéng kêu mới to.

Thanked by 1 Member:

#9 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 15:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quangdct, on 19/08/2011 - 11:51, said:

... Lịch sử như vậy ko thể đảo ngược được ...


Đúng vậy !

Hợp năm Bính Đinh, tan năm Tân Nhâm (19/08/1991 tan)

#10 letmesee

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 76 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 22:21

Số má cả thôi! Thần đồng như thế mà nay chỉ là thấy giáo quèn thì cũng tiếc thật. Ai cũng thấy rẩt nhiều người học rất giỏi, nhưng thành quả trong cuộc sống chẳng đáng là bao so với những người bình bình.

Mọi người nên down truyện của Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc về nghe đi. Hay lắm. Tôi nghe chục lần rồi. Tôi đã liên hệ với anh Ngọc rồi. Là truyện thật 100%. Nhân vật đều còn sống.

Thế mới hay số mệnh không đơn giản! Quả thật, chúng ta không có lựa chọn.

#11 pthuy

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 169 thanks

Gửi vào 19/08/2011 - 23:02

Em thì em thấy cái nhà báo đó viết bài hơi quá. Thế theo nhà báo đó thể nào mới là một người thành công?

Những người mà bài báo liệt kê những người thành đạt (A Tiệp, A Châu, ...) cũng là giáo viên dạy toán, chỉ khác là ở Mỹ và còn có cơ hội nghiên cứu. Nhưng anh Trình cũng là giáo viên dạy toán việt nam, mà còn là đào tạo những người tài, nếu may mắn, sẽ cho ra những a Châu, a Tiệp nữa, chỉ có cái anh Trình không "oai" như mấy anh kia thôi.

Em ghét cái bài báo đó như là hạ thấp anh Trình, coi anh như là người bỏ đi ấy, là không chấp nhận được với đạo đức người làm báo, lên mặt dạy đời. Phải chăng bài báo đó cho rằng, phải sang được Mỹ, hoặc trở thành đại gia có nhiều tiền thì mới là thành đạt?

Thuy

Thanked by 1 Member:

#12 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 20/08/2011 - 01:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienPhucThienQuan, on 19/08/2011 - 01:42, said:

Mỗi người mỗi mệnh vận tức con đường đã đi và không thể chọn lựa.

Mệnh Thân Phúc có đẹp nhưng cần vận trình tốt mới đưa thanh thế lên cao đẳng và bền vững.
Còn nếu Mệnh Thân Phúc khập khiển gặp thời hên như hoa đào gặp nắng mai nhưng rồi cũng tàn tạ trước gió đông.

Hay không bằng hên. Nếu hay mà còn thêm hên thì mới thu tóm thành quả tuyệt vời. Lỡ khi Sinh Bất Phùng Thời, thân không tự chủ trước nghịch cảnh. Quả thật ngậm ngùi như hồi ký của Đổ Duy Ngọc (1) viết về một Siêu Nhân cũng tuổi Canh Dần như ông mà giờ đây ngôi sao sáng thời niên thiếu đó đã trở thành người tàn phế với tiền án giết người!

(1) hồi ký: "Bước Không Qua Số Phận"

Tuy không có lá số nhưng có thể đoán vài điều với chiêu thức của manh phái.

Người này anh tài theo kiểu "sát tinh ngộ chế" như các anh tài khét tiếng kiểu Marie Curie nhưng sát tinh không bị khắc chế triệt để nên vẫn lộ qua đôi mắt. Còn Marie Curie chế phục hoàn toàn sát tinh nên lên đến đỉnh cao lừng lẫy tuy bản thân vẫn chịu bệnh tật và ông chồng thì bị tai nạn.

Thuở nhỏ người này đã biết dùng "song thủ hỗ bác" một tay vẽ hình một tay giải toán trên bảng làm giáo sư ngơ ngác. Nhưng theo lời kể thì đôi tay chỉ giết một người với chiêu "hậu bối trảm long" atemi vào gáy lúc cãi cọ ở quán rượu. Còn lại đôi tay đẩy xích lô cứu ông Ngọc tác giả bài viết, đôi tay cứu anh bạn lúc vượt suối lũ tìm kỳ nam, cuối cùng đôi tay cứu người trước xe lửa vào phút chót câu chuyện.

Oan nghiệt xoay quanh đôi chân. Đôi chân tạo những sự kiện bước ngoặt. Với chiêu "bích hổ du tường bàng long cước", đôi chân nhất cước tất sát bạn cùng phòng nên buộc phải rời polytechnic danh giá, đôi chân làm tàn phế đầu lãnh đảng cướp đối lập, cuối chuyện đôi chân cứu người, xong oan nghiệp nên bị phế bỏ.

Nhưng cốt lõi vẫn là sát khí, theo lời kể thì anh em của người này bị điên và bị down rồi có kết cục bi thương, ông bố cũng chết đứng khi nghe tin dữ nên có thể đoán dòng họ này phải chịu sát nghiệp quá nặng, riêng người này thuở nhỏ dựa vào thời vận chế ngự được sát tinh nên thành anh tài, sau đó thời vận thay đổi sát tinh không bị chế phục nữa nên cuộc đời mới bầm dập như vậy. Sau khi đôi chân hoàn thành sứ mạng của một đôi chân sát nghiệp thì bị xe lửa cán nát, có lẽ cuộc đời bớt bầm dập từ đó chăng ?

Sửa bởi thatsat: 20/08/2011 - 01:22


#13 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 20/08/2011 - 02:35

nghe sát ka và lão ngoan nói về chuyện Bước Không Qua Số Phận, đọc thử, quả là hay. Đọc xong nhớ câu của H c M :
"lỡ bước 2 xe đành bỏ phí
Gặp thời 1 tốt cũng thành công"

#14 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 20/08/2011 - 04:18

Sống trong thế giới người mù thì kẻ sáng mắt là kẻ điên. LBKT phải "tự đâm mù mắt mình" là chuyện đương nhiên. Đó là lẽ sinh tồn.
Thân ái.



Thanked by 1 Member:

#15 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 20/08/2011 - 06:59

Tác phẩm hồi ký "Bước không qua số phận"....
Lời nhân vật:" mình cũng muốn bước qua số phận nhưng giờ còn chân đâu nữa mà bước". Một lá số nhiều cuộc đời thì cũng là cứu cánh cho những ai có lá số xấu và lời nhắc nhở cho những ai có lá số tốt.
Link đính kèm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |