Jump to content

Advertisements




ÔNG SƯ VÀ SẤM GIẢNG VỀ MẠT KIẾP


12 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/08/2011 - 12:11

Trong số các nguồn tư liệu tôn giáo và tâm linh nói về giai đoạn mạt kiếp cuối thời Hạ Nguyên, có chuyện "Ông Sư Bán Khoai", xuất hiện ở tỉnh Châu Đốc trong hai năm 1901-1902, một ông sư vừa đi bán khoai vừa rao giảng những câu Sấm răn dạy mọi người tu tâm tích đức để vào Hội Long Hoa...Sau khi Đức Bổn Sư viên tịch, thực dân Pháp vẫn thẳng tay khủng bố, đàn áp tín đồ của tông phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” cũng như “Tứ Ân Hiếu Nghĩa”, khiến cho các môn đồ phải hết sức né tránh và dè dặt mọi mặt. Vì vậy, việc truyền giáo gần như bị thu hẹp và nghi thức hành đạo cũng phải thay đổi tùy theo tình hình lúc bấy giờ.

Vào khoảng năm Tân Sửu 1901 và Nhâm Dần 1902, tại một số tỉnh thuộc xứ Cao Miên giáp giới Việt Nam và vùng kinh Vĩnh Tế, Châu Đốc, người ta thấy xuất hiện một nhà sư có hình dáng nhỏ nhắn như đàn bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa trông như một cô Vãi vừa chèo ghe bán khoai vừa rao giảng khắp nơi, nên được dân gọi là “Ông Sư Bán Khoai”. Theo một số tài liệu, ông tên là Mỹ nhưng không rõ sinh quán và gia cảnh thế nào, nhưng ai cũng tin chắc ông là người kế thừa tông phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” vì trong những lần tiếp xúc với dân làng, ông luôn luôn tôn vinh Đức Phật Thầy, Đức Phật Trùm và Đức Bổn Sư. Hai tiếng “Sư Vãi” có lẽ cũng đủ để ám chỉ Đức Bổn Sư vì chỉ có Đức Bổn Sư mới xưng là Sư và Ngài lại thường giả làm Vãi, nên môn đồ hay gọi là chị Năm Thiếp.

Trong lúc hóa hiện làm người đi bán khoai, ông thường kêu gọi người đời nên bền tâm tu niệm, vì đời Hạ Nguyên sắp chấm dứt và chỉ có con đường tu niệm, làm lành lánh dữ mới có thể cứu con người thoát khỏi những tai họa thảm khốc. Ngoài ra, trong thời gian nầy ông còn truyền bá một quyển “Sấm Giảng Người Đời” gồm mười một thiên, người dân gọi là Giảng mười một hồi, có nội dung đề cao pháp môn Học Phật Tu Nhân, nhắc nhở bổn phận làm người, gợi lên tấm lòng trung quân ái quốc và tiết lộ những biến thiên của Tạo Hóa.

Đặc biệt, trong quyển Sấm Giảng nầy, ông còn nói rất nhiều về “Thuyết Tam Nguyên” là một lập thuyết về Vũ trụ quan và Nhân sinh quan của “Bửu Sơn Kỳ Hương”. Theo thuyết nầy thì hiện nay nhân loại đang sống thời kỳ cuối cùng của Hạ Nguyên mạt pháp và sẽ có Hội Long Hoa để chọn người sống đời Thượng Nguyên Thánh Đức. Đồng quan điểm với chủ thuyết nầy, trên một Website của Cao Đài Giáo có bài phân tích về quyển Sấm Giảng nầy như sau:

“Đời Hạ Nguyên sắp mãn và thời gian rất gần sẽ khai diễn Đại Hội Long Hoa. Từ đầu đến cuối quyển “Sấm Giảng Người Đời” còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần danh từ Hạ Nguyên:

Hạ Nguyên Giáp Tý bằng nay

Cơ Trời đã khiến lập đời Thượng Lai

Hạ Nguyên nay đã hết rồi

Minh Hoàng cầu Phật lập đời Thượng Nguyên.

Hoặc mấy câu khác:

Hạ Nguyên Tuất, Hợi đổi đời

Ngọc Hoàng hội nghị lập đời Thượng Nguyên.

Ông Sư Bán Khoai cho biết Đại Hội Long Hoa sẽ được mở ra để chọn người hiền đức và lập đời Thượng Nguyên vô cùng tốt đẹp, một xã hội của người hiền, không còn kẻ ác, vì ở cuối đời Hạ Nguyên đa số người tội lỗi quá nhiều:

Bởi Trần lỗi quá muôn phần

Cho nên lập Hội Long Hoa chọn người

Hiền từ thì đặng thảnh thơi

Nghênh ngang khó trốn lưới Trời, bớ dân

Lưới hồng bủa khắp cõi Trần

Chuyển luân Bát Quái còn trông nỗi gì

Hạ Nguyên sau chót xét suy

Sự vong nào có khác chi sự tồn.

Hội Long Hoa là một trường thi để chọn người hiền, vì trước khi đi đến Long Hoa Đại Hội thế giới phải trải qua nhiều giai đoạn ghê gớm để báo hiệu thời Hạ Nguyên sắp chấm dứt:

Hạ Nguyên nầy thể như bèo

Nay còn, mai mất hiểm nghèo thon von

Lớp thì bệnh tật gầy mòn

Lớp thì bão lụt, nhân dân khốn nàn

Lớp thời sưu thuế đa đoan

Lớp kia lớp nọ khổ nàn biết bao

Lớp thì tà, quỉ lao xao

Xui mưu làm loạn hại dân muôn ngàn.

Trong quyển Sấm Giảng viết bằng thơ lục bát, Sư Vãi Bán Khoai tiết lộ những hiện tượng xảy ra cho thế gian vào thời Hạ Nguyên như chiến tranh nổi lên khắp nơi gây cảnh con lạc cha, vợ lạc chồng, nhà cửa tan nát, thây người chết như bèo trôi sông. Đa số là những người hung ác, không biết thức tỉnh lo tu tâm dưỡng tinh trong giai đoạn chuẩn bị dự Hội Long Hoa, nên bây giờ dù ăn năn cũng không còn kịp nữa.

Ngoài cuộc tàn sát bởi việc gây ra chiến tranh, còn nhiều tai Trời, ách Đất như lũ lụt, bão giông, lửa cháy khắp nơi, ác thú xông ra ăn thịt người, lại còn có âm binh (hồn của những người chết) kéo thành đạo binh và đám Bàng Môn Tà đạo có bùa phép để sai khiến âm binh phá hại muôn dân, quấy nhiễu, gây ra nhiều chứng bệnh làm tan xương nát thịt biết bao con người xấu số. Ông Sư Bán Khoai còn cho biết rằng, trong lúc chiến tranh hỗn loạn giữa loài người thì điềm Trời xuất hiện: trên Trời có sấm nổ, làm kinh thiên động địa, nhiều hòn núi bị phá vỡ, nhiều cù lao, đất liền bị sụp, Trái Đất thay hình đổi dạng, chôn vùi cả lục địa và nổi lên lục địa mới, giống như Đại Hồng Thủy chôn vùi châu Atlantid dưới Đại Tây Dương.

Lúc bấy giờ loài người sẽ kinh động tột độ và không còn bắn giết nhau nữa. Và lúc nầy là lúc Tiên, Phật lập Hội Long Hoa để chọn người hiền đức. Nhân loại còn lại không bao nhiêu: mười người chỉ còn một, hai người hiền đức sống sót mà thôi. Một viên tướng của Mussolini từ Ý sang Nhật Bản nghiên cứu để biết tại sao các bác sĩ, y tá, bệnh nhân trong một bệnh viện gần trái bom nguyên tử nổ lại không hề hấn gì, không bị bệnh do phóng xạ phát ra, trong khi chung quanh gần hay xa hơn đều bị tác động. Điều tra lại thì mới biết rằng, trong bệnh viện người ta ăn toàn rau cải, không ăn thịt. Lý do huyền bí nầy được các thiền sư giải thích là cơ thể khi đã khử trược lưu thanh bằng cách ăn chay, thì tần số của “Tiểu Thiên Địa“, tức cái thân thể có tần số cao như làn sóng của phóng xạ. Các khoa học gia không tin, nhưng đó là sự thật.

Điều mà Ông Sư Bán Khoai vui mừng là khi thời Thượng Nguyên lập ra, nước Việt Nam sẽ là nước được diễm phúc nhất trên Trái Đất nầy. Sở dĩ nước Việt Nam được diễm phúc là vì Cơ Trời cho nước Nam ta là cõi Trung Ương, là Trung Tâm của Nền Văn Minh thời Thượng Nguyên sau nầy. Chính vì vậy mà Tiên, Phật giáng Trần ở nước Việt Nam và ông Sư Bán Khoai vâng lệnh Phật đi phổ hóa khắp nơi. Ông rất đau buồn vì thấy người đời không chịu nghe, không chịu tu, nên ông căn dặn: Nếu không tin, sau nầy mang hoạ thì đừng trách ông sao không có dạy trước:

Mấy lời khuyên khắp Đông Tây

Nói cho nam, nữ đặng hay giữ mình

Nếu ai mà chẳng có tin

Rồi sau mang họa chớ tình trách than.

Ngoài quyển Sấm Giảng của Ông Sư Bán Khoai, Giáo phái Phật Thầy Tây An còn lưu truyền bộ Tứ Thánh, tác giả là các Đấng Thiêng Liêng mượn xác Cậu bé chín tuổi để nói ra lời thơ, ý Đạo để khuyên người đời nên hồi tâm hướng thiện vì đời Hạ Nguyên đã gần kề. Theo lời truyền tụng, thì ông Sư Bán Khoai còn có nhiều pháp thuật và võ nghệ. Ông dùng đầu ngón tay cái như cái mõ nên mỗi khi cần niệm kinh hay đọc chú, ông dùng cây gõ vào thì phát ra tiếng “lốc cốc” y như tiếng mõ của các sư sãi trong chùa.

Lúc ở Vĩnh Thông, ông thường đi nhổ bàng để dệt đệm. Một hôm, ông đang cầm mác đi chặt bàng thì bỗng nghe tiếng cọp gầm và tiếng người la cầu cứu gần đó. Ông cầm mác chạy tới, thấy người cùng xóm tên Mạnh đang dùng hai tay nắm chặt bốn chân con cọp và đội thẳng bụng cọp trên đầu, nhưng vì cọp mạnh và nặng quá nên ông Mạnh không thể quật nó xuống được, cứ giằng co trong cái thế nguy hiểm đó. Ông Sư liền cầm mác vươn mình nhảy tới, hét lớn lên rồi chém một nhát thật mạnh, con cọp bị đứt ra làm hai đoạn, chết liền tại chỗ nhưng ông Mạnh thì không hề hấn gì.

Về cách thức truyền bá quyển Sấm Giảng của Ông Sư Bán Khoai, Đức Huỳnh Giáo Chủ khi còn ở Tổ Đình có kể lại câu chuyện như sau: “Một hôm, Ngài bán khoai ở miệt Cao Miên, khi bưng khoai vào nhà một người mà Ngài nhận là có tâm đạo, thừa lúc người nầy đi vào buồng thì Ngài đút quyển Sấm Giảng dưới khay trầu. Khi Ngài đi rồi, người ấy thấy một cuộn giấy để dưới khay trầu mới lấy ra xem, mới biết đó là quyển Sấm Giảng. Hỏi lại người trong nhà thì không ai biết người nào đem đến, sau nhớ lại thấy người bán khoai đi tới khay trầu, vả lại trong Sấm giảng có xưng danh là Sư Vãi Bán Khoai, nên cả nhà mới chưng hửng, cho người chạy kiếm khắp nơi nhưng không ai thấy được tung tích của Ngài”.

Ngoài ra, theo quyển “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược” của Lê Quang Liêm, có hai chuyện kể về việc truyền bá quyển Sấm Giảng nầy như sau:

1. Tại kênh Vĩnh Tế, có một người mắc bệnh điên, suốt ngày cứ la hét đập phá nhà cửa, không ai chữa trị được. Một hôm, Ông Sư Bán Khoai vô tình bơi xuồng ngang qua, thấy nhiều người đang xúm xít nên ghé xuồng lại để bán. Những người trên bờ thấy vậy mới bảo:

- Ông ơi! Ông hãy bơi đi nơi khác mà bán, coi chừng thằng điên nó xuống đập phá làm chìm xuồng của ông bây giờ.

Mỉm cười, Ông Sư cầm củ khoai bước lên bờ đúng lúc thằng điên đang tiến đến gần. Ông Sư đưa tay ra hiệu cho nó đứng lại, rồi nói:

- Tiền căn nhà ngươi hay đánh đập, áp bức người khác nên bây giờ phải trả quả như vậy.

Dừng một lúc, ông vỗ vai tên điên và bảo tiếp:

- Hãy ăn củ khoai nầy đi sẽ hết điên. Nhớ lo tu hành, làm lành lánh dữ để giải ác căn.

Tên điên đang múa may, la hét bỗng trở nên ngoan ngoãn cầm củ khoai đưa vào miệng nhai ngấu nghiến. Ăn xong, nó quỳ xuống lạy Ông Sư như tế sao, thế là hết bệnh. Mọi người quá đỗi kinh ngạc, muốn giáp mặt ông để hỏi han cớ sự. Nhưng giống như có một sức mạnh vô hình không ai có thể ngăn cản được, Ông Sư đi quá nhanh, bước xuống xuồng rồi bơi đi với một tốc độ kinh hồn, dù rằng ở trên bờ có một số trai trẻ cố sức chạy theo mà vẫn không kịp. Sau đó, đang lúc cả xóm tụ tập bàn tán xôn xao thì có một người phát hiện tại gốc cây bên cạnh có để một quyển sách. Thì ra, đó là quyển “Sấm Giảng Người Đời” của ông Sư Bán Khoai để lại.

2. Vào một buổi chiều Thu năm Nhâm Dần 1902, tại xã Tân Huề, Cù Lao Tây nay thuộc tỉnh Đồng Tháp, có một ông già khoảng bảy mươi chèo chiếc ghe nhỏ đi bán khoai vừa chèo, vừa rao:

Khoai lang ăn nấu ăn chiên

Bà con hãy đến tại thuyền mà mua

Bao nhiêu cứ lựa cho vừa

Tiền nong cũng chẳng hơn thua làm gì

Ở đời lắm chuyện ly kỳ

Ăn khoai ăn đá đều tùy cái Tâm.

Người trong xóm nghe rao nên kêu ghé lại rồi bước xuống hỏi:

- Mấy xu một cân vậy ông?

Ông già đáp:

- Hai xu một cân. Bà con cứ tự tiện lựa và cân rồi tính tiền để vào cái rổ trước mặt đó, lão không biết tính toán gì hết.

Thế là mạnh ai nấy lựa, rồi cứ tự tiện trả tiền không ai để ý. Có người thật thà cân bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, có người lấy đầy thúng mà chỉ trả có vài cân, lại có người lựa đầy bao mà không trả xu nào. Cuối cùng, sau khi cả ghe khoai hết sạch, ông già vui vẻ cám ơn và chèo ghe đi. Kết quả là ngay chiều hôm đó, những người mua không trả tiền, khi nấu xong nồi khoai thì trong nồi chỉ toàn là đá! Còn những ai lấy khoai nhiều mà trả tiền ít thì vừa có khoai, vừa có đá!

Trong khi những người lương thiện trả tiền sòng phẳng, thì trong nồi đều là khoai rất ngon và trong những người nầy có người lại được quyển “Sấm Giảng Người Đời” để trong nồi. Do đó, ai cũng tin chắc rằng ông già đó là Ông Sư Bán Khoai thị hiện để cảnh tỉnh người đời. Ông Sư Bán Khoai chỉ xuất hiện trong hai năm 1901-1902, để lại cho đời quyển “Sấm Giảng Người Đời” rồi không ai còn thấy bóng dáng của ông ở đâu nữa. Tuy nhiên, tín đồ của tông phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” đều tin chắc rằng ông chính là người kế thừa Tông phái này tiếp theo Đức Bổn Sư Ngô Lợi.


Nguyễn Văn Hiệp

Thanked by 1 Member:

#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 05:50

TÌM HIỂU THÊM VỀ HIỆN TƯỢNG SƯ VÃI BÁN KHOAI

Giữa thế kỷ XIX, xã hội miền Nam gặp cơn biến động dữ dội: dịch bệnh hoành hành rồi thực dân Pháp xâm lược, các phong trào kháng chiến chống Pháp lần lượt tan rã do bị đàn áp hết sức dã man. Triều đình nhà Nguyễn không còn cách nào khác, phải đi từ thỏa hiệp này đến thỏa hiệp khác và cuối cùng chính thức đầu hàng bằng hòa ước 1884. Theo hòa ước đó thì Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, xem như nước Pháp nối dài. Do đó nền văn hóa phương Tây thực dụng, lạ lẫm cũng theo chân thực dân Pháp tràn vào xứ Nam Kỳ. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam lại thêm biến động dữ dội. Những biến động dồn dập nói trên khiến những bậc tiên giác nghĩ đến thời mạt pháp theo Phật giáo, hay hạ ngươn, hạ nguyên theo Đạo giáo và Nho giáo.

Theo tu sĩ Độc Giác Chơn Như trong cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, thì có ba ngươn: Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn, biểu thị ba giai đoạn thịnh suy của cuộc đời. Mỗi ngươn dài sáu chục năm, tròn một con giáp theo vòng tuần hoàn của sự dịch chuyển giữa thập can và thập nhị chi. Theo ông Sư Vãi Bán Khoai thì hạ ngươn bắt đầu từ năm Giáp tý 1864 đến năm Giáp tý 1924. Niềm xác tín nói trên được khởi đầu từ Đức Phật Thầy Tây An, tục danh là Đoàn Minh Huyên 1807–1856, được xem là người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương với giáo pháp vô vi, nhập thế và bất chấp hình tướng.

Sau khi Đức Phật Thầy viên tịch, nhiều vị đại đệ tử của ngài tiếp tục xiển dương giáo pháp nói trên, phát phù trị bệnh, đặt sám giảng dạy đời và có khuynh hướng chống Pháp. Có thể kể như: Đức Phật Trùm (ông Đạo Đèn), Đức Cố quản Trần Văn Thành (ông Đạo Lành), Đức Bổn sư Ngô Lợi, ông Sư Vãi Bán Khoai, ông Cử Đa, ông Đạo Xuyến, ông Đạo Ngoạn, ông Đạo Lập, ông Đạo Lãnh... và Đức Huỳnh giáo chủ. Trong số những bậc siêu phàm nói trên thì ông Sư Vãi Bán Khoai là trường hợp đặc biệt nhất: thoát ẩn thoát hiện, thay hình đổi dạng, nam giới mà trông như phụ nữ, lại không rõ tên tuổi quê quán, mặc dù ông đã vân du khắp nơi, sang cả Cao Miên, Trung Quốc và để lại nhiều sám giảng. Do đó mục đích bài viết này là thử tìm hiểu để trả lời một số nghi vấn về ông đạo có một không hai này.

1. Tại sao gọi là Sư Vãi Bán Khoai?

Theo Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm thì ông Sư Vãi Bán Khoai hình dạng nhỏ bé, ốm yếu như người đàn bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa xa trông như một cô vãi. Lại nữa ông trị bịnh cho đời hay dùng vải áo, vải khăn của mình mà cho, nhân thế người ta đặt cho ông cái biệt danh Sư Vãi. Vào khoảng năm Tân Sửu 1901 và Nhâm Dần 1902, ông thường giả dạng thường nhân đi bán khoai ở xứ Cao Miên và trong kinh Vĩnh Tế để tùy cơ khuyến thiện người đời. Thấy vậy người đời mới quen gọi ông là ông Sư Vãi Bán Khoai. Một vài thông tin trên cần phải được xem xét lại, chẳng hạn về thời điểm ông Sư Vãi Bán Khoai vân du dạy đời. Nguyễn Văn Hầu ghi nhận là trong hai năm 1901 và 1902 có lẽ chưa thỏa đáng, bởi lẽ trong một số bài sám giảng của mình, ông Sư Vãi Bán Khoai có tiên tri rằng năm Giáp tý 1864 sắp đến là năm bắt đầu thời hạ ngươn mạt pháp:

Hạ ngươn Giáp tý đầu niên

Gẫm trong thiên hạ không yên chỗ nào.

Hạ ngươn Giáp tý bằng nay

Cơ trời đã khiến lập đời thượng lai.

Giáp tý khổ não muôn phần

Không phải thái bình ngày rày dân ôi!

Điều đó chứng tỏ ông Sư Vãi Bán Khoai xuất hiện từ trước năm 1864 và tính tới năm 1901 thì ông xuất hiện khoảng bốn chục năm. Hơn nữa ông đã vân du không chỉ trong nước mà sang cả Cao Miên, Trung Quốc nên chắc chắn phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài, chứ không thể chỉ trong hai năm:

Rồi tôi đi đến bên Tàu

Bây giờ trở lại An Giang Nam thành.

Tôi đâu mà có an thân

Bây giờ Phật biểu tôi sang nước Tần.

Còn về danh xưng Bán Khoai thì cần phải hiểu đó chỉ là một cách gọi tên, họa chăng là do ông Sư Vãi Bán Khoai lúc đầu giả dạng người bơi xuồng bán khoai lang củ, chứ thật ra ông còn giả dạng thành nhiều thân phận khác nữa, như người bán gạo, bán củi, bán bánh, đui mù, ăn xin...

Tôi đây ông vãi bán khoai

Bán gạo Ông Chưởng ai ai cũng lầm

Ghe khoai, ghe củi, ghe lường

Chèo qua chèo lại tôi đương độ trà

Có người bán bánh thật thà

Bao nhiêu quỷ mị non tà sạch trơn.

2. Lai lịch Sư Vãi Bán Khoai và sám giảng, sấm vãn của ông

Theo Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm thì ông Sư Vãi Bán Khoai tên là "Mỹ", họ gì không rõ. Quê quán và lai lịch tổ tiên như thế nào hỏi không ai biết. Ông có vợ, sanh được hai con và thường đến Vĩnh Gia thuộc kinh Vĩnh Tế, Châu Đốc... Ông có nhiều pháp thuật và võ nghệ. Nội ngón tay cái của ông, mỗi khi cần niệm kinh hay đọc chú, ông dùng cây gõ vào thì có tiếng kêu lên cốc cốc, giống như mõ của các thầy phù thủy. Tuy nhiên, so với các bậc siêu phàm khác thì lai lịch ông Sư Vãi Bán Khoai được ghi trong Thất Sơn mầu nhiệm còn quá sơ sài. Trên nguyệt san Giác Ngộ, Huỳnh Ngọc Trảng có bài “Ký tả một bài về hòa thượng Huệ Lưu”. Bài viết chủ yếu khai thác thông tin từ cuốn Sám giãng người đời gồm mười một bài do nhà in Thạnh Mậu phát hành năm 1949.

Trong cuốn Sám giãng này, theo phân tích của Huỳnh Ngọc Trảng thì có bốn bài không nêu tên tác giả, năm bài nêu tên Huệ Lưu, ba bài có tên ông Sư Vãi Bán Khoai. Điều này nghĩa là có một bài vừa có tên Huệ Lưu, vừa có tên ông Sư Vãi Bán Khoai. Do đó Huỳnh Ngọc Trảng nêu nghi vấn: Chính sự không thống nhất về danh xưng, tên tác giả trong các bài sám giảng in trong Sám giãng người đời như vậy nên hậu thế không ít người đã giả thiết, thậm chí khẳng định Sư Vãi Bán Khoai chính là danh xưng của hòa thượng Huệ Lưu trong khoảng thời gian hòa thượng vân du vùng Thất Sơn Bảy Núi. Theo chúng tôi, suy đoán đó tỏ ra có cơ sở mặc dù không hoàn toàn chắc chắn. Bởi lẽ trong Thất Sơn mầu nhiệm, Nguyễn Văn Hầu cũng đã cho biết: Ông Sư Vãi Bán Khoai để lại một bổn Sám giảng người đời mười một quyển ngày nay vẫn còn truyền tụng. Hơn nữa, trong cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, có lúc xưng "Tôi đây ông vãi bán khoai", có lúc lại xưng:

Huệ Lưu ký tả một bài

Diễn ban châu quận hậu lai khán tường

Huệ Lưu bút ký đã rồi

Đặng cho thiên hạ dấu lai để đời.

Mặt khác, trong bài Sám giảng khuyên người đời tu niệm, Đức Huỳnh giáo chủ có kể việc hai thầy trò nhà sư không nói rõ là ai, cũng vân du giả dạng biến hóa, ẩn hiện khắp Nam Kỳ lục tỉnh để khuyên người đời tu niệm. Đến đoạn nhắc đến chuyện năm xưa:

Cảm thương ông lão bán khoai

Vì yêu dân chúng chẳng nài nắng mưa

thì liền sau đó khẳng định danh xưng

Đừng thấy ngu dại mà khi

Thầy thì Huệ Lựu "Lưu", tớ thì Huệ Tâm.

Điều này chứng tỏ Đức Huỳnh giáo chủ đã gián tiếp cho biết Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu. Và nếu quả thật như vậy thì có thể biết được quê quán của ông Sư Vãi Bán Khoai qua lời của thượng tọa Thích Huệ Viên, trụ trì tổ đình Giác Viên, số 161-85-20 Lạc Long Quân, Quận 11, TP. như sau: “Hòa thượng Huệ Lưu vốn quê ở làng Nhựt Tảo, nay thuộc huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, sinh vào khoảng giữa thế kỷ XIX và từ nhỏ đã xuất gia tu học ở chùa Giác Viên. Hòa thượng Huệ Lưu thọ giới quy y với hòa thượng Minh Khiêm Hoằng Ân, dốc chí tu học và giữ giới luật tinh nghiêm, giỏi cả về Phật pháp và Hán văn. Sau đó, ông được cử về làm trụ trì chùa Huê Nghiêm, Thủ Đức.

Tuy nhiên, theo cuốn Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam thì thiền sư Huệ Lưu sinh năm 1857, mất năm 1898, như vậy thì ông không thể nào tiên tri về năm giáp tý 1864 được, vì tính đến năm đó ông lớn nhất cũng chỉ có bảy tuổi. Mặt khác, ông mất năm 1898 thì không thể xuất hiện vào năm 1901, 1902 như ghi nhận của Nguyễn Văn Hầu được. Do đó, giả thiết Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu cần phải xem xét lại. Hơn nữa, giả sử Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu thì quê quán của ông cũng không thống nhất: theo thượng tọa Huệ Viên thì ông quê ở làng Nhựt Tảo, Long An, trong khi Sấm giảng khuyên người đời tu niệm của Đức Huỳnh giáo chủ gọi ông Sư Vãi Bán Khoai là Khùng mười, còn mình tự xưng là Điên mười một và cho biết quê quán của ông Sư Vãi Bán Khoai ở núi Sam, nay là thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Khùng thời quê ngụ núi Sam

Còn Điên chẳng có chùa am dưới này.

Chính điều này đã góp phần bác bỏ giả thiết cho rằng ông Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu. Tuy nhiên nếu hiểu núi Sam là quê hương thứ hai của ông Sư Vãi Bán Khoai thì vấn đề sẽ còn phức tạp hơn nữa. Năm sinh của ông Sư Vãi Bán Khoai đã không rõ, năm mất cũng không rõ. Tuy nhiên, trong Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, đoạn cuối có bài "Lời từ giã" với những câu:

Xưa kia tục cổ ông bà

Đâu có cắt tóc như đời nay đâu

Tu hành cũng khá lo âu

Để tóc mới khỏi thảm sầu từ đây.

Từ đó có thể suy đoán rằng ông Sư Vãi Bán Khoai nói Lời từ giã này vào khoảng năm 1905, khi cuộc vận động cắt tóc của phong trào Duy Tân nổi lên rầm rộ. Điều này cũng góp phần bác bỏ giả thiết cho rằng năm giáp tý mà ông tiên tri là 1924. Tuy nhiên, gần đây trên trang wikipedia.org có cung cấp thêm thông tin mới về Sư Vãi Bán Khoai như sau: “Ở Bến Tre có một ngôi đền và mộ của Sư Bán Bán Khoai. Nơi đó không có tài liệu nào viết về thân thế và sự nghiệp của vị tu sĩ này, chỉ biết ông tên Huỳnh Phú Minh, pháp danh Sư Vãi Bán Khoai, sinh năm 1898, mất lúc 21 giờ đêm ngày mùng 10 tháng Hai năm Đinh Dậu 1957, hưởng dương năm mươi chín tuổi. Buổi đầu, an táng ông tại Cầu Móng thuộc Bến Tre, sau cải táng về xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Ở đền, có phát không quyển Sám giảng người đời, trong đó có mười một cuốn tổng cộng 2.422 câu và ba bài kệ tổng cộng 128 câu. Tất cả đều viết theo thể lục bát, có chủ đề tương tự như trên. Nhưng căn cứ lời kể của Giáo Sư Nguyễn Văn Hầu, Sư Vãi Bán Khoai ở An Giang xuất hiện và giảng đạo trong khoảng năm 1901-1902, thì lúc đó Sư Vãi Bán Khoai ở Bến Tre chỉ mới ba hoặc bốn tuổi, suy ra hai ông sư này không thể là một được. Tóm lại, những thông tin về lai lịch của ông Sư Vãi Bán Khoai còn khá mơ hồ, thậm chí bất nhất và nhìn chung là còn khá sơ sài, chủ yếu là do người đời sau suy đoán ra. Việc để tóc, mai danh ẩn tánh, thậm chí giả dạng chính là cách để các nhà sư của phái Bửu Sơn Kỳ Hương vân du nhập thế dạy đời theo giáo pháp vô vi, bất chấp danh sắc.

3. Sấm vãn, sám giảng của ông

Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “sấm” được hiểu là “lời sấm, đoán việc tương lai”. Còn “vãn”, theo Huỳnh Tịnh Paulus Của là “chuyện đặt có ca vần”, thường được gọi chung là “vè vãn: tiếng đôi, thường hiểu là vè”. Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ gọi đó là tiếng đôi “chuyện vãn”, nghĩa là một hình thức tự sự. Theo Huỳnh Ngọc Trảng, có các thể văn vần như: vãn ba (3 tiếng/câu), vãn tư (4 tiếng/câu), vãn năm (5 tiếng/câu) Đặc biệt là thể vãn lục bát, tức truyện thơ Nôm. Đức Phật Thầy Thây An và hầu hết các vị kế truyền của phái Bửu Sơn Kỳ Hương đều đặt sấm vãn tiên tri thời thế, đoán trước những tai họa sắp xảy ra trong thời hạ ngươn mạt pháp để khuyên bá tánh làm lành lánh dữ, lo tu niệm để tránh nạn tai oan nghiệt. Những bài sấm vãn này thường ở dạng thơ lục bát dễ đọc dễ nhớ nên có sức lan tỏa và lưu truyền rất mạnh mẽ.

Do đặc điểm ngữ âm Nam Bộ nên có sự gần gũi, thậm chí lẫn lộn giữa “sấm vãn” và “sám giảng”, nhất là nội dung của hai thể tài này lại rất gần nhau, đôi khi thật khó phân biệt, ít ra là trong thời kỳ tôn giáo cứu thế ở Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX và môi trường của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Theo Huỳnh Ngọc Trảng, “sám” (ksama) nghĩa là mong được tha tội, “giảng” là thuyết giảng kinh kệ cho mọi người nghe. Chính do sự gần gũi cả về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa giữa sấm/sám và vãn/giảng mà đôi khi chúng được dùng hoán đổi cho nhau.

Trở lại nội dung sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai, hiện chưa có văn bản nào có thể xem là chính thức, rõ ràng và đầy đủ. Trong cuốn Sám giãng người đời, như đã nói trên, gồm có mười một bài, nhưng chỉ có ba bài có tên ông Sư Vãi Bán Khoai. Điều này chứng tỏ chưa chắc cả 11 bài đó là của ông Sư Vãi Bán Khoai. Vậy thì tám bài còn lại là của ai? Câu hỏi này cần được tiếp tục nghiên cứu. Riêng cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn do tu sĩ Độc Giác Chơn Như biên soạn, thì lại không nói rõ biên soạn dựa trên nguồn tài liệu nào, trong lời nói đầu chỉ ghi là: “Quyển sám này có quá lâu nên không còn truyền nữa. Hôm nay quý đạo tâm gặp lại quyển sám này còn hơn gặp lại vàng mà mình đã bị mất từ lâu... Đây cũng là một duyên lành tôi gặp được...” Cuốn này cũng không đề năm biên soạn và nơi phát hành, cũng không cho biết lai lịch của người biên soạn. Điều đáng nói là giữa cuốn Sám giãng người đời và cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn vẫn có một số câu giống nhau, chẳng hạn:

Hạ ngươn như sợi chỉ mành

Sao không tu niệm, tranh giành làm chi

Phật trời tiên thánh sầu bi

Cậy ông Sư Vãi mau mau xuống trần

Sư Vãi vội vã ân cần

Đi hết khắp bốn cõi trần giáo khuyên

Thương ông Sư Vãi nhọc nhằn,

Sao thân chẳng biết mấy thân dưới trần

Giáo khuyên khắp hết bốn phương

Ai nghe thì lại mến thương vô cùng

Như ai có muốn làm hung

Thằng ông lại giả thằng khùng đi xin.

Lại còn giễu cợt chê cười,

Điên khùng nào phải thần tiên đâu là

Thấy vậy thêm não thêm buồn

Trở về núi Cấm tiên bồng thuở xưa

Rồi tôi qua đến bên Tàu

Bây giờ trở lại An Giang Nam thành

Tôi đâu có ngại nhọc nhằn

Cầu cho ai nấy làm lành tu thân.

Sự giống và khác nhau này chứng tỏ sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai có nhiều dị bản, và điều này cũng có nghĩa là nó đã đi sâu vào đời sống tinh thần vô cùng phong phú của nhân dân Nam Bộ. Về nội dung, nhìn chung sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai kêu gọi lòng hiếu thảo, tình yêu nhân loài. Điều đáng lưu ý là ông luôn khuyến khích tu niệm bằng tâm đạo, chống tu hành hình thức, chạy theo âm thanh sắc tướng:

Phật không có biểu tụng kinh

Gắng công khấn bái chúc nguyền mẹ cha.

Thậm chí ông chủ trương thực hành đúng theo giáo pháp vô vi của Đức Phật Thầy Tây An, tu chẳng cần chùa am, đình quán:

Chẳng cần chùa miễu đình am,

Thảo lư nhơn đức có hàng Quan Âm.

Chùa am rực rỡ chớ lầm,

Là nơi danh lợi giựt thầm nhân gian.

Ông cũng khuyên không nên thờ cốt tượng, chỉ thờ trần điều là đủ:

Tạo làm chi nhiều cốt với hình

Rồi sau này xem thấy hãi kinh

Những hình cốt thành hình ám hại

Cốt với hình sau thành yêu quái.

Ông chủ trương tu không câu nệ vẻ bề ngoài, không cần mặc áo cà sa, cũng không cần cạo đầu:

Tu hành cũng khá lo âu

Để tóc mới khỏi thảm sầu từ đây.

Đặc biệt, ông luôn tỏ thái độ gìn giữ đạo lý truyền thống của dân tộc bằng việc bài bác đạo Thiên chúa do người Pháp mang đến. Theo ông, đạo Thiên chúa tràn sang Việt Nam là dấu hiệu của thời hạ ngươn mạt kiếp:

Hạ ngươn thay dạ đổi lòng

Cho nên theo đạo bỏ mà tổ tông

Như ai muốn ở thiên đường

Đừng mê theo đạo quỷ dương làm gì

Như mê theo đạo Huê Kỳ

Thời là phải bỏ vậy mà tổ tông

Người đời phải xét cân phân

Theo đạo nước khác có công danh gì.

Dù nội dung bao trùm sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai là tiên tri thời thế thời hạ ngươn đầy khổ đau, đen tối, lầm lạc nhưng nó vẫn không vì thế mà bi quan yếm thế. Đằng sau những cảnh tối tăm ấy, ông Sư Vãi Bán Khoai cũng chỉ ra tương lai sáng sủa nước Việt Nam nếu người dân biết tu tỉnh để sống còn mà bước qua thời thượng ngươn thánh đức:

Nước Nam như thể cái lầu,

Ngày sau các nước đâu đâu lại tùng.

Chừng nào Bảy Núi thành vàng

Thời là bá tánh an nhàn tấm thân.

Chừng nào núi Cấm hóa lầu

Thời là bá tánh đâu đâu thái bình.

Ông cũng tin tưởng vào sự phục hưng của Phật giáo Việt Nam:

Bấy lâu Phật ở nước Tần

Bây giờ Phật lại trở lần về Nam.

Niềm xác tín này có lẽ bắt đầu từ Đức Phật Trùm (tức ông Đạo Đèn). Bởi vì Đức Phật Trùm vốn là người Cao Miên (ta gọi là nước Tần), khi chưa tỏ ngộ thì cạo đầu, nói tiếng Miên, nhưng khi đã tỏ ngộ thì lại để tóc, ăn mặc như người Việt và nói tiếng Việt, không nói tiếng Miên nữa, thậm chí ông còn bảo vợ con phải sống theo phong tục người Việt. Và ông tự nhận:

Tuy là phần xác của Mên [Miên]

Hồn Trùm của Phật xuống lên dạy đời.

Tóm lại, Sư Vãi Bán Khoai chính là ông đạo kế thừa giáo pháp Bửu Sơn Kỳ Hương của Đức Phật Thầy Tây An, nét độc đáo có một không hai của Phật giáo phương Nam: vô vi ẩn dật, vân du dạy đời và cứu người, đặc biệt là đặt sám giảng khuyên người đời tu niệm, làm lành lánh dữ và luôn tha thiết kêu gọi tu tâm:

Khoai lang ăn nấu ăn chiên

Bà con hãy đến tại thuyền mà mua

Bao nhiêu cứ lựa cho vừa

Tiền nong cũng chẳng hơn thua làm gì

Ở đời lắm chuyện ly kỳ

Ăn khoai ăn đá đều tùy cái Tâm.

Có điều, lai lịch ông Sư Vãi Bán Khoai không rõ ràng, và giữa ông với Phật Thầy Tây An 1807 – 1856, đức Phật Trùm (?-1875 đức Bổn sư Ngô Lợi (?-1909), và Đức Huỳnh giáo chủ (Huỳnh Phú Sổ, 1918–1947) có nhiều điểm khá tương đồng. Thậm chí, trong Sám giảng khuyên người đời tu niệm, Đức Huỳnh giáo chủ có kể việc hai thầy trò nhà sư giả dạng vân du khắp nơi, biến hóa thành đủ thân phận để tùy duyên hóa độ bá tánh và cuối bài sám giảng ông lại cho biết bóng gió:

Đừng ham nói nọ nói này

Lặng yên coi thử Điên này là ai

Cảm thương Ông Lão Bán Khoai

Vì yêu dân chúng chẳng nài nắng mưa.

Tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Hòa Hảo tin rằng Đức Phật Thầy Tây An đã nhiều lần chuyển kiếp qua Đức Phật Trùm, Đức Bổn sư Ngô Lợi, ông Sư Vãi Bán Khoai và cuối cùng là Đức Huỳnh giáo chủ. Đây là vấn đề tâm linh huyền bí thật khó mà kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm chuyển kiếp theo nghĩa truyền nhân, nghĩa là các vị nói trên truyền thừa nhau để thực hiện pháp chánh truyền của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương mà Phật Thầy Tây An đã vạch ra. Và, nếu quả như vậy thì không có một ông Sư Vãi Bán Khoai cụ thể nào, mà đó chính là hiện tượng Sư Vãi Bán Khoai được nhiều người, đồng thời hoặc tiếp nối, đảm nhận như một sứ mệnh thiêng liêng được trao truyền từ Đức Phật Thầy Tây An.


Lê Công Lý

Thanked by 1 Member:

#3 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 12:09

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ nhất

Hạ Ngươn Giáp Tý bằng nay,

Cơ Trời đã khiến lập đời Thượng lai.

Cậy ông Trưởng lão giáo truyền,

Khuyên trong lê thứ khắp nơi làm lành.

Dương trần ít kẻ kỉnh thành,

Mảng lo làm dữ việc lành bỏ đi.

Ngọc Hoàng lỵ nhỏ lâm ly,

Mới sai chư tướng xuống thì răn dân.

Làm đau nhiều bịnh muôn phần,

Cho nên Phật Tổ ân cần ra đi.

Tâu qua Ngọc Đế một khi,

Thứ dung trần thế nhơn dân được nhờ.

Ngọc Hoàng nghe nói ngẩn ngơ,

Mới sai chư vị một giờ ra đi.

Xuống răn trần thế vậy thì,

Mười phần dạy đặng vậy mà có hai.

Tôi vưng Đức Phật Như Lai,

Vái cầu mệt mõi dạy hoài không nghe.

Thế trần đâu biết kiêng dè,

Nghe lời ma quỉ lại chê Phật Trời.

Dạy truyền thiên hạ khắp nơi,

Trăm phần răn dạy vậy thời đôi mươi.

Thấy trong thiên hạ nực cười,

Kẻ ác thì có, người lành thì không.

Khuyên trong tín nữ thiện nam,

Gắng mà tu niệm Thiên Đàn đặng lên.

Ai mà chẳng có chí bền,

Ngày sau yêu quỉ phân thây chẳng còn.

Hỡi mình là đạo làm con,

Tu cầu cha mẹ Phật đường an thân.

Đời nầy mắt nạt thịt trần,

Gắng công tu niệm Phật đường độ thân.

Gẫm trong thiên hạ vạn dân,

Không lo tu niệm phải lâm đọa đày.

Như Lai Bồ Tát bằng nay,

Nói với Ngọc Hoàng xét lại cho dân.

Phật sai tôi phải ân cần,

Rau truyền Đạo chánh cho dân tu trì.

Phật Bà khuyên dạy một khi,

Rước người tu niệm đem lên tòa vàng.

Ai mà ăn ở nghinh ngang,

Tà ma yêu quỉ đón đàng phân thây.

Phật Trời ngự chốn phương tây,

Thấy đứa hung ác chẳng còn thây thi.

Phật biểu niệm chữ Từ bi,

Thấy trong bá tánh ít ai làm lành.

Đem lòng hung dữ chiến tranh,

Làm cho chư Phật sầu bi trong lòng.

Như Lai lụy nhỏ ròng ròng,

Biết làm sao đặng cứu rày chúng sanh.

Mới sai bốn vị Thần nhơn,

Tới đâu truyền dạy vậy thì chúng sanh.

Muời phần dạy đặng hai phần,

Còn tám phần nữa lại không nghe lời.

Năm nay đời đã đến rồi,

Phật sai xã tội vậy thời cho dân.

Năm nay phải kíp ân cần,

Giáo truyền khắp hết xa gần tu thân.

Mấy người làm phước làm nhân,

Tu thời nhứt kiếp phước liền bên lưng.

Ai mà chẳng biết tu thân,

Thì sau phải đọa muôn phần chẳng an.

Mấy người lên đặng tòa vàng,

Có công tu niệm chư Thần đưa lên.

Cho nên xa chốn trần gian,

Phật Trời xuống phước khỏi mang tai nàn.

Lại thêm dựa đặng tòa vàng,

Công danh phú quí hiển vang rạng ngời.

Ai mà dạy chẳng nghe lời,

Trời sai yêu quỉ hại mà chẳng sai.

Đừng than đừng trách Như Lai,

Sao không cứu khổ cứu tai chốn nầy.

Tại mình lòng ở tà tây,

Chẳng thương Cha Mẹ lại khi Phật Trời.

Cho nên Phật bỏ giữa vời,

Trời sai yêu quỉ hại mà tan hoang.

Kẻ mà khi dễ nghinh ngang,

Để cho yêu quỉ phân thây cho rồi.

Tu không phải tốn tiền ngàn,

Ngày sau dựa đặng tòa vàng Quốc Vương.

Thấy ai tu niệm thì thương,

Mấy đứa hung dữ chẳng chừa là ai.

Mắng nhiếc Trời Phật điếc tai,

Hể làm ác, ác lai đến hoài.

Làm thiện thì thiện hườn lai,

Nói cho bá tánh ai ai giữ mình.

Đặng sau coi hội Long Đình,

Khuyên cho nam nữ lòng gìn tu thân.

Rán mà niệm Phật ân cần,

Bằng không tu niệm phải lâm tai nàn.

Những người hung ác ngẩn ngơ,

Trời sai yêu quỉ hại rày chẳng tha.

Đời đà tận thế vậy mà,

Mùa nam gió Bấc, đông thời gió Tây.

Máy Trời nay đã đổi xoay,

Công danh có một hội nầy mà thôi.

Ai mà gắng chí trau giồi,

Chí tâm tu niệm đặng ngồi tòa sen.

Mấy đứa hung ác nghinh ngang,

Vô thường quỉ dắt ngục đàn khảo tra.

Tu là kính trọng Mẹ Cha,

Cầu Trời cầu Phật Di Đà cứu an.

Kính cùng chư Thánh chư Tiên,

Bảy Bà hai Cậu cữu Thiên Thánh Thần.

Ngọc Hoàng ngồi ngự trên ngai,

Thấy trong bá tánh đời nầy không kiêng.

Phật biểu thì tôi giáo truyền,

Khuyên trong nam nữ trẻ già gắng công.

Niệm Phật hai chữ Di Đà,

Có ngày Phật rước khỏi mà yêu ma.

Làm con phải xét gần xa,

Ơn Cha nghĩa Mẹ lẽ nào chẳng mang.

Ai sanh ai duỡng chẳng màng ?

Chửi Cha mắng Mẹ là loài súc sanh.

Để cho ma quỉ phá tan,

Răn đồ bội nghĩa chẳng toàn thây thi.

Nam mô hai chữ từ bi,

Mấy người tu niệm vậy thì rước lên.

Rươc người tu niện chí bền,

Còn kẻ hung dữ bỏ trôi cho rồi.

Năm nay đời đã gần rồi,

Gắng công tu niệm vậy thời bớ dân.

Bền lòng niệm Phật ân cần,

Gắng công tu niệm cũng bằng bạc muôn.

Niệm Phật không đợi người thương,

Có lòng cầu nguyện Tây Phương cũng gần.

Hễ là người ở dưới trần,

Có lòng Phật độ dựa nương theo mình.

Phật không có biểu tụng kinh,

Gắng công khấn vái chúc nguyền Mẹ Cha

“Nam Mô Đức Phật Di Đà,

Cứu Cha cùng Mẹ tôi mà siêu thăng”

Tụng kinh trăm cuốn không bằng,

Chí công tu niệm Phật Thần độ cho.

Bằng ai mà chẳng có lo,

Mong lòng làm dữ nạn to chớ phiền.

Phật Trời sai khiến Thần Tiên,

Tuần du trần thế khắp miền nhơn gian.

Xem trong tội phước rõ ràng,

Có phước cho phước, tội rày khảo tra.

Lại sai quỉ mị tà ma,

Hại kẻ hung ác để mà làm ghi

Ai mà tâm tánh từ bi,

Phật sai chư vị xuống thì rước lên.

Những kẻ hung ác chẳng bền,

Hổ lang ác thú bắt rày chẳng tha.

Thịt ăn xương bỏ dẫy đầy,

Nói cho bá tánh đời nầy tu thân.

Rán mà làm phước làm nhân,

Thời là ắt có Phật sai rước về.

Làm ác thì khổ nhiều bề,

Làm lành Phật rước đặng về Bồng Lai.

Thanh nhàn khoái lạc vui thay,

Làm ác thì lại mắc ngay xác hồn.

Làm lành thì mình đặng tồn,

Làm dữ ác thú xác hồn mất tiêu.

Người hiền nói ít biết nhiều,

Cơ Trời đã định chẳng chiều thời mai.

Cuộc đời thấy khổ lâu ngày,

Nói cho nam nữ rán mà tu thân.

Giáp Tý khổ não trăm phần,

Không phải thái bình ngày rày dân ôi.

Cơ Trời ách có nước rồi,

Tôi Khùng mà nói chuyện đời có không ?

Tánh Khùng khi nhớ khi quên,

Gái trai già trẻ coi nên thì dùng.

Ngồi buồn nói chuyện tam khùng,

Mặc tình bá tánh có dùng thì coi.

Việc đời khó thiệt hẳn hòi,

Tu hành thời đặng sống coi lập đời.

Thương dân nên nói hết lời,

Gái trai chẳng xét tội thời bất dung.

Khuyên nói bá tánh hay cùng,

Tôi thiệt Điên Khùng nhiều nỗi thiết tha.

Hết trẻ thì tôi lại già,

Hết già tới trẻ ai mà có hay ?

Thương trần nên mới chịu sầu,

Kẻ yêu người ghẹo nào đâu dám phiền.

Chừng nào già trẻ biết ngoan,

Rủ nhau niệm Phật mới an thân già,

Nam Mô Đức Phật Di Đà,

Cầu cho bá tánh trẻ già đặng an.

Nam Mô A Di Đà Phật

(Tam niệm)

Thanked by 1 Member:

#4 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 12:12

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ hai

Ngồi buồn Khùng nói chuyện Điên,

Thấy trong bá tánh ưu phiền xót thương.

Ít ai đặng ở hiền lương,

Cho nên mắc phải tai ương nhiều bề.

Thấy trong trần thế ủ ê,

Sang giàu có của lại chê người nghèo.

Ta từng lên núi xuống đèo,

Ít ai có đặng chữ nghèo như ta.

Đời nầy bạc ác tinh ma,

Dạy bảo chẳng đặng vậy mà Phật ôi!

Giáp Tý cơ cuộc chưa rồi,

Bước qua Ất Sửu khổ thôi nhiều bề.

Làm cho nhiều việc tiêu điều,

Muôn ngàn thiên hạ chín chiều thon von.

Kẻ thời kiếm mẹ kiếm con,

Ruộng trâu đã hết chẳng còn món chi.

Cửa nhà tan nát vậy thì,

Đất bằng sấm dậy còn gì Trời ơi!

Chừng nào đến việc biết đời,

Bây giờ chưa thấy vậy thời chưa nghe.

Thế trần đâu biết kiêng dè,

Chê rằng nói láo mà nghe làm gì.

Chừng nào thấy việc dị kỳ,

Đón đường nó bắt vậy thì mới tin.

Lại có một mối âm binh,

Làm đau nhiều chứng trong mình chẳng an.

Kẻ thời nát ruột nát gan,

Người lại nát thịt nát xương chẳng còn.

Việc đời càng mỏn càng mòn,

Nói cho bá tánh muốn còn tu thân.

Lạy cầu chư Phật chư Thần,

Cửu huyển Thất Tổ ân cần chẳng sai.

Cầu nguyện lạy vái hôm nay,

Cầu Trời khẩn Phật bằng nay đêm ngày.

Ai mà giữ đặng lâu dài,

Cửu Huyền Thất Tổ đặng lên tòa vàng.

Mấy đứa hung dữ ngang tàn,

Vô thường qủi dắt ngục đàn xử tra.

Hỏi nào Cha Mẹ Ông Bà,

Cửu Huyền Thất Tổ ở mà nơi đâu?

Chốn nầy là Phật đương rầu,

Mấy đứa hung ác thì cầm lại đây.

Nói cho già trẻ đặng hay,

Rán mà tu niệm Phật Đà cứu cho.

Như ai mà chẳng có lo,

Đến cơn bát loạn Phật đâu cứu mình.

Người hiền về chốn Tây Phương,

Phật Trời xuống phước khỏi nơi chốn nầy.

Nhơn hiền đâu có tội nầy,

Làm ác thì lại mắc rày nơi đây.

Thác thời cầm ở ngục nầy,

Sống còn dương thế tà ma hại hoài.

Tàn gia bại sản bằng nay,

Lại thêm nhiều chứng hại hoài rất hung.

Người Điên mà nói chuyện Khùng,

Mặc tình trần thế có dùng thì nghe.

Khùng sao mà biết Thiên Cơ,

Cũng là Phật khiến cho Khùng lại Điên.

Xin trong nam nữ đừng phiền,

Rán nghe Điên dạy khỏi miền trần ai.

Điên là điên Phật Như Lai,

Khùng là chư Phật khiến sai nên khùng.

Phật Thầy mến kẻ sửa mình,

Ai mà giữ đặng thật rày hiển vinh.

Cõi trần nhiều kẻ thị khinh,

Thấy đời chưa đến biết chi làm lành.

Ai mà giữ đặng tâm thành,

Khỏi trong hoạn nạn tồn sanh thấy đời.

Phật Trời nói chẳng sai lời,

Long Hoa là hội Phật Trời lập ra.

Lập rồi cái hội Long Hoa,

Chọn người tu niệm đặng mà bao nhiêu.

Chọn lựa coi thử ít nhiều,

Người lành kẻ dữ còn tiêu lẻ nào?

Minh Vương xuất thế ngôi cao,

Lập đời Thượng Cổ anh hào hiền lương.

Chọn người của Phật mến thương,

Đặng giao mối nước choVương Minh Hoàng.

Gian tà ăn ở dọc ngang,

Tru di tam tộc đặng răn nịnh thần.

Mấy người làm phước làm nhân,

Long Hoa một hội quân thần âu ca.

Còn kẻ ác đức bất nhân,

Có tướng chư Thần phân nát thịt xương.

Nói cho già trẻ đặng tường,

Cải ác tùng thiện Phật thương rước về.

Tòa vàng mới được dựa kề,

Kẻ ác thời lại mắc bề gian nan.

Lại thêm mắc phải tai nàn,

Cuộc đời tôi thấy rõ ràng đâu sai.

Nam Mô Đức Phật Như Lai,

Cứu người tu niệm lên đài thảnh thơi.

Phật cho tôi biết việc đời,

Vưng lịnh Phật Trời dạy biểu thế gian.

Tội phước tôi thấy rõ ràng,

Gắng công tu niệm ở đời mà coi.

Sửu Dần vốn thiệt hẳn hòi,

Hội mười tám nước tôn Vương Đế Hoàng.

Đặng coi cái hội Long Hoa,

Chọn người tu niệm Hoàng gia tôn thần.

Lại còn cái hội Long vân,

Quân thần cộng lạc thảy điều vui chơi.

Người lành mới đặng thảnh thơi,

Hoa, Vân hai Hội chúa tôi vui vầy.

Làm ác thì lại mắc thây,

Đâu còn coi hội Rồng mây nửa lừng.

Tu niệm thì Phật thấy mừng,

Làm dữ ác thú lẫy lừng phân thây.

Hổ lang ác thú muôn bầy,

Ác thú vốn của Phật Thầy sai đi.

Thú sau nhiều thú dị kỳ,

Biết sao cho hết khác thi thú nay.

Lớp bay lớp chạy lăng xăng,

Chừng đó cầu nguyện Phật ngừa đặng đâu.

Tu niệm nó thấy cúi đầu,

Người tu của Phật nó mà dám đâu.

Cuộc đời trăm thảm ngàn sầu,

Thiện ác đáo đầu kẻ xuống người lên.

Thiên đường Địa ngục đôi bên,

Người tu của Phật Tây Phương rước về.

Làm dữ hai quỉ giao kề,

Dẫn về Địa phủ khảo tra nhiều bề.

Đến chừng thấy tội ủ ê,

Cầu Trời khẩn Phật cứu rày đặng đâu.

Thấy chuyện hung dữ mà rầu,

Nói cho nam nữ đâu đâu hay cùng.

Trẻ già ai có nghe Khùng,

Cải ác tùng thiện thì Khùng cứu cho.

Điên Khùng hết dạ cần lo,

Cầu cho già trẻ cứ lo tu trì.

Ngồi buồn Khùng nói vân vi,

Phật trời đày đọa khó rày biết bao.

Quan Âm Đạo Sĩ truyền rao,

Giáo khuyên cõi thế hùng hào đừng ham.

Trung cang Thánh đức Già Lam,

Nịnh như Đổng Trác mắc chàng Phụng Tiên.

Ngồi buồn Khùng nói chuyện Điên,

Phật biểu chuyện hiền Khùng nói dữ da.

Khùng nầy Khùng của Phật Bà,

Cho nên Khùng rõ vậy mà chẳng sai.

Bổn đạo bá tánh ai ai,

Nghe lời Khùng dạy ngày mai coi đời.

Khùng là Khùng Phật Khùng Trời,

Cho nên Khùng biết việc đời hết trơn.

Thương đời nên dạy hết lời,

Mặc tình già trẻ nào hờn trần gian.

Thân Khùng giấc ngủ nào an,

Kẻ kêu người réo nào an giấc nằm.

Chừng nào trai gái trì tâm,

Rủ nhau niệm Phật Quan Âm độ mình.

Thời Khùng mới đặng an thân,

Xin trong bá tánh vạn dân chí tình.

Rán mà niệm Phật cứu mình,

Đến chừng lập hội Long Đình hiển vinh.

Cửa Trời mở rộng thinh thinh,

Trách lòng bá tánh không tình thác oan.

Giảng nầy của Phật Tây Phang,

Cho Khùng đặng dạy cứu an dương trần.

Trao cho bá tánh vạn dân,

Rán công tu niệm Tây Phương an nhàn.

Ai muốn làm tôi Minh Hoàng,

Chí công tu niệm quân thần hiển vinh.

Lầu đài dinh dãi nghinh ngang,

Đi thời lại có lọng tàn phủ che.

Răn dạy bá tánh không nghe,

Nữa sau đừng trách Khùng nghe Khùng rầy.

Ai muốn coi hội Rồng Mây,

Bền lòng tu niệm Phật Bà rước đi.

Phật Tiên đâu có nói gì,

Thương người tu niệm xiết chi vui mừng.

Ngồi trên mây bạc chín từng,

Cảm thương hung ác mắc chưa đọa đày.

Tội kia thấu đến Thiên Đình,

Sao không tu niệm ăn năn giữ mình?

Không tu thì cũng mặc tình,

Can chi kêu ngạo cho mình hao hơi.

Giáo khuyên than nói hết lời,

Ghét thay đứa dại dạy hoài không nghe.

Thương người tu niệm kiêng dè,

Nghèo nàn đói khổ biết nghe Phật trời.

Phật sai tôi phải giáo truyền,

Nói cho hết tiếng hết hơi lại phiền.

Nhà giàu nó ỷ nhiều tiền,

Nó đâu có kể có kiêng thằng Khùng.

Cuộc đời nói chẳng có cùng,

Thương trong lê thứ biết chừng nào nguôi.

Bây giờ nhiều kẻ tới lui,

Hết cơn vinh hiển thời tôi một mình.

Nghĩ đời nhiều kẻ vô tình,

Mai sau tôi lại tách mình đi xa.

Thương thay bá sĩ vậy mà,

Bơ vơ thương nhớ tớ xa Thầy rồi.

Chừng nào nhà nước phục hồi,

Thầy trò sum hiệp Chúa tôi vui vầy.

Bây giờ tớ lại xa Thầy,

Chừng nào thỏ bạc lố bày gặp nhau.

Chư Phật biểu truyền cho mau,

Khuyên trong lê thứ rủ nhau tu trì.

Nói cho trai gái xét suy,

Cũng đừng thấy vậy khinh khi mà lầm.

Muốn cho trung hiếu vẹn toàn,

Nghe lời Phật dạy rõ ràng đâu sai.

Tôi nay là Phật hành hài,

Tôi chẳng có nài ai muốn thì coi.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.

(Niệm ba lần)

Thanked by 1 Member:

#5 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 12:15

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ ba

Ngồi buồn bắt mạch xem sao,

Giáp Tý Ất Sửu chuyện mau bây giờ.

Bính Dần Đinh Mão ngẩn ngơ,

Đến cơn bát loạn chạy quơ giấy vàng.

Kẻ đau người chết nhộn nhàng,

Muôn binh ngàn thú rộn ràng lăng xăng.

Kẻ thời bị thú bắt ăn,

Người thời lại bị âm binh chạy nhào.

Đất bằng sao nước lại trào,

Chẳng biết chừng nào cho hết loạn ly.

Giặc thời tứ hướng vậy thì,

Nhiều nước dị kỳ khác chẳng giống nhau.

Vừa chạy vừa khóc như mưa,

Trốn đâu cho khỏi binh ngừa bốn phương.

Mình như chỉ vấn tơ vương,

Chính giữa thần tướng trung ương tunh hoành.

Ác thú lục phá tan tành,

Tan quan quỉ quái chẳng còn lành đâu.

Thấy chuyện hung dữ mà rầu,

Chư Phật ngồi rầu biết liệu làm sao!

Bởi vì chuyện ác muôn ngàn,

Phật biết thế nào cứu kẻ hung hăng.

Như không tu niệm ăn năn,

Ất là phải mắc cầm trong cõi trần.

Mấy người tích đức tu thân,

Ông Bà Cha Mẹ Phật Thần rước lên.

Tòa vàng ăn ở vững bền,

Khỏi lo lao lý dưới miền trần gian.

Mấy đứa hung ác nghinh ngang,

Có tướng Ngọc Hoàng sai xuống bốn phang.

Tuần tra khắp hết nẻo đàng,

Người nào đen bạc ngỗ ngang bắt rày.

Sàng qua sảy lại bằng nay,

Hết xấu tới tốt hết vong tới tồn.

Thế rằng nhỏ dại lớn khôn,

Người đời như cá ao kia khô rồi.

Chí công hầm đá thành vôi,

Bền lòng tu niệm là tôi Phật Trời.

Cây khô tưới nước thành chồi,

Người sầu tưởng Phật muôn sầu cũng thôi.

Chừng nào Chợ Lớn hết vôi,

Thời là Phật mới bỏ trôi người lành.

Thú vật tu hỡi còn thành,

Người sao chẳng biết làm lành tu thân.

Mấy người ác đức bất nhơn,

Không coi theo thú trau thân tu hành.

Thú vật cải ác còn thành,

Người cứ làm lành cứ thiệt Phật Nhi.

Nam mô hai chữ từ bi,

Cám thương trần thế dạy hoài không nghe.

Gắng công tu niệm kiêng dè,

Kẻo mà đọa kiếp uổng thay cho đời.

Tu niệm người của Phật Trời,

Mừng cho nam nữ biết đời tu thân.

Đặng mà báo hiếu chí ân,

Phụ tử quân thần Cha Mẹ Chúa tôi.

Lung lăng tích ác chẳng rồi,

Sa cơ một phút nhánh chồi tan hoang.

Lại thêm khổ hạnh muôn phần,

Người lành khác thể ngọc ngà lưu ly.

Thánh Hiền sách để còn ghi,

Sao không bán dữ mua lành như xưa?

Trời còn sớm nắng tối mưa,

Người đời sớm thấy, tối trưa biết nào.

Dương trần đông đảo lao xao,

Người ta thì ít quỉ ma ồ ào.

Bính Dần tật bịnh xiết bao,

Tu hành thì khỏi hùng hào thời mang.

Nói cho già trẻ đặng tàng,

Rán mà tu niệm Ngọc Hoàng thứ dung.

Bớt bớt việc dữ việc hung,

Lo làm nhơn đức việc hung đừng làm.

Thời là mới đặng thành nhân,

Có thuyền Bát Nhã xuê xang rước về.

Bính Dần Đinh Mão ủ ê,

Thần bịnh ác thú đề huề bốn phương.

Đứa dữ chết rất chật đường,

Lớp đau lớp chết xóm làng tan hoang.

Thây nằm như thể làng cang,

Nhà giàu thì lại tan hoang hơn nghèo.

Việc đời coi cũng cheo leo,

Lên núi xuống đèo nào có nại chi.

Xem trong vạn quốc vậy thì,

Dân Nam bạc đạo học thì hung hoang.

Minh Tâm là sách Hớn Đàng,

Hiếu chí rõ ràng sao chẳng học coi.

Luật Nam nghĩa lý hẳn hòi,

Ơn Cha nghĩa Mẹ sự vua trung thần.

Thiệt là luân lý Tứ Ân,

Sao không coi đó xử phân lấy mình?

Cứ theo ăn ở bạc tình,

Tổ Tông chẳng tưởng cha mình lại vong.

Hạ ngươn đổi dạ thay lòng,

Cho nên theo đạo bỏ mà Tổ Tông.

Dị đoan nào biết Phật Thần,

Thấy đâu chê đó nên lâm nạn sầu.

Nước Nam như thể cái lầu,

Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.

Kim Phiên sau lại gây cùng,

Địa Tiên đâu dám sánh cùng Thiên Tiên.

Đời còn xao xuyến chưa yên,

Cho nên nhiều đứa ngữa nghiêng hùng hào.

Thân tôi khó biết dường nào,

Thương đời tỏ hết âm hao cho đời.

Thân tôi còn ở trong Trời,

Phật sai nên phải đôi lời giáo khuyên.

Cõi trần khi dễ Phật Tiên,

Cứ theo vụ việc kêu dèm liên miên.

Du Thần tuần vãng chép biên,

Ghi tội ghi phước dưới miền trần gian.

Mãn trăng sổ nạp một lần,

Thiên đình hội nghị khán tường hiền hung.

Sổ kia soạn trước vân trung,

Tội nhiều phước ít khó dung cho trần.

Truyền cho hội vệ ân cần,

Đòi hàng Chư vị các lân ứng hầu.

Thất Nương vào bái cúi đầu,

“Lịnh vua cho triệu con vào hầu cha”

Ngọc Hoàng lời nói phán ra:

“Cha cho xuống dẹp gian tà Trung Ương”

Như Lai cảm động lòng thương,

Sai tôi truyền dạy Trung Ương cho tường.

Phật Đà cảm động lòng thương,

Nói cho ai nấy muốn còn tu thân.

Mai mà Trời Phật bố ân,

Xả bớt tội nọ thanh nhàn tấm thân.

Phật Trời mến kẻ trung trinh,

Phật đâu có biểu bỏ Tông Tổ mình.

Thấy đời trần thế bất minh,

Buông lời khi dễ sầu bi trong lòng.

Chư Phật lụy ứa lòng ròng,

Trời cũng động lòng thương hại cho dân.

Phật Trời thương hết thế trần,

Thấy trần chẳng biết đền ân Phật Trời.

Lại còn khi dể Phật Trời,

Phật cho bị đọa cho đời sửa doan.

Kẻ mà khi dễ nghing ngang,

Thấy ai tu niệm lại còn cười chê.

Kiêu ngạo còn nói nhiều bề:

“Ông sư nầy nữa đặng về Tây Phang.

Còn mình mắc xuống Suối vàng,

Có Ông sư đó cứu an lo gì”

Kiêu ngạo còn nói vân vi,

Rủ nhau trâu chó vậy thì làm ăn.

Trần gian lời tục nhạo rằng:

“Làm lành đâu có dư trăm tuổi ngoài.

Ăn trộm ăn cắp sống dai,

Chưởi mắng nó hoài mà thấy chết đâu”

Thấy đời nói túng mà rầu,

Chừng lúc đáo đầu thiện ác biết nhau.

Ngồi buồn nhớ Phật dàu dàu,

Làm sao dạy đặng cho mau mà về.

Thương thay cõi hạ trần mê,

Kẻ còn kẻ mất người đời khó tu.

Bởi mình tánh ở nghinh ngang,

Thấy ai tu niệm lại còn cười chê.

Ngạo cười vương khổ nhiều bề,

Mặc tình bá tánh chợ quê luận bàn.

Thấy ai đói khổ cơ hàn,

Thời lại chẳng màng bỏ xó khinh khi.

Chọn người điều đỏ phương phi,

Dù võng cậu dì chú thím lăng xăng.

Thấy người tàn tật xin ăn,

Chẳng ai chào hỏi rằng ông hay Thầy.

Thấy đời khiến dạ sầu bi,

Võng xe dù ngựa dẫy đầy nghinh ngang.

Lại thêm trà rượu xình xàng,

Mai sau lâm bịnh hơn tàn tật kia!

Bây giờ như khóa không chìa,

Đến chừng lập hội khóa chìa đủ đôi.

Tu niệm nhiều kẻ thả trôi,

Ăn trộm ăn cướp sao không thôi dùm.

Bây giờ tôi lại hết Khùng,

Chứng Điên hóa lại bịnh Khùng hết đi.

Điên Khùng thiệt rất lạ kỳ,

Chẳng biết điên gì mà Phật sầu bi.

Thấy trần thế sự nạn nguy,

Cho nên Phật khiến tôi thì phải điên.

Khuyên trong nam nữ đừng phiền,

Cũng đừng giấu của giấu tiền làm chi.

Nhiều đất nhiều ruộng vậy thì,

Sửu Dần thì lại sầu bi rất nhiều.

Giáp Tý chưa có bao nhiêu,

Qua năm Ất Sửu bịnh đa đói nhiều.

No mai rồi lại đói chiều,

Giàu nay mai lại nghèo nhiều rất đa.

Nghèo mà biết niệm Di Đà,

Hơn giàu giữ của để mà cho vay.

Nữa sau như thể ăn mày,

Đi thời mang cuốc mang cày một bên.

Phú quí mà chẳng có bền,

Chưa từ cực khổ có nên đâu là.

Cho vay gạo quỉ tiền ma,

Lấy lời thập hội đem ra cúng chùa.

Đến đâu nói nịnh nói lùa,

Lường công của thế quê mùa hàn vi.

Đói lòng phải rán mà đi,

Công làm thì có tiền thì vốn không.

Thấy đời lường gạt não nồng,

Cứ lo chắc mót tu hành thời không.

Có đau niệm Phật như dông,

Hết cơn bịnh hoạn thì không tu trì!

Nam Mô hai chữ từ bi,

Phật Trời sai khiến phải đi cứu trần.

Gẫm trong thiên hạ vạn dân,

Ít ai có tưởng Phật Thần ra chi.

Nào khi lâm lụy cơ nguy,

Mô Trời mô Phật mô nơi Thánh Thần.

Hết rồi thì lại phủi ân,

Chẳng biết niệm Phật vái Thần làm sao.

Lại thêm hỗn ẩu hùng hào,

Mắng nhiếc Trời Phật biết bao nhiêu lần.

Lại thêm chưởi Thánh rủa Thần,

Cho nên mắc phải chung thân đọa đày.

Thảo Cha ngay Chúa xưa nay,

Dầu mà có thác miễu son tạc thờ.

Xem trong các truyện các thơ,

Nịnh thần thác có miếu thờ ở đâu?

Thác thời rơi cổ đứt đầu,

Pháp trường trảm thủ chẳng lâu chẳng chầy.

Điên nầy Điên Phật Điên Thầy,

Chẳng sợ ai rầy nên nói cù nhây.

Mặc tình nam nữ Đông Tây,

Ai tin thì xúm coi ngây hay khùng.

Trẻ già ai có muốn dùng,

Chép ra mà rải phước chung một nhà.

Nguyện cầu vững đạt Hoàng Gia,

Nam trào thạnh trị Minh Hoàng Thánh Vương.

Các nước chư quốc khiêm nhường,

Minh Vương trị nước như Đường Cao Tông.

Nam trào Phật ngự rất đông,

Vua lên chánh điện lê dân thái bình.

Bây giờ bốn phía chiến chinh,

Trách lòng bá tánh không tin Phật Trời.

Cứ lo bẻ nạn chống Trời,

Chừng nào gãy nạn ôi thôi xa trần.

Xem đi xét lại mấy lần,

Bây giờ tỏ hết cho trần hạ nghe.

Một cây chống chẳng nổi bè,

Một người chèo chẳng nổi ghe chài mười.

Người đời như trái chín muồi,

Mặc tình già trẻ đến lui hai đường.

Đời đà như chỉ treo chuông,

Cho nên Phật khiến chuyện buồn cho tôi.

Tôi buồn bốn phía không an,

Kẻ dữ hết tám người hiền còn hai.

Đế Vương còn ẩn non đài,

Phật sai tôi dạy hôm nay dưới trần.

Khuyên hết bá tánh vạn dân,

Xin bớt hung dữ tu thân coi đời.

Tôi ra khuyên giáo hết lời,

Không nghe thời lại mắc rày lao đao.

Gặp thời khổ biết chừng nào,

Hiền từ không có hung hào thì đông.

Trung Ương Ất Sửu có dông,

Hiền từ Phật độ cũng không lụy mình.

Nghinh ngang tánh ở bất bình,

Có tướng Thiên Đình làm bịnh hãi kinh.

Nghinh ngang khinh dễ Thiên Đình,

Cho nên Ngọc Đế buồn tình thở than.

Mới sai tướng xuống trần gian,

Răn đồ hung ác chẳng an đêm ngày.

Dương trần đâu có rõ hay,

Tôi thương trần thế tỏ bày thủy chung.

Thiện nam tín nữ hay cùng,

Tôi đây không phải là khùng ở đâu !

Chừng nào dưới thế hết trâu,

Biển động hết cá thì tôi hết khùng.

Thương thay bá sĩ lòng trung,

Chê cười mặc thế Khùng không lòng buồn.

Chừng nào nước chảy đông nguồn,

Một Thầy ba tớ hết tuồng lao đao.

Đất gò sóng bủa lao xao,

Điền đồng cỏ mọc như hào hoa Tiên.

Thương là thương kẻ thảo hiền,

Ghét đứa hung ác lòng phiền lắm thay.

Kinh nầy ai có công dày,

Biên ra truyền lại hay hơn cúng chùa.

Ở đời đừng có tranh đua,

Phải giá thì bán thì mua đừng rầy.

Giảng nầy Phật biểu truyền rày,

Thấy trong cuộc thế đời nầy nghinh ngang.

Cho nên Phật biểu lưu toàn,

Như trong bá tánh tin thời ghi coi.

Đèn lòng một ngọn không soi,

Mảng lo cuộc thế quên coi chuyện nhà.

Nam Mô Đức Phật Di Đà,

Cứu người tu niệm gian tà bỏ đi.

Thấy đời đói khó chẳng vì,

Ngạo cười chẳng kể sầu bi cho người.

Tôi không dám nói tôi cười,

Cười Trời cười Phật cho đời nghinh ngang.

Chừng nào Thánh Chúa bước sang,

Người hiền trốn núp nghinh ngang ra tài.

Long đài có đội có cai,

Gươm trần cầm lấy cho tài nghinh ngang.

Bây giờ sang thiệt rất sang,

Soi hang mạch nước thế gian đời nầy.

Đến chừng gặp hội Rồng Mây,

Khác thể cáo bầy hồi thuở nhà Thương.

Cuộc đời nhiều nổi đắng cay,

Chờ cho bủa lưới chạy ngang miệng hùm,

Đời nầy như nước cờ cùng.

Nói cho già trẻ giữ gìn tu thân.

Xem qua xét lại mấy lần,

Cơ Trời định chắc không lầm bớ dân.

Rán mà làm phước làm nhân,

Cầu Trời khẩn Phật Tổ Tông đặng bền.

Cửu Huyền Thất Tổ đừng quên,

Vùa hương bát nước chẳng nên sai lầm.

Ai mà giữ đặng nhứt tâm,

Cũng như ngọc báu để cầm trong tay.

Cũng đừng chê lạc chê chay,

Muối dưa đạm bạc dỡ hay chớ nài.

Cũng đừng phụ bắp chê khoai,

Đến chi khổ ngặt lấy chi đỡ lòng?

Rau lang bông súng cũng xong,

Xin cho đỡ lòng khỏi đói thì thôi.

Chừng nào chúa Thánh lên ngôi,

Trên vua ấm áo dưới tôi no lòng.

Bây giờ còn hởi long đong,

Phải sao chịu vậy cho xong mọi bề.

Tôi khuyên hết thãy chợ quê,

Rán mà tu niệm chớ hề nghinh ngang.

Ra công kinh tả lưu troàn,

Cũng bằng đi cúng bạc ngàn bạc muôn.

Đừng ham hát bộ cải lương,

Để sau coi hát của Vương Minh Hoàng.

Cải lương là thói điếm đàng,

Hát bộ giễu xóm giễu làng xưa nay.

Hư nên các việc tỏ bày,

Tôi không có ép có này chi ai.

Thương thay ông lão Bán Khoai,

Lên non xuống núi hôm nay dạy đời.

Thân sao nay đổi mai dời,

Sớm kia làng nọ khổ thôi thân già.

Nam Mô Đức Phật Di Đà,

Khiến người trở lại thảo gia của người.

Bạc bảy đâu xứng vàng mười,

Hiền lương đâu xứng với người hung hăng.

Khùng như Sư Vãi ai bằng,

Khôn như bộm bãi nhiều thằng mang gông.

Lời khuyên khắp hết Tây Đông,

Chừng nào hết cá dưới sông hết đời.

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát

(Niệm ba lần)

Thanked by 1 Member:

#6 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 12:18

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ tư

Hạ Ngươn lục thập nhứt niên,

Thầy đà về cõi Tây Phương ẩn mình.

Ất Sửu Phiên Quốc chiến chinh,

Qua năm Đinh Mão Nam Đình giao ngôi.

Hàm Nghi thất quốc thương ôi!

Qua nơi Tây Bắc lánh vòng gian nan.

Các vị quan trấn thở than,

Lên non ẩn sĩ cho an một bề.

Tiên Hoàng Minh Chúa ủ ê,

Cám thương lê thứ mắc vòng gian nan.

Tiên Vương vào chốn Phật Đường,

Bạch cùng Phật Tổ sự duyên cho tường.

Thích Ca nghe tấu khá thương,

Nói cùng Minh Đế Hớn Vương mãn rồi.

Phật còn chưa đặng thảnh thơi,

Bị đày dữ lúa huống gì Đế Vương.

Mình nhớ hồi lúc Minh Vương,

Liền quì đảnh lễ Phật Trời tu thân.

Thích Ca mới hỏi ân cần:

Cớ sao Hoàng Đế tu thân làm gì?

Minh Vương bạch Phật một khi,

Nam trào mất nước tại thì nơi tôi.

“Bây giờ tôi biết lỗi rồi,

Qui y cùng Phật cho tôi nối đời”

Thích Ca nghe nói thương ôi!

Minh Vương biết lỗi nước thôi mất rồi!

Nếu mà như muốn phục hồi,

Phải lo tu niệm vậy thời mới an.

Minh Vương nước mắt chứa chan.

Cúi đầu lạy Phật mình vàng Thích Ca.

Chư Phật xem thấy lụy xa,

Cám thương Nam quốc con xa cha rồi.

Nói cùng Minh Đế thương ôi,

Thất thập niên mới lập đời như xưa.

Minh Vương nước mắt như mưa,

Cám thương lê thứ thuế sưu nặng nề.

Chờ cho Nam quốc phục hồi,

Lao đao khổ hải chiến tranh bốn bề.

Thương thay trần hạ ủ ê,

Biết làm sao đặng phủ về lê dân.

Như Lai lời mới tỏ phân,

Muốn cho bá tánh vạn dân tu trì.

Thời là phải cậy ngươi đi,

Rao truyền bá tánh điều gì thiện nhơn.

Cứ lo những việc thảo hiền,

Bán dữ mua lành tai họa khỏi mang.

Minh Vương nghe Phật dạy troàn,

Lụy nhỏ hai hàng chẳng biết cậy ai.

Như Lai Phật Tổ Thích Ca,

Ngự tại non Đoài đòi Phật Quan Âm.

Truyền cho Đạo Sĩ chư Tăng,

Giả người dương thế giáo khuyên cõi trần.

Quan Âm Đạo Sĩ dạ rân,

Vưng lời Phật dạy lãnh phần giáo khuyên.

Những người tàn tật khùng điên,

Kêu Trời ghẹo Phật Thần Tiên động lòng.

Thất Nương lập hội công đồng,

Chư Thần tuần vảng bốn phương cõi trần.

Đều vào đãnh lễ Quan Âm,

Đạo Sĩ hỏi rằng chư vị chầu chi?

Chư Thần thất vị đều quì:

Trần gian hung ác chẳng vì Thần Tiên.

Cứ theo mắng Phật chưởi Trời,

Cho nên tôi đến án tiền quì tâu.

Quan Âm nghe nói phân rằng,

Chúng sanh dại lắm lỗi lầm nhiều khi.

Cho nên Minh Đế sầu bi,

Qui y cùng Phật chứ rày chúng sanh.

Như Lai Phật dạy đành rành,

Dạy bảo trần thế kết vành thiện dương.

Chư vi xin chớ dạ hờn,

Để tôi răn dạy thiệt hơn cho trần.

Chư Thần nghe dạy ân cần,

Lui về cung điện thế trần tuần xem.

Thấy trong bá tánh còn thêm,

Lên tâu Ngọc Đế đặng coi thể nào.

Ngọc hoàng ngự tại điện trào,

Truyền cho chư vị bước vào thành trung.

Hỏi rằng trong cõi Trung Ương,

Vạn dân thiên hạ hiền hung thế nào

Chư Thần tâu hết âm hao,

Tâu qua Ngọc Đế thấp cao cho tường.

Cõi trần nhiều đứa hùng cường,

Khinh khi Trời Phật chẳng nhường Thần Tiên.

Kêu Ôn rủa Dịch liền liền,

Cho nên tôi đến án tiền quì tâu.

Ngọc Hoàng ngự giữa điện chầu,

Sai Thần Ôn Dịch xuống miền trần gian.

Lại sai trong hội Ngũ Hành,

Rải nhiều thứ trái chẳng lành cho dân.

Năm Ông vội vã tỏ phân,

Tâu qua Phật Tổ cứu dân tai nàn.

Thích Ca chưa có tỏ tường,

Cớ sao chư vị tầm đường Tây Phương?

Năm Ông bạch lại Phật tường,

Ngọc Hoàng lịnh dạy Ngũ phương xuống trần.

Hai cõi Trung Ương vân vân,

Cho nên tôi mới tố trần Phật hay.

Thích Ca lụy ứa châu mày,

Thương thay trần thế mắc rày tai ương.

Mau mau kíp tới Tòa Chương,

Tâu qua Ngọc Đế xin thương cõi trần.

Lẽ nào sai giết hết dân,

Thứ dung cho nó tu thân nó nhờ.

Ngọc Hoàng nghe nói ngẩn ngơ,

Mới sai Lý Tịnh một giờ ra đi.

Đòi sang thất nhị Nương Nương,

Vào chầu Ngọc bệ cho ta phân tường.

Thất Nương vào tại Ngọc đường,

Sắc lịnh Ngọc Đế bày tường thỉ chung.

Hạ ngươn nay đã muốn cùng,

Hại kẻ chẳng kể Thiên cung vậy mà.

Ai mà kính trọng Mẹ Cha,

Biết kiên Trời Phật chừa ra chẳng hành.

Phật xin cho kẻ chúng sanh,

Cứ giữ việc lành hơn lập âm vân.

Bền lòng niệm chữ từ bi,

Nữa sau có Phật dắt đi tòa vàng.

Bấy lâu Phật ở xa ngàn,

Bây giờ có Phật bước sang Nam trào.

Người đời như thể chiêm bao,

Thay hồn đổi xác biết bao nhiêu ngày.

Phật còn giả kẻ ăn mày,

Ai mà biết đặng lẽ này thiệt hơn.

Ông thời giả dại giả điên,

Ông thời giả kẻ tật nguyền biết đâu.

Thấy nghèo ăn hiếp khinh khi,

Cho nên mắc phải chịu rày tai ương.

Tật nguyền nầy thiệt khá thương,

Xin cho bù chì các chú thợ quê.

Thấy giàu nhiều đứa u mê,

Quyền cao chức lớn nào hề biết chi.

Thấy ai tu tánh tu nghi,

Sang giàu kêu ngạo khinh khi chê cười.

Có tiền sao dạy nhiều bề,

Phước đâu ai để mà mình có ăn?

Nào là phước của cao tăng,

Tu nhơn tích đức để hằng cháu con.

Cửa Huyền nay đã về non,

Cháu con giàu có bỏ mòn Phật Tiên.

Mảng lo lớn chức cao quyền,

Cho nên bỏ hết chẳng kiêng Phật Trời.

Lại thêm khi dễ nhiều lời,

Khi Phật chê Trời nhiều nỗi thiết tha.

Chư Phật lụy ứa chan òa,

Thương thay trần thế lạy mà Quan Âm.

Dạy bảo trần thế kẻo lầm,

Sửu Dần xuất Thánh lo cần binh cơ.

Bính Dần thấy việc ngẩn ngơ,

Qua năm Đinh Mão ngẩn ngơ một hồi.

Chồng Nam vợ Bắc dân ôi!

Nói cho trần hạ dữ thôi kẻo lầm.

Ai mà thiện niệm nhứt tâm,

Tu nhơn tích đức khỏi lầm tai ương.

Phật còn chẳng đặng thảnh thơi,

Huống chi trần hạ mà an nổi gì?

Hết đây đến nước dị kỳ,

Dỗ dành thiên hạ vậy thì chẳng an.

Đến đâu phá rối xóm làng,

Dụ dân đoạt của Đại Nam tiền trào.

Cuộc đời khổ hải biết bao,

Phật sai đạo sĩ truyền rao dân tường.

Như ai muốn ở Thiên Đường,

Đừng mê theo đạo Quỉ Vương làm gì.

Như mê theo đạo dị kỳ,

Thời mà phải bỏ vậy thì Tổ Tông.

Người đời xét phải cân phân,

Theo đạo nước khác có công danh gì?

Người Nam theo đạo dị kỳ,

Công hầu chi đó bỏ thì ông cha.

Thân thác chẳng đặng làm ma,

Hồn khôn Thiên cẩu ăn mà còn chi.

Thân thác thiệt rất thảm sầu,

Bụng đầu mổ hết đâu còn món chi.

Nói thôi trong dạ sầu bi,

Người đời ít kẻ xét suy cuộc trần.

Không coi mấy vị Thánh Thần,

Trung quân ái quốc nhân dân miễu thờ.

Hớn Đường tạc để bây giờ,

Mấy lăng quan cựu trơ trơ đời nầy.

Long Xuyên Tiền Nhậm còn ghi,

Long Thuận Chưởng Lý miễu lăng còn.

Hà Tiên hùng dõng Vệ Cơ,

Tử trận mà thác miễu thờ tạc danh.

Địa đầu là xứ Bắc Thành,

Quan thượng tạ trần miễu ấy tốt thay.

Chớ nay nhiều sự dị kỳ,

Làm quan tử trận miễu thờ ở đâu?

Người đời phải xét cao sâu,

Việt Nam Tiền Hớn sau dầu cũng sang.

Đến chừng gặp Chúa Minh Hoàng,

Làm sao về đặng Hớn đàng cho xong.

Cũng như chim mắc trong lồng,

Có ai gỡ khỏi cho xong mà về?

Các nước vây phủ tư bề,

Phật cùng chư vị nào hề rảnh đâu.

Minh Hoàng ngự tại Nam Lầu,

Phật cùng chư vị lo thâu phép Thần.

Phi đao bửu kiếm rất đông,

Chuẩn Đề thâu hết cứu trần gian nan.

Hóa lửa nó đốt muôn ngàn,

Hồ lô Phật Tổ đổ tràn nước ra.

Núi giăng bao khắp người ta,

Có ông Di Lặc thâu mà non cao.

Nước dưng lụt đến đọt sào,

Có ông Yết Đế thâu mau thủy triều.

Bàn Môn thả thú rất nhiều,

Kỳ lân sư tử lại nhiều thú hung.

Văn Thù tay chấp thần cung,

Huê Quang cầm kéo trừ trùng đọc tan.

Bàn môn diệu thuật đa đoan,

Hóa lửa nó đốt muôn ngàn người ta.

Quan Âm Nam Hải bước sang,

Tịnh bình thâu hết mới an tai nàn.

Thoại Ba tài trí đa đoan,

Thiên la địa võng bủa tràn tứ phương.

Di Đà tay chắp thần chương,

Đánh ra một cái tan tành còn chi.

Đào Lư diệu thuật rất kỳ,

Hóa ra muôn thú ai bì đặng đâu.

Thú sao tài phép lạ lùng,

Hóa phép hóa lửa khó thay cho đời.

Nó hóa nhiều phép kỳ tài,

Lửa cháy nước ngập rất nên thảm sầu.

Chư Thần xem thấy lắc đầu,

Trừ sao cho đặng lên cầu Thích Ca.

Phật Tổ thôi mới phán ra,

Sai ông Hộ Pháp bắt mà thú yêu.

Đào Lư phép nó rất nhiều,

Hóa binh hóa tướng như diều rất đông.

Phật Tổ ngự tại Vân Trung,

Sai Tề Thiên xuống thâu tan tướng diều.

Đào Lư tài phép đủ điều,

Hóa ra ác thú thật nhiều rất hung.

Phép tài biến hóa vô cùng,

Tu hành thì khỏi làm hung đâu còn.

Chuyến nầy cha mẹ lạc con,

Tân Mùi khổ hãi hỡi còn thon von.

Nhâm Thân chưa đặng chỉnh tề,

Đến thăm Quí Dậu Hớn Trào bình an.

Thiên Đường Địa Ngục hiệp sang,

Trung Ương tam giái xuê xang phỉ tình.

Nói cho bá tánh làm tin,

Đừng mê đạo khác mà quên Nam Đình.

Đến chừng gặp hội bình minh,

Gươm nào tội nấy chớ tình thở than.

Nói cho bá tánh đặng tàn,

Chừng nào đến giảng vá hoàn biết nhau.

Bấy lâu nói trước mà sau,

Bây giờ nói chuyện mau mau tới rồi.

Như ai mà có nghi ngờ,

Tôi thề cho chứng Phật Trời nào sai.

Nam Mô Đức Phật Như Lai,

Tôi chẳng có nài ai muốn thời nghe.

Đinh Mão thứ nhứt hẳn hòi,

Có tàu Đông Hớn Phật Bà xét coi.

Thập Điện dở nẻo hẳn hòi,

Văn Thù treo lưới buồm lèo xuê xang.

Mấy người tu niệm đặng an,

Những kẻ làm ác có còn ở đâu.

Phật Bà xem thấy lụy châu,

Biết làm sao đặng cứu rày hung hăng.

Ai mà tu niệm ăn năn,

Thấy kinh rán chép cũng bằng tu non

Ai muốn cho đặng vuông tròn

Chép truyền phước để bia son đời đời.

Dạy thôi nay đã hết lời,

Ra công chép lấy để đời mà coi.

Phật biểu lưu truyền hẳn hòi,

Ai ngồi đặt đặng nên đời bỏ qua.

Nói cùng nam nữ trẻ già,

Ai chép truyền đặng phước bằng non cao.

Nếu ai mà chẳng tin lòng,

Nữa sau lại bị Âm Binh lại rày.

Huệ Lưu nào nại công lao,

Khuyên trong nam nữ đừng xao tấm lòng.

Cũng đừng lánh đục tầm trong,

Xả thân cầu đạo tham vinh làm gì?

Bạc đâu sánh lại với chì,

Vàng đâu có lộn với thau cũng kỳ.

Làm giàu phải xét phải suy,

Bạc cho ai đổi sắt chì làm chi.

Tu hành như ngọc lưu ly,

Sang giàu ác đức như chì gắn câu.

Rủi tay đức xuống ao sâu,

Lụng vào đáy biển biết đâu mà tìm.

Phật Trời nói chẳng sai lầm,

Tu nhơn như ngọc báu cầm trên tay.

Ác nhơn như thể dép giày,

Nói cho nam nữ xét rày mà coi.

Thân tôi ở một cái chòi,

Cũng như ngọc chiếu sáng soi khắp ngàn.

Chừng nào bảy núi thành vàng,

Thì là mới đặng thanh nhàn tấm thân.

Cực lòng nói hết Đông Tây,

Nhơn dân sao chẳng xét đời mà coi?

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

(Niệm ba lần)

Thanked by 1 Member:

#7 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 12:21

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ năm

Thương thay trần hạ đời nay,

Trời đà mở hội khổ thay nhiều bề.

Các nơi chư quốc ủ ê,

Bốn phương khổ hải nhiều khó an.

Nhơn dân điều mắc tai nàn,

Đói đau khổ ải rộn ràng trái ban.

Giáp Tý chưa mấy tai nàn,

Sửu Dần đa bịnh lại còn đa binh.

Tháng ba mùng chín xuất binh,

Ngày rằm xuất tướng dạy binh phép mầu

Đến đâu đá nổ súng chai,

Nói cho già trẻ gái trai hay mừng.

Ất Sửu nầy xuất tướng trung,

Bính Dần nhiều bực anh hùng ai đương.

Đinh Mão thứ nhứt oai cường,

Thiệt tướng Tiền Đường khôi phục Đế Vương.

Ất Sửu ác thú lộ trương,

Ẩn mình rừng rậm chưa ra chán chường.

Chừng nào ác thú Quỉ Vương,

Hóa lửa nó đốt mới chường ra đi.

Nói cho già trẻ lo âu,

Minh Vương khôi phục Hớn Châu phong thần.

Rán mà tu niệm ân cần,

Đặng mà coi hội Long vân trên Trời.

Ở trên mây bạc giữa vời,

Tiêu thiều ca xướng khác nào Trường An.

Rao cho bá tánh đặng tường,

Kinh nầy rốt việc rốt đời bớ dân.

Lận đận chẳng biết mấy lần,

Nhơn dân khổ hải thương ôi cho trần.

Truyền rao chẳng biết mấy lần,

Thương đời trần hạ muôn phần lao đao.

Nước đâu ngập lút gò cao,

Lửa đâu dậy cháy lao xao khắp ngàn

Cám thương trần hạ lăng xăng,

Mắc trong nước lửa biết đường là đâu.

Thứ lửa nó bay lên cao,

Đến đâu cháy đó chỗ nào cũng tiêu.

Thương thay hung dữ chắt chiu,

Bị loài thú dữ mất tiêu xác hồn.

Ác nhơn tánh mạng bất tồn,

Tu hành khác thể như bồn hoa Tiên.

Phật Trời thương mấy người hiền,

Phủ che khỏi hết lụy liên tai nàn.

Làm ác tánh mạng đâu còn,

Kiêu ngạo tu niệm lại còn mau tiêu.

Bấy lâu Trời Phật chắt chiu,

Dưỡng nuôi nào có xử tiêu làm gì?

Nuôi kẻ hung ác vô nghì,

Cao đầu lớn vóc đến thì cọp ăn.

Tu nhơn thời đặng ở ngoài,

Phật Trời bảo dưỡng hào hề mang tai.

Trước sau nói chẳng an bài,

Sợ dân náo động giấu hoài không cho.

Bính Dần tai nạn rất to,

Nói cho trần thế mà lo tu trì.

Cầu nguyện bái Phật li bì,

Quan Âm Bồ Tát cứu thì khỏi lo.

Phật biểu truyền dạy mấy lần,

Coi đâu bỏ đó mang tai liền liền.

Mang tai bá tánh lại phiền,

Mới tu mà muốn thành Tiên tức thời.

Tu như thuyền nọ chạy khơi,

Có đau tu niệm hết thời lại thôi.

Dương trần ở bạc như vôi,

Khi dễ Thần Thánh nghĩ thôi đau lòng.

Cho nên mắc phải trong vòng,

Nói ra thì lại mắc lòng chị anh.

Bạc đầu phải sợ tóc xanh,

Liệt oanh vạn quốc cũng đương tranh giành.

Thương thay Trung Quốc chẳng lành,

Phù Tang nhiều cách khổ hành lê dân.

Nhưng mà Trời chưa định phân,

Cho nên trung Quốc lo cầu các nơi.

Dầu cho giặc giã tơi bời,

Kể sao cho hết tai Trời dân ôi!

Hạ ngươn nay đã hết rồi,

Minh Hoàng cầu Phật lập đời Thượng Ngươn.

Tu hành nhơn đức thì hơn,

Thay hồn đổi xác nhờ ơn Cửu Trùng.

Hết tục rồi lại đến Tiên,

Giữ lời Phật dạy mới yên mới lành.

Tu thời như ngọc báu lành,

Ác nhơn thời lại thác còn tuổi xanh.

Ác thú lớp giựt lớp lành,

Lớp lôi lớp kéo tan tành loài gian.

Ngồi trên mây bạc nào an,

Thấy kẻ vô nghĩa khó toan cứu giùm.

Tu nhơn thời đặng thung dung,

Dựa cùng Tiên Phật vô cùng hiển vinh.

Lao xao kẻ khóc người than,

Cong lưng mà chạy biết phương thế nào?

Giặc thời vây phủ khắp bao,

Đoái nhìn lửa cháy lao xao khắp rừng.

Dưới sông thời nước lại dưng,

Khỏi lửa thời nước khó mà lánh thân.

Hổ lang ác thú thời đông,

Trốn đâu cho khỏi khó mong thoát nàn.

Phật Tiên còn hỡi luận bàn,

Công đồng hội nghị tôn Hoàng Đế vương.

Đinh Mão Thánh Chúa nối ngôi,

Thìn Tỵ Ngài ngồi ngai vị chưa an.

Canh Ngũ mới ngự chánh đàn,

Nói cho bá tánh liệu toan tu hành.

Phật Tiên còn hỡi sầu bi,

Huống chi trần thế vậy mà sao an.

Năm năm sáu tháng cơ hàn,

Quỉ vương gây loạn nào an thế trần.

Chỗ nào nó cũng muốn giành,

Cám thương Tần quốc mười phần còn hai.

Tây Phiên gió cuốn chạy dài,

Tiên Vương nó tính nay mai cũng đầu.

Các nước chư quốc chư hầu,

Đều đi cống lễ hàng đầu Thánh Vương.

Đại Nam xưng hiệu Tiền Đường,

Nối đời nhà Hớn bốn phương phục tùng.

Nam trào Chúa Thánh quân trung,

Muôn năm bình trị muôn dân an nhàn.

Quí Dậu có Phật Ta bà,

Vạn dân thiên hạ nhà nhà ấm no.

Huệ Lưu hết dạ cần lo,

Lưu truyền một bổn rao cho dân tường.

Phật Trời thương hết Trung Ương,

Thiện nam tín nữ không thương Phật Trời.

Mấy điều căn dặn hết lời,

Tu cầu khỏi hại như thời thượng lai.

Huệ Lưu ý tứ nào sai,

Đặng cho bá tánh gái trai tu trì.

Cũng đừng thấy vậy mà khi,

Nói cho hết tiếng khổ thì thân tôi.

Thương dân đã nói hết lời,

Tôi nay thế vị thay lời Thích Ca.

Rao truyền cho đủ gần xa,

Thế lời cho Phật dám mà dối đâu!

Chừng nào Núi Cấm hóa lầu,

Thời là bá tánh đâu đâu thái bình.

Thương thay trần hạ hết tình,

Sấm Trời sao lại thình lình nổ ra.

Chừng ấy mới thấy quỉ ma,

Ai lành ai dữ ai là Phật Tiên.

Chừng nào tiếng sấm nổ ra,

Thời là lành dữ kẻ tiêu người còn.

Nói ra nghĩ lại héo von,

Lành còn dữ mất khác rày với nhau.

Khó nghèo cũng thể như giàu,

Sang giàu thì lại đói đau hơn nghèo.

Nam Mô Vô Ngại Đại Bi tâm Đà La Ni A Di Đà Phật

(Niệm ba lần)

Thanked by 1 Member:

#8 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 12:33

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ sáu

Thương thay trần hạ đời nầy,

Nói cho bài niệm đặng mà giải khuây.

Niệm Phật như thể trồng cây,

Vun phân tưới nước thì cây đơm chồi.

Ai mà niệm Phật thả trôi,

Cũng như cây bén mà mình nhổ lên.

Lập vườn muốn lập cho nên,

Đặng nhiều cây nhánh vững bền dài lâu.

Ở đời ít kẻ lo âu,

Niệm Phật ít tiếng câu mâu nhiều lời.

Mảng lo tranh đấu sớm trưa,

Tụng kinh niệm Phật càng ngày càng tiêu.

Hạ ngươn gian ác rất nhiều,

Thiên Đình ngày muốn xử tiêu cho rồi.

Minh Vương không xiết hỡi ôi,

Lo mưu định kế cứu rày Hạ Ngươn.

Liền qua Tây Vức Linh Sơn,

Cầu Phật giải cứu cõi trần hạ Ngươn.

Chư Phật đến trước đơn trì,

Tâu cùng Ngọc Đế chớ hờn chúng sanh.

Để cho Phật dạy làm lành,

Chừng nào chẳng đặng sẽ hành bịnh căn.

Thiên đình thôi mới phán rằng:

“Ta muốn hủy hết vạn dân đời nầy”

Dương trần hung ác lắm thay,

Nhơn sao Bồ Tát xin rày làm chi.

Chư Phật mới tấu một khi,

“Chúng sanh dại lắm nhiều khi lỗi lầm”

Minh Vương lụy nhỏ ròng ròng,

Thương đời không Chúa lỗi lầm thâm đa.

Mới qua cầu lịnh Thích Ca,

“Tâu cùng Ngọc Đế thứ tha dân nhờ”.

Ngọc Hoàng nghe tấu ngẩn ngơ,

Chư Thần vào tấu thiên cung cho tường.

Minh Vương cậy khắp bốn phương,

Dạy bảo xuống cõi Trung Ương tu trì.

Cúi xin ngọc Đế xét suy,

Dương trần nhiều kẻ dậy thì tu thân.

Ngọc Hoàng phán rõ nguồn cơn,

Minh Vương vốn thiệt là vua nhơn từ.

Thôi thôi tha thứ trần gian,

Vì lòng Bồ Tát với chàng Minh Vương.

Chư Phật về cõi Tây Phương,

Nói cho Minh Đế tỏ tường trước sau.

Minh Vương hết khúc quặn đau,

Cậy Tiên cùng Phật mau đi dạy trần.

Phật Tiên thôi mới đổi phiên,

Xuống ngay trần thế giả người bần nhơn.

Giả Điên rồi lại giả Khùng,

Cơ hàn rách rưới rất nên thảm sầu.

Lắt lẽo nào có ở đâu,

Mặc tình trần hạ nào đâu ép mình.

Thế gian nhiều kẻ chê cười,

Chê rồi lại mến; cười rồi lại ưa.

Bây giờ chẳng khác như xưa,

Có ông Tiều Lão ngăn ngừa Đế Vương.

Có Tiều thì biết ngõ đường,

Không Tiều thì mắc tai ương hoài hoài.

Đến đâu thiên hạ an bài,

Hết tai hết họa hết loài tà tinh.

Hết đau hết nhức trong mình,

Cho nên bá tánh theo nầy Tiều đi.

Có người niệm Phật từ bi,

Tiều có biết gì thiết tướng hô binh.

Niệm Phật trừ chẳng đặng tin,

Lại mắng lại nhiếc lại la om sòm.

Thời là chứng bịnh phải mòn,

Thuốc kia đôi muỗng uống tiêu bịnh lành.

Ác nhơn khác thể chỉ mành,

Cầu Trời khẩn Phật có lành chi đâu.

Phật cứu chẳng đặng khó âu,

Tại mình bạc ác chịu sầu lao đao.

Phật thương trần hạ xiết bao,

Cứ lo khuyên bảo sao dân bạc tình.

Hễ là niệm Phật tụng kinh,

Quan Âm Đạo Sĩ chứng minh cho mình.

Khỏi sa vào chốn Diêm Đình,

Ta bà non núi mầu linh thế trần.

Núi non ngàn dặm cũng gần,

Dầu đi biển Bắc non Tần sá bao.

Tu niệm thì đặng thái bình,

Đi đâu cũng có Thần linh hộ mình.

Khuyên hết lớn nhỏ ai ai,

Giữ theo lời dạy nai mai coi đời.

Cũng đừng bẻ nạn chống Trời,

Sa vào chiến trận uổng đời bớ dân.

Xem đi xét lại mấy lần,

Từ Tý đến Mẹo không bình không an.

Từ Mẹo đến Ngọ đa đoan,

Mùi Thân thiên hạ mới an cửa nhà.

Quí Dậu có Phật Ta bà,

Thái bình bá tánh nhà nhà ấm no.

Phật Tiên hết dạ cần lo,

Dạy khuyên già trẻ cứ lo tu trì.

Rủ nhau niệm Phật từ bi,

Cứ lo niệm Phật tụng kinh cho bền.

Thì là trần hạ khỏi nàn,

Cảm thương Sư Vãi nay mai đi hoài.

Đi cho đến nỗi đất chai,

Đến đâu dạy đó chẳng nài lao thân.

Người đà hết dạ ân cần,

Già trẻ sao chẳng tu thân mà nhờ?

Nghe qua rồi lại làm ngơ,

Ngày sau chẳng khác chỉ tơ rối cuồn.

Làm sao mà gỡ cho suông?

Cậy ông Sư Vãi gỡ cuồn mở cho.

Tu hành thời phải cần lo,

Ơn Cha nghĩa Mẹ phải toan lo đền.

Ơn Thầy nghĩa tớ đừng quên,

Xử nên tròn nghĩa mới nên con người.

Vô tình nhiều đứa chê cười,

Thấy ai tu niệm kiếm lời biếm chê.

Đứa ngang nó lại cười rè:

“Thầy mày sau lại đặng về cõi Tiên?”

Lung lăng xem thấy mà phiền,

Nó ỷ có tiền nên chẳng kể ai.

E cho những cuộc đất cày,

Mạnh ai nấy đạp nói cho mà phòng.

Nghèo nàn tu niệm nhứt tâm,

Cũng như có ngọc ngàn cân trong nhà.

Cứ lo niệm Phật Di Đà,

Khỏi tay khỏi họa khỏi loài yêu ma.

Nói cho nam nữ trẻ già,

Sang giàu tích ác Phật nào cứu cho?

Đừng thấy tu niệm chê cười,

Chê cười nào có ấm no bao giờ.

E cho như thể rối tơ,

Không ai cứu đặng bơ vơ kêu Trời.

Ngồi buồn giải muộn giáo đời,

Dân an quốc thới thời tôi thanh nhàn.

Cầu cho Minh Đế đặng an,

Đặng tôi trở lại lãnh trang với Thầy.

Kẻo mà thương gió nhớ mây,

Thầy trò hai ngã lòng đây quá buồn.

Nào khi nắng bụi bay luôn,

Một Thầy ba tớ chẳng buồn lại vui.

Bây giờ cách trở xa xuôi,

Là đời ly loạn nên tôi xa Thầy.

Đờn kia ai nỡ đứt dây,

Ba tôi thời cũng theo Thầy không buông.

Tuy là cách trở xa phương,

Lâu ngày thời lại nhớ thương trong lòng.

Bây giờ còn hỡi long đong,

Chê cười mặc thế cõi lòng nào sai.

Giữ lòng hiếu nghĩa cả hai,

Đạo nào thời cũng vãng lai mới mầu.

Bền lòng gắng giữ hồi lâu,

Quân sư phụ tử nào đâu sai lầm.

Ơn Thầy ghi để vào lòng,

Thầy trò là nghĩa ngàn năm đá vàng.

Vân Tiên còn bị hàm oan,

Huống chi sĩ tử khỏi mang tiếng trần.

Địch Thanh trước bị gian thần,

Ngày sau cũng đặng các lân dựa kề.

Thôi thôi đừng nói ủ ê,

Giải khuây khắp hết các bề quận châu.

Nam Mô Di Lặc Phật Bồ tát Ma Ha tát

(Niệm ba lần)

Thanked by 1 Member:

#9 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 12:36

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ bảy

Ngồi buồn nhớ lại ngồi buồn,

Mấy lời Phật biểu đôi trương ghi vào.

Thương thay trần hạ xiết bao,

Cứ đem chuyện dữ chất cao như thành.

Lưỡng thần biên chép đành rành,

Tội dư trăm tội ai xin đặng nào.

Nhiều người thật rất hùng hào,

Chẳng kể đầu bạc tuổi cao chút nào.

Am vân thì lại ít vào,

Cho nên mắc phải lao đao nhiều bề.

Thấy ai tu niệm cười chê,

“Thầy hay Vãi giỏi khỏi bề gian nan”

Ngặt đời nó việc dị đoan,

Rủ nhau dụm miệng ngửa ngang chê cười.

Cười một mà khóc tới mười,

Sao không chi xét vui chi bớ người.

Tôi nói chứng có Đất Trời,

Ngạo cười đọa cửa Thứ Mười dân ôi!

Ngưỡng than chẳng có thấu Trời,

Sa vào Hắc Ám biết ngày nào ra.

Xưa kia cha mẹ ông bà,

Ở cõi trần hạ hay là ở đâu?

Thuở xưa sáu chục bạc đầu,

Đời nay ba chục tóc râu bạc nhiều.

Cố ăn lại ở hãnh kiêu,

Nói mình bá hộ khi chê kẻ nghèo.

Sang giàu như bọt như bèo,

Nghèo mà tu niệm như kèo lông xưa.

Dầu cho sớm nắng tối mưa,

Cũng là khó thấm nước vô tới kèo.

Lung lăng khác thể như bèo,

Nay dời mai vịnh cheo leo bến bờ.

Tu hành nào có bơ vơ,

Cũng như tằm nhộng có tơ bao ngoài.

Ở trong như thể lâu đài,

Khỏi lo khỏi sợ chi loài chông gai.

Ác nhơn mắc họa mắc tai,

Nói cho hung ác luận bàn cười chê.

Người lành khác thể quế mai,

Lung lăng khác thể như chai vậy mà.

Mai già bông lá tốt tươi,

Mai non khô héo tiêu mòn lá bông.

Còn đâu mà đợi mà trông,

Tu hành nào có mang gông bao giờ.

Ỷ tài như đám hung nô,

Bị tay Nhơn Quí tóm thâu cơ đồ.

Quyền cao bằng Lý Đạo Tông,

Lầm tuy Trình Tuế mạng vong tại chùa.

Châu Xương tài sức không vừa,

Mắc mưu Quan Thánh phải theo phục tùng.

Sư Đồ tài phép không cùng,

Bị tay Thúc Bảo gởi mà thê nhi.

Thành Đô tài gã ai bì,

Mắc tay Ngươn Bá thác thì ra ma.

Dương Phàm nào khác Na Tra,

Còn lầm Lê thị hóa ma Tiết Cương.

Trung thần là Triệu Khắc Thường,

Gian thần vừa diệt Thiên Vương miễu thờ.

Tước quyền Trịnh thị Nam Vương,

Bị nàng Hàng thị một giờ thác oan.

Long Vương ở cõi Hải Giang,

Khi người thầy bói nên chàng vong thân.

Huyền Trang Tam Tạng tu cần,

Tám mươi mốt nạn mà không lụy mình.

Trịnh Hâm là đứa bạc tình,

Thì sau mắc phải Thiên Đình xử phân.

Vân Tiên mắc nạn mấy lần,

Ngày sau người được ấn rồng trị dân.

Nguyệt Nga trinh tiết liều thân,

Gian nan sá kể chông gai nhiều bề.

Sau Nàng Chánh hậu Hoàng thê,

Trung trinh tiết hạnh ai chê bao giờ.

Lang tâm như mụ Vi Cơ,

Thác rồi tiếng nhớp dơ đời đời.

Dầu ai có giỏi dối đời,

Trần gian không rõ Phật Trời cũng hay.

Trụ Vương tửu sắc mê say,

Nhà Thương mắc nước quân thần tan hoang.

Gái như nàng Võ Thị Lang,

Chê Tiên bóng quáng sau nàng lại đui.

Lang Châu vốn thiệt là cùi,

Hết cơn đày đọa sau ngồi báu ngôi.

Vinh sang họ Tạ chẳng rồi,

Sau lại bị đuổi ra ngoài làm dân.

Tu hành giữ lấy nghĩa nhân,

Mấy đời có đọa Tổ Tông của mình.

Tham gian hung ác bất minh,

Hết tai tới họa hết tinh tới tà.

Kể sao cho hết vậy mà,

Kinh nầy nói tích ai dùng thời coi.

Mặc tình già trẻ xét soi,

Chớ tôi đâu có đồ nòi rút ra.

Mấy bài của Phật cho ta,

Chớ nào có sai ngoa đâu mà.

Cũng nhờ Đức Phật Di Đà,

Truyền rao trần thế trẻ già luận xem.

Tu hành như thể cái đèn,

Lung lăng khác thể buộc chen kẹt rào.

Thiện ác Phật đã truyền rao,

Mặc tình thiên hạ ai nào biết đâu.

Ở đời đặng cá quên câu,

Được chim bẻ ná được cầu quên cây.

Thân tôi như thể bị đày,

Bốn phương thiên hạ Đông Tây tới hoài.

Phật cho giải muộn một bài,

Cuộc đời tôi có ép nài chi ai.

Tôi thề có Phật Như Lai,

Mặc tình thiên hạ giành ai thì giành.

Chớ tôi không giựt không giành,

Sao lại nhiều kẻ tranh giành với tôi.

Ai ai cũng ở trong Trời,

Phần ai nấy hưởng ngạo đời làm chi.

Khoe mình tài trí tiên tri,

Sao mà theo ngạo cười chi sĩ hiền?

Khổ đoạn lại khổ đoạn trường,

Thấy đời kiêu ngạo mà buồn lắm thay.

Nam Mô Phật Tổ Phật Thầy,

Chứng minh trần thế thuở nầy bình an.

Thanked by 1 Member:

#10 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 22:07

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ tám

Máy Trời mở hội đăng khoa,

Mười ba tháng chín Trời ra một điềm.

Trời chiều mây lặng gió êm,

Giờ Thân Trời mới nổi lên rõ ràng.

Điểm hiện ba sắc tam quang,

Sắc đỏ sắc vàng lại với sắc xanh.

Một điềm ba sắc chẳng lành,

Ất Sửu tháng Tuất giờ Thân không hiền.

Một điềm ba việc đảo huyền,

Hăm bảy tháng nầy phút lại hiện ra.

Phía đông cái bàn màu vàng,

Lại thêm cái lái khó mà biết bao.

Trắng xanh vàng đỏ bốn màu,

Việc đời cận lắm khó âu bây giờ.

Rán mà tu niệm kỉnh thờ,

Tôi không có muốn ước mơ làm gì.

Hào quang mà hiện sắc vàng,

Là của Minh Hoàng Tiên Đế Thánh Vương.

Hào quang chiếu đỏ lố trương,

Đó là nước của Thiên Vương rõ ràng.

Hào quang xanh của Tần Hoàng,

Hào quang sắc trắng của Tây vậy mà.

Cho nên ngày nó chiếu ra,

Mười ba tháng chín hiện ra rõ ràng.

Nói cho già trẻ đặng tàn,

Việc đời gần chớ không xa mà chờ.

Phật Trời chiếu rõ tri cơ,

Có nghe không ép làm ngơ không nài.

Xem trong Nam quốc gái trai,

Không kiêng Tông Tổ theo loài khuyển ngưu.

Giận nhau kết oán gây thù,

Nói xiên nói xéo theo loài ngưu lang,

Khoe mình tài trí đa đoan,

Không kiêng Tinh tú chê sang Ngũ hành.

Nói rằng loài quỉ xuân xanh,

Cho nên Thần Nữ theo hành hãi kinh.

Làm cho gia quyến bất bình,

Nhỏ không nhịn lớn tại mình ngỗ ngang.

Cõi trần mà đặng bình an,

Nhờ đâu mà lại chê hàng Ngũ Vương.

Hóa sanh vạn vật nuôi mình,

Cũng là trong hội Ngũ Vương vậy mà.

Năm vị con của Ngọc Hoàng,

Cho nên cõi thế coi mà năm cung.

Đại Giang là Liễu Lục Cung,

Coi về cõi nước chuyển luân cho trần.

Đại Lâm là Mộc Tinh Quân,

Coi theo thảo mộc vạn dân điều nhờ.

Đại Địa là vị Thổ Quan,

Coi về sở đất cho trần hạ đây.

Vạn dân gia đạo an hòa,

Hoặc là tử táng cũng là Thổ Quan.

Hỏa Tinh là vị lửa hồng,

Làm cho chín vật được trần độ thân.

Kim Tinh là ngọc báu châu,

Có diêm có mễ mà nuôi cõi trần.

Năm vị vốn thiệt năm Thần,

Chẳng thiếu nợ trần sao lại réo kêu.

Bởi cõi trần hạ chớ trêu,

Réo kêu thì tới coi rày làm sao.

Thấy đời tôi lại ngán ngao,

Rủa thôi rất độc lẽ nào dám dung.

Rủa kêu Cố Hỉ thượng cung,

Bà Hỏa, Bà Thủy lại kêu Thánh Thần.

Năm Non bảy Núi Bà Hồng,

Ôn Hoàng Dịch Lệ lại kêu bảy Bà.

Lại kêu Tinh tú vậy mà,

Cửu Phẩm Lịnh Bà mười phẩm cung Cô.

Rủa kêu khắp hết Thần linh,

Lại chê Thần Thánh chẳng linh chút nào.

Cho nên mười chính cõi vào,

Trần gian chớ trách hỗn hào đừng than.

Cũng đừng ỷ sắc nghinh ngang,

Thánh Thần không phải là hàng tay sai.

Nói cho thiên hạ gái trái,

Từ đây biết tới chẳng sai bớ trần.

Nói cho mà giữ lấy thân,

Đông Tây Nam Bắc mười phần còn hai.

Cửa Trời bốn phía mở khai,

Trách lòng bá tánh dạy hoài không tin.

Không truyền chê Phật chẳng linh,

Truyền rao bá tánh tại sao không vì?

Xét trong thiên hạ vậy thì,

Hùng hào sa ngục tiếng đời đồn xa.

Người hiền thỉ ở trong gia,

Quê mùa nào biết tây tà chi đâu.

Hùng hào thông thạo quận châu,

Mả tà cai đội ngục nào cũng thông.

Thấy vậy mà não mà nồng,

Gẫm trong thiên hạ như chim trong lồng.

Cớ sao chẳng xét lấy thân?

Cứ lo bẻ nạn chống Thần chống Tiên.

Cho nên nhiều kẻ lụy liên,

Phật Trời thấy vậy nào yên trong trong lòng.

Cho hàng chư sĩ Quan Âm,

Giáo người trần hạ kẻo lầm Thần Tiên.

Ở sao chẳng biết làm hiền?

Cứ lo tranh đấu hết tiền mới thôi.

Thấy ai đói khó cúc côi,

Chẳng thương thì chớ biếm nay đoạn trường.

Sang giàu như ngựa buông cương,

Bần y sĩ tiện như chuông đền vàng.

Chữ rằng bần phú khó toan,

Xả thân cầu Đạo nào màng công danh.

Sang giàu mà chẳng làm lành,

Sao bằng tích đức để dành ngày sau.

Khó nghèo tích đức như đèn,

Sang giàu hung ác như kèn bi ai.

Xuân hồi thì hạ mới lai,

Thu qua đông lại nào sai đâu là.

Bấy giờ khác thể vậy mà,

Bốn mùa tám tiết vậy mà đổi xoay.

Thuở nay đông chót xuống đông,

Bây giờ xuân chót đông hầu lạ thay.

Từ đây Tuất Hợi tới đây,

Phật Trời xoay đổi đông tây khác mùa.

Giáp Ất chưa biết tới chùa,

Bính Đinh thời mới biết chùa Đế Vương.

Mồ Kỷ tam cõi đăng đàng,

Canh Tân thì mới hiệp đàng phân ngôi.

Nhâm Quí chư Phật Ta bà,

Nhơn vật thiên hạ nhà nhà ấm no.

Thương thay dạy nhỏ dạy to,

Dạy hơn dạy thiệt sao dân không dò?

Cứ lo chưởi rủa đôi co,

Không biết niệm Phật mà lo cứu mình.

Có rủa kêu réo Thần linh,

Hễ kêu thì tới trọng khinh mặc tình.

Linh Thần là vị Thần Quang,

Thượng động Cố Hỉ con vua Ngọc Hoàng.

Bảy là bảy phẩm Nương Nương,

Năm Ông vốn thiệt Phật Vương cõi trần.

Năm non bảy núi chư Thần,

Thủy Long một cõi Long cung giang hà.

Chúa sứ là quân vậy mà,

Cửu phẩm lịnh Bà vốn thiệt cửu cung.

Ôn Hoàng Dịch lệ rất hung,

Đại Càng Nam Hải Quốc Gia cửu trùng.

Nói cho thiên hạ hay cùng,

Réo kêu thì tới khó dung cho trần.

Phật biểu tôi giáo nhơn dân,

Khuyên trong già trẻ gái trai khá từ.

Nếu mà rủa nữa hư thân,

Rủa người khác thể vun phân cho người.

Dầu ai làm quấy thì cười,

Khuyên người sửa lại chớ đừng rủa chi.

Chưởi rủa mà có ích gì?

Chưởi thời mang họa rủa thì mang tai.

Quan Công nào phải tay sai,

Cho nên cõi thế lại sai đến Ngài.

Bất kỳ già trẻ gái trai,

Giận nhau thì lại kêu mà Quan Công.

Nói rằng Quan Đế chẳng linh,

Vặn hầu bẻ họng nó đi cho rồi.

Quan Công hiển Thánh về Trời,

Có đâu ở thế cho trần hạ sai.

Thấy vậy tôi lại phiền hoài,

Quan Công không phải thiếu tiền dị đoan.

Mấy đứa hò hét nghinh ngang,

Hay cho Quan Đế đàn tràng dữ a.

Lại sai Thái Tử Na Tra,

Ngụy Trưng Thần Tướng chầu ba cõi rày.

Rao truyền khắp hết Đông Tây,

Bốn phương Thần Thánh khó mà dung cho.

Nói cho mà giữ mà lo,

Đừng quen thói cũ mà bò nghêu ngao.

Phải dò lòng biển cạn sâu,

Lên non mới biết non là bao cao.

Hễ là cậu thủy tri ngư,

Cận sơn tri điễu, cận lâm biết rừng.

Ngó lên mây bạc chín từng,

Hai đàng tội phước nửa mừng nửa than.

Thân tôi giấc ngủ nào an,

Thương đời trần hạ thác oan mà sầu.

Bởi chân chẳng biết cạn sâu,

Cho nên mắc phải vào nơi thập sầu.

Chết đâm chết chém rơi đầu,

Là người trộm cướp nào mà trách ai.

Chết mà da thịt không phai,

Là kêu Thần Thánh mà sai bắt người.

Chết mà còn nói còn cười,

Là khi trong cõi Ngũ Hành chẳng linh.

Chết mà mê sảng trong mình,

Khinh khi Thất Tổ của mình chẳng linh.

Chết mà lo sợ hải kinh,

Là khi Trời Phật nên mình thác oan.

Chết mà chẳng thấy trối than,

Là kêu Ôn Dịch nên mang khốn nghèo

Chết mà trôi nổi như bèo,

Ỷ giàu tổn đức phạt rày thảm thay.

Chết mà bất cập tri cơ,

Tại là háo sắc ước mơ má hồng.

Chết mà thân thể xể xài,

Tại là lấy vợ giết chồng người ta.

Chết mà thân thể chẳng hòa,

Tại mình ác đức chết mà treo thây.

Thấy đời mà lại sầu tây,

Xin người dương thế phải suy lấy đời.

Cũng đừng khi Phật ngạo Trời,

Cũng đừng khi dễ vậy mà Tổ Tông.

Cũng đừng chưởi gió mắng giông,

Cũng đừng khi dễ Thánh Thần chẳng linh.

Cũng đừng chọc gái tốt xinh,

Cũng đừng rủa sã mà thân chẳng toàn.

Cải ác tùng thiện thời an,

Dầu cho có mắc tai nàn cũng qua.

Cuộc đời khó nỗi xét ra,

Còn nhiều cách thảm còn xa bớ trần.

Lớp thời hành bịnh trên không,

Lớp thời thủy lụt, lớp lôi ra đồng.

Lớp thời đi đạp gai chông,

Lớp thời cỏ cắt châu thân chẳng lành.

Lớp thời ong kiến cắn mình,

Lớp thời ma quỉ hành hình ốm đau.

Lớp thời u nhọt rất giàu,

Chết thiệt trăm đàn mau rất nên mau.

Rán mà tu niệm giồi trau,

Thời có Trời Phật mau mau độ mình.

Nếu còn quen tánh bất minh,

Phật Trời Thần Thánh đâu dung bất bình.

Cứ lo nhơn đức thời hơn,

Cầu Trời khẩn Phật độ cơn hiểm nghèo.

Nghinh ngang như thể bầu đèo,

Có ngày rụng cuống mà trông nỗi gì?

Nói cho già trẻ xét suy,

Người tu nào có ai bi bao giờ.

Ác nhơn như túng nước cờ,

Phải suy phải xét tri cơ bớ trần.

Chữ rằng họa phước hai phần,

Hiền từ gặp phước họa lần lánh xa.

Làm ác hoạn họa tại gia,

Thánh Thần Trời Phật đâu tha gian tà.

Thánh Thần cứu kẻ hiền từ,

Cứu kẻ niệm Phật cứu người hiếu trung.

Mấy đứa làm dữ làm hung,

Phật Trời Thần Thánh có dung bao giờ.

Đừng thấy còn ruộng mà mơ,

Tới chừng rốt việc như tơ bị vày.

Phật Trời Thần Thánh dạy rày,

Không nghe lời dạy khó thay bớ trần.

Thân nay cực nhọc nào cần,

Cám thương bá tánh muôn phần lao đao.

Chuyện đời khó dạy biết bao,

Âm dương lộn lạo tổn hao thế trần.

Bởi trần lỗi quá muôn phần,

Cho nên lập hội Long Vân chọn người.

Hiền từ thời đặng thảnh thơi,

Nghinh ngang khó trốn lưới Trời bớ dân.

Lưới hồng bủa khắp cõi trần,

Chuyển luân bát quái còn trông nỗi gì?

Hạ ngươn sau chót xét suy,

Sự vong nào có khác chi sự tồn.

Chết thời mất xác còn hồn,

Chí công có Phật chí Tôn rước về.

Ác nhơn quỉ sứ dựa kề,

Giam vào Thập Điện khảo tra nhiều bề.

Chẳng khác trên cõi trần nê,

Có tội hành phạt mãn tha trở về.

Dương trần con cháu bỏ bê,

Cho nên đói khát nhiều bề thảm thương.

Linh hồn quỉ trách gia nương,

Mới đem con cháu thế cho Ngũ hành.

Nói rằng đói rách chẳng lành,

Xin bà làm phước thế mà cho tôi.

Ngũ Hành xem thấy thương ôi

Thương người đói rách đứng ngồi nào an.

Dương trần sao chẳng liệu toan?

Sống sao thác vậy khác nào ở đâu.

Khuyên trong già trẻ mau mau,

Thành tâm tỉnh lại ăn năn kẻo lầm.

Cải ác tùng thiện nhứt tâm,

Tới cơn bát loạn Quan Âm cứu rày.

Dầu cho mỏi mệt mấy ngày,

Cũng không than trách cầu Thần thiện tâm.

Huệ Lưu chẳng kể ăn nằm,

Cầu cho cõi thế khuyên răn bền lòng.

Nam Mô Quan Thế Âm Bố Tát giải thoát cứu trần.

(Niệm ba lần)

Thanked by 1 Member:

#11 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 22:24

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ chín

Hạ Ngươn Tuất Hợi đổi đời,

Ngọc Hoàng hội nghị lập đời Thương Ngươn.

Dương trần đâu rõ nguồn cơn,

Ruộng trâu hao tổn nhơn dân chẳng lành.

Hạ Ngươn như sợi chỉ mành,

Sao không tu niệm tranh giành làm chi?

Phật Trời Tiên Thánh sầu bi,

Cậy ông Sư Vãi mau đi giáo trần.

Sư Vãi vội vã ân cần,

Đi hết khắp cả cõi trần giáo khuyên.

Thương ông Sư Vãi nhọc nhằn,

Sao thân chẳng biết mấy thân dưới trần.

Hạ Ngươn nhiều kẻ vô nhân,

Chẳng thương Sư Vãi nhiều lần lao đao.

Người còn chẳng luận công lao,

Xả thân vì Đạo rao cho dân tường.

Giáo khuyên khắp hết bốn phương,

Ai nghe thì lại mến thương vô cùng.

Như ai có muốn làm hung,

Thì là ông lại giả Khùng đi xin.

Thân sao thân lại linh đinh,

Già rồi lại cực thân hình biết bao.

Tới đâu cũng thầy hùng hào,

Ít ai kiêng nể ồ ào chê bai.

Lại còn diễu cợt chê cười,

Điên Khùng nào phải Thần Tiên đâu là.

Thấy đời tôi lại xót xa,

Tôi thề hết tiếng cho trần hạ tin.

Thương đời dạy đã hết tình,

Rán mà nghe lấy bàn kinh mà thờ.

Dạy từ chơn tóc mối tơ,

Cớ sao lê thứ làm ngơ không cần.

Dạy cho tu lấy cái thân,

Không phải tôi biểu tu cần cho tôi.

Có tu sao đặng ngôi cao,

Ai mà khi dể lưỡng biên ghi vào.

Thuở xưa là giặc Ô sào,

Bây giờ là giặc Nhựt Tàu tranh đương.

Nói cho thiên hạ đặng tường,

Rán mà tu niệm khỏi đường đao binh.

Giặc kia phía Bắc chiến chinh,

Tu nhơn thì đặng Thần linh hộ mình.

Chớ đừng ỷ sức đoạn kình,

Rồi sau than trách nói mình không hay.

Phật biểu truyền khắp đông tây,

Chẳng nghe không kể bấy giờ trách ai.

Tôi là ông Sãi bán khoai,

Bán gạo ông Chưỡng ai ai cũng lầm.

Ghe cui đi kiếm dư trăm,

Tôi đậu tại đó hơn hai ngày trường.

Ghe củi ghe khoai ghe lường,

Chèo qua chèo lại tôi đương độ trà.

Có người bán bánh thiệt thà,

Bao nhiêu quỉ mị tinh tà sạch không.

Thấy vậy thêm não thêm nồng,

Trở về núi Cấm non bồng bấy lâu.

Rồi tôi qua đến bên tàu,

Bây giờ trở lại An Giang Nam Thành.

Tôi đâu có nại nhọc nhằn,

Cầu cho ai nấy làm lành tu thân.

Tích thiện như đặng vàng cân,

Nhược bằng tích ác chẳng an thân mình.

Tôi thề chứng có Thiên Đình,

Đặng cho ai nấy chớ tình nghi nan.

Mấy người ăn ở nghinh ngang,

Tới đời thây bỏ lềnh khênh như rều.

Tôi khùng nên nói trớ trêu,

Lung lăng gian ác nên nêu bảng đề.

Truyền rao khắp hết chợ quê,

Ai coi gian ác tựu tề mà coi.

Nói cho thiên hạ xét soi,

Vân Tiên nào phải con nòi Đế Vương.

Bởi chơn tâm tánh hiền lương,

Thấu đến Thiên Đình Thượng Đế mến thương.

Cho chàng kế vị Sở Vương,

Trịnh Hâm là đứa bất lương ra gì.

Gian thần Đổng Trác ai bì,

Lầm tay Điêu Thị chàng thì mạng vong.

Kiệt Trụ là đứa tham dâm,

Đày Châu Văn Đế nhơn dân khốn nàn.

Trụ Vương sau lại tan hoang,

Văn Vương tu niệm sau an nước nhà.

Xưa nay có khác đâu là,

Tu hành thời lại lánh xa tai nàn.

Mấy đứa hung ác bất nhân,

Nào ai tạc để vô trong miễu thờ.

Tu nhơn tích đức hiển vang,

Cũng như Quan Đế miễu am đền thờ.

Nghĩ thương trần thế bơ vơ,

Tôi ra tỏ hết tri cơ cho trần.

Tôi đâu mà có an thân,

Bây giờ Phật biểu tôi sang nước Tần.

Mến là mến đức Hoàng Lân,

Thương là thương lấy vạn dân mắc nàn.

Tôi thề chứng có Tam Hoàng,

Thương trong thiên hạ nào màng thân tôi.

Miễn cho thiên hạ tâm hồi,

Rán mà tu niệm như chồi quế thơm.

Tu hành Trời Phật thấy thương,

Lạy Phật như thể học đường ngũ môn.

Ác nhơn như ốc mượn hồn,

Đừng lấy tu niệm ỷ khôn mà cười.

Bạc bảy đâu sánh vàng mười,

Một tiếng niệm Phật hơn mười người sang.

Niệm Phật mà đặng bình an,

Sang giàu ỷ thế lại mang tai nàn.

Tới chừng thấy họa khóc than,

Dầu cho kêu réo chuyển vang đặng nào.

Bấy lâu cười nói lao xao,

Bây giờ mắc cạn kêu tao làm gì?

Thái Tây với cõi Huê Kỳ,

Phép hay thuốc giỏi vậy thì thua ai.

Có chết sọ bửa làm hai,

Coi tim coi phổi coi rày mật gan.

Nói thôi giọt lụy đầm đầm,

Dương gian nhiều kẻ phải lầm Tây Phiên.

Nói rằng tổ quốc là tiên,

Cho nên bá tánh lụy liên mất hồn.

Bấy lâu chưa biết dại khôn,

Bây giờ có Phật giáo ngôn cho mình.

Tu nhơn là kẻ hữu tình,

Lung lăng là đứa khác hình nhơn gian

Cho nó ăn nói nghinh ngang,

Chẳng kiêng chẳng nể ngửa ngang chê cười.

Chừng nào vào cửa thứ mười,

Thời là mới biết việc mình làm sao.

Đoái nhìn mười cửa đề lao,

Nhiều người phải bị lao đao ra vào.

Phật Trời truyền dạy khắp bao,

Sao không gìn giữ hùng hào làm chi?

Thấy đời tôi lại ngẩn ngơ,

Phật Trời đâu có làm ngơ bao giờ.

Trẻ thơ cho đến tuổi già,

Tu thời có đức Di Đà chứng minh.

Nói cho thiên hạ làm tin,

Phật Trời không phải không linh mà phiền.

Thương là thương kẻ thảo hiền,

Dầu ai giàu có chức quyền mặc ai.

Một lòng tín ngưỡng nào sai,

Chẳng tham danh lợi nào nài giàu sang.

Dầu cho đói khó cơ hàn,

Cũng không có mắc những đàn yêu tinh.

Phật Trời phân xử công bình,

Thương đời nên mới cho kinh lưu truyền.

Tu hành thời đặng bình yên,

Nhược bằng tích ác chớ phiền Trời xanh.

Kinh truyền dã dạy rành rành,

Dữ lành hai lẽ rao cho dân tường.

Thương thời chỉ nẽo dắt đường,

Bây giờ thấy nước Quỉ Vương nhiệm mầu.

Nó thông khắp hết quận châu,

Đâu đâu đều có lập lầu giáo dân.

Phật Tiên Thần Thánh chẳng cần,

Chê Phật khi Thần giáo dạy lê dân.

Phật Trời thương hết thế trần,

Truyền kinh Tăng sĩ rao cho dân tường.

Tây Sơn xuất thế Minh Vương,

Độ cho khỏi hết tai ương dưới trần.

Thấy đời cận lắm bớ dân,

Cho nên trần hạ nhiều lần đổi xoay.

Mẹ cha ơn nghĩa lâu dài,

Nhiều người chẳng kể những ngày sở sanh.

Mẹ cha Trời Phật sanh thành,

Sao không kiêng nể để đành bơ vơ.

Làm con phải xét thiên cơ,

Đền ơn cha mẹ Trời đâu bỏ mình.

Lung lăng chớ trách thần linh,

Tuy là chẳng thấy nhưng linh nhiệm mầu.

Thấy đời mà lại thêm sầu,

Không lo tu niệm để mà câu mâu.

Bây giờ hơn lúc nhà Châu,

Đảo điên bá tánh thảm sầu nhơn dân.

Âm dương tạo hóa xoay vần,

Tu hành thì khỏi mười phần lao đao.

Lung lăng trốn chẳng đặng nào,

Cũng như chim nọ mắc vào bẫy trương.

Lưới Trời bủa khắp mười phương,

Sao không lo sợ lại lo tranh cường.

Tu hành Trời Phật mến thương,

Lung lăng kêu ngạo phải vương lưới hồng.

Gẫm người dương thế cõi trần,

Không ai ở đặng ngoài Trời vô đây.

Nói cho mà giữ lấy thân,

Để sau rồi lại mắc nơi lưới hồng.

Rồi trách Trời Phật chẳng yêu,

Bởi mình bạc ác Phật yêu đặng nào.

Lưới Trời đã bủa khắp bao,

Mấy đứa hung ai dung đặng nào.

Lung lăng như cá ở ao,

Tu hành khác thể như hào hoa Tiên.

Rán mà tu niệm thảo hiền,

Tu hành đâu có tốn tiền mà than.

Phải tu mà tốn tiền ngàn,

Thời là thiên hạ trách than không phiền.

Tu là cầu cho Cửu Huyền,

Cầu cho cha mẹ khỏi miền Diêm Vương.

Cầu cho cha mẹ an khương,

Cầu cho Thánh Chúa Đế Vương trị đời.

Cầu cho mình đặng thảnh thơi,

Cầu Thầy muôn tuổi ở đời với con.

Cầu cho giữ đặng năm hằng,

Ở đời đừng thấy kẻ hèn phế vong.

Cũng đừng lánh đục tầm trong,

Bợ người giàu có lại vong kẻ nghèo.

Chuột nằm trên núi cheo leo,

Trâu còn cày ruộng Cọp leo khỏi rừng.

Mèo mừng rỡ chạy tưng bừng,

Rồng nằm thời lại tìm đường lánh thân.

Ngựa đua chạy giỡn vang rân,

Tới Dê lại cực vào rừng kiếm ăn.

Khỉ bầy chạy lạc lăng xăng,

Gà đương ăn lúa túc con om sòm.

Chẳng lo bươi chãi nuôi con,

Chó kia gặp chủ chẳng còn sủa tru.

Heo kia ăn uống ngao du,

Nhảy hoành gầm giỡn rừng thu vui vầy.

Chẳng còn lẻ bạn lạc bầy,

Gà chó heo rày vui đã nên vui.

Mấy năm nghĩ lại ngậm ngùi,

Thương thay thiên hạ sụt sùi than van.

Chừng nào mối nước đặng an,

Hiền còn dữ mất hai đàng khác nhau.

Có tu nhờ lấy ngày sau,

Lung lăng thời đặng buổi đầu mà thôi.

Cũng như đảng nịnh cướp ngôi,

Tới chừng trung phục gốc chồi tan hoang.

Tu hành như cái lầu vàng,

Dầu cho có rách cũng còn danh thơm.

Kinh nầy nói hết thiệt hơn,

Mặc tình thiên hạ đâu hơn thời tầm.

Phật biểu truyền chẳng sai lầm,

Đạo nào thì cũng ở trong cõi Trời.

Trách lòng bá tánh nhiều lời,

Đạo nào cũng bởi Phật Trời lập ra.

Vì chưng nhiều nước vậy mà,

Cho nên Trời Phật lập ra mới nhiều

Cũng đừng thấy vậy mà kiêu,

Tổ Tông Nam Quốc cũng theo Phật Trời.

Dân Nam sao lại đổi đời?

Phật đạo ngày trước cũng là Thuấn Nghiêu.

Bá tánh sao chẳng học theo?

Phật Trời là Đạo ông bà ngày xưa.

Hạ Ngươn sao chẳng ngăn ngừa,

Đạo nay lại mến đức xưa lại từ.

Ai mà biết xét thiệt hư,

Noi theo Tông Tổ có hư bao giờ.

Trong nhà lập mấy bàn thờ,

Cửu Huyền Thất Tổ ngoài thờ năm Ông.

Thường đêm hương đốt đừng không,

Thời lại là có lưỡng Thần chép biên.

Chung niên sổ nạp Thượng Thiên,

Thiên Đình tùy đó phước liền ban cho.

Hung hăng tai nạn rất to,

Nói cho ai nấy đặng lo giữ mình.

Bao la Trời rộng thinh thinh,

Hiền lương sẽ biết máy linh rõ tường.

Nếu ai chẳng biết lo lường,

Hại nhơn ích kỷ mang đường họa tai.

Bởi mình chẳng biết kể ai,

Cứ theo ngạo Phật khi Tiên chê Thần.

Mấy đứa ăn ở bất nhân,

Thời là lại có lưỡng Thần chép biên.

Dầu cho thác xuống Huỳnh Tiền,

Diêm Vương vấn tội nào yên trong mình.

Khi sống kiêu ngạo Thiên Đình,

Thác xuồng âm phủ hành hình thâm oan.

Ở trên dương thế nghinh ngang,

Thác xuống Âm Phủ có an bao giờ.

Thương thời nói hết thiên cơ,

Có nghe thì khỏi làm ngơ tự lòng.

Thấy trong thiên hạ long đong,

Kinh nầy một bổn hết lòng giáo khuyên.

Sai trong sĩ tử rao truyền,

Rải trong thiên hạ dưới miền trần gian.

Ai thấy mà chẳng rao truyền,

Ắt là mang họa lụy liên cả nhà.

Chép coi rồi lại truyền ra,

Khỏi tai khỏi nạn một nhà bình an.

Chép đặng một cuốn vẻ vang,

Tề gia lớn nhỏ bình an thay là.

Nếu ai thấy chẳng truyền rao,

Mắc phải Ôn Dịch đừng gào trách than.

Nam Mô Quan Thế Âm Bố Tát Ma Ha Tát.

(Niệm ba lần)

Thanked by 1 Member:

#12 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 22:35

Sấm Giảng Người Đời – Phần thứ mười

Trước đèn xem truyện Tây Minh,

Thấy đời trần hạ vô tình lắm thay.

Ngọc Hoàng cầm sổ nơi tay,

Quyết mà giũ bỏ đời nay hỗn hào.

Nam Tào kinh khủng khấu đầu,

Xin thương trần thế Đạo mầu truyền ban.

Ngọc Hoàng nghe nói rất mừng,

Sai người giá võ qua miền Lôi Âm.

Kế đó Phật Tổ giá lâm,

Tâu cùng Ngọc Đế thấp cao tỏ tường.

Minh Vương có tới Phật Đường,

Giáo khuyên dưới thế Trung Ương tu trì.

Lại cậy Di Lặc bôn phi,

Qua xin Thượng Đế cứu thì Trung Ương.

Di Lặc qua tới Thiên đường,

Thiên Đình dạy rước ngọc đường hỏi qua.

Chẳng hay bái yết Trào Ca,

Vân du Ta bà hay có chi đây?

Di Lặc Phật mới tâu bày,

Lôi Âm Phật Tổ dạy rày qua đây.

Ngọc Hoàng mới tỏ lời nầy,

Chẳng hay Phật dạy qua rày làm chi.

Di Lặc mới tấu một khi,

Minh Vương cầu Phật cứu rày Trung Ương.

Cúi xin Thượng Đế xót thương,

Xin đừng giũ sổ cõi trần Trung Ương.

Minh Vương như đứt đoạn trường,

Qua tới Phật Đường cầu cứu thế gian.

Thiên Đình nghe nói khó toan,

Sổ dân trung giới đã toàn Bắc Quân.

Biểu lo giũ bỏ trần gian,

Chẳng biết có còn hay giũ sổ đi!

Nghe qua Di Lặc sầu bi,

Thương thay hạ giới xiết chi ưu sầu.

Thiên đình tỏ trước ngọc lầu,

Từ bi Phật hãy qua rày Bắc môn.

Đặng hỏi Bắc Đẩu Tinh Quân,

Sổ dân trung giới có còn hay không?

Phật vâng giá võ đằng vân,

Bắc phương nhâm quí thiên môn bước vào.

Bắc Đẩu vội vã thỉnh vào,

Bạch qua với Phật tới âu chuyện gì?

Di Lặc mới nói một khi,

Có lịnh Thiên Trước ngày rày Lôi Âm.

Sai tôi Di Lặc đằng vân,

Qua xem sổ bộ cõi trần Trung Ương.

Chẳng qua sổ nọ tại đường,

Hay là đã giũ thời phân tôi tường?

Bắc Đẩu bạch lại tỏ tường,

Cám thương trần thế nên tôi chưa đành.

Nên xin Thượng Đế từ bi,

Thứ dung cho kẻ ngu si dưới trần.

Thiên Đình nghe tấu có nhân,

Phần thì có Phật Tây đường cũng xin.

Bắc Đẩu bạch hết chơn tình,

Lời cùng Di Lặc đinh ninh lời nầy.

Xin Phật trở lại Lôi Âm,

Nói cho Minh Đế phải răn cõi trần.

Trung Ương không kể Thánh Thần,

Lại thêm rủa chưởi nhiều lần bất nhơn.

Lưỡng Thần Tư Mạng lên chầu,

Tội dưới dương thế người tâu muôn phần.

Lại thêm tam vị Thi Thần,

Canh thân nhựt lệ nạp cung một lần.

Tội dữ thiệt đã vô ngần,

Xem trong kinh sổ có phần thứ tha.

Rỗi tấu nhờ có Thích Ca,

Vì lòng Minh Đế mà tha dương trần.

Kể từ mậu ngũ tấn binh,

Nếu còn thói dữ thác thì đừng than.

Nếu ai ăn ở nghinh ngang,

Kêu chi có nấy đừng than đừng phiền.

Kêu phước có phước tới liền,

Kêu họa họa đến liền liền đâu sai.

Ác nhơn tai họa tại gia,

Làm lành mà đức Phật mà dựa theo.

Nghinh ngang như cột xa kèo,

Làm lành hộ có Phật Tiên Thánh Thần.

Bấy lâu Phật ở nước Tần,

Bây giờ Phật lại trở lần về Nam.

Chẳng cần chùa miễu đình am,

Thảo lư nhơn đức có hàng Quan Âm.

Chùa am rực rỡ chớ lầm,

Là nơi danh lợi giựt thầm thế gian.

Phật Trời Tiên Thánh nào ham,

Làm cho hao tốn của dân dương trần.

Phật Trời thương kẻ đức nhân,

Phật Trời đâu muốn bạc tiền của dân.

Thánh Thần thương kẻ hiếu ân,

Thương người nhơn đức nào cần vịt heo.

Thánh xưa cấm chẳng sát sanh,

Thánh thần nào biểu sát sanh bao giờ?

Tại trong thiên hạ ước mơ,

Kêu rủa Ôn Dịch, Dịch Ôn ráp vào.

Hồi xưa quỉ ma Đường Trào,

Bây giờ ma quỉ Đường Trào khiến sai.

Biểu xuống trung giới hành hài,

Răn kẻ bạc ác ước mơ sắc tài.

Ỷ quyền chẳng có kể ai,

Đánh chưởi chẳng kể chê bai luân thường.

Ngọc Hoàng xem thấy thảm thương,

Sai hàng Công Nữ xuống nơi dương trần.

Người thời giả kẻ bần nhân,

Người thời điều đỏ má hồng tốt xinh.

Thiện nam xem thấy động tình,

Tham bề trăng gió bỏ mình vong thân.

Tín nữ ác đức bất nhân,

Ỷ mình lanh lợi bán buôn lãnh phần.

Bất kỳ già trẻ không cần,

Ỷ khôn chưởi rủa mắng thôi muôn ngàn.

Nói mình là chị bạn hàng,

Lẽ nào mà lại thua đàng nhà quê.

Công Nương giả kẻ dại khờ,

Mua tôm mua cá mua rày trầu cau.

Mua gấm mua nhiểu sắc màu,

Của mười trả một thử rày làm sao.

Người hiền đâu biết giá nào,

Phải thời mua bán không thời làm thinh.

Đứa hung nó chẳng vị tình,

Ỷ khôn hỗn ẩu nói mình rằng lanh.

Công Nương đâu có tương tranh,

Mới lỗi một lần không chấp mà chi.

Để coi nó biết vậy thì,

Bỏ tánh hỗn ẩu làm lành hay không.

Thường ngày đi khắp chợ đông,

Tới đâu coi cũng không ai làm lành.

Công Nương thấy vậy thêm phiền,

Muốn trừ hung dữ dưới miền chợ đông.

Phố xá đâu cũng điều lầm,

Bạn hàng nhiều đứa ăn nằm chẳng yên.

Lâm bịnh thiệt rất chẳng hiền,

An Nam lấy khách ỷ tiền vong thân.

Bạn hàng thiệt hỗn muôn phần,

Bán giành mua giựt thiệt loài cường phu.

Thấy vậy cải ác nó tu,

Huống chi quyền tước ngang tàn làm chi?

Nhơn sanh thiên số nan kỳ,

Không ai ở đặng ngoài Trời mà vô.

Chớ nên hung ác hồ đồ,

Lâm vào khó gỡ như cờ bị vây.

Thấy đời tôi lại sầu lây,

Đêm nằm nước mắt chảy ngang lưng tròng.

Cám thương thiên hạ long đong,

Phải chi bá tánh một lòng như tôi.

Như cây khô đã nứt chồi,

Tu nhơn tích đức Phật Trời mến thương.

Cõi trần ít kẻ hiền lương,

Cho nên lộn lạo âm dương vậy mà.

Có tu Phật độ an hòa,

Lung lăng ma quỉ khảo tra liền liền.

Làm cho tốn của hao tiền,

Tàn gia bại sản nào yên thân mình.

Khiến cho thiên hạ bất bình,

Anh em lộn xộn sanh linh nào hòa.

Tốn heo tốn vịt tốn gà,

Hết của trong nhà thiếu nợ người ta.

Nói thời thiên hạ ghét ta,

Vì tình đồ đệ trao ra một bài.

Cám thương trần hạ gái trai,

Ra bài giáo thiện khỏi tai nạn sầu.

Bây giờ còn giấu chi đây,

Từ đây riết tới không lâu mà chờ.

Bính Dần nhiều chỗ bơ vơ,

Qua năm Đinh Mão như tơ rối cuồn.

Năm Mẹo tháng Mẹo chưa buồn,

Năm Mẹo tháng Hợi lụy tuôn dầm dề.

Vậy mà chưa thấy ủ ê,

Trung Ương Rồng lộn ê hề thây thi.

Mèo kêu riết tới ai bì,

Tới Gà về ổ dân thì bình an.

Thương thay đồ đệ ngùi ngùi,

Mang lời thế sự không nguôi tấm lòng.

Gạn cho hết đục tới trong,

Thương thay đồ đệ hết lòng chẳng buông.

Lựa đồng mà đúc lấy chuông,

Lựa người hiền đức mà thương lâu dài.

Huệ Lưu ký tả một bài,

Viễn bang châu quận hậu lai phán tường.

Vắn vài lời nói thảm thương,

Muốn thời hãy đọc không thời đừng nghe.

Giảng kinh không phải thơ vè,

Nên ngồi đặt đặng không nghe lại cười.

Giảng kinh có tiếng không người,

Chứng có chín mười không phải mình tôi.

Huệ Lưu bút ký tả rồi,

Đặng cho thiên hạ dấu roi để đời.

Nam Mô Tam Giáo Công đồng chứng minh độ người dương thế.

Thanked by 1 Member:

#13 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/08/2011 - 22:51

Sấm Giảng Người Đời – Phần cuối

Tam Ngươn nay sắp hết rồi,

Phật Trời hội nghị lập đời Thượng Ngươn.

Truyền rao khắp hết thế gian,

Thành tâm tu niệm khỏi cơn hiểm nghèo.

Hạ Ngươn nay thể như bèo,

Nay còn mai mất hiểm nghèo thon von.

Lớp thì tật bịnh gầy mòn.

Lớp thì bão lụt nhơn dân khốn nàn.

Lớp đau lớp chết nhộn nhàng,

Lớp thì ban trái bốn mùa nào an.

Lớp thời sưu thuế đa đoan,

Lớp kia lớp nọ khổ nàn biết bao.

Lớp thời tà quỉ lao xao,

Xui mưu làm loạn hại dân muôn ngàn.

Giả hình giả dạng nào tàng,

Ai ham huê nguyệt thì mang lấy sầu.

Hỗn hào chẳng có khỏi đâu,

Trời đà mở cửa thả bầu yêu tinh.

Thấy đời trần hạ bất bình,

Chưởi rủa chẳng kể Thần linh chút nào.

Chưởi cha mắng mẹ bào hao,

Khi chê Trời Phật hùng hào lắm thay.

Tượng hình tượng cốt bằng cây,

Đặt tên kiêu ngạo khổ thay bớ trần.

Phật Trời đâu mắc tội trần,

Cho nên cõi thế hành thân làm vầy.

Ngọc Hoàng trên chín từng mây,

Phật Trời ngự chốn phương Tây Lôi đài.

Thánh Thần có thiếu nợ ai,

Cho nên trần hạ réo kêu hoài hoài.

Đại Càng nào phải tay sai,

Cho nên trần hạ réo mà Dịch Ôn.

Ngũ Hành sơn động Chúa Ôn,

Cũng không chọc ghẹo dưới miền trần gian.

Thất Nương bảy phẩm rõ ràng,

Dầu cho cửu phẩm thời là cửu cung.

Cũng không thiếu nợ dưới trần,

Cho nên kêu réo chuyển vang non Bồng.

Quan Công, Châu Tướng hai ông,

Nợ trần trả hết réo kêu làm gì?

Hưng Bình Tài Lý bốn người,

Tham gian của thế vậy mà món chi?

Cho nên dương thế réo kêu,

Long Vương Ngũ Vị cướp chi của trần?

Cho nên kêu réo vang rân,

Thủy Long Hà Bá không giành ruộng trâu.

Trần gian kêu réo nhức đầu,

Linh Thần Thổ Võ phá nào nhà ai?

Cho nên kêu réo hoài hoài,

Năm non bảy núi cũng không thua bài.

Cho nên trần hạ kêu hoài,

Réo kêu thì mắc họa tai liền liền.

Tôi đây vốn thiệt là Điên,

Phật Trời cho dạy dưới miền trần gian.

Đêm nằm giấc ngủ nào an,

Thương trong lê thứ mắc đàng yêu ma.

Phải chi thiên hạ như ta,

Thành tâm niệm Phật Di Đà Thích Ca.

Tôi khùng nói chuyện Di Đà,

Người khôn thì réo các ông các bà.

Chưởi rủa réo hết gần xa,

Ông kia bà nọ đủ mà ba cung.

Phật Trời Thần Thánh đâu dung,

Mấy đứa hung ác còn dung nỗi gì.

Người nào niệm Phật từ bi,

Thần lành theo giữ sợ gì mang tai.

Lung lăng hung ác ỷ tài,

Thời có Thần giữ theo hoài hai bên.

Khuyên trong thiên hạ gần xa,

Phải suy phải xét trẻ già chớ ương.

Tôi đã biết hết tỏ tường,

Tôi phước hai lẻ không phương nào lầm.

Tu hành thì đặng thiện tâm,

Ác nhơn lại mắc cõi Âm luân hồi.

Tu hành sau sẽ sang giàu,

Tiền căn nhơn quả diệu mầu không ngơ.

Thứ nhứt lấy vợ người ta,

Thứ nhì ác đức sinh ra thú cầm.

Thứ ba trâu chó làm ăn,

Thứ tư có chữa phá thai vậy mà.

Sanh rồi thác xuống Diêm La,

Sa vào Hắc Ám khảo tra khổ hình.

Thứ năm chẳng kể Diêm Đình,

Thứ sáu khi dễ Phật Thần Thánh Tiên.

Thứ bảy chê trong Cửu Huyền,

Thứ tám hiếp đáp người hiền mồ côi.

Cho nên mắc đọa luân hồi,

Cùng căn mạt kiếp mạt đời chung thân.

Thứ chín chưởi gió mắng giông,

Đánh đày chưởi tớ đắng cay muôn phần.

Tuy là nó ở tớ đầy,

Thiên sanh nhân số phải xoay luân hồi.

Ai ai cũng số ở Trời,

Tiền căn báo hậu vậy thời bớ dân.

Lung lăng thời khó muôn phần,

Nói cho bá tánh dưới trần luận suy.

Thứ mười đừng có khinh khi,

Khó nghèo tàn tật với người cùi đui.

Thấy ai đói khó cút côi,

Sang giàu hiếp đáp vô hồi chẳng thương.

Đừng khoe lớn cột cao rường,

Bạc muôn lúa vựa chẳng thương dân nghèo.

Ngồi trên đỉnh núi cheo leo,

Thấy trong thiên hạ như bèo trôi sông.

Sum vầy một hội rất đông,

Cuồng phong thổi tới gẫm trông còn gì.

Mèo kêu nghe tiếng ai bi,

Quâm thần phụ tử xiết chi ưu phiền.

Rồng bay xao xuyến nào yên,

Rắn bò giáp giới đảo điên dương trần.

Chừng nào có ngựa có lân,

Có qui có phụng có quân có thần.

Năm năm sáu tháng long đong,

Nhân dân thiên hạ mắc vòng gian nan.

Kẻ thời mất vợ khóc than,

Người thời chồng chết réo vang om sòm.

Con nít kêu mẹ réo cha,

Ông bà khóc cháu thiệt là thiết tha.

Ông bà tuổi tác đã già,

Cháu con thơ ấu sớm thời Diêm La.

Thiếu niên bạc ác vậy mà,

Cho nên dẫn xuống Diêm La hành hình.

Dương trần chẳng kể Thiên đình,

Lưỡng Thần Tư Mạng tấu trình Thượng Thiên.

Ngọc Hoàng sai các Thần Tiên,

Ứng cơ răn dạy khắp miền trần gian.

Xin người dương thế đừng ngang,

Dương trần ai cũng ở trong lưới Trời.

Rán mà tu niệm ở đời,

Trên thiên dưới địa bốn bên chư Thần.

Tu cầu chư Thánh hộ cùng,

Nghinh ngang chẳng kể Phật Trời đâu dung.

Xem đời thấy việc rất hung,

Bốn phương tám hướng chín từng nổ ra.

Mười phương ngạ quỉ yêu ma,

Áp vào giết hại người ta dương trần.

Trống chiên hò hét vang rân,

Hết tiền hết của hết thân của trần.

Như ai sớm biết ân cần,

Tu thân tích đức mười phần thảnh thơi.

Tôi nay vưng lịnh Phật Trời,

Rao cho thiên hạ dưới đời đặng hay.

Cuộc đời các việc tỏ bày,

Dữ lành đâu có nào sai đâu là.

Tự lòng gái trai trẻ già,

Tu hành tai nạn lánh xa nào gần.

Hiếu Cha trung Chúa sự thân,

Bất trung bất hiếu thì thân chẳng toàn.

Trai tham dâm dục nào an,

Gái không tiết hạnh lăng loàn tả tơi.

Ở cho vẹn vẽ vậy thời,

Trai trung giữ hiếu gái gìn tiết trinh.

Không tu cũng thấu Thiên Đình,

Tu mà lang dạ Phật Trời đâu dung.

Thánh Thần ghét kẻ bất trung,

Ghét đứa thất tiết ghét loài thất phu.

Ghét đứa nói thế rằng tu,

Ghét lũ làm biếng cạo đầu ẩn thân.

Dối gian quyên tởi của người,

Đem về ăn uống vui cười nghinh ngang.

Nó nói lên cốt Ngọc Hoàng,

Cốt ông Phật Tổ cốt bà Quan Âm.

Cốt ông Hộ Pháp Di Đà,

Cốt ông Di Lặc cốt bà Tây Vương.

Chuẩn Đề Địa Tạng Thập Vương,

Huê Quang Yết Đế Thiên Vương bốn vì.

Lên cốt Phục Hi Thần Nông,

Mười tám La Hán lại ông Văn Thù.

Già Lam Quan Đế Thánh Quân,

Với hàng Phật tử vậy mà biết bao.

Lên cốt Bát Tiên Ngũ Hành,

Lên cốt Bảy bà Cửu Phẩm Thất Nương

Tôi thấy chi xiết não nồng,

Phật Trời Tiên Thánh thiếu trần bao nhiêu?

Cho nên dối thế hành hình,

Cây sào gốc mít kéo vào đặt tên.

Phật Trời hữu ảnh vô hình,

Thánh Thần cũng vậy mới là oai linh.

Trời sanh khắp cả thế gian,

Sanh nhơn sanh vật sanh loài cỏ cây.

Hoá sanh khắp hết Đông Tây,

Núi non sông biển chỗ nầy chỗ kia.

Lại sanh Tam Giáo Tam Ngươn,

Lại sanh ba cõi rõ ràng nào sai.

Nhứt là cõi thượng Thiên Thai,

Nhì là trung giới cõi trần dương gian.

Ba là hạ giới Diêm Quan,

Thập Vương Ngũ Vị quản hàng âm nhơn.

Diêm Vương có kiến Nguyệt Đài,

Người phàm mắt thịt tối tăm nào tường.

Sao dám dối thế ngạo đời,

Lên cốt Phật Trời tội đáng hay chưa?

Cạo đầu dối thế nào vừa,

Vào ở nhà chùa gạt chúng nuôi thân.

Hơi nào mà nói chuyện trần,

Cúi đầu lạy Phật lạy Thần lạy Tiên.

Lạy trong Thất Tổ Cửu Huyền,

Lạy lên cõi thượng lạy miền Tiên cung.

Lạy cõi Thập Điện Long Vương,

Cầu cho cha mẹ Cửu Huyền Tổ Tông.

Cầu cho Thánh Chúa Cửu trùng,

Cầu cho trai gái rùng rùng tu thân.

Cầu cho bá tánh còn đông,

Cầu trai trung hiếu hết lòng thiện lương.

Cầu cho gái giữ tiết trinh,

Cầu trên thiên hạ bốn phương thiện từ.

Khuyên trong lục quốc gia nhu,

Vạn dân bá tánh rán tu mà nhờ.

Đời nầy như cá chạy lờ,

Trên Trời dười đất bốn phương luân hồi.

Tu cầu Trời Phật Thánh Thần,

Mở ra trống trải vô hồi thảnh thơi.

Dương gian ai chống nỗi Trời,

Cho nên hung dữ nhiều lời khi chê.

Luân hồi xem thấy nào ghê,

Làm trâu làm chó nhiều bề thiết tha.

Làm tôi làm mọi vậy mà,

Sanh ra trâu ngựa tội ta đền bồi.

Tôi thấy thật rất thương ôi,

Hội đồng tra án thấy thôi hãi hùng.

Ác nhơn xử án huyết bồn,

Chẳng ngay chẳng thảo đâm xây nấu dầu.

Sát nhơn chặt khúc phân thây,

Gian dâm hãm hiếp xử ngay lăng trì.

Bội phu gái chẳng kể chồng,

A Tỳ Hắc Ám còn trông nỗi gì.

Chửa oan mà giết hài nhi,

Xử tội vậy thì bại sản tán gia.

Làm con cãi mẹ cãi cha,

Bội Sư phản Chúa nghịch mà đệ huynh.

Kiếm đao đâm xẻ nát mình,

Khi dể Thiên Đình mắc tội lội ao

Chê trong tinh tú Ngũ hành,

Mắc hàng Ngũ Vị ai xin đặng nào.

Tôi đã nguyện giữa Phật Trời,

Cứu kẻ tu niệm cứu người hiền lương.

Nói cho trái gái đặng tường,

Tội hành ghê gớm mọi đường nhờm ghê.

Thôi chớ có nói dông dài,

Phật Trời chẳng vị những người tà gian.

Nam Mô Tam Giáo bão toàn,

Tam Ngươn tam Phẩm tam Quan Thánh Thần.

Độ người trung giới đức nhân,

Cúi đầu bái tạ Phật Thần lui chân.

Tạ từ Thánh Tử Tôn Sư,

Tôi xin trở lại thảo lư diễn hành.

Thầy ngồi trên đảnh mây xanh,

Tôi xin đạp sỏi dày sành giáo dân.

Cúi xin bá tánh đồng tâm,

Cầu cho bá tánh dưới trần hiền lương.

Cầu cho bá tánh bốn phương,

Vô tai tịnh sự an khương thái bình.

Tôi đâu có nệ nhọc nhằn,

Cầu cho ai nấy giữ gìn lời răn.

Thân tôi tuyệt tự nhứt thân,

Vô hậu kế đại có bằng ai đâu.

Huệ Lưu xét hết cạn sâu,

Mực mài bút ký quận châu chớ phiền.

Đọc coi đâu có tốn tiền,

Cổ tích lưu truyền chẳng phải chuyện Kim.

Bấy lâu trong cảnh giáng niên,

Bây giờ tới hội lưu truyền gần xa.

Huệ Lưu lục tự trao ra,

Cầu cho thiên hạ trẻ già tu thân.

Nam Mô Tam Giáo chứng minh độ người thiện nghiệp.


Sư Vãi Bán Khoai


Sấm Giảng Người Đời – Ấn hành 1988



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |