Jump to content

Advertisements




Nhìn lại vài nguyên tắc cơ bản khi coi số


41 replies to this topic

#16 tichlichhoa

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 71 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 19:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 01:01, said:

Không hợp lý. Trong giải đoán tử vi, những phân tích như vậy không có giá trị. Chỉ là theo cách: "bới bèo ra bọ" thì viện ra cái lý đó.
Cái sai âm dương thuận lý trên là sai do: Người dương - duowng nam âm nữ chứ không phải là dương nam dương nữ, Người âm là âm nam dương nữ, chứ không phải là âm nam âm nữ.
Theo tôi thì VuiVui nói cũng ko hẳn sai. Từ trước đến giờ tôi ko hay để ý đến AD thuận lý lắm nhưng nếu coi nó là quan trọng trong luận giải thì cần xét thêm cả quan điểm của Vuivui.

#17 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 20:30

Chào quý vị quan tâm.
Theo lý âm dương. Gọi là thuận lý hay nghịch lý âm dương là như thế này.
nam nữ phân âm dương ! nam là dương, nữ là âm. Đó là Thuận. Nay nam lại có âm chen vào, gọi là âm nam, chỉ bởi vì sinh năm âm, nên mới ra thế. Nó khác với dương nam. Nên người ta bảo không thuần dương. Đó là nghịch. nữ vố phải âm mới thuận, thì nay do sinh năm dương, gọi là dương nữ. Không thuần âm, nên đó cũng là nghịch.
Nhưng năm sinh có năm dương, có năm âm. có cả nam lẫn nữ. Nên năm dương mà là nam tất đó là thuận. nhưng mà là nữ thì không thuận nữa, đó phải là nghịch. Cũng vậy, âm nữ ở năm âm là thuận, nhưng mà âm nam đương nhiên phải là nghịch. Nên nói, thuận nghịch là cái lẽ thuận với âm, dương và nghịch là cái lẽ nghịch với dương, âm.
Vì thế năm dương nam nhân đương nhiên mệnh an vào cung dương là thuận lý, và năm âm nữ nhân mệnh an vào cung âm cũng thuận lý. Vấn đề còn lại là hai người âm nam và dương nữ thì thế nào ? Lẽ đương nhiên, họ vốn đã nghịch âm dương rồi, nên dù có đặt vào cung dương hay cung âm thì cũng vậy ! Chỉ là nếu âm nam mà mệnh vào cung âm thì có 2 âm 1 dương. mệnh an cung dương thì 2 dương 1 âm. Người nữ cũng vậy. Đều là nghịch lý âm dương cả. có chăng thì chỉ có phân biệt dương âm nhiều hay ít mà thôi. Bởi vậy VDTTL trang 75 mới có viết rất rõ.
2-Dương cư dương vị: Năm sinh thuộc dương, cung mệnh cũng thuộc dương -- hay âm cư âm vị: năm sinh thuộc âm, cung an mệnh cũng thuộc âm, như vậy là thuận lý, độ số gia tăng.
Dương cư âm vị: năm sinh thuộc dương, cung mệnh thuộc âm -- hay âm cư dương vị: năm sinh thuộc âm, cung an mệnh thuộc dương như vậy là nghjch lý, độ số giảm thiểu.
Cho thấy VDTTL hoàn toàn không đặt vấn đề âm nam dương nữ, bởi tự nó đã là nghịch lý rồi, dù rơi vào cung nào âm hay dương thì cũng vẫn nghịch lý mà thôi. Nói làm gì nữa. Chỉ có dương nam âm nữ mới cần phải chỉ rõ thuận hay nghịch lý âm dương.
Như thế, VDTTL đâu có sai. Đó là do Ta đọc sách không chuẩn, cứ tự thêm mắm muối, rồi hiểu sai đi mà không biết. Vậy thôi.

Thanked by 4 Members:

#18 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/05/2011 - 20:40

Vấn đề giới tính trong tử vi:
Khi lưu đại vận: Dương Nam Âm Nữ đi thuận còn lại thì đi nghịch.
TVĐSTT không giải thích gì thêm, coi như là một mặc định. Theo bác vuivui có thể chứng minh điều này không ?
Vì sao giới tính lại quyết định chiều của đại vận ?
Vì sao vòng Bác sỹ an theo can phải kể đến giới tính mà Thái Tuế lưu theo địa chi thì không cần ?
Như mọi câu hỏi khác, bác vuivui có thể bỏ qua không trả lời và mọi người đều có thể trả lời. Diễn đàn mà bác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#19 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/05/2011 - 20:45

Vấn đề ngôn từ có quan trọng gì đâu các bác. Gọi nam là dương, nữ là âm cũng được. Nếu lấy sách của VĐTTL làm chuẩn thì nhận xét chính xác phải là "sai sách của TTL" chứ không phải "sai". Chủ yếu tác giả diễn ý và dùng thế nào. Ngôn từ chỉ cần giải thích rõ ràng, không để hiểu lầm là ổn thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#20 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 21:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/05/2011 - 20:45, said:

Vấn đề ngôn từ có quan trọng gì đâu các bác. Gọi nam là dương, nữ là âm cũng được. Nếu lấy sách của VĐTTL làm chuẩn thì nhận xét chính xác phải là "sai sách của TTL" chứ không phải "sai". Chủ yếu tác giả diễn ý và dùng thế nào. Ngôn từ chỉ cần giải thích rõ ràng, không để hiểu lầm là ổn thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Tôi lại hiểu khác,

Cuối giờ Hợi đầu giờ Tý thì nói Dương là từ giờ Tý tới giờ Tị,

Cuối giờ Tị đầu giờ Ngọ thì nói Âm là từ giờ Ngọ tới giờ Hợi,

Đều không nói giới tính, mà chỉ nói Dương và Âm vậy.

Thanked by 4 Members:

#21 TruMeTin

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 29 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 21:30

Thân chào các bạn,
Cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến. Bạn uofons đã trích đăng toàn bộ ý kiến của TTL:
"Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh và cung an MỆNH" và cho ví dụ, với quan niệm : sinh năm Dương, an MỆNH tại cung Dương thì thuận lý. nếu sinh năm Dương mà an MỆNH tại cung Âm, thì nghịch lý, chứ hoàn toàn không đề cập đến "người Dương hay người Âm".

"Sách cũng phân ÂM DƯƠNG cho nam và nữ (theo Can, hoặc Chi) rằng : Nam, nữ có thể là âm nam, dương nam hoặc âm nữ, dương nữ"

Sách này tôi đọc đã lâu, không còn tại liệu tham khảo, nên không sử dụng đúng nguyên văn của sách, nhưng ý chính về thuận lý và nghịch lý thì không đổi, nghĩa là người sinh năm Dương (Dương Nam, Dương Nữ) , Mệnh an tại cung Dương thì thuận lý..., điểm khác biệt là tôi đã gọi tắt người sinh năm Dương là người Dương. Để hoàn chỉnh, đề nghị các bạn sửa lại người Dương là người sinh năm Dương. Mong các bạn tiếp tục tham gia ý kiến, xem xét xem thuận lý có tốt hơn nghịch lý không, và độ số gia tăng là như thế nào chẳng hạn. Mong các bạn và anh VDTT tham gia để cho các bạn trên diễn đàn mở mang kiến thức, vì anh có nhiều tài liệu của xứ Đài, không biết các tác giả Đài Loan có quan điểm như thế nào về các vấn đề tôi nêu
Thân chào
TMT



Thanked by 1 Member:

#22 TruMeTin

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 29 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 21:35

Thân chào các bạn,
Bạn uofons có tài liệu của VDTTL, mong bạn đăng bản đối chiếu cung Mệnh và các vị trí sinh địa, vượng địa, bại địa, tuyệt địa, tôi còn nhớ là bảng này có chút khác biệt với cách tôi tìm vị trí bằng cách an vòng tràng sinh theo ngũ hành bản mệnh
Thân chào
TMT

Thanked by 1 Member:

#23 PhongMinhQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 21:51

Các vấn đề khoa học đều sử dụng toán học để giải thích, nếu chúng ta không dùng toán học để mô hình hóa các bài toán tử vi thì mãi mãi vẫn chỉ là huyền học mà thôi, ông này nói ông kia nói chả ai phản bác được gì vì làm gì có tiêu chuẩn đâu mà so sánh, làm gì có chân lý mà biết ai sai ai đúng. Tôi thấy các bài viết trên diễn đàn đa phần là chủ quan, tôi thích thì tôi cho là đúng tôi không thích thì tôi cho là sai chả ai làm gì được nên mọi cãi nhau trên diễn đàn tôi thấy rất vô bổ.

Cần phải xây dựng lại lý thuyết hoàn chỉnh như ông VDTT là hướng đi đúng đắn chúng ta cần phải làm theo thì mới hi vọng làm sáng tỏ môn học này.

#24 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 03/05/2011 - 00:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TruMeTin, on 02/05/2011 - 13:07, said:

...Tôi nói ví dụ, anh VDTT đã gần xuất bản cuốn sách thứ hai, trong đó anh có nói Thiên Quan an theo lối cũ thì đúng, như tuổi Kỷ an tại Dậu và anh đã giải thích trong cuốn sách này. Nội điểm này cũng khiến tôi tò mò muốn biết quan điểm của anh lập luận như thế nào, vì theo kinh nghiệm tôi biết chắc là cách an Thiên Quan theo tuổi Kỷ phải ở Dậu, chứ không thể ở Tuất. Vì có người muốn chỉnh lại cách an Thiên Quan nên mới đưa ra lập luận, và cũng vì thế mới có người bảo vệ cách an Thiên Quan theo kiểu cũ bằng một luận điểm khác. Từ đó ta mới có dịp hiểu sâu về cách an sao Thiên Quan. Cả hai người đều có công khiến chúng ta càng hiểu về cách an sao Thiên Quan.

Nhân anh TMT nhắc đến cách an Thiên Quan, tôi có lời muốn trình bày về thái độ thận trọng phải có của người nghiên cứu.

Lấy thí dụ: Giả như ta là sinh viên vật lý xuất sắc, đọc lại một bài văn cũ của Einstein về vật lý lượng tử (quantum physics) ta cảm thấy Einstein hoàn toàn sai vì trái lại những gì thầy ta dạy trong trường. Trước khi vội vàng viết một bài "sửa sai" Einstein rồi đăng lên mạng, ta nên biết rằng Einstein đã là một trong những nhà tiền phong, thậm chí có thể gọi là một trong những sáng lập viên, của vật lý lượng tử; và chính nhờ khám phá về vật lý lượng tử (thuyết quang tử photon) mà ông được giải Nobel. Dĩ nhiên thiên tài vẫn có thể sai lầm, nhưng xác xuất để Einstein phạm cái lỗi cơ bản trong vật lý lượng tử mà ta -dù xuất sắc vẫn chỉ là một người đi học, chưa phải là người sáng tạo- đọc thoáng qua đã nhìn thấy thì cao hay thấp? Xin thưa, thấp lắm...

Trở lại cách an Thiên Quan. Cách an của Thiên Quan theo ngũ hành (khác với Tử Vi) đã có từ rất lâu, chắc chắn trước khi khoa Tử Vi ra đời, và nguyên lý rất giản dị. Đó là chưa kể ngay trong tên sao ta đã thấy chữ "Quan" chính là cái lý ngũ hành nằm sau sao này, như muốn nhắc nhở ta nó ứng với vị trí "Quan". Trường hợp một cao nhân thời trước của khoa Tử Vi vì không biết cách an giản dị này mà an Thiên Quan sai cho Tử Vi xác xuất cao hay thấp? Xin thưa thấp lắm.

Thứ nữa, ta biết chắc cách an Thiên Quan cho Tử Vi đã tồn tại tối thiểu 80 năm rồi. Trong 80 năm đó con số các chuyên gia ngũ hành (thí dụ Tử Bình) chuyển sang nghiên cứu Tử Vi chẳng phải là ít. Giả như cách an Thiên Quan của Tử Vi là sai mà các chuyên gia ngũ hành này không ai nhìn ra, riêng ta nhìn ra thì xác xuất cao hay thấp. Xin thưa là cực thấp.

Thỉnh thoảng trên mạng tôi lại thấy một vị nào đó, thường là một nhân tài hậu khởi, bảo là Tử Vi an sai sao này, sao nọ; trong đó có Thiên Quan. Hiển nhiên các vị này không tự hỏi xác xuất để người xưa an sai những sao đó, rồi chẳng ai biết để sửa, là thấp hay cao.

Suy nghĩ độc lập là một đòi hỏi của tiến bộ, nhưng suy nghĩ độc lập mà thiếu nghiên cứu cặn kẽ thì hết sức nguy hiểm. Không những nó dễ dẫn đến sai lầm, mà nó còn có thể cho ta cái hoang tưởng vĩ cuồng, khiến ta dễ trở thành một loại quái nhân chỉ biết tự mãn với cái biết (có thể hoàn toàn sai lầm của mình), không còn khả năng học hỏi để tiến bộ nữa.

Cho nên, trước khi nói người đi trước sai, thái độ của giới nghiên cứu khoa học phải là: CỰC KỲ THẬN TRỌNG!

Thanked by 4 Members:

#25 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 03/05/2011 - 17:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TruMeTin, on 30/04/2011 - 10:58, said:

Âm dương thuận lý là người dương (dương nam, dương nữ) thì mệnh đóng tại cung dương, người âm (âm nam, âm nữ) thì mệnh đóng tại cung âm. Nếu người dương mệnh đóng tại cung âm, người âm mệnh đóng tại cung dương thì gọi là nghịch lý. Theo sách vở, người ta nói thuận lý thì tốt, độ số gia tăng. Nghịch lý thì xấu độ số bị giảm

Mệnh cục tương sinh: người ta tính sinh khắc giữa hành bản mệnh và hành của cục và đưa ra nguyên tắc sinh hoặc đồng hành thì tốt, khắc thì xấu.

TMT

Tôi vẫn chưa hiểu được cái ý nghĩa của từ "độ số gia tăng", hay "độ số bị giảm" thì như thế nào, nó áp dụng vào trong việc luận giải như thế nào, hay chỉ đơn giản là "tốt hơn" hay "kém đi" một cách rất chung chung, và khó bám víu vào mà suy luận tiếp được. Nếu thế, tốt hơn thì sao, nó khắc phục được yếu điểm gì, kém đi thì sao, nó làm cho điều gì kém đi...?

Thân!

Sửa bởi Thất Sát triều đẩu: 03/05/2011 - 17:24


Thanked by 1 Member:

#26 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 03/05/2011 - 22:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TruMeTin, on 02/05/2011 - 21:30, said:

Thân chào các bạn,
Cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến. Bạn uofons đã trích đăng toàn bộ ý kiến của TTL:
"Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh và cung an MỆNH" và cho ví dụ, với quan niệm : sinh năm Dương, an MỆNH tại cung Dương thì thuận lý. nếu sinh năm Dương mà an MỆNH tại cung Âm, thì nghịch lý, chứ hoàn toàn không đề cập đến "người Dương hay người Âm".

"Sách cũng phân ÂM DƯƠNG cho nam và nữ (theo Can, hoặc Chi) rằng : Nam, nữ có thể là âm nam, dương nam hoặc âm nữ, dương nữ"

Sách này tôi đọc đã lâu, không còn tại liệu tham khảo, nên không sử dụng đúng nguyên văn của sách, nhưng ý chính về thuận lý và nghịch lý thì không đổi, nghĩa là người sinh năm Dương (Dương Nam, Dương Nữ) , Mệnh an tại cung Dương thì thuận lý..., điểm khác biệt là tôi đã gọi tắt người sinh năm Dương là người Dương. Để hoàn chỉnh, đề nghị các bạn sửa lại người Dương là người sinh năm Dương. Mong các bạn tiếp tục tham gia ý kiến, xem xét xem thuận lý có tốt hơn nghịch lý không, và độ số gia tăng là như thế nào chẳng hạn. Mong các bạn và anh VDTT tham gia để cho các bạn trên diễn đàn mở mang kiến thức, vì anh có nhiều tài liệu của xứ Đài, không biết các tác giả Đài Loan có quan điểm như thế nào về các vấn đề tôi nêu
Thân chào
TMT


Các sách Tử Vi Đài Cảng mà tôi đọc không thấy luận liên hệ giữa tính âm dương của năm sinh và cung an mệnh (như ô. VĐTTL). Chỉ thấy luận tính âm dương của năm sinh và cặp Tuần Triệt. Nói chung các sách cho là sinh năm Dương thì Tuần Triệt chỉ có tác dụng ở cung dương, sinh năm âm ngược lại.

Cần nhấn mạnh rằng số sách Đài Cảng có luận Tuần Triệt chỉ là thiểu số rất nhỏ mà thôi.
Nói chung Cảng vẫn dùng Tuần Triệt, nhưng không cho tác dụng mạnh bằng VN (thí dụ: Vương Đình Chi).
Đài thì đa số đã bỏ Tuần Triệt. Trong các tay tên tuổi thì Tử Vân không nhắc đến Tuần Triệt, Liễu Vô cư sĩ thì lên tiếng bỏ hẳn.
Một nhân tài kiệt xuất của "nhóm trí thức" Đài Loan là ông Tuệ Canh có dùng Tuần Triệt. Tiếc là ông chỉ viết một thời gian ngắn trong giai đoạn đầu của phong trào trăm hoa đua nở (nhưng nhờ sức sản xuất kinh hồn đã ra được trên 6 quyển sách) rồi ngừng hẳn, thành ra không biết ông suy nghĩ gì về chủ trương bỏ Tuần Triệt của bạn thân của ông (tức Liễu Vô cư sĩ).

Thanked by 1 Member:

#27 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 03/05/2011 - 22:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TruMeTin, on 02/05/2011 - 21:35, said:

Thân chào các bạn,
Bạn uofons có tài liệu của VDTTL, mong bạn đăng bản đối chiếu cung Mệnh và các vị trí sinh địa, vượng địa, bại địa, tuyệt địa, tôi còn nhớ là bảng này có chút khác biệt với cách tôi tìm vị trí bằng cách an vòng tràng sinh theo ngũ hành bản mệnh
Thân chào
TMT
Trang 75 VĐTTL: Đối chiếu bản mệnh với cung mệnh
Bản mệnh <>Sinh-Địa<>Vượng-Địa<>Bai-Địa<>Tuyệt-Địa
Kim <> Tỵ <> Dậu <> Ngọ <> Dần
Mộc <> Hợi <> Mão <> Tí <> Thân
Hỏa <> Dần <> Ngọ <> Mão <> Hợi
Thủy-Thổ <> Thân <> Tí <> Dậu <> Tị

Xin anh TMT cho biết chút khác biệt của anh là gì.

Thanked by 1 Member:

#28 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 03/05/2011 - 23:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/05/2011 - 20:40, said:

Vấn đề giới tính trong tử vi:
Khi lưu đại vận: Dương Nam Âm Nữ đi thuận còn lại thì đi nghịch.
TVĐSTT không giải thích gì thêm, coi như là một mặc định. Theo bác vuivui có thể chứng minh điều này không ?
Vì sao giới tính lại quyết định chiều của đại vận ?
Vì sao vòng Bác sỹ an theo can phải kể đến giới tính mà Thái Tuế lưu theo địa chi thì không cần ?
Như mọi câu hỏi khác, bác vuivui có thể bỏ qua không trả lời và mọi người đều có thể trả lời. Diễn đàn mà bác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



To^i hiêu? nhu* va^`y :

Khi no'i ve^` âm dương bie^'n ho'a của Trời Đất thì không có yếu tố Nhân (Nam /Nữ) . Khi nói về Âm Dương biến hóa của con người thì cần phối thêm yếu tố Nhân vào mới đầy đủ vì con ngư*o*`i sống chịu khí của Âm Dương Trơ*`i Đất và âm Dương của con ngưo8*`i có cơ cấu riêng của nó . Ví dụ như theo Tố Vấn thì ngươ`i Nam gốc biê'n hóa theo số 8 (Khôn của Tiên Thiên) và nữ theo số 7 (Cấn của Tiên Thiên). Khi thành hình qua Hậu Thiên Lạc Thư thì Khôn/Cấn ứng với trục Dần Thân mà từ Dần đê"n Thân là Dương, từ Thân đến Dần là Âm , cái khí của Âm Dương Trời Đất vận chuyê?n theo hai chiều thuân nghịch khởi ở Dần Thân giống như Âm độn và Dương độn của Kỳ Môn cũng giống như từ tru8o8`ng quả đất 6 tháng đầu thì đi từ Bắc xuống Nam và 6 tháng sau thì đi từ Nam xuống Bắc ứng với Bắc đẩu tinh và Nam đẩu tinh trong Tử Vi .

Về BIẾN VÀ HÓA của Tố Vấn :thì Âm / Dương cực thì biến, Âm / Dương Hóa thì sanh . Âm Dương của Trời Đất trong 1 ngày có 4 biến hóa theo giờ . Trong năm có 4 biến hóa theo 4 mùa . Trong tháng thì không thấy đê` cập nhưng quan sát tự nhiên ta có thê? xem có hai biến hóa rõ nét là vào ngày rằm 15 và ngày 30 không trăng . Trong 10 năm cũng không có biến hóa rõ nét cho tứ tượng mà chỉ có tính cách chu kỳ của 10 năm một tiêu? biến và 30 năm 1 đại biến .

Sửa bởi daicoviet: 03/05/2011 - 23:32


#29 Attack

    Hội viên

  • Banned
  • Pip
  • 132 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 04/05/2011 - 01:25

Xấu tốt thế nào nhỉ? Ví dụ, Mệnh có Vũ Khúc - Thiên Tướng đều đắc địa mà người mệnh mộc thì tốt xấu thế nào? VK = Kim, TT = Thủy. Có người bảo VK khác mệnh mộc nên không ăn mà "nhai" vào TT thôi vì nó là thủy. Tôi cho rằng sai, vì VK không lẽ đứng đó chơi?

#30 TruMeTin

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 29 thanks

Gửi vào 04/05/2011 - 13:40

Cám ơn anh VDTT đã đăng bảng đối chiếu bản Mệnh với cung Mệnh. Như vậy thì bảng này cũng có cùng một kết quả như cách tôi sử dụng vòng Tràng Sinh Mệnh để tìm các vị trí sinh, vượng, bại, tuyệt địa, trong khi tôi nhớ lầm là có chút khác biệt cho trường hợp mệnh Thủy hoặc Thổ.

Nay tôi xin trình bày ý kiến về vấn đề thuận lý, độ số gia tăng hiểu như thế nào.
Như tôi đã viết trong bài "nhận định về âm dương thuận lý hay nghịch lý" đã đăng:
Tuổi Dương (Dương Nam, Dương Nữ) Mệnh ở cung Dương. Tuổi Âm (Âm Nam, Âm Nữ) Mệnh ở cung Âm thì gọi là Âm Dương thuận lý.
Tuổi Dương, Mệnh cư cung Âm, hoặc tuổi Âm Mệnh cư cung Dương thì gọi là Âm Dương nghịch lý.
và đã đưa ra kết luận là nguời Âm Dương thuận lý thì Mệnh phải rơi vào tam hợp Tuế Phù Hổ hay tam hợp Tang Tuế Ðiếu, nguời Âm Dương nghịch lý thì Mệnh rơi vào tam hợp Dương Tử Phúc hay tam hợp Âm Long Trực.
Kết hợp với bài viết về "Vòng Thái Tuế" trong đó có liệt kê một số trường hợp kết hợp của các sao của từng tam hợp của vòng Thái Tuế với các sao khác, tôi đã nhận ra rằng ảnh hưởng của sự kết hợp sẽ mạnh mẽ với trường hợp thuận lý (vì có nhiều cách phối hợp tốt hoặc phối hợp xấu hơn trường hợp nghịch lý), có nghĩa là gặp sao tốt thì có cách phối hợp để tăng tốt hơn, gặp sao xấu sẽ tăng xấu hơn, và tôi cho rằng đây chính là ý nghĩa độ số gia tăng. Điểm này giải thích tại sao cụ Thiên Lương đặt ưu thế của bộ Tuế Phù Hổ tại Mệnh hơn 3 bộ khác và trên thực tế chúng ta thấy lá số tốt thì Mệnh Tuế Phù Hổ dễ thành công lớn hơn là các mệnh khác. Để có thể hiểu rõ, đề nghị các bạn xem lại vòng Thái Tuế

Mong các bạn đóng góp vào chủ đề này cho thêm phong phú
Thân chào
TMT



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |