Jump to content

Advertisements




Nhà thơ Nguyễn Bính


21 replies to this topic

#1 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 10/09/2017 - 14:41

Thơ Nguyễn Bính, có bài thơ năm 1941 kể có con gái sinh giờ Sửu, tháng Ngâu, ngày nguyệt tận .
Phải chăng là 20/9/1941 (DL) giờ Sửu ?

Thanked by 2 Members:

#2 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 10/09/2017 - 16:09

Oan nghiệt
Tác giả: Nguyễn Bính

Hôm nay bắt được thư Hà Nội
Cho biết tin Dung đã đẻ rồi
Giờ Sửu, tháng ngâu, ngày nguyệt tận
Bao giờ tôi biết mặt con tôi?
Nào xem thử đoán tên con gái
Oanh, Yến, Đào, Trâm, Bích, Ngọc, Hồi?
Tôi biết vô tình Dung lại muốn
Con mình mang lấy nghiệp ăn chơi.
Ngọc nữ trót sinh vào tục lụy
Đời con rồi khổ đấy con ơi!
Mẹ con đeo đẳng nghề ca xướng
Nuôi được con sao, trời hỡi trời!
Mẹ con chỉ đợi hồng đôi má
Chỉ đợi chiều xuân kia thắm tươi
Hôn con một chiếc, hay là khóc
Rồi gửi coh người thiên hạ nuôi.
Mẹ con nịt vú cho tròn lại
Chiều cái hoang đàng lũ khách chơi.
Đời cha lưu lạc quê người mãi
Kiếp mẹ đêm đêm bán khóc cười.
Có mẹ, có cha mà đến nỗi
Miệng đời mai mỉa gái mồ côi.
Vài ba năm nữa, con khôn lớn
Uốn lưỡi làm sao tiếng "mẹ ơi!"
Đời em xuống dốc, tôi lên dốc
Nào có vui gì, khổ cả đôi.
Sương chiều, gió sớm, bao đơn chiếc
Bướm lại, ong qua, mấy ngậm ngùi ?
Sắt son một chuyến trăng còn sáng
Tâm sự đôi dòng nước chảy xuôi.
Cỏ bồng trở lại kinh kỳ được
Hoa đợi hay bay xứ khác rồi.
Vô khối ngọc trong the thắm đấy
Dung còn chung thủy nữa hay thôi?
Rồi có một đêm, màn rủ thấp
Ngã vào tay một khách làng chơi.
Em có nghĩ rằng trong hắt hủi
Con mình trằn trọc cánh tay ai?
Em có nghĩ rằng trong quán trọ
Đầu tôi lại gối cánh tay tôi?

Cha mẹ đã không nuôi dạy được
Con là phận gái, hạt mưa sa
Chân bùn, tay lấm hay hài hán
Hay lại Bình Khang, lại nguyệt hoa
Cành đưa, lá đón theo đòi mẹ
Phách ngọt, đàn hay tục xướng ca
Cha lo ngại lắm là con gái
Chẳng có bao giờ biết mặt cha
Con mười sáu, bảy xuân đương độ
Cha bốn, năm mươi chửa trót già.
Cha buồn tiễn khách hơi thu quạnh
Con thẹn che đàn nửa mặt hoa.
Chàng chàng, thiếp thiếp, vui bằng được
Bố bố, con con, chẳng nhận ra
Một lứa lên trời chung lận đận
Thương nhau, cha soạn khúc Tỳ bà
Áo xanh mà ướt vì đêm ấy
Tội nghiệp đời con, xấu hổ cha.
"Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ
"Con thuyền buộc một mối tình nhà ..."

Giờ đây cha khóc mà thương nhớ
Gửi vọng về con một chiếc hôn.
Tiền, cha không đủ hoàn lương mẹ
Còn lấy đâu mà nuôi nấng con?
Thôi cha cầu chúc cho con gái
Mắt chớ lưu cầu, môi chớ son
Càng tài sắc lắm càng oan nghiệt
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
Nghèo lắm, con ơi! Bạc lắm con!
Ở đây, cha khóc mà thương nhớ
Đất Huế dầm mưa mấy tháng tròn..

Huế, 1941


Năm 1941, tháng 6 ÂL chỉ có tiết Lập Thu, tuy là tháng đủ ( 30 ngày ) nhưng không có chứa khí Xử Thử do đó tháng 6 ÂL năm 1941 là Tháng Nhuận Đủ.
Ngày 29 th.8 DL nhằm ngày 7 th.7 ÂL chàng Ngưu Lang mới vượt Sông Ngân đến gập nàng Chức Nữ ; chân dung của chàng Ngưu Lang dưới đây :


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Do vậy sau ngày 29 th.8 DL nhằm ngày 7 th.7 ÂL là chính thức bước vào Tháng Ngâu.

Nguyệt tận là ngày cuối cùng ( trăng tàn, nguyệt tận ) của tháng.

Do vậy : Giờ Sửu, tháng ngâu, ngày nguyệt tận và bài thơ này thi sĩ Nguyễn Bính ghi năm 1941 nên :

Ngày Dương lịch sẽ là : 20 tháng 9 năm 1941
Ngày Âm Lịch sẽ là 29 tháng 7 năm Tân Tỵ ( con rắn )
Ngày Can-Chi là ngày Tân mùi tháng Bính Thân năm Tân Tỵ ( con rắn )

#3 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 10/09/2017 - 19:01

Trích dẫn

Ngày Can-Chi là ngày Tân mùi tháng Bính Thân năm Tân Tỵ ( con rắn )
Vậy thì giờ Kỷ Sửu .
Số QCTM, 4 chữ là : Thu phong lạc diệp = Gió mùa thu lá rung .
Số trung bình, hậu vận lao đao .

Thanked by 2 Members:

#4 andrena

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 22 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 11/09/2017 - 09:22


...Nói về những người con của Nguyễn Bính, chị Hồng Cầu cũng đã kể hết với tôi. Chị bảo cuối thập niên 1970, sau nhiều lần liên lạc chị tìm được cô em gái cùng cha khác mẹ. Cô này tìm đến Đài phát thanh tỉnh Cửu Long, nơi chị làm việc. Nghe cô phát thanh viên báo: “Chị Hồng Cầu ơi, có người tìm chị nè!”. Chị ra đón mà cứ ngờ ngợ, không biết người đối diện là ai. Cô phát thanh viên mới ré lên: “Trời ơi, em chị mà chị hổng biết hả? Giống chị như đúc luôn!”. Sau đó chị dẫn em gái về nhà, hỏi bà Hồng Châu: “Má biết ai đây không?”. Má chị trả lời gọn lỏn: “Con Hương Mai chớ ai!” (hồi kháng chiến chống Pháp ở Đồng Tháp Mười, Nguyễn Bính có thời gian sống ở Hang Mai, tên Hương Mai là do chữ Hang Mai mà có). Tôi hỏi chị Hồng Cầu: “4 người con của cụ Nguyễn Bính là của 4 người vợ. Vậy theo chị ông cụ còn người con nào khác không?”, chị cười: “Cũng... bí hiểm lắm, ba chị vốn đa tình và đào hoa. Nhưng chắc chắn ông còn một người con gái nữa, sinh trước chị. Điều này được ông xác nhận trong bài thơ Oan nghiệt làm ở Huế năm 1941: Hôm nay bắt được thư Hà Nội/Cho biết tin Dung đã đẻ rồi/Giờ Sửu, tháng Ngâu, ngày nguyệt tận/Bao giờ tôi biết mặt con tôi?...”.

Hiện nay, trừ người con gái con của bà Dung bí ẩn trong bài thơ Oan nghiệt, chị Hồng Cầu đã đi tìm các người em của mình về, kể cả Nguyễn Hiền đã mất tích từ hơn 60 năm trước và Nguyễn Mạnh Hùng hiện sống ở Nga (là con trai út) để chị em “quy về một mối”, cùng dìu nhau trong tình thân huyết thống và cùng chung tay làm rạng rỡ thêm tên tuổi người cha thiên tài của họ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chú Tân Thanh có tên tục là ông lang Hứa, chú làm nghề đông y, thích làm thơ và nhất là rất yêu thơ Nguyễn Bính. Gia đình chú có nghề buôn bán cây thuốc lâu đời, thời đó đã xuất khẩu thuốc bán ra nước ngoài, gia đình thuộc loại khấm khá. Lúc sinh thời cha tôi hay lui tới nhà chú Tân Thanh như chỗ thâm tình. Gia đình chú cũng quí cha tôi như người anh lớn trong nhà. Dạo ấy là những ngày tháng chạp, cha tôi từ bệnh viện nơi sơ tán về ghé lại nhà chú Tân Thanh nghỉ dưỡng cũng có hơn mươi ngày. Một hôm cha tôi nói với chú Tân Thanh:

- Chú Hứa này, anh đã coi số tử vi, năm nay anh chết đấy, nếu may qua được năm nay thì anh sống thêm được chục năm nữa!

Chú Tân Thanh gắt:

- Vớ vẩn, chết gì mà chết, tử vi với tử vẩn, anh cứ nói huyên thuyên!

- Thật mà hôm nào rỗi anh cho chú xem - Nhưng cha tôi cũng không kịp cho chú Tân Thanh xem lá số tử vi như ông đã hứa.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 18/09/2017 - 12:20

Ta thấy gì trong câu thơ " Giờ Sửu, tháng ngâu, ngày nguyệt tận " (bài thơ Oan Nghiệt) của thi sĩ Nguyễn Bính ?

Tại sao thi sĩ không dùng tháng 7 hay tháng Thân mà lại là tháng ngâu ?

Chắc chắn là thi sĩ đã sử dụng điển tích Ngưu Lang và Chức nữ như :

Trên trời Chức Nữ với Ngưu Lang
Một dải sông Ngân lệ mấy hàng

(Tản Đà)

và trong bài thơ Chức Nữ, Ngưu Lang của chính thi sĩ sáng tác :

Sông Ngân nước chảy hững hờ
Ngưu Lang ngồi khóc bên bờ sông Ngân
Một năm gặp được mấy lần!
Anh khổ vô ngần Chức Nữ em ơi!

......

Thế nhưng " tháng ngâu " còn ẩn chứa điều gì nữa ?

Đó là một sự chính xác tuyệt vời (1), và một sự minh định rõ ràng (2).

(1) Tháng ngâu khi và chỉ khi chòm sao Aquila ( Ngưu Lang ) vượt Sông Ngân để đến với nàng Chức Nữ, chàng và nàng đều khóc mà thành mưa dưới trần gian ;

" Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả " (Giời mưa ở Huế - 1941)

" Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi ". ( Giọt mưa thu - Đặng Thế Phong)

Giọt nước mắt của chàng và nàng thành mưa, thế nhưng cơn mưa của tháng ngâu là những giọt mưa "tong tả", giọt mưa "thánh thót" thì nào có khác Bạch Lộ ( giọt sương móc trắng ) hiện ra của tháng ngâu.

(2) Bài thơ Oan Nghiệt thi sĩ sáng tác năm 1941 tức là trước 1945 và trước cả 1967 nữa ( 1945 và 1967 có những văn bản quy định sử dụng múi giờ thứ 7 ở VN ) :
- Vậy thì trước khi có những văn bản chính thức quy định sử dụng múi giờ thứ 7 ở VN ở năm 1945 và 1967 thì trong dân gian đã lưu hành và sử dụng múi giờ thứ 7 làm mốc để tính ra giờ ÂL.

Vậy thì qua bài thơ này khi dùng thiên văn để kiểm chứng thì đã minh định được.

Và còn gì nữa ? : Hồi sau sẽ rõ.

Sửa bởi bandofbrothers: 18/09/2017 - 12:23


Thanked by 3 Members:

#6 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 19/09/2017 - 01:55

Hãy nghe nhân gian truyền lại :
Đêm 5 canh anh nằm không ngủ . Ngày 6 khắc mặt ủ không tươi .

Thanked by 1 Member:

#7 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 19/09/2017 - 08:46

Nào cứ phải công, hầu, khanh, tướng mới gọi là nghiệm lý ! Một lá số ngày giờ sinh chuẩn xác đến từng chữ thì "Công hầu khanh tướng cũng bằng vất đi." (Tỳ bà truyện-1942), khỏi vẽ vẽ vời vời, khỏi gọt gọt cho ra vẻ ta đây !

Nếu như lá số này ngày giờ sinh còn mập mờ thì lá số này ... ô hô sai rồi !

Cớ sao Thái dương hóa quyền mà cha thì :

Đời cha lưu lạc quê người mãi
Nghèo lắm con ơi! Bạc lắm con!


Tiền, cha không đủ hoàn lương mẹ
Còn lấy đâu mà nuôi nấng con?


Còn Thái Âm miếu địa thì :

Mẹ con đeo đẳng nghề ca xướng
Nuôi được con sao, trời hỡi trời!
Mẹ con chỉ đợi hồng đôi má
Chỉ đợi chiều xuân kia thắm tươi


Kiếp mẹ đêm đêm bán khóc cười.

Nên nếu nhìn thoáng qua thì sẽ vẽ lại một lá số khác chứ với lá số này ăn làm sao, nói làm sao được !!! nhưng khổ nỗi ngày giờ sinh chuẩn xác đến từng chữ thì làm sao mà sửa ngày, sửa giờ để cho ra một lá số khác được !

Mệnh VCD, Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu, nhưng cớ sao :

Ngọc nữ trót sinh vào tục lụy
Đời con rồi khổ đấy con ơi!


????????

Thiên di giáp quang quý nhưng cớ sao :

Con là phận gái, hạt mưa sa

và lời cha tha thiết khuyên con gái

Thôi cha cầu chúc cho con gái
Mắt chớ lưu cầu, môi chớ son
Càng tài sắc lắm càng oan nghiệt
"Bảy nổi ba chìm với nước non"



Vâng, Thu phong lạc diệp.

Thanked by 2 Members:

#8 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1903 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 19/09/2017 - 12:51

Lá số:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bandofbrothers, on 19/09/2017 - 08:46, said:

Cớ sao Thái dương hóa quyền mà cha thì :

Đời cha lưu lạc quê người mãi
Nghèo lắm con ơi! Bạc lắm con!


Tiền, cha không đủ hoàn lương mẹ
Còn lấy đâu mà nuôi nấng con?


Còn Thái Âm miếu địa thì :

Mẹ con đeo đẳng nghề ca xướng
Nuôi được con sao, trời hỡi trời!
Mẹ con chỉ đợi hồng đôi má
Chỉ đợi chiều xuân kia thắm tươi


Kiếp mẹ đêm đêm bán khóc cười.

Nên nếu nhìn thoáng qua thì sẽ vẽ lại một lá số khác chứ với lá số này ăn làm sao, nói làm sao được !!! nhưng khổ nỗi ngày giờ sinh chuẩn xác đến từng chữ thì làm sao mà sửa ngày, sửa giờ để cho ra một lá số khác được !

Mệnh VCD, Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu, nhưng cớ sao :

Ngọc nữ trót sinh vào tục lụy
Đời con rồi khổ đấy con ơi!


????????

Thiên di giáp quang quý nhưng cớ sao :

Con là phận gái, hạt mưa sa

và lời cha tha thiết khuyên con gái

Thôi cha cầu chúc cho con gái
Mắt chớ lưu cầu, môi chớ son
Càng tài sắc lắm càng oan nghiệt
"Bảy nổi ba chìm với nước non"



Vâng, Thu phong lạc diệp.

20/9/1941, giờ Sửu

1. Cung Mệnh, Thân, Phụ Mẫu, Phu, Tử đều bị phá cách -> quá đủ cho một lá số nữ hạ cách.
2. Dương Lương phá cách, Thái Âm ở bại cục -> cha mẹ đều kém nhưng cha vẫn tốt hơn mẹ: Dương Lương Quyền Hình Cáo vừa văn vừa võ nhưng tại âm cung thì thiên về văn; Thái Âm thì có Long có Mã, giáp bại cục, ám hợp Quý nên lưu lạc phong trần, làm bạn với khách thập phương.

Mệnh VCD toàn dâm tinh, thân cận Quý tinh và dâm tinh, lại thêm mẹ nuôi nấng nên đời con khó khác đời mẹ.
Mà số này cũng không thọ, theo tôi khó qua 25.

Sửa bởi CaspianPrince: 19/09/2017 - 12:54


#9 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 19/09/2017 - 14:32

Khẳng định chắc chắn một điều là lá số này không yểu mệnh vì cung Phúc có Lộc tồn !

#10 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1903 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 19/09/2017 - 15:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bandofbrothers, on 19/09/2017 - 14:32, said:

Khẳng định chắc chắn một điều là lá số này không yểu mệnh vì cung Phúc có Lộc tồn !

Lộc này là lộc đảo.

Thanked by 1 Member:

#11 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 19/09/2017 - 15:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CaspianPrince, on 19/09/2017 - 15:24, said:

Lộc này là lộc đảo.

Lộc đảo có phải là đọc ngược lại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

??

---------------------------------------------------------------------------------------------
Mặc dù các sách vở đều ghi như sau :
" Lộc Tồn, thuộc tính ngũ hành của sao Lộc tồn là âm thổ, là ngôi sao thứ ba trong chòm Bắc Đẩu, hóa khí là phú và quý chủ về lộc và thọ, có khả năng giải trừ tai ách, chế hóa Sát tinh. "

Ta đã biết Lộc tồn đi cùng với Kình Đà, nếu theo đúng sách vở thì hóa ra 2 ngôi sao kế cận Lộc tồn trong chòm Bắc Đẩu là Kình và Đà hay sao ???
Thắc mắc này đã đeo bám tôi rất râu, nhưng nhờ đọc trang web của Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ thì cũng vỡ ra được. Nhưng chưa tới thời, chưa hợp lúc nên tôi không muốn nói ra và giải thích tại sao Lộc tồn không bao giờ an tại tứ mộ cũng như Khôi-Việt không bao giờ an tại thìn tuất, người xưa có lý khi khẳng định như vậy.

Sửa bởi bandofbrothers: 19/09/2017 - 16:19


#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 19/09/2017 - 22:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không liên quan, nhưng mà:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 20/09/2017 - 00:14

Trích chữ Ấn độ mà không giải thích thì cũng bang thừa .

Thanked by 1 Member:

#14 TRANDINHLONG

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 127 thanks

Gửi vào 20/09/2017 - 14:38

Sống bằng tuổi GIA CÁT LƯỢNG cũng ok roài!

#15 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 20/09/2017 - 14:49

ông ảnh trên là 1 sadhu ở ấn độ , kiểu sư yoga khất thực ý
hồi xưa t.ao đi du lịch ở mumbai ladakh thấy nhiều ông này lắm , ấn tượng bme khác nhau mà mặt y chang nhau như kiểu con l.ộn ý

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


mà trên tvls bảo thánh nhân là có mùi thơm ý là cơ thể có hương thơm , mấy ông này ko ăn thịt mà hôi lắm
bạn t.ao đi cùng gặp 1 sadhu hôi quá trúng gió ốm luôn kiểu friendly but no fresh ý

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 20/09/2017 - 14:51







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |