Jump to content

Advertisements




KINH LẠC


24 replies to this topic

#16 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 04/10/2017 - 21:10

Xin chào anh vietnamconcrete,

Được sự cho phép của anh bandofbrothers ( để sử dụng nick bandofbrothers ) cũng như thay mặt anh ấy để gửi lời cám ơn chân thành đến anh Vietnamconcrete, và cũng xin phép anh cho copy các bài viết này để chuyển tới cho anh PhươngKongfa vì sức khỏe của anh ấy từ sau khi mổ sút kém nhiều.
( anh có biết cách nào để cai thuốc lá vì anh PhươngKongfa vẫn không bỏ được )
Cám ơn.

Thanked by 2 Members:

#17 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/10/2017 - 22:12

Xin chào, VN tui cũng đi copy không phép của người khác, kiến thức về sức khỏe nơi đây là dành cho đại chúng cho nên xin tùy hỷ. VN có biết sơ qua về phép tiểu chu thiên có thể dùng để hồi phục sức khỏe, có thể theo đó mà luyện tập cũng rất dễ dàng. Nhưng về việc cai thuốc thì có liên quan tới thói quen, thực ra việc nghiện thuốc về căn bản là một thói quen, không phá vỡ được thói quen thì không cai được, đơn giản thế thôi.

Thanked by 1 Member:

#18 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/10/2017 - 22:56

NHÂM MẠCH


Nhâm mạch chạy dọc giữa vùng bụng, cai quản các âm kinh trong cơ thể. Khí mạch của nó giao hội với các âm kinh ở tay chân để điều hòa âm dương và kiểm soát âm kinh.
"Nhâm" có nghĩa là hoài thai, nuôi dưỡng. Vì vậy, Nhâm mạch có mối quan hệ mật thiết với quá trình mang thai, dưỡng thai và kinh nguyệt. Trung y quy ngũ tạng (phổi, lá lách, tim, thận, gan) thuộc về âm. Nhâm mạch đi qua các cơ quan trên, liên kết âm kinh, ngũ tạng và huyết mạch với nhau. Rốn (huyệt thần khuyết) là nơi tiếp giáp với cuống nhau, cũng nằm trên mạch này. Có thể thấy, Nhâm mạch đóng vai trò rất quan trọng. Nếu mạch này bị hư hàn thì vùng bụng dễ bị lạnh, kết hạch và hình thành bướu mỡ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




TRIỆU CHỨNG CỦA NHÂM MẠCH
Nhâm mạch mất cân bằng dễ gây ra chứng đổ mồ hôi, sợ nóng, kinh nguyệt không đều, vô sinh, bạch đái, bí tiểu, thoát vị..vv.. hoặc các bệnh ở vùng có Nhâm mạch đi qua như hệ sinh dục, tiết niệu ở bụng dưới, hệ tiêu hóa ở bụng trên và hệ hô hấp ở ngực.

ĐƯỜNG ĐI CỦA NHÂM MẠCH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhâm mạch bắt đầu từ phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiền liệt đối với nam, ra hội âm, chạy lên theo đường giữa bụng và ngực, đến cổ họng rồi vòng lên môi, cuối cùng lại kết thúc tại huyệt Thừa tương bên dưới môi và giao với Đốc mạch.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA NHÂM MẠCH

Quan Nguyên - huyệt tăng cường thể chất
Quan nguyên là một trong bốn huyệt quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh cường tráng. Đây cũng là mộ huyệt của Tiểu tràng kinh. Về mặt lâm sàng, ngải cứu huyệt này sẽ làm ấm thận, tráng dương, bồi bổ nguyên khí, trị các chứng suy nhược, và đặc biệt các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, vô sinh, viêm nhiễm phụ khoa..vv.. ở nữ; hoặc liệt dương, xuất tinh sớm, viêm tuyến tiền liệt..vv.. ở nam. Nếu mỗi ngày ngải cứu huyệt này khoảng 15 tới 30 phút sẽ cải thiện được khả năng tình dục. Cách tìm huyệt: Quan nguyên nằm trên đường giữa bụng, dưới rốn 3 thốn.

Thần khuyết - huyệt trị chứng đổ mồ hôi trộm và sợ nóng
Đổ mồ hôi và sợ nóng là triệu chứng cho thấy Nhâm mạch đang mất cân bằng. Thần khuyết là giao điểm của nhiều kinh lạc, được xem là huyệt vị quan trọng nhất cơ thể. Huyệt này nằm ở cuống rốn. Ngay khi con người còn trong bào thai, nó đã có quan hệ mật thiết với các phủ tạng khác, nhật là những phủ tạng nằm trong vùng bụng. Do vậy, ta có thể thông qua huyệt này để điều chỉnh sự bất ổn của các cơ quan khác. Bên cạnh việc bổ xung nguyên khí, huyệt Thần khuyết còn có khả năng cấp cứu hồi tỉnh nhanh chóng. Khi bị bất tỉnh, đổ mồ hôi, môi trắng bệch, chân tay lạnh..vv.. ngải cứu huyệt Thần khuyết sẽ rất công hiệu.

Tiểu tràng kinh hoạt động mạnh nhất từ 1 - 3h chiều. Trong thời gian này ngải cứu huyệt Thần khuyết để trị các chứng suy nhược, sợ lạnh vào mùa đông, đổ mồ hôi và sợ nóng vào mùa hè. Đặc biệt, liệu pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất nếu được thực hiện vào các ngày Tiểu thử, Đại thử, Xử thử, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phương pháp ngải cứu huyệt Thần khuyết: trong lần đầu tiên, ta chỉ nên hơ khoảng 10 phút và không để quá nóng. Về sau, mỗi ngày tăng lên 5 phút, tối đa 30 phút là được. Độ nóng khi ngải cứu cũng như thời gian hơ tùy thuộc vào thể chất của từng người. Đối với người có sức khỏe yếu, sau khi hơ ngải cứu từ 10 - 20 ngày mà vẫn chưa thấy ấm bụng thì nên hơ gần huyệt hơn. Còn đối với người khỏe mạnh thì sau khi hơ 3-5 ngày mà đã thấy bụng ấm thì phải đưa ngải ra sa. Cần giữ cho nhiệt độ vùng bụng lúc nào cũng trên 34 độ. Nếu đã hơ cách huyệt 10cm mà vẫn cảm thấy rất nóng, nghĩa là sức khỏe đã được cải thiện. NGoài ra, huyệt Thần khuyết có thể trị được chứng trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Cách tìm huyệt: huyệt Thần khuyết nằm ở giữa rốn.

Trung quản - huyệt trị các bệnh về dạ dày và đường ruột
Trung quản là mộ huyệt của vị kinh, chuyên trị các bệnh về dạ dày và tá tràng như: đau dạ dày, đầy hơi, sa dạ dày, nôn ói, ợ chua, dạ dày và lá lách hư nhược..vv.. Thông thường, khi cần điều trị nhanh thì giác hơi, còn điều dưỡng hàng ngày thì ngải cứu. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đản trung - huyệt tăng tuổi thọ
Đản trung là mộ huyệt của Tâm bào kinh và cũng là nơi tụ khí của toàn thân. Y học hiện đại cho rằng, huyệt Đản trung nằm ở tuyến Ức - nơi sản sinh ra tế bào T - tế bào miễn dịch của cơ thể. Lúc con người mới chào đời, tuyến ức đã tồn tại và đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống miễn dịch. Ban đầu tuyết ức chỉ nặng 10 - 15 gram, khi con người được 2 - 3 tuổi, nó bắt đầu phát triển rồi dần dần teo lại ở tuổi 40 khiến cơ thể suy yếu và mắc nhiều bệnh. Thường xuyên xoa bóp huyệt Đản trung là cách điều dưỡng tuyến ức tốt nhất. Càng cảm thấy đau khi ấn vào tuyến ức chứng tỏ người càng khỏe mạnh.

Dùng mô cái bàn tay liên tục xoa nhanh huyệt Đản trung theo chiều dọc cho đến khi nó nóng lên; lúc này, bạn sẽ cảm thấy có một luồng khí ấm lan tỏa khắp cơ thể. Đây là động tác chăm sóc sức khỏe rất hữu hiệu. Ngoài ra, Đản trung còn trị được chứng ít sữa. Trước khi sinh 1 tháng, thai phụ nên xoa bóp các huyệt Thiếu trạch, Đản trung và Nhũ căn để có đủ sữa cho con bú. Cách tìm huyệt: huyệt Đản trung nằm giữa 2 đầu vú, dưới huyệt Thiên đột khoảng 1 bàn tay đặt ngang.

#19 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/10/2017 - 10:45

ĐỐC MẠCH


CHỨC NĂNG CỦA ĐỐC MẠCH
Đốc mạch nằm giữa phần lưng, kiểm soát các dương kinh trên toàn thân (Đại tràng kinh, Vị kinh, Tiểu tràng kinh, Bàng quang kinh, Tam tiêu kinh, Đảm kinh). Nó cũng quan hệ mật thiết với tủy sống và đại não.
Đốc mạch khởi nguồn từ các cơ quan sinh dục ngoài, vòng qua sống lưng, lên đỉnh đầu, liên kết với 12 kinh chính (đặc biệt là các dương mạch ở tay chân) và Nhâm mạch. Nó giúp đả thông, dự trữ, cũng như điều hòa khí huyết trong cơ thể.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hai chức năng lớn của Đốc mạch là điều tiết, kiểm soát những hoạt động tư duy và hoạt động của các cơ quan sinh dục có liên quan tới thận. Các huyệt vị của Đốc mạch đều giúp tráng dương, tăng cường sức đề kháng và làm thân thể khang kiện. Việc điều dưỡng, bồi bổ và làm ấm đốc mạch cùng các huyệt vị tráng dương khác sẽ giúp tránh được các chứng cảm mạo, đầu cổ cứng đau, eo lưng nhức mỏi, chóng quên, mất ngủ, động kinh, tâm thần; thậm chí là trúng phong, hôn mê, liệt dương, di tinh, lãnh cảm và các bệnh hư hàn do khí thận suy yếu.

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐỐC MẠCH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dương khí ở Đốc mạch quá mạnh thì người ngả về phía sau, cổ đau, lưng đau, dễ cáu gắt, mất ngủ, mơ nhiều. Đốc mạch hư hàn thì sợ lạnh, tay chân lạnh cóng, đi đứng không vững (người khom về phía trước), chóng mặt hoa mắt, suy nhược thần kinh, chóng quên, lú lẫn, tâm thần phân liệt, trĩ, sa trực tràng, sa tử cung..vv..


ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐỐC MẠCH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đốc mạch bắt đầu từ phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiền liệt đối với nam, vòng ra huyệt Trường cường, chạy dọc lên sống lưng, qua huyệt Phong phủ, lên đỉnh đầu, ra giữa trán rồi xuống sống mũi, cuối cùng thì kết thúc tại huyệt Ngân giao ở môi trên và giao với Nhâm mạch.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA ĐỐC MẠCH

Trường cường - huyệt trị táo bón và bệnh trĩ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trường cường là lạc huyệt của Đốc mạch, nó giúp xương sống dẻo dai, tăng khí thận nên có thể được dùng để bổ trợ sống lưng và cân bằng âm dương. Huyệt này nằm cạnh hậu môn nên chuyên trị các bệnh trĩ, sa trực tràng, táo bón, đau lưng. Đặc biệt, để trị chứng táo bón mãn tính, ta nên tác động cùng lúc cả hai huyệt Trường cường và Thiên xu. Cách tìm huyệt: nằm sấp, nhấc mông lên, điểm lõm nằm giữa đầu xương cùng và hậu môn là huyệt Trường cường.

Yêu dương quan - huyệt trị đau lưng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


huyệt Yêu dương quan nằm trên đường dương khí đốc mạch đi lên. Đoạn sống lưng có huyệt này là nơi chịu lực lớn nhất khi cơ thể vận động lên xuống, hay quay trái phải. Vì vậy, dương khí đến đây dễ gặp trở ngại nhất. Khi cơ thể quá mệt mỏi hay thiếu dương khí, ta sẽ thấy đau nhức ở vùng này. Đây cũng là nơi dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do đó, yêu dương quan là huyệt vị quan trọng để trị chứng thận suy yếu, đau lưng mỏi gối, đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cột sống ở nam giới. Cách tìm huyệt: nằm sấp, xác định 2 điểm cao nhất của xương hông. Chỗ lõm tại giao điểm giữa đường nối hai điểm cao nhất xương hông này với cột sống, dưới đốt thắt lưng thứ 4 là huyệt Yêu dương quan.



Mệnh môn - huyệt bổ thận và giúp xương sống dẻo dai
Mệnh môn là một trong bốn huyệt quan trọng giúp cơ thể tráng kiện - huyệt này nằm đối diện với huyệt Thần khuyết (rốn) và cách đều hai quả thận. Do đó, nó có quan hệ mật thiết với dương khí ở thận. Ngải cứu huyệt Mệnh môn là phương pháp hữu hiệu để tăng cường dương khí cho thận và trị các chứng bệnh đau lưng, mỏi gối; suy thoái cơ lưng; di tinh, liệt dương ở nam giới, kinh nguyệt không đều và lãnh cảm ở nữ giới. Cách tìm huyệt: đứng thẳng, từ rố xác định đường vòng quanh eo. Giao điểm nằm giữa đường này với sống lưng là huyệt Mệnh môn (nằm ở đốt sống thắt lưng thứ 2)

Chí dương - huyệt trị đau tim và dạ dày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chí dương là nơi dương khí dồi dào nhất và cũng là điểm tựa của toàn thân, có chức năng làm dãn lồng ngực và dưỡng cơ hoành. Ngoài ra, nó còn là một trong các huyệt giúp giảm đau nên có thể được dùng để xoa dịu cơn đau thắt cơ tim, đau dạ dày hay đau bụng. Cách tìm huyệt: nằm sấp, hai tay áp sát thân, nơi lõm xuống dưới mỏm đốt sống ngực thứ 7, trên đường nối hai đầu mút dưới của hai xương bả vai là huyệt Chí dương (dưới đốt sống thứ 7).

Đại trùy - huyệt trị chứng sợ lạnh
Đại trùy là hội huyệt của Đốc mạch và 6 kinh dương ở tay chân; cùng với Thần khuyết tạo thành một cặp huyệt vị có vai trò quan trọng trong việc điều hòa âm dương trên toàn thân để giúp cơ thể khỏe mạnh, tráng kiện. Vào mùa đông khi cơ thể bị lạnh, ta nên ngải cứu huyệt Đại chùy để làm ấm toàn thân. Khi bị sốt cao, nếu kết hợp giác hơi huyệt Đại chùy, vỗ huyệt Khúc trì, bấm huyệt Hợp cốc cho đến khi ra mồ hôi thì sẽ nhanh chóng hạ sốt. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại nơi lõm xuống phía dưới mỏm đốt sống cao nhất ở gáy (huyệt Đại chùy nằm ở đốt sống thứ 7).

Phong phủ - huyệt trị chứng cảm mạo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Phong phủ là huyệt chuyên trị các chứng bệnh về phong như cảm, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, khan tiếng, chóng mặt hoa mắt, nhức đầu, đơ cổ, đau lưng..vv.. Cách tìm huyệt: ở tư thế ngồi, đầu cúi xuống, từ giữa rìa tóc ở gáy đo lên 1 thốn là huyệt Phong phủ.

Bách hội - huyệt trị các chứng sa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bách hội là hội huyệt của Đốc mạch và 6 dương kinh tay chân, có chức năng "hồi dương cố thoát" (phục hồi dương khí để chữa một số bệnh về sa). Ngải cứu huyệt Bách hội sẽ trị được chứng suy nhược cơ thể, sa tử cung, sa dạ dày, sa trực tràng..vv.. Châm cứu huyệt Bách hội sẽ giúp tráng dương. Ngoài ra huyệt này còn trị được các chứng nhức đầu, chóng mặt do can dương, khí huyết hay phong tà gây nên. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại giao điểm giữa đường nối liền hai đỉnh vành tai qua đỉnh đầu với đường dọc giữa đầu (huyệt Bách hội nằm trên rìa tóc phía sau đầu 7 thốn).

Nhân trung - huyệt cấp cứu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhân trung nằm giữa mũi và miệng, chuyên trị các bệnh về thần trí, có chức năng khai khiếu tinh thần, hồi dương cố thoát. Bấm huyệt Nhân trung sẽ giúp bệnh nhân đang hôn mê hồi tỉnh. Đối với các chứng trúng gió, trúng nắng ở người lớn; giật kinh phong ở trẻ em; choáng váng, ngất xỉu vì mất máu ở sản phụ đều có thể dùng huyệt này để cấp cứu

Thanked by 1 Member:

#20 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1804 thanks

Gửi vào 05/10/2017 - 11:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#21 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/10/2017 - 11:24

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH THAM KHẢO

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#22 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/10/2017 - 11:40

Tới đây phần trích từ sách "dưỡng sinh kinh lạc" đã hết, nội dung phía trên mang tính nền tảng và căn bản cho những người muốn tìm hiểu và thực hành về dưỡng sinh. Nhưng để dưỡng sinh hiệu quả thì ngoài kiến thức ra còn cần phải có công phu luyện tập, công pháp phù hợp. Tuy rằng các pháp như án ma (vỗ, áp), châm cứu, ngải..vv.. có công dụng tức thì nhưng cũng chỉ như bỏ gốc mà lấy ngọn, sẽ chưa phải là biện pháp rốt ráo trong dưỡng sinh.

Xin được trao đổi với quý vị trong những topic chuyên biệt sau.

#23 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 10:32

Cám ơn các anh VNc và caocau đã giới thiệu sách quý, tại con bé bandofbrothers nó quá lo lắng cho sức khỏe của tôi thôi chứ tôi đã từng ở trong rừng, đã từng trải qua những đợt đói đến xanh mặt, khát đến cháy môi mà vẫn vượt qua được thì tôi biết sức đề kháng trong cơ thể cũng tốt. Không đến nỗi nào, chắc chắn là còn sống đến ngày ngồi xuôi với anh Van.

Thanked by 1 Member:

#24 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 13:02

Xin hỏi anh Phuongkongfa có luyện tập dưỡng sinh không? Hoặc giả có quan tâm tới vấn đề này không?

#25 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 15:07

Tôi tập theo phương pháp Bát Đoạn Cẩm của Võ sư Nam Anh viết in thành sách trước 75.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |