Jump to content

Advertisements




Bàn về vấn đề đẻ mổ


24 replies to this topic

#16 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7056 Bài viết:
  • 4584 thanks

Gửi vào 04/11/2017 - 10:00

mổ nhân tạo hay đành phải mổ thì em bé vẫn ra vào giờ đó mà=)))
như sếp tôi ngày tháng sinh láo , năm sinh giờ sinh đúng mà vẫn ứng kia kìa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 04/11/2017 - 10:05


Thanked by 1 Member:

#17 anhhungxadieu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 388 Bài viết:
  • 123 thanks

Gửi vào 05/11/2017 - 13:08

Tóm lại đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi,đúng hay sai thì chỉ có người bị đẻ mổ nghiệm lý qua thời gian dài mới biết được.

#18 Lie

    Hội viên mới

  • Banned
  • 67 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 05/11/2017 - 17:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

anhhungxadieu, on 05/11/2017 - 13:08, said:

Tóm lại đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi,đúng hay sai thì chỉ có người bị đẻ mổ nghiệm lý qua thời gian dài mới biết được.
Chắc bác chưa đọc quá trình nghiên cứu của nhóm Đông A

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#19 anhhungxadieu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 388 Bài viết:
  • 123 thanks

Gửi vào 05/11/2017 - 18:37

Trong gia đình tôi không có ai đẻ mổ nên tôi không để ý kỹ vấn đề này.

#20 Lie

    Hội viên mới

  • Banned
  • 67 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 05/11/2017 - 20:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hanhcot, on 03/11/2017 - 22:15, said:


Đúng rồi, cảm ơn bạn.
Về mặt thuần vật lý và hóa học, muốn có tác động hoặc phản ứng, đối tượng cần đủ năng lượng, thời gian và điều kiện ( dẫn xuất) nếu có. Nên theo quan điểm của mình, sinh mổ giống như treo đầu dê bán thịt chó vậy, vài người thấy ứng sao không nghĩ nó ứng đến một giờ nào đó khác trong tương lai khi thai nhi đủ chất để chui ra?
Hihi bạn có thể giải thích giúp mình “về mặt thuần vật lý và hoá học” rõ hơn không, và “đủ chất để chui ra?”, mình không học y nên không hiểu rõ lắm. Trẻ sinh mổ thì thiếu “chất” gì? (Tôi thấy một số trường hợp Thai quá to hoặc Đa thai, cần đảm bảo an toàn nên cần phải mổ!).

Tôi thấy việc sinh mổ vào bất cứ giờ nào thì đều “ứng số”! Bởi vì số là do “trời” đặt và thai nhi ra vào cái giờ đó (dù cố ý hay vô tình) thì vẫn là do “ông trời” đã cho số đó và chỉ điểm đứa trẻ phải ra giờ đó!
Trong cái thời gian tạo nên cái lá số “siêu nhân” đó, thì ở việt nam và trên thế giới cũng có cả trăm hoặc ngàn đứa trẻ cũng có “lá số siêu nhân” vậy. Thế nên dù có lá số đó cũng không hẳn gì là quá đặc biệt!

Vậy nên theo cái bài viết của nhóm Đông A có nói :”Đoạn thứ nhất chép trong sách “Triệu thị minh thuyết Tử vi kinh”, phần biên tiểu sử Hi Di tiên sinh. Khi Thái Tổ hỏi số của tiên sinh, ông cho biết vì thân mẫu ông sinh ông non 1 tháng, nên số đó không do trời, không đúng với sự vận hành tinh tú.”
Kể đến việc ông Hidi nói “số không do trời tạo” vậy số ông do cái gì tạo nên? Có phải ông không công nhận có “những người ở trên trời”? Có rất nhiều người sinh non vậy thì họ đều khác người cả (vì không phải do trời định!). Vậy thì chính ông Hidi đã tự nói rằng, “Tử vi đẩu số” do ông vùn đắp lên cũng trở nên thật khó hiểu!!
Từ đây tôi đã nhận ra được rằng: “Ông Hidi tiên sinh là một người Vô thần thực sự”, bởi vì ông đã nhìn nhận từ góc nhìn Khoa Học và áp dụng môn Thống Kê vào môn “Tử Vi”! Vậy thì những ai khi giải đoán lá số mà có nhắc đến cái gọi là “phần âm” “tâm linh” đều là bịa đặt, vì ông tổ Hidi “không công nhận có trời!”

Đọc bài của nhóm Đông A chúng ta để ý đến cái kết qủa của họ: “Trong 38 lá số sinh non từ 1959 đến 1962 đã khảo nghiệm, có 32 lá số sai 80%...3 lá số sai 50%... 2 lá số sai 30% và 1 lá số đúng 80%.”
Nhưng ít ai để ý rằng, cái cô Luật sư tên Thi Thi (sinh 1951), khi tạo ra cái lá số năm 23 tuổi, tức là năm 1974. Và những lá số được kiểm nghiệm từ 1959 đến 1962. Tức là từ 12 đến 15 tuổi. Tôi có nghe về thông tin nói về việc, trẻ em tuổi còn nhỏ, thân thể chưa phát triển toàn diện nên ảnh hưởng với các sao trong lá số chưa được chuẩn xác. Chưa tính đến việc các “Thầy” trong nhóm đó đã tinh thông huyền học đến mức nào và đưa kết quả đó liệu có chính xác hay không!
Vậy thì cuộc thử nghiệm đã gần như bị thất bại, vì không đủ thuyết phục!

Tôi thấy để giải thích vấn đề sinh mổ. Câu truyện về một ông lá số giống vua, nhưng lại là bác “chăn vịt” là hợp lý hơn cả. Cho dù đẻ vào giờ nào, thì đứa trẻ đó vẫn ứng số “theo số của bố mẹ!”. Không cần phải gượng ép nên sinh vào giờ nào cả!

Thanked by 1 Member:

#21 dluffi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 13/09/2019 - 09:49

Thưa các quý vị cho mình hỏi có lên chọn giờ sinh với ngày sinh? Vì vợ phải đẻ mở rồi. Hay để khi nào đau bụng thì mới mổ? để thuận theo tự nhiên.

#22 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7056 Bài viết:
  • 4584 thanks

Gửi vào 13/09/2019 - 11:38

có 2 cách
A giống bắp cải , cái gì tốt là chọn cho con , mổ vào giờ đẹp nhưng bạn tôi nó chọn ngày lành giờ tốt ko phải để cho con nó sau này tốt đẹp mà để sinh nở mẹ tròn con vuông cho yên tâm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

( ông nội chồng nó chọn ngày bất tương cho nó đi đẻ bắp cải )

B mổ cấp cứu tùy bác sĩ

cá nhân tôi thấy giờ chọn cũng đúng , vì chọn hay tự ra thì cũng là sinh ra vào giờ đó , chứ ko phải sinh vào giờ khác
đi xem thầy sau này sẽ có nhiều kiểu cách
1 kiểu là lấy giờ khai sinh , xem sao hoán sao để xem cho bằng được
2 là kiểu sẽ bảo ko phải sinh giờ hoặc ko có lá số vì sai giờ , , thầy khăng khăng là thầy đúng và bảo phải là giờ nọ giờ kia , đây là kiểu bảo thủ nếu nghe qua thì nói về con mình đúng nhưng nghe kĩ chi tiết thì thấy lại sai , nếu tâm lý bố mẹ ko vững kiểu kỳ vọng hay mong muốn con mình thế nọ thế kia là thầy tóm thóp ngay , rồi lại sai vì quá sai

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




thuận theo đc tự nhiên là cái tốt còn ko theo đc thì cũng ko nên ép buộc cửa sinh là cửa tử mà , đi đẻ cứ chọn ngày lành đi , còn nếu ngày nó xấu quá thì chọn giờ đẹp mổ , cái nọ bù cái kia , tội gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 13/09/2019 - 11:49


Thanked by 1 Member:

#23 dluffi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 13/09/2019 - 13:02

Cảm ơn sự chia sẻ tâm huyết của bạn t*o. Mình cũng rất muốn vk sinh mổ tự nhiên nhưng vướng điều là lần này mổ mình lại lên Hà Nội mổ à
quãng đường xa mình rất sẽ ảnh hưởng đến mẹ và con! mà lên sớm quá thì chi phí ăn ở trên hà nội cũng tốn mà mình thì không có điều kiện với lại cũng làm việc ở hà nội mà tiện về cham sóc vk đến ngày gần đẻ! má đứa đầu nhà mình sinh mổ vì vấn đề vk mình vỡ ối phải mổ gấp không đẻ thường được! mình quan cho lần này! Thành ra mình muốn xem ngày giờ trước sẽ mổ sớm hơn dự kiến sinh! Cố gáng đặt vấn đề an toàn trên hết! Mình mê môn tử vi này cũng nghĩ làm liệu lập lá số sẽ chuẩn không!
Cảm Bạn t*o rất nhiều những dòng chia sẻ đó! đã mất công mổ thì chọn ngày giờ đẹp mong con gái thành tài còn được hay không được úng hay không chắc còn tùy vào phúc phần mồ mả gia đình! Than you t*o

#24 tutruongdado

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 256 Bài viết:
  • 577 thanks

Gửi vào 20/09/2019 - 17:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

anhhungxadieu, on 02/11/2017 - 13:45, said:

Khoảng 18 năm trở lại đây,tình hình đẻ mổ khá nhiều,bây giờ tôi thấy đa số các bà mẹ sinh con thì đẻ mổ.Có 3 quan điểm đưa ra hiện nay,mong các cao nhân,chuyên gia tử vi,tử bình cho ý kiến.

quan điểm 1: Đẻ mổ tức là không phải đẻ tự nhiên,vậy không thể xem được chuẩn lá số tử vi như đẻ thường.

quan điểm 2:Đẻ mổ nhưng rơi vào hoàn cảnh gấp gáp,bắt buộc phải mổ,vậy vẫn xem được chuẩn lá số tử vi như đẻ thường.

quan điểm 3:dựa trên bài viết trang dự đoán học (DDH). Có câu chuyện như thế này:

Đa phần thầy bói tôi quen đưa ra lập luận sau:
- Dù sinh mổ hay sinh thường thì vẫn theo cái duyên. Không phải muốn là đẻ giờ đẹp là đẻ được.
- 1 em bé đẻ ra vào giờ XX, tức là có duyên để ra đời thời điểm đó. - Có nhiều trường hợp cha mẹ chọn giờ YY đẹp để đẻ, nhưng vì các lý do khách quan (đẻ trên đường đến bệnh viện, đẻ mổ cấp cứu …) mà không ra được giờ YY, phải ra đời vào giờ XX. .

Lập luận trên phạm 2 sai lầm cơ bản:

1. Dùng thiểu số trường hợp để đưa ra tổng kết cho đa số. Không thể dùng chuyện 1 vài đứa trẻ chọn giờ nhưng không đẻ trúng giờ đã chọn, phải đẻ giờ khác, mà đưa ra nhận định về chữ “duyên” cho tất cả đứa trẻ đẻ mổ.

2. Giả sử đứa trẻ gắn với 1 duyên nào đó để ra đời vào giờ XX, cứ coi như là ông trời định sẵn đi (có 1 siêu tiên tri nào đó dự đoán được đứa bé sẽ đẻ đúng giờ XX ngày XX).
Thì cũng không có nghĩa là: tử vi giờ XX sẽ ứng với đứa trẻ. Và đứa trẻ phải lấy giờ XX để lập lá số tử vi cho mình.

Bởi vì Tử Vi chỉ là 1 công cụ tính toán, tử vi không phải số mệnh. Lá số tử vi cũng không thể hiện cái duyên, may, hay năng lực siêu nhiên thần bí, hay thần thánh che chở nào.
Nói vui là. Ông trời bảo: t*o cho con mày đẻ ra giờ XX, chứ t*o có bảo mày lấy giờ XX để xem tử vi cho nó đâu. .

Trước khi y học phát triển, chuyện tai biến thai sản khi sinh rất hay xảy ra, và có nhiều trường hợp đau đẻ đến 1-2 ngày mới sinh xong. Nhưng với Y học ngày nay, chuyện đó ít xảy ra, nếu có vấn đề nguy hiểm, bác sĩ sẽ can thiệp để mổ đứa bé ra. Nhưng 1 đứa bé nằm trong bụng mẹ 9 tháng, đã có sẵn ADN và đủ cơ quan bộ phận, cũng như thụ khá nhiều thứ thể hiện tính cách, sức khỏe, năng lực trong tương lai. Vì vậy chuyện chọn giờ đẹp, chọn giờ khác để mổ đứa bé ra, rất khó có thể chấp nhận được là giờ đó ứng với lá số tử vi của bé.

Thanked by 2 Members:

#25 YOYO

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 295 Bài viết:
  • 131 thanks

Gửi vào 01/10/2019 - 10:19


NHÂN QUẢ (Karma)

Sau khi đã theo dấu sự tiến hóa của linh hồn xuyên qua nhiều kiếp luân hồi, bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu một luật quan trọng khác, nói về nguyên nhân mà những kiếp tái sinh mang theo, được gọi là luật nhân quả (Karma). Karma là Phạn ngữ, theo văn tự có nghĩa là ‘‘hành động’’, được giải thích rằng tất cả các sự việc xảy ra trong hiện tại là hậu quả phát sinh từ những nguyên nhân trước kia, và mỗi sự việc do con người làm ở hiện tại trở thành nguyên nhân của những hậu quả tương lai; quan niệm về nguyên nhân và kết quả là một thành phần cốt yếu của quan niệm về hành động. Do đó, từ ngữ hành động hay Karma được dùng để chỉ sự tương quan nhân quả, hay là một chuỗi liên tiếp không đứt đoạn của những nguyên nhân và kết quả trong tất cả mọi sinh hoạt của con người. Vì lý do đó, khi có một biến cố xảy ra, đôi lúc người ta thốt lên: ‘‘Đây là nghiệp quả của tôi,’’ hay ‘‘Sự việc này là kết quả của nguyên nhân do tôi đã gây ra trong kiếp trước.’’ Không có một sự sống nào bị cô lập cả; mỗi sự sống là kết quả của tất cả sự sống trước kia, toàn bộ các kiếp sống hợp thành một sự sinh tồn tiếp diễn liên tục của cá nhân. Không bao giờ có trường hợp ‘‘ngẫu nhiên’’ hay ‘‘tình cờ’’; mọi biến cố đều có mối liên lạc với một nguyên nhân từ trước đưa đến kết quả theo sau; tất cả tư tưởng, hành động, hoàn cảnh đều bắt nguồn từ nhân quá khứ và sẽ là quả ở tương lai. Vì chúng ta bị màn vô minh che phủ bởi ảo tưởng của quá khứ cũng như của tương lai, cho nên thấy những biến cố có vẻ như xảy đến đột ngột từ khoảng không, như là một sự ‘‘ngẫu nhiên’’, nghĩ như thế chỉ là ảo tưởng và hoàn toàn do sự thiếu hiểu biết. Với người hoang dã, không biết những định luật vật chất trong vũ trụ, họ cho rằng các biến cố vật chất đều không có căn nguyên, và đó chỉ là ‘‘những phép lạ’’, còn với người không hiểu những luật thuộc trí tuệ và đạo đức, thì xem những biến cố này đều là chuyện ngẫu nhiên, và tất cả chỉ do ‘‘số phần’’ may rủi của con người.

Từ khi có quan niệm về luật thiên nhiên không thể vi phạm và cũng không thể thay đổi, cho đến nay con người vẫn còn cảm giác như vô dụng, tinh thần đạo đức và trí tuệ gần như bị tê liệt. Con người cảm thấy bị kìm kẹp trong định mạng sắt đá; và sự chối bỏ ‘‘số mạng’’ của người Hồi Giáo có vẻ như là một triết lý duy nhất được phát biểu. Người hoang dã lần đầu tiên bị hốt hoảng bởi những hiện tượng thiên nhiên, họ học được rằng mọi luân chuyển bên trong của cơ thể, cũng như mọi vận chuyển của thiên nhiên bên ngoài, đều xảy ra do tác động của những luật không thể thay đổi. Dần dần họ học được rằng, luật thiên nhiên đưa ra điều kiện cho tất cả những hoạt động xúc tiến, nhưng không ra lệnh hay sai khiến. Do đó, ở bên trong con người vẫn có được tự do, trong khi những hoạt động bên ngoài của họ bị giới hạn bởi các điều kiện của nơi họ sinh hoạt. Họ còn học thêm rằng, khi nào họ chưa biết được những điều kiện ấy, thì chúng làm chủ họ, thường xuyên chống lại những cố gắng không ngừng của họ. Nếu biết được những điều kiện, hiểu biết rõ những đường hướng cũng như sức mạnh của chúng, họ sẽ chống lại được và khuất phục chúng, khiến chúng trở thành nô lệ, phục vụ cho họ.

Sự thật, khả năng của khoa học chỉ thực hiện trên cảnh giới vật chất, vì những luật cố định của thiên nhiên không thể bị vi phạm. Nếu không có luật thiên nhiên thì không có khoa học. Một nhà nghiên cứu thực hiện một số thí nghiệm, nhờ kết quả công việc này, ông hiểu được tác động của thiên nhiên. Khi hiểu được tác động của thiên nhiên, ông có thể tính toán làm thế nào để đạt được kết quả mong muốn. Nếu thất bại, ông tự hiểu là đã bỏ sót vài điều kiện cần thiết, hoặc do sự hiểu biết của ông chưa chính xác, hoặc đã tính toán sai. Khi đó ông kiểm điểm lại những điều hiểu biết, duyệt lại các phương pháp áp dụng, cân nhắc sự tính toán. Với sự bình tĩnh và quyết tâm, nếu ông đặt câu hỏi một cách đúng đắn thì thiên nhiên sẽ trả lời chính xác. Không thể nào hydrogen và oxygen hợp lại thành nước ngày hôm nay, mà ngày mai lại cho ra prussic acid; cũng như lửa thiêu đốt hôm nay, mà ngày mai lại có thể làm đông lạnh. Nếu nước là một chất lỏng hôm nay, ngày mai là một chất đặc, bởi vì những điều kiện ở chung quanh bị biến đổi; khi những điều kiện nguyên thủy được phục hồi, thì sự vật sẽ trở lại với trạng thái ban đầu. Mỗi sự hiểu biết mới về luật thiên nhiên không là một hạn chế mới, mà là một quyền năng mới làm cho những năng lượng của thiên nhiên trở nên sức mạnh, có thể được con người sử dụng tùy theo trình độ thấu hiểu những năng lực ấy. Câu thành ngữ ‘‘sự hiểu biết là quyền năng’’ cho thấy mức độ sử dụng được những năng lực này tương ứng với trình độ kiến thức của một người. Bằng sự cân nhắc giữa việc này với việc khác, và bằng sự trung hòa những năng lực đối nghịch có thể ngăn trở công việc, con người có thể đoán trước kết quả, hầu quyết định thực hiện công việc đã dự tính. Nhờ hiểu biết và vận dụng được những nguyên nhân, con người có thể đoán trước kết quả. Như thế, lúc đầu sự khắt khe của thiên nhiên dường như làm tê liệt hành động của con người, nhưng dần dần họ có thể sử dụng những luật khắt khe ấy để sản xuất ra nhiều thành quả khác nhau vô tận. Sự cứng rắn tối đa trong mỗi lực, có thể tạo nên sự uyển chuyển tối đa trong những hợp chất. Mục đích đạt được thường không sai lầm, vì có sự cân bằng kỹ lưỡng của những luật chính xác, và liên kết nhau do những nguyên nhân. Nhưng nên nhớ rằng sự hiểu biết rất cần thiết để hướng dẫn mọi công việc, và đem lại kết quả mong muốn. Người không hiểu biết thường bị vấp ngã, vô vọng, cố gắng chống lại những luật bất di dịch, để rồi thất bại; trong khi người hiểu biết tiến tới một cách vững chắc, nhìn thấy được những nguyên nhân để ngăn ngừa, điều chỉnh các sự việc, thực hiện mục tiêu nhắm đến, không nhờ may mắn mà do sự hiểu biết. Một người có thể chỉ là một món đồ chơi, làm nô lệ và quay cuồng theo năng lực của thiên nhiên; còn một người khác làm chủ thiên nhiên, biết sử dụng năng lượng của vũ trụ theo đường lối mà người ấy đã lựa chọn bằng ý chí.

Điều gì đúng thật trong phạm vi của định luật vật chất, cũng đúng trong phạm vi đạo đức và trí tuệ; nơi đây cũng thế, người vô minh là nô lệ, nhà hiền triết là vua. Có những điều không thể vi phạm và không thay đổi được, xem dường như bị tê liệt; nhưng chính đó là những điều kiện cần thiết và chắc chắn cho sự tiến bộ, cho hướng nhìn rõ ràng về tương lai. Con người có thể trở thành ông chủ vận mạng của chính mình, vì vận mạng được quản trị theo luật thiên nhiên, vì trí thức có thể kiến tạo khoa học của linh hồn và cũng vì con người nắm trong tay quyền năng điều khiển tương lai, cũng như chọn lựa tính chất và hoàn cảnh tương lai cho chính mình. Sự hiểu biết luật nhân quả trở thành nguồn cảm hứng, nâng đỡ, và thúc đẩy năng lực con người.

Karma là luật của tương quan nhân quả, của tác nhân và hậu quả. Thánh Paul trong Thiên Chúa Giáo đã nhấn mạnh câu: ‘‘Đừng gian trá, Chúa không bị lừa dối, những gì con người đã gieo thì phải gặt lấy.’’[88] Con người liên tục phóng ra năng lực ở tất cả các cõi mà họ sinh hoạt. Năng lực này là sự tổng hợp những kết quả, cả về lượng lẫn phẩm từ những hoạt động của họ trong quá khứ, và là nguyên nhân mà họ tạo nên trên mỗi thế giới họ đang sinh sống. Nguyên nhân này chắc chắn đem lại kết quả xác định cho chính họ và cho kẻ khác, các nguyên nhân này phát sinh từ họ, thì họ phải gánh lấy trách nhiệm về kết quả của chúng. Như một thanh nam châm có «từ trường» của nó, trong vùng từ trường này, tất cả lực đều tác động, rộng hay hẹp tùy vào sức mạnh của nó. Cũng thế, mỗi người đều có một phạm vi ảnh hưởng của năng lực đang hoạt động do họ phát ra, năng lực này vận hành theo đường vòng và quay về nơi phát xuất, trở lại trung tâm nơi nó đã được phóng ra. Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp, chúng ta sẽ phân chia ra nhiều phần và nghiên cứu từng phần một.

Trong cuộc sống bình thường, con người phát ra ba loại năng lượng, tùy thuộc chặt chẽ vào ba cõi mà họ đang sống: năng lượng trí tuệ trên cõi trí, phát sinh những tư tưởng; năng lượng cảm dục trên cõi trung giới, phát sinh những sự ham muốn; năng lượng vật chất kích thích và hoạt động ở cõi trần, phát sinh các hành động. Chúng ta nên nghiên cứu mỗi loại năng lượng này theo tính cách hoạt động của nó, và tìm hiểu hiệu quả của mỗi loại năng lượng đã phát xuất, nếu chúng ta muốn hiểu thành phần của mỗi tác động trong tập hợp rắc rối và phức tạp, mà toàn bộ sự việc này được gọi là ‘‘nghiệp quả của chúng ta.’’ Khi một người tiến bộ nhanh hơn các bạn, đạt được khả năng linh hoạt trên các cõi cao, người ấy trở thành trung tâm của những thần lực cao cả. Bây giờ chúng ta hãy tạm gác lại vấn đề này, và giới hạn sự nghiên cứu vào phần đông nhân loại bình thường đang đi trên vòng luân hồi qua ba cõi.

Khi nghiên cứu ba loại năng lượng vừa kể, chúng ta sẽ xét đến những ảnh hưởng của chúng đối với chính người đã phát sinh ra chúng, và đối với những sinh vật khác trong vùng ảnh hưởng của chúng. Do thiếu hiểu biết đặc điểm này, sinh viên thường bị thất vọng và hoang mang. Chúng ta nên ghi nhớ, mỗi năng lực tác động trên chính cõi của nó và phản ứng nơi những cõi thấp hơn tương xứng với cường độ của nó. Khi năng lực phát sinh nơi một cõi nào đó, sẽ mang những đặc tính của cõi đó. Khi phản ứng lên các cõi thấp, nó tạo ra những rung động trong vật chất thanh nhẹ hay trọng trược, tùy thuộc vào chính bản chất gốc của nó. Động lực tạo ra những hoạt động, phát xuất từ cõi giới đã phát sinh năng lực.

Kế tiếp, chúng ta cần phân biệt những loại nghiệp quả sau: Nghiệp quả chín mùi (the ripe Karma), sẵn sàng gây ra những biến cố không thể tránh khỏi trong kiếp hiện tại. Nghiệp quả thuộc bản chất tính tình của con người tự biểu hiện qua các khuynh hướng, được tạo ra do những kinh nghiệm tích trữ; nghiệp quả này có thể sửa đổi được ngay trong kiếp hiện tại, bằng chính năng lực chân ngã đã tạo tác ra chúng trong quá khứ. Nghiệp quả đang tạo ra trong hiện tại, sẽ tạo ra những biến cố và tính tình cho tương lai.[89]

Xa hơn, chúng ta thấy rõ, khi một người tạo ra nghiệp của chính mình, họ cũng có liên hệ với những người khác, vì vậy họ trở nên là một thành viên của những nhóm khác nhau như: gia đình, quốc gia, chủng tộc, và với tính cách là một thành viên, họ dự phần vào nghiệp chung, hay cộng nghiệp (the collective karma) trong những nhóm đó.

Ta thấy việc nghiên cứu nghiệp quả là điều rất phức tạp; tuy nhiên, một khi đã nắm vững những nguyên tắc chính yếu về tác động của nghiệp quả, thì cũng không khó khăn lắm để chúng ta có một quan niệm tổng quát về đường hướng chung của luật ấy, còn những chi tiết chúng ta có thể sẽ nghiên cứu khi có nhiều thì giờ và dịp thuận tiện. Mặc dù có hiểu rõ những chi tiết hay không, điều quan trọng hơn cả là hãy nhớ rằng mỗi người tự tạo nghiệp quả cho chính mình, cũng như tự tạo những khả năng và giới hạn cho chính mình. Vì vậy, ở một thời điểm nào đó, con người hoạt động với những khả năng mà họ tự tạo trong giới hạn do chính họ áp đặt. Họ vẫn là họ, linh hồn đang sinh động, có thể làm tăng thêm hay làm suy yếu những khả năng để mở rộng hay thu hẹp giới hạn của họ.

Chính con người đã rèn sợi dây xích để trói buộc mình, và con người có thể mài giũa cho đến khi nào nó đứt ra, hay là lấy búa tán thêm cho nó chắc chắn hơn. Con người sống trong căn nhà do chính họ tự xây cất, họ có thể cải thiện cho nó đẹp đẽ thêm, hay để mặc cho nó hư hỏng, hoặc là xây cất lại, nếu muốn. Chúng ta thường nặn đất sét mềm dẻo thành hình thể theo trí tưởng tượng, nhưng đất sét rồi cũng khô và cứng, và giữ nguyên hình dáng mà ta đã nặn. Có một câu cách ngôn diễn tả điều này của Hitopadesha như sau do Sir Edwin Arnold phiên dịch:

‘‘Bạn hãy xem! Đất sét khô cứng như sắt, nhưng người thợ gốm vẫn nặn đất sét.

Định mạng là chủ nhân hôm nay – con người là chủ nhân của ngày hôm qua.’’

Như thế, chúng ta là chủ nhân của tất cả nghiệp quả tương lai của mình, những gì làm trở ngại cho chúng ta hôm nay chính là kết quả của những gì chúng ta đã tạo ra hôm qua.

Bây giờ, chúng ta hãy xét theo thứ tự sự phân chia các loại nghiệp để có thể nghiên cứu dễ dàng hơn.

Có ba nguyên nhân gây nên những kết quả, tác động lên người đã tạo ra chúng và lên những người bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ nhất là tư tưởng, nó là yếu tố mạnh nhất trong sự tạo ra nghiệp quả của con người, vì năng lượng tư tưởng của Bản Ngã (the Self) tác động trong chất liệu thể trí; chất liệu tinh vi của thể trí hợp thành vận cụ của cá tính (the individual vehicle), còn chất liệu thô kệch của thể trí cũng đáp ứng rất nhanh đối với mỗi rung động của tâm thức bản ngã. Những rung động mà ta gọi là tư tưởng, hoạt động trực tiếp của chủ thể tư tưởng, làm phát sinh những hình thể của chất liệu thể trí, hay những hình tư tưởng, chúng sắp xếp và uốn nắn thể trí như ta đã thấy. Mỗi tư tưởng làm thay đổi thể trí; và khả năng của tư tưởng trong mỗi kiếp tái sinh kế tiếp được tạo nên do sự suy tưởng của những kiếp trước. Một người có thể không có quyền năng tư tưởng, không có khả năng của thể trí, vì thế người ấy không thể tự tạo khả năng ấy bằng cách kiên nhẫn lặp lại những điều đã suy nghĩ. Tuy nhiên, những hình tư tưởng người ấy tạo ra không bị mất đi, mà vẫn còn mãi như là chất liệu cho khả năng, chúng sẽ tụ họp lại trong một nhóm nào đó của những hình tư tưởng, và phát triển mạnh hơn với mỗi tư tưởng thêm vào, hoặc sáng tạo một hình tư tưởng cùng loại. Biết được luật này, con người có thể dần dần tự tạo nên những khả năng trí tuệ như ý họ muốn, và chắc chắn họ có thể làm được một cách chính xác, như người thợ nề xây dựng một bức tường. Sự chết không là một trở ngại cho công việc của họ, vì sau khi chết, họ được tự do thoát khỏi sự ràng buộc của xác thân, làm dễ dàng hơn cho tiến trình tổng hợp các hình ảnh của tư tưởng vào quan năng xác định mà chúng ta gọi là khả năng. Con người sẽ mang theo những khả năng này vào kiếp sau ở cõi trần. Một phần não bộ của xác thân mới được hình thành để thích ứng như là một cơ quan dành cho khả năng này phát triển, theo cách thức đã được giải thích trước đây. Tất cả những khả năng đó họp lại tạo thành thể trí cho một đời sống nơi cõi vật chất. Não bộ và hệ thần kinh được hình thành để giúp cho sự biểu lộ của thể trí nơi cõi trần. Như vậy, hình ảnh của cái trí được sáng tạo trong một kiếp sẽ xuất hiện như là những đặc tính và khuynh hướng của kiếp sống khác. Vì lý do này, trong kinh Upanishads có nói: ‘‘Con người là một sinh vật của sự phản tỉnh; những gì mà con người suy tư trong đời này, sẽ trở thành bản tính của họ trong đời sau.’’[90] Đó là định luật, và sự tạo thành đặc tính trí tuệ của chúng ta được đặt hoàn toàn vào đôi tay chúng ta. Nếu ta kiến tạo điều tốt, thì hoàn cảnh sẽ thuận lợi và hữu ích, nếu ta kiến tạo điều xấu, thì ta phải chịu thiệt thòi. Vậy, đặc tính của thể trí là sự biểu hiện của nghiệp quả cá nhân, do chính người ấy tác động tạo ra.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến việc tư tưởng của người này cũng ảnh hưởng đến những kẻ khác. Những hình tư tưởng đó hợp thành thể trí của chính người ấy, và phát ra những rung động, tạo trở lại những hình tư tưởng dưới hình thức những hình tư tưởng phụ. Thường những rung động này được trộn lẫn với dục vọng, thu hút thêm một số chất liệu cõi tình cảm, như tôi (A. Besant) có đề cập đến vấn đề này ở một nơi khác,[91] và đã gọi những hình tư tưởng phụ này là hình tư tưởng trí cảm dục (astro-mental images). Những hình thể đó rời khỏi kẻ tạo ra chúng và tự kéo dài sự sống gần như độc lập, nhưng vẫn giữ sự ràng buộc bằng từ lực với kẻ đã tạo ra nó. Chúng đến tiếp xúc và ảnh hưởng những kẻ khác, bằng cách đó chúng tạo nên những nghiệp quả liên kết giữa kẻ khác và người tạo ra chúng, và điều này còn gây ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường tương lai. Vậy, khi tạo thành sự việc đó chúng sẽ ràng buộc con người lại với nhau, tốt hoặc xấu ở những kiếp về sau. Điều này mang đến trên đường đi của chúng ta, những người giúp đỡ cũng như những người gây trở ngại; những người đem lại lợi ích cũng như những người làm tổn thương ta; những người yêu thương ta một cách tự nhiên, dù ta không đem lại lợi lộc gì cho họ, nhưng cũng có những người thù ghét ta, dù trong đời này ta không làm điều gì tổn hại họ. Nghiên cứu những kết quả này, chúng ta nắm vững một nguyên tắc quan trọng: khi ta sản xuất những tư tưởng có đặc tính trí tuệ và đạo lý, chúng tác động lên ta, và giúp ta định đoạt được mối liên kết với nhân loại trong tương lai, do hiệu quả của chúng đối với kẻ khác.

Loại năng lượng lớn thứ hai gồm có những ham muốn, phát sinh khi chúng ta theo đuổi đối tượng quyến rũ từ ngoại giới. Trong con người, luôn luôn có yếu tố của cái trí xâm nhập vào dục vọng, nên chúng ta có thể bao gồm chúng vào nhóm ‘‘hình tư tưởng’’, mặc dù chúng biểu hiện chủ yếu trong chất liệu trung giới. Những dục vọng đó tác động lên chính người đã tạo ra chúng và khuôn đúc tạo nên cảm dục thể, hay thể vía (the astral body), để rồi sắp xếp số phận của con người lúc bước vào cảm dục giới (Kamaloka) sau khi chết; nó cũng xác định bản chất của thể vía ở kiếp sau. Những ham muốn có nhiều thú tính, nghiện rượu, tàn nhẫn, dâm ô, là căn nguyên chính của các chứng bệnh bẩm sinh, não bộ suy yếu bệnh hoạn, đưa đến tình trạng động kinh, tê liệt, và nhiều loại bệnh thần kinh khác; cơ thể thì bị dị tật, biến dạng, trong trường hợp rất nặng là hình thù quái dị. Thú tính ham ăn quá độ bất thường, tạo nên một vòng xích trên cõi trung giới ràng buộc linh hồn một thời gian, khoác vào thể vía hình dạng giống như loài thú có tính ham ăn tương tự, điều này làm sự luân hồi bị chậm trễ. Khi cá nhân thoát khỏi cõi này, thể vía có hình dạng thú vật đôi khi ghi ấn tượng những đặc tính của nó lên thể xác đang cấu tạo của hài nhi trước khi sinh, và là nguyên nhân của quái thai nửa người nửa thú thật khủng khiếp.

Vì dục vọng là những năng lượng phóng ra, đeo níu vào đối tượng; nó luôn luôn thu hút con người đến môi trường mà nó có thể thoả mãn. Lòng ham muốn những sự vật trần gian ràng buộc linh hồn hướng ra thế giới bên ngoài, lôi cuốn con người đến nơi nào có nhiều sự vật, đối tượng của sự ham muốn; do đó có câu «một người được sinh ra tùy theo dục vọng của người ấy».[92] Chúng là một trong những nguyên nhân chỉ định nơi chốn luân hồi của con người.

Những hình tư tưởng trí cảm dục (astro-mental images) do dục vọng tạo ra, tác động lên kẻ khác cùng cách thức với hình ảnh do tư tưởng tạo ra. Vì vậy, chúng cũng liên kết ta với những linh hồn khác, và thường trói buộc chặt chẽ bởi tình thương hay sự oán ghét. Vì thế, trong giai đoạn tiến hóa của nhân loại hiện tại, người trung bình thường có dục vọng mạnh và bền vững hơn tư tưởng của họ. Những tư tưởng và dục vọng này góp một phần lớn vào việc định đoạt môi trường, cũng như những người chung quanh mà một người phải sống trong những kiếp tương lai; và có thể mang lại cho những kiếp sống đó, những người cũng như những ảnh hưởng có liên hệ trực tiếp đến họ mà họ hoàn toàn không ý thức. Giả sử có một người phóng ra tư tưởng căm thù ác liệt, quyết lòng phục hận, tư tưởng này giúp và tạo cho một người nào đó sự xung động mạnh, kết quả là người thứ nhì này phạm tội giết người. Chắc chắn người tạo ra tư tưởng đó sẽ bị ràng buộc nghiệp quả với kẻ đã gây ra tội ác, mặc dù hai người chưa hề gặp gỡ nhau ở cõi trần. Sự thúc đẩy người khác phạm tội, sẽ quay trở lại gây tổn hại người phát ra tư tưởng, như là một hình phạt do họ đã dự phần gây nên tội ác. Điều ‘‘bất ngờ’’ ấy được họ cảm thấy như không đáng nhận lãnh hậu quả từ một nguyên nhân như thế, nhưng linh hồn được học hỏi và ghi nhận kinh nghiệm, trong khi ý thức của phàm ngã cảm thấy uất ức, cho đó là sự bất công. Không có một sự việc gì giáng xuống con người mà họ không xứng đáng thọ lãnh; mặc dù con người không nhớ những gì thuộc về quá khứ, nhưng luật thiên nhiên vẫn tác động. Chúng ta vừa học được rằng, những sự ham muốn tác động lên chính ta, tạo nên bản chất dục vọng của ta, và từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến xác thân vật chất của ta ở kiếp sau, đồng thời cũng dự một phần lớn trong sự định đoạt nơi chốn mà ta sẽ tái sinh. Do tình cảm và sự ham muốn hưóng đến kẻ khác, sẽ thu hút chung quanh ta những người mà ta liên kết trong những kiếp tái sinh.

Năng lượng lớn thứ ba là những hoạt động trên cõi vật chất, nó gây ra nhiều ảnh hưởng lên người khác, nhưng chỉ ảnh hưởng nhẹ nhàng đến con người bên trong. Chúng là kết quả của những tư tưởng và dục vọng quá khứ; và nghiệp mà chúng tiêu biểu hầu hết là những nghiệp quả đã mòn mỏi. Năng lượng này ảnh hưởng con người một cách gián tiếp, thúc đẩy họ sinh ra những tư tưởng, những dục vọng và xúc cảm mới, và lực phát sinh ra từ những điều này chớ không phải từ chính những hành động. Nhưng, nếu những hành động thường xuyên được lặp lại, chúng tạo ra thói quen cho xác thân, làm hạn chế sự biểu lộ của chân ngã ra thế giới bên ngoài. Dù sao, điều này sẽ mất đi cùng với xác thân, vì vậy nghiệp quả qua hành động chỉ giới hạn trong một kiếp sống, điều đáng quan tâm là kết quả của chúng đối với linh hồn. Về mặt khác, có những kết quả của hành động gây ra hạnh phúc hoặc đau khổ cho kẻ khác và ảnh hưởng đến họ. Chúng liên kết ta với người khác do ảnh hưởng đó, và là nhân tố thứ ba định đoạt sự kết hợp của ta với nhân loại trong tương lai, trong khi chúng là tác nhân chính trong sự định đoạt cái gọi là môi trường phi nhân loại của ta (non-human environment). Nói một cách tổng quát, bản chất thuận lợi hay không thuận lợi của môi trường vật chất mà nơi đó chúng ta được sinh ra, đều tùy thuộc vào kết quả của những hành động trong quá khứ, trong việc chúng ta đã ban rải hạnh phúc, hay nỗi bất hạnh cho kẻ khác. Những kết quả vật chất do hành động nơi cõi vật chất gây nên sẽ đem lại cho người tạo nghiệp một môi trường vật chất tốt hay xấu trong kiếp sống tương lai. Nếu chúng ta đem lại cho người khác hạnh phúc về vật chất do sự hy sinh tiền bạc, thời giờ hay sức lực, thì nghiệp quả sẽ mang lại cho chúng ta một hoàn cảnh vật chất thuận lợi, hạnh phúc ở trần gian. Trái lại, nếu người nào gây ra cho đồng loại nhiều khó khăn đau khổ về vật chất, chắc chắn người đó sẽ gặt hái nghiệp quả đã gieo, và phải sống trong những hoàn cảnh nghèo khổ thiếu thốn vật chất. Dù do động lực nào đi nữa, cũng đưa đến sự thừa nhận có một qui luật, đó là:

Mỗi năng lực tác động ở cõi của nó. Nếu một người gieo hạnh phúc đến cho những kẻ khác trên cõi vật chất, người ấy sẽ gặt hái những điều thuận lợi, hạnh phúc trên cõi vật chất, dù cho động lực thúc đẩy người ấy gieo giống như thế nào đi nữa, cũng không ảnh hưởng đến kết quả được. Một người gieo lúa mì với rắp tâm sẽ làm phá sản người láng giềng, nhưng không vì lý do chủ tâm xấu mà làm hạt lúa mì mọc thành cây bồ công anh hoang dại. Động lực là sức mạnh của trí năng hoặc của tình cảm (mental or astral force), phát triển từ ý chí hoặc dục vọng, và phản ứng trên đặc tính đạo đức hoặc trí tuệ hay trên bản chất của một số dục vọng. Hành động mang lại hạnh phúc vật chất là một năng lực vật chất, và tác động trên cõi vật chất.

‘‘Do hành động, con người ảnh hưởng đến những người láng giềng của mình trên cõi vật chất; người ấy ban rải hạnh phúc hoặc gây buồn khổ cho những người chung quanh, làm gia tăng hay giảm thiểu phúc lợi của con người. Sự tăng hay giảm hạnh phúc này có thể do những động lực khác nhau, tốt, xấu, hoặc lẫn lộn. Một người có thể thực hiện việc đem lại hạnh phúc, an vui, có tầm mức rộng lớn do tấm lòng từ thiện đối với đồng loại. Giả sử một người đứng ra lập một công viên, với động cơ duy nhất là để dân cư trong tỉnh có nơi vui chơi. Một người khác cũng thực hiện công việc như vậy, nhưng với ý muốn phô trương, gây sự chú ý của người có quyền thế, để được một vinh dự trong xã hội (như có thể được phong tặng một tước hiệu cao quí). Người thứ ba cũng lập một công viên với động lực vừa vô tư vừa ích kỷ. Những động lực sẽ ảnh hưởng đến bản chất của ba người này trong kiếp tái sinh tương lai như sau: người thứ nhất được tiến bộ tốt đẹp hơn; người thứ hai bị giảm phẩm cách; người thứ ba, có một chút ít thành công. Nhưng kết quả của hành động đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho một số đông dân chúng, không tùy thuộc vào động lực thúc đẩy hành động của người hiến tặng; dân chúng thường đến giải trí tại công viên, với sự vui thích như nhau trong cả ba trường hợp. Và niềm hân hoan, vui vẻ đó là nhân quả tốt cho hành động của người đã hiến tặng công viên, sẽ định cho người ấy một thành quả trong thiên nhiên, và sẽ được trả lại cho họ rất chu đáo. Họ sẽ có được một hoàn cảnh vật chất tiện nghi, sang trọng, do đã ban rải sự vui tươi thoải mái và sự hy sinh tài sản vật chất, đó là sự đền đáp mà nghiệp quả của hành động đã kết trái lành. Nhưng sự sử dụng địa vị của mình, hạnh phúc mà sự giàu có mang lại và môi trường chung quanh sẽ tùy thuộc chủ yếu vào đặc tính của họ; ở đây, sự tưởng thưởng tích lũy cho con người, mỗi hạt giống đều mang trong nó kết quả thích hợp.’’[93] Quả thật, nghiệp quả rất công bình, nó không ngăn cản người xấu hưởng được kết quả của một hành động ban rải hạnh phúc cho kẻ khác, và nó cũng tạo ra bản chất xấu do động lực xấu của họ; cho nên, dù sống giữa cảnh giàu có, nhưng họ vẫn gặp những sự bất mãn và ưu phiền. Thật sự người tốt cũng không tránh khỏi đau khổ vật chất, nếu họ gây sự đau khổ vật chất cho người khác do hành động sai lầm, dù hành động đó phát xuất từ một động lực tốt. Sự khốn khổ mà họ gây ra sẽ mang lại cho họ sự thống khổ về phương diện vật chất, nhưng động lực tốt sẽ làm tốt thêm bản chất của họ, sẽ đem lại cho họ một nguồn hạnh phúc lâu dài bên trong, họ sẽ kiên nhẫn và bằng lòng giữa lúc khó khăn.

Nhiều vấn đề rắc rối có thể được giải thích bằng cách áp dụng những nguyên tắc này vào các sự việc chung quanh chúng ta.

Sự khác biệt giữa kết quả của động lực và kết quả của hành động là do sự kiện mỗi lực phát sinh đều mang những tính chất thuộc về cõi mà nó phát ra, và cõi càng cao thì lực có tác dụng càng mạnh và kéo dài; vì vậy, động lực quan trọng hơn hành động rất nhiều. Một hành động lỗi lầm, nhưng với động lực tốt cũng đem đến điều tốt cho người thực hiện, hơn là một hành động được chọn lựa kỹ càng mà được thực hiện với động lực xấu. Động lực phản ứng trên đặc tính, phát sinh ra một loạt dài hiệu quả, vì những hành động trong tương lai được hướng dẫn bởi đặc tính đó, và tất cả sẽ ảnh hưởng cho sự cải thiện hoặc cho sự suy đồi. Thế nên, hành động đem lại cho người tạo ra nó hạnh phúc hay đau khổ vật chất, tùy theo kết quả của nó tác động lên kẻ khác. Khi có sự bối rối trong việc chọn lựa cách thức hành động chân chánh, do sự xung đột giữa những bổn phận, người hiểu biết luật nhân quả cố gắng chọn cho mình một con đường tốt nhất với khả năng của lý trí và phán đoán tối đa. Con người phải thận trọng cân nhắc tỉ mỉ về động lực của họ, loại bỏ tư tưởng ích kỷ và thanh lọc tâm hồn. Kế đó họ can đảm hành động; nếu công việc bị sai lầm, thất bại, họ sẵn sàng chấp nhận mọi điều đau khổ do kết quả của sự sai lầm, như là một bài học hữu ích cho tương lai. Trong khi đó, động lực tốt đẹp này nâng cao đức tính của họ trong mọi thời gian về sau.

Nguyên tắc tổng quát cho biết, lực tùy thuộc vào cõi mà nó đã phát sinh, có ảnh hưởng sâu rộng và có tầm quan trọng. Nếu năng lực đó được phóng thích với động lực thu đạt những sở hữu vật chất, nó sẽ tác động ở cõi vật chất và gắn bó người tạo tác ra nó vào cõi vật chất. Nếu nó tập trung vào những đối tượng cõi thiên đàng (devakhan) thì nó tác động nơi cõi thiên đàng, và gắn bó người tạo tác vào cõi thiên đàng. Nếu nó không có động lực nào, như việc phụng sự thiêng liêng, thì nó được tự do trên cõi tinh thần, cho nên không gắn bó người tạo tác vào đâu cả, vì cá tính này không đòi hỏi một điều gì.

Có ba loại nghiệp quả: Nghiệp chín mùi sẵn sàng thu hoạch không sao tránh khỏi. Ngoài tất cả nghiệp thuộc về quá khứ, có một số nghiệp nào đó có thể đã trả xong trong thời gian một kiếp sống nơi cõi trần. Có vài loại nghiệp không thích hợp lẫn nhau, chỉ một thể xác không thể trả hết được, mà phải cần đến nhiều xác thân khác nhau thì nghiệp mới biểu hiện được. Đây là những trách nhiệm dính líu với những linh hồn khác, nhưng tất cả những linh hồn đó lại không thể tái sinh cùng một lúc. Có nghiệp phải trả nơi một quốc gia hoặc trong phạm vi một xã hội đặc biệt, trong khi cá nhân đó cũng có nghiệp phải trả ở một môi trường hoàn toàn khác. Cho nên chỉ có một phần trong toàn thể nghiệp quả của một người có thể trả được trong mỗi kiếp sống, phần nghiệp này do Đấng Chưởng Quản Nhân Quả (the Great Lords of Karma) chọn lọc (điều này sẽ được trình bày về sau), và linh hồn được đưa đến tái sinh trong một gia đình, một quốc gia, và một xác thân thích hợp, hầu làm cạn bớt tổng số nghiệp. Tổng số nghiệp này xác định thời gian cho mỗi kiếp đặc biệt, tạo cho xác thân những đặc tính, năng lực và giới hạn; mang tới cá nhân ấy những linh hồn mà họ có bổn phận trang trải nghiệp, đi đầu thai trong khoảng thời gian một kiếp sống; bao quanh cá nhân ấy trong sự liên hệ cha mẹ, thân quyến, bạn bè và kẻ thù. Chúng còn xác định những điều kiện xã hội, nơi người ấy sinh ra, trong hoàn cảnh yên ổn hay dẫy đầy bất trắc. Năng lượng của thể trí được chọn lọc để họ có thể biểu lộ nhờ vào cách sắp xếp não bộ và hệ thần kinh; phối hợp các nguyên nhân đưa đến kết quả đau buồn hay vui vẻ trong những hoạt động bên ngoài, để họ có thể trả quả trong một kiếp sống. Tất cả những sự việc đó là nghiệp đã ‘‘chín mùi’’, (the ripe Karma) mà một nhà chiêm tinh đủ trình độ có thể tính toán và phác họa qua lá số tử vi. Trong tất cả điều này, con người không có quyền chọn lựa; tất cả được định đoạt từ quá khứ, và họ phải giải tỏa hết những món nợ nghiệp quả mà họ đã vay mượn.

Như ta biết, thể xác, vía và trí mà linh hồn sử dụng cho kiếp sống mới, là kết quả trực tiếp của quá khứ, chúng hợp thành một phần rất quan trọng của nghiệp quả chín mùi. Chúng giới hạn linh hồn trong mọi khía cạnh; quá khứ trỗi dậy chống lại họ. Người khôn ngoan biết không thể trốn tránh nhân quả, vui vẻ chấp nhận chúng, và chuyên cần làm việc để cải tiến cho tốt đẹp hơn.

Có một loại nghiệp quả chín mùi khác vô cùng quan trọng của những hành động không thể tránh khỏi. Mọi hành động là sự biểu hiện sau cùng của một loạt những tư tưởng, thử mượn cách trình bày trong hóa học để nói về điều này. Chúng ta có một dung dịch bão hòa[94] (saturated solution) của tư tưởng, do đã thêm vào đó từ tư tưởng này đến tư tưởng kia cùng loại, cho đến khi một tư tưởng khác, hoặc là một sự rung động kích thích từ bên ngoài, như chất xúc tác, sẽ làm đông đặc lại toàn thể, như thế hành động là sự diễn tả những tư tưởng. Nếu chúng ta kiên trì lặp lại mãi những tư tưởng cùng loại, thí dụ ý nghĩ trả thù, cuối cùng chúng ta sẽ tiến đến điểm bão hòa, khi đó bất cứ một kích động nào cũng sẽ làm đông đặc lại thành hành động, và gây nên tội ác. Ngược lại, ta có thể bền chí nuôi dưỡng tư tưởng giúp đỡ người khác đến mức bão hòa, khi có một tác nhân kích thích của cơ hội đưa đến, chúng kết tinh lại qua một hành động anh hùng nghĩa hiệp. Một người có thể mang theo trong họ vài nghiệp quả đã chín mùi thuộc loại này, và sự rung động đầu tiên khi chạm đến cái khối tư tưởng đang sẵn sàng kết tinh thành hành động, sẽ thúc giục họ thực hiện một cách máy móc, không kịp suy xét. Họ không thể dừng lại để suy nghĩ, vì đang ở trong trạng thái mà sự rung động đầu tiên của trí năng sẵn sàng gây ra hành động. Họ đang ở trên một điểm thăng bằng, giống như đang ở giữa hai đòn cân, chỉ một xung lực nhẹ cũng đủ làm mất quân bình. Trong những trường hợp này, người thiếu hiểu biết sẽ ngạc nhiên, sửng sốt về hành động gây nên tội ác như vậy. Nếu sự kiện này xảy ra cho việc tốt lành, họ cũng cảm thấy kỳ diệu khi hoàn thành vài công việc phụng sự cao cả do lòng sùng bái. Họ nói: ‘‘Tôi đã hành động không suy nghĩ,’’ mà không biết rằng họ đã thường xuyên suy nghĩ và hành động là điều không tránh khỏi. Khi một người đã nhiều lần toan tính thực hiện một công việc gì đó, cuối cùng ý chí của họ quyết định sẽ không thay đổi, còn việc thực hiện chỉ là vấn đề cơ hội mà thôi. Khi nào con người còn có thể suy nghĩ, còn sự lựa chọn, thì con người có thể suy nghĩ theo chiều hướng mới chống lại tư tưởng cũ, và dần dần làm tiêu tan ảnh hưởng của nó bằng những tư tưởng đối nghịch. Nhưng nếu sự rung động kế tiếp của linh hồn đáp ứng lại với tác nhân kích thích và gây ra hành động, thì không còn lựa chọn được nữa.

Ở đây, một vấn đề cũ kỹ được đưa ra tìm giải pháp là sự bắt buộc và tự do ý chí. Khi sử dụng tự do ý chí, con người sẽ dần dần tạo nên những điều bắt buộc cho mình. Giữa hai thái cực, tự do ý chí và điều bắt buộc, có nhiều giải pháp kết hợp, gây nên sự tranh chấp từ bên trong nội tâm. Khi chúng ta liên tiếp tạo thói quen và lặp lại mãi những hành động có mục đích do ý chí hướng dẫn, thì thói quen trở nên một giới hạn, và chúng ta hành động một cách máy móc. Có thể ta rút ra kết luận rằng thói quen là điều không tốt, và ta bắt đầu thay đổi chúng bằng những tư tưởng đối nghịch. Sau nhiều cố gắng làm cho thói quen dần dần mất hiệu lực, khi đó những dòng tư tưởng xoay chiều, và chúng ta sẽ thu hồi lại đầy đủ sự tự do; nhưng phải coi chừng một sự trói buộc khác dần dần được tạo ra. Như vậy những hình tư tưởng cũ còn tồn tại và giới hạn khả năng suy nghĩ của ta, chúng biểu lộ như là những thành kiến cá nhân hoặc quốc gia. Phần đông vì vô minh, không hiểu được sự hạn chế này, nên vẫn âm thầm bị chúng xiềng xích trói buộc. Những người đã học được sự thật về bản chất của chúng, sẽ được tự do. Sự cấu tạo não bộ và hệ thống thần kinh là một trong những điều trọng yếu nhất của đời sống con người; đây là điều mà ta khó lòng tránh khỏi do những tư tưởng quá khứ; hiện tại chúng giới hạn ta và là những nỗi bực mình thường quấy rối ta. Chúng có thể được cải tiến chậm chạp và từ từ; những giới hạn có thể được bành trướng dần dần, nhưng không thể chuyển hóa thình lình.

Một hình thức khác của nghiệp quả chín mùi là những tư tưởng tội lỗi thời quá thứ, hợp thành một lớp vỏ cứng rắn của thói quen xấu xa, vây quanh con người, giam cầm và làm thành một cuộc sống xấu ác. Những hành động là hậu quả của nghiệp quá khứ không sao tránh khỏi như vừa giải thích; những nghiệp này có thể đã bị hoãn lại vài kiếp, vì chưa có cơ hội thuận tiện để biểu lộ. Trong lúc đó, linh hồn vẫn phát triển và đạt được phẩm chất cao quí. Trong một kiếp nào đó, khi có cơ hội, lớp vỏ cứng của tội lỗi quá khứ bị phá vỡ, nghiệp báo phải trả, mặc dù linh hồn đã có tiến bộ sau này, nhưng không thể ngăn cản được; ví như gà con sắp nở, nó núp bên trong ngục tù của vỏ trứng, mà chỉ có bên ngoài mới có thể trông thấy cái vỏ mà thôi. Sau một thời gian, nghiệp quả này đã trả xong, có vài sự việc tình cờ đưa tới – như một lời dạy của một bậc Thầy cao cả, một quyển sách, một bài thuyết giảng đạo lý – phá vỡ cái vỏ và linh hồn được tự do. Sự chuyển đổi này thật hiếm có, bất ngờ và lâu dài; một điều ‘‘huyền diệu của ân huệ thiêng liêng,’’ nhờ đó, chúng ta biết lắng nghe; đây là sự kiện hoàn toàn dễ hiểu đối với người đã thấu hiểu và sống theo luật nhân quả.

Tích lũy nghiệp (accumulated Karma) có đặc tính khác với nghiệp chín mùi (ripe Karma), vì nó luôn luôn có thể chuyển đổi được. Nghiệp này gồm có những khuynh hướng mạnh hay yếu tùy theo sức mạnh tư tưởng đã phát sinh ra nó. Con người có thể làm tăng cường hay làm yếu đi bằng những dòng năng lực tư tưởng mới, phát ra để tác động theo chiều hướng của chúng hay nghịch lại chúng. Nếu ta tự xét thấy có những khuynh hướng mà ta không bằng lòng, hãy cố gắng loại bỏ chúng. Thường ta bị thất bại trước những làn sóng cám dỗ quá mạnh của dục vọng lôi cuốn. Ta càng kiên trì lâu dài chống lại chúng, dù cho cuối cùng có bị ngã quỵ, nhưng ta càng tiến gần đến mục đích chế phục chúng. Mỗi lần thất bại là một nấc thang đưa đến thành công, vì năng lượng đối kháng với chúng ta sẽ bớt đi dần, và sẽ giảm rất nhiều trong tương lai. Đến đây, tạm xong phần học hỏi về nghiệp quả đang trên đường diễn tiến.

Cộng nghiệp (collective Karma) là nghiệp quả chung của một nhóm người; những lực của nghiệp quả này tác động lên mỗi cá nhân trong một nhóm, đưa đến một nhân tố mới trong nghiệp quả của cá nhân.

Ta biết, khi một số lực tác động vào một điểm, thì điểm đó sẽ chuyển động theo một hướng, do sự kết hợp tất cả các lực, chớ nó không theo một lực riêng biệt nào. Vậy nghiệp quả của một nhóm người (cộng nghiệp) là kết quả của những lực tác động, được tạo nên do nhiều cá nhân trong một nhóm, và tất cả cá nhân này phải nhận lãnh nghiệp quả cùng một phương hướng do kết quả mà lực chung đã tạo ra. Một linh hồn được thu hút bởi nghiệp quả cá nhân vào một gia đình, vì những kiếp đã qua có liên hệ mật thiết với vài linh hồn khác trong gia đình này. Thí dụ trường hợp một gia đình giàu có nhờ được thừa hưởng tài sản từ ông nội. Nhưng một người thừa kế tài sản đó đột ngột xuất hiện: người này là con chính thức của người anh cả trong gia đình nói trên, vì lúc ông anh cả chết, người ta tưởng ông ấy không có con. Thế là toàn bộ gia tài phải trao lại cho kẻ thừa kế chính thức, để lại người cha trong gia đình nói trên phải gánh nặng nợ nần. Người cha trong gia đình có dính líu trong quá khứ vài nhân quả nào đó, nên ngày nay phải gánh chịu tai họa, và hành động của ông trong quá khứ có liên hệ đến nghiệp quả chung của gia đình. Nếu chính cá nhân linh hồn được sinh ra trong gia đình ấy đã phạm điều ác trong quá khứ, thì đứa con đó phải trả quả và chịu khổ trong nghiệp quả chung của gia đình. Bằng không phải vậy, do vài ‘‘trường hợp không thể biết trước,’’ đứa con trong gia đình đó được di chuyển đi nơi khác nhờ một người nhân từ nào đó, do sự thôi thúc vô hình, nhận nó làm con nuôi và giáo dục nó nên người, vị này trong quá khứ chính là người đã mắc nợ nó.

Chúng ta thấy rõ hơn những sự việc thuộc về cộng nghiệp trong những biến cố như: tai nạn xe lửa, đắm tàu, lũ lụt, bão tố v. v… Một chuyến tàu hỏa bị nạn, tai nạn xảy ra thình lình có thể do người lái, người canh gác, giám đốc đường sắt hoặc công nhân phụ trách, tạo thành một khối tư tưởng giận dữ, bất mãn, ganh ghét tụ hội lại. Những người cùng mang nghiệp tích lũy – không nhất thiết là nghiệp quả chín mùi của họ – món nợ do việc đột ngột cắt đứt sự sống của kẻ khác trong những kiếp trước, có thể đem họ vào tai nạn này để trả. Một người khác có ý định đi chuyến xe lửa đó, nhưng không có món nợ nào trong quá khứ phải trả, nên người ấy được ‘‘Trời giúp’’ thoát nạn, nhờ trễ chuyến tàu.

Cộng nghiệp có thể đẩy một người vào nỗi bất hạnh do chiến tranh của đất nước, họ trả món nợ tiền kiếp, không nhất thiết phải là nghiệp quả chín mùi của kiếp hiện tại. Không có trường hợp trả quả nào mà con người không xứng đáng nhận chịu sự đau khổ, vì cơ hội bất ngờ đưa đến có thể giải tỏa một sự ràng buộc của kiếp trước; vậy tốt nhất hãy trả cho xong và loại trừ nó vĩnh viễn.

Các vị ‘‘Chưởng Quản Nghiệp Quả’’ là những Đấng trí tuệ siêu phàm, các Ngài ghi nhận nghiệp quả của nhân loại và điều chỉnh những tác động phức tạp của luật nhân quả. Bà Blavatsky có mô tả những vị này trong bộ Giáo Lý Bí Truyền, đó là các vị Lipika, những Đấng ghi nhận nghiệp quả, và các vị Maharajas[95] (Nam Tào Bắc Đẩu) cùng các vị phụ tá của các Ngài, những vị này là ‘‘tác nhân của nghiệp quả ở cõi trần.’’[96] Các vị Lipika thấu triệt nghiệp quả của tất cả nhân loại trên địa cầu, với sự toàn tri toàn giác, các Ngài lựa chọn và phối hợp những phần trong tổng số nhân quả của một người và thiết lập chương trình cho mỗi kiếp sống. Các Ngài đưa ra ý kiến về việc tạo nên xác thân vật chất, là y phục của linh hồn lúc tái sinh, để có thể biểu lộ khả năng cũng như hạn chế của một người. ‘‘Ý kiến’’ của các Ngài được các vị Maharajas tiếp nhận và dùng làm căn bản cho một kiểu mẫu với đầy đủ chi tiết, kế đến giao cho một trong những phụ tá của các Ngài làm bản sao; bản sao này chính là thể dĩ thái hay là thể phách (etheric double), cái khuôn của thể xác đậm đặc. Những chất liệu để tạo nên thể này được rút ra từ người mẹ và là vấn đề thuộc sự di truyền vật chất. Chủng tộc, quê hương, cha mẹ được chọn theo khả năng có thể cung cấp chất liệu thích hợp cho thể xác vật chất của linh hồn sắp tái sinh, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho đời sống lúc đầu. Sự di truyền thể chất của gia đình cho ra vài loại tính chất đặc biệt do sự kết hợp các chất liệu, như: bệnh tật di truyền, sự nhạy cảm di truyền của hệ thần kinh, tất cả biểu hiện sự phối hợp chính xác chất liệu vật chất và có khả năng truyền đạt. Một linh hồn có thể trí và thể vía phát triển đặc biệt, cần một thể xác có những tính chất đặc biệt để biểu lộ, sẽ được đưa đến những cha mẹ cho di truyền vật chất có thể đáp ứng những điều kiện này. Như một linh hồn có khả năng tiến bộ cao về âm nhạc, có thể được hướng dẫn tái sinh vào một gia đình nhạc sĩ, để được cung cấp chất liệu tạo thành thể dĩ thái và thể xác sẵn sàng thích ứng với nhu cầu của nó, và loại di truyền của hệ thần kinh trang bị thật tinh tế cho nhu cầu biểu lộ năng khiếu. Một linh hồn thuộc loại rất xấu xa sẽ đầu thai vào một gia đình thô lỗ, độc ác, thể xác của họ toàn là sự phối hợp những chất thô trược, đê tiện, để đáp ứng với những rung động của chính thể trí và thể vía của họ. Một linh hồn đã không tự kiểm soát được, để cho thể vía và hạ trí dẫn dắt quá trớn chìm đắm trong rượu chè say sưa, chắc chắn sẽ tái sinh vào một gia đình có hệ thần kinh yếu kém và cha mẹ là kẻ nghiện ngập, sẽ truyền lại bệnh tật cho thể xác của nó. Các Đấng Chưởng Quản Nhiệp Quả chỉ đạo và điều chỉnh những phương tiện cho đến cuối cùng, để bảo đảm sự thực thi công lý. Còn linh hồn vẫn mang theo tài sản nghiệp quả, những khả năng cũng như dục vọng của nó, và nó sẽ nhận được một thể xác thích hợp cho sự biểu lộ của những thể cao hơn.

Linh hồn phải trở lại cõi trần đến khi nào đã trả xong các món nợ đời, cũng như đã chấm dứt nghiệp quả cá nhân, và trong mỗi kiếp luân hồi, tư tưởng và dục vọng của cá nhân lại phát sinh nghiệp quả mới. Câu hỏi có thể được đặt ra là: ‘‘Làm thế nào để chấm dứt sự trói buộc này? Làm sao linh hồn được giải thoát?’’ Vậy chúng ta phải đề cập đến sự ‘‘chấm dứt nghiệp’’, và nghiên cứu về sự kiện này.

Trước tiên chúng ta phải nắm vững yếu tố ràng buộc của nhân quả. Năng lực hướng ngoại của linh hồn trói buộc nó với vài đối tượng, sự ràng buộc này kéo linh hồn đến với đối tượng mà nó ưa thích. Chừng nào linh hồn còn đeo níu vào bất cứ một đối tượng vật chất nào, nó phải bị lôi kéo đến nơi có thể đạt được đối tượng đó. Nhân quả tốt cũng như nhân quả xấu đều trói buộc linh hồn. Bất cứ sự ham muốn nào ở cõi vật chất hay ở cõi thiên đàng, đều lôi kéo linh hồn đến cõi đó để thụ hưởng.

Chính dục vọng thúc đẩy hành động, vậy một hành động được thực hiện không phải vì lợi ích cho chính nó mà là để cho dục vọng đạt được những kết quả của nó, nói theo danh từ kỹ thuật là vui hưởng kết quả của hành động. Con người làm việc, không phải vì họ thích đào đất, xây cất, hay dệt vải mà để hưởng kết quả do sự đào đất, xây cất, dệt vải đem lại dưới hình thức tiền bạc hay tài sản. Một luật sư biện hộ không phải để trình bày rõ ràng các sự kiện, mà là vì tiền bạc, danh tiếng, địa vị. Phần đông con người đang làm việc để đạt những điều gì đó, và bị thúc đẩy do lòng mong muốn đạt được kết quả, chớ không do một nhiệm vụ đặc biệt. Sự ham muốn thu thập kết quả thúc giục họ hoạt động, để rồi vui hưởng kết quả như là phần thưởng của sự cố gắng.

Dục vọng là yếu tố trói buộc chúng ta vào nghiệp quả. Khi một linh hồn không còn ham muốn bất cứ điều gì ở cõi trần hay cõi thiên đàng, thì mọi điều ràng buộc với bánh xe luân hồi trở lại ba cõi sẽ được tháo gỡ. Hành động tự nó không có năng lực trói buộc linh hồn, vì khi đã hoàn tất, hành động tự biến ngay vào dĩ vãng. Nhưng tham vọng phục hồi kết quả không ngớt thúc đẩy linh hồn lao vào những hoạt động khác, và những sợi xích trói buộc mới liên tục được trui rèn.

Chúng ta không nên cảm thấy tiếc khi thấy những người bị sức mạnh của dục vọng liên tục thúc đẩy vào hành động; vì nhờ dục vọng, họ chiến thắng tính lười biếng, sự uể oải, tính ù lì[97] và thúc giục con người hoạt động để có được kinh nghiệm. Hãy để ý người hoang dã, họ lười biếng nằm ngủ trên cỏ dại; họ bị bắt buộc phải hoạt động do cái đói, do ham muốn có thức ăn và phải tập kiên nhẫn, khéo léo, chịu đựng. Nhờ đó, thể trí của họ phát triển, nhưng khi đã thỏa mãn nhu cầu, họ chìm đắm trở lại trong sự mơ màng như loài thú. Biết bao khả năng trí tuệ được tiến bộ trọn vẹn do sự kích thích của dục vọng, biết bao điều hữu ích do lòng háo danh, muốn để lại tiếng tăm sau khi chết. Ngay đến khi con người tiến gần đến thiêng liêng, họ vẫn cần sự thúc giục của ham muốn, và ham muốn trở nên trong sạch hơn, bớt ích kỷ hơn khi họ tiến lên cao. Dù sao, dục vọng thấp hèn vẫn trói buộc con người vào vòng luân hồi, nếu muốn giải thoát, phải tiêu diệt chúng.

Khi một người khởi sự ước mong được giải thoát, họ được chỉ dạy phải thực hiện sự ‘‘từ bỏ những thành quả của hành động,’’ như thế, họ phải dần dần loại hết những khát khao chiếm hữu bất cứ một sự vật nào. Trước hết phải suy nghĩ kỹ và tự nguyện từ bỏ những đối tượng vật chất, và tập thói quen hài lòng mà không cần sự vật đó. Sau một thời gian, họ không cảm thấy thiếu vắng sự vật đó và lòng ham muốn sự vật đó hầu như biến mất khỏi tâm trí. Vào giai đoạn này, họ cần rất thận trọng, không xao lãng bất cứ một nhiệm vụ nào, bởi vì họ phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ với sự chú tâm chân thành, trong khi vẫn hoàn toàn lãnh đạm đối với sự hưởng thụ kết quả của việc làm. Khi con người đã đạt được sự việc này một cách hoàn hảo, không còn một điều ham muốn hay ghét bỏ đối với bất cứ đối tượng nào, họ sẽ không còn tạo nghiệp quả nữa. Con người cũng không đòi hỏi một điều gì nơi cõi trần hay cõi thiên đàng và không bị lôi cuốn vào cõi nào cả. Khi họ không còn ham muốn điều gì thì tất cả những sự kết nối họ với mọi sự vật đã được cởi bỏ, đến đây cá nhân không còn gây nghiệp quả mới nữa.

Không những linh hồn phải chấm dứt tạo ra sợi xích mới mà còn phải cởi bỏ sợi xích cũ, hoặc để sợi xích cũ hao mòn dần, hay cẩn thận chặt đứt nó.

Trí thức rất cần thiết để bẻ gãy sợi xích này; người trí thức có thể nhìn về quá khứ để thấy rõ những nguyên nhân đang tác động, tạo ra kết quả trong hiện tại. Thí dụ một người đang nhìn về quá khứ, xuyên qua những kiếp đã trải, và thấy có vài nguyên nhân nào đó sẽ đem đến một biến cố trong tương lai; giả sử nguyên nhân này là tư tưởng oán ghét một kẻ nào đã làm tổn thương anh ta, và tư tưởng oán ghét này sẽ gây sự buồn khổ cho người đã làm hại anh ta trong vòng một năm tới. Anh ta có thể khởi sự tạo nên một nguyên nhân mới xen lẫn vào nguyên nhân quá khứ, từ đó làm mất tác dụng của nguyên nhân quá khứ bằng những tư tưởng yêu thương mạnh mẽ cùng với thiện ý chấm dứt sự oán ghét. Điều này sẽ ngăn chận được biến cố đáng lẽ xảy ra, làm phát sinh một nghiệp quả mới. Như thế, con người có thể vô hiệu hóa năng lực phát sinh từ quá khứ bằng cách đưa ra những năng lực tương đương và đối nghịch; phương pháp này chính là ‘‘tri thức giải trừ nghiệp chướng.’’ Theo cách này, con người có thể chấm dứt nghiệp quả phát sinh trong kiếp hiện tại, và không gây nên hậu quả trong những kiếp tương lai.

Đến giai đoạn này, có thể con người vẫn còn bị trở ngại bởi trách nhiệm đối với những linh hồn khác trong các kiếp trước, do những điều sai trái đối với họ, do những bổn phận chưa trả xong. Với sự hiểu biết, người ấy có thể tìm những linh hồn đó, nếu họ đang sống cùng thời tại cõi trần hoặc ở một trong hai cõi kia, để tạo cơ hội giúp ích họ. Nếu một trong những linh hồn mà người ấy mang nợ, tái sinh đồng thời với người ấy, thì người ấy có thể tìm họ để thanh toán nợ cho xong, để có thể tự giải thoát khỏi sự trói buộc của nghiệp quả. Sự kiện không vướng mắc vào những biến cố, có thể là điều cần thiết cho sự chọn lựa tái sinh, nhưng cũng có thể ngăn trở cho đời sống tương lai. Con đường mà những nhà huyền bí học đã chọn thật lạ lùng, rắc rối, đôi khi khó giải thích như trường hợp sau: một người trí thức có quan hệ rất mật thiết với vài người khác, mà người bàng quan kém hiểu biết phê bình rằng anh ta kết bạn với những người không xứng đáng, nhưng thật ra nhà huyền bí học đang âm thầm làm việc theo chiều hướng của trách nhiệm nhân quả, nếu không, nghiệp vướng mắc này sẽ làm chậm trễ sự tiến bộ tâm linh của anh ta.

Người chưa đủ hiểu biết để xem xét lại các kiếp sống đã qua, nếu muốn làm vơi bớt những nguyên nhân đang kết trái trong hiện tại, thì có thể nghiên cứu cẩn thận những sự việc mà họ đã nhớ, ghi lại những trường hợp họ đã làm sai đối với người khác, và những trường hợp họ bị người khác làm đau buồn. Trường hợp thứ nhất, muốn giải trừ nghiệp quả họ phải ban ra thật nhiều tình thương và phục vụ, đồng thời thực hiện công tác phụng sự cho những kẻ bị tổn thương, ở bất cứ nơi đâu, nếu có thể. Trường hợp thứ hai, nên đưa ra những tư tưởng khoan dung, tha thứ và thiện chí. Cách này sẽ làm giảm đi sự ràng buộc của nghiệp quả, và giúp họ tiến gần đến giải thoát.

Những người sùng đạo vâng theo lời giáo huấn của các vị thầy trong tôn giáo, thường lấy ân đáp oán; một cách vô thức, họ làm vơi được những nghiệp quả phát sinh ở hiện tại, nếu không, chúng sẽ gây ra hậu quả trong tương lai. Không ai có thể đan sợi dây oán ghét trói buộc quí vị, nếu quí vị từ chối không đóng góp những t*o dây oán hận cho họ đan, và cố gắng kiên trì vô hiệu hóa mỗi lực oán hận bằng một tư tưởng đầy thương yêu. Hãy để linh hồn chiếu diệu tình yêu và từ ái ra mọi hướng, như thế tư tưởng oán ghét không còn nơi bám trụ. Tất cả các bậc Thầy cao cả đều thông hiểu luật, và những huấn thị của các Ngài được căn cứ theo đó, những người tôn kính và sùng bái các Ngài đều tuân theo sự hướng dẫn hữu ích đúng theo luật thiên nhiên, mặc dù họ không hiểu biết gì về những chi tiết mà luật tác động.

Một người kém học thức, nhưng thực hành đúng theo cách thức mà một nhà khoa học chỉ dẫn, thì có thể đạt được kết quả do sự thực hành theo định luật thiên nhiên, bất chấp sự dốt nát về khoa học; nguyên tắc này cũng áp dụng được ở những thế giới bên ngoài cõi vật chất. Nhiều người không có thời giờ nghiên cứu, họ chấp nhận một cách không suy nghĩ các nguyên tắc do những người thông hiểu hướng dẫn hạnh kiểm họ trong đời sống hàng ngày, điều này có thể trang trải một cách vô thức những ràng buộc nhân quả của họ.

Ở những nước mà người bình dân và lao động có đức tin vào luân hồi nhân quả, thì họ sẽ bình thản chấp nhận những xáo trộn trong cuộc sống. Người nghèo khổ bất hạnh không oán trách Thượng Đế, cũng không thù ghét chống đối người láng giềng giàu có. Họ chấp nhận cuộc sống khó khăn, coi đó là hậu quả của những lỗi lầm tiền kiếp, và cố gắng hết sức mình để tạo đời sống khá hơn. Như thế, họ tìm được sự bình an; trong khi người thiếu đức tin và thiếu hiểu biết tự gia tăng phiền muộn cho hoàn cảnh khổ sở nặng nề. Họ nhận thức rằng: nhân quả đã mang đau khổ cho họ do lỗi lầm quá khứ, thì chắc chắn sẽ mang đến hạnh phúc tương lai nếu họ phấn đấu gieo trồng giống tốt kiếp này. Quan điểm triết lý đó sẽ đem lại sự ổn định xã hội. Người nghèo khó và người thất học không thể nghiên cứu sâu xa vấn đề siêu hình, nhưng họ nắm vững các nguyên tắc thật giản dị, như mọi người được tái sinh nhiều kiếp, mỗi kiếp kế tiếp nhau là cái khuôn đúc của kiếp trước đó. Đối với họ, vấn đề luân hồi là sự kiện chắc chắn, không ai tránh khỏi, cũng như mặt trời mọc và lặn mỗi ngày, là một phần trong sự vận hành của thiên nhiên, nghịch lại nó là sự biếng nhác, bực dọc hoặc nổi loạn. Khi Minh Triết Thiêng Liêng phục hồi các chân lý cổ này và hoà nhập vào đúng vị trí của tư tưởng Tây Phương, thì đường hướng tác dụng của chúng dần dần thích nghi với các tầng lớp xã hội trong các nước Cơ Đốc Giáo, sự hiểu biết về bản chất của đời sống và sự chấp nhận có hậu quả của nghiệp quá khứ được truyền bá rộng rãi. Chân lý này cũng sẽ phá tan sự thao thức bất mãn của con người, chủ yếu do thiếu kiên nhẫn và mất niềm tin về sự sống quá ư khó hiểu, bất công, không điều khiển được. Tuy nhiên, tất cả những điều xáo trộn này sẽ được thay thế bằng sức mạnh yên tĩnh, kiên nhẫn của một trí tuệ quang huy và một nhận thức về luật nhân quả, sự nhận thức này biểu thị đặc điểm sinh hoạt quân bình của lý trí, của những người cảm thấy rằng họ đang tiến về sự trường tồn.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |