Jump to content

Advertisements




Câu nầy dùng chữ sai


34 replies to this topic

#16 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 05:33

Tiếng Tàu một chữ có rất nhiều nghĩa nên rất rắc rối khi diển tả không rõ ràng. Tiền nhân người Việt biết rõ điều đó nên khi mượn tiếng Tàu biến nó thành tiếng Hán Việt thì loại bỏ những nghĩa khác và chỉ dùng nó với một ý nghĩa diển đạt chính sát trong tiếng Việt. Thời sau này chẳng biết tại sao lại dùng ghép tiếng Tàu lộn sộn tạp nham rất khó hiểu.

#17 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 06:17

Sẳn đây cũng nêu lên những chữ điệp âm như "lộn sộn" hay nên viết là lộn xộn? Cái này vốn là lập lại điệp âm của chữ nên rất khó phân biệt nên dùng âm s hay x tuỳ theo từng vùng. Có thể chữ nguyện thuỷ là từ chữ (hổn) độn (沌) nhưng qua phát âm tiếng Việt và điệp âm vớí lộn đã biến âm thành xộn hay sộn .

#18 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 07:03

QUA ĐÈO NGANG, một bài thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan, học trong giờ Kim Văn lớp đệ Lục ( là lớp 7 bây giờ ) :

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ dùng trong bài thơ này là :

1/ Điệp âm và điệp ngữ như trong câu :
- Cỏ cây chen lá, đá chen hoa ( từ chen )
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ( từ quốc )
- Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ( từ gia )

2/ Đảo ngữ như trong câu :
- Lom khom dưới núi, tiều vài chú ( ngụ ý là có vài chú tiều phu, nhưng câu này Bà Huyện đã dùng đảo ngữ là tiều vài chú )
- Lác đác bên sông, chợ mấy nhà ( câu này cũng dùng biện pháp tu từ đảo ngữ tương tự chợ mấy nhà )

-------------------------------------

Lộn xộn chứ không phải lộn sộn.

#19 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 07:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 04/01/2018 - 05:33, said:

...... Thời sau này chẳng biết tại sao lại dùng ghép tiếng Tàu lộn sộn tạp nham rất khó hiểu.

Là bởi vì : "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" Thi vào ngành Sư Phạm có 3 môn mà tổng điểm có 9 điểm vẫn đậu ( trung bình mỗi môn có 3 điểm ) thử hỏi sau khi ra trường các " con chuột cùng sào " này dậy dỗ cái gì đây ??? !!!

#20 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 08:55

Tiếng Việt áp dụng quẻ lục hào gồm sáu hào: sắc huyền hỏi ngã nặng không.

Sửa bởi TieuDaoDu: 04/01/2018 - 09:03


#21 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 11:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDaoDu, on 04/01/2018 - 08:55, said:

Tiếng Việt áp dụng quẻ lục hào gồm sáu hào: sắc huyền hỏi ngã nặng không.
Cái này phải hỏi mấy ông cố đạo phiên âm chữ Việt qua mẫu tự Latin .

#22 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 12:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 04/01/2018 - 07:03, said:


Lộn xộn chứ không phải lộn sộn.
Tra tự điển tiếng Nôm không có chữ sộn hay xộn, cã hai chữ đều không có ý nghĩa gì nên tôi cho là tuỳ âm thổ địa phương mà thôi, không có qui luật chữ nào đúng nhưng đa số viết lộn xộn. Cũng như chữ sồn sồn hay xơn xớt không có trong tự điển mà chỉ dùng trong đối thoại nói chuyện nên viết xồn xồn thì cũng chẳng thể cho là sai mà chỉ là thiểu số hay đa số phiên âm theo kiểu nào thôi.

#23 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 12:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 04/01/2018 - 11:47, said:


Cái này phải hỏi mấy ông cố đạo phiên âm chữ Việt qua mẫu tự Latin .

Em chém gió vui thôi bác hihihi


#24 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 12:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 04/01/2018 - 11:47, said:

Cái này phải hỏi mấy ông cố đạo phiên âm chữ Việt qua mẫu tự Latin .
Hè hè, tui thì "dốt đặc cán mai" về dịch nên chẳng dám bàn, thôi thì cố gắng giải thích hén.

Các dấu SẮC ; HUYỀN ; HỎI ; NGÃ ; NẶNG dùng để BIẾN ÂM và BIẾN ĐỔI Ý NGHĨA của một từ, ví dụ :

Âm không có dấu thì là âm ( thanh ) hay thời gian - âm ỷ

Âm --> đi với dấu SẮC : thì đã phát âm khác và mang ý nghĩa khác - ấm ( áp ), ý nói về sự nóng lạnh, nhiệt độ.

Âm --> đi với dấu HUYỀN : thì đã phát âm khác và mang ý nghĩa khác - ầm ( ỹ, ầm ầm ), ý nói về tiếng động, âm thanh.

Âm --> đi với dấu HỎI : thì đã phát âm khác và mang ý nghĩa khác - ẩm ( ướt ), ý nói về trạng thái khô hay ướt.

nên nếu có so sánh thì trong văn mạch và hoàn cảnh này thì ví dụ như từ ÂM là một chính tinh, các dấu SẮC ; HUYỀN ; HỎI ; NGÃ ; NẶNG là các phụ tinh, ví dụ như :

Tử vi đi với Tả, Hữu --> tính chất khác với Tử vi đơn độc.
Tử vi đi với Địa kiếp --> tính chất khác với Tử vi đơn độc.
v.v...

#25 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 12:32

Vô Danh Thiên Địa said:

Tra tự điển tiếng Nôm không có chữ sộn hay xộn, cã hai chữ đều không có ý nghĩa gì nên tôi cho là tuỳ âm thổ địa phương mà thôi,
không có qui luật chữ nào đúng nhưng đa số viết lộn xộn.


Tuy là tùy theo cách phát âm địa phương, nhưng hồi nhỏ giờ viết CHÁNH ( từ trong miền Nam ) hay CHÍNH ( từ miền Bắc ) TẢ thì thầy cô dậy rằng : LỘN XỘN chứ không viết là LỘN SỘN.


Vô Danh Thiên Địa said:

Cũng như chữ sồn sồn hay xơn xớt không có trong tự điển mà chỉ dùng trong đối thoại nói chuyện nên viết xồn xồn thì cũng chẳng thể cho là sai mà chỉ là thiểu số hay đa số phiên âm theo kiểu nào thôi.

Trong văn nói và văn viết có khác nhau. Chữ SỒN SỒN --> nhằm chỉ độ tuổi trung niên, ví dụ : mấy cha nội sồn sồn là hay kiếm chuyện ( hay rậm rịch ) - cái này là văn nói hổng phải văn viết

Còn chữ XỒN XỒN tui không biết dùng trong hoàn cảnh nào ??? cái này là do lão chế tác ra !!!

#26 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 12:58

Tui chỉ nêu các vấn đề trong phiên âm tiếng Việt trong mẫu tự Latinh chứ đâu có chế chữ lão . Tui vẩn viết theo âm sồn sồn (chắc xuất phát từ chữ Pháp). Sồn sồn và xồn xồn là phiên âm chứ không phải văn viết đâu mà chế chữ .
Sẳn nói về Dịch thì có điều này cũng nêu ra vì tôi hay dùng nó trong bói Dịch ngày xưa đó là ngôn ngữ ta dùng xuất phát từ tiềm thức từ đó mà đoán quẻ Dịch theo câu văn . Ví dụ như chữ lộn xộn thì nó đi vớí xáo trộn nên khi viết dùng vần x của chữ xộn theo chữ x của xáo trộn.
Còn lộn sộn vần s thì là sồn sồn nhiều chuyện hay so le không đều , không ngay hàng .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 04/01/2018 - 13:21


#27 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 13:54

Tôi là người miền Nam. Trước đây tôi được thầy giáo dạy phát âm và viết cho đúng chánh tả, đến hôm nay tôi vẫn còn dùng các chữ nghĩa ấy. Hiện thời tôi nghe người miền Bắc và miền Nam phát âm khác nhau dẫn đến lối viết cũng khác nhau. Có rất nhiều dị biệt nhưng ở đây tôi chỉ nêu cách phát âm chữ S và chữ X. Vì không phải là người nghiên cứu ở lĩnh vực từ ngữ nên không biết đúng - sai như thế nào, tôi thử đưa lên một vài từ, ngữ để các bạn nhận xét (Trước là cách viết của người miền Nam, sau là cách viết của người miền Bắc). Viết như thế nào cho đúng?
- Tương lai sáng lạng - Tương lai xán lạn
- Chia xẻ - Chia sẻ
- Chia bùi xẻ ngọt - Chia bùi sẻ ngọt
- Suông sẻ - Suôn sẻ
- Sàm sở - Xàm xở
- Xám xịt - Sám sịt
- Con lợn sề - Con lợn xề
- Se duyên kết tóc - Xe duyên kết tóc
- Gió se se lạnh - gió xe xe lạnh
- Xử dụng - Sử dụng
- v..v...

Sửa bởi baphai: 04/01/2018 - 14:16


#28 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 14:16

Theo tôi cần phải viết theo ý nghĩa của chữ đã định nghĩa trong tự điển, khi chữ đó không có trong tự điển mớí xét đến cách viết theo điệp vận hay phát âm của địa phương ví dụ như chia xẻ thì chữ xẻ là cắt , chia ra nên không thể viết chia sẻ được, chữ sẻ ghép vơí chữ chia không có ý nghĩa gì. Tất cã các chữ khác cũng theo phương pháp này.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 04/01/2018 - 14:26


Thanked by 3 Members:

#29 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 14:56

Tôi thấy hiện nay có một vài từ đã bị bỏ ra khỏi từ điển. Ví dụ như chữ giòng đã bị thay toàn bộ bằng chữ dòng
- Trước năm 1975 thầy tôi dạy: chữ dòng dùng nó vào những gì có thực như dòng người, dòng xe, dòng sông, dòng nước, dòng chữ,.... còn chữ giòng có ý trườu tượng như giòng đời, giòng họ, giòng giống.... Thế nhưng hiện nay họ thay tất tần tật bằng một chữ dòng: dòng đời, dòng họ, dòng giống...
Các bạn nào tìm dùm tôi có bài viết nào còn dùng chữ giòng ?

Chú thích: chữ giòng chứ không phải chữ giồng nha!

Sửa bởi baphai: 04/01/2018 - 15:01


Thanked by 2 Members:

#30 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/01/2018 - 21:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 04/01/2018 - 07:26, said:

Là bởi vì : "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" Thi vào ngành Sư Phạm có 3 môn mà tổng điểm có 9 điểm vẫn đậu ( trung bình mỗi môn có 3 điểm ) thử hỏi sau khi ra trường các " con chuột cùng sào " này dậy dỗ cái gì đây ??? !!!

Dạ, đúng rồi.
Tùy mỗi thời, mỗi giai đoạn mà có những câu nói khác nhau:
-Nhất Y, Nhì Dược, Tạm được Bách Khoa, Tránh xa Sư Phạm
-Nhất Y, Nhì Tin (học), Tam Kinh (tế), Tứ Luật






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |