Jump to content

Advertisements




Hương vị tình yêu và cuộc sống


215 replies to this topic

#196 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50192 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 22/08/2012 - 21:18

cái bài vừa rồi của sunrise gần giống với một bức thư của mình đã gửi cho một người (có câu giống hệt)...Phải chăng khi yêu thì phụ nữ đều giống nhau nhỉ?

Thanked by 7 Members:

#197 Sunrise85

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 65 Bài viết:
  • 201 thanks

Gửi vào 23/08/2012 - 08:50

Sunrise cũng nghĩ thế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...Khi yêu, hầu hết mọi người đều giống nhau và phụ nữ thì càng "the same".

Thanked by 4 Members:

#198 Sunrise85

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 65 Bài viết:
  • 201 thanks

Gửi vào 01/09/2012 - 23:51

Chào anh Libra và mọi người. ^^
Sao em không thấy anh Libra viết bài nữa nhỉ? Hic.

Thanked by 4 Members:

#199 Light

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 66 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 13:01

‎"Khi hai người yêu nhau thật sự cởi mở với nhau, khi họ không sợ lẫn nhau và không che giấu điều gì với nhau, đó là thân thiết. Khi họ có thể nói từng hay mọi điều mà không sợ rằng người kia sẽ bị xúc phạm hay tổn thương...
Nếu người yêu nghĩ rằng người kia sẽ bị xúc phạm hay tổn thương thì thân thiết chưa đủ sâu, đó chỉ là một loại dàn xếp mà thứ gì đó có thể bị tan vỡ bởi bất kì cái gì.
Khi hai người yêu nhau bắt đầu cảm thấy rằng không có gì để che giấu và mọi thứ có thể được nói, thì tin cậy đã đạt tới chiều sâu của nó. Và cho dù bạn có nói hay không thì người kia vẫn sẽ biết, vậy thì cả hai đã bắt đầu trở thành một".
(Osho)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi HannahPham: 13/09/2012 - 13:08


#200 Light

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 66 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 13:48

Thưa Thầy kính yêu,


Yêu nghĩa là gì?

Prem Jyoti, yêu có các nghĩa khác nhau cho tất cả mọi người. Với nhà văn, yêu là từ. Với nghệ sĩ, yêu là mầu sắc. Với diễn viên hài, yêu là tiếng cười. Với đứa trẻ nhỏ, nó là người mẹ. Với ong, nó là mật hoa. Với hoa, nó là ánh mặt trời. Và với bò cái, nó là nhiều bò đực.

Điều đó tất cả phụ thuộc vào bạn mà yêu sẽ có nghĩa gì. Yêu là chiếc thang có nhiều bậc. Tại bậc thấp nhât nó là sinh lí, sinh học, hoá học. Nó không là gì ngoài trò chơi của các hoóc môn. Đàn ông bị hấp dẫn tới đàn bà, đàn bà bị hấp dẫn tới đàn ông. Họ nghĩ họ đang rơi vào tình yêu, nhưng nếu hoóc môn có thể cười thì chúng phải cười to bên trong bạn – bạn đang bị lừa. Điều bạn gọi là tình yêu thì không là gì ngoài sự hấp dẫn giữa các hoóc môn đực và cái. Nó là hoá chất thuần khiết; tại điểm thấp nhất nó không nhiều hơn điều đó. Nó mang tính con vật, nó là thèm khát.

Và hàng triệu người chỉ biết tình yêu ở mức thấp nhất của nó. Bởi vì những người này đã nảy sinh một tín ngưỡng lớn về từ bỏ tình yêu. Những người nghĩ rằng thèm khát là tình yêu đã tạo ra tôn giáo lớn trong đó tình yêu phải bị từ bỏ. Cả hai đều sai, bởi vì cả hai đều đã chấp nhận bậc thang thấp nhất dường như nó là tất cả. Nó không phải vậy.

Nếu bạn đi lên cao hơn chút ít, tình yêu của con người với âm nhạc không phải là hoá chất, nó không phải là mang tính hooc môn, nó không có tính sinh lí; nó có tính tâm lí. Tình yêu của con người với hoa không thể qui giản về dâm dục được. Tình yêu của con người với hội hoạ… đã có những hoạ sĩ đã hi sinh toàn thể cuộc đời mình chỉ để vẽ.

Vincent van Gogh, một trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất, đã hi sinh bản thân mình toàn bộ chỉ để vẽ: vẽ còn quan trong hơn chính bản thân cuộc sống. Bởi vì việc vẽ ông ấy không thể làm việc được; ông ấy liên tục vẽ cho nên không có thời gian để làm việc. Anh ông ấy thường cho ông ấy đủ tiền để sống, bởi vì không ai quan tâm tới việc là hoạ sĩ của ông ấy. Và ông ấy đã là một hoạ sĩ kì lạ nữa, một thiên tài rất vĩ đại. Bất kì khi nào có một thiên tài người ta cũng phải mất hàng trăm năm để thừa nhận ông ấy. Ông ấy không phải là hoạ sĩ truyền thống. Ông ấy đã mang vào tranh vẽ cái gì đó mới, tầm nhìn mới.

Cho nên không ai đã có khả năng đánh giá được tranh của ông ấy, chúng không bán được. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng thậm chí đến một tranh cũng không bán được khi Van Gogh còn sống; bây giờ từng bức tranh của ông ấy đều đáng giá hàng triệu đô la. Chỉ vài bức còn lại, nhiều nhất là hai trăm bức – ông ấy đã vẽ cả nghìn bức. Tất cả đều thất lạc, bởi vì không ai quan tâm gìn giữ chúng.

Ông ấy thường đem tranh của mình đi cho không bạn bè, bởi vì không ai quan tâm tới tranh ông ấy; không chỉ họ không quan tâm, họ thậm chí không đủ dũng cảm để treo tranh của ông ấy trong phòng khách của mình bởi vì mọi người sẽ cười họ. Cách tiếp cận của ông ấy tới cuộc sống và tự nhiên là mới thế. Anh ông ấy thường cho ông ấy đủ tiền hàng tuần chỉ để sống. Ông ấy sẽ ăn chỉ ba ngày trong tuần; ngày thứ tư ông ấy tiết kiệm tiền để vẽ. Bây giờ bạn có thể sống theo cách này được bao lâu?

Đến lúc ông ấy ba mươi bẩy tuổi, chỉ ba mươi bẩy thôi, ông ấy tự tử. Và bức thư ngắn ông ấy đã để lại là cực kì có ý nghĩa. Ông ấy đã viết rằng “Tôi tự tử không chống lại ai cả – tôi đã không phàn nàn chống lại bất kì ai hay cuộc sống – cuộc sống đã là sự hoàn thành lớn cho tôi. Tôi tự tử bởi vì tất cả những gì tôi muốn vẽ tôi đã vẽ rồi; bây giờ chẳng có ích gì mà sống nữa. Tôi đã làm điều tôi phải tới làm; công việc của tôi đã hoàn thành.”

Ông ấy muốn vẽ mặt trời trong tất cả các khuôn mặt có thể của nó. Trong một năm ông ấy liên tục vẽ mặt trời. Ông ấy liên tục đứng dưới mặt trời ngoài không khí. Dạ dầy ông ấy trống rỗng, ông ấy đói, và mặt trời nóng… và ông ấy liên tục vẽ bởi vì không mấy thời gian còn lại. Mặt trời làm ông ấy phát điên, nó đã là quá nhiều. Và thế rồi ông ấy tự tử, bởi vì ông ấy đã vẽ mặt trời từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn, mọi khuôn mặt, mọi mầu sắc, mọi mây mù có thể. Ông ấy đã làm xong việc của mình. Ông ấy chết một cách mãn nguyện.

Bây giờ, tình yêu này cho việc vẽ, tình yêu này cho nghệ thuật, là cái gì đó cao hơn – cao hơn sinh học, cao hơn hoá chất, cao hơn sinh lí. Nó không phải là thèm khát, bạn không thể gọi nó là thèm khát được. Nó là đam mê như thèm khát hay còn nhiều hơn thế, bởi vì rất ít người chết vì người đàn bà và rất ít người chết vì người đàn ông. Nhưng người này chết vì các bức tranh của mình. Điều này mang tính tâm lí; điều này còn tốt hơn nhiều.

Nhưng vẫn có trạng thái cao hơn: tình yêu tâm linh, tình yêu của vị Phật, tình yêu của một Jesus, tình yêu của một Krishna. Nó là hoàn toàn khác. Nó thậm chí không mang tính thẩm mĩ, tâm lí; nó mang tính tâm linh. Bây giờ tình yêu có cách diễn đạt của từ bi – đam mê đã biến thành từ bi. Phật yêu toàn thể sự tồn tại, bởi vì ông ấy có quá nhiều và ông ấy phải chia sẻ nó. Ông ấy bị nặng gánh bởi tình yêu thoát ra từ ông ấy; tình yêu phải được chia sẻ với cây cối, với chim chóc, với con người, với con vật, với bất kì cái gì đến gần.

Ở mức thấp nhất khi tình yêu chỉ là thèm khát, sinh lí, nó là việc khai thác kẻ khác, nó là việc dùng kẻ khác như phương tiện. Chẳng mấy chốc nó bị kết thúc. Một khi bạn đã khai thác người đàn bà hay người đàn ông bạn mất mối quan tâm; mối quan tâm chỉ cho khoảnh khắc thôi. Khoảnh khắc người đàn bà được biết rõ với bạn thì bạn bị kết thúc với cô ấy. Bạn đã dùng người khác như phương tiện – điều này xấu, điều này vô đạo đức. Dùng người khác như phương tiện là hành động vô đạo đức nhất trong sự tồn tại, bởi vì từng con người đều là mục đích lên chính mình.

Tình yêu tâm lí biết cách hi sinh. Nghệ thuật, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, điệu vũ trở thành mục đích, chúng không còn là phương tiện nữa. Bạn trở thành phương tiện. Tình yêu sinh học qui giản người khác thành phương tiện; tình yêu tâm lí nâng người khác thành mục đích.

Nhưng trong thế giới tâm linh không có vấn đề phương tiện và mục đích, không có vấn đề về người khác; không có hai. Phật yêu sự tồn tại bởi vì Phật đã trở thành bản thân sự tồn tại. Không có vấn đề về ‘ta’ và ‘người’; nó không phải là đối thoại. Tại điểm của tâm thức tối thượng tình yêu không phải là đối thoại; không có mối quan hệ ta/người, nó không phải là mối quan hệ. Nó là việc chảy tràn thuần khiết của tình yêu.

Prem Jyoti, đó là nghĩa của tên bạn: Prem nghĩa là yêu, Jyoti nghĩa là ngọn lửa. Vị phật là ngọn lửa của tình yêu, chỉ là ngọn lửa thuần khiết không khói. Khói tới từ thèm khát. Khi không có thèm khát, khi bạn không muốn lấy cái gì từ tình yêu của mình, khi bạn đơn giản muốn cho, khi bạn cảm thấy biết ơn vì người khác chấp nhận tình yêu của bạn, ngọn lửa là không khói. Nó là thuần khiết, nó là vàng ròng.

Và bạn có biết không? – tình yêu bao giờ cũng vươn lên trên, cũng giống như ngọn lửa bao giờ cũng vươn lên trên. Ngọn lửa chưa bao giờ đi xuống dưới. Thèm khát giống như nước, nó đi xuống dưới; tình yêu giống như ngọn lửa, đám lửa, nó bao giờ cũng đi lên trên. Và giữa hai điều này là hiện tượng tâm lí: cái gì đó của thèm khát trong nó, đam mê, và cái gì đó của từ bi trong nó. Nó ở ngay giữa. Nó có phẩm chất nào đó của cái thấp hơn và phẩm chất nào đó của cái cao hơn với nó.

Do đó khi nhà thơ trong tâm trạng thơ ca của mình người đó gần như nhà huyền môn, nhưng đấy chỉ là vấn đề tâm trạng. Khi người đó không trong tâm trạng thơ ca người đó chỉ là người thường hay có thể còn bình thường hơn cái gọi là người thường. Bạn có thể đã quan sát điều đó: khi nhạc sĩ chìm ngập bản thân mình trong âm nhạc người đó vươn tới những đỉnh cao, những đỉnh cao phù du tới mức bạn có thể cảm thấy sự hiện diện của điều huyền bí lớn lao. Và cùng nhạc sĩ đó bạn có thể thấy ngồi trong khách sạn nào đó uống trà, nói đủ mọi điều vô nghĩa. Người đó có vẻ quá bình thường; bạn không thể tin được rằng con người này đã tạo ra âm nhạc hay thế, âm nhạc tinh tú thế!

Nếu bạn đọc thơ, nhà thơ dường như giống nhà tiên tri, một Kahlil Gibran. Nếu bạn đọc Nhà Tiên tri nó gần như là nhà tiên tri, nhưng nếu bạn gặp Kahlil Gibran và thấy ông ấy trong tâm trạng bình thường của ông ấy bạn sẽ ngạc nhiên: ông ấy là người rất hay giận dữ, ghen tị, cãi lộn. Ông ấy đi vào cơn thịnh nộ rất trẻ con, ném mọi thứ, rất mang tính sở hữu. Nếu bạn gặp Kahlil Gibran bạn sẽ ngạc nhiên… làm sao người này có thể viết ra cuốn Nhà Tiên tri được? – bởi vì cuốn sách vươn lên cùng tầm cao như Kinh Thánh, như Koran.

Nhưng người này không cư ngụ ở những chiều cao đó; chỉ thỉnh thoảng mây không có đó và nhà thơ có thể thấy mặt trời, đại dương, có thể thấy bầu trời rộng mở và có thể cho bạn thoáng nhìn về nó trong thơ ca của ông ấy, trong âm nhạc của ông ấy. Nhưng chẳng mấy chốc mây lại kéo tới và mặt trời không sẵn có nữa… và nhà thơ là tầm thường như bạn hay thậm chí còn tầm thường hơn, bởi vì khi bạn rơi khỏi thoáng nhìn bạn rơi vào chiều sâu, chỉ để giữ cân bằng.

Cho nên bạn có thể tìm thấy một nhà thơ say, nằm dài trong cống rãnh như con chó, hét lên những điều vô nghĩa, và cùng nhà thơ đó đem tới những bông hoa đẹp thế từ cái không biết. Cho nên ở giữa cả hai điều này sẽ có cùng nhau; nó là hiện tượng trộn lẫn. Hãy vươn lên từ cái thấp, nhưng đừng dừng lại ở giữa. Hãy cứ vươn lên cái cao nhất.

Khi tôi nói về tình yêu tôi bao giờ cũng ngụ ý cái cao nhất, với một khác biệt: khi người khác nói về cái cao nhất họ phủ nhận cái thấp nhất; tôi không phủ nhận nó, tôi chấp nhận nó. Tôi muốn dùng nó như bàn đạp. Cái thấp hơn phải được làm thuần khiết bởi cái cao hơn. Cái thấp hơn phải được biến đổi bởi cái cao hơn, không bị phủ nhận, không bị bác bỏ. Nếu bạn bác bỏ nó, nó còn dai dẳng. Nếu bạn bác bỏ nó, nếu bạn kìm nén nó, nó trả thù. Nó làm cho bạn xấu hơn bạn đã từng vậy trước đây.

Người đàn bà với đứa trẻ mới đẻ, đứng tiếp trong hàng trong phòng chờ đông đúc ở trạm của Hội phúc lợi trẻ em, được đưa vào trong văn phòng của bác sĩ bởi một cô y tá chịu trách nhiệm.

Bác sĩ khám cho đứa bé, và thế rồi hỏi người đàn bà này, “Nó ăn bằng sữa mẹ hay ăn bằng chai?”

“Ăn sữa mẹ ạ,” cô ấy đáp.

“Cô cởi áo xuống tới eo đi,” ông ta ra lệnh. Cô ấy làm vậy và ông ta kiểm tra cô ấy. Ông ta nhấn vào từng vú, tăng và giảm sức nhấn. Ông ta vắt và kéo từng đầu vú. Đột nhiên ông ta nhận xét, “Chẳng có gì ngạc nhiên đứa trẻ này đang bị suy dinh dưỡng – cô không có sữa.”

“Cũng tự nhiên thôi,” cô ấy đáp. “Tôi là cô nó, Nhưng tôi mừng là tôi đã tới.”

Nếu bạn cứ kìm nén mọi thứ, thế thì trên bề mặt bạn có thể trông như thánh nhân, nhưng chỉ trên bề mặt thôi. Tốt hơn cả hãy là tội đồ trên bề mặt và là thánh nhân ở trung tâm hơn là điều ngược lại.

Cô hầu già bước xuống phố với ánh đèn mờ thì một kẻ cướp đường nhảy xuống từ bụi cây. “Nộp tiền đây!” hắn ta ra lệnh.

“Tôi chẳng có đồng nào,” cô ấy xoay xở đáp lại.

Hắn ta tiến hành lục soát kĩ càng cô ấy. Mọi chỗ che giấu đều bị lục soát.
“Tao đoán là mày nói thật,” cuối cùng hắn lẩm bẩn một cách giận dữ. “Mày không có đồng nào theo mình cả.”

“Trời ơi,” cô ấy rền rĩ, “đừng dừng lại bây giờ! Tôi sẽ viết cho ông một séc!”

Tôi không thiên về kìm nén cái thấp hơn. Cái thấp hơn phải được nâng lên những đỉnh cao, cái thấp hơn phải được cho đôi cánh. Với sự sáng suốt, với hiểu biết, điều đó là có thể. Nếu bạn phủ nhận cái thấp hơn bạn sẽ không bao giờ có khả năng đạt tới cái cao hơn, bởi vì bậc thấp hơn là bước cần thiết. Vâng, hãy vượt ra ngoài nó, nhưng bạn có thể vượt ra ngoài nó chỉ nếu bạn không bác bỏ nó. Hãy dùng nó, nhưng hãy nhớ đừng trở nên bị ám ảnh bởi nó. Hai điều này phải được ghi nhớ: một là, không bị ám ảnh bởi nó, không dừng tại nó, và hai là, không bác bỏ và phủ nhận nó mà dùng nó làm bàn đạp.

Hãy khéo léo. Từ của Phật là upaya – khéo léo. Và khi ông ấy nói “upaya,” ông ấy ngụ ý hãy rất nghệ thuật trong việc biến đổi cuộc sống của bạn. Nó chỉ là tiềm năng, hạt mầm, nhưng nó có thể trở thành cái cây lớn và nó có thể nở hoa vào thời điểm riêng của nó. Và khi cây nở hoa, khi hàng nghìn hoa đã nảy sinh trên cành cây, có niềm vui lớn trong việc là cây, niềm cực lạc lớn lao.

Bạn cũng là hạt mầm – hãy trở thành cây. Hạt mầm có thể xấu – hạt mầm gần như bao giờ cũng hiện hữu; rễ có thể xấu, nhưng hãy nhớ, chính là trên rễ mà cây phải lớn lên. Rễ phải được dùng; không có rễ sẽ không có việc nở hoa.

Không có hấp dẫn sinh lí sẽ không có sự trưởng thành tâm lí. Và không có chuyện tình tâm lí với nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, không có khả năng của tình yêu tâm linh. Nhà thơ và hoạ sĩ và vũ công và nhạc sĩ là bước cần thiết hướng tới việc trở thành vị phật.

Trích từ “Dhammapada: Con đường của Phật – Tập 6” – Osho

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 6 Members:

#201 Light

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 66 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 14:10

Tình yêu – Nụ hoa rất mong manh (Osho)


Tại sao chúng ta không có khả năng yêu?

Mỗi đứa trẻ sinh ra mang một tình yêu rất lớn, lớn hơn cả khả năng nó có thể mang trong mình. Trẻ con được sinh ra như tình yêu. Cha mẹ không thể mang tình yêu đến cho chúng. Họ chỉ có sự cố hữu mà không hề có tình yêu. Họ làm như rằng rất yêu chúng. Họ nói “chúng ta yêu con” nhưng những gì họ làm thì không phải là tình yêu. Kiểu họ đối xử với con cái chỉ gây tổn thương và chẳng hề tôn trọng. Thực tế cha mẹ không tôn trọng con cái, thậm chí họ chẳng nghĩ cần phải tôn trọng. Họ không cho rằng một đứa trẻ cũng là một cá thể. Với họ trẻ con là vấn đề. Nếu đứa trẻ hiền lành thì nghĩa là tốt, không phá phách là tốt, nếu không làm phiền họ nữa thì càng tốt. Và đứa trẻ phải trở thành ngoan ngoãn như vậy. Nhưng như vậy là không hề có sự tôn trọng và tình yêu nào ở đây. Chính họ không hiểu được tình yêu là thế nào. Vợ không yêu chồng, chồng không yêu vợ, tình yêu chẳng hề tồn tại ở đây, chỉ có sự chèn ép, sở hữu, ghen tuông... đã phá vỡ đi tình yêu.

Tình yêu – nụ hoa rất mong manh. Nó cần được nâng niu, gìn giữ, cần nuôi dưỡng để cứng cáp và lớn lên. Tình yêu với một đứa trẻ rất mong manh bởi vì trẻ em rất dễ tổn thương, thân thể thật mềm yếu. Bạn nghĩ xem, nếu để một đứa trẻ một mình liệu nó sống được không? Điều này cũng như với tình yêu. Để tình yêu đơn độc? Cha mẹ không biết yêu con. Hãy nhớ về chính cha mẹ của các bạn. Tôi không nói họ mang trên mình trách nhiệm nhưng họ thật là cay nghiệt. Hãy thử quay về câu chuyện Adam, Eva và Chúa Trời. Đến ngay cả Chúa Trời người cha sinh ra Adam, Eva cũng chẳng hề tôn trọng con mình. Tại sao ông ta lại ra lệnh “hãy làm điều này”, “không được làm việc này”, và ông cũng làm tất cả hình phạt giống như cha mẹ vẫn làm với con cái. “Không được ăn quả của cây này” và khi Adam ăn, cha của họ là Chúa Trời tức giận đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng. Việc đuổi đánh trẻ con luôn tồn tại. Mỗi kẻ làm cha mẹ đều đã từng dọa đuổi con mình ra khỏi nhà, bảo chúng cút đi nếu không biết nghe lời, không biết ngoan ngoãn. Tất nhiên đứa trẻ sợ hãi. Bị đuổi ra ngoài cuộc sống hỗn loạn kia ư? Vì thế đứa trẻ buộc phải biết cách gian dối. Nó chẳng muốn cười nhưng mẹ nó tới, nó muốn có sữa uống, nó sẽ cười. Bây giờ đã trở thành vấn đề “chính trị”, những bài học vỡ lòng về chính trị! Trong tâm khảm nó là sự căm ghét vì người ta đã không tôn trọng nó, nó cảm thấy sự đau đớn vì không được yêu thương. Người ta buộc nó phải làm mọi cái rồi sau đó sẽ được yêu thương. Tình yêu bỗng trở thành có điều kiện. Đầu tiên nó phải trở nên xứng đáng thì mới được tình yêu của cha mẹ. Vì thế nó bắt đầu phải trở thành xứng đáng, bắt đầu giả tạo, nó mất đi giá trị chân thực của mình. Chẳng bao lâu nó mất đi cả sự tôn trọng chính bản thân và thấy nó chẳng có gì là giá trị hết. Trong đầu đứa trẻ bỗng xuất hiện trăm lần câu hỏi “Đúng họ là cha mẹ của mình không hay mình là con nuôi của họ. Hay họ lừa mình vì chẳng thấy họ yêu mình chút nào”. Cả ngàn lẻ một lần đứa trẻ thấy tia giận dữ trong mắt cha mẹ, nét ghê gớm trên khuôn mặt họ chỉ vì những lỗi lầm nhỏ bé của chúng. Làm sao đứa trẻ có thể giải thích được điều đó? Chúng chỉ thấy thật bất công. Nhưng chúng buộc phải chấp nhận, buộc phải coi đó là điều phải như vậy. Và dần dần chúng có khả năng chấp nhận cả tính sát nhân. Tình yêu chỉ phát triển trong tình yêu, tình yêu đòi hỏi không gian của tình yêu – đó là điều luôn phải nhớ. Cần một sự lan tỏa đến xung quanh. Nếu người cha, người mẹ không chỉ yêu con mà họ còn yêu nhau, bầu không khí gia đình được tình yêu chiếu sáng, đứa trẻ sẽ lớn lên là đứa trẻ biết yêu thương, nó chẳng bao giờ phải tự hỏi “tình yêu như thế nào?”, nó hiểu về điều đó như là tất nhiên, là nền tảng cuộc sống của nó.

Nhưng điều này không xảy ra, đáng tiếc rằng điều đó chẳng xảy ra cho đến nay. Cả chính bạn nữa cũng đã được cha mẹ bạn dạy theo phương pháp áp đặt. Bạn thử quan sát chính bạn đi. Nếu bạn là đàn bà, cứ quan sát bạn sẽ thấy gần như lặp lại những hành động của mẹ mình. Nếu bạn là đàn ông, bạn sẽ nhận thấy bạn giống ai? Con người tiếp tục lặp lại, tiếp tục bắt chước chẳng khác gì loài khỉ. Bạn bắt chước cha mẹ mình và điều đó cần được phá bỏ.Chỉ khi nào bạn hiểu được như thế nào là tình yêu còn không thì bạn chỉ là một dạng méo mó.

Bước đầu tiên – bạn hãy tách ra khỏi sự ảnh hưởng của cha mẹ mình. Ở đây tôi không hề đả động rằng không tôn trọng cha mẹ mình. Tôi sẽ là người cuối cùng nếu buộc phải nói điều này. Tôi cũng không nói rằng phải bỏ cha mẹ mình đi đâu, tôi nói rằng cần phải loại bỏ những ảnh hưởng “tiếng nói của cha mẹ” ở tận bên trong bạn, như xóa đi chương trình đặt sẵn, như bỏ đi chiếc đĩa hát cũ kỹ trong chính bạn… Hãy bỏ tất cả những ảnh hưởng đó và bạn sẽ thật ngạc nhiên rằng bên trong bạn bỗng trở nên hoàn toàn tự do. Lúc đầu có thể bạn thấy như mình làm tổn thương đến cha mẹ mình hay làm cha mẹ giận mình nhưng thật sự mỗi con người đều khiến cha mẹ mình bị tổn thương. Nhưng làm sao bạn có thể bị cha mẹ giận dỗi khi mà chính họ đã tạo cho bạn những điều không hay đến thế và chẳng bao giờ hiểu ra điều tồi tệ họ đã làm?

Họ mong muốn cho bạn điều tốt lành nhưng họ có làm được điều đó không? Điều mong muốn này chẳng bao giờ thành hiện thực. Họ muốn điều hạnh phúc cho con cái mình là sự thật nhưng họ không làm được. Chính họ cũng không có một chút nào là hạnh phúc. Họ chỉ là những người máy, hiểu biết và không hiểu biết, đúng mực hay không đúng mực. Họ sẽ tạo ra một môi trường cho đứa trẻ , mà sớm muộn nó sẽ biến thành một người máy. Nếu bạn muốn thành một con người mà không là cái máy, hãy tách rời khỏi cha mẹ mình. Bạn đơn giản hãy quan sát. Đây là công việc khó khăn nhưng bạn cần làm ngay lập tức. Bạn luôn phải chú ý quan sát chính hành động của mình. Hãy quan sát, mẹ bạn đang ở bên cạnh, đang sát sao hướng bạn theo ý của bà, bạn hãy không để cho điều đó xảy ra! Hãy làm điều gì đó hoàn toàn mới, điều mà mẹ của bạn không bao giờ có thể tưởng tượng được.

Ví dụ, người yêu của bạn ngắm nghía một người đàn bà khác. Bạn hãy tự quan sát mình xem bạn sẽ làm gì! Bạn có định làm giống như mẹ mình khi thấy bố bạn cũng đang liếc nhìn một người đàn bà khác? Nếu bạn làm như thế bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được tình yêu là gì, bạn chỉ làm một dạnh bắt chước, lặp lại một câu chuyện cũ kỹ, một màn kịch dở lặp lại mà bạn là diễn viên. Hãy đi ra khỏi điều đó! Hãy làm một điều gì đó mới mẻ mà không bao giờ xuất hiện trong đầu của cha mẹ bạn. Những điều mới mẻ đó cần phải mang đến trong sự tồn tại của bạn, chỉ khi đó tình yêu mới có thể cất lên tiếng ca.
Bước thứ hai… con người ta nghĩ rằng họ chỉ có thể yêu khi họ tìm thấy một người xứng đáng với họ. Điều đó thật sự vớ vẩn. Bạn chẳng bao giờ tìm ra con người đó cho mình. Có người cho rằng họ chỉ yêu một người đàn ông hay đàn bà là hoàn hảo. Đó cũng là điều nhảm nhí. Chẳng bao giờ có ai hoàn hảo hết, mà nếu có thì họ cũng chẳng quan tâm đến tình yêu của bạn. Để bạn rung động và lớn lên trong tình yêu chẳng cần phải có sự hoàn hảo nào hết. Tình yêu không cần phải làm điều gì. Người yêu là người biết yêu cũng như người đang sống biết thở, ăn và ngủ. Bạn không thể nói “không khí giờ không trong sạch nên tôi không thở nữa”. Bạn sẽ thở khi bạn ở Los-Angeles hay ở Bombay, bạn sẽ thở ở khắp nơi dù không khí có ô nhiễm hay độc hại. Nếu bạn đói bạn sẽ ăn bất kể cái gì có thể cho vào miệng. Khi bạn ở hoang mạc, cơn khát khiến bạn uống tất cả mọi thứ nước, bạn chẳng thể đòi hỏi coca-cola hay thứ nước bổ dưỡng nào. Một người còn sống đơn giản là biết yêu. Yêu cũng là một chức năng tự nhiên. Vậy nên bước thứ hai là đừng đòi hỏi sự hoàn hảo không thì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy tình yêu, chẳng biết sự rung động. Người mà luôn đòi hỏi sự hoàn hảo là người chán ngán và thần kinh. Nếu họ có tìm được người yêu họ thì vì sự đòi hỏi hoàn hảo, tình yêu cũng sẽ bị mất đi do sự đòi hỏi này.

Khi người đàn ông yêu người đàn bà hay người đàn bà yêu người đàn ông họ lập tức đòi hỏi. Người đàn bà buộc người đàn ông trở nên hoàn hảo đơn giản vì anh ta yêu cô. Tại sao không? Anh ta thành hoàn hảo chẳng nhẽ là tội lỗi? Tự dưng, bây giờ anh ta phải hoàn hảo, phải không có một điều gì dở hết vì anh yêu người đàn bà đó. Giờ anh ta không là con người như trước nữa mà phải là Superman hoặc phải là kẻ giả dối. Tất nhiên thành superman quá khó nên anh ta buộc thành kẻ lừa dối. Anh ta bắt đầu nói dối, đóng kịch, lừa đảo…

Hãy nhớ rằng đừng bao giờ đòi hỏi sự hoàn hảo. Bạn chẳng có quyền gì để đòi hỏi hết. Nếu ai yêu bạn, bạn hãy biết ơn về điều đó mà đừng đòi hỏi gì vì họ đâu có trách nhiệm phải yêu bạn. Nếu ai yêu bạn đó là điều tuyệt diệu hãy run rẩy trước điều hạnh phúc này!

Nhưng con người không biết run rẩy vì hạnh phúc. Vì những điều ngớ ngẩn họ phá vỡ mọi khả năng yêu thương. Họ chẳng mấy quan tâm đến tình yêu và những niềm vui của tình yêu mang đến, họ chỉ quan tâm đến cái Tôi của chính mình.

Tình yêu là một chức năng tự nhiên như hô hấp. Khi bạn yêu ai, bạn đừng đòi hỏi gì ở người bạn yêu vì điều đó như bạn đang tự đóng sập cánh cửa đến với tình yêu. Đừng kỳ vọng. Nếu điều gì đến hãy đón nhận với lòng biết ơn. Điều gì không đến nghĩa là cần thiết phải không xảy ra. Bạn không nên chờ đợi những gì không đến.

Nhưng hãy nhìn những con người xung quanh. Họ đã tiếp nhận lẫn nhau thật không có chút gì suy nghĩ. Nếu vợ bạn nấu cho bạn bữa cơm chẳng bao giờ bạn biết cám ơn. Tôi không bảo bạn hãy thể hiện điều đó bằng lời nói nhưng nó phải thể hiện trong ánh mắt của bạn. Bạn chẳng quan tâm dường như việc làm đó là nghĩa vụ của vợ bạn. Nếu chồng bạn đi kiếm tiền nuôi bạn và gia đình, bạn có biết ơn chồng bạn vì điều đó? Hay bạn cho rằng đàn ông thì phải làm việc đó. Đó là sự thông thái của bạn! Tình yêu lớn lên bằng cách nào? Tình yêu chỉ có thể phát triển trong bầu không khí của tình yêu, trong sự cám ơn và trân trọng, không đòi hỏi, không kỳ vọng. Đó là điều cần nhớ!

Bước thứ ba – Trước khi nghĩ đến nhận tình yêu hãy hiến dâng. Nếu bạn mang đi cho nhất định bạn sẽ nhận về. Con người chỉ quan tâm đến việc làm sao nhận được nhiều, nắm giữ được nhiều mà chẳng muốn cho đi. Họ cho chỉ mong để nhận về điều gì đó. Thật sự đó là một phi vụ làm ăn thì đúng hơn. Họ luôn tiến đến một điều rằng họ cho ít nhưng nhận về nhiều hơn đó là một vụ kinh doanh có kết quả. Tình yêu không phải là phi vụ làm ăn và nó thật đẹp cũng bởi vì nó chẳng liên quan gì đến business hết. Mọi thứ tự nhiên tồn tại quanh chúng ta đều chẳng liên quan đến chuyện kinh doanh này. Chim chóc, cây cối… đang lớn lên quanh bạn chẳng phải là business nào hết. Chính trong bầu không khí tự nhiên đó tình yêu mới lớn lên. Bạn đừng quan tâm và chờ đợi bạn nhận được những gì nữa?

Điều này đã xảy ra và còn đang đi sẽ đến đúng bằng chính con đường nó đã đi. Đừng nên đòi hỏi điều gì hết. Khi bạn đòi hỏi là nó sẽ chẳng đến nữa. Khi bạn đòi hỏi nó không thành sự thật nữa. Vậy nên hãy cho đi. Đầu tiên là cho. Thoạt tiên điều này thật khó khăn vì cả cuộc sống bạn đã được dạy rằng đừng cho mà hãy nhận. Bạn phải vượt qua chính mình. Cơ bắp bạn co cứng lại, tim bạn lạnh giá, bạn lạnh lẽo vô cảm. Những bước ban đầu thật khó khăn nhưng dần dần từng bước bạn sẽ đạt được điều đó và như dòng sông nước bắt đầu chảy. Đầu tiên hãy tách ra khỏi cha mẹ mình. Tách khỏi cha mẹ là bạn tách khỏi ảnh hưởng của xã hội, bạn tách ra khỏi sự uốn nắn, sự giáo dục mà họ áp đặt cho bạn. Bạn trở thành một cá nhân độc lập. Lần đầu tiên bạn không còn là một phần tử của đám đông nữa bạn trở thành một cá nhân đúng nghĩa, bạn tồn tại trên chính đôi chân mình đó chính là sự lớn lên, đó chính là sự trưởng thành của một con người.

Một người trưởng thành là người không cần phải có cha mẹ bên cạnh. Người trưởng thành là người hạnh phúc trong sự đơn độc của mình, sự đơn độc đó cũng như bài ca, như một lễ hội. Người trưởng thành là người hoàn toàn có thể hạnh phúc với chính mình. Sự cô độc của họ không là đơn côi, sự tách riêng của họ chính là sự hợp nhất, đó chính là tính Thiền. Người đó hoàn toàn tự do với sự nỗi buồn của cha mẹ và chính cái đẹp ở đây là chỉ có người trưởng thành cảm nhận được sự biết ơn công sinh thành của cha mẹ. Có một điều nổi lên nữa rằng chỉ những con người đó mới có thể tha thứ cho cha mẹ mình. Họ hiểu được nỗi đau và tình yêu đến với cha mẹ mình, họ hiều một cách sâu sắc về điều đó vì chính họ cũng phải chịu một hình thức như vậy. Họ có thể khóc nhưng họ không giận dữ, họ làm tất cả để giúp đỡ cha mẹ mình tiến đến một sự độc lập hoàn toàn, đến đỉnh cao của sự cô đơn.

Tác giả: Osho
Dịch giả: Thùy Dương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi HannahPham: 13/09/2012 - 14:11


#202 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 16/09/2012 - 01:01

Gương Mặt Ma Quái Mầu Nhiệm Của Tình Yêu


Tình yêu không phải là một cái gì tầm thường được định nghĩa bằng danh từ. Cái tình yêu tầm thường chỉ là một sự giả dạng, một mặt nạ hóa trang, một cái gì được che dấu đằng sau nó. Tình yêu thực sự là một hiện tượng hoàn toàn khác hẳn. Tình yêu tầm thường là một sự đòi hỏi chiếm giữ; Tình Yêu thực sự là sự chia sẻ. Sự ban phát chia sẻ đó không có chút xíu đòi hỏi nào; nó chỉ biết đến niềm vui, an lạc của sự ban phát.


Tình yêu tầm thường ra dáng vẻ điệu bộ, ởm ờ, giả tạo qúa mức. Tình yêu thực sự không đóng kịch, không giả tạo; nó đơn thuần là vậy - tình yêu là tình yêu, không định nghĩa. Cái tình tầm thường thì gần như là bệnh họan, ủy mị; cái tình yêu mà bạn đặt tên cho nó là “tình yêu ngọt ngào”. Cái tình đó thực bệnh họan, ghê tởm, nhưng tình yêu thực thụ thì lại là một chất dinh dưỡng nuôi lớn mạnh tâm hồn bạn. Cái tình tầm thường chỉ làm bành trướng cái bản ngã của bạn, cái không thật của bạn chứ không phải cái thật của bạn. Cái giả luôn luôn nuôi cái giả; cái thật nuôi cái thật.


Trở thành người hầu cho một tình yêu thực thụ có nghĩa là trở thành hầu cận cho tình yêu trong sự băng trinh nguyên sơ của nó. Hãy ban tặng, hãy chia sẻ bất cứ những gì bạn hiện có, hãy chia sẻ ban tặng và hân hưởng niềm vui của sự chia sẻ, ban tặng đó. Tuy nhiên, bạn không nên làm, đừng làm gì cả nếu bạn cho đó là một bổn phận - một bổn phận mà bạn phải làm, bắt buộc phải làm - không, nếu như vậy thì toàn thể niềm vui đó sẽ bay mất, không còn. Và bạn cũng đừng bao giờ cho là bạn gia ơn cho đối tượng của bạn, không bao giờ, dù chỉ một thoáng giây. Tình yêu không bao giờ là sự gia ơn cả, mà trái lại, khi một người nào đóù đón nhận tình cảm của bạn, bạn phải cám ơn họ.


Tình yêu là ân sủng khi được đón nhận.


Tình yêu không bao giờ chờ đợi ban thưởng, ngay cả sự cám ơn cũng không. Nếu người yêu của bạn cám ơn bạn thì bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng - luôn luôn ngạc nhiên; đó là một sự ngạc nhiên vô cùng thích thú, vì bạn không hề mong mỏi được cám ơn như vậy. Bạn không thể ngăn trở tình yêu thực thụ, vì chân tình trước tiên không có sự mong cầu hay trở ngại nào, và bạn cũng không thể lấp đầy cái tình giả tạo mong manh kia vì bản chất của thứ tình giả tạo kia qúa bám chắc vào sự mong cầu, kỳ vọng đến nỗi mà những gì tựu thành đều mau chóng đổ vỡ. Sự kỳ vọng trông mong đó quá lớn, không một ai có thể lấp đầy cái bụng rỗng của nó được. Vì thế cái tình yêu tầm thường giả tạo kia luôn luôn đem đến sự trở ngại cho bạn, nhưng chân tình thì luôn đem đến sự sung mãn an lạc. Và một khi tôi nói: “Trở thành một hầu cận cho tình yêu”, tôi không có ý nói bạn hãy trở thành kẻ phục dịch cho người bạn yêu, không, hoàn toàn không. Tôi không bao giờ nói bạn trở thành nô lệ cho tình nhân của bạn - mà tôi nói hãy trở thành người hầu của tình yêu. Cái tư tưởng băng trinh nguyên sơ của tình yêu phải được tôn trọng; chính cái đặc tính khải thỉ đó phải được tôn thờ.


Người yêu của bạn chỉ là một trong những hình thức của đặc tính này, và toàn thể hiện hữu không chứa đựng gì cả mà chỉ chứa đựng triệu triệu hình thái của tư tưởng nguyên trinh đó. Cái bông hoa này là một tư tưởng, một hình thể, mặt trăng kia là một cái khác, người yêu của bạn lại là một cái kháùc nữa… con bạn, mẹ bạn, cha bạn; tất cả bọn họ là những hình thái, tất cả là những ngọn sóng vỗ dâng trào trên mặt biển Tình Yêu - nhưng không bao giờ bạn biến mình thành nô lệ cho người yêu của bạn cả. Bạn hãy luôn luôn nhớ cho là người yêu của bạn chỉ là một sự diễn đạt cỏn con, tí xíu của lớp sóng biển tình yêu đó mà thôi.


Phục vụ Tình Yêu thông qua người yêu, bạn sẽ không bao giờ bị ràng buộc vào người bạn yêu cả. Và một khi người nào đó không bị ràng buộc vướng bận vào người yêu của mình, tình yêu của người đó mới thênh thang, mới đạt đến tột đỉnh tình thương. Ngay cái lúc mà chúng ta ràng buộc người hay bị người ràng buộc, chúng ta đã bắt đầu rơi xuống rồi.


Ràng buộc, bám víu, chấp thủ là một hình thức của trọng lực, của sự rơi xuống - không ràng buộc vướng mắc là vi diệu thiêng liêng. Cái tình yêu giả tạo là một danh xưng khác của sự ràng buộc; tình yêu thực thụ chỉ đem đến cho người ta sự giải thóat.


Tình yêu giả tạo thì luôn luôn biểu lộ ra quá nhiều vẻ quan tâm chăm sóc - nó luôn luôn bày đặït ra vẻ mầu mè như vậy thôi, nhưng chân tình thì chu đáo, ân cần, tế nhị, không biểu lộ dáng vẻ như quan tâm đến đối tượng. Nếu bạn thực sự yêu thương một người đàn ông, bạn sẽ cẩn trọng, ân cần chú ý tới những nhu cầu thiết yếu của anh ta chứ không phải đến những cái không tưởng, không thực tế, mầu mè, rườm rà, vớ vẩn của anh ta. Bạn sẽ lo lắng chăm sóc từng nhu yếu thực sự của anh ta nhưng bạn không phải có mặt ở đó cho những ham muốn dỏm, hư cấu của anh ta. Bạn sẽ không giúp đỡ phù trợ bất cứ một việc gì nếu sự việc ấy gây tổn hại cho anh ta hay cho chính bạn. Thí dụ như: bạn không tiếp tay để bành trướng cái bản ngã vị kỷ của anh ta, mặc dầu bản ngã của anh ta sẽ đòi hỏi bạn vuốt ve nó. Người mà quá quan tâm, quá lưu ý, qúa ràng buộc, sẽ hổ trợ cho sự đòi hỏi của bản ngã - có nghĩa là chính bạn đang đầu độc giết chết người bạn yêu.


Ân cần, tế nhị chăm sóc người yêu mình có nghĩa là bạn có đủ trí thông minh để thấy rằng những đòi hỏi vớ vẩn khác không phải là nhu cầu thực sự mà chỉ là cái bản ngã của đối tượng bạn đang đòi hỏi; bạn sẽ không đáp ứng nó.


Tình yêu là lòng từ bi chứ không phải sự quan tâm thái quá. Có đôi lúc chúng ta cảm thấy sự hành xử đó có vẻ khô khan, cứng ngắc, lạnh lùng, nhưng có lẽ thỉnh thoảng chúng ta cũng phải cần cứng rắn khô khan như vậy. Có đôi lúc sự cư xử của bạn dường như hờ hững lãnh đạm nhưng nếu cần phải hờ hững lãnh đạm, thì bạn cũng cần phải hờ hững lãnh đạm. Có khi tình yêu của bạn lại khoác vẻ lạnh lùng, nhưng nếu cần phải lạnh lùng thì bạn cũng sẵn sàng làm mặt lạnh lùng đi. Bất cứ nhu cầu nào, tình yêu đều hòa điệu được hết - nhưng không bao giờ lộ vẻ quan tâm thái quá. Tình yêu thực thụ sẽ không đáp ứng bất cứ một nhu cầu giả tạo nào; nó sẽ không đáp ứng bất cứ một tư tưởng hắc ám đầu độc nào.


Bạn hãy tìm vào bên trong, hãy thiền quán về tình yêu. Tình yêu là sự thử nghiệm lớn lao nhất trên đời, và những ai sống ở trên đời mà không thử nghiệm đuợc năng lực tình yêu thì sẽ không bao giờ hiểu rõ được bản chất cuộc đời là gì. Những người đó chỉ sống khơi khơi trên bề mặt cuộc đời mà không thẩm thấu, thể nhập được vào chiều sâu của dòng sinh mệnh. (* chắc chắn ở đây, Osho muốn nhấn mạnh Tình Yêu (viết hoa) chứ không phải thứ tình ái tầm thường)


Đường hướng giáo huấn của tôi là hướng về Tình Yêu. Tôi có thể buông bỏ cái danh từ Chúa hay Thượng Đế một cách dễ dàng - không có sao - nhưng tôi không thể buông bỏ danh từ Tình Yêu. Nếu tôi phải chọn giữa hai danh từ Chúa và Tình Yêu, tôi sẽ chọn Tình Yêu, tôi sẽ quên tất cả những gì về Chúa, về Thượng Đế, v.v. bởi vì những ai thể nhập được Tình Yêu sẽ cận kề bên Chúa; nhưng không phải điều ngược lại đâu nhé: những ai nghĩ về Chúa và triết lý hóa về Chúa sẽ không bao giờ biết được Tình Yêu - và như vậy, họ cũng chẳng thể nào thấu triệt được Chúa hay Phật tánh gì ráo trọi.


Trích "Love, Freedom and Aloneness" - Osho



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Hannah: 16/09/2012 - 01:02


Thanked by 8 Members:

#203 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 16/09/2012 - 01:59

“Hãy yêu chính ngươi!”


Lời dạy này của Đức Phật thật hoàn toàn trái ngược lại với tất cả những truyền thống trên thế giới mà bạn đã được học hỏi, dạy bảo - tất cả những nền văn minh, tất cả văn hóa, tất cả tôn giáo. Đại biểu của những truyền thống văn minh, phong tục, văn hóa và tôn giáo này đều rêu rao lên rằng: “Hãy yêu mọi người! Đừng yêu mình!” và có một sách lược, chiến thuật rất xảo quyệt ẩn chứa đằng sau những lời rao giảng to tiếng của họ.


Tình yêu là chất dinh dưỡng của tâm hồn. Y như thực phẩm là để nuôi cơ thể, tình yêu là nguồn dinh duỡng cho tâm linh. Không có thực phẩm, cơ thể của bạn sẽ yếu mòn đi; không có tình yêu, tâm linh của bạn cũng sẽ mất dần sức sống. Và không có một quốc gia nào, không có một nhà thờ thánh đường nào, không có một nguồn lợi lộc nào lại mong muốn đào tạo những con người mạnh tâm linh cả, vì một con người với tâm lực dồi dào sung mãn sẽ dễ nổi lọan, phản kháng.


Tình yêu khiến bạn nổi loạn, cách mạng, thay đổi. Tình yêu giúp cho bạn xoãi cánh tung bay. Tình yêu cho bạn ánh sáng nội tâm để soi rọi vào mọi thứ nên không có một ai có thể lừa dối bạn, phỉnh phờ bạn, áp bức được bạn. Những tu sĩ, những chính trị gia là những người đang lừa dối phỉnh phờ bạïn đó, họ sinh sôi nảy nở trên xương máu bạn, họ chỉ sống sót trên sự khuynh loát tâm hồn bạn, họ biến bạn thành mục tiêu sống của họ.


Tất cả tu sĩ và chính khách là những ký sinh trùng.


Vì muốn làm cho năng lực tâm linh của bạn èo uột đi, họ đã tìm một phương pháp chắc chắn, một phương pháp bảo đảm 100% đó là nhồi sọ bạn cái tư tưởng “Đừng yêu chính mình!” Tư tưởng đó rất độc hại bởi vì nếu một người không thể yêu lấy chính mình thì làm sao có thể thương yêu được người khác? Cái mánh khóe dạy bảo đó của các tu sĩ và chính trị gia thật xảo quyệt - họ nói, “Hãy yêu tha nhân, hãy sống bác ái, vị tha…” bởi vì họ biết tỏng đi là nếu bạn không yêu được chính bạn thì làm sao bạn hòa điệu giao cảm được với người khác, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục to tiếng rêu rao xướng lên “Hãy yêu kẻ khác, thương yêu nhân loại, yêu Chúa, yêu Thượng Đế. Hãy yêu thiên nhiên, yêu vợ hay chồng bạn, con cái bạn, cha mẹ bạn… nhưng đừng yêu chính mình” - bởi vì theo cái lối lập luận của họ, “yêu chính mình là ích kỷ”. Họ lên án sự “yêu chính bản thân mình” như lên án một cái gì vô nghĩa, phi lý.


Họ đã lập luận cái phương pháp “yêu tha nhân” đó của họ một cách thực tiễn, lô gích. Họ nói, “Nếu bạn yêu chính bạn, bạn sẽ trở thành một kẻ vị kỷ; nếu bạn chỉ yêu lấy chính bạn, bạn sẽ là một kẻ bệnh hoạn, tự yêu mình.”


Không, điều đó sai, không đúng, thực không đúng.


Người nào yêu chính họ sẽ nhận thức rõ là không có một tự ngã nào trong hắn. Chính vì cố gắng thương yêu người khác và không yêu mình, cố tự phỉnh lừa mình là phải thương yêu mọi người và quên mình mà bản ngã con người sanh khởi. Những nhà truyền giáo, những nhân vật cải cách xã hội, những kẻ phục vụ xã hội là những người có bản ngã to lớn nhất trên thế giới - điều này tự nhiên thôi - bởi vì họ tự cho rằng chính họ mới là người cao thượng, ngon lành hơn mọi người vì dám quên mình và yêu tha nhân. Những người này không phải là những người thường - những con người bình thường thì yêu chính họ - còn những nhân vật “cao cấp” này thì sống bác ái hơn, có lý tưởng cao siêu vĩ đại hơn, và cũng yêu Chúa, yêu Thượng Đế hơn, nhưng than ôi, tình yêu của các vị “cao cấp, không phải bình thường” này đều giả dối, không thật, bởi vì tình yêu đó của họ không có căn nguyên, cội rễ.


“Kẻ yêu chính mình” là người đang đặt bước chân đầu tiên hướng về tình yêu chân thật. Điều đó cũng giống như ném một hòn sỏi nhỏ vào mặt hồ yên tĩnh kia, đầu tiên những nếp sóng lăn tăn sẽ gợn lên chung quanh hòn cuội nhỏ đó, gợn lên rất gần hòn cuội - dĩ nhiên, vì sóng sẽ khởi dậy ở nơi nào kháùc bây giờ? Và rồi những nếp sóng gợn lăn tăn đó sẽ lan rộng ra xa, sóng sẽ gợn xa, xa tận mãi bến bờ xa tít nhất. Nếu bạn chận đứng lại những gợn sóng nhỏ chung quanh hòn cuội đó thì sẽ không còn đợt sóng nào nữa, và bạn cũng không thể hy vọng sẽ tạo được những gợn sóng nào vươn tới bến bờ xa thẳm nhất; không thể nào được, không thể có được đâu.


Những nhà tu sĩ và chính trị gia đều cảnh giác trước hiện tượng đó nên “cố chận đứng sao cho con người không tự yêu lấy chính mình, như thế họ sẽ tiêu hủy được khả tánh yêu thương của con người.” Và bấy giờ những gì mà con người cho là tình yêu, thực ra chỉ là đồ dỏm. Cái tình cảm đó có thể là bổn phận - nhưng chắc chắn không phải là Tình yêu - và “bổn phận” là một danh từø ghê tởm.


Cha mẹ phải hoàn tất bổn phận với con cái, con cái phải có bổn phận với cha mẹ, vợ có bổn phận với chồng, chồng có bổn phận với vợ, v.v. và v.v. Thế thì tình yêu ở đâu?


Tình yêu không biết đến cái gì gọi là bổn phận cả. Bổn phận là gánh nặng, là hình thức. Tình yêu là an lạc, là chia sẻ, không cần hình thức mầu mè. Con người tình yêu không bao giờ cảm thấy rằng mình đã hoàn tất đầy đủ cái gì cả, hắn luôn cảm thấy rằng hắn có thể làm được gì cho người hắn yêu càøng nhiều càng tốt. Con người tình yêu không bao giờ nghĩ rằng, “Ta đang ban ơn cho người khác.” Trái lại, hắn nghĩ rằng, “Bởi vì tình yêu của ta được đón nhận, ta cần và nên tri ân người. Người đã gia ơn cho ta bằng cách đón nhận món quà tình cảm của ta, không từ chối tình cảm của ta.” Nhưng con người bổn phận lại suy nghĩ, “Ta đây cao quí hơn, trí thức hơn, lạ thường hơn. Hãy nhìn cách ta phục vụ người khác, ôi thật đáng nói làm sao!”


Những con người bổn phận đó là một bọn dỏm, gỉa dối nhất trên thế giới, và cũng là những kẻ nham hiểm nhất. Nếu bạn có thể rủ sạch hay tống khứ được cái bọn đầy tớ quần chúng này, nhân loại sẽ bớt gánh nặng đi nhiều, sẽ nhẹ nhõm đi nhiều và thiên hạ sẽ có thể hát ca nhảy múa trở lại như xưa.


Nhưng từ bao thế kỷ qua, cội nguồn trong bạn đã bị cắt đứt rễ, đã bị tẩy độc. Bạn đã bị người ta nhồi sọ đến nỗi bạn sợ cả lòng yêu thương lấy chính mình - sự yêu thương đầu tiên, kinh nghiệm tâm linh đầu tiên - trong đời bạn. Người nào yêu thương chính mình sẽ tự trọng và người đó sẽ yêu và kính trọng người khác bởi vì hắn ta nhận biết rằng: “Ta muốn như thế nào thì người khác cũng như vậy. Ta hoan hỷ, an lạc trong tình yêu, kính trọng mọi người, ta có phẩm cách thì người khác cũng thế.” Như Khổng Tử có nói: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.”


Con người tình yêu sẽ tỉnh giác rằng mọi người không khác xa với những qui tắc cơ bản; tất cả là một. Mọi người đều chịu chung một qui luật. Đức Phật đã dạy là chúng ta đều chịu chung một qui luật như nhau - aes dhammo sanantano. Nếu chi tiết hóa, có thể chúng ta hơi khác nhau một tí - và sự hơi khác nhau đó khiến thế gian này đẹp hơn, nhiều mầu sắc, dáng vẻ hơn - nhưng trên nền tảng cơ bản, chúng ta là thành phần của tổng thể vũ trụ, chúng ta là phần tử của cùng một thể tánh nhất như.

Người nào biết tự yêu lấy chính mình sẽ hoan hỷ đón nhận tình yêu, sẽ hoan lạc hát ca trong tình yêu, và tình yêu trong trái tim con người đó sẽ linh thiêng rạng ngời, tình yêu đó sẽ bắt đầu khai hoa nở nhụy, ban rãi hương thơm khắp nơi, tình yêu đó sẽ vươn xoãi đôi cánh tận mọi bến bờ.


Tình yêu chân thật sẽ vươn tới bất cứ mọi nơi! Nếu bạn sống yêu thương, bạn cần phải chia sẻ tình yêu trong bạn với vạn loài. Nhưng bạn cũng không thể cứ tiếp tục yêu chỉ có chính bạn, không ai khác, bởi vì có mộät điều rất ư là rõ ràng tuyệt đối là: nếu yêu chính mình là một điều tuyệt mỹ vi diệu thì sự tuyệt vời đó càng thăng hoa vạn lần hơn nếu bạn chia sẻ tình yêu trong bạn cho tất cả những người sống quanh bạn!


Cũng vậy, những gợn sóng sẽ lan dần, lan dần xa mãi. Bạn yêu con người, và rồi bạn sẽ bắt đầu yêu những loài thú vật, yêu chim, yêu cây lá, yêu cả những hòn đá cuội vô tri lạnh lùng kia. Bạn có thể chan hòa tràn đầy cả vũ trụ kia với tình yêu của bạn. Một người thôi, chỉ một người thôi với tình cảm chân thật đong đầy trong hắn ta cũng đủ ban rãi tình yêu cho toàn vũ trụ, cũng như một hòn đá cuội nhỏ cũng đủ làm cả mặt hồ gợn sóng - chỉ một hòn đá cuội nhỏ ven bờ.


Chỉ có Đức Phật mới nói: “Hãy yêu chính mình!” Không có một tu sĩ nào, không có một chính trị gia nào bằng lòng với quan điểm đó, bởi vì tư tưởng “Hãy yêu chính mình trước!” sẽ tiêu diệt tất cả lầu đài tư tưởng chế ngự người khác của họ, sẽ tiêu hủy toàn bộ cơ cấu kiến trúc khuynh loát của bọn họ. Nếu một người không được phép lo lắng cho chính hắn, yêu lấy chính hắn thì mỗi ngày, mỗi ngày, tâm hồn, trí năng của hắn sẽ yếu dần đi, mòn mõi đi, tàn tạ đi. Cái thể xác của hắn có thể phát triển nhưng hắn không có chiều sâu tâm linh gì cả bởi vì hắn không có một chút tính chất dinh dưỡng nội tại. Hắn chỉ có, chỉ tồn tại một thể xác không hồn hay chỉ có một hạt giống, một tiềm năng linh hồn trên mảnh đất chết. Cái linh hồn đó luôn mãi là hạt giống không phát triển lớn mạnh - và nó mãi là hạt giống nếu bạn không tìm thấy một mảnh đất tốt để gieo trồng hạt giống tâm linh. Bạn sẽ không tìm thấy đâu nếu bạn cứ tiếp tục đi theo cái tư tưởng vớ vẩn: “Đừng yêu lấy chính mình!”


Tôi cũng vậy, tôi cũng khuyên bạn hãy yêu lấy chính mình trước. Cái tình yêu đó không có liên quan gì cả với bản ngã của bạn. Thực ra, tình yêu là ánh sáng rực rỡ đến nỗi bóng tối của bãn ngã không thể nào tồn tại trong tâm linh. Bạn hãy chuyển đổi ánh sáng đó vào chính nội tâm bạn trước, bạn hãy trở thành chính mình trước. Hãy để ánh sáng đó xua tan đi vùng bóng tối nội tại của bạn, sự yếu đuối tâm hồn của bạn. Hãy để tình yêu biến bạn thành một sức mạnh vạn năng, một sức mạnh tâm linh. Và một khi tâm linh của bạn vững mạnh, bạn biết rằng bạn sẽ không chết, bạn sẽ bất tử, bạn sẽ vĩnh hằng vượt không gian, thời gian. Tình yêu cho bạn cái nhìn nội tại xuyên suốt vào vĩnh cữu. Tình yêu là kinh nghiệm duy nhất chuyển hóa được thời gian - đó là lý do vì sao những kẻ yêu nhau không hề sợ chết. Tình yêu không biết đến cái chết. Một khoảnh khắc tình yêu giá trị hơn cả toàn thể vũ trụ sơn hà này, nhưng tình yêu phải được bắt đầu từ nguyên thỉ. Tình yêu cần phải bắt đầu bằng bước thứ nhất là:


Hãy yêu chính mình!


Bạn đừng lên án mình. Bạn đã bị mọi người chê bai, khiển trách, lên án qúa nhiều vì cái này cái nọ và bạn cũng đã chấp nhận tất cả sự lên án đó và bạn đang tự hủy họai lấy chính bạn. Không một ai cho rằng chính tự bản thân mỗi người đều có giá trị của riêng nó, không một ai tự nghĩ rằng chính mình là một sáng tạo thật đẹp của Thượng Đế, không một ai nghĩ rằng mình quan trọng hay cần thiết cho ít nhất ra một người nào đó. Tấùt cả những tư tưởng, ý nghĩ đó đều bị người ta lên án là độc hại sai lầm, nhưng bạn đã và đang bị đầu độc như vậy. Bạn đã bị dòng sữa mẹ đầu độc - khi bạn còn là một phôi thai, bạn đã bị nuôi nấng trong dòng sữa độc đó - và đó chính là toàn vẹn quá khứ của bạn. Nhân lọai đang sống trong bóng tối, cái bóng tối của sự lên án chính mình. Nếu bạn tự lên án chính mình, tự chỉ trích lấy mình thì làm sao bạn có thể trưởng thành cho được? Và nếu bạn tự lên án chính mình như vậy, làm sao bạn có thể tôn thờ sự hiện hữu của vạn loại vũ trụ hàm linh? Nếu bạn không thể tôn thờ sự hiện hữu trong bạn, bạn sẽ không thể tôn thờ sự hiện hữu của vạn loại hàm linh khác; điều đó chắc chắn không thể được.


Bạn chỉ có thể là một phần tử trong toàn khối hiện hữu kia nếu bạn thực sự tôn trọng Thượng Đế, Chúa hay Phật tánh đang ngự trị trong bạn, trong nội tâm bạn. Bạn là chủ nhân; Thượng Đế hay Chúa là khách. Bằng khả tánh yêu lấy chính mình, bạn sẽ nhận thức được rằng: Chúa hay Thượng Đế đã chọn bạn làm một bánh xe vận chuyển. Chọn bạn làm một phương tiện vận chuyển, làøm một bánh xe, Thượng Đế đã tôn trọng bạn, đã rất yêu bạn lắm vậy. Khi sáng tạo bạn, Thượng Đế đã biểu lộ tình yêu của Thượng Đế cho bạn. Thượng Đế không sáng tạo bạn hay mọi chúng sinh khác một cách tình cờ ngẫu nhiên đâu, Thượng Đế đã tạo ra bạn cũng như mọi chúng sinh khác theo một tiềm năng, một hệ quả, một vinh quang nào đó mà bạn phải đạt tới. Đúng vậy, Thượng Đế đã sáng tạo con người theo chính hình ảnh của Thượng Đế và con người phải trở thành Thượng Đế, phải là Chúa. Nếu không, sẽ không có gì trọn vẹn tuyệt mỹ, sẽ không có sự khả thuận nào.


Nhưng làm sao bạn có thể trở thành Thượng Đế, thành Chúa được? Những ông tu sĩ của bạn đã tuyên bố bạn là một kẻ phạm tội. Những ông tu sĩ của bạn đã nói rằng bạn đã bị thất bại, rằng bạn đã bị vây hãm trong địa ngục. Và họ đã làm cho bạn khiếp sợ sự yêu thương lấy chính mình. Đó là mưu mẹo của họ đấy, đó là cái bẫy để họ cắt đứt ngọn ngành gốc rễ của Tình Yêu trong bạn. Họ là những người rất giảo họat. Họ nói, “Hãy sống bác ái, vị tha! Hãy yêu người, đừng yêu mình!” Tất cả những luận điệu trên đó chỉ là lớp vỏ ni lông, một sự trình diễn, một kỳ vọng, một sự giả tạo.


Những tu sĩ rêu rao lên rằng: “Hãy yêu nhân loại, yêu tổ quốc mình, yêu cuộc sống, yêu hiện hữu, yêu Chúa.” Thật là những danh từ dao to búa lớn, nhưng thật toàn là rỗng tuếch, vô nghĩa. Bạn đã từng thể nhập vào nhân loại chưa? Bạn luôn luôn chạm mặt, đối diện với mọi người - nhưng bạn lại lên án con người đầu tiên mà bạn gặp - đó chính là bạn đấy.

Bạn không tôn trọng chính mình, không yêu lấy chính mình. Cả một cuộc đời bạn sẽ bị hoang phí đi khi bạn lên án người khác. Đó là lý do vì sao con người lại là những kẻ xoi bói lỗi lầm thiên hạ nhiều nhất. Con người đã thấy rõ những khuyết điểm của chính mình nhưng để giữ thể diện, hắn lại quay đi xoi mói lỗi lầm của kẻ khác. Bởi thế đã có quá nhiều phê phán chỉ trích lẫn nhau giữa loài người và hành tinh địa cầu đã vắng bóng Tình Yêu.


Tôi nói “Yêu chính mình!” là một trong những lời dạy sâu nhiệm nhất của Đức Phật, và chỉ có bậc giác ngộ mới có thể cho bạn ánh sáng nội tâm xuyên suốt như thế.


Phật đã nói, “Hãy yêu lấy chính ngươi!” Lời dạy đó là nền tảng của sự chuyển hóa tận căn nguyên. Bạn đừng sợ hãi khi yêu lấy chính mình. Bạn hãy yêu trọn vẹn con người của bạn, và bạn sẽ ngạc nhiên xiết bao khi thấy rằng: cái ngày mà bạn phủi bỏ được tất cả sự lên án, sự không tự tôn trọng - cái ngày mà bạn rủ sạch cái ý niệm tội tổ tông, cái ngày mà bạn can đảm ngẩng mặt lên, ưỡn ngực lên hãnh diện rằng hiện hữu trong bạn thật đầy đủ giá trị và tràn đầy sức sống tình thương - đó chính là ngày ân sủng thiêng liêng nhất trong đời bạn. Rồi từ ngày hoan lạc đó, bạn sẽ bắt đầu nhìn mọi người trong ánh sáng nội tâm thực sự của chính họ, bạn sẽ có lòng đại từ đại bi chan hòa đến vạn vật. Đó không phải là lòng từ bi được cấy trồng đâu mà đó là lòng thương yêu tự nhiên, dòng sống tự nhiên, mạch đời tâm linh tự nhiên trào vọt ra từ nguồn nội tâm sung mãn của bạn.


Trích "Love, Freedom and Aloneness" - Osho



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 8 Members:

#204 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 16/09/2012 - 02:40

Tình yêu là tự do duy nhất khỏi sự ràng buộc. Một khi bạn yêu tất cả, bạn sẽ xả ly, không bám víu trói buộc vào bất cứ một cái gì…


… Người đàn ông tự trói buộc bởi tình yêu chỉ cho một người đàn bà, và người đàn bà tự trói buộc mình bởi tình yêu chỉ cho một người đàn ông, cả hai đều không có khả năng lãnh đội được vương miện vô giá của Tự Do như nhau. Nhưng người đàn ông và người phụ nữ nếu trở thành “Một” bởi chính tình yêu thực sự, không xa lìa nhau, không phân biệt, sẽ xứng đáng với giá trị Tự Do tuyệt đối đó.


Mikhail Naimy

(The Book of Mirdad)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 6 Members:

#205 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 18/09/2012 - 14:48

Mọi nổ lực cố gắng để tránh né sự cô đơn đều đã thất bại, và sẽ thất bại bởi vì những cố gắng đó chống trái lại những cơ bản đời sống. Thực sự cái mà bạn cần không phải là sự tránh né cố quên đi sự cô đơn của bạn. Cái mà bạn cần chính là sự tỉnh giác về cô đơn, đó là một sự kiện thực tế mà bạn phải giáp mặt, phải đối diện. Và thật đẹp xiết bao khi bạn kinh nghiệm trực tiếp về Cô Đơn, cảm nhận được Cô Đơn; vì đó chính là Tự Do của bạn một khi bạn thoát khỏi được đám đông quần chúng, một khi bạn thoát khỏi được những buộc ràng bao vây của người khác.


Đó là Tự Do của bạn khi đã thoát khỏi niềm sợ hãi bị cô đơn.



... Điều trước tiên để nhận thức dù bạn muốn hay không muốn thì bạn cũng đang cô đơn, đang một mình.


Cô đơn là thực chất của bạn.


Bạn có thể giả vờ hay cố gắng thử quên đi là bạn đang cô đơn đó, bạn có thể tỏ vẻ ra là bạn đang sống vui vẻ lắm, đang hưởng thụ sung sướng bằng cách làm quen với rất nhiều bạn bè hay có nhiều tình nhân hoặc đắm đuối quên mình trong những cuộc vui đông người nhưng dù dưới bất cứ dạng hình nào đi chăng nữa thì những sự việc đó vẫn chỉ luôn ở trên bề mặt mà thôi. Thực sự tận cùng thâm tâm, niềm cô đơn trong bạn vẫn không hề bị đụng chạm tới, không hề với tới được.



... Chúng ta sanh ra một mình, chúng ta sống một mình, và chúng ta chết cũng chỉ một mình. Cô đơn là thực chất của chúng ta, của con người, nhưng chúng ta không hề tỉnh giác về nó. Bởi vì chúng ta không quan tâm, không tỉnh thức về cô đơn, chúng ta luôn mãi là kẻ xa lạ với chính mình, và thay vì quán chiếu niềm cô tịch đó như một nét đẹp và ân sủng diệu kỳ, một sự tĩnh lặng thanh bình của nội tâm, hòa điệu cùng hiện hữu vũ trụ, chúng ta lại nhầm lẫn cho đó là sự cô độc trống vắng.


Cô đơn không phải là cô độc. Một khi bạn nhầm lẫn sự cô đơn là lẻ loi, trống vắng thì vạn sự đều thay đổi. Cô đơn mang một vẻ đẹp thần bí, u ẩn, huyền ảo, mật nhiệm, sâu kín, đầy tính chất tích cực an lạc; nhưng cô độc thì khác hẳn, cô độc khoác vẻ u ám, bệnh hoạn, nghèo nàn, tiêu cực, tối tăm, ảm đạm.


Trích "Love, Freedom and Aloneness" - Osho


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Luv: 18/09/2012 - 14:56


#206 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 18/09/2012 - 14:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





#207 Aries

    Ly viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPipPip
  • 4052 Bài viết:
  • 16527 thanks

Gửi vào 22/09/2012 - 11:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Có lá rơi cuối đường để bay theo gió vấn vương
Giữa một trời yêu thương, mình tạm biệt nhau trên phố...!!!

Thanked by 4 Members:

#208 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 24/09/2012 - 09:41

Luv có những bài viết hay quá

Thanked by 2 Members:

#209 Sailor.Moon

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 373 Bài viết:
  • 1690 thanks
  • Locationमठ

Gửi vào 26/09/2012 - 22:32

Con người đôi khi rất buồn và mệt mỏi. ... Âm nhạc là một điều gì đó vô cùng kì diệu..... nó khiến người ta có thể đắm chìm trong cảm xúc. Và khiến con người quên đi bao mệt mỏi trong đời...... Khi buồn lại càng thích nghe nhạc buồn.... rồi chợt nhớ kỉ niệm đến lạ kì ......... quá khứ thay nhau hiện về....... những buồn vui ngày ấy ........ chỉ một mình em hiểu.. chỉ một mình em biết.... đó là những giấc mơ ngày nào .... đó là những tháng ngày hạnh phúc... đó là những chiều lang thang trên phố........ đó là những dỗi hờn ngây ngô ..... nhưng tất cả chỉ còn là kỉ niệm...... nơi đó chính là quá khứ ........quá khứ nơi đó có anh........ !!!!!!!




Em đứng một mình trong màn đêm lạnh lẽo
Mùa đông của cuộc đời em đến nhanh làm sao
Và kí ức thời thơ ấu lại hiện về trong em
Những kí ức mà cho đến bây giờ em vẫn còn nhớ...


Khoảng thời gian đó hạnh phúc biết bao
Không có phiền muộn không một nỗi đau
Cùng anh đi dạo trên những cánh đồng xanh mướt
Ánh mặt trời lấp lánh trong đôi mắt em


Em vẫn ở bên anh dù bất cứ nơi đâu
Em sẽ là hạt bụi bay theo gió
Em sẽ là ngôi sao trên bầu trời phương Bắc
Em không bao giờ dừng lại ở một nơi nào
Em sẽ là ngọn gió thổi qua các nhành cây
Anh sẽ mãi đợi em chứ?

#210 Sailor.Moon

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 373 Bài viết:
  • 1690 thanks
  • Locationमठ

Gửi vào 31/10/2012 - 20:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Hầu như mọi sự giam cầm đều giết chết sự sống............................Kể cả tình yêu....><






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |