Jump to content

Advertisements




Một lá số dị biệt và kì lạ


261 replies to this topic

#196 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 08/09/2018 - 14:22

Thi tú tài nếu là hạng Ưu hay hạng Tối Ưu thì được đi du học với học bổng do nhà nước đài thọ, nhưng rất hiếm, hiếm lắm chỉ có vài người mà thôi. Năm 73 đúng là năm đầu tiên thử nghiệm hình thức thi trắc nghiệm. Đậu tú tài năm đó nhiều lắm.
Cho nên năm 73 dù là Ưu cũng không được nhà nước cấp học bổng đi du học.
Còn tui thì hạng Bình đủ điều kiện xin đi du học tự túc nhưng vì nhà nghèo, cha mẹ đông, ông bà nheo nhóc nên không có tiền để đi. Nên thi vào Đại Học Phú Thọ để mau ra đi làm, nhưng đến năm thứ 3 thì bị " phỏng g..." bị đuổi học vì lý lịch và đi KTM.

Thanked by 2 Members:

#197 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 08/09/2018 - 15:45

Thiên chi Đạo, kỳ do trương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi, hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi. Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc.

Dịch xuôi:
Đạo Trời như dương cung. Cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo Trời bớt dư bù thiếu.

( nhantu.net )

Câu này đã được rất nhiều các nhà học giả, bác học uyên thâm cắt nghĩa, giải thích và hướng đến một nhân sinh quan đạo đức học, nên tôi không dám nói gì thêm, nói thêm cũng bằng thừa.

Nhưng chỉ xin trình bày dưới cái nhìn của toán học ; " Tổn hữu dư nhi bổ bất túc " là điều gì trong toán học ?

Xin thưa rằng nó chính là phép trung bình cộng của 2 đại lượng so le ; Vậy 2 đại lượng so le đó là gì ?
Và ta hãy thử xét 2 đại lượng đó là :

- Tháng theo mặt trời là 30,5 ngày.
- Tháng theo mặt trăng là 29,5 ngày.

Vậy áp dụng " Tổn hữu dư nhi bổ bất túc " : 30,5 ngày + 29,5 ngày / 2 = 30 ngày ( một đơn nguyên thời gian căn bản )

Cũng như dòng điện AC, giá trị cực đại và cực tiểu của nó là 311volt nhưng trong thực tế thì giá trị hữu công của nó là 311 volt / căn bậc hai của 2 = 220 volt : Đây mới chính là giá trị hữu công trong thực tế chứ không phải là giá trị 311 volt.

Cũng như công suất phát thanh ghi trên các loa ( speaker ), nhà sản xuất ghi công suất thường mập mờ là công suất max chứ ít khi ghi công suất hữu dụng ; công suất hữu dụng bao giờ cũng nhỏ hơn công suất max và công suất hữu dụng = công suất max / căn bậc hai của 2.

( Một cái nhìn của một cựu học sinh ban B )

Sửa bởi V.E.DAY: 08/09/2018 - 15:48


#198 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 08/09/2018 - 22:29

Tui cũng đoán lão ban B và học Khoa Học hay Phú Thọ hihi.
Tui nhớ không lầm thì sau 1968 không còn học bổng du học quốc gia (do USAID bão trợ) cho mọi thành phần từ hạng Bình trở lên mà phải thuộc diện Quốc Gia Nghĩa Tử mớí cứu xét tuy nhiên có thể xin tự túc du học nếu có khả năng.

Thanked by 2 Members:

#199 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 08:16

Đại Học Khoa Học là ĐH ghi danh tức là anh đậu tú tài rồi chỉ cần ghi tên theo học nhưng khi ra trường khó kiếm việc làm, cuối cùng thì cũng đi dậy học, nếu vậy thì thi thẳng vào Đại Học Sư Phạm ngon hơn.
Nhưng ĐHSP thi tuyển vào RẤT KHÓ và phải thi đến 2 vòng ; vòng 1 thi viết đã rất khó ; vượt qua được thì mới được vào vòng 2 thi vấn đáp trước một ban giám khảo để đánh giá xem mình có phù hợp với nghề giáo hay không, nếu không phù hợp thì vẫn bị đánh rớt như thường cho dù đã đậu ở vòng 1 ; và nhớ là năm 72 - mùa hè đỏ lửa, nên có lệnh Tổng Động Viên.

Nhưng một khi đã đậu được vào ĐHSP thì rất ngon lành :
- đậu vào là có học bổng ( năm 72 học bổng là 20.000 Đồng / tháng trong khi 1 lượng vàng chỉ có giá 9.000 Đồng ; tức là học bổng hơn 2 lượng vàng )
- và là CÔNG CHỨC nhà nước ( học bổng 20.000 Đồng / tháng xem như là lương khởi điểm ).
Nên thi vào rất khó.

Khi đã đậu vào trường ĐHSP thì bên ĐHSP chú trọng phần giảng dậy, phần kiến thức chuyên sâu thì sang bên ĐHKH ghi danh theo học. Hai trường đại học này nằm kề bên nhau, sinh viên từ trường này có thể đi bộ không quá 5 phút là sang trường bên kia để học.
Và các giáo sư tốt nghiệp ra trường luôn luôn có 2 bằng của 2 trường : Cử nhân khoa ( ví dụ khoa Toán ) ĐHSP và Cử nhân khoa Toán của ĐHKH.

Cho nên hồi xưa phải thật giỏi mới dám thi vào Đại Học Sư Phạm và phải có tác phong, tư cách phù hợp mới đậu vào được chứ không phải như bây giờ là " những con chuột chạy cùng đường " rồi mới vào Sư Phạm ( Chuột chạy cùng sào mới vào Sư Phạm ) !

Còn Đại Học Phú Thọ thi vào tương đối dễ hơn, lúc đó cần có tay nghề để ra đi làm , lúc đó ở nhà nào cũng có các thiết bị điện tử như là ( tối thiểu là 1 cái radio ) , tivi, máy quay băng Hitachi, JVC Nivico, Sansui, Kenwood, National , Akai v.v...
Học xong ra trường là xin việc vào các hãng tư nhân rất dễ mà lương cao hơn lương nhà nước. Tui học hết năm thứ nhất là đã có thể vừa đi học vừa nhận đồ về sửa chữa các pan hư hỏng, đã có đồng ra đồng vào, đưa cho mẹ để phụ tiền chợ và còn để dành mua được 1 xe Honda 67, cuối năm thứ nhất thì không còn đi xe đạp, vi vu bằng Honda 67 rồi và trong túi có đồng ra đồng vào rồi hihi,
( xem ci-nê thì xem ở Rex hay Eden chứ hổng thèm xem ở rạp Lê Lợi nữa. )

Kỹ sư Phú Thọ với Kỹ sư Công Chánh cũng là oách xì xằng rồi ( khác "kỹ sư đào mỏ", còn gọi là " chuột sa hũ nếp " hay " chó chui gầm chạn " hihi )

#200 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 10:37

Dương Đính Thiên là chủ đời thứ 33 của Minh giáo, khi đang luyện đến lớp thứ 7 của thần công Càn Khôn Đại Nã Di trong mật thất trên Quang Minh đỉnh thì phát hiện ra việc vợ mình là Dương phu nhân ngoại tình với Thành Khôn trong mật thất !
Vì uất khí xung lên nên đã bị tẩu hỏa nhập ma ; trước khi chết có nói với Dương phu nhân rằng :

Ta chỉ chiếm được thể xác của nàng chứ không chiếm được linh hồn của nàng, Thành Khôn mới chính là người đã chiếm được linh hồn của nàng.

Nói xong thì Dương giáo chủ tắc hơi mà mất. Muốn biết rõ thì đọc Cô Gái Đồ Long để biết chi tiết tại sao Dương phu nhân lấy một người mà lại yêu một người khác.

- " chiếm được thể xác " : là phần kỹ thuật, cách an, cơ cấu, cấu trúc.

- " chiếm được linh hồn " : là phần ý nghĩa của cơ cấu, cách an.

Vậy :

Dựa vào hiện tượng thiên văn nào để người xưa đã mô phỏng để thể hiện qua cách an vị trí cung Mệnh ?

Thanked by 2 Members:

#201 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 12:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 10/09/2018 - 10:37, said:

Dương Đính Thiên là chủ đời thứ 33 của Minh giáo, khi đang luyện đến lớp thứ 7 của thần công Càn Khôn Đại Nã Di trong mật thất trên Quang Minh đỉnh thì phát hiện ra việc vợ mình là Dương phu nhân ngoại tình với Thành Khôn trong mật thất !
Vì uất khí xung lên nên đã bị tẩu hỏa nhập ma ; trước khi chết có nói với Dương phu nhân rằng :

Ta chỉ chiếm được thể xác của nàng chứ không chiếm được linh hồn của nàng, Thành Khôn mới chính là người đã chiếm được linh hồn của nàng.

Nói xong thì Dương giáo chủ tắc hơi mà mất. Muốn biết rõ thì đọc Cô Gái Đồ Long để biết chi tiết tại sao Dương phu nhân lấy một người mà lại yêu một người khác.

- " chiếm được thể xác " : là phần kỹ thuật, cách an, cơ cấu, cấu trúc.

- " chiếm được linh hồn " : là phần ý nghĩa của cơ cấu, cách an.

Vậy :

Dựa vào hiện tượng thiên văn nào để người xưa đã mô phỏng để thể hiện qua cách an vị trí cung Mệnh ?

Càn : Nguyên Hanh Li Trinh

Càn, Nguyên: đại tai càn nguyên, vạn vật tư thỉ, nải thống thiên. Hanh: Vân hành vũ hí, phẩm vật lưu hình. Đại minh chung thỉ, lục vị thì thành, thì thừa lục long, dĩ ngự thiên. Lợi, Trinh: Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh.

Dựa vào hiện tượng thiên văn nào để người xưa đã mô phỏng để thể hiện qua cách an vị trí cung Mệnh ?
Nguyên

PS: Càn Khôn Đại Nã Di tầng thứ 11 chương cuối không truyền sang Tàu và lưu lạc bên xứ Ngàn Lẻ Một Đêm thì thầm nhỏ to bên gối mộng nên phụ nữ yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 10/09/2018 - 12:22


#202 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 12:26

TV kết hợp với Địa lý thì :

Sao Tử vi là ngôi đình thờ thành hoàng chính trong làng ; là Thành hoàng của làng.

Thiên phủ là miếu, phủ thờ

Xương , Khúc là hoành phi, câu đối của cái đình. ( nó không liên quan gì đến ân hưởng từ bề trên hay chưởng quản công văn giấy tờ.)

Vũ khúc là bộ đồ thờ trong đình, là chuông khánh.

Quang Quý là cặp đèn hai bên tả và hữu trên bàn thờ ( nó không liên quan đến đình chùa miếu mạo gì cả )

Chưởng quản công văn giấy tờ là Hóa Quyền.

Thanked by 1 Member:

#203 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 13:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 10/09/2018 - 12:26, said:

TV kết hợp với Địa lý thì :

Sao Tử vi là ngôi đình thờ thành hoàng chính trong làng ; là Thành hoàng của làng.

Thiên phủ là miếu, phủ thờ

Xương , Khúc là hoành phi, câu đối của cái đình. ( nó không liên quan gì đến ân hưởng từ bề trên hay chưởng quản công văn giấy tờ.)

Vũ khúc là bộ đồ thờ trong đình, là chuông khánh.

Quang Quý là cặp đèn hai bên tả và hữu trên bàn thờ ( nó không liên quan đến đình chùa miếu mạo gì cả )

Chưởng quản công văn giấy tờ là Hóa Quyền.
Đấy là người ta viết vậy thôi
Đình phải đặt nơi đất dương phát phúc khí che chở nhân dân bản xứ.Nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không đúng.( có khi phải xoay lại hướng sau 1 thời gian)
Còn 3 chủ tinh Thái âm,thái dương,thiên phủ thì sao? trong khi Âm ,Dương là hoá khí chung cực của lá số tử vi.
Ví dụ như trong sách viết về 4 sao lộc : Lộc tồn,hoá lộc, lưu niên văn tinh,thiên tài thì mỗi sao lại mỗi ý nghĩa khác,


Xem địa lý thì có ông Lê Quý Đôn,Ông Nguyễn Trãi là dùng theo phép ấy.

Ngoài ra dựa vào cung vị điền trạch để xem cả nơi thờ cúng nữa tức là âm phúc.
Muốn xem được thì phải rành về cả long huyệt sa thuỷ nghĩa là thạo cả hai môn.Thông thường môn tử vi chỉ là phụ.

p/s: Cũng có thể tượng sao dùng như trên khi lấy lá số cho quần thể đình chùa. Thì cũng đúng.Tuy nhiên tôi lại không theo phép ấy.

#204 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 13:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KhongSoBun, on 10/09/2018 - 13:01, said:

Đấy là người ta viết vậy thôi
Đình phải đặt nơi đất dương phát phúc khí che chở nhân dân bản xứ.Nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không đúng.( có khi phải xoay lại hướng sau 1 thời gian)
Còn 3 chủ tinh Thái âm,thái dương,thiên phủ thì sao? trong khi Âm ,Dương là hoá khí chung cực của lá số tử vi.
Ví dụ như trong sách viết về 4 sao lộc : Lộc tồn,hoá lộc, lưu niên văn tinh,thiên tài thì mỗi sao lại mỗi ý nghĩa khác,


Xem địa lý thì có ông Lê Quý Đôn,Ông Nguyễn Trãi là dùng theo phép ấy.

Ngoài ra dựa vào cung vị điền trạch để xem cả nơi thờ cúng nữa tức là âm phúc.
Muốn xem được thì phải rành về cả long huyệt sa thuỷ nghĩa là thạo cả hai môn.Thông thường môn tử vi chỉ là phụ.

p/s: Cũng có thể tượng sao dùng như trên khi lấy lá số cho quần thể đình chùa. Thì cũng đúng.Tuy nhiên tôi lại không theo phép ấy.

Cái nào đúng thì mình theo còn cái nào sai thì phải nhận thấy chỗ sai, chứ đừng vụng múa mà đổ cho đất lệch, vụng chèo khéo chống.

Môn Địa lý tôi không học nhiều nhưng cũng biết lõm bõm dăm chữ. Mặc dù xưa có cụ muốn dậy cho biết nhưng tôi quan niệm rằng "Tiên tích đức, hậu tầm long" và cứ thế mà sống.

#205 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 13:10

À những tượng trên tôi dịch ra từ Đẩu số tiệp lãm.Thì thời ấy người ta hay gọi Ty chưởng quản trên thiên đình.Do đó có thể nói nó là định lệ từ xưa.
Còn Tứ hoá chẳng qua là thay cho đắc và hãm ( trên địa chi) nếu cẩn thận mà xét thì là như vậy.Còn Hoá hay không thì liên can đến Năm.Hợp thì mới Hoá,gọi là thiên can hợp hoá.

#206 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 13:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 10/09/2018 - 13:07, said:



Cái nào đúng thì mình theo còn cái nào sai thì phải nhận thấy chỗ sai, chứ đừng vụng múa mà đổ cho đất lệch, vụng chèo khéo chống.

Môn Địa lý tôi không học nhiều nhưng cũng biết lõm bõm dăm chữ. Mặc dù xưa có cụ muốn dậy cho biết nhưng tôi quan niệm rằng "Tiên tích đức, hậu tầm long" và cứ thế mà sống.
Ở đây cũng là có cái lý của nó.Bởi tôi cũng có thực nghiệm( tuy không nhiều nhưng tôi hay chọn random để cho được tự nhiên).
Thì nhận thấy rằng có nguyên lý như vậy. Điều này cũng giống như là tuy trong một gia đình có 7 thế hệ thì mỗi thế hệ tuy cùng ở trên đất ấy nhưng ngôi tử vi là khác,do đó tôi thấy rằng không thể xét như vậy được.Những người có cùng duyên nghiệp mới ở cùng nhau trong một gia đình.
Nói như vậy là để chỉ ra rằng phân bổ phúc khí đến từng dòng họ ( mối liên hệ Đình- nhà thờ tổ).Và từ nhà thờ tổ đến từng người là khác nhau.
Tôi ví dụ : Đình làng Đồng Kỵ,Đình làng Ninh Hiệp Vốn dĩ là trước đây thư hương nhưng về sau khi làm lại thì thành ra buôn bán.

Còn một điểm tồn nghi nữa như sau: Nếu tôi chọn Tử vi là cái đình và thái âm là cái chùa.Vậy thì lại có một số nơi mà phát về đất làm thầy thì họ hay đặt đình và chùa sát cạnh nhau.Trên một cuộc đất.Nhưng trên lá số tử vi thì làm gì có Tử vi thái âm đồng cung vị( tức trên một phương hướng)

#207 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2950 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 14:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KhongSoBun, on 10/09/2018 - 13:31, said:

Ở đây cũng là có cái lý của nó.Bởi tôi cũng có thực nghiệm( tuy không nhiều nhưng tôi hay chọn random để cho được tự nhiên).
Thì nhận thấy rằng có nguyên lý như vậy. Điều này cũng giống như là tuy trong một gia đình có 7 thế hệ thì mỗi thế hệ tuy cùng ở trên đất ấy nhưng ngôi tử vi là khác,do đó tôi thấy rằng không thể xét như vậy được.Những người có cùng duyên nghiệp mới ở cùng nhau trong một gia đình.
Nói như vậy là để chỉ ra rằng phân bổ phúc khí đến từng dòng họ ( mối liên hệ Đình- nhà thờ tổ).Và từ nhà thờ tổ đến từng người là khác nhau.
Tôi ví dụ : Đình làng Đồng Kỵ,Đình làng Ninh Hiệp Vốn dĩ là trước đây thư hương nhưng về sau khi làm lại thì thành ra buôn bán.

Còn một điểm tồn nghi nữa như sau: Nếu tôi chọn Tử vi là cái đình và thái âm là cái chùa.Vậy thì lại có một số nơi mà phát về đất làm thầy thì họ hay đặt đình và chùa sát cạnh nhau.Trên một cuộc đất.Nhưng trên lá số tử vi thì làm gì có Tử vi thái âm đồng cung vị( tức trên một phương hướng)

Tất cả đều ở chữ , hợp lý thì theo, không hợp lý thì bỏ. ( muốn vậy thì phải tìm hiểu sâu ý nghĩa, ẩn ý của người xưa ) đó mới là công việc của người nghiên cứu, hay chí ít là của người biết đọc sách.

Thanked by 1 Member:

#208 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 14:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 10/09/2018 - 14:04, said:



Tất cả đều ở chữ , hợp lý thì theo, không hợp lý thì bỏ. ( muốn vậy thì phải tìm hiểu sâu ý nghĩa, ẩn ý của người xưa ) đó mới là công việc của người nghiên cứu, hay chí ít là của người biết đọc sách.
Tôi cũng chẳng đam mê cho lắm bỏ từ gần 10 năm trước.Tôi tò mò sao ông lại không xem cho nữ giới,trong khi đó con gái ông lại nghiên cứu( tôi đọc báo chẳng thấy có gì hay,đi đọc bài cũ thì thấy cũng khá thú vị) có thể cho biết lý do là vì sao vậy.
p/s: Sách một phần hồi cải cách đốt,phần còn lại thì tôi nấu cám lợn đọc xong cũng chăng luôn vào.Giữ lại có mấy quển sách thuốc.Nhưng chữ nho mối mọt gặm cũng khó đọc.

#209 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 19:31

Nào nếu không ai bác gì thì tôi đếm từ 1 đến 3 .Từ sau cứ thế mà dùng không phải lập thuyết lại nữa.
Bên kia ông VDTĐ cho là đúng lý âm dương bố cục Lá số tử vi.Có ông nào dòm lén không.
Tôi đếm này: 1.( một). 2 ( hai) ...2 ,5 ( hai phẩy năm).....

#210 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 10/09/2018 - 21:58

Nói chữ Lý thì nên xét Đình và Chùa khác nhau chổ nào trong sinh hoạt của xã hội từ đó suy ra chúng không cùng chổ nhau . Tiếng Nôm (Việt) thường nói Chùa (Trù 㕑) Chiền (Triền 廛) là nghĩa gì?

Ý nghĩa tên gọi Tự - Chùa Chiền - Già Lam - Sát
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định. (Phải chăng cũng vì thế mà trong ngôn ngữ của chúng ta xuất hiện những từ rất “Việt” là… chùa, để chỉ tài sản hay sức lực không của riêng ai cả, muốn tiêu pha thế nào không ai cấm, không ai tiếc, như: của chùa, công chùa, tiền chùa?...).

Bên cạnh cái tên Chùa thuần Việt chất phác ấy thì còn nhiều mỹ từ gốc Hán khác như Tự, Già lam cũng thông dụng không kém để chỉ ngôi chùa trong tiếng Việt.

Dưới đây chúng ta lần lượt tìm hiểu vì sao những từ được dùng để chỉ kiến trúc nhà có chức năng thờ Phật.

Trước hết là Tự (寺): Ngày nay chữ này được dùng đứng sau làm thành tố chính (trung tâm ngữ) để kết hợp với một từ định danh nào đó (định ngữ) tạo thành một cụm danh từ nêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể, như Trấn Quốc Tự, Kim Liên tự, Bửu Lâm tự, Vĩnh Nghiêm Tự…

Và như vậy, ai cũng hiểu, Tự nghĩa là chùa. Nhưng trong ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại thì nghĩa của Tự không phải là chùa. Vì Phật giáo mới tiến nhập Trung Quốc từ đầu Công Nguyên, trong khi chữ Hán thì đã có sớm hơn rất nhiều.

Tự vốn là từ để chỉ cơ quan làm việc cụ thể của bộ máy chính quyền phong kiến. Sách Hán thư chú: Phàm phủ đình sở tại giai vị chi tự (nói chung nơi làm việc của phủ đình đều gọi là Tự). Khang Hy tự điển chú khá rõ điều này: Hán dĩ Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ vi cửu khanh. Hậu nguy dĩ lai danh tuy nhưng cửu nhi sở lị chi cục vị chi Tự. Nhân danh Cửu tự (đời Hán lấy Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ làm Cửu khanh. Nguy trở về sau tuy vẫn để như cũ nhưng các sở cục thì gọi là Tự. Vì vậy mà thành tên Cửu tự [thay cho Cửu Khanh]).

Vậy tại sao từ Tự chỉ một sở cục cụ thể được chuyển hẳn sang nghĩa là chùa? Đây là nguyên nhân lịch sử, đánh dấu mốc đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.

Hán Minh Đế Lưu Trang (25-75CN) là vị vua đầu tiên thừa nhận địa vị của Phật giáo ở Trung Quốc. Tương truyền nhà vua nằm mộng thấy “người vàng” bay qua sân điện, bèn sai sứ giả 12 người do Lang Trung Thái Âm dẫn đầu sang Tây Trúc cầu tìm đạo Phật. Đó là sự kiện năm Vĩnh Bình 7 (năm 64 CN).

Ba năm sau (năm 67CN), sứ giả về với hai tăng nhân người Ấn Độ cùng rất nhiều kinh sách và tượng Phật được thồ trên lưng ngựa trắng.

Lúc các tăng nhân cùng kinh, tượng, về đến kinh đô, triều đình chưa chuẩn bị kịp chỗ ở riêng nên cho ở tạm trong Hồng Lô tự (một cơ quan trong Cửu khanh hay Cửu Tự).

Sau đó nhà vua mới cho xây dựng cái mà chúng ta gọi là chùa để thờ Phật và các tăng nhân tu tập. Kiến trúc xây dựng theo kiểu mẫu dinh thự của quý tộc đương thời.

Sau đó chùa được xây dựng ngày càng nhiều cũng theo kiểu mẫu nhà ở của địa phương. Chính vì vậy mà chùa ở Trung Quốc, và cả ở Việt Nam khi tiếp nhận Phật giáo theo hướng Trung Quốc, có kiểu chùa rất riêng, không theo quy chuẩn mái cong tháp nhọn như nơi Phật giáo phát nguyên.

Nhân vì kinh và tượng Phật được thồ về trên lưng ngựa trắng nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Tự là chỗ đầu tiên tăng nhân tạm trú khi đến Trung Quốc nên được chuyển sang làm thành tố chính để gọi tên cho ngôi chùa: Bạch Mã Tự, ngôi chùa phật giáo đầu tiên của Trung Quốc.

Già lam 伽藍: cũng là tên gọi của ngôi chùa. Đây không phải là tên có nguồn gốc biến đổi như Tự trên kia.

Già lam là tên gọi tắt của Tăng già lam ma (Sangharama). Tăng già là một nhóm tăng nhân đi Hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Tăng già lam ma 僧伽藍: là nơi ở của các tăng nhân để tu hành, sau chỉ chung kiến trúc ngôi chùa.

Như vậy, già lam ở đây nghĩa như Tự. Nhưng theo tài liệu bằng chữ Hán của Tuần phủ Hà Nam-hiệp biện đại học sĩ Mai Viên Đoàn Triển (1854- 1919) trong An Nam phong tục sách thì Già lam chỉ là chùa nhỏ. Nguyên văn như sau: Tự dĩ Phụng phật, xã dân giai hữu chi (…). Hữu chung lâu, hữu cổ lâu, quy chế đa hữu hậu viện vi Tăng ni trụ trì sở. Sóc vọng hiến cung niệm Phật tụng kinh. Diệc hữu Tiểu tự, vô Tăng ni, hữu Thủ tự nhất nhân, hương hoa đăng cung lễ, vị chi già lam. (Chùa để thờ Phật, xã dân nào cũng có). Có lầu chuông, có lầu trống, quy chế (thờ tự, cúng tế) nhiều hơn đình, miếu; có tăng ni và tháp mộ, có hậu viện làm nơi ở cho trụ trì và Tăng ni. Ngày rằm mùng một cúng cúng hoa quả và niệm Phật tụng kinh.

Cũng có chùa nhỏ (tiểu tự), không có tăng ni có một người giữ chùa (Thủ tự, ông Tự) để dâng hương, thắp đèn lễ cúng, gọi là Già lam). Theo ý kiến của ông Đoàn Triển ở sách trên thì Già lam chỉ là ngôi chùa nhỏ, không có quy mô tổ chức và kiến trúc như chùa. Nhưng theo các tài liệu Phật giáo cũng có những ngôi chùa cụ thể được gọi là Già lam, như ngôi Già lam- Cổ tự ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) thì quy mô tổ chức cũng như quần thể kiến trúc không nhỏ chút nào, nếu không muốn nói là có phần diễm lệ.

Thế nào gọi là Chùa? Vì sao nó chỉ kiến trúc ngôi nhà thờ Phật?

Điều chắc hẳn ai cũng thừa nhận chùa là tên gọi thuần của người Việt. Để tìm hiểu nghĩa của chữ Chùa chúng ta cần tìm hiểu chức năng của ngôi chùa. Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh, là nơi mỗi tháng hai lần các Phật tử dâng hương hoa trà quả để lễ Phật.

Lễ vật cúng Chùa thường là những hằng sản địa phương, được đem lên tế lễ rồi chẩn phát, cứu tế luôn cho những người nghèo khó. Như vậy ý nghĩa nhân văn của ngôi chùa truyền thống rất lớn: là nơi để người giàu san sẻ, người khó tựa nương.

Đây cũng là một trong những tôn chỉ quan trọng mà nhà chùa hiện nay đang thực hiện.

Truy về nguồn gốc chữ Chùa không đâu hơn là dựa vào mã chữ Nôm. Trong chữ Nôm, Chùa được ghi bằng Trù. Ngữ âm lịch sử đã chứng minh: /ch/ là âm trước của /tr/ khi người Việt đọc chữ Hán.

Chùa là âm tiền Hán Việt của Trù, nó nằm trong hệ thống ch > tr, như chén > trản, chém > trảm, chọn > trạch, chèo > trạo, chầy > trì, chay > trai, chứa > trữ... Trù có nghĩa là bếp, tiếng Hán hiện đại, trù phòng có nghĩa là nhà bếp, nơi ấm áp, yên bình trong mỗi gia đình.

Suy rộng ra xã hội, nơi ấm áp, yên bình nhất chính là ngôi chùa. Chùa là nơi người ta được san sẻ, được thỏa nguyện về cả vật chất lẫn tinh thần. Ý nghĩa từ ngữ thật cao đẹp biết bao!

Trong tiếng việt ta còn có chữ chùa chiền để chỉ chung về những thắng cảnh Phật giáo. Vậy Chiền là gì? Nó là từ có yếu tố độc lập hay là yếu tố láy của từ chùa? Thực ra nó xuất phát từ âm Triền: chỗ ở của người dân nói chung. Cũng như chùa, Chiền là âm tiếng Hán Việt của Triền Hán Việt.

Như vậy đây là một từ ghép đẳng lập của người Việt để chỉ thắng cảnh Phật giáo nói chung. Trong đó, Chùa là yếu tố trung tâm tương đương với nó chính là Tự. Còn tiếng Hán tương đương với chùa chiền không phải là Tự mà là Sát. Sát là âm được phiên âm từ tiếng Phạn “Ksetra” mà ra, là chùa nói chung, từ Hán Việt có các từ như: Cổ sát: chùa cổ, Bảo sát danh sơn: thắng cảnh núi non có chùa… (Nếu bạn đã từng đến Đà Lạt tham quan, thì ít nhiều bạn cũng từng nghe qua Chùa Tàu hay còn gọi là chùa Trầm Hương thì ta thấy trên cổng Tam quan có để chữ hán là “天王古刹” dịch là “Thiên Vương Cổ Sát”)

Qua đây có thể thấy cha ông chúng ta đã biết tiếng Việt hóa cao độ các thuật ngữ Phật giáo để làm giàu cho tiếng Việt. Tuy là vay mượn nhưng dấu vết hầu như mất hẳn vì nó thấm nhuần tư duy nhân văn của người Việt.

Bên cạnh một số tên gọi đã ăn sâu vào ngôn ngữ Việt khi chỉ về ngôi chùa như trên, thì cũng còn nhiều từ khác dùng phổ biến ở Trung Quốc mà khi nhắc tới ta đều biết nó chỉ ngôi chùa, như: Phật sát, Phật điện, Phật đường, Phật khám, Phật sát, Phật tự, Tăng phòng, Tăng viện, Tăng xá, Thiền già, Thiền trai, Thiền xá, Tự môn, Tự quán, Tự viện…Đó là do quá trình tiếp xúc lâu dài,thường xuyên với tiếng Hán. Tất cả các từ trên đều có thể dịch là Chùa. Trong các từ trên, yếu tố đầu: Phật, Tăng, Thiền là thuật ngữ Phật giáo; Tự là chùa đã nói ở trên. Yếu tố sau là những kiến trúc nhà khác nhau trong tiếng Hán. Nó góp phần định danh tường minh hơn cho ngôi chùa cụ thể.

Tổng quan lại có thể thấy nghĩa của các từ chùa chỉ về ngôi chùa luôn gắn bó mật thiết với ngôi nhà của chúng ta. Chính vì vậy mà tư tên gọi đã toát lên vẻ ấm áp, thân thương và gần gũi, mang đậm tư duy Phật giáo Á Đông.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 10/09/2018 - 22:18


Thanked by 6 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |